Nhìn ra thế giới

Vì sao các quốc gia thất bại [NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO KHÓ](Kỳ 6)

6.

TRÔI DẠT XA RA

VENICE ĐÃ TRỞ THÀNH BẢO TÀNG NHƯ THẾ NÀO

NHÓM CÁC ĐẢO tạo thành Venice nằm ở niềm cực bắc Biển Adriatic. Trong Thời Trung Cổ, Venice có lẽ đã là nơi giàu nhất thế giới, với bộ tiên tiến nhất của các thể chế kinh tế bao gồm, do tính bao gồm chính trị mới nảy sinh làm nòng cốt. Nó được độc lập vào năm 810 SCN, vào lúc hóa ra là một thời tình cờ. Nền kinh tế châu Âu đang phục hồi từ sự sa sút mà nó đã phải chịu vì sự sụp đổ của Đế chế La Mã, và các vua như Charlemagne đang tổ chức lại quyền lực chính trị tập trung mạnh. Việc này đã dẫn đến sự ổn định, sự an toàn lớn hơn, và một sự mở rộng thương mại, mà Venice đã ở vị thế độc nhất vô nhị để tận dụng. Nó đã là quốc gia của các thủy thủ, nằm đúng giữa Địa Trung Hải. Hàng hóa đến từ phương Đông là gia vị, các hàng hóa chế tác Byzantine và nô lệ. Venice đã trở nên giàu có. Vào năm 1050, khi Venice đã được mở rộng rồi về mặt kinh tế trong ít nhất một thế kỷ, nó đã có dân số 45.000 người. Con số này đã tăng 50 phần trăm lên 70.000 người vào năm 1200. Vào năm 1330 dân số lại tăng thêm 50 phần trăm lên 110.000 người; Venice thời đó đã lớn như Paris, và có lẽ bằng ba lần London.

Một trong những cơ sở then chốt cho sự mở rộng kinh tế của Venice đã là một loạt những đổi mới về hợp đồng làm cho các thể chế kinh tế mang tính bao gồm hơn nhiều. Đổi mới nổi tiếng nhất đã là commenda, một loại sơ đẳng của công ty cổ phần, mà đã hình thành chỉ trong thời gian của một thương vụ duy nhất. Một commenda bao gồm hai đối tác, một đối tác “tĩnh tại” ở lại Venice, và một đối tác chu du. Đối tác tĩnh tại bỏ vốn vào vụ kinh doanh mạo hiểm, trong khi đối tác chu du áp tải hàng hóa. Một cách điển hình, đối tác tĩnh tại bỏ phần lớn vốn. Các doanh nhân trẻ mà bản thân họ không có của cải, khi đó đã có thể tham gia vào kinh doanh thương mại bằng cách đi áp tải hàng hóa. Nó đã là kênh chủ chốt để thăng tiến về mặt xã hội. Bất cứ thiệt hại nào xảy ra trong chuyến buôn được chia theo tỷ lệ vốn góp. Nếu chuyến buôn có lời, lợi nhuận dựa vào hai loại hợp đồng commenda. Nếu commenda là đơn phương, thì đối tác tĩnh tại bỏ 100 phần trăm vốn và hưởng 75 phần trăm lợi nhuận. Nếu hợp đồng là song phương, đối tác tĩnh tại bỏ 67 phần trăm vốn và hưởng 50 phần trăm lợi nhuận. Nghiên cứu các tài liệu chính thức, ta thấy commenda đã là một lực mạnh đến thế nào trong cổ vũ sự thăng tiến về mặt xã hội: những tài liệu này đầy các tên mới, những người trước đó đã không thuộc về giới elite ở Venice. Trong các tài liệu của chính phủ trong các năm 960, 971, và 982 SCN, số tên mới chiếm một cách tương ứng 69 phần trăm, 81 phần trăm, và 65 phần trăm của những người được ghi chép.

Tính bao gồm kinh tế này và sự trỗi dậy của các gia đình mới thông qua thương mại đã buộc hệ thống chính trị trở nên thậm chí mở hơn. Tổng trấn, người điều hành Venice, được Đại Hội (General Assembly) bầu suốt đời. Mặc dù là một đại hội của tất cả công dân, trên thực tế Đại Hội bị thống trị bởi một nhóm cốt lõi gồm các gia đình hùng mạnh. Mặc dù tổng trấn đã rất hùng mạnh, quyền lực của ông đã bị giảm từ từ theo thời gian bởi những thay đổi về thể chế chính trị. Sau năm 1032, tổng trấn được bầu cùng với một Hội đồng Công tước (Ducal Council) mới được lập ra, mà công việc của nó cũng là để đảm bảo tổng trấn không nắm được quyền lực tuyệt đối. Tổng trấn đầu tiên bị hội đồng này bao vây, Domenico Flabianico, đã là một nhà buôn tơ lụa giàu có từ một gia đình mà trước đó đã không giữ chức cao. Sự thay đổi thể chế này được kế tiếp bởi một sự mở rộng to lớn của thương mại và sức mạnh hải hải quân Venice. Trong năm 1082, Venice đã được ban những đặc quyền rộng rãi tại Constantinople, và một khu Venice đã được lập ra ở thành phố đó. Nó mau chóng trở thành chỗ ở cho mười ngàn người Venice. Ở đây chúng ta thấy các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm bắt đầu hoạt động cùng nhau.

Sự mở rộng kinh tế của Venice, mà đã tạo ra áp lực nhiều hơn cho thay đổi chính trị, đã bùng nổ sau những thay đổi về thể chế chính trị và kinh tế tiếp sau vụ ám sát tổng trấn năm 1171. Đổi mới quan trọng đầu tiên đã là việc tạo ra một Đại Hội Đồng (Great Council), mà trở thành nguồn cuối cùng của quyền lực chính trị ở Venice từ thời điểm này trở đi. Hội đồng được cấu thành từ các viên chức trong nhà nước Venice, như các thẩm phán, và đã bị áp đảo bởi các nhà quý tộc. Ngoài các viên chức này ra, mỗi năm một trăm thành viên mới được chỉ định vào hội đồng bởi một ủy ban bổ nhiệm mà bốn thành viên ủy ban được lựa chọn bằng cách rút thăm từ hội đồng hiện tại. Hội đồng sau đó cũng chọn thành viên cho hai tiểu hội đồng, Thượng viện và Hội đồng Bốn Mươi, mà đã có các nhiệm vụ lập pháp và hành pháp khác nhau. Đại Hội Đồng cũng chọn ra Hội đồng Công tước, mà đã được mở rộng từ hai đến sáu thành viên. Đổi mới thứ hai là việc thành lập một hội đồng nữa, được Đại Hội Đồng chọn bằng cách rút thăm, để bổ nhiệm tổng trấn. Mặc dù, sự lựa chọn phải được Đại Hội phê chuẩn, vì họ đề cử bổ nhiệm một người duy nhất, việc này thực ra trao quyền lựa chọn tổng trấn cho hội đồng. Đổi mới thứ ba đã là, tổng trấn mới phải tuyên thệ nhậm chức mà hạn chế quyền lực công tước [của ông]. Theo thời gian các hạn chế này đã được mở rộng đến mức các tổng trấn tiếp theo đã phải tuân theo các thẩm phán, rồi phải để Hội đồng Công tước phê chuẩn mọi quyết định của mình. Hội đồng Công tước cũng đã nắm vai trò để đảm bảo rằng tổng trấn tuân theo tất cả các quyết định của Đại Hội Đồng.

Những cải cách chính trị này đã dẫn đến một loạt nữa của những đổi mới thể chế: về luật, việc tạo ra các thẩm phán độc lập, các tòa án, tòa thượng thẩm, và hợp đồng tư nhân mới và luật phá sản. Các thể chế kinh tế mới này của Venice đã cho phép tạo ra các hình thức kinh doanh hợp pháp mới và các loại hợp đồng mới. Đã có một sự đổi mới tài chính nhanh chóng, và chúng ta thấy sự khởi đầu của hoạt động ngân hàng hiện đại quanh thời gian này ở Venice. Venice năng động đang tiến tới các thể chế hoàn toàn bao gồm đã có vẻ là không thể ngăn được.

Nhưng đã có một sự căng thẳng trong tất cả chuyện này. Sự tăng trưởng kinh tế được ủng hộ bởi các thể chế bao gồm của Venice đã đi cùng với sự phá hủy sáng tạo. Mỗi làn sóng mới của những thanh niên táo bạo những người trở nên giàu có qua commenda hay các thể chế kinh tế tương tự đã có xu hướng làm giảm lợi nhuận và thành công kinh tế của các elite có uy quyền đã được thiết lập. Và những người mới này đã không chỉ làm giảm lợi nhuận của họ mà cũng thách thức quyền lực chính trị của họ. Như thế đã luôn luôn có một sự cám dỗ, nếu họ có thể thoát khỏi nó, cho các elite hiện hành đang ngồi trong Đại Hội Đồng để đóng cửa hệ thống đối với những người mới này.

Ngay từ khi thành lập Đại Hội Đồng, tư cách thành viên được xác định mỗi năm. Như chúng ta đã thấy, vào cuối mỗi năm, bốn thành viên được chọn một cách ngẫu nhiên để chỉ định một trăm thành viên cho năm tiếp theo, những người được chọn một cách tự động. Ngày 3-10-1286, một kiến nghị được đệ trình cho Đại Hội Đồng rằng các quy tắc được sửa đổi sao cho các việc chỉ định phải được phê chuẩn bởi đa số của Hội đồng Bốn mươi, mà được kiểm soát chặt chẽ bởi các gia đình elite. Việc sửa đổi này sẽ cho giới elite này quyền phủ quyết đối với những sự bổ nhiệm mới vào hội đồng, quyền mà trước kia họ đã không có. Kiến nghị đã bị đánh bại. Ngày 5-10-1286, một kiến nghị khác được đệ trình; lần này nó được thông qua. Kể từ đó trở đi đã có sự xác nhận tự động của một cá nhân nếu bố và ông của người đó đã phục vụ trong hội đồng. Khác đi, thì đòi hỏi sự xác nhận của Hội đồng Công tước. Ngày 17 tháng Mười, một sự thay đổi khác về quy tắc đã được thông qua, quy định rằng một sự bổ nhiệm vào Đại Hội Đồng phải được sự chuẩn y của Hội đồng Bốn mươi, tổng trấn và Hội đồng Công tước.

Các cuộc tranh luận và những sửa đổi hiến pháp của năm 1286 đã báo trước La Serrata (“Sự Đóng cửa”) của Venice. Tháng Hai 1297, đã được quyết định rằng nếu bạn đã là thành viên của Đại Hội Đồng trong bốn năm trước, bạn nhận được sự bổ nhiệm và chuẩn y tự động. Những sự bổ nhiệm mới bây giờ phải được Hội đồng Bốn mươi phê chuẩn, nhưng chỉ với mười hai phiếu. Sau 11-9-1298 các thành viên hiện thời và gia đình họ không còn cần xác nhận nữa. Đại Hội Đồng trên thực tế bây giờ đã bị gắn xi lại đối với người ngoài, và những người giữ chức ban đầu đã trở thành một tầng lớp quý tộc kế truyền. Dấu xi cho việc này đã đến vào năm 1315, với Libro d’Oro (“Sách Vàng”), mà là nơi đăng ký chính thức của giới quý tộc Venice.

