Xổ số đã được mở cho tất cả các khách hàng đã giữa năm ngàn Zimbabwe dollar hoặc hơn trong tài khoản của họ trong tháng Mười Hai 1999. Khi Chawawa rút vé ra, ông đã lặng người đi vì sửng sốt. Như tuyên bố công khai của Zimbank diễn đạt, “Vị chủ Nghi lễ Fallot Chawawa đã hầu như không thể tin vào mắt mình khi chiếc vé rút trúng thưởng Z$100.000 được chuyển cho ông và ông đã thấy tên Quý Ngài RG Mugabe viết trên đó.”
Tổng thống Robert Mugabe, người đã cai trị Zimbabwe bằng trăm phương nghìn kế, và thường với bàn tay sắt, từ năm 1980, đã trúng xổ số, có giá trị một trăm ngàn dollar Zimbabwe, khoảng năm lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của nước này. Zimbank đã cho rằng tên của Ông Mugabe đã được rút từ hàng ngàn khách hàng đủ tư cách. Một người may mắn làm sao! Chẳng cần phải nói ông đã thực sự không cần tiền. Mugabe thực ra đã mới tự thưởng cho mình và nội các của ông sự tăng lương lên đến 200 phần trăm.
Vé xổ số đã chỉ là một chỉ báo thêm về các thể chế khai thác của Zimbabwe. Ta có thể gọi việc này là tham nhũng, nhưng nó chỉ là một triệu chứng của tình trạng bất ổn thể chế ở Zimbabwe. Sự thực rằng Mugabe đã có thể thậm chí trúng thưởng xổ số nếu ông ta muốn đã cho thấy ông ta có bao nhiêu sự kiểm soát đến các sự việc ở Zimbabwe, và cho thế giới một cái nhìn thoáng qua về mức độ của các thể chế khai thác của nước này.
Lý do phổ biến nhất vì sao các quốc gia thất bại ngày nay là bởi vì chúng có các thể chế khai thác. Zimbabwe dưới chế độ Mugabe minh họa một cách sống động các hậu quả kinh tế và xã hội. Mặc dù số liệu thống kê quốc gia ở Zimbabwe là rất không đáng tin cậy, ước lượng tốt nhất vào năm 2008, thu nhập đầu người của Zimbabwe đã là khoảng một nửa của mức nó đã có khi nước này được độc lập năm 1980. Việc này nghe có vẻ đầy kịch tính, thực ra nó chưa bắt đầu thâu tóm được sự xuống cấp về mức sống ở Zimbabwe. Nhà nước đã sụp đổ và ít nhiều đã ngừng cung cấp bất cứ dịch vụ công cơ bản nào. Trong 2008–2009 sự xấu đi trong các hệ thống sức khỏe đã dẫn đến sự bùng nổ của dịch tả khắp nước. Kể từ 10 tháng Giêng, 2010, đã có 98.741 ca được báo cáo và 4.293 người chết, làm cho nó là sự bùng nổ dịch tả gây chết người nhất ở châu Phi hơn mười lăm năm trước. Trong lúc ấy, thất nghiệp hàng loạt cũng đã đạt mức chưa từng có. Đầu năm 2009, Văn phòng Liên Hợp quốc về Điều phối các Vấn đề Con người đã xác nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp đã đạt tới mức không thể tin được 94 phần trăm.
Gốc rễ của nhiều thể chế kinh tế và chính trị ở Zimbabwe, như cho phần lớn của châu Phi hạ-Sahara, có thể truy nguyên về đến thời kỳ thuộc địa. Năm 1890 Công ty Anh Nam Phi (British South Africa Company) của Cecil Rhodes đã gửi một đội viễn chinh quân sự vào vương quốc khi đó của những người Ndebele, ở Matabeleland, và cũng vào Mashonaland ở bên cạnh. Vũ khí ưu việt của họ đã nhanh chóng đàn áp sự kháng cự của người Phi châu, và vào năm 1901 thuộc địa Nam Rhodesia, được đặt tên theo Rhodes, đã được thành lập trong vùng mà bây giờ là Zimbabwe. Bây giờ vùng này đã là một vùng đất nhượng của Công ty Anh Nam Phi, Rhodes đã liệu trước việc kiếm tiền ở đó qua thăm dò và khai mỏ các khoáng vật quý. Những việc kinh doanh mạo hiểm đã chẳng bao giờ cất cánh khỏi mặt đất, nhưng đất canh tác rất màu mỡ đã bắt đầu thu hút sự di cư của người da trắng. Những người định cư này không lâu sau đã thôn tính phần lớn đất. Vào năm 1923 họ đã tự giải phóng mình khỏi sự cai trị của Công ty Anh Nam Phi và đã thuyết phục chính phủ Anh ban cho họ chế độ tự trị. Cái đã xảy ra sau đó là rất giống cái đã xảy ra ở Nam Phi chừng một thập niên trước. Đạo luật Đất Bản xứ năm 1913 (trang 265-266) đã tạo ra nền kinh tế kép ở Nam Phi. Rhodesia đã thông qua các luật rất giống thế, và đã được mô hình Nam Phi gây cảm hứng, một nhà nước apartheid của riêng người da trắng đã được xây dựng không lâu sau 1923.
Khi các đế chế thuộc địa Âu châu sụp đổ vào cuối các năm 1950 và đầu các năm 1960, elite da trắng ở Rhodesia, được lãnh đạo bởi Ian Smith, chiếm có lẽ 5 phần trăm dân số, đã tuyên bố độc lập khỏi Anh trong năm 1965. Ít chính phủ quốc tế đã công nhận sự độc lập của Rhodesia, và Liên Hiệp Quốc đã đưa ra những trừng phạt kinh tế và chính trị chống lại nó. Các công dân da đen đã tổ chức chiến tranh du kích từ các căn cứ ở các nước láng giềng Mozambique và Zambia. Áp lực quốc tế và cuộc nổi loạn được tiến hành bởi hai nhóm chính, ZANU (Zimbabwe African National Union – Liên Hiệp Quốc gia Phi châu Zimbabwe) của Mugabe và ZAPU (Zimbabwe African People’s Union - Liên Hiệp Nhân dân Phi châu Zimbabwe), do Joshua Nkomo lãnh đạo, đã dẫn đến một sự chấm dứt được thỏa thuận của sự cai trị da trắng. Nhà nước Zimbabwe được tạo ra năm 1980.
Sau độc lập, Mugabe đã nhanh chóng thiết lập sự kiểm soát cá nhân của mình. Ông hoặc đã loại bỏ các đối thủ của mình một cách hung dữ hay đã kết nạp họ vào. Các hành động quá xá nhất đã xảy ra ở Matabeleland, vùng đất trung tâm ủng hộ cho ZAPU, nơi nhiều đến hai mươi ngàn người đã bị giết trong đầu các năm 1980. Vào năm 1987 ZAPU đã sáp nhập với ZANU để tạo ra ZANU-PF, và Joshua Nkomo đã bị đẩy ra bên lề về mặt chính trị. Mugabe đã có thể viết lại hiến pháp mà ông ta đã kế thừa như một phần của sự đàm phán độc lập, biến ông thành tổng thống (ông đã bắt đầu như thủ tướng), bãi bỏ các danh sách người bầu cử da trắng mà đã là một phần của thỏa thuận độc lập, và cuối cùng, trong năm 1990, ông đã giải thoát hoàn toàn khỏi Thượng viện và đưa vào các vị trí trong cơ quan lập pháp mà ông ta có thể bổ nhiệm. Kết quả đã là một nhà nước độc đảng de facto (trên thực tế) do Mugabe đứng đầu.
Vào lúc độc lập, Mugabe đã tiếp quản một tập các thể chế kinh tế khai thác được tạo ra bởi chế độ da trắng. Các thể chế này gồm có một loạt quy chế về giá cả và ngoại thương, ngành công nghiệp do nhà nước vận hành, và các hội đồng marketing nông nghiệp bắt buộc. Việc làm nhà nước đã mở rộng nhanh chóng, với các việc làm trao cho những người ủng hộ của ZANU-PF. Quy chế chặt chẽ của chính phủ đối với nền kinh tế đã phù hợp với các elite ZANU-PF bởi vì nó đã gây khó khăn cho sự nổi lên của một tầng lớp doanh nhân Phi châu độc lập, những người mà sau đó có thể thách thức độc quyền chính trị của các elite. Tình hình này đã rất giống tình hình mà chúng ta đã thấy ở Ghana trong các năm 1960 ở chương 2. Một cách mỉa mai, tất nhiên, việc này đã để lại những người da trắng như tầng lớp doanh nhân chủ yếu. Trong thời kỳ này sức mạnh chính của nền kinh tế da trắng, đặc biệt là khu vực xuất khẩu nông nghiệp rất sinh lời, đã được để nguyên không bị đụng chạm đến. Nhưng tình trạng này chỉ kéo dài cho đến khi Mugabe trở nên không được dân ưa.
