Nhìn ra thế giới

Hướng vào một thế giới hậu Phương Tây

“Thời điểm đơn cực” theo sau Chiến tranh Lạnh đã được cho là sẽ khởi đầu một kỷ nguyên. Không chỉ không thể nghi ngờ gì về ưu thế của sức mạnh Mỹ, mà những sự thực của ưu thế đó dường như vượt quá tầm với của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào.

Những khả năng ưu việt Mỹ (về quân sự, nhưng cũng cả về kinh tế và thể chế) mà không một quốc gia nào khác có thể sánh được hoặc tương đương, những lợi ích toàn cầu của Mỹ mà không cường quốc nào khác có thể chia sẻ đầy đủ, và sự nổi bật chung của nước này đã xác nhận rằng Mỹ là nước duy nhất có tất cả các tài sản cần thiết để hành động một cách quyết đoán ở bất cứ nơi nào nước này chọn can dự. Tuy nhiên, điều bỏ sót là một mục đích – một ý chí quốc gia thực thi một chiến lược ưu thế sẽ thoả mãn những lợi ích và giá trị của Mỹ mà không xúc phạm những lợi ích và giá trị của các đồng minh và bạn bè của mình. Mục đích đó đã được đưa ra sau những sự kiện kinh hoàng ngày 11/09/2001. Tuy nhiên, hiện nay thời điểm đó đã qua đi, rất lâu trước khi bất kỳ kỷ nguyên nào có thời gian để bắt đầu.

Một sự đổi hướng các sự kiện là không có gì đáng ngạc nhiên. Các hệ thống đơn cực là hiếm hoi trong lịch sử và có giới hạn về địa lý, trong hầu hết thời điểm giữa hai sự kiện địa chiến lược trong đó các quốc gia yếu hơn kết hợp lại để làm cho người khổng lồ Gulliver mắc vào một ngàn sợi dây. Mặc dù vậy, điều đáng ngạc nhiên không chỉ là thời điểm gần đây nhất này kết thúc nhanh như thế nào, mà còn là một sự đồng thuận đã xuất hiện nhanh như thế nào về một sự chuyển đổi quyền lực không thể tránh khỏi và không thể đảo ngược khỏi Mỹ và phương Tây. Rời khỏi mốt thời thượng đồng thuận này, thách thức là suy nghĩ về những bất ngờ và không liên tục ở phía trước. Trong thế kỷ 20, thế giới hậu phương Tây, nếu nó được xác nhận, không cần phải liên quan đến sự suy giảm của các cường quốc phương Tây, bao gồm cả Mỹ, mà liên quan đến uy thế của tất cả những nước khác.

Thiếu các quy định, dù ngấm ngầm hay rõ ràng, một thế giới của một số hay nhiều cường quốc có thể lộn xộn, ít nhất là trong một thời gian, và thậm chí đầy nguy hiểm. Cố gắng tái khẳng định ưu thế của Mỹ và sự thống trị của phương Tây có thể không đáng khát khao, ngay cả nếu nó khả thi, nhưng khả năng bất kỳ cường quốc nào khác đạt được ưu thế so với Mỹ và phương Tây cũng sẽ không khả thi, ngay cả khi nó được coi là đáng khát khao. Một sự trở về trạng thái đơn cực do đó không thể xảy ra, nhưng một sự quay trở lại trạng thái lưỡng cực như vậy, bất chấp những dự báo lặp đi lặp lại về Trung Quốc như đối thủ chính của Mỹ. Cuối cùng, thiếu một sự gián đoạn lớn, chẳng hạn như sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột khu vực, một “sự phối hợp” có thể so sánh được một cách mơ hồ với những gì nổi lên ở châu Âu sau năm 1815 cũng không thể xảy ra, do các mục tiêu lẫn các thành viên của bất kỳ sự phối hợp nào như vậy đều sẽ không có thể nhận biết một cách dễ dàng, ngày cả nếu giới hạn ở các nhà nước dân chủ.

Không có một nhà nước có thể và sẵn sàng khẳng định ưu thế vượt trội của mình, hoặc chia sẻ nó với một đồng đối tác hoặc thậm chí một đối thủ đơn cực đã nhường đường cho không cực trên thực tế. Trong một kỷ nguyên toàn cầu hoá, có một ý thức về sự phụ thuộc lẫn nhau khiến cho các lợi ích hội tụ, và chuyển thành một dạng “liên cực” dựa trên một “chúng ta” tập thể để đạt được những lợi ích này. Bất kể cấu trúc thế giới mới được gọi là gì, trật tự có vẻ khó nắm bắt. Việc chọn các đồng mình, kết bạn bè, kiềm chế các đối thủ kẻ thù, và ngăn chặn các cuộc xung đột hứa hẹn sẽ là một quá trình không rõ ràng, mơ hồ và tinh vi.

Một trục ổn định châu Âu-Đại Tây Dương

Sự suy giảm được báo cáo của sức mạnh Mỹ đã được phóng đại khoảng 30 năm trước đây, khi kết quả của Chiến tranh Lạnh vẫn đang được bàn đến sau cuộc xâm lược Ápganixtan của Liên Xô và giữa cuộc khủng hoảng con tin ở Iran. Vào năm 1991, Liên Xô sụp đổ “trong chớp mắt” và chứng minh rằng rốt cục nước này thậm chí không phải là một đối thủ. Những ngày khi một đất nước như Phổ hoặc thậm chí nước Nga Xôviết có thể trỗi dậy thành một nước vĩ đại hoặc một siêu cường trước khi nền kinh tế của nó cất cánh, hoặc những ngày khi một nước Anh hay Nhật Bản nhỏ bé và nghèo tài nguyên có thể xây dựng một đế chế và được gọi là đế quốc, đã qua đi. Mỹ, không giống bất cứ nước lớn nào khác trong quá khứ, đã chứng minh tính kiên cường và khả năng trụ vững vượt trội, khôi phục khả năng của mình dường như theo ý muốn.

Bước vào những năm 2010, Mỹ vẫn có được sự ưu việt như nhau so với các đồng minh cũng như các đối thủ – không nước nào khác có thể sánh được với sự trọn vẹn của quyền lực Mỹ, dù được xác định như thế nào đi nữa – cứng, mềm hoặc thông minh – và dù được đánh giá như thế nào đi nữa, tổng thể hoặc trên đầu người. Có những nhược điểm và điểm dễ bị tổn thương, trong đó có một công luận không kiên định, điều củng cố nhu cầu phải có các đồng minh và đối tác không chỉ là tự nguyện mà còn là có khả năng do những sức ép tài chính chưa từng có. Trong những điều kiện như vậy, một chiến lược về sự ưu thế của Mỹ không còn có thể đạt được nữa. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua những thực tế về sức mạnh, và một chiến lược tiết chế của Mỹ sẽ không phải là đáng mong muốn hoặc thậm chí bền vững. Đây không phải là thời điểm để Mỹ lùi bước khỏi thế giới, và vai trò của Mỹ hứa hẹn vẫn là then chốt nếu một mức độ trật tự sẽ thắng thế so với tình trạng hỗn loạn hơn.