Những người ngoài giới quý tộc mới sinh này đã không để quyền lực của họ bị xói mòn mà không có sự chiến đấu. Những căng thẳng chính trị đã tăng lên đều đặn ở Venice giữa 1297 và 1315. Đại Hội Đồng đã phản ứng lại một phần bằng cách làm cho nó lớn hơn. Trong một nỗ lực để bầu các đối thủ lớn tiếng nhất vào, nó đã phát triển từ 450 lên 1.500. Sự mở rộng này đã được bổ sung bằng đàn áp. Một lực lượng cảnh sát đã được đưa vào lần đầu tiên trong năm 1310, và đã có sự gia tăng đều đặn về áp bức nội địa, không nghi ngờ gì như một cách để củng cố trật tự chính trị mới.

Sau khi đã thực hiện một Serrata chính trị, rồi Đại Hội Đồng chuyển sang chấp nhận một Serrata kinh tế. Việc chuyển sang các thể chế chính trị khai thác bây giờ được tiếp theo bởi bước đi theo hướng các thể chế kinh tế khai thác. Quan trọng nhất họ đã cấm việc sử dụng hợp đồng commenda, một trong những đổi mới thể chế vĩ đại mà đã làm cho Venice giàu có. Điều này không ngạc nhiên: commeda đã làm lợi cho các thương gia mới, và bây giờ elite đã được củng cố muốn loại trừ họ ra. Đấy đã chỉ là một bước theo hướng các thể chế kinh tế khai thác hơn. Một bước khác đến khi, bắt đầu từ năm 1314, nhà nước Venice bắt đầu tiếp quản và quốc hữu hóa thương mại. Nó đã tổ chức các thuyền galley của nhà nước để làm thương mại và, từ 1324 trở đi, bắt đầu đánh các mức thuế cao những cá nhân muốn làm thương mại. Thương mại đường dài đã trở thành việc riêng của giới quý tộc. Đấy là khởi đầu của sự kết thúc thịnh vượng của Venice. Với các ngành kinh doanh chính bị độc quyền hóa bởi giới elite ngày càng hẹp, sự sa sút đang tiến triển. Venice có vẻ đã sắp sửa trở thành xã hội bao gồm đầu tiên của thế giới, nhưng nó đã bị rơi một cú [bị đảo chính]. Các thể chế chính trị và kinh tế trở nên khai thác hơn, và Venice đã bắt đầu trải qua sự suy tàn kinh tế. Vào năm 1500 dân số đã sụt xuống còn một trăm ngàn người. Giữa 1650 và 1800, khi dân số của châu Âu đã tăng nhanh, dân số của Venice đã co lại.

Ngày nay hoạt động kinh tế duy nhất mà Venice có, bên cạnh một chút nghề cá, là du lịch. Thay cho đi tiên phong mở các con đường buôn bán và các thể chế kinh tế, những người Venice làm pizza và kem và thổi thủy tinh màu cho các đám người nước ngoài. Khách du lịch đến Venice để xem các kỳ quan trước-Serrata của Venice, như Dinh Tổng trấn và các con sư tử của Nhà thờ St. Mark, mà đã được cướp từ Byzantium khi Venice cai trị vùng Địa Trung hải. Từ một cường quốc Venice đã biến thành một viện bảo tàng.

 

TRONG CHƯƠNG NÀY chúng ta tập trung vào sự phát triển lịch sử của các thể chế ở các phần khác nhau của thế giới và giải thích vì sao chúng đã tiến hóa theo những cách khác nhau. Chúng ta đã thấy trong chương 4 các thể chế của Tây Âu đã phân kỳ ra sao với các thể chế của Đông Âu và sau đó các thể chế của nước Anh đã phân kỳ thế nào khỏi các thể chế của các nước còn lại của Tây Âu. Đấy đã là hệ quả của những khác biệt nhỏ về thể chế, chủ yếu như kết quả từ một sự trôi dạt thể chế tương tác với các bước ngoặt. Có thể cám dỗ khi đó để nghĩ rằng những sự khác biệt thể chế này là đỉnh của một tảng băng lịch sử sâu, nơi dưới mặt nước chúng ta thấy các thể chế Anh và Âu châu trôi dạt một cách không thể lay chuyển nổi khỏi các thể chế ở các nơi khác, dựa trên các sự kiện lịch sử truy nguyên lại hàng ngàn năm. Phần còn lại, như họ nói, là lịch sử.

Ngoại trừ rằng nó không phải vậy, vì hai lý do. Thứ nhất, các bước tiến đến các thể chế bao gồm, như tường thuật của chúng ta về Venice cho thấy, có thể bị đảo ngược. Venice đã trở nên phồn vinh. Nhưng các thể chế chính trị và kinh tế của nó bị lật đổ, và sự thịnh vượng đó đảo ngược. Ngày nay Venice giàu chỉ bởi vì những người kiếm được thu nhập của họ ở nơi khác chọn tiêu ở đó để thán phục vẻ huy hoàng của quá khứ của nó. Sự thực rằng các thể chế bao gồm có thể đảo ngược cho thấy rằng không có một quá trình tích tụ đơn giản của sự cải thiện thể chế.

Thứ hai, những sự khác biệt nhỏ về thể chế mà đóng vai trò cốt yếu trong các bước ngoặt, do bản chất của chúng là phù du. Bởi vì chúng là nhỏ, chúng có thể đảo ngược, rồi lại có thể xuất hiện lại và bị đảo ngược lại một lần nữa. Chúng ta sẽ thấy trong chương này rằng, ngược với cái ta có thể kỳ vọng từ các lý thuyết địa lý hay văn hóa, nước Anh, nơi bước quyết định đến các thể chế bao gồm xảy ra trong thế kỷ thứ mười bảy, đã là một nơi ao tù nước đọng, không chỉ trong hàng ngàn năm tiếp sau Cách mạng đồ Đá Mới ở Trung Đông mà cả vào đầu của Thời Trung Cổ, tiếp sau sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã. Các hòn đảo Anh đã không đáng kể đối với Đế chế La Mã, chắc chắn ít quan trọng hơn Tây Âu lục địa, Bắc Phi, vùng Balkan, Constantinople, hay Trung Đông. Khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ trong thế kỷ thứ năm sau công nguyên, Anh đã chịu sự suy tàn toàn diện nhất. Nhưng các cuộc cách mạng mà cuối cùng đã mang lại Cách mạng Công nghiệp đã xảy ra không phải ở Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, hay thậm chí ở tây Âu lục địa, mà là ở các hòn đảo Anh.

Trong việc hiểu con đường đến Cách mạng Công nghiệp của nước Anh và các nước đi theo nó, di sản của La Mã (Rome) tuy vậy là quan trọng vì nhiều lý do. Thứ nhất, La Mã, giống Venice, đã trải qua những đổi mới thể chế ban đầu trọng đại. Như ở Venice, thành công kinh tế ban đầu của La Mã đã dựa trên các thể chế bao gồm – chí ít theo tiêu chuẩn của thời ấy. Như ở Venice, các thể chế này đã trở nên khai thác hơn một cách dứt khoát theo thời gian. Với La Mã, điều này đã là hệ quả của sự thay đổi từ chế độ Cộng Hòa (510 TCN – 49 TCN) sang Đế chế (49 TCN – 476 SCN). Cho dù trong thời kỳ Cộng hòa, La Mã đã xây dựng một đế chế bề thế, và buôn bán đường dài và giao thông đã hưng thịnh, phần lớn nền kinh tế La Mã đã dựa trên sự khai thác. Sự chuyển đổi từ cộng hòa sang đến chế đã làm tăng sự khai thác và cuối cùng đã dẫn đến loại đấu đá nội bộ, bất ổn định, và sụp đổ mà chúng ta đã thấy với các thành-quốc Maya.

Thứ hai và quan trọng hơn, chúng ta sẽ thấy rằng sự phát triển thể chế tiếp theo của Tây Âu, mặc dù đã không là một sự thừa kế trực tiếp của La Mã, đã là một hệ quả của các bước ngoặt mà đã phổ biến khắp khu vực theo sau sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã. Các bước ngoặt đã có ít sự giống nhau ở các phần khác của thế giới, như châu Phi, châu Á, hay châu Mỹ, mặc dù chúng ta cũng chứng tỏ thông qua lịch sử Ethiopia rằng khi các nơi khác có trải qua các bước ngoặt tương tự, đôi khi chúng phản ứng lại theo những cách giống nhau một cách rõ rệt. Sự suy sụp La Mã đã dẫn đến chủ nghĩa phong kiến, mà, như một sản phẩm phụ, đã làm cho chế độ nô lệ teo đi, đã tạo ra các thành phố nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các quốc vương và các quý tộc, và trong quá trình tạo ra một bộ các thể chế nơi quyền lực chính trị của những kẻ cai trị bị yếu đi. Chính là trên nền tảng phong kiến này mà Cái Chết Đen tạo ra sự tàn phá và củng cố thêm các thành phố độc lập và các nông dân gây thiệt hại cho các vua, các quý tộc, và các địa chủ lớn. Và chính là trên cái nền này mà các cơ hội được tạo ra bởi thương mại Đại Tây Dương đang diễn ra. Nhiều phần của thế giới đã không trải qua những thay đổi này, và vì thế đã trôi dạt xa ra.

 

CÁC ĐỨC HẠNH LA MÃ …

Người bảo vệ dân thường La Mã, Tiberius Gracchus, đã bị đánh bằng gậy đến chết vào năm 133 TCN bởi các thượng nghị sĩ La Mã và xác ông đã bị quẳng xuống sông Tiber không có nghi thức nào. Những người giết ông đã là các quý tộc giống như bản thân Tiberius, và vụ ám sát đã được lên kế hoạch bởi người em họ của ông, Publius Cornelius Scipio Nasica. Tiberius Gracchus đã có một dòng dõi quý tộc hoàn hảo như một hậu duệ của một số lãnh đạo lừng danh của Cộng hòa La Mã, kể cả Lucius Aemillius Paullus, anh hùng của các cuộc chiến tranh Illyrian và Punic thứ Hai, và Scipio Africanus, vị tướng đã đánh bại Hannibal trong Chiến tranh Punic thứ Hai. Vì sao các thượng nghĩ sĩ hùng mạnh của thời ông, ngay cả em họ của ông, đã quay lại chống ông?

Câu trả lời cho ta biết nhiều về những căng thẳng trong Cộng hòa La Mã và các nguyên nhân của sự suy sụp sau đó của nó. Cái khiến cho Tiberius đọ sức với các thượng nghị sĩ hùng mạnh này đã là sự sẵn sàng của ông để đứng lên chống lại họ trong một vấn đề cốt yếu của thời đó: sự phân bổ đất và các quyền của những dân thường (plebeian), các công dân La Mã bình thường.