Mô hình điều tiết và sự can thiệp vào thị trường dần dần đã trở nên không thể chịu được nữa, và một quá trình thay đổi thể chế, với sự ủng hộ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã bắt đầu trong năm 1991 sau một cuộc khủng hoảng tài khóa nghiêm trọng. Sự xấu đi của thành tích kinh tế cuối cùng đã dẫn đến sự nổi lên của một phe đối lập chính trị nghiêm túc đối với sự cai trị độc-đảng của ZANU-PF: Phong trào Thay đổi Dân chủ (Movement for Democratic Change – MDC). Các cuộc bầu cử Quốc hội 1995 đã còn xa mới mang tính cạnh tranh. ZANU-PF đã được 81 phần trăm phiếu bầu và 118 trong số 120 ghế. Năm mươi lăm trong số đại biểu quốc hội này đã được bầu không gặp sự đối lập. Cuộc bầu cử tổng thống trong năm tiếp theo đã cho thấy thậm chí nhiều dấu hiệu hơn về những sự không tuân theo quy tắc và gian lận. Mugabe đã thắng 93 phần trăm phiếu bầu, nhưng hai đối thủ của ông, Abel Muzorewa và Ndabaningi Sithole, đã rút lại sự ứng cử của họ trước bầu cử, tố cáo sự cưỡng bức và gian lận của chính phủ.
Sau 2000, bất chấp tất cả sự tham nhũng này, sự kìm kẹp của ZANU-PF đã yếu đi. Nó đã chỉ được 49 phần trăm số phiếu bầu phổ thông, và chỉ 63 ghế. Tất cả đã đều bị tranh giành bởi MDC, những người đã được mọi ghế ở thủ đô, Harare. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2002, Mugabe đã chỉ vét được 56 phần trăm phiếu bầu. Cả hai lần bầu cử đã xảy ra theo cách tốt nhất của ZANU-PF bởi vì bạo lực và sự đe dọa, cùng với gian lận bầu cử.
Phản ứng của Mugabe đối với sự tan vỡ kiểm soát chính trị của ông đã là tăng cường cả đàn áp lẫn sử dụng các chính sách của chính phủ để mua sự ủng hộ. Ông đã mở một cuộc tấn công toàn lực lên các địa chủ da trắng. Bắt đầu trong năm 2000, ông đã khuyến khích và ủng hộ một đợt rộng của những việc chiếm đất và tước đoạt đất. Chúng đã thường được dẫn đầu bởi các hội cựu chiến binh, các nhóm được cho là bao gồm những người đã chiến đấu trước đây trong chiến tranh độc lập. Một số đất bị tước đoạt đã được trao cho các nhóm này, nhưng phần lớn cũng đã dành cho các elite ZANU-PF. Tính không an toàn của các quyền tài sản do Mugabe và ZANU-PF gây ra đã dẫn đến một sự sụp đổ của sản lượng và năng suất nông nghiệp. Khi nền kinh tế sụp đổ, việc duy nhất còn lại là đi in tiền để mua sự ủng hộ, mà đã dẫn đến siêu lạm phát. Trong tháng Giêng 2009, đã trở nên hợp pháp để sử dụng các đồng tiền khác, như đồng rand của Nam Phi, và đồng dollar Zimbabwe đã biến khỏi lưu thông, một miếng giấy vô giá trị.
Cái đã xảy ra ở Zimbabwe sau 1980 đã là chuyện tầm thường ở châu Phi hạ-Sahara từ khi độc lập. Zimbabwe đã kế thừa một tập các thể chế chính trị và kinh tế hết sức khai thác trong năm 1980. Trong thập niên rưỡi đầu tiên, các thể chế này đã được duy trì tương đối nguyên vẹn. Trong khi đã xảy ra các cuộc bầu cử, các thể chế chính trị đã không bao gồm chút nào. Các thể chế kinh tế đã thay đổi một chút; chẳng hạn, đã không còn sự phân biệt rõ rệt chống lại những người da đen. Nhưng tổng quát các thể chế vẫn mang tính khai thác, với sự khác biệt duy nhất là thay cho Ian Smith và những người da trắng tiến hành khai thác, đã là Robert Mugabe và các elite ZANU-PF nhồi đầy túi họ. Theo thời gian các thể chế đã trởi nên thậm chí khai thác hơn, và thu nhập ở Zimbabwe đã suy sụp. Sự thất bại kinh tế và chính trị ở Zimbabwe là một sự biểu thị khác nữa của quy luật sắt của chính thể đầu sỏ – trong trường hợp này, với chế độ bóc lột và đàn áp của Ian Smith được thay thế bằng chế độ bóc lột, tham nhũng, và đàn áp của Robert Mugabe. Việc trúng xổ số giả mạo của Mugabe trong năm 2000 khi đó đã chỉ là chóp đỉnh của một tảng băng rất tham nhũng và được định hình về mặt lịch sử.
CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI ngày nay bởi vì các thể chế kinh tế khai thác của họ đã không tạo ra các khuyến khích cần cho người dân để tiết kiệm, đầu tư, và đổi mới. Các thể chế chính trị khai thác ủng hộ các thể chế kinh tế này bằng cách thắt chặt quyền lực của những người hưởng lợi từ sự khai thác. Các thể chế kinh tế và chính trị khai thác, mặc dù các chi tiết của chúng thay đổi theo các hoàn cảnh khác nhau, luôn luôn ở gốc rễ của sự thất bại này. Trong nhiều trường hợp, chẳng hạn, như chúng ta sẽ thấy ở Argentina, Colombia, và Ai Cập, sự thất bại này có dạng của sự thiếu hoạt động kinh tế thích đáng, bởi vì các chính trị gia đúng là quá sung sướng để khai thác các nguồn lực hay để dập tắt bất cứ loại hoạt động kinh tế độc lập nào mà đe dọa họ và các elite kinh tế. Trong một số trường hợp cực đoan, như ở Zimbabwe và Sierra Leone, mà chúng ta thảo luận tiếp sau, các thể chế khai thác mở đường cho sự thất bại nhà nước hoàn toàn, phá hủy không chỉ luật và trật tự mà thậm chí cả các khuyến khích kinh tế cơ bản nhất. Kết quả là sự đình trệ kinh tế và – như lịch sử gần đây của Angola, Cameroon, Chad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Haiti, Liberia, Nepal, Sierra Leone, Sudan, và Zimbabwe minh họa – các cuộc nội chiến, những sự dời chỗ hàng loạt, và các bệnh dịch, làm cho nhiều trong các nước này ngày nay nghèo hơn họ đã là trong các năm 1960.
MỘT CUỘC THẬP TỰ CHINH CỦA TRẺ CON?
Ngày 23 tháng Ba, 1991, một nhóm người được vũ trang dưới sự lãnh đạo của Foday Sankoh đã vượt qua biên giới từ Liberia vào Sierra Leone và đã tấn công thị trấn biên cương Kailahun ở miền nam. Sankoh, một hạ sĩ trước đây trong quân đội Sierra Leone, đã bị tống giam sau khi tham gia vào một cuộc đảo chính chết non chống lại chính phủ Siaka Stevens năm 1971. Sau khi được thả ra, cuối cùng ông đã đến Libya, nơi ông đã vào một trại huấn luyện mà nhà độc tài Libya Đại tá Qaddafi đã tổ chức cho các nhà cách mạng Phi châu. Tại đó ông đã gặp Charles Taylor, người đã âm mưu lật đổ chính phủ ở Liberia. Khi Taylor xâm lấn Liberia vào đêm Giáng sinh 1989, Sankoh đã cùng ông, và với một nhóm người của Taylor, hầu hết là những người Liberia và Burkinabe (các công dân của Burkina Faso), mà Sankoh đã xâm lấn Sierra Leone. Họ đã gọi mình là RUF, Revolutionary United Front (Mặt trận Thống nhất Cách mạng), và họ đã tuyên bố rằng họ ở đó để lật đổ chính phủ APC tham nhũng và bạo ngược.
Như chúng ta đã thấy ở chương trước, Siaka Stevens và đảng Hội nghi Toàn dân, APC, của ông ta đã tiếp quản và đã tăng cường các thể chế khai thác của sự cai trị thuộc địa ở Sierra Leone, hệt như Mugabe và ZANU-PF đã làm ở Zimbabwe. Vào năm 1985, khi Stevens bị bệnh ung thư, đã đưa Joseph Momoh vào để thay ông ta, nền kinh tế đang sụp đổ. Stevens, có vẻ không có sự mỉa mai, đã thường thích trích dẫn cách ngôn “Con bò ăn ở nơi nó bị cột.” và nơi Stevens một thời đã ăn, bây giờ Momoh đã nhồi nhét. Đường sá đã đổ nát thành từng khúc, và các trường học bị tan rã. Các buổi phát truyền hình toàn quốc đã ngừng trong năm 1987, khi máy phát được bộ trưởng thông tin bán đi, và năm 1989 một tháp radio chuyển tiếp các tín hiệu radio ở bên ngoài Freetown đã đổ, chấm dứt các chương trình phát thanh bên ngoài thủ đô. Một phân tích được đăng trên một tờ báo ở thủ đô Freetown trong năm 1995 nghe có vẻ rất thật:
Vào cuối sự cai trị của Momoh ông đã ngừng trả lương các công chức, các giáo viên và thậm chí Các Thủ lĩnh Tối cao. Chính phủ trung ương đã sụp đổ, và sau đó tất nhiên chúng ta đã có các cuộc xâm nhập biên giới, “những kẻ nổi loạn” và tất cả các vũ khí tự động đổ vào biên giới từ Liberia. NPRC, “những kẻ nổi loạn” và các “sobel” [binh lính (soldier) trở thành những kẻ nổi loạn (rebel)] tất cả chẳng khác gì sự hỗn độn mà ta chờ đợi khi chính phủ biến mất. Chẳng ai trong số họ là nguyên nhân của các vấn đề của chúng ta, mà họ là các triệu chứng.