Trong sáu thập kỷ qua, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành một “nhà nước khu vực” thay thế các thành viên của nó về một loạt rộng lớn hơn bao giờ hết những vấn đề đáng kể. Ngay cả hiện nay ở giữa cuộc khủng hoảng về thể chế nghiêm trọng nhất của nó kể từ Hiệp ước Rôma năm 1957, EU vẫn đưa ra một mô hình đáng tin cậy về quản trị hậu hiện đại ủng hộ những công cụ an ninh mềm như chính sách thương mại, viện trợ kinh tế và nhân đạo, và ngoại giao công chúng so với những công cụ cứng truyền thống là sức mạnh quân sự. Nhưng để 27 nước thành viên EU đóng một vai trò quan trọng trên thế giới tương xứng với sức mạnh có tính quy chuẩn của Liên minh họ, họ phải đạt được một hành động cuối cùng về thể chế bị làm hại bởi các cuộc khủng hoảng đang lan rộng về khả năng thanh toán tài chính, sự thịnh vượng kinh tế, tình đoàn kết liên quốc gia, và ban lãnh đạo chính trị. Giữa một mớ phức tạp các vấn đề đan xen với nhau, EU có nguy cơ thoái hoá đi vào một trạng thái tê liệt, một tình trạng không kém phần nghiêm trọng hơn sự tuyệt giao. Tình trạng tê liệt – được cảm thấy phần lớn từ dưới lên và thể hiện từ trên xuống – thách thức ý tưởng rằng EU là “không thể tránh khỏi” và thậm chí cho thấy rằng động lực của EU có lẽ “có thể đảo ngược”. Cả hai ý tưởng đều không giống nhau. Khả năng có thể đảo ngược làm suy yếu cá nhân các thành viên – nếu đã ở trong, tại sao không làm ít đi? Đặt câu hỏi về tính không thể tránh khỏi của EU nêu lên những trở ngại đối với các sáng kiến về thể chế hơn nữa – đã quá đủ, tại sao lại phải làm nhiều hơn? Như vậy, trong khi 60 năm qua biến châu Âu trở lại thành một thế lực trên thế giới, vài năm tiếp theo có thể quyết định liệu châu Âu có ý chí và tiềm năng để một lần nữa trở thành một thế lực thế giới hay không.

Trong khi đó, một thế giới hậu Mỹ, hậu phương Tây được đặt trưng bởi sự thiếu vắng ý chí chính trị và khả năng phục hồi xã hội hơn là bởi một sự suy giảm các nguồn lực và tính thích đáng đang phai mờ dần. Đặc biệt là phía châu Âu của Đại Tây Dương, sự đồng thuận quốc gia là mong manh ở khắp mọi nơi. Có các chính phủ liên minh ở những đất nước thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động chính trị đa đảng, như Đức và Anh, và có một chủ nghĩa dân tuý mới được nuôi dưỡng bởi những hình ảnh tự hoạ không hấp thụ tốt các dự án đế quốc. Tăng trưởng kinh tế khiêm tốn và được chia sẻ không đồng đều làm thất vọng một nền văn hoá quyền lợi lâu đời. Các ngân sách quốc phòng đang giảm đi, và có tâm trạng thất vọng đang tăng lên đối với một thế giới lạm dụng. Nói tóm lại, sự giận dữ được nhắm vào đối thủ lớn hơn bởi nó là quá lớn hay quá mạnh, và thiếu kiên nhẫn đối với nước láng giềng nhỏ hơn bởi vì nó quá nhỏ hay quá nghèo. Phải chăng học tập cách làm thế nào để sống một cách đạm bạc, trở nên có tuổi một cách hoà nhã, và nghỉ hưu một cách hoà bình là số phận của phương Tây trong một thế giới hậu phương Tây mới?

Tại đầu phía Đông của châu Âu toạ lạc nước Nga, nơi có đủ sức mạnh quân sự còn lại từ những ngày Liên Xô để chứng minh những yêu sách về sự hồi sinh và biện minh cho một số lo ngại an ninh đối với các nước láng giềng được giải phóng khỏi sự thống trị của Liên Xô chỉ mới gần đây, hoặc đối với các quốc gia mới độc lập thường thể hiện như cái gọi là các nước cộng hoà trong đế chế Liên Xô đã chết. Nga không phải là “một nước châu Âu giống như bất kỳ nước nào khác” nhưng nó vẫn là một cường quốc ở châu Âu. Nga là quá lớn, quá gần, quá hạt nhân, quá được ưu đãi, và thậm chí quá phẫn nộ và quyết đoán đến mức không thể phớt lờ, chứ chưa nói đến bị kích động. Vào tháng 8/2008, cuộc chiến ngắn ngủi nhưng tàn bạo ở Grudia đã làm hồi sinh những ảo tưởng về quá khứ của Nga – một bóng ma trở nên tồi tệ hơn bởi khả năng của Mátxcơva bóp nghẹt các nước láng giềng thiếu năng lượng bằng cách làm gián đoạn các nguồn cung cấp, tăng giá, hoặc cả hai. Tuy nhiên, liệu Nga có thể duy trì sự đánh cược của mình đối với tính ưu việt trong khu vực và ảnh hưởng toàn cầu hay không là điều đáng nghi ngờ. Một nhà nước Nga không hiệu quả và tham nhũng đang cạn kiệt con người, các nguồn tài nguyên năng lượng, không gian an ninh, và các khả năng quân sự có thể sử dụng có lẽ cũng đang cạn thời gian. Tóm lại, thay vì cường quốc quyết đoán và độc đoán mà nước này đôi khi được miêu tả, so với châu Âu và phần còn lại của phương Tây, Nga là một nhà nước hay đòi hỏi, và điều nước này đòi hỏi nhất là một đối tác sẵn sàng và có khả năng để có quyền lực mà nó thiếu và không thể lấy lại mà không có sự trợ giúp của phương Tây.