Vào thời của Tiberius Gracchus, La Mã là một nền cộng hòa đã có từ lâu. Các thể chế chính trị của nó và các đức hạnh của những người lính-công dân La Mã – như được thể hiện bởi bức tranh nổi tiếng, Lời thề của nhà Horatii, của Jacques-Louis David, mà cho thấy những người con thể với cha mình rằng họ sẽ bảo vệ Cộng Hòa La Mã đến hơi thở cuối cùng – vẫn được nhiều sử gia coi như nền tảng thành công của nền cộng hòa. Các công dân La Mã đã lập ra nền cộng hòa bằng cách lật đổ vua của họ, Lucius Tarquinius Superbus, được biết đến như Tarquin người Tự hào, vào khoảng 510 TCN. Nền cộng hòa đã thiết kế một cách tài tình các thể chế chính trị của nó với nhiều yếu tố bao gồm. Nó được cai trị bởi các quan viên (magistrate) được bầu cho một năm. Sự thực rằng chức vụ quan viên được bầu chọn hàng năm, và nhiều người đồng thời giữ chức ấy đã làm giảm khả năng của bất cứ một cá nhân nào để củng cố hay lạm dụng quyền lực của mình. Các thể chế của nền cộng hòa đã chứa một hệ thống kiểm soát và cân bằng mà đã phân phối quyền lực một cách khá rộng. Điều này đã là thế cho dù không phải tất cả công dân đã có sự đại diện ngang nhau, vì việc bỏ phiếu đã là gián tiếp. Cũng đã có rất nhiều nô lệ thiết yếu cho việc sản xuất ở phần lớn Italy, có lẽ chiếm đến một phần ba dân số. Các nô lệ tất nhiên chẳng có quyền gì, nói chi đến sự đại diện chính trị.

Dẫu sao, như ở Venice, các thể chế chính trị La Mã đã có các yếu tố đa nguyên. Các dân thường đã có đại hội riêng của họ được gọi là Đại Hội Dân Thường (Plebeian Assembly), mà đã có thể bầu ra người bảo vệ dân thường (plebeian tribune) của mình, người có quyền phủ quyết các hành động của các quan viên. Chính các dân thường đã đưa Tiberius Gracchus lên nắm quyền của người bảo vệ dân thường trong năm 133 TCN. Sức mạnh của họ đã được rèn bởi “sự ly khai”, một dạng đình công của dân thường, đặc biệt của binh lính, những người có thể bỏ đi đến một quả đồi ở bên ngoài thành phố và từ chối hợp tác với các quan viên cho đến khi những khiếu nại của họ được giải quyết. Sự đe dọa này tất nhiên là đặc biệt quan trọng trong thời chiến. Được cho rằng chính trong một sự ly khai như vậy vào thế kỷ thứ năm trước công nguyên mà các công dân đã có được quyền để bầu người bảo vệ của họ và thông qua các luật để cai quản cộng đồng của mình. Sự bảo vệ chính trị và pháp lý của họ, cho dù bị hạn chế theo các tiêu chuẩn hiện thời của chúng ta, đã tạo ra các cơ hội kinh tế cho các công dân và một mức độ bao gồm nào đó trong các thể chế kinh tế. Kết quả là, thương mại khắp vùng Địa Trung Hải đã hưng thịnh dưới Nền cộng hòa La Mã. Bằng chứng khảo cổ học gợi ý rằng trong khi đa số công dân và nô lệ đã sống không cao hơn mức tồn tại qua ngày là mấy, thì nhiều người La Mã, kể cả một số công dân thường, đã đạt thu nhập cao, với sự tiếp cận đến các dịch vụ công như hệ thống thoát nước và đèn đường của thành phố.

Hơn nữa, có bằng chứng rằng cũng đã có sự tăng trưởng kinh tế nào đó ở Cộng hòa La Mã. Chúng ta có thể theo dõi sự thịnh vượng kinh tế của Cộng hòa La Mã từ các vụ đắm tàu. Đế chế mà những người La Mã xây dựng theo một nghĩa nào đó đã là một mạng lưới các thành phố cảng – từ Athens, Antioch, và Alexandria ở phía đông; qua Rome, Carthage, và Cadiz; suốt lộ trình đến London ở cực tây. Khi các lãnh thổ La Mã mở rộng, thương mại và đội tàu cũng thế, mà có thể tìm thấy dấu vết từ các vụ đắm tàu được các nhà khảo cổ học tìm thấy dưới đáy Địa Trung Hải. Các xác tàu đắm này có thể được định niên đại bằng nhiều cách. Các tàu thường chở các vò hai quai chứa đầy rượu hay dầu ô liu, được chuyển từ Italy sang Gaul, hay dầu ô liu Tây Ban Nha để bán hay phát không ở Rome. Các vò hai quai, là các bình làm bằng đất sét nung được gắn xi, thường chứa thông tin về ai đã làm ra chúng và làm khi nào. Ngay gần sông Tiber ở Rome có một quả núi nhỏ, Monte Testaccio, cũng được biết đến như Monte dei Cocci (“Núi Gốm”), được tạo thành bởi khoảng năm mươi ba triệu vò hai quai. Khi các vò được dỡ xuống từ các tàu, chúng được bỏ lại, trong hàng thế kỷ đã tạo thành một quả đồi lớn.

Các hàng hóa khác trên tàu và bản thân chiếc tàu đôi khi có thể được định niên đại bằng sử dụng phương pháp carbon phóng xạ, một kỹ thuật mạnh được các nhà khảo cổ học sử dụng để xác định tuổi của các di vật hữu cơ. Các thực vật tạo ra năng lượng bằng quang hợp, mà sử dụng năng lượng mặt trời để biến carbon dioxite thành đường. Khi chúng làm việc này, các thực vật kết hợp một lượng isotope phóng xạ có sẵn trong tự nhiên, carbon-14. Sau khi thực vật chết, carbon-14 giảm đi do phân rã phóng xạ. Khi các nhà khảo cổ học tìm thấy một chiếc tàu đắm, họ có thể định niên đại gỗ vỏ tàu bằng cách so sánh phần carbon-14 trong đó với phần được kỳ vọng từ carbon-14 khí quyển. Việc này cho một ước lượng về thời điểm khi cây gỗ bị đốn. Chỉ khoảng 20 vụ đắm tàu đã được định niên đại lâu như năm 500 TCN. Đấy có lẽ đã không phải là các tàu La Mã, và rất có thể là của người Cartaginian, chẳng hạn. Nhưng sau đó số các tàu La Mã đắm đã tăng lên nhanh chóng. Vào khoảng thời gian [chúa Jesus] Christ sinh ra, chúng đạt đỉnh điểm 180 vụ tàu đắm.

Các tàu đắm là một cách thuyết phục để vạch ra tình trạng kinh tế của Cộng hoà La Mã, và chúng có cho thấy bằng chứng về sự tăng trưởng kinh tế nào đó, nhưng phải giữ chúng đúng với thực trạng. Có lẽ hai phần ba nội dung của các tàu đã là tài sản của nhà nước La Mã, các khoản thuế và cống nạp được mang từ các tỉnh về Rome, hay ngũ cốc và dầu ô liu từ Bắc Phi để phát không cho các công dân của thành phố. Chính [vỏ của] những thành quả này của sự khai thác là cái phần lớn đã làm nên Monte Testaccio.

Một cách quyến rũ khác để tìm bằng chứng về sự tăng trưởng kinh tế là từ Dự án Lõi Băng Greenland. Khi các bông tuyết rơi xuống, chúng mang theo một lượng nhỏ các chất ô nhiễm không khí, đặc biệt là các kim loại chì, bạc và đồng. Tuyết đông cứng lại và chất đống trên đỉnh lớp tuyết rơi trong các năm trước đã biến thành băng. Quá trình này xảy ra liên tục hàng ngàn năm, và cung cấp một cơ hội vô song cho các nhà khoa học để hiểu mức độ ô nhiễm không khí hàng ngàn năm trước. Trong các năm 1990-1992, Dự án Lõi Băng Greenland đã khoan xuống xuyên qua 3.030 mét băng phủ khoảng 250.000 năm lịch sử loài người. Một trong những khám phá chính của dự án này, và những nghiên cứu trước nó, là, đã có một sự tăng lên rõ rệt của các chất ô nhiễm không khí bắt đầu từ khoảng năm 500 TCN. Lượng chì, bạc, và đồng trong không khí khi đó đã tăng đều đặn, đạt một đỉnh vào thế kỷ đầu tiên sau công nguyên. Thật đáng chú ý, mức chì này trong không khí lại đạt được chỉ vào thế kỷ thứ mười ba. Những khám phá này cho thấy việc khai mỏ La Mã đã mạnh đến thế nào, so với tình trạng trước và sau nó. Đợt bột phát này trong khai mỏ cho thấy một cách rõ ràng sự mở rộng kinh tế.

Nhưng sự tăng trưởng La Mã đã không bền vững, xảy ra dưới các thể chế một phần bao gồm và một phần khai thác. Mặc dù các công dân La Mã đã có các quyền chính trị và kinh tế, tình trạng nô lệ đã phổ biến và rất khai thác, và giới elite, tầng lớp nghị sĩ, thống trị cả nền kinh tế lẫn hoạt động chính trị. Bất chấp sự hiện diện của Đại hội Dân thường và người bảo vệ dân thường, chẳng hạn, quyền lực thật vẫn do Thượng viện nắm, mà các thành viên của nó đã là các địa chủ lớn tạo thành tầng lớp nghị sĩ. Theo sử gia La Mã Livy, Thượng Viện được lập ra bởi vua đầu tiên của La Mã, Romulus, và gồm một trăm người đàn ông. Các hậu duệ của họ tạo thành tầng lớp nghị sĩ, mặc dù cũng có thêm dòng dõi mới tham gia. Sự phân bổ đất đã rất không đều và rất có khả năng còn bất bình đẳng hơn vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Đấy là gốc rễ của vấn đề mà đã đưa Tiberius Gracchus lên phía trước với tư cách người bảo vệ dân thường.