Sự sụp đổ của nhà nước dưới thời Momoh, một lần nữa lại là một hệ quả của vòng luẩn quẩn được tháo ra bởi các thể chế khai thác cực đoan dưới thời Stevens, có nghĩa rằng đã chẳng có gì chặn RUF vượt qua biên giới trong năm 1991. Nhà nước đã không còn khả năng nào để chống lại nó. Stevens đã hoạn quân đội rồi, bởi vì ông đã lo quân đội có thể lật đổ ông. Khi đó đã là dễ cho một số tương đối ít người có vũ trang để tạo ra sự hỗn loạn trong hầu hết nước này. Họ thậm chí đã có một tuyên ngôn được gọi là “Con đường đến Dân chủ,” mà đã bắt đầu với một trích dẫn từ trí thức da đen Frantz Fanon: “Từ sự tối tăm tương đối, mỗi thế hệ phải tìm ra sứ mệnh của mình, thực hiện nó hoặc phản bội nó.” Đoạn “Chúng ta Chiến đấu Vì Cái gì?” bắt đầu:
Chúng ta tiếp tục chiến đấu bởi vì chúng ta chán ngấy phải làm các nạn nhân vĩnh viễn của nhà nước đã đỡ đầu cho sự nghèo khó và sự làm mất danh giá con người đã giáng xuống chúng ta trong các năm của sự cai trị độc đoán và chủ nghĩa quân phiệt. Nhưng, chúng ta sẽ thực hiện sự kiềm chế và tiếp tục kiên nhẫn chờ cuộc gặp gỡ hẹn hò của hòa bình – nơi tất cả chúng ta sẽ là những người chiến thắng. Chúng ta cam kết với hòa bình, bằng bất cứ phương tiện cần thiết nào, nhưng cái chúng ta không cam kết cho là để trở thành các nạn nhân của hòa bình. Chúng ta biết sự nghiệp của chúng ta là chính nghĩa và Chúa/Allah sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta trong cuộc chiến đấu của chúng ta để xây dựng lại một Sierra Leone mới.
Mặc dù Sankoh và các lãnh đạo khác của RUF đã có thể bắt đầu với những lời trách móc chính trị, và những bất bình của nhân dân chịu đau khổ dưới các thể chế khai thác của APC đã có thể khuyến khích họ để gia nhập phong trào lúc ban đầu, tình hình đã thay đổi nhanh chóng và đã tuột khỏi sự kiểm soát. “Sứ mạng” của RUF đã đẩy nước này vào sự thống khổ, như trong lời chứng của một thiếu niên từ Geoma, ở miền nam Sierra Leone:
Họ đã tập hợp một số chúng tôi lại … Họ đã chọn một số bạn của chúng tôi và đã giết họ, hai trong số họ. Đấy đã là những người mà cha họ đã là các thủ lĩnh, và họ đã có giày ống của lính và tài sản trong nhà của họ. Họ đã bị bắn, chẳng vì lý do nào khác hơn là họ đã bị tố cáo chứa chấp binh lính. Các thủ lĩnh cũng đã bị giết – như một phần của chính phủ. Họ đã chọn ai đó làm thủ lĩnh mới. Họ đã vẫn nói họ đến để giải phóng chúng tôi khỏi APC. Sau một lúc, họ đã không chọn ra người để giết, chỉ bắn vào dân chúng.
Trong năm đầu tiên của sự xâm lấn, bất cứ gốc rễ trí tuệ nào, mà RUF đã có thể có, đã hoàn toàn tiêu tan. Sankoh đã hành quyết những người phê phán trào lưu gia tăng của các hành động tàn bạo. Không lâu sau, ít người đã tự nguyện tham gia RUF. Thay vào đó họ đã chuyển sang tuyển mộ bằng vũ lực, đặc biệt tuyển mộ trẻ em. Quả thực, tất cả các bên đã làm việc này, kể cả quân đội. Nếu nội chiến Sierra Leone đã là một cuộc thập tự chinh để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, cuối cùng nó đã là một cuộc thập tự chinh của trẻ em. Cuộc xung đột đã mãnh liệt thêm với các cuộc tàn sát và những sự lạm dụng quyền con người hàng loạt, kể cả việc cưỡng hiếp hàng loạt và cắt cụt tay và tai. Khi RUF tiếp quản các vùng, họ cũng đã tiến hành bóc lột kinh tế. Đã hầu như hiển nhiên trong các vùng khai mỏ kim cương, nơi họ đã ép kéo bọn người dân vào khai mỏ kim cương, nhưng cũng đã phổ biến cả ở nơi khác nữa.
RUF đã không đơn độc trong việc phạm những sự tàn ác, tàn sát, và lao động cưỡng bức có tổ chức. Chính phủ đã cũng làm thế. Sự sụp đổ của luật và trật tự đã như thế nên khó cho người dân để bảo ai là một người lính và ai là một kẻ nổi loạn. Kỷ luật quân sự hoàn toàn biến mất. Vào thời gian chiến tranh hết thúc trong năm 2001, có lẽ tám mươi ngàn người đã chết và toàn bộ nước này đã bị tàn phá. Đường sá, nhà cửa, và các tòa nhà đã hoàn toàn bị phá hủy. Ngày nay, nếu bạn đi đến Koidu, một vùng sản xuất kim cương chủ yếu ở miền đông, bạn vẫn sẽ thấy các dãy nhà cháy lỗ chỗ đầy lỗ đạn.
Vào năm 1991 nhà nước ở Sierra Leone đã hoàn toàn thất bại. Hãy nghĩ về cái nhà Vua Shyaam đã bắt đầu với những người Bushong (trang 133-136): ông đã dựng lên các thể chế khai thác để thắt chặt quyền lực của ông và tước đoạt đầu ra mà phần còn lại của xã hội tạo ra. Nhưng ngay cả các thể chế khai thác với quyền lực trung ương được tập trung trong tay ông đã là một sự cải thiện so với tình hình mà không có luật và trật tự, quyền lực trung ương, hay các quyền tài sản mà đã đặc trung cho xã hội Lele ở bên phía kia của sông Kasai. Sự thiếu trật tự và quyền lực trung ương đã là số phận của nhiều quốc gia Phi châu trong các thập niên gần đây, một phần bởi vì quá trình tập trung hóa chính trị đã bị chậm trễ trong phần lớn châu Phi hạ-Sahara, mà cũng bởi vì vòng luẩn quẩn của các thể chế khai thác đã đảo ngược bất cứ sự tập trung hóa nhà nước nào mà đã tồn tại, chuẩn bị cho sự thất bại nhà nước.
Sierra Leone trong nội chiến đẫm máu của nó kéo dài mười năm, từ 1991 đến 2001, đã là một trường hợp điển hình của một nhà nước thất bại. Nó đã xuất phát như chỉ một nước khác nữa bị làm hại bởi các thể chế khai thác, mặc dù thuộc một loại đặc biệt xấu xa và không hiệu quả. Các nước trở thành các nhà nước thất bại không bởi vì địa lý của chúng hay văn hóa của chúng, mà bởi vì di sản của các thể chế khai thác, mà tập trung quyền lực và của cải vào tay của những người kiểm soát nhà nước, mở đường cho tình trạng rối ren, xung đột, và nội chiến. Các thể chế khai thác cũng trực tiếp đóng góp cho sự thất bại từ từ của nhà nước bằng cách bỏ bê đầu tư vào các dịch vụ công cơ bản nhất, chính xác là cái đã xảy ra ở Sierra Leone.
Các thể chế khai thác, mà đã tước đoạt và bần cùng hóa nhân dân và ngăn chặn sự phát triển kinh tế, là khá phổ biến ở châu Phi, châu Á, và Nam Mỹ. Charles Taylor đã giúp để khởi động nội chiến ở Sierra Leone trong khi đồng thời bắt đầu một cuộc xung đột man rợ ở Liberia, mà cũng đã dẫn đến sự thất bại nhà nước ở đó. Hình mẫu của các thể chế khai thác suy sụp thành nội chiến và sự thất bại nhà nước đã xảy ra ở những người nơi khác ở châu Phi; thí dụ, ở Angola, Côte d’Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Mozambique, Cộng hòa Congo, Somalia, Sudan, và Uganda. Sự khai thác mở đường cho xung đột, không phải không giống xung đột mà các thể chế hết sức khai thác của các thành-quốc Maya đã gây ra gần một ngàn năm trước. Cuộc xung đột đã đẩy nhanh sự thất bại nhà nước. Cho nên một lý do khác nữa vì sao các quốc gia thất bại ngày nay là, các nhà nước của họ thất bại. Việc này, đến lượt, là một hệ quả của hàng thập niên của sự cai trị dưới các thể chế kinh tế và chính trị khai thác.