Một nhóm tam hùng địa chính trị ở châu Á

Về tổng thể, Trung Quốc là một siêu cường kinh tế – nước này là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới theo GDP, sau khi đã vượt qua Nhật Bản vào mùa Hè năm 2010 (và dự kiến sẽ vượt Mỹ vào năm 2030 hoặc sớm hơn). Nhưng nếu đánh giá về mặt thu nhập theo đầu người, Trung Quốc xếp hạng 133 trong 229 quốc gia vào năm 2008. Trong khi mức sống trung bình ở Thượng Hải xấp xỉ Bồ Đào Nha, một trong 15 nước EU nghèo nhất, ở những tỉnh nông thôn mức sống là gần với Ruanđa. Có thể đoán trước, ngay cả trong điều kiện tăng trưởng kinh tế bền vững, Trung Quốc phải đối mặt với những tình trạng chia rẽ về xã hội khó khăn theo nhân khẩu học (trẻ – nghèo), khu vực (thành thị – nông thôn), nghề nghiệp (lao động trí óc – công nhân), và các tuyến giới tính, bên cạnh những vấn đề chính trị về hệ tư tưởng và sự quản lý.

Trong khi đó, khi tổng thể của Trung Quốc tiếp tục tăng lên, phạm vi địa lý của các lợi ích sống còn của nước này cũng tăng lên, những lợi ích được giúp đỡ bởi ngoại giao tiền mặt mà không một quốc gia nào theo đuổi một cách công khai và có hiệu quả như vậy kể từ thời nước Mỹ giàu đôla sau năm 1945. Ngoại giao tiền mặt của Trung Quốc hiện mở rộng sang châu Âu, nơi chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ dự trữ trái phiếu của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha mà chính các đối tác EU của họ không còn muốn. Sự can dự của nước này cũng phát triển sâu sắc hơn bao giờ hết ở Mỹ Latinh, nơi thương mại của nó đã tăng gấp mười lần từ năm 2000 đến năm 2007 và vượt quá 142 tỷ USD vào năm 2008 – khoảng một phần năm của Mỹ nhưng phát triển với một tốc độ nhanh hơn, đặc biệt là ở Braxin và hầu hết các nước lớn hơn khác trong khu vực này.

Tuy nhiên, ở phần lớn khu vực Thái Bình Dương rộng lớn hơn, sự trỗi dậy của Trung Quốc là nguyên nhân của mối quan ngại đang tăng lên. Từ những kẻ thù cũ của Mỹ như Việt Nam tới các đồng minh truyền thống như Ôxtrâylia, hiện nay hầu hết các nước châu Á dường như lo sợ một sự rút lui của Mỹ sẽ khiến họ phải phó mặc cho sức mạnh gây đe doạ, tiền bạc hấp dẫn, và người dân hay lấn chiếm của Trung Quốc. Sự lan rộng ảnh hưởng của Trung Quốc được hoan nghênh cũng như gây lo ngại ở các vùng xa xôi nơi Trung Quốc tìm thấy những mặt hàng mà nước này cần, như ở Nigiêria, Xuđăng, Vênêxuêla, và nới nước này mong muốn có được sự nổi trội chung như ở Braxin hay Nam Phi. Tuy nhiên, gần hơn, hơn 10.000 dặm đường biên giới trên đất liền với 14 quốc gia khác nhau, trong đó có Ấn Độ, tạo ra những sức ép và nhu cầu an ninh đáng kể lên Chính phủ Trung Quốc. Tình hình này có những hậu quả đối với các mối quan hệ nước lớn song phương của Trung Quốc – với Nga ở Trung Á; với Mỹ và châu Âu ở Iran, Ápganixtan, cũng như Bắc Triều Tiên; với Ấn Độ xung quanh Pakixtan và Xrilanca, và với Nhật Bản xung quanh một quá khứ tàn bạo tiếp tục kéo dài.

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á và là trung tâm của tăng trưởng kinh tế thế giới sau Trung Quốc. Liệu và làm thế nào khoảng cách giữa nền kinh tế Ấn Độ và Trung Quốc có thể xích lại sẽ thử thách các giá trị của một nền dân chủ trong tương quan với các giá trị của một nhà nước độc đảng. Trong khi tính kiên cường của Ấn Độ đã được khẳng định với sự phục hồi ấn tượng của nước này khỏi cuộc đại suy thoái năm 2008-2010, vị trí địa chính trị của nó ở châu Á đầy nguy hiểm và đòi hỏi cao. Từ năm 1947, nước này đã tiến hành các cuộc xung đột vũ trang ở Pakixtan, Bănglađét, Xri Lanca, và Manđivơ gần đó. Khi Trung Quốc trở thành một cường quốc hạt nhân ngay sau khi nước này làm nhục Ấn Độ trong cuộc chiến năm 1962 giữa hai nước, Ấn Độ cũng dần dần đã chọn đi theo hạt nhân – một quyết định mà nước này có thể đã hối tiếc khi một Pakixtan bất ổn cũng trở thành hạt nhân vào năm 1998. Những bất ổn ở ba nước láng giềng khác (Mianma, Nêpan, và Xri Lanca) có thể xâm nhập vào Ấn Độ, mà sự đa dạng về sắc tộc và ngôn ngữ của chính mình (bao gồm 14 ngôn ngữ chính thức và vô số phương ngữ) ban đầu được đặt ra để quản lý tình trạng không đồng nhất cơ bản của đất nước, nhưng hiện nay nuôi dưỡng những đòi hỏi mang tính cảm xúc về một chế độ liên bang ở những khu vực được cho là đã bị tăng trưởng kinh tế không đồng đều đấy ra ngoài lề. Những mong đợi đang tăng lên của một dân chúng đông đảo mà chủ yếu là thanh niên – 70% dưới 35 tuổi, và một nửa dưới 20 tuổi – và có 300 triệu công dân sống với một đôla một ngày, cũng như các vấn đề phức tạp về khí chất và ban lãnh đạo quốc gia, dẫn đến những điểm dễ tổn thương làm suy yếu những dự đoán về “tiềm năng vô hạn” và tương lai “không thể đảo ngược” của Ấn Độ với tư cách “một trung tâm ảnh hưởng” toàn cầu trong phần đầu của thế kỷ 21.

Tóm lại, hai cường quốc địa chiến lược đang nổi lên chủ yếu của châu Á cho thế giới hâu phương Tây hầu như vẫn chưa nổi lên – như Tổng thống Obama khẳng định khi diễn thuyết trước Quốc hội Ấn Độ tháng 11/2010. Về toàn thể, những nước này vẫn là các cường quốc khu vực, được thống nhất một cách rõ ràng trong những phản đối chung của họ đối với ưu thế tiếp tục của Mỹ hoặc phương Tây, đôi khi đáp ứng nhiệt tình tính thuận tiện chiến thuật của những liên kết chỉ tồn tại trong thời gian ngắn về một vấn đề toàn cầu, và một cách định kỳ có xu hướng khẳng định sự thống trị đối với các nước láng giềng yếu hơn với bài thuyết trình gay gắt nhưng vô nghĩa hoặc thậm chí những màn trình diễn ngắn ngủi và không thành công của ngoại giao pháo hạm kiểu cũ.