Khi sự mở rộng của nó ra khắp vùng Địa Trung Hải tiếp tục, La Mã đã trải qua một sự tràn vào của những của cải lớn. Nhưng của cải hậu hĩ này phần lớn đã bị một số ít gia đình giàu có trong hàng ngũ nghị sĩ chiếm lấy, và sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo đã tăng lên. Các nghị sĩ đã có sự giàu sang không chỉ do họ kiểm soát các tỉnh màu mỡ của mình mà cũng còn do các bất động sản và ruộng đất rất lớn của họ khắp Italy. Các bất động sản ruộng đất này được cung cấp người bởi các toán nô lệ, thường là những người bị bắt trong các cuộc chiến tranh mà La Mã đã tiến hành. Nhưng các bất động sản ruộng đất này đến từ đâu cũng quan trọng ngang thế. Các đội quân La Mã trong thời Cộng hòa đã gồm các công dân-binh lính những người là các chủ đất nhỏ, đầu tiên ở Rome và sau đó ở các phần khác của Italy. Theo truyền thống họ chiến đấu trong quân đội khi cần và sau đó quay về mảnh đất của mình. Khi La Mã mở rộng và các chiến dịch kéo dài hơn, thì mô hình này đã ngừng hoạt động. Những người lính xa mảnh đất của họ đôi khi hàng năm, và nhiều miếng đất được chiếm hữu đã bị bỏ không. Các gia đình binh sĩ đôi khi đối mặt với hàng núi nợ nần và trên bờ vực chết đói. Nhiều miếng đất vì thế dần dần bị bỏ không và bị sáp nhập vào ruộng đất của các nghị sĩ. Khi tầng lớp nghị sĩ ngày càng giàu lên, số đông các công dân không có đất, đã tập trung về Rome, thường sau khi được giải ngũ khỏi quân đội. Không còn miếng đất cắm dùi nào để quay về, họ tìm việc làm ở Rome. Vào cuối thế kỷ thứ hai TCN, tình trạng đã đạt đến điểm sôi nguy hiểm, cả bởi vì khoảng cách giàu nghèo đã rộng ra đến mức chưa từng có, lẫn bởi vì đã có hàng đàn công dân bất mãn ở Rome sẵn sàng nổi loạn đáp lại những sự bất công này và quay sang chống lại giới quý tộc La Mã. Nhưng quyền lực chính trị lại tùy thuộc vào các địa chủ giàu có của tầng lớp nghị sĩ, những người đã được hưởng lợi của những thay đổi đã diễn ra hơn hai thế kỷ qua. Đa số họ không có ý định nào về thay đổi hệ thống mà đã phục vụ họ tốt đến vậy.

Theo sử gia La Mã Plutarch, Tiberius Gracchus, khi chu du khắp Etruria, một vùng bây giờ là trung tâm Italy, đã biết về khó khăn mà các gia đình công dân-binh lính phải chịu đựng. Bất luận bởi vì kinh nghiệm này hoặc bởi vì những va chạm khác với các nghị sĩ hùng mạnh của thời ông, ngay sau đó ông đã bắt đầu lao vào một kế hoạch táo bạo để thay đổi sự phân bổ đất ở Italy. Ông đã đại diện cho người bảo vệ thường dân trong năm 133 TCN, sau đó sử dụng chức vụ này để đề xuất cải cách ruộng đất: một ủy ban sẽ điều tra xem liệu đất công có bị chiếm một cách bất hợp pháp hay không và sẽ chia lại số đất vượt mức hạn điền hợp pháp ba trăm mẫu cho các công dân La Mã không có ruộng. Mức hạn điền ba trăm mẫu thực ra đã là phần của một luật cũ, mặc dù đã bị bỏ qua và không được thực hiện trong hàng thế kỷ. Kiến nghị của Tiberius Gracchus gây ra làn sóng sốc trong tầng lớp nghị sĩ, những người đã có khả năng ngăn cản việc thực hiện các cải cách của ông trong một thời gian. Khi Tiberius Gracchus sử dụng sức mạnh đám đông ủng hộ ông để đuổi một người bảo vệ dân thường khác, người đã đe dọa phủ quyết cuộc cải cách ruộng đất của ông, ủy ban mà ông đề xuất cuối cùng đã được thành lập. Thượng Viện, tuy vậy, đã ngăn cản việc thực hiện bằng cách bỏ đói nguồn tài chính của ủy ban, không cấp tài chính cho nó.

Tình hình lên đến cực đỉnh khi Tiberius Gracchus đòi số tiền, mà vua của thành phố Hy Lạp Pergamun đã để lại cho nhân dân La Mã, cho ủy ban của ông. Ông cũng đã thử ứng cử làm người bảo vệ dân thường thêm một lần thứ hai, một phần bởi vì ông sợ bị Thượng Viện ngược đãi sau khi ông từ chức. Việc này đã trao cớ cho Thượng Viện để buộc tội rằng Tiberius đã âm mưu tự phong mình làm vua. Ông và những người ủng hộ ông đã bị tấn công, và nhiều người đã bị giết. Bản thân Tiberius Gracchus đã là một trong những người đầu tiên bị đổ, nhưng cái chết của ông đã không giải quyết được vấn đề, và những người khác sẽ thử cải cách ruộng đất và các khía cạnh khác của nền kinh tế và xã hội La Mã. Nhiều người sẽ đối mặt với số phận tương tự. Em trai của Tiberius Gracchus, chẳng hạn, cũng đã bị các địa chủ giết hại, sau khi ông đảm nhiệm trọng trách của anh mình.

Những sự căng thẳng này lại nổi lên một cách định kỳ trong thế kỷ tiếp theo – chẳng hạn, đã dẫn đến “Chiến tranh Xã hội” giữa năm 91 TCN và 87 TCN. Người bảo vệ hung hăng các lợi ích của giới nghị sĩ, Lucius Cornelius Sulla, không chỉ đã đàn áp một cách độc ác những đòi hỏi thay đổi mà cũng đã cắt xén một cách nghiêm trọng các quyền của người bảo vệ dân thường. Cùng các vấn đề cũng là một yếu tố trung tâm trong sự ủng hộ mà Julius Caesar đã nhận được từ nhân dân Rome trong cuộc chiến đấu của ông chống lại Thượng Viện.

Các thể chế chính trị tạo thành cốt lõi của Nền cộng hòa La Mã đã bị Julius Caesar lật đổ năm 49 TCN khi ông chuyển quân đoàn của mình qua Rubicon, con sông tách các tỉnh La Mã vùng Cisalpine Gaul khỏi Italy. Rome rơi vào tay Caesar, và một cuộc nội chiến khác đã nổ ra. Mặc dù Caesar là người chiến thắng, ông đã bị giết bởi các nghị sĩ bất bình, do Brutus và Cassius đứng đầu trong năm 44 TCN. Cộng hòa La Mã sẽ chẳng bao giờ được tái tạo. Một cuộc nội chiến mới đã nổ ra giữa những người ủng hộ Caesar, đặc biệt là Mark Anthony và Octavian, và các kẻ thù của ông. Sau khi Anthony và Octavian chiến thắng, họ lại đánh lẫn nhau, cho đến khi Octavian trở thành người chiến thắng ở trận Actium năm 31 TCN. Vào năm sau, và suốt bốn mươi lăm năm tiếp theo, Octavian, được biết đến sau năm 28 TCN như Augustus Caesar, đã cai trị La Mã một mình. Augustus đã tạo ra Đế chế La Mã, mặc dù ông đã ưa tước công dân thứ nhất (pricep) hơn, một loại “người thứ nhất giữa những người ngang nhau”, và gọi chế độ là Principate (Nguyên thủ). Bản đồ 11 cho thấy Đế chế La Mã với quy mô rộng nhất của nó vào năm 117 SCN. Nó cũng bao gồm sông Rubicom, mà Caesar đã băng qua một cách định mệnh đến vậy.

Chính sự chuyển đổi này từ nền cộng hòa sang chế độ nguyên thủ, và sau đó là đế chế trần trụi, đã gieo các hạt giống suy sụp của La Mã. Các thể chế chính trị một phần bao gồm, mà đã tạo cơ sở cho thành công kinh tế, dần dần đã bị xói mòn. Mặc dù Cộng hòa La Mã đã tạo ra một sân chơi nghiêng có lợi cho tầng lớp nghị sĩ và những người La Mã giàu có khác, nó đã không là một chế độ chuyên chế và đã chưa bao giờ tập trung nhiều quyền lực đến vậy vào một chức vị. Những thay đổi được Augustus tháo ra, như với Serrata ở Venice, đã có các hệ quả chính trị đầu tiên nhưng sau đó sẽ có những hệ quả kinh tế đáng kể. Như một kết quả của những thay đổi này, vào thế kỷ thứ năm SCN, Đế chế Tây La Mã, như phương Tây gọi nó sau khi nó tách khỏi phương Đông, đã suy sụp về mặt kinh tế và quân sự, và đã trên bờ vực sụp đổ.

 

 

 

… CÁC TẬT XẤU LA MÃ

Flavius Aetius đã là một trong các nhân vật rất ấn tượng vào cuối Đế chế La Mã, được tung hô như “người La Mã cuối cùng” bởi Edward Gibbon, tác giả của The Decline and Fall of Roman Empire (Sự Suy tàn và Sụp đổ của Đế chế La Mã). Giữa năm 433 và 454 SCN, cho đến khi ông bị hoàng đế Valentinian III giết, Aetius, một vị tướng, đã là người hùng mạnh nhất trong Đế chế La Mã. Ông đã định hình cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại, đã chiến đấu một loạt trận đánh quan trọng chống lại những người dã man, và cả những người La Mã khác trong các cuộc nội chiến. Ông đã là độc nhất giữa các tướng hùng mạnh chiến đấu trong các cuộc nội chiến về việc không tìm kiếm chức vị hoàng đế cho chính mình. Từ cuối thế kỷ thứ hai, nội chiến đã trở thành sự thật phũ phàng của cuộc sống trong Đế chế La Mã. Giữa cái chết của Marcus Aurelius trong năm 180 SCN cho đến sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã trong năm 476 SCN, đã hầu như không có thập niên nào mà không có một cuộc nội chiến hay một cuộc đảo chính cung đình chống lại hoàng đế. Ít hoàng đế đã chết vì các nguyên nhân tự nhiên hay trong chiến trận. Hầu hết đã bị giết bởi những kẻ cướp ngôi hay binh lính của chính họ.

Sự nghiệp của Aetius minh họa những thay đổi từ Cộng hòa La Mã và Đế chế ban đầu đến cuối Đế chế La Mã. Không chỉ sự dính líu của ông vào các cuộc nội chiến liên miên và quyền lực của ông trong mọi khía cạnh công việc của đế chế tương phản với quyền lực bị hạn chế hơn rất nhiều của các vị tướng và các nghị sĩ trong các giai đoạn trước, mà nó cũng làm nổi bật sự thịnh vượng của những người La Mã đã thay đổi căn bản thế nào trong các thế kỷ ở giữa theo những cách khác nhau.

Vào cuối Đế chế La Mã, những người được gọi là dã man, mà ban đầu bị thống trị và bị sáp nhập vào các đội quân La Mã hay bị sử dụng như các nô lệ, bây giờ đã chi phối nhiều phần của đế chế. Như một thanh niên, Aetius đã bị những người dã man bắt làm con tin, đầu tiên bởi những người Goth dưới thời Alaric và sau đó bởi những người Hun. Các quan hệ của La Mã với những người dã man này biểu thị tình hình đã thay đổi ra sao từ thời Cộng hòa. Alaric đã cả là một kẻ thù tàn bạo lẫn là một đồng minh, đến mức mà vào năm 405 ông ta đã được bổ nhiệm làm một trong những tướng cấp cao của quân đội La Mã. Tuy vậy, sự dàn xếp đã là tạm thời. Vào năm 408 Alaric đã chiến đấu chống lại những người La Mã, xâm lăng Italy và cướp phá Rome.