AI LÀ NHÀ NƯỚC?
Các trường hợp của Zimbabwe, Somalia, và Sierra Leone, cho dù là điển hình của các nước nghèo ở châu Phi, và có lẽ thậm chí một số trường hợp ở châu Á, có vẻ khá cực đoan. Có chắc chắn các nước Mỹ Latin không có các nhà nước thất bại? Có chắc chắn các tổng thống của họ không đủ trơ tráo để trúng xổ số?
Ở Colombia, các dãy Núi Andean từ từ hòa vào phương bắc với một bình nguyên lớn ven biển tiếp giáp với Biển Caribe. Những người Colombia gọi đấy là tierra caliente, “vùng nóng,” như là sự khác biệt với thế giới Andean của tierra fria, “vùng lạnh.” Trong năm mươi năm vừa qua, Colombia đã được hầu hết các nhà khoa học chính trị và các chính phủ coi như một nền dân chủ. Hoa Kỳ cảm thấy vui lòng để thương lượng một hiệp định thương mại tự do với nước này và đổ mọi loại viện trợ vào đó, đặc biệt viện trợ quân sự. Sau một chính phủ quân sự ngắn ngủi, mà đã chấm dứt trong năm 1958, các cuộc bầu cử đã được tổ chức thường xuyên, cho dù cho đến 1974 một hiệp ước luân phiên quyền lực chính trị và chức tổng thống giữa hai đảng chính trị truyền thống, Bảo thủ và Tự do. Tuy nhiên, hiệp ước này, Mặt trận Quốc gia, bản thân nó đã được nhân dân Colombia phê chuẩn thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, và tất cả việc này có vẻ khá dân chủ.
Tuy nhiên trong khi Colombia có một lịch sử dài của các cuộc bầu cử dân chủ, nó không có các thể chế bao gồm. Thay vào đó, lịch sử của nó đã bị làm hại bởi những sự vi phạm quyền tự do dân sự, những sự hành quyết không đưa ra tòa xét xử, bạo lực chống lại thường dân, và nội chiến. Không phải loại các kết quả mà chúng ta kỳ vọng từ một nền dân chủ. Nội chiến ở Colombia là khác nội chiến ở Sierra Leone, nơi nhà nước và xã hội sụp đổ và sự hỗn loạn ngự trị. Nhưng nó vẫn là nội chiến dù sao đi nữa và là một cuộc nội chiến gây ra nhiều thương vong hơn nhiều. Sự cai trị quân sự của các năm 1950 bản thân nó một phần đã là sự phản ứng lại đối với một cuộc nội chiến được biết đến trong tiếng Tây Ban Nha đơn giản như La Violencia, hay “Bạo lực.” Từ thời đó quả thực là một dãy các nhóm nổi dậy, hầu hết là các nhà cách mạng cộng sản, đã gây tai họa cho vùng nông thôn, bắt cóc và giết người. Để tránh cả hai khả năng xấu này ở nông thôn Colombia, bạn phải trả khoản vacuna, nghĩa đen là “sự tiêm chủng,” có nghĩa rằng bạn phải tiêm chủng mình để chống lại việc bị giết hay bị bắt cóc bằng cách trả mỗi tháng cho nhóm nào đó của những kẻ sát nhân có vũ trang.
Không phải tất cả các nhóm vũ trang ở Colombia đều là cộng sản. Trong năm 1981 các thành viên của nhóm du kích cộng sản chính ở Colombia, Fuerzas Armadas Revolucionarias de Colombia (FARC – Các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia) đã bắt cóc một chủ trang trại sản xuất bơ sữa, Jesus Castaño, người đã sống trong một thị trấn nhỏ được gọi là Amalfi ở vùng nóng trong phần đông bắc của hạt Antioquia. FARC đã đòi một khoản tiền chuộc lên đến 7.500 $, một gia tài nhỏ ở nông thôn Colombia. Gia đình đã huy động nó bằng cách thế chấp trang trại, nhưng dẫu sao đi nữa xác chết của cha họ đã được tìm thấy, bị xích vào một cây. Đủ đã là đủ rồi đối với ba con trai của Castaño, Carlos, Fidel, và Vicente. Họ đã lập ra một nhóm nửa quân sự, Los Tangueros, để lùng bắt các thành viên FARC và báo thù hành động này. Ba anh em đã giỏi tổ chức, và chẳng bao lâu nhóm của họ đã tăng lên và bắt đầu tìm thấy một lợi ích chung với các nhóm nửa quân sự khác tương tự mà đã phát triển từ các nguyên nhân tương tự. Những người Colombia ở nhiều vùng đã phải chịu đau khổ vì bàn tay của các du kích cánh tả, và các tổ chức nửa quân sự cánh hữu được hình thành trong sự đối lập. Các lực lượng nửa quân sự thường được dùng bởi các địa chủ để bảo vệ chính họ chống lại các du kích, nhưng họ cũng dính líu đến buôn bán ma túy, tống tiền, và bắt cóc và giết các công dân.
Vào năm 1997 các lực lượng nửa quân sự, dưới sự lãnh đạo của anh em nhà Castaño, đã tìm được cách để thành lập một tổ chức quốc gia cho các lực lượng nửa quân sự, được gọi là Autodefensas Unidas de Colombia (AUC–Các Lực lượng Tự bảo vệ Thống nhất Colombia). AUC đã mở rộng ra các phần lớn của nước này, đặc biệt vào vùng nóng, tại các hạt Córdoba, Sucre, Magdalena, và César. Vào năm 2001 AUC đã có thể có đến ba mươi ngàn người có vũ trang để nó tùy ý sử dụng và đã được tổ chức thành các khối khác nhau. Ở Córdoba, [Khối] Bloque Catatumbo nửa quân sự đã được Salvatore Mancuso lãnh đạo. Khi quyền lực của nó tiếp tục tăng lên, AUC đã đưa ra một quyết định chiến lược để dính líu vào chính trị. Các lực lượng nửa quân sự và các chính trị gia đã ve vãn nhau. Nhiều lãnh đạo của AUC đã tổ chức một cuộc gặp gỡ với các chính trị gia nổi bật tại thị trấn Santa Fé de Ralito ở Córdoba. Một văn kiện chung, một hiệp ước, kêu gọi “thành lập lại đất nước” đã được đưa ra và được ký bởi các thành viên lãnh đạo của AUC, như “Jorge 40” (biệt danh cho Rodrigo Tovar Pupo), Adolfo Paz (một nom de guerre [bí danh trong chiến tranh] cho Diego Fernando “Don Berna” Murillo), và Diego Vecino (tên thật: Edwar Cobo Téllez), cùng với các chính trị gia, kể cả các thượng nghị sĩ quốc gia William Montes và Miguel de la Espriella. Vào thời điểm này AUC đã điều hành các vùng lớn của Colombia, và đã là dễ đối với họ để ấn định ai được bầu trong các cuộc bầu cử năm 2002 cho Hạ viện và Thượng viện. Thí dụ, trong đô thị tự trị San Onofre, ở Sucre, cuộc bầu cử đã được lãnh đạo nửa quân sự Cadena (“xiềng xích”) sắp xếp. Một nhân chứng đã mô tả cái đã xảy ra như sau:
Những chiếc xe tải do Cadena phái xuống đã đi quanh các vùng lân cận, corregimientos và vùng nông thôn San Onofre tống người dân lên xe. Theo một số dân cư … cho các cuộc bầu cử 2002 hàng trăm nông dân đã được chở đến corregimiento Plan Parejo để cho họ có thể thấy mặt các ứng viên mà họ phải bầu cho trong các cuộc bầu cử quốc hội: Jairo Merlano cho Thượng viện Muriel Benito Rebollo cho Hạ viện.
Cadena đã đặt tên của các thành viên hội đồng thị trấn vào trong một chiếc túi, lấy ra hai tên và nói rằng ông sẽ giết họ và những người khác được chọn một cách ngẫu nhiên nếu Muriel không trúng cử.
Sự đe dọa có vẻ đã có kết quả: mỗi ứng cử viên đã nhận được bốn mươi ngàn phiếu bầu trong toàn bộ Sucre. Không ngạc nhiên rằng thị trưởng của San Onofre đã ký hiệp ước Santa Fé de Ralito. Có lẽ một phần ba các hạ nghị sĩ và các thượng nghị sĩ đã thắng cuộc bầu cử của họ trong năm 2002 là nhờ sự ủng hộ nửa quân sự, và Bản đồ 20 (trang sau), mà vẽ các vùng của Colombia dưới sự kiểm soát nửa quân sự, cho thấy ảnh hưởng của họ đã rộng đến thế nào. Bản thân Salvatore Mancuso đã diễn đạt trong một phỏng vấn theo cách như sau:
35 phần trăm của Hạ Viện đã được bầu trong các vùng nơi đã có các bang của các nhóm Tự-Bảo vệ, trong các bang đó chúng tôi đã là những người thu thuế, chúng tôi bảo đảm công lý, và chúng tôi đã có sự kiểm soát quân sự và lãnh thổ của vùng này và tất cả những ai muốn tham gia chính trị đã phải đến và thỏa thuận với các đại diện chính trị mà chúng tôi có ở đó.