Quả thực, Nhật Bản – thành viên thứ ba trong Nhóm tam hùng địa chính trị của châu Á và cho đến giữa năm 2010 vẫn là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới – là một lời nhắc nhở rằng những thay đổi trong quyền lực thế giới là chậm chạp và không thể đoán trước. Chỉ 20 năm trước đây, Nhật Bản được báo trước là nước mới đến rõ ràng nhất trong một cấu trúc quyền lực hậu Mỹ và hậu Liên Xô đang nổi lên. Thay vào đó, bằng chứng được tích luỹ kể từ Chiến tranh Lạnh dường như đã biến Nhật Bản thành một nước mà người ta chỉ nghĩ đến sau về kinh tế và như một lời chú thích ở cuối trang về địa chính trị so với các nước láng giềng lớn hơn của nước này ở châu Á. Trong khoảng thời gian 20 năm này, nền kinh tế của Nhật Bản đã tăng trưởng với tỷ lệ rất nhỏ là 1,1% một năm, tổng giá trị của thị trường chứng khoán nước này sụp đổ khoảng 75% về giá trị thực, và tổng nợ chính phủ thực và ròng tăng vọt từ lần lượt là 13% và 68% GDP vào năm 1991 lên lần lượt là 115% và 227% vào năm 2010. Do cuộc suy thoái năm 2008, nền kinh tế Nhật Bản đã giảm 5,2% vào năm 2009 – một tình trạng dẫn tới việc chấm dứt 50 năm cầm quyền liên tục của Đảng Tự do Dân chủ (LDP) và mở ra một tiến trình chính trị chưa được thăm dò cho Nhật Bản.

Tuy nhiên, một vai trò tích cực hơn cho một nước Nhật Bản hồi sinh về quân sự là đáng mong muốn một cách rõ ràng, không chỉ để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc, nước mà Chính phủ Nhật Bản hiện ngày càng coi là mối đe doạ an ninh trung tâm của mình, mà còn giúp kiểm soát một Bắc Triều Tiên thất thường và thậm chí phi lý nhưng có hạt nhân. Liệu Nhật Bản có thể bước lên trên các vấn đề khu vực hay không sẽ quyết định vị trí của nước này không chỉ ở châu Á liên quan đến các nước láng giềng lớn hơn của nó, mà còn với tư cách một thành viên đáng tin cậy của một trục ổn định của phương Tây.

Những thế lực mới

Những thế lực mới nổi lên bởi sự liên quan, những nguyện vọng, những khả năng, tiềm năng, và những điểm dễ tổn thương của họ. Trong những năm 1970, một số nhà nước như vậy đã tỏ rõ ảnh hưởng của mình bằng một mánh khoé chưa từng có về các nguồn cung cấp và giá năng lượng. Chính quyền Nixon đã hy vọng sẽ sử dụng một số trong các nhà nước này -trong đó có Arập Xêút, Iran và Nigiêria – như những tổng trấn khu vực cho một trật tự thế giới sẽ ít phụ thuộc vào sức mạnh Mỹ đang suy giảm, hậu Việt Nam và hậu Watergate. Hiện nay, cuộc đại suy thoái năm 2008-2010 đã phơi bày sự yếu ớt của các nền kinh tế đang phát triển đã từng bị coi là phụ thuộc vào các đối tác mạnh hơn của họ.

Braxin đang nổi lên với tư cách là một lãnh đạo của nhóm những thế lực mới có nền tảng rộng khắp và đa dạng trong lịch sử này. Ở Nam Mỹ, một khu vực chưa bao giờ có ý nghĩa hơn đối với Mỹ như hiện nay, và chưa bao giờ mở cửa đối với phần còn lại của thế giới nhiều như hiện nay, Braxin là một bá quyền khu vực, một nhà nước vượt trội hơn những khả năng, ảnh hưởng, và tầm với của bất kỳ nước láng giềng cận kề nào khác. Chỉ tiêu quốc phòng của Braxin, tăng từ 13,6 tỷ USD năm 2006 lên 33,1 tỷ USD năm 2010, hiện vượt quá chi tiêu quốc phòng cho tất cả phần còn lại của Mỹ Latinh. Saukhi có được ưu thế với sự nhất trí ôn hoà của các nước láng giềng của mình, Braxin ở vào vị trí như một đối trọng với một nhóm những nước cách mạng tự xưng, hậu Castro do Hugo Chavez của Vênêxuêla đứng đầu, nhưng nó cũng là một nước tương ứng cạnh tranh với sức mạnh sau Chiến tranh Lạnh của Mỹ. Braxin được gần như ngang bằng với những nước như Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc tại các hội nghị thượng đỉnh G-20 khi can dự vào một sự phân vai lại rộng rãi hệ thống tiền tệ Breton Woods, tại các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu khi đàm phán các hiệp ước do Liên Hợp Quốc bảo trợ về biến đổi khí hậu, hay khi đương đầu với những sức ép của châu Âu – Đại Tây Dương tại các cuộc đàm phán thương mại do WTO quản lý. Điều tương tự xảy ra trong các nhóm nhỏ như cái gọi là nhóm BRIC hay BASIC. Những hành động này cho thấy Braxin đang đảm nhận vũ đài trung tâm trong các vấn đề toàn cầu vượt quá những lợi ích khu vực và tầm với ngoại giao của đất nước này, và ngay cả những cường quốc trưởng thành hơn cũng không dám đảm nhận. Chẳng hạn, hãy xem lời đồng đề nghị hoà giải ucả Braxin (với Thổ Nhĩ Kỳ) đối với Iran vào mùa Xuân năm 2010. Sau đó, vào mùa Thu, Braxin đã đưa ra một sự công nhận ngoại giao đơn phương Palextin như một nhà nước độc lập bên trong các đường biên giới năm 1976 của nó, theo sau đó là Uruguay và nhanh chóng được chấp nhận bởi năm nước khác trong khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng nổi bật như một cường quốc chưa hoàn thiện nhưng đâng nổi lên với những trông đợi về ảnh hưởng khu vực và tầm với toàn cầu. Đây là một nước Hồi giáo lớn và đông dân trong một châu Âu giàu có và đang già đi, nhưng cũng là một nước châu Âu nghèo nằm giữa một Trung Đông bất ổn và đế chế Liên Xô trước đây rối loạn. Chiều sâu chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ khiến nước này thành một chìa khoá cho khả năng của phương Tây xử lý các mối quan hệ của mình với đạo Hồi. Đó là điều khiển nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ có được tư cách thành viên EU là cực kỳ quan trọng, bất kể những khó khăn nó đặt ra đối với EU và nhiều thành viên của EU. Thổ Nhĩ Kỳ là một đất nước có ảnh hưởng không chỉ đối với châu Âu và EU, mà còn đối với Mỹ và NATO. Nước này có liên hệ về địa chính trị với những cuộc xung đột dân sự tại Irắc, bao gồm cả việc tạo ra một nhà nước Kurdistan thực sự, với cuộc đụng độ xung quanh những khát vọng hạt nhân và những tham vọng trong khu vực của Iran, và với Nga xung quanh những bất ổn ở Trung Á. Thổ Nhĩ Kỳ “thất bại” sẽ thu nhỏ châu Âu và làm suy yếu phương Tây một cách không thể đo đếm được, nhưng nó còn làm suy yếu một khu vực quan trọng sống còn.