Những người Hun cũng đã cả là những kẻ thù hùng mạnh và đôi khi là các đồng minh của những người La Mã. Mặc dù họ cũng đã bắt Aetius làm con tin, muộn hơn họ đã chiến đấu bên cạnh ông trong một cuộc nội chiến. Nhưng những người Hun đã không đứng lâu ở một bên, và dưới thời Attila họ đã đánh các trận lớn chống lại những người La Mã vào năm 451, ngay ở bên kia sông Rhine. Lần này bảo vệ người La Mã đã là những người Goth, dưới thời Theodoric.

Tất cả điều này đã không cản các elite La Mã thử thỏa hiệp vô nguyên tắc với những người chỉ huy dã man, thường không để bảo vệ các lãnh thổ La Mã, mà để giành ưu thế trong các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Thí dụ, những người Vandal, dưới vua của họ, Geiseric, đã tàn phá các phần lớn của Bán đảo Iberian và sau đó đã chinh phục các vựa lúa La Mã ở Bắc Phi từ năn 429 trở đi. Sự đáp lại của La Mã đối với việc này đã là đề nghị cho con gái của hoàng đế Valentinian III làm một cô dâu cho Geiseric. Lúc đó Geiseric đã kết hôn với con gái của một trong các nhà lãnh đạo của những người Goth, nhưng điều này có vẻ đã không cản ông. Ông đã hủy hôn với cái cớ rằng vợ ông đã thử ám sát ông và đã đuổi bà về nhà bà sau khi cắt cả hai tai và mũi bà. May cho người sắp-là-cô dâu, bởi vì tuổi trẻ của cô, nên cô được giữ ở Italy và đã chẳng bao giờ hoàn tất việc kết hôn của cô với Geiseric. Muộn hơn cô kết hôn với một vị tướng hùng mạnh khác, Petronius Maximus, người đạo diễn vụ giết Aetius bởi hoàng đế Valentinian III, mà bản thân ông bị giết không lâu sau trong một âm mưu được Maximus ngấm ngầm dự tính. Muộn hơn Maximus tuyên bố mình là hoàng đế, nhưng triều đại của ông đã rất ngắn, chấm dứt bởi cái chết của ông trong một cuộc tấn công của những người Vandal dưới thời Geiseric chống lại Italy, mà đã thấy Rome thất thủ và bị cướp bóc một cách man rợ.

 

VÀO ĐẦU thế kỷ thứ năm, những người dã man đã thật sự ở ngoài cổng. Một số sử gia cho rằng nó đã là một hệ quả của những đối thủ kinh khủng hơn mà những người La Mã đã phải đối mặt vào cuối Đế chế. Nhưng thành công của những người Goth, Hun, và Vandal chống lại Rome đã là một triệu chứng, không phải là nguyên nhân, của sự suy tàn của La Mã. Trong thời Cộng hòa, La Mã đã phải đối phó với các đối thủ có tổ chức và đe dọa hơn rất nhiều, như những người Carthagianinan. Sự suy tàn của La Mã, đã có những nguyên nhân rất giống các nguyên nhân của các thành-quốc Maya. Các thể chế chính trị và kinh tế ngày càng khai thác của La Mã đã gây ra sự sụp đổ của nó bởi vì chúng đã gây ra sự đấu đá nội bộ kịch liệt và nội chiến.

Nguồn gốc của sự suy tàn quay lại chí ít đến sự nắm quyền của Augustus, mà khởi động những sự thay đổi khiến cho các thể chế chính trị mang tính khai thác hơn nhiều. Đấy bao gồm những thay đổi về cấu trúc của quân đội, mà làm cho việc ly khai là không thể, như thế loại bỏ một yếu tố cốt yếu đảm bảo sự đại diện chính trị cho những người La Mã bình thường. Hoàng đế Tiberius, người kế tiếp Augustus vào năm 14 SCN, đã bãi bỏ Đại hội Dân thường và đã chuyển quyền lực của nó cho Thượng Viện. Thay cho tiếng nói chính trị, các công dân La Mã bây giờ đã có của bố thí cho không gồm lúa mì và, sau đó là dầu ô liu, rượu, thịt heo, và giữ người dân được giải trí bởi các rạp xiếc và các cuộc tranh đua đấu sĩ. Với những cải cách của Augustus, các hoàng đế đã bắt đầu dựa không nhiều vào quân đội gồm các công dân-người lính, mà dựa vào Vệ binh Praetorian, nhóm ưu tú của những người lính chuyên nghiệp do Augustus lập ra. Bản thân Vệ binh mau chóng trở thành một kẻ môi giới độc lập quan trọng về ai sẽ trở thành hoàng đế, thường thông qua không phải các phương tiện hòa bình mà qua các cuộc nội chiến và âm mưu. Augustus cũng đã củng cố tầng lớp quý tộc chống lại các công dân La Mã bình thường, và sự bất bình đẳng gia tăng, mà đã là nòng cốt của xung đột giữa Tiberius Gracchus và các nhà quý tộc, đã tiếp tục, có lẽ thậm chí còn được tăng cường.

Sự tích tụ quyền lực ở trung tâm làm cho các quyền tài sản của những người La Mã bình thường ít an toàn hơn. Đất của nhà nước cũng đã mở rộng với đế chế như một hệ quả của sự tịch thu, và đã tăng lên mức nửa tổng số đất đai ở nhiều phần của đế chế. Các quyền tài sản trở nên đặc biệt bất ổn định bởi vì sự tập trung quyền lực vào tay hoàng đế và đoàn tùy tùng của ông. Theo một hình mẫu không khác biệt quá với cái đã xảy ra ở các thành-quốc Maya, sự đấu đá nội bộ quyết liệt để giành sự kiểm soát vị trí hùng mạnh này đã tăng lên. Các cuộc nội chiến trở thành một sự cố thường xuyên, thậm chí cả trước thế kỷ thứ năm hỗn loạn, khi những người dã man trị vì tối cao. Thí dụ, Septimus Severus đã chiếm lấy quyền lực từ Didius Julianus, người đã phong mình làm hoàng đế sau vụ ám sát Pertinax vào năm 193 SCN. Servius, hoàng đế thứ ba trong cái gọi là Năm của Năm Hoàng đế, sau đó đã tiến hành chiến tranh chống lại các địch thủ của ông đòi quyền kế vị, các tướng Pescennius Niger và Clodius Albinus, những người cuối cùng đã bị đánh bại trong các năm tương ứng 194 và 197 SCN. Servius đã tịch thu tất cả tài sản của các địch thủ thất trận của ông trong nội chiến tiếp sau. Mặc dù các nhà cai trị có tài, như Trajan (98 đến 117 SCN), Hadrian, và Markus Aurelius trong thế kỷ tiếp theo, đã có thể kìm sự suy tàn, họ đã không thể, hay đã không muốn, xử lý các vấn đề thể chế cơ bản. Chẳng ai trong những người này đã đề xuất việc bỏ đế chế hay tái tạo lại các thể chế chính trị hiệu quả theo các đường lối của Cộng hòa La Mã. Markus Aurelius, cho dù các thành công của ông, lại được kế vị bởi con ông Comodus, người đã giống Caligula hay Nero hơn là giống cha mình.

Sự bất ổn gia tăng đã là hiển nhiên từ cách bố trí và địa điểm của các thị trấn và thành phố trong đế chế. Vào thế kỷ thứ ba SCN mọi thành phố lớn trong đế chế đã phải có tường bảo vệ. Trong nhiều trường hợp, các công trình tưởng niệm bị cướp phá để lấy đá, mà được dùng trong xây công sự. Ở xứ Gaul trước khi những người La Mã đến vào năm 125 TCN, đã thường xây các khu định cư trên đỉnh đồi, vì dễ bảo vệ. Với sự đến ban đầu của La Mã, các khu định cư đã dời xuống đồng bằng. Trong thế kỷ thứ ba, xu hướng này bị đảo ngược.

Theo cùng với sự bất ổn chính trị gia tăng là những thay đổi trong xã hội mà đã chuyển các thể chế kinh tế theo hướng khai thác nhiều hơn. Mặc dù tư cách công dân đã được mở rộng đến mức vào năm 212 SCN gần như tất cả cư dân của đế chế đều là công dân, sự thay đổi này đã đi cùng với những thay đổi về địa vị giữa các công dân. Bất cứ ý nghĩa nào mà đã có thể là sự bình đẳng trước pháp luật đều đã bị xấu đi. Thí dụ, dưới triều đại Hadrian (117 đến 138 SCN), đã có những khác biệt rõ ràng về các loại luật được áp dụng cho các loại công dân La Mã khác nhau. Quan trọng không kém là, vai trò của công dân đã hoàn toàn khác với vai trò đã có trong những ngày của Cộng hòa La Mã, khi họ đã có thể sử dụng quyền lực nào đó đối với các quyết định chính trị và kinh tế thông qua các đại hội ở Rome.

Chế độ nô lệ vẫn còn liên tục khắp La Mã, mặc dù có một số tranh cãi về liệu tỷ phần nô lệ trong dân cư có thực sự giảm hay không trong các thế kỷ. Quan trọng ngang thế là, khi đế chế phát triển, ngày càng nhiều người lao động nông nghiệp đã bị giảm xuống địa vị nửa-nô lệ và bị cột chặt vào ruộng đất. Địa vị của những “colonus” nửa-nô lệ này được thảo luận sâu rộng trong các tài liệu pháp luật như các bộ luật Codex Theodosianus Codex Justinianus, và có lẽ có xuất xứ trong triều đại Docletian (284 đến 305 SCN). Quyền của các chúa đất đối với các colonus đã tăng lên tuần tự. Hoàng đế Constantine trong năm 332 đã cho phép các chúa đất xích một colonus lại người mà họ tình nghi là thử bỏ trốn, và từ năm 365 SCN, các colonus đã không được phép bán các tài sản riêng của mình mà không có sự cho phép của chúa đất.

Hệt như chúng ta có thể sử dụng các tàu đắm và các lõi băng Greenland để theo dõi sự mở rộng kinh tế của La Mã trong các thời kỳ đầu, chúng ta cũng có thể sử dụng chúng để lần theo dấu vết suy tàn của nó. Vào năm 500 SCN, đỉnh của các tàu đắm từ 180 đã giảm xuống còn 20. Khi La Mã suy tàn, thương mại Địa Trung Hải sụp đổ, và một số học giả cho rằng nó đã không quay lại đỉnh điểm La Mã của nó cho đến thế kỷ thứ mười chín. Băng Greenland kể một câu chuyện tương tự. Những người La Mã đã dùng bạc để đúc tiền, chì đã có nhiều công dụng, kể cả để làm các ống và bộ đồ ăn. Sau khi lên đỉnh điểm vào thế kỷ thứ nhất SCN, lượng chì, bạc và đồng trong các lõi băng giảm xuống.

Kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế trong Cộng hòa La Mã đã thật ấn tượng, cũng như các thí dụ khác về tăng trưởng dưới các thể chế khai thác, như Liên Xô. Nhưng sự tăng trưởng đó đã bị hạn chế và không bền vững, ngay cả khi đã tính đến rằng nó đã xảy ra dưới các thể chế một phần bao gồm. Sự tăng trưởng đã dựa vào năng suất nông nghiệp tương đối cao, các khoản cống nạp đáng kể từ các tỉnh, và thương mại đường dài, nhưng nó đã không được trụ đỡ bởi tiến bộ công nghệ hay sự phá hủy sáng tạo. Những người La Mã đã kế thừa một số công nghệ cơ bản, các công cụ bằng sắt và vũ khí, sự biết đọc biết viết, cày trong nông nghiệp, và kỹ thuật xây dựng. Những ngày ban đầu trong nền Cộng hòa, họ đã tạo ra những công nghệ khác: xi măng xây nề, máy bơm, và bánh xe nước. Nhưng sau đó, công nghệ đã trì trệ suốt thời kỳ của Đế chế La Mã. Trong chuyên chở bằng tàu thuyền, chẳng hạn, đã có ít thay đổi trong thiết kế tàu thuyền hay thừng chão, và những người La Mã đã chẳng bao giờ phát triển bánh lái đuôi tàu, thay vào đó lái tàu bằng các mái chèo. Bánh xe nước đã lan truyền rất chậm, cho nên năng lượng nước đã chẳng bao giờ cách mạng hóa nền kinh tế La Mã. Ngay cả những thành tựu vĩ đại như cầu máng nước và cống rãnh thành phố đã sử dụng công nghệ hiện tồn, mặc dù những người La Mã đã hoàn thiện nó. Đã có thể có sự tăng trưởng nào đó mà không có đổi mới sáng tạo, dựa vào công nghệ hiện tồn, nhưng đó đã là sự tăng trưởng mà không có phá hủy sáng tạo. Và nó đã không kéo dài. Khi các quyền sở hữu trở nên ngày càng không an toàn và các quyền kinh tế của công dân tiếp theo sau sự sa sút của các quyền chính trị, cũng thế sự tăng trưởng kinh tế suy sụp.

Điều đáng chú ý về các công nghệ mới trong thời kỳ La Mã là, sự tạo ra và sự phổ biến của chúng có vẻ đã được thúc đẩy bởi nhà nước. Đấy là tin tốt, cho đến khi chính phủ quyết định rằng nó không quan tâm đến phát triển công nghệ nữa – một sự cố quá thường xuyên do nỗi sợ sự phá hủy sáng tạo. Nhà văn La Mã vĩ đại Pliny Già kể lại câu chuyện sau đây. Trong triều đại của hoàng đế Tiberius, một người đã sáng chế ra kính không thể vỡ và đã yết kiến hoàng đế dự tính rằng sẽ được một phần thưởng lớn. Ông ta đã minh họa sáng chế của mình, và Tiberius đã hỏi liệu ông ta đã nói cho bất cứ ai khác về sáng chế này hay chưa. Khi người đó trả lời chưa, Tiberius đã sai lôi ông ta ra và giết, “e rằng vàng bị giảm xuống giá trị của bùn”. Có hai điều lý thú về câu chuyện này. Thứ nhất, người đã đi đến Tiberius trước tiên vì một phần thưởng, hơn là tự mình dựng một doanh nghiệp và kiếm lợi nhuận bằng cách bán kính. Điều này cho thấy vai trò của chính phủ La Mã trong kiểm soát công nghệ. Thứ hai, Tiberius đã vui sướng phá hủy sự đổi mới bởi vì các tác động kinh tế có hại mà nó có [đối với ông]. Đấy là nỗi sợ các tác động kinh tế của sự phá hủy sáng tạo.

Cũng có bằng chứng trực tiếp từ thời kỳ Đế chế về nỗi sợ các hệ quả chính trị của sự phá hủy sáng tạo. Suetonius kể câu chuyện về hoàng đế Vespasian, người đã cai trị giữa năm 69 và 79 SCN, đã tiếp nhận ra sao sự chạy chọt của một người đã sáng chế ra một công cụ để chuyên chở các cột đá đến Capitol, thành trì của Rome, với chi phí tương đối nhỏ. Các cột đã to, nặng và rất khó chuyên chở. Chuyển chúng tới Rome từ các mỏ nơi chúng được làm ra dính líu đến công việc của hàng ngàn người, với tốn phí rất lớn đối với chính phủ. Vespasian đã không giết người đó, nhưng ông cũng từ chối sử dụng sự đổi mới, tuyên bố rằng “Sẽ làm sao có thể đối với trẫm để nuôi ăn số dân thường này?” Một lần nữa lại một nhà sáng chế đến với chính phủ. Có lẽ sáng chế này đã tự nhiên hơn kính không thể vỡ, vì chính phủ La Mã đã dính líu sâu vào chuyện khai cột đá và chuyên chở chúng. Lại lần nữa, sự đổi mới sáng tạo bị bác bỏ bởi vì sự đe dọa của sự phá hủy sáng tạo, không phải bởi vì tác động kinh tế của nó, mà là bởi vì nỗi lo sợ sự phá hủy sáng tạo chính trị. Vespasian đã lo rằng trừ phi ông giữ cho dân chúng hạnh phúc và dưới sự kiểm soát, còn không thì sẽ gây bất ổn chính trị. Những người dân thường La Mã phải được giữ luôn bận rộn và dễ bảo, cho nên đã là tốt để có việc làm cho họ, chẳng hạn việc vận chuyển cột loanh quanh. Điều này bổ sung cho bánh mì và các rạp xiếc, mà cũng đã được phân phát miễn phí để giữ cho dân chúng thỏa mãn. Có lẽ thật đích đáng rằng cả hai thí dụ này đến không lâu sau khi nền Cộng hòa bị sụp đổ. Các hoàng đế La Mã đã có sức mạnh lớn hơn rất nhiều để cản sử thay đổi so với các nhà cai trị La Mã trong thời Cộng hòa.

Một lý do quan trọng khác cho sự thiếu đổi mới công nghệ đã là sự phổ biến của tình trạng nô lệ. Khi các lãnh thổ mà những người La Mã kiểm soát được mở rộng, một số rất đông bị bắt làm nô lệ, thường được đưa về Italy để làm việc tại các điền trang lớn. Nhiều công dân của Rome đã không cần phải lao động: họ đã sống nhờ vào những thứ phát không của chính phủ. Thế thì đổi mới sáng tạo đến từ đâu? Chúng ta đã bàn luận rằng đổi mới sáng tạo đến từ những người mới với các ý tưởng mới, phát triển các giải pháp mới cho các vấn đề cũ. Tại La Mã, những người làm việc sản xuất đã là các nô lệ và, muộn hơn, các nửa-nô lệ, các colonus, với ít khuyến khích để đổi mới, vì các ông chủ của họ, chứ không phải họ, được hưởng lợi ích từ bất cứ sự đổi mới nào. Như chúng ta sẽ thấy nhiều lần trong cuốn sách này, các nền kinh tế dựa vào sự trấn áp lao động và các hệ thống như các chế độ nô lệ và nông nô là không đổi mới một cách khét tiếng. Điều này đúng từ thế giới cổ xưa đến thời hiện đại. Ở Hoa Kỳ, chẳng hạn, các bang miền bắc đã tham gia vào Cách mạng Công nghiệp, chứ không phải các bang miền Nam. Tất nhiên chế độ nô lệ và nông nô đã tạo ra của cải to lớn cho những người là các chủ nô và kiểm soát các nông nô, nhưng nó đã không tạo ra đổi mới công nghệ hay sự thịnh vượng cho xã hội.

 

CHẲNG AI VIẾT TỪ VINDOLANDA

Vào năm 43 SCN hoàng đế La Mã Claudius đã chinh phục nước Anh, nhưng Scotland thì không. Một nỗ lực vô ích cuối cùng đã được tiến hành bởi thống sứ La Mã Agricola, người đã từ bỏ và, trong năm 85 đã xây một loạt pháo đài để bảo vệ biên giới phía bắc của nước Anh. Một pháo đài lớn nhất trong những số này đã ở Vindolanda, ba mươi lăm dặm về phía tây Newcastle, và được vẽ trên Bản đồ 11 (trang 165) ở cực tây bắc của Đế chế La Mã. Muộn hơn, Vindolanda đã được hợp nhất vào thành phòng thủ dài tám mươi lăm dặm mà hoàng đế Hadrian đã xây dựng, nhưng trong năm 103 SCN, khi một đội trưởng đội trăm người La Mã (centurion), Candidus, đã đóng ở đây, nó đã là một pháo đài cô lập. Candidus đã cùng bới bạn mình Octavius tham gia cung ứng cho đơn vị đồn trú La Mã và đã nhận một bức thư trả lời từ Octavius cho một bức thư mà ông đã gửi:

Octavius gửi cho bạn mình Candidus, những lời chào. Tôi đã viết cho anh nhiều lần rằng tôi đã mua khoảng năm ngàn thùng bông lúa, vì lý do đó tôi cần tiền mặt, ít nhất năm trăm đồng denarius, kết quả sẽ là tôi sẽ mất khoản tiền mà tôi đã đặt cọc, khoảng ba trăm denarius, và tôi sẽ bị bối rối. Vì thế, tôi yêu cầu anh, gửi cho tôi một số tiền mặt càng nhanh càng tốt. Số da sống mà anh viết đang ở Cataractonium – hãy viết rằng chúng và xe ngựa mà anh viết về được trao cho tôi. Tôi đã sẵn sàng rồi để thu chúng trừ rằng tôi đã không quan tâm đến việc làm tổn thương các con súc vật trong khi đường sá xấu. Hãy kiểm tra với Tertius về 8½ denarius mà anh ta đã nhận từ Fatalis. Anh ta vẫn chưa ghi chúng vào bên có của tài khoản của tôi. Đảm bảo chắc chắn rằng anh gửi tiền mặt cho tôi để tôi có thể có các bông lúa trên sàn tuốt lúa. Chào Spectatus và Fimus. Tạm biệt.

Thư từ giữa Candidus và Octavius minh họa một số mặt quan trọng của sự thịnh vượng của nước Anh La Mã: nó tiết lộ một nền kinh tế tiền tệ tiên tiến với các dịch vụ tài chính. Nó tiết lộ sự hiện diện của đường sá được xây dựng, cho dù đôi khi trong điều kiện tồi tàn. Nó tiết lộ sự hiện diện của một hệ thống tài khóa thu thuế để trả lương của Candidus. Hiển nhiên nhất nó tiết lộ rằng cả hai người đã biết đọc biết viết và đã có khả năng tận dụng lợi thế của một dịch vụ bưu chính loại nào đó. Nước Anh La Mã cũng đã hưởng lợi từ việc sản xuất hàng loạt gốm chất lượng cao, đặc biệt ở Oxfordshire; các trung tâm đô thị với các nhà tắm và các tòa nhà công cộng; và những kỹ thuật xây nhà sử dụng vữa và ngói lợp mái nhà.