.jpg)
Không khó để hình dung tác động của quy mô này của sự kiểm soát nửa quân sự đối với chính trị và xã hội lên các thể chế kinh tế và chính sách công. Sự bành trướng của AUC đã không phải là một chuyện yên bình. Nhóm này không chỉ đã chiến đấu chống lại FARC, mà cũng đã sát hại các thường dân vô tội và đã khủng bố và dời chỗ hàng trăm ngàn người khỏi nhà của họ. Theo Trung tâm Theo dõi Dời chỗ Quốc tế (Internal Displacement Monitoring Centre – IDMC) của Hội đồng Người tị nạn Na Uy, trong đầu năm 2010 khoảng 10 phần trăm dân số Colombia, gần 4,5 triệu người, đã rời nhà cửa trong nội địa. Các lực lượng nửa quân sự, như Mancuso đã gợi ý, cũng đã tiếp quản chính phủ và tất cả các chức năng của nó, trừ rằng các khoản thuế mà họ thu đã chỉ là sự tước đoạt cho túi riêng của họ. Một hiệp ước đặc biệt giữa lãnh đạo nửa quân sự Martín Llanos (tên thật là: Héctor Germán Buitrago) và các thị trưởng của các đô thị tự trị Tauramena, Aguazul, Maní, Villanueva, Monterrey, và Sabanalarga, trong hạt Casanare miền đông Colombia, liệt kê các quy tắc sau đây mà các thị trưởng đã phải tôn trọng triệt để theo lệnh của “các Nông dân Nửa quân sự của Casanare”:
9) Chuyển 50 phần trăm ngân sách của đô thị tự trị cho các Nông dân Nửa quân sự của Casanare quản lý.
10) 10 phần trăm giá trị của mỗi và mọi hợp đồng của đô thị tự trị [phải được chuyển cho các Nông dân Nửa quân sự của Casanare].
11) Sự giúp đỡ bắt buộc cho tất cả các cuộc họp do các Nông dân Nửa quân sự của Casanare triệu tập.
12) Sự bao gồm các Nông dân Nửa quân sự của Casanare trong mọi dự án hạ tầng cơ sở.
13) Sự gia nhập các đảng chính trị mới được thành lập bởi các Nông dân Nửa quân sự của Casanare.
14) Sự thực hiện chương trình quản trị của ông ta/bà ta.
Casanare không phải là một hạt nghèo. Ngược lại, nó có mức thu nhập đầu người cao nhất trong bất cứ khu hành chính nào của Colombia, bởi vì nó có các mỏ dầu đáng kể, đúng loại tài nguyên thu hút các lực lượng nửa quân sự. Thực ra, một khi họ đã giành được quyền lực, các lực lượng nửa quân sự đã tăng cường sự tước đoạt tài sản một cách có hệ thống của họ. Bản thân Mancuso được cho là đã tích tụ được tài sản đô thị và nông thôn có giá trị 25 triệu $. Những ước lượng về đất bị các lực lượng nửa quân sự tước đoạt ở Colombia cao đến mức 10 phần trăm của tất cả đất nông thôn.
Colombia không phải là một trường hợp của một nhà nước thất bại sắp sụp đổ. Nhưng nó là một nhà nước mà không có sự tập trung hóa đủ và với quyền lực còn xa mới đầy đủ trên toàn lãnh thổ. Mặc dù nhà nước có khả năng để cung cấp sự an ninh và các dịch vụ công trong các vùng đô thị lớn như Bogotá và Barranquilla, có những phần đáng kể của nước này nơi nó cung cấp ít dịch vụ công và hầu như không có luật và trật tự nào. Thay vào đó, các nhóm và những người khác, như Mancuso, kiểm soát chính trị và các tài nguyên. Trong một số phần của đất nước, các thể chế kinh tế hoạt động khá tốt, và có mức độ cao của vốn con người và kỹ năng kinh doanh khởi nghiệp; tại các phần khác các thể chế là hết sức khai thác, thậm chí không cung cấp một mức độ tối thiểu của quyền lực nhà nước.
Đã có thể là khó để hiểu làm sao mà một tình hình giống thế này lại có thể tự duy trì trong hàng thập kỷ, thậm chí thế kỷ. Nhưng thực ra, tình hình có một logic riêng của nó, như một loại vòng luẩn quẩn. Bạo lực và sự thiếu các thể chế nhà nước được tập trung hóa thuộc loại này đã tham dự vào một mối quan hệ cộng sinh với các chính trị gia vận hành các phần chức năng của xã hội. Mối quan hệ cộng sinh nổi lên bởi vì các nhà chính trị quốc gia khai thác tính vô luật pháp của các phần ngoại vi của đất nước, trong khi các nhóm nửa quân sự được chính phủ quốc gia để cho tự tung tự tác.
Hình mẫu này trở nên đặc biệt rõ ràng trong các năm 2000. Trong năm 2002 Álvaro Uribe đã thắng cuộc bầu tổng thống. Uribe đã có cái gì đó chung với anh em nhà Castaño: bố ông đã bị FARC giết. Uribe đã điều khiển một chiến dịch bác bỏ các nỗ lực của chính quyền trước để thử hòa giải với FARC. Trong năm 2002 phần phiếu bầu của ông đã cao hơn 3 điểm phần trăm ở các vùng với các lực lượng nửa quân sự so với các vùng không có. Trong năm 2006, khi ông được bầu lại, phần phiếu bầu của ông đã cao hơn 11 điểm phần trăm ở các vùng như vậy. Nếu Mancuso và các đối tác của ông đã có thể phân phát phiếu bầu cho Hạ viện và Thượng viện, họ cũng đã có thể làm thế trong bầu cử tổng thống, đặc biệt cho một tổng thống liên kết mạnh mẽ với thế giới quan của họ và chắc có thể khoan dung đối với họ. Như Jairo Angarita, phó của Salvatore Mancuso và cựu lãnh đạo của các khối Sinú và San Jorge của AUC, đã tuyên bố tháng Chín 2005, ông đã tự hào để làm việc cho “việc bầu lại tổng thống tốt nhất mà chúng ta đã từng có.”
Một khi đã được bầu lại, các thượng nghĩ sĩ và hạ nghị sĩ nửa quân sự đã bỏ phiếu cho cái Uribe đã muốn, đặc biệt sự thay đổi hiến pháp để cho ông đã có thể được bầu lại trong năm 2006, mà đã không được phép vào thời gian của lần bầu cử đầu tiên của ông, trong năm 2002. Đổi lại, Tổng thống Uribe đã đưa ra một luật hết sức khoan dung mà đã cho phép các lực lượng nửa quân sự để giải ngũ. Sự giải ngũ đã không có nghĩa là sự chấm dứt của chủ nghĩa nửa quân phiệt, đơn giản là sự thể chế hóa của nó trong các phần lớn của Colombia và nhà nước Colombia, mà các lực lượng nửa quân sự đã tiếp quản và được phép giữ lại.
Ở Colombia nhiều khía cạnh của các thể chế kinh tế và chính trị đã trở nên bao gồm hơn theo thời gian. Nhưng các yếu tố khai thác chủ yếu nhất định vẫn còn. Tình trạng vô luật pháp và các quyền tài sản không an toàn là các căn bệnh địa phương trong các dải lớn của nước này, và đấy là một hệ quả của sự thiếu kiểm soát bởi nhà nước quốc gia ở nhiều phần của đất nước, và dạng đặc biệt của sự thiếu tập trung hóa nhà nước ở Colombia. Nhưng tình trạng này không phải là một kết quả không thể tránh khỏi. Bản thân nó là một hệ quả của động học phản chiếu vòng luẩn quẩn: các thể chế chính trị ở Colombia không tạo ra các khuyến khích cho các nhà chính trị để cung cấp các dịch vụ công và luật pháp và trật tự trong phần lớn của đất nước và không đặt ra đủ các ràng buộc lên họ để ngăn chặn họ tham gia vào các thỏa thuận ngầm hay tường minh với các lực lượng nửa quân sự và những kẻ ác ôn.
EL CORRALITO
Argentina đã ở trong sự o ép của một cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2001. Trong ba năm, thu nhập đã giảm xuống, thất nghiệp đã tăng lên, và đất nước đã tích tụ một khoản nợ quốc tế khổng lồ. Các chính sách dẫn đến tình trạng này đã được chấp nhận sau năm 1989 bởi chính phủ Carlos Menem, để chặn siêu lạm phát và ổn định nền kinh tế. Trong một thời gian chúng đã thành công.