Có nhiều quốc gia như vậy khác cũng dựa vào nhiều khả năng – sức mạnh, tiền, các nguồn tài nguyên, địa vị và con người – để có được một ảnh hưởng mà những sự cứng nhắc mang tính đế quốc và về cơ cấu đã từ chối họ trong và trước thế kỷ vừa qua (chẳng hạn, như Inđônêxia và Nam Phi, cả hai nước đã vượt qua quá khứ Chiến tranh Lạnh đầy ám ảnh của họ về nạn phân biệt chủng tộc và sự lật đổ dân chủ). Những cực ảnh hưởng mới hoặc đang nổi lên này mở rộng phạm vi của sự quá độ địa chính trị. Đã qua rồi thời kỳ khi các cường quốc được “đánh giá” bằng những chuẩn mực cụ thể như tỷ lệ phần trăm rõ ràng tổng nguồn lực quân sự hay những khả năng hải quân toàn cầu, quy mô của quân đội trên bộ, hay khả năng huy động quốc gia. Cũng đã qua rồi thời kỳ khi một bộ phận của thế giới có thể dễ dàng bị bỏ quên bởi nó quá xa, quá yếu, quá nhỏ, hoặc quá nghèo – những nhà nước then chốt có thể bị lôi kéo bằng sự thay đổi chế độ nhanh chóng nào đó, hoặc những nhà nước thất bại bị cô lập về địa lý khỏi bất kỳ tác động đáng kể nào đối với hoặc vượt ra khỏi khu vực lân cận sát cạnh họ. Hiện nay, việc xoá bỏ không gian địa lý và thời gian lịch sử đã chuyển ở đó của năm trước về ở đây.

Những đồng minh cũ và những người bạn mới

Việc điều tiết nhóm lớn các cường quốc thế giới đang nổi lên này, và một nhóm lớn một cách bất thường các nhà nước khác có ảnh hưởng ngày càng tăng, tất cả với những nền văn hoá lịch sử không tương thích và những quan điểm xung đột về vị trí của họ trên thế giới, là một thách thức cấp bách và làm nản chí. Có những người bạn mới để kết bạn, nhưng cũng có những đối tác cũ để duy trì và các đối thủ để ghi nhớ. Trong khi còn nhiều điều phải học về một thế giới như vậy có thể giống như thế nào, ít nhất ba kết luận đã xuất hiện để giúp trở nên ổn thoả, và thậm chí xây dựng trật tự, trong thế giới hậu phương Tây này.

Thứ nhất, Mỹ và các nước châu Âu vẫn duy trì quan hệ song phương ít có thể bỏ qua nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bất kể quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương thiết yếu như thế nào, khuôn khổ mà nó đem lại quá hạn hẹp nên không đủ cho trật tự thế giới mới.

Trước kia, 40 năm trước, đã có một “Chinamerica” (Trung Quốc-Mỹ) có thể (và được cho là đã) thay đổi tiến trình Chiến tranh Lạnh, nhưng không có triển vọng như vậy ngày nay. Giống như Anh trong những năm 1940, khi nước này được Mỹ coi là người lựa chọn cùng hợp tác, Nhật Bản vào những năm 1970, khi nước này là trung tâm của một Uỷ ban Ba bên vì một trật tự lưỡng cực ngày càng dễ thay đổi, và Đức trong những năm 1990, mà Tổng thống George H. W. Bush hy vọng đề bạt làm “đồng lãnh đạo” của phương Tây, sự thân mật chiến lược của Trung Quốc với Mỹ là không thể xảy ra.

Duy trì một cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương thân thiết hơn bao giờ hết về những lợi ích tương hợp, những mục tiêu chung, giá trị chồng chéo, và những khả năng bổ sung vẫn là một sự lựa chọn thuyết phục hơn. Nếu không, thì là ai khác? Hiện tại, khu vực Bắc Đại Tây Dương kết hợp 34 thành viên của EU và NATO (trong đó có 21 nước châu Âu trong cả hai thể chế). Nền tảng của G2 châu Âu-Đại Tây Dương trên thực tế là kinh tế, với tổng doanh số thương mại hơn 4 nghìn tỷ USD một năm và một nguồn vốn lao động chung cung cấp hơn 14 triệu công việc tốt trong công ăn việc làm chung “trên bờ” ở cả hai bờ của Đại Tây Dương. Được thúc đẩy bởi các dòng đầu tư vượt trội, các hoạt động thương mại kết hợp của Mỹ và 27 nhà nước EU lớn hơn GDP của phần lớn các quốc gia. Bằng so sánh, các mối quan hệ của Mỹ hay EU với Trung Quốc, Ấn Độ, và tất cả các nền kinh tế đang nổi lên của châu Á không hơn gì quan hệ đầu cơ buôn bán.

Quan trọng không kém đối với ý nghĩa của quan hệ châu Âu-Đại Tây Dương là sự ủng hộ của công chúng mà nó có được bất kể các cuộc khủng hoảng dường như đe doạ nó một cách định kỳ. Một tỷ lệ tương đối nhỏ người Mỹ vẫn coi trọng các nước châu Âu, nhưng đại đa số họ tuy vậy coi EU như một lực lượng mong muốn cho vị trí lãnh đạo trong các vấn đề thế giới. Không nước châu Âu nào ngoại trừ Anh được nhiều hơn hẳn ¼ tất cả người Mỹ coi là “rất quan trọng”, nhưng một đa số áp đảo (84%) dự đoán một cách đồng tình rằng EU sẽ phát huy vai trò lãnh đạo mạnh mẽ trong tương lai, với 72% thấy đây là tình hình hiện nay. Đối với những người châu Âu, Mỹ đã trở lại tính hợp pháp đầy đủ kể từ khi Obama được cho là trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên mà họ thích ngay sau cuộc bầu cử của ông. Hơn một nửa (55%) công chúng EU thấy vị trí lãnh đạo thế giới của Mỹ đáng mong muốn, tương phản với tỉ lệ hơn một phần ba một chút trong hai năm trước đó.