Vào thế kỷ thứ tư, tất cả trong suy tàn, và sau năm 411 SCN Đế chế La Mã đã từ bỏ nước Anh. Binh lính bị rút đi, những người ở lại đã không được trả lương, và khi nhà nước La Mã sụp đổ, các nhân viên quản lý đã bị dân cư địa phương tống khứ. Vào năm 450 SCN tất cả các dấu hiệu hào nhoáng này của sự thịnh vượng kinh tế đã mất hết. Tiền đã biến mất khỏi sự lưu thông. Các khu vực đô thị bị bỏ trống, và các tòa nhà bị lột đá. Đường sá bị cỏ dại bao phủ. Loại gốm duy nhất được sản xuất là gốm thô làm bằng tay, không được chế tác hàng loạt. Người dân quên dùng vữa thế nào, và sự biết đọc biết viết suy giảm đáng kể. Các nóc nhà được làm bằng cành cây, chứ không phải lợp ngói. Không ai còn viết từ Vindolanda nữa.

Sau năm 411 SCN, nước Anh đã trải qua một sự sụp đổ kinh tế và trở thành một nơi ao tù nước đọng nghèo nàn – và không phải lần đầu tiên. Trong chương trước chúng ta đã thấy Cách mạng đồ Đá Mới đã bắt đầu như thế nào ở Trung Đông vào khoảng 9.500 TCN. Trong khi cư dân của Jericho và Abu Hureyra đã sống trong các thị trấn nhỏ và canh tác, dân cư của nước Anh vẫn săn bắt và hái lượm, và vẫn làm vậy trong 5.500 năm nữa. Ngay cả khi đó những người Anh đã không sáng chế ra việc canh tác hay chăn thả; những cách làm này đã được mang đến từ bên ngoài bởi những người di cư lan ngang châu Âu từ Trung Đông trong hàng ngàn năm. Khi các cư dân ở nước Anh đuổi kịp các đổi mới lớn này, những người ở Trung Đông phát minh ra các thành phố, chữ viết và đồ gốm. Vào năm 3.500 TCN, các thành phố lớn như Uruk và Ur đã nổi lên ở Mesopotamia, nay là Iraq hiện đại. Uruk đã có thể có dân số mười bốn ngàn người vào năm 3.500 TCN, và bốn mươi ngàn người không lâu sau đó. Bàn chuốt gốm đã được sáng chế ở Mesopotamia vào cùng khoảng thời gian như bánh xe giao thông. Thủ đô Ai Cập Memphis đã nổi lên như một thành phố lớn không lâu sau đó. Chữ viết xuất hiện một cách độc lập ở cả hai khu vực. Trong khi những người Ai Cập đã đang xây các kim tự tháp vĩ đại ở Giza khoảng năm 2.500 TCN, những người Anh đã xây dựng đài tưởng niệm cổ nổi tiếng nhất của họ, vòng tròn đá ở Stonehenge. Không tồi theo các tiêu chuẩn Anh, nhưng thậm chí đã không đủ lớn để chứa được một trong những chiếc thuyền nghi lễ được chôn dưới chân kim tự tháp của Vua Kufu. Nước Anh tiếp tục tụt hậu và để vay mượn từ Trung Đông và phần còn lại của châu Âu cho đến và bao gồm cả thời kỳ La Mã.

Bất chấp một lịch sử không may như vậy, đã chính ở nước Anh là nơi mà xã hội bao gồm thực sự đầu tiên đã nổi lên và là nơi Cách mạng Công nghiệp đã khởi hành. Chúng ta đã biện luận trước đây (trang 102-11) rằng đấy đã là kết quả của một loạt những tương tác giữa những khác biệt nhỏ về thể chế và các bước ngoặt – chẳng hạn, Cái Chết Đen và sự khám phá ra châu Mỹ. Sự phân kỳ Anh đã có gốc rễ lịch sử, nhưng cách nhìn từ Vindolanda gợi ý rằng những rễ này đã không sâu đến thế và chắc chắn không được định trước về mặt lịch sử. Chúng đã không được trồng trong Cách mạng đồ Đá Mới, hay thậm chí trong các thế kỷ của sự bá chủ La Mã. Vào năm 450 SCN, vào đầu của cái mà các sử gia gọi là Thời Kỳ Đen Tối, nước Anh đã trượt lại vào nghèo khó và hỗn loạn chính trị. Đã không có một nhà nước tập trung hữu hiệu nào ở nước Anh trong hàng trăm năm.

 

NHỮNG CON ĐƯỜNG PHÂN KỲ (RẼ THEO CÁC HƯỚNG KHÁC NHAU)

Sự thăng tiến của các thể chế bao gồm và sự tăng trưởng công nghiệp sau đó ở nước Anh đã không xảy ra như một di sản trực tiếp của các thể chế La Mã (hay sớm hơn). Điều này không có nghĩa rằng đã chẳng có gì quan trọng xảy ra với sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã, một sự kiện lớn tác động đến hầu hết châu Âu. Vì các phần khác nhau của châu Âu chia sẻ cùng các bước ngoặt, các thể chế của chúng sẽ trôi dạt theo kiểu cách giống nhau, có lẽ theo một cách Âu châu đặc biệt. Sự sụp đổ của Đế chế La Mã đã là một phần cốt yếu của những bước ngoặt chung này. Con đường Âu châu này tương phản với những con đường ở các phần khác nhau của thế giới, kể cả châu Phi hạ-Sahara, châu Á, và châu Mỹ, mà đã phát triển một cách khác biệt một phần bởi vì chúng đã không đối mặt với cùng các bước ngoặt. 

Nước Anh La Mã đã sụp đổ với một tiếng nổ lớn. Điều này đã ít đúng hơn ở Italy, hay ở xứ Gaul La Mã (nay là nước Pháp hiện đại), hoặc thậm chí ở Bắc Phi, ở những nơi nhiều trong các thể chế cũ còn tồn tại dưới dạng nào đó. Thế nhưng không có sự nghi ngờ gì rằng sự thay đổi từ ưu thế của một nhà nước La Mã duy nhất sang một sự thừa quá nhiều của các nhà nước được vận hành bởi những người Frank, Visigoth, Ostrogoth, Vandal, và Burgundian đã là sự thay đổi quan trọng. Sức mạnh của các nhà nước này đã yếu hơn nhiều, và chúng đã bị đày đọa bởi một loạt dài các cuộc đột nhập từ các ngoại vi của chúng. Từ phương bắc là những người Viking và Dane đến trên những chiếc thuyền dài của họ. Từ hướng đông là những kị binh Hun đến trên lưng ngựa. Cuối cùng, sự nổi lên của Islam như một tôn giáo và lực lượng chính trị trong thế kỷ sau cái chết của Mohammed vào năm 632 SCN đã dẫn đến việc tạo ra các nhà nước Islamic mới ở phần lớn Đế chế Byzantine, Bắc Phi, và Tây Ban Nha. Các quá trình chung này đã làm rung chuyển châu Âu, và theo sau họ một loại xã hội cá biệt, thông thường được nhắc tới như xã hội phong kiến, đã nổi lên. Xã hội phong kiến đã là phi tập trung, bởi vì các nhà nước tập trung mạnh đã bị teo đi, cho dù một số nhà cai trị như Charlemagne đã thử tái lập chúng.

Các thể chế phong kiến, mà dựa trên lao động không tự do, bị cưỡng bức (các nông nô), đã rõ ràng là khai thác, và chúng đã tạo ra cơ sở cho một giai đoạn dài của sự tăng trưởng khai thác và chậm ở châu Âu trong Thời Trung Cổ. Nhưng chúng cũng đã có hậu quả cho những sự phát triển muộn hơn. Thí dụ, trong thời gian dân số nông thôn bị hạ xuống địa vị nông nô, tình trạng nô lệ biến mất khỏi châu Âu. Trong thời gian khi đã là có thể đối với các elite để hạ toàn bộ dân cư nông thôn thành nông nô, đã có vẻ không cần thiết để có một giai cấp nô lệ tách biệt như tất cả các xã hội trước đó đã có. Chủ nghĩa phong kiến cũng đã tạo ra chân không quyền lực trong đó các thành phố độc lập chuyên môn hóa về sản xuất và thương mại đã có thể phồn thịnh. Nhưng khi sự cân bằng quyền lực thay đổi sau Cái Chết Đen, chế độ nông nô bắt đầu tan rã ở Tây Âu, vũ đài được dựng lên cho một xã hội đa nguyên hơn rất nhiều mà không có sự hiện diện của bất cứ nô lệ nào.

Các bước ngoặt, mà gây ra xã hội phong kiến, đã khác biệt, nhưng chúng đã không hoàn toàn bị giới hạn ở châu Âu. Một sự so sánh thích hợp là với nước Phi châu hiện đại Ethiopia, mà đã phát triển từ Vương quốc Aksum, được thành lập ở miền bắc nước này vào khoảng năm 400 TCN. Aksum đã là một vương quốc tương đối phát triển vào thời của nó và đã tham gia thương mại quốc tế với Ấn Độ, Arabia, Hy Lạp, và Đế chế La Mã. Theo nhiều cách, nó đã có thể so sánh được với Đế chế Đông La Mã trong thời kỳ đó. Nó đã sử dụng tiền, đã xây dựng các công trình kỷ niệm và các tòa nhà công và đường sá, và đã có công nghệ rất giống, chẳng hạn, trong nông nghiệp và vận tải bằng tàu thuyền. Cũng có sự tương tự ý thức hệ lý thú giữa Aksum và La Mã. Trong năm 312 SCN, hoàng đế La Mã Constantine đã cải đạo sang Kitô giáo (Christianity), như Vua Ezana của Aksum đã cải đạo trong khoảng cùng thời gian đó. Bản đồ 12 (trang sau) cho thấy vị trí của nhà nước Aksum lịch sử trong Ethiopia và Eritrea hiện đại-ngày nay, với các đồn tiền tiêu ngang Hồng Hải ở Saudi Arabia và Yemen.

Hệt như La Mã suy sụp, Aksum cũng đã thế, và sự suy sụp lịch sử của nó đã theo một hình mẫu gần với hình mẫu suy sụp của Đế chế Tây La Mã. Vai trò được đóng bởi những người Hun và Vandal trong sự suy sụp của La Mã đã được đóng bởi những người Arab, những người, trong thế kỷ thứ bảy, đã mở rộng vào Hồng Hải và xuống Bán đảo Arabia. Aksum đã mất các thuộc địa của nó ở Arabia và các đường thương mại của nó. Việc này đã thúc đẩy nhanh sự suy sụp kinh tế: tiền bị ngưng đúc, dân số thành thị đã rớt xuống, và nhà nước đã tập trung lại vào nội địa và lên cao nguyên của Ethiopia hiện đại.