Năm 1991 Menem đã neo đồng peso Argentina vào đồng USD. Theo luật, một peso đã bằng một dollar. Đã không có sự thay đổi nào về tỷ giá hối đoái. Hết chuyện. Ừ, gần như thế. Để thuyết phục nhân dân rằng chính phủ thực sự có ý định vẫn giữ nghiêm luật, nó đã thuyết phục người dân mở tài khoản ngân hàng bằng USD. Dollar đã có thể được dùng trong các cửa hàng của thủ đô Buenos Aires và rút từ các máy rút tiền mặt trong khắp thành phố. Chính sách này đã có thể giúp ổn định nền kinh tế, nhưng nó đã có một bất lợi. Nó đã làm cho hàng xuất khẩu Argentina rất đắt và hàng nhập khẩu nước ngoài rất rẻ. Các hàng xuất khẩu đã nhỏ giọt dừng lại; hàng nhập khẩu tràn vào. Cách duy nhất để trả cho chúng đã là đi vay. Một tình trạng không thể duy trì được. Khi nhiều người bắt đầu lo về tính bền vững của đồng peso, họ đặt nhiều tài sản của họ vào các tài khoản dollar tại ngân hàng. Rốt cuộc, nếu chính phủ xé toạc luật và phá giá đồng peso, thì họ sẽ an toàn với tài khoản dollar, đúng không? Họ đã đúng để lo lắng về đồng peso. Nhưng họ đã quá lạc quan về dollar của họ.
Ngày 1 tháng Mười Hai, 2001, chính phủ đã đóng băng tất các các tài khoản ngân hàng, đầu tiên trong chín mươi ngày. Chỉ một khoản tiền mặt nhỏ được cho phép rút hàng tuần. Đầu tiên là 250 pesos, vẫn có giá trị 250 $; rồi 300 pesos. Nhưng việc này đã chỉ cho phép rút từ các tài khoản peso. Đã chẳng ai được phép rút tiền từ các tài khoản dollar của họ, trừ phi họ đồng ý chuyển tiền dollar sang peso. Đã chẳng ai muốn làm như vậy. Những người Argentina đã gọi tình trạng này là El Corralito, “Bãi Quây Nhỏ”: những người gửi tiền bị bao vây vào một bãi quây giống như những con bò, không thể đi đâu được. Trong tháng Giêng việc phá giá cuối cùng đã được ban hành, và thay cho một peso ăn một dollar, chẳng bao lâu đã là bốn peso cho một dollar. Đấy đã phải là một chứng minh của những người đã nghĩ rằng họ phải đặt các khoản tiết kiệm của họ vào các tài khoản dollar. Nhưng đã không, bởi vì chính phủ sau đó đã chuyển đổi bằng vũ lực tất cả các tài khoản dollar ở ngân hàng sang peso, nhưng với tỷ giá hối đoái cũ một-ăn-một. Ai đã có khoản tiết kiệm 1.000 $ đột ngột thấy mình chỉ còn 250 $. Chính phủ đã tước đoạt ba phần tư các khoản tiết kiệm của nhân dân.
Đối với các nhà kinh tế học, Argentina là một nước khó hiều gây bối rối. Để minh họa đã khó đến thế nào để hiểu Argentina, Simon Kuznets nhà kinh tế học đoạt giải Nobel một lần đã nhận xét một cách nổi tiếng rằng có bốn loại nước: đã phát triển, chậm phát triển, Nhật Bản, và Argentina. Kuznets đã nghĩ như vậy bởi vì, vào khoảng thời gian của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, Argentina đã là một trong những nước giàu nhất thế giới. Sau đó nó đã bắt đầu một sự sa sút đều đặn tương đối so với các nước giàu khác ở Tây Âu và Bắc Mỹ, rồi trong các năm 1970 và 1980 đã chuyển sang một sự suy sụp tuyệt đối. Trên bề mặt của nó, thành tích kinh tế của Argentina là khó hiểu và gây bối rối, nhưng các lý do cho sự sa sút của nó trở nên rõ ràng hơn nếu được nhìn qua lăng kính của các thể chế bao gồm và khai thác.
Đúng là trước 1914, Argentina đã trải qua khoảng năm mươi năm tăng trưởng kinh tế, nhưng đấy đã là một trường hợp kinh điển của sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác. Argentina sau đó đã bị cai trị bởi một elite hẹp đầu tư rất nhiều vào nền kinh tế xuất khẩu nông nghiệp. Nền kinh tế đã phát triển bởi xuất khẩu thịt bò, da sống, và ngũ cốc giữa đợt tăng bột phát về giá thế giới của các mặt hàng này. Giống tất cả những kinh nghiệm như vậy về sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác, nó đã không kéo theo sự phá hủy sáng tạo và sự đổi mới nào. Và nó đã không bền vững. Vào khoảng thời gian Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, sự bất ổn định chính trị gia tăng và các cuộc nổi loạn vũ trang đã xui khiến các elite Argentina thử mở rộng hệ thống chính trị, nhưng việc này đã dẫn đến việc huy động các lực lượng mà họ đã không thể kiểm soát được, và trong năm 1930 đã có cuộc đảo chính quân sự đầu tiên. Giữa khi đó và 1983, Argentina đã giao động lùi và tiến giữa chế độ độc tài và nền dân chủ và giữa các thể chế khai thác khác nhau. Đã có sự đàn áp hàng loạt dưới sự cai trị quân sự, mà đã lên đỉnh điểm trong các năm 1970 với ít nhất chín ngàn người bị hành quyết và có lẽ còn nhiều người hơn nhiều đã bị hành quyết một cách bất hợp pháp. Hàng trăm ngàn người đã bị tù đày và bị tra tấn.
Trong các thời kỳ của sự cai trị dân sự đã có các cuộc bầu cử – một nền dân chủ thuộc loại nào đó. Nhưng hệ thống chính trị đã còn xa mới bao gồm. Kể từ khi Perón nổi lên trong các năm 1940, Argentina dân chủ đã bị chi phối bởi đảng chính trị do ông thành lập, Partido Justicialista – Đảng Công lý, thường chỉ được gọi là Đảng Perónist. Những người Perónist đã thắng các cuộc bầu cử nhờ một bộ máy chính trị khổng lồ, mà đã thành công bằng mua phiếu bầu, phân phát sự bảo trợ, và tham nhũng, kể cả các hợp đồng và các việc làm chính phủ để đổi lại sự ủng hộ chính trị. Theo một nghĩa đấy là một nền dân chủ, nhưng đã không đa nguyên. Quyền lực đã tập trung cao độ vào Đảng Perónist, mà đã đối mặt với ít ràng buộc đối với cái nó có thể làm, chí ít trong thời kỳ khi quân đội kiềm chế không lật đổ nó khỏi quyền lực. Như chúng ta đã thấy ở trước (trang 329-332), nếu Tòa án Tối cao đã thách thức một chính sách, thì đã nguy hiểm hơn nhiều cho Tòa án Tối cao.
Trong các năm 1940, Perón đã nuôi dưỡng phong trào lao động như một cơ sở chính trị. Khi nó bị làm yếu đi bởi sự đàn áp quân sự trong các năm 1970 và 1980, đảng của ông đã đơn giản chuyển sang mua phiếu của những người khác thay vào đó. Các chính sách và các thể chế kinh tế đã được thiết kế để mang lại thu nhập cho những người ủng hộ họ, chứ không phải để tạo ra một sân chơi bình đẳng. Khi Tổng thống Menem đối mặt với giới hạn nhiệm kỳ cản ông khỏi việc được bầu lại trong các năm 1990, đã vẫn thế; ông đã có thể đơn giản viết lại hiến pháp và giải thoát khỏi giới hạn nhiệm kỳ. Như El Corralito cho thấy, cho dù Argentina có các cuộc bầu cử và các chính phủ được nhân dân bầu lên, chính phủ đã hoàn toàn có khả năng để xóa bỏ các quyền tài sản và tước đoạt công dân của chính nó mà được miễn hình phạt. Có ít sự kiểm tra ngăn cản đối với các tổng thống và các elite chính trị Argentina, và chắc chắn không có chủ nghĩa đa nguyên.