Nhưng bất kể Mỹ và các nhà nước châu Âu có thể là không thể thiếu được đối với nhau như thế nào, họ không còn đủ khả năng cho vô số thử thách mà họ phải đối mặt. Trong khi hướng vào một thế giới hậu phương Tây, đúng là không còn đủ khả năng để phát triển những chính sách chung châu Âu-Đại Tây Dương về một vấn đề toàn cầu để giải quyết hoặc xoa dịu nó. Trung Đông, một khu vực hoàn toàn quan trọng sống còn đối với tất cả, là một nghiên cứu trường hợp về những nước đi theo có điều kiện – cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ cũng như Nga đều không muốn thay thế sức mạnh của Mỹ, nhưng ngay cả khi điều chỉnh vị trí lãnh đạo của nước này, tất cả đều hy vọng Mỹ tạo không gian cho những lợi ích của họ trong khu vực. Các cuộc đàm phán bị đình trệ hoặc không có hiệu quả về Iran, biến đổi khí hậu hay thương mại toàn cầu là những ví dụ khác cho thấy ở đó sự lãnh đạo của Mỹ và tình đoàn kết châu Âu-Đại Tây Dương là không thể thiếu và do đó là cần thiết, nhưng không mang tính quyết định hoặc đầy đủ.

Kết quả là, một liên minh của các quốc gia dân chủ cuối cùng có thể mở rộng NATO cho các đối tác toàn cầu từ châu Á, trong đó có Nhật Bản, mặc dù không phải bây giờ. Qua thời gian, một nhóm “Đại Tây Dương” ba lục địa cũng có thể vươn tới các nhà nước Đại Tây Dương khác ở phương Nam, từ Braxin qua Áchentina tới Mêhicô, và từ Nigiêria qua Nam Phi đến Marốc. Trong khi đó, dù và trong một ý nghĩa truyền thống hơn thế nào, Mỹ và các đối tác phương Tây của nó cũng cho thấy sự ưa chuộng của họ đối với một Ấn Độ dân chủ và thế tục như một đối tác thứ ba hấp dẫn hơn, sẵn sàng hơn, và rốt cục nhiều khả năng hơn một Nhật Bản nhỏ hơn nhiều, một nước Nga luôn hy vọng, hay một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Như một phiên bản khác của đường hướng ba bên được hình dung với Nhật Bản 40 năm trước đây, điều này sẽ phải trở nên khong chỉ là “Uỷ ban” được viện ra khi đó – thay vào đó giống như Dreikaiserbund mà Bismarck đã xây dựng bằng cách mở rộng sang đế chế Nga liên minh tự nhiên của Đức với Đế chế Habsburg đang lụi tàn, do vậy cô lập Pháp và cách lý An. Tuy nhiên, để hiệp ước thân thiện dân chủ này giữa Bắc Mỹ, châu Âu, và Ấn Độ (cũng như Nhật Bản) xuất hiện, điều cần là Mỹ và EU phải phát triển một chính sách gần gũi hơn đối với Ấn Độ, điều hoàn toàn có khả năng đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn khi các nước châu Âu lớn hơn tiếp tục bất đồng về một chính sách đối ngoại chung của EU, và Ấn Độ xem xét các điều khoản về sự can dự tương lai của mình với phương Tây.

Thứ hai, Trung Quốc và Ấn Độ quan tâm tới Mỹ và châu Âu nhiều hơn là tới nhau. Không nước nào giữ một “quân bài” mà nó có thể chơi một cách hiệu quả với nước kia, hoặc ngay cả với những nước khác, chống lại phương Tây.

Không có “Chindia” (Trung Quốc – Ấn Độ) trong tầm nhìn, có nghĩa là một mối quan hệ đối tác lớn mới ở châu Á giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Phải thừa nhận cả hai nước đều sử dụng các thể chế quốc tế để đẩy mạnh những lợi ích quốc gia của họ. Họ làm việc cùng nhau trong vòng đàm phán thương mại Đôha và cùng là những chìa khoá cho thất bại (tại Côpenhagen vào tháng 12/2009) và thành công (tại Cancun, một năm sau đó) trong các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc bảo trợ. Cả hai đều là những trở ngiạ cho các biện pháp trừng phạt đối với Iran.

Bên cạnh những điểm tương đồng (quy mô và dân số) và sự gần gũi – cũng như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế phi thường – hai nước này vẫn là những kẻ thù chính trị, những đối thủ kinh tế, và những rủi ro an ninh. Những đặc điểm mà họ chia sẻ thường có xu hướng đối lập, như là trường hợp mối quan tâm của Ấn Độ đối với một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà người Trung Quốc vẫn im lặng đầy ấn tượng về việc đó. Thương mại không nói lên tất cả, nhưng nó nói lên rất nhiều. Mặc dù thương mại song phương giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng lên đáng kể từ năm 2002, nó vẫn thấp hơn nhiều so với mức 60 tỷ USD đã được lên kế hoạch cho năm 2010 (khoảng 38tỷ USD trong năm 2009) và Mỹ (khoảng 310 tỷ USD). Cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều không thể hiện nhiều sự quan tâm đến một quan hệ đối tác thương mại đặc quyền với Nga, ngay cả cho nhập khẩu năng lượng. Cả hai nước muốn thoả mãn những nhu cầu năng lượng của họ ở nơi khác thì hơn, mà chính nó là một dấu hiệu đáng kể về thái độ nước đôi của mỗi nước châu Á này với nước láng giềng Âu-Á to lớn nhưng bị tổn thương trong lịch sử của họ.