Ở châu Âu, các thể chế phong kiến đã nổi lên tiếp sau sự sụp đổ của quyền lực nhà nước tập trung. Cũng thế đã xảy ra tại Ethiopia, dựa vào một hệ thống được gọi là gult, mà dính líu đến việc hoàng đế cấp đất phong. Thể chế này được nhắc đến trong các bản thảo thế kỷ thứ mười ba, mặc dù nó có thể đã bắt nguồn sớm hơn nhiều. Từ gult bắt nguồn từ một từ của ngôn ngữ Amharic có nghĩa là “ông đã nhượng một khoảng đất phong.” Nó có nghĩa rằng trong sự trao đổi lấy đất, người nắm giữ gult phải cung cấp các dịch vụ cho hoàng đế, đặc biệt các dịch vụ quân sự. Đổi lại, người nắm giữ gult có quyền để khai thác đồ cống nạp từ những người canh tác trên đất phong đó. Các nguồn lịch sử khác nhau gợi ý rằng những người nắm giữ gult khai thác, giữa một nửa và ba phần tư sản lượng nông nghiệp của các nông dân. Hệ thống này đã là một sự phát triển độc lập với những sự giống nhau đáng chú ý với chủ nghĩa phong kiến Âu châu, nhưng có lẽ còn khai thác hơn. Tại đỉnh cao của chủ nghĩa phong kiến ở nước Anh, các nông nô đối mặt với sự khai thác ít nặng nề hơn và mất khoảng một nửa sản lượng của họ cho chúa đất theo dạng này hay dạng khác.

Nhưng Ethiopia đã không là đại diện của châu Phi. Ở nơi khác, chế độ nô lệ đã không được thay thế bằng chế độ nông nô; chế độ nô lệ Phi châu và các thể chế ủng hộ nó vẫn tiếp tục thêm nhiều thế kỷ. Ngay cả con đường cuối cùng của Ethiopia cũng rất khác. Sau thế kỷ thứ bảy, Ethiopia vẫn đã cô lập ở vùng núi của Đông Phi khỏi các quá trình mà sau đó đã ảnh hưởng đến con đường thể chế của châu Âu, như sự nổi lên của các thành phố độc lập, các ràng buộc mới sinh đối với quốc vương và sự mở rộng thương mại Đại Tây Dương sau việc khám phá ra châu Mỹ. Hệ quả là, phiên bản của các thể chế chuyên chế của nó phần lớn vẫn không thay đổi. Lục địa Phi châu muộn hơn đã tương tác trong một năng lực rất khác với châu Âu và châu Á. Đông Phi đã trở thành nhà cung cấp nô lệ chủ yếu cho thế giới Arab, và Tây và Trung Phi, với tư cách nhà cung cấp nô lệ, đã bị lôi kéo vào nền kinh tế thế giới trong thời gian sự mở rộng Âu châu gắn với thương mại Đại Tây Dương. Thương mại Đại Tây Dương đã dẫn thế nào đến những con đường phân kỳ một cách rõ rệt giữa Tây Âu và châu Phi còn là một thí dụ nữa về sự phân kỳ thể chế do kết quả từ sự tương tác giữa các bước ngoặt và những sự khác biệt thể chế hiện tồn. Trong khi ở nước Anh các khoản lợi nhuận của buôn bán nô lệ đã giúp làm giàu cho những người chống chủ nghĩa chuyên chế, thì ở châu Phi chúng lại đã giúp tạo ra và tăng cường chủ nghĩa chuyên chế.

Xa châu Âu hơn, các quá trình trôi dạt thể chế hiển nhiên còn tự do hơn để đi theo con đường riêng của chúng. Ở châu Mỹ, chẳng hạn, mà đã bị cắt khỏi châu Âu vào khoảng năm 15.000 TCN bởi sự tan băng nối liền Alaska với Nga, đã có những đổi mới thể chế tương tự như các đổi mới thể chế của những người Natufian, dẫn đến cuộc sống tĩnh tại, hệ thống thứ bậc, và sự bất bình đẳng – nói ngắn gọn, đến các thể chế khai thác. Những điều này đã xảy ra đầu tiên ở Mexico và Peru Andean và Bolivia, và đã dẫn đến Cách mạng đồ Đá Mới châu Mỹ, với việc thuần hóa ngô. Đã chính là ở các nơi này mà các hình thức ban đầu của sự tăng trưởng khai thác đã xảy ra, như chúng ta đã thấy trong các thành-quốc Maya. Nhưng cũng theo cùng cách, mà những đột phá lớn theo hướng các thể chế bao gồm và tăng trưởng công nghiệp ở châu Âu đã không đến từ các nơi thế giới La Mã đã có ảnh hưởng mạnh nhất, các thể chế bao gồm ở châu Mỹ đã không phát triển ở những vùng đất của các nền văn minh sớm này. Thực vậy, như chúng ta đã thấy ở chương 1, các nền văn minh định cư dày đặc này đã tương tác theo một cách tai ác với chủ nghĩa thuộc địa Âu châu để tạo ra một “sự đảo ngược vận may,” làm cho các nơi trước kia tương đối giàu trở thành tương đối nghèo ở châu Mỹ. Ngày nay chính Hoa Kỳ và Canada, những nơi khi đó đã tụt hậu xa đằng sau các nền văn minh phức tạp ở Mexico, Peru, và Bolivia, là giàu hơn phần còn lại của châu Mỹ rất nhiều.

 

NHỮNG HỆ QUẢ CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG SỚM

Thời kỳ dài, giữa Cách mạng đồ Đá Mới mà đã bắt đầu vào năm 9.500 TCN và Cách mạng Công nghiệp Anh vào cuối thế kỷ thứ mười tám, đã bừa bộn với các đợt cố gắng tăng trưởng kinh tế. Những đợt cố gắng này được kích bởi những đổi mới thể chế mà cuối cùng đã mất hiệu lực. Ở La Mã Cổ xưa các thể chế của nền Cộng hòa, mà đã tạo ra mức độ nào đó của sức sống kinh tế và đã cho phép việc xây dựng một đế chế đồ sộ, đã bị tàn phá sau cuộc đảo chính của Julius Caesar và sự xây dựng đế chế dưới thời Augustus. Đã cần đến hàng thế kỷ để cuối cùng Đế chế La Mã biến mất, và sự suy sụp đã kéo dài; nhưng một khi các thể chế cộng hòa tương đối bao gồm đã nhường đường cho các thể chế khai thác của đế chế, thì sự thoái bộ kinh tế đã trở nên hầu như không thể tránh khỏi.

Động học của Venice cũng đã tương tự. Sự thịnh vượng kinh tế của Venice đã được tạo dựng bởi các thể chế mà đã có các yếu tố bao gồm quan trọng, nhưng các thể chế này đã bị xói mòn khi các elite hiện tồn đã đóng hệ thống lại với những người gia nhập mới và thậm chí đã cấm các thể chế mà đã tạo ra sự thịnh vượng của nền cộng hòa.

Dẫu kinh nghiệm La Mã có đáng chú ý đến thế nào, không phải sự thừa kế của La Mã là cái đã dẫn trực tiếp đến sự nổi lên của các thể chế bao gồm ở nước Anh và đến Cách mạng Công nghiệp Anh. Các nhân tố lịch sử định hình các thể chế phát triển thế nào, nhưng đây không phải là một quá trình đơn giản, tiền định, tích lũy. La Mã và Venice minh họa các bước ban đầu tiến đến tính bao gồm đã bị đảo ngược ra sao. Phong cảnh kinh tế và thể chế mà La Mã đã tạo ra khắp châu Âu và Trung Đông đã không dẫn một cách không thể lay chuyển nổi đến các thể chế bao gồm được bén rễ chắc của các thế kỷ muộn hơn. Thực ra, những việc này đã nổi lên đầu tiên và mạnh nhất ở nước Anh, nơi ảnh hưởng La Mã đã yếu nhất và nơi nó biến mất một cách dứt khoát nhất, hầu như không có một dấu vết, trong thế kỷ thứ năm SCN.

Thay vào đó, như chúng ta đã thảo luận ở chương 4, lịch sử đóng một vai trò chủ yếu thông qua sự trôi dạt thể chế mà tạo ra những sự khác biệt thể chế, dẫu đôi khi nhỏ, mà sau đó được khuếch đại lên khi chúng tương tác với các bước ngoặt. Chính bởi vì những sự khác biệt thể chế này thường là nhỏ mà chúng có thể bị đảo ngược một cách dễ dàng và không nhất thiết là hệ quả của một quá trình tích lũy đơn giản.

Tất nhiên, La Mã đã có những ảnh hưởng lâu dài lên châu Âu. Luật và các thể chế La Mã đã ảnh hưởng đến luật và các thể chế mà các vương quốc của những người dã man đã dựng lên sau sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã. Cũng chính sự sụp đổ của La Mã đã là cái tạo ra phong cảnh chính trị phi tập trung mà đã phát triển thành trật tự phong kiến. Sự biến mất của tình trạng nô lệ và sự nổi lên của các thành phố độc lập đã là các sản phẩm phụ dài, kéo dài (và, tất nhiên, tùy thuộc ngẫu nhiên về mặt lịch sử) của quá trình này. Những điều này trở nên đặc biệt quan trọng khi Cái Chết Đen đã làm lung lay xã hội phong kiến một cách sâu sắc. Từ đống tro tàn của Cái Chết Đen nổi lên các thị trấn và các thành phố mạnh hơn, và một giai cấp nông dân không còn bị gắn với đất và mới thoát được các nghĩa vụ phong kiến. Đã chính xác là các bước ngoặt được tháo ra bởi sự sụp đổ của Đế chế La Mã là những cái đã dẫn đến một sự trôi dạt thể chế mạnh tác động đến toàn bộ châu Âu theo một cách mà không có cái tương tự ở châu Phi hạ-Sahara, châu Á, hay châu Âu.

Vào thế kỷ thứ mười sáu, về mặt thể chế châu Âu đã rất khác với châu Phi hạ-Sahara và châu Mỹ. Tuy đã không giàu hơn nhiều so với hầu hết các nền văn minh Á châu ngoạn mục nhất ở Ấn Độ hay Trung Quốc, châu Âu đã khác biệt với các chính thể này trên nhiều phương diện chủ chốt. Thí dụ, nó đã phát triển các thể chế đại diện thuộc loại không được biết đến ở đó. Những cái này đã sẽ đóng một vai trò cốt yếu trong sự phát triển của các thể chế bao gồm. Như chúng ta sẽ thấy trong hai chương tiếp theo, những sự khác biệt thể chế nhỏ sẽ là những cái thực sự quan trọng bên trong châu Âu; và những cái này tạo thuận lợi cho nước Anh, bởi vì chính ở đó là nơi trật tự phong kiến đã nhường bước một cách toàn diện nhất cho những người nông dân có đầu óc thương mại và các trung tâm đô thị độc lập nơi các nhà buôn và các nhà công nghiệp đã có thể phát đạt. Các nhóm này đã đòi hỏi rồi các quyền tài sản an toàn hơn, các thể chế kinh tế khác nhau, và tiếng nói chính trị từ các quốc vương của họ. Toàn bộ quá trình này sẽ tới tột đỉnh trong thế kỷ thứ mười bảy.

Người dịch: Nguyễn Quang A

Nguồn: Why Nations Fail

THE ORIGINS OF POWER,PROSPERITY, AND POVERTY

Daron Acemoglu and Jemes A. Robinson

Crown Publishers ● New York

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114569418

Hôm nay

2202

Hôm qua

2432

Tuần này

21801

Tháng này

227942

Tháng qua

129483

Tất cả

114569418