Cái đã làm cho Kuznets, và không nghi ngờ gì nhiều người khác, bối rối, những người đến thăm Buenos Aires, là thành phố có vẻ khác với Lima, Guatemala City, hay thậm chí Mexico City. Bạn không thấy những người bản xứ, và bạn không thấy các hậu duệ của các nô lệ trước kia. Phần lớn bạn thấy kiến trúc huy hoàng và các tòa nhà được dựng lên trong Belle Epoch (Thời kỳ Tốt đẹp), trong các năm tăng trưởng dưới các thể chế khai thác. Nhưng ở Buenos Aires bạn thấy chỉ một phần của Argentina. Menem, chẳng hạn, đã không từ Buenos Aires. Ông đã sinh ra ở Anillaco, trong tỉnh La Rioja, ở vùng núi xa phía tây bắc Buenos Aires, và ông đã phục vụ ba nhiệm kỳ với tư cách thống đốc tỉnh. Vào thời những người Tây Ban Nha chinh phục châu Mỹ, vùng này của Argentina đã là một phần ở xa của Đế chế Inca và đã có dân cư bản xứ đông đúc (xem Bản đồ 1 ở trang 17). Những người Tây Ban Nha đã tạo ra các encomienda ở đây, và một nền kinh tế hết sức khai thác đã phát triển nuôi trồng thực phẩm và lấy giống la cho những người khai mỏ ở Potosí về phía bắc. Thực ra, La Rioja đã giống hơn nhiều với vùng Potosí ở Peru và Bolivia hơn là giống Buenos Aires. Trong thế kỷ thứ mười chín, La Rioja đã sinh ra viên tư lệnh khét tiếng Facundo Quiroga, người đã cai trị vùng này một cách coi thường pháp luật và đã để quân đội của mình tiến vào Buenos Aires. Câu chuyện về sự phát triển của các thể chế chính trị Argentina là một câu chuyện về các tỉnh nội địa, như La Rioja, đã đạt thế nào được các thỏa thuận với Buenos Aires. Các thỏa thuận này đã là một sự ngừng bắn: các viên tư lệnh của La Rioja đã đồng ý để cho Buenos Aires đứng một mình sao cho nó có thể kiếm tiền. Đổi lại, các elite Buenos Aires từ bỏ cải cách các thể chế của “nội địa.” Cho nên thoạt tiên Argentina có vẻ rất khác Peru hay Bolivia, nhưng nó thực sự không khác đến vậy một khi bạn bỏ lại các đại lộ sang trọng của Buenos Aires. Rằng các sở thích và chính trị của nội địa đã được cấy vào các thể chế của Argentina là lý do vì sao nước này đã trải qua một con đường thể chế rất giống các con đường thể chế của các nước Mỹ Latin khai thác khác.
Rằng các cuộc bầu cử đã không mang lại hoặc các thể chế chính trị bao gồm hay các thể chế kinh tế bao gồm là trường hợp điển hình ở Mỹ Latin. Ở Colombia, các lực lượng nửa quân sự có thể cố định một phần ba các cuộc bầu cử quốc gia. Ở Venezuela ngày nay, như ở Argentina, chính phủ được bầu một cách dân chủ của Hugo Chávez tấn công các đối thủ của nó, đuổi họ khỏi các việc làm khu vực công, đóng cửa các tờ báo mà các bài xã luận nó không thích, và tước đoạt tài sản. Trong bất cứ việc gì ông ta làm, Chávez hùng mạnh hơn nhiều và ít bị kiềm chế hơn nhiều so với Sir Robert Walpole ở Anh trong các năm 1720, khi ông đã không có khả năng kết tội John Huntridge theo Bộ luật Đen (trang 302-308). Huntridge đã có thể sống tồi hơn rất nhiều ở Venezuela hay Argentina ngày nay.
Trong khi sự nổi lên của dân chủ ở Mỹ Latin về nguyên lý là đối ngược hoàn toàn với sự cai trị elite, và trong từ chương (rhetoric) và hành động nó thử phân phối lại các quyền và các cơ hội chí ít khỏi một mảng của elite, các gốc rễ của nó đã bám chắc vào các chế độ khai thác theo hai nghĩa. Thứ nhất, những sự bất bình đẳng dai dẳng trong hàng thế kỷ dưới các chế độ khai thác làm cho các cử tri trong các nền dân chủ mới nổi bỏ phiếu ủng hộ các chính trị gia với các chính sách cực đoan. Không phải là, những người Argentinia lại đúng là ấu trĩ và nghĩ rằng Juan Perón hay các chính trị gia Perónist gần đây như Menem hay nhà Kirchner là không ích kỷ và chú ý đến các lợi ích của họ, hay rằng những người Venezuela thấy sự cứu rỗi của mình trong Chávez. Thay vào đó, nhiều người Argentinia và Venezuela nhận ra rằng tất cả các chính trị gia khác và các đảng của họ cho đến nay đã không để cho họ có tiếng nói, đã không cung cấp cho họ các dịch vụ công cơ bản nhất, như đường sá và giáo dục, và đã không bảo vệ họ khỏi sự bóc lột bởi các elite địa phương. Rất nhiều người Venezuela ngày nay ủng hộ các chính sách của Chávez cho dù những chính sách này đi cùng với tham nhũng và lãng phí theo cùng cách mà nhiều người Argentinia đã ủng hộ các chính sách của Perón trong các năm 1940 và 1970. Thứ hai, lại chính các thể chế khai thác cơ bản là những cái làm cho chính trị hấp dẫn đến như vậy đối với, và thiên vị đến như vậy cho, những kẻ mạnh mẽ như Perón và Chávez, hơn là một hệ thống đảng hiệu quả tạo ra các lựa chọn khả dĩ khác đáng mong mỏi về mặt xã hội. Perón, Chávez, và hàng tá những kẻ mạnh mẽ ở Mỹ Latin chỉ là một mặt, một khía cạnh khác nữa của quy luật sắt của chính thể đầu sỏ, và như cái tên gợi ý, gốc rễ của quy luật sắt này nằm trong các chế độ do elite kiểm soát nằm ở dưới.
CHÍNH THỂ CHUYÊN CHẾ MỚI
Trong tháng Mười Một 2009, chính phủ Bắc Triều Tiên đã thực hiện cái mà các nhà kinh tế học gọi là một cải cách tiền tệ. Những đợt lạm phát nghiêm trọng thường là lý do cho những cải cách như vậy. Ở Pháp trong tháng Giêng 1960, một cuộc cải cách tiền tệ đã đưa vào đồng franc mới mà bằng 100 đồng franc hiện tồn. Các đồng franc cũ vẫn tiếp tục được lưu thông và người dân thậm chí vẫn ghi giá bằng đồng tiền cũ vì sự thay đổi sang đồng franc mới đã là từ từ. Cuối cùng, các đồng franc cũ đã ngừng là đồng tiền pháp định trong tháng Giêng 2002, khi Pháp đưa vào đồng euro. Cải cách của Bắc Triều Tiên nhìn giống thế về bề ngoài của nó. Giống những người Pháp trong năm 1960, chính phủ Bắc Triều Tiên đã quyết định bỏ bớt hai số không khỏi đồng tiền. Một tờ một trăm won, đồng tiền Bắc Triều Tiên, cũ đã có giá trị một won mới. Các cá nhân đã được phép đổi tiền của của họ lấy tiền được in mới tinh, mặc dù việc này đã phải tiến hành trong một tuần lễ, hơn là bốn mươi hai năm, như trong trường hợp của Pháp. Rồi đến cú chộp: chính phủ tuyên bố rằng không ai có thể đổi nhiều hơn 100.000 won, mặc dù muộn hơn nó đã nới giới hạn này lên 500.000. Một trăm ngàn won đã là khoảng 40 $ theo giá ngoại hối chợ đen. Bằng một cú đánh, chính phủ đã quét sạch của cải riêng tư của một phần rất lớn các công dân Bắc Triều Tiên; chúng ta không biết chính xác bao nhiêu, nhưng có lẽ lớn hơn mức mà chính phủ Argentina đã tước đoạt trong năm 2002.
Chính phủ ở Bắc Triều Tiên là một chế độ độc tài cộng sản đã chống lại quyền sở hữu tư nhân và các thị trường. Nhưng khó kiểm soát các thị trường chợ đen, và các thị trường chợ đen sử dụng các giao dịch bằng tiền mặt. Tất nhiên đã dính líu đến nhiều trao đổi ngoại hối, đặc biệt là đồng tiền Trung Quốc, nhưng nhiều giao dịch sử dụng đồng won. Cải cách tiền tệ đã được thiết kế để trừng phạt những người đã sử dụng các thị trường này, và cụ thể hơn, để bảo đảm chắc chắn rằng họ không trở nên quá giàu và đủ hùng mạnh để đe dọa chế độ. Giữ cho họ nghèo đã là an toàn hơn. Các thị trường chợ đen đã không phải là toàn bộ câu chuyện. Nhân dân ở Bắc Triều Tiên cũng giữ các khoản tiết kiệm của mình bằng đồng won bởi vì có ít ngân hàng ở Triều Tiên, và tất cả chúng đều do chính phủ sở hữu. Trên thực tế, chính phủ đã sử dụng cải cách tiền tệ để tước đoạt các khoản tiết kiệm của nhân dân.
Mặc dù chính phủ nói, nó coi các thị trường là xấu, elite Bắc Triều Tiên lại khá thích những cái các thị trường có thể sản xuất ra cho họ. Lãnh tụ, Kim Jong-Il, có một lâu đài giải trí cao bảy tầng được trang bị với một quầy bar, máy karaoke, và một rạp chiếu phim nhỏ. Tầng trệt có một bể bơi khổng lồ với một máy tạo sóng, nơi Kim thích sử dụng một ván lướt sóng vừa vặn với một motor nhỏ. Khi trong năm 2006 Hoa Kỳ đưa ra các lệnh cấm vận lên Bắc Triều Tiên, nó đã biết làm thế nào để đánh trúng chế độ nơi nó bị đau. Nó đã khiến cho việc xuất khẩu hơn sáu mươi hạng mục hàng xa xỉ sang Bắc Triều Tiên là bất hợp pháp, kể cả các thuyền buồm nhẹ, xe scooter nước, xe đua, xe motor, máy chơi DVD, và máy thu hình lớn hơn 29 inch. Sẽ không còn có các khăn quàng cổ bằng lụa, bút máy được thiết kế riêng, đồ da thú, hay hành lý da thuộc. Đấy đã chính xác là các món được Kim và các elite Đảng Cộng Sản của ông ta sưu tầm. Một học giả đã sử dụng các số liệu từ công ty Pháp Hennessy để ước lượng ngân sách hàng năm của Kim cho rượu cognac trước khi bị cấm vận đã có thể cao đến mức 800.000 $ một năm.