Những nhận thức cũng chỉ ra những lý do phản đối của mỗi quốc gia đối với việc để nước kia thành nước đối thoại được lựa chọn của mình. Vào năm 2006, 76% người Ấn Độ tin rằng tầm quan trọng của đất nước họ sẽ rõ ràng vượt lên trên của Trung Quốc (và cũng vượt của Mỹ) vào năm 2020. Con số này vượt quá nhận thức của Trung Quốc về chính địa vị của nước này so với Mỹ, nước mà Trung Quốc coi là đối thủ cạnh tranh duy nhất có thể có vào năm đó, trong khi bỏ qua Ấn Độ. Vào năm 2009, cái gọi là sự nổi bật lên của Obama không đáng chú ý ở Trung Quốc, nhưng nó tạo ra một tinh thần ủng hộ Mỹ 76% ở Ấn Độ, tăng từ mức 36% năm 2006. Tương phản, theo Điều tra thái độ toàn cầu của Pew năm 2009, chỉ có 46% người Ấn Độ nhìn Trung Quốc với vẻ thiện cảm, giảm từ 56% vào năm 2005. Ngược lại, trong một cuộc điều tra năm 2010, hình ảnh của Trung Quốc ở Ấn Độ đã trở nên tiêu cực (30% tích cực so với 38% tiêu cực), với nhiều người trả lời hơn so với 3 năm trước đây.

Uy thế của Trung Quốc không gây ra những rủi ro về nhân khẩu học hoặc thậm chí kinh tế cho Ấn Độ (nước này gây ra cho Nga), nhưng nó tạo ra những mối quan ngại về an ninh của Ấn Độ. Tầm nhìn của Trung Quốc và của Ấn Độ về một trật tự khu vực không tương hợp bởi những nhận thức khác nhau của họ về vai trò của Mỹ trong và vượt ra ngoài châu Á, họ cũng không có quan điểm hai bên có thể chấp nhận về những vai trò tương ứng của họ và những nhu cầu an ninh trong một trật tự thế giới đa cực. Mỗi nước lo ngại ảnh hưởng bá quyền của nước kia, với việc Ấn Độ được cho bị tác động nhiều hơn khi Trung Quốc có xu hướng bỏ qua khả năng của Ấn Độ ứng xử phù hợp với tiềm năng của nước này.

Mặc dù hai nước cần sự ổn định cho sự phát triển của họ, họ không dễ bị tổn thương như nhau trước những bất ổn ở những khu vực ảnh hưởng và quan tâm hàng đầu tương ứng của họ. Tác động của những rối ren dân sự hay tình trạng tồi tệ hơn ở một Pakixtan sụp đổ, và của thất bại của Mỹ ở Ápganixtan, là những mối quan ngại ngay trước mắt đối với Ấn Độ. Khi so sánh, Trung Quốc có thể vẫn tương đối tự mãn về cả hai. Tại Bắc Kinh cuộc chiến ở Ápganixtan có thể xem như một sự chệnh hướng quyền lực của Mỹ và một sự mất uy tín của Mỹ trong khu vực, trong khi Ápganixtan là một nước tiêu thụ tham lam các nguồn lực và quyền lãnh đạo của Niu Đêli. Những mối quan ngại an ninh của Ấn Độ bao gồm việc Ápganixtan ngả sang Trung Quốc như là nhà cung cấp hàng đầu vũ khí quân dụng hạng nặng và công nghệ hạt nhân của nước này có lợi cho khả năng lưỡng dụng, cũng như tham vọng lâu đời của Trung Quốc phát triển Ápganixtan như một trung tâm cho các thị trường và các trung tâm sản xuất ở Trung Đông và châu Phi. Cuối cùng, đúng như với Nhật Bản, Trung Quốc có các vấn đề về lãnh thổ với Ấn Độ; nước này có những yêu sách chủ quyền đối với bang Đông Bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh, một phần lãnh thổ của Uttar Pradesh, bang lớn nhất Ấn Độ với dân số gấp đôi của Đức.

Thứ ba, những mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga và Trung Quốc không gây ra một mối đe doạ nghiêm trọng đối với phương Tây, và những triển vọng của một sự nâng cấp trong quan hệ của Nga và Ấn Độ cũng ảm đạm.

Mặc dù Nga không phải là một cường quốc phương Tây, tương lai của nước này là cùng với phương Tây.

Quan hệ Trung-Nga chưa bao giờ tốt đẹp hơn. Không còn bất kỳ tranh chấp lãnh thổ dọc đường biên giới 2.600 dặm giữa hai nước. Cả hai nước đi theo hình mẫu một nhà nước mạnh mẽ và quyết đoán thiếu nhạy cảm với nhân quyền, một chủ nghĩa tư bản độc đoán mời gọi (hoặc ít nhất là chịu đựng) những hành vi tham nhũng, và một sự kết hợp kỳ lạ của sự ngờ vực, sự phụ thuộc, và bị thu hút vào phương Tây. Nga và đặc biệt là Trung Quốc là những cường quốc theo chủ nghĩa xét lại thận trọng. Cả hai đều không hài lòng với quá khứ gần đây của mình, và cũng không thể xác định một đối tác có cùng khuynh hướng sẵn có khác. Quan sát sự sụp đổ của Liên Xô vào những năm 1980 đã dạy Trung Quốc phải làm gì (những cải cách kinh tế có hiệu quả đi trước bất cứ gì có vẻ như cải tổ chính trị), điều mà họ đã thực hiện khá tốt kể từ đó. Quan sát sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm 1990 đóng vai trò như một mô hình cho Nga (ưu tiên cải cách trong nước với làm yên lòng bên ngoài), mà ba tổng thống Nga rõ ràng đã không thực hiện có hiệu quả như những người đồng nhiệm Trung Quốc của họ.

Trong một thời điểm sau Chiến tranh Lạnh, cả hai nước dường như mường tượng ra một quan hệ đối tác chiến lược khiến phương Tây và một số nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại. Nó có thể liên quan đến nỗ lực có được vị trí hàng đầu của Nga ở châu Âu và nỗ lực có được vị trí hàng đầu của Trung Quốc ở châu Á, với một tác động có tính quyết định đối với ảnh hưởng toàn cầu của cả hai nước. Mặc dù một vài đường lối chỉ đạo cho quan hệ đối tác như vậy đã được đáp ứng – bao gồm một sự bác bỏ chung ưu thế của Mỹ (và phương Tây) và một lợi ích rộng khắp trong các đường hướng đa phương mới cho việc giải quýet các vấn đề quản lý toàn cầu – triển vọng để nó phát triển hơn nữa là mờ nhạt, ngay cả với lý do vì lợi hoặc có động cơ cá nhân. Đặc biệt ở Trung Á giàu năng lượng, Nga lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, bao gồm cả những mức độ thương mại vượt quá một nửa thương mại của Trung Quốc với Ấn Độ (gần 39 tỷ USD năm 2008). Và Nga sẽ lo ngại không kém Mỹ về ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc ở châu Âu.