Là không thể để hiểu nhiều trong các vùng nghèo nhất thế giới vào cuối thế kỷ thứ hai mươi mà không hiểu chính thể chuyên chế mới của thế kỷ hai mươi: chủ nghĩa cộng sản. Tầm nhìn của Marx đã là một hệ thống mà sẽ tạo ra sự thịnh vượng dưới các điều kiện nhân đạo hơn và không có bất bình đẳng. Lenin và Đảng Cộng Sản của ông đã lấy cảm hứng từ Marx, nhưng thực tiễn đã không thể khác nhiều hơn với lý thuyết. Cách mạng Bolshevik năm 1917 đã là một câu chuyện đẫm máu, và đã chẳng có khía cạnh nhân đạo nào đối với nó. Sự bình đẳng cũng đã chẳng là phần của phương trình, vì việc đầu tiên Lenin và các tùy tùng của ông đã làm là để tạo ra một giới elite mới, bản thân họ, ở đầu não của Đảng Bolshevik. Để làm thế, họ đã thanh trừng và đã giết hại không chỉ các yếu tố không-cộng sản, mà cả những người cộng sản khác những người đã có thể đe dọa đến quyền lực của họ. Nhưng thảm kịch thực sự vẫn chưa đến: đầu tiên với Nội Chiến, và sau đó dưới sự tập thể hóa của Stalin và các cuộc thanh trừng quá thường xuyên của ông, mà có thể đã giết nhiều đến bốn mươi triệu người. Chủ nghĩa cộng sản Nga đã dã man, đàn áp, và đẫm máu, nhưng không độc nhất. Các hậu quả kinh tế và sự đau khổ con người đã là khá điển hình của cái đã xảy ra ở nơi khác – chẳng hạn, ở Cambodia trong các năm 1970 dưới thời Khmer Đỏ, ở Trung Quốc, và ở Bắc Triều Tiên. Trong tất cả các trường hợp chủ nghĩa cộng sản đã mang lại các chế độ độc tài tàn ác và những sự lạm dụng các quyền con người phổ biến. Vượt xa hơn sự đau khổ con người và sự chém giết, tất cả các chế độ cộng sản đã dựng lên các loại khác nhau của các thể chế khai thác. Các thể chế kinh tế, có hay không có các thị trường, đã được thiết kế để khai thác các nguồn lực từ nhân dân, và bằng cách hoàn toàn căm ghét các quyền tài sản, chúng thường đã tạo ra sự nghèo khó thay cho sự thịnh vượng. Trong trường hợp Soviet, như chúng ta đã thấy ở chương 5, hệ thống Cộng sản đầu tiên đã tạo ra sự tăng trưởng nhanh, nhưng sau đó đã loạng choạng và dẫn đến trì trệ. Các hậu quả đã tàn phá hơn rất nhiều ở Trung Quốc dưới thời Mao, ở Cambodia dưới thời Khmer Đỏ, và ở Bắc Triều Tiên, nơi các thể chế kinh tế Cộng sản đã dẫn đến sự sụp đổ kinh tế và nạn đói.
Các thể chế kinh tế Cộng sản đến lượt đã được ủng hộ bởi các thể chế chính trị khai thác, tập trung mọi quyền lực vào tay của các Đảng Cộng Sản và không đưa ra bất cứ sự ràng buộc nào lên việc sử dụng quyền lực này. Mặc dù về hình thức đấy đã là các thể chế khai thác khác nhau, chúng đã có các kết quả giống nhau lên kế sinh nhai của nhân dân như các thể chế khai thác tại Zimbabwe và Sierra Leone.
VUA BÔNG
Bông chiếm khoảng 45 phần trăm xuất khẩu của Uzbekistan, làm cho nó trở thành cây trồng quan trọng nhất kể từ khi nước này xác lập sự độc lập vào lúc tan rã của Liên Xô trong năm 1991. Dưới thời chủ nghĩa cộng sản Soviet tất cả đất trồng bông ở Uzbekistan đã dưới sự kiểm soát của 2.048 nông trang do nhà nước sở hữu. Các nông trang này bị phá vỡ và đất được chia lại sau 1991. Nhưng điều đó đã không có nghĩa rằng các nông dân đã có thể hành động một cách độc lập. Bông đã quá có giá trị cho chính phủ mới của Uzbekistan, trước hết, và cho đến nay duy nhất, cho tổng thống, Ismail Karimov. Thay vào đó, các quy chế được đưa ra mà đã xác định các nông dân được trồng cái gì và chính xác họ được bán bao nhiêu. Bông đã là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị, và các nông dân được trả một phân nhỏ của giá thế giới cho thu hoạch của họ, với chính phủ lấy phần còn lại. Không ai đi trồng bông với giá được trả, cho nên chính phủ buộc họ trồng. Mỗi nông dân bây giờ phải phân bổ 35 phần trăm đất của mình cho bông. Việc này đã gây ra nhiều vấn đề, khó khăn với với máy móc là một trong những khó khăn. Vào lúc độc lập, khoảng 40 phần trăm của vụ thu hoạch được hái bằng các máy thu hoạch tổng hợp. Sau năm 1991, không ngạc nhiên, căn cứ vào các khuyến khích mà chế độ của Tổng thống Karimov đã tạo ra cho các nông dân, họ đã không sẵn sàng mua và bảo dưỡng các máy ấy. Nhận ra vấn đề, Karimov đã nghĩ ra một giải pháp, thực ra, một lựa chọn rẻ hơn các máy thu hoạch tổng hợp: trẻ em học sinh.
Bông bắt đầu chín và sẵn sàng để thu hoạch vào đầu tháng Chín, vào khoảng cùng thời gian trẻ em quay lại trường học. Karimov ban lệnh cho các thống đốc địa phương phân các hạn mức thu hoạch bông cho các trường học. Vào đầu tháng Chín các trường trống rỗng với 2,7 triệu học sinh (số liệu của năm 2006). Các giáo viên, thay cho là những người dạy học, đã trở thành những người tuyển mộ lao động. Gulnaz, một bà mẹ của hai trong số các đứa trẻ này, giải thích cái gì đã xảy ra:
Vào đầu của mỗi năm học, khoảng đầu tháng Chín, các lớp học trong trường được hoãn học, và thay vào đó các học sinh được cử đi hái bông. Không ai hỏi sự đồng ý của các phụ huynh. Chúng không được nghỉ cuối tuần [trong mùa thu hoạch]. Nếu một đứa trẻ vì bất cứ lý do gì mà ở nhà, giáo viên của nó hay người phụ trách lớp đến và lăng mạ bố mẹ. Họ phân một kế hoạch cho mỗi đứa trẻ, từ 20 đến 60 kg một ngày tùy thuộc vào lứa tuổi của đứa trẻ. Nếu một đứa trẻ không hoàn thành kế hoạch này thì buổi sáng hôm sau nó bị quất trước mặt cả lớp.
Vụ thu hoạch kéo dài hai tháng. Những trẻ em nông thôn đủ may mắn để được phân về các trang trại gần nhà và có thể đi bộ hay đi xe bus đến chỗ làm việc. Các trẻ em ở xa hay từ các khu đô thị đã phải ngủ trong các lán hay các nhà kho với máy móc và súc vật. Không có các phòng vệ sinh hay các bếp ăn. Trẻ em phải mang thức ăn riêng của mình cho bữa trưa.
Những người hưởng lợi chính từ tất cả lao động cưỡng bức này là các elite chính trị, đứng đầu bởi Tổng thống Karimov, ông vua de facto (thực sự) của tất cả bông ở Uzbekistan. Các học sinh được cho là được trả tiền cho lao động của chúng, nhưng chỉ được cho là. Trong năm 2006, khi giá thế giới của bông đã khoảng $1,40 (U.S.) một kilo, trẻ em đã được trả khoảng $0,03 cho hạn mức hàng ngày của chúng là hai mươi đến sáu mươi kilo. Có lẽ 75 phần trăm của việc thu hoạch bông bây giờ do trẻ em hái. Vào mùa xuân, trường học bị đóng cửa cho công việc bắt buộc làm cỏ, nhổ cỏ, và cấy.
Làm sao mà tất cả đã đến nông nỗi này? Uzbekistan, giống các Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Soviet khác, đã được cho là nhận được sự độc lập của mình sau sự sụp đổ của Liên Xô và phát triển một nền kinh tế thị trường và nền dân chủ. Như trong nhiều nước Cộng hòa Soviet, tuy vậy điều này đã không diễn ra. Tổng thống Karimov, người đã bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình trong Đảng Cộng Sản Liên Xô cũ, leo lên đến chức bí thư thứ nhất