Tuy nhiên, mối đe doạ chính của Trung Quốc đối với Nga không phải là quân sự, do ưu thế áp đảo của Nga về những khả năng chiến lược có thể ngăn chặn hiệu quả chi phối về lực lượng thông thường của Trung Quốc. Cũng không phải là mối đe doạ về kinh tế, vì quan tâm của Nga là tập trung vào các mối quan hệ rộng lớn hơn với, và quyền tiếp cận, các thị trường, tiền bạc, và các công nghệ của phương Tây. Đúng hơn là, Nga vẫn dễ bị ảnh hưởng trực tiếp nhất từ 110 triệu người Trung Quốc tập trung bên cạnh Vùng Liên bang Viễn Đông rộng lớn, giàu tài nguyên nhưng gần như bị bỏ hoang (6,6 triệu người), nơi Liên Xô đã từng triển khai tới 40 sư đoàn. Mặc dù những cơ hội để một điều gì đó xảy ra ở đó là thấp tại thời điểm này, sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến cho tình thế ngày càng thực tế và dần dần cấp bạch hơn.

Hơn cả bất kỳ nước nào khác trong những nước tìm kiếm chính ảnh hưởng toàn cầu hoặc thậm chí vị trí hàng đầu, Nga cần một đối tác có đặc quyền hoặc chiến lược. Bất cứ nơi nào nước này quay sang, đều có nhiều khả năng có sự rắc rối: về phía Đông, với một Trung Quốc đông dân số bên cạnh những vùng lãnh thổ ít dân cư nhất của Nga; về phía Nam, với các nước cộng hoà hậu Xôviết Hồi giáo mở cửa cho ảnh hưởng của Hồi giáo, mà những hậu quả của nó đã được cảm nhận một cách cay đắng ở Chesnia; và về phía Tây, nơi mà việc mở rộng NATO trước đó và mở rộng EU đang diễn ra đã di chuyển sâu vào những khu vực an ninh và không gian kinh tế trước đây của Nga. Điều đó là nhiều điều để chỉ riêng một nhà nước quản lý, chứ chưa nói đến một nhà nước thiếu năng lực, tổ chức, và thậm chí những khả năng bền vững. Do phương Tây được hình dung như là một đối trọng thuận tiện đối với một Trung Quốc đang trỗi dậy, mục tiêu của Nga là liên kết với phương Tây thay vì đối đầu với nó. Trong cùng một tinh thần, Matxcơva muốn Mỹ ở lại châu Âu, giúp giữ châu Âu thoát khỏi những con quỷ chủ nghĩa dân tộc trong quá khứ của nó, thay vì khôi phục một quá khứ đã không có lợi nhiều cho Nga.

Đang xây dựng: một trật tự toàn cầu hậu phương Tây

Trong việc mở đường cho tương lai, lịch sử đang lặp lại – thành tích nghèo nàn của nó về khả năng dự đoán khuyến khích tính thận trọng về sự đa dạng của những tương lai phía trước. Được biết Einstein đã lưu ý “Chúa không chơi trò xúc xắc”, điều có nghĩa là sự trỗi dậy và sụp đổ của những siêu cường trong những trò chơi các vấn đề lớn không quá kéo dài, như sẽ xảy ra theo thống kê với những trò chơi khác. Tuy nhiên, những nhà nước có xu hướng gieo xúc xắc với rất ít khả năng dự đoán đó sẽ có kết quả như thế nào: thúc đẩy ưu thế hay trì hoãn sự suy sụp, có được sự giàu có hay thoát khỏi tình trạng khắc khổ, buộc phải thay đổi chế độ hoặc chống lại nó, thắng lợi một cuộc chiến tranh mà không kết thúc nó hoặc kết thúc nó trước khi giành chiến thắng, và thêm nữa, nhiều thêm nữa.

Trong cả hai thế kỷ qua nhu cầu có một trật tự thế giới mới đều không đòi hỏi sự hội họp toàn cầu. Tốt đẹp hơn sau năm 1815 và tồi tệ hơn sau năm 1919, thế giới đã đươck khôi phục thay vì phân vai lại, và những công thức cũ về sự cân bằng và lợi ích quốc gia đã được sửa đổi thay vì suy nghĩ theo cách mới. Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp trong những năm 2010, một lần nữa được định đoạt là thập kỷ có tính quyết định cho một thế kỷ mới, giống như những năm 1910 và những năm 1810 được định đoạt trước đây. Hiện nay có một nhu cầu cấp thiết về một thiết kế cơ cấu mới để điều chỉnh vai diễn mới của các nhân vật.

Đặc biệt đối với Mỹ, việc hướng vào một thế giới mới khó có thể thích thú và thậm chí còn khó khăn hơn để nắm bắt không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Sau Chiến tranh Lạnh, đã có sức hấp dẫn và thậm chí thoải mái nào đó trong thời điểm đơn cực ngắn ngủi, khi cường quốc nói và không đòi hỏi quá nhiều việc nghe. Trong một thế giới đơn cực, các đồng minh được biết đến (và được tìm kiếm) vì lòng sẵn sàng của họ, và các đối thủ được công nhận (và bị đánh bại) vì những khả năng của họ; có ít nhu cầu về ngoại giao, và sự đồng thuận được khẳng định thay vì được đàm phán. Khi so sánh, trật tự thế giới đang nổi lên hiện nay dựa vào một bản đồ địa chính trị đầy rẫy những rắc rối và mâu thuẫn – đúng là kiểu thế giới mà Những người cha sáng lập đã cảnh báo đề phòng khi họ kêu gọi nước cộng hoà mới phải tránh xa, và không có, những liên minh rối rắm.

 

Tuy nhiên, có rất ít là sai lầm về bản chất, đe doạ theo cách thông thường, hoặc có hại một cách đặc biệt trên bản đồ này. Khi so sánh, bản đồ đơn cực toàn Mỹ có vẻ đơn giản nhưng tỏ ra kiệt sức, và bản đồ lưỡng cực của Chiến tranh Lạnh ổn định nhưng vẫn đầy nguy hiểm. Chỉ vài năm tới sẽ nói lên liệu một thế hệ mới các nhà lãnh đạo chính trị tại Mỹ, cũng như ở châu Âu, có sẽ có thể nắm được tầm cỡ của những gì mà những người tiền nhiệm của họ đạt được trong thế kỷ trước cho cái mà Dean Acheson định nghĩa là “một nửa thế giới” không, và có bao nhiêu điều còn có thể được thực hiện trong thế kỷ 21 cho nửa còn lại./.

 

 

 

Nguồn: BS/THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM/“The Washington Quarterly” số Mùa xuân 2011

Tài liệu tham khảo đặc biệt

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114570248

Hôm nay

2284

Hôm qua

2367

Tuần này

22631

Tháng này

228772

Tháng qua

129483

Tất cả

114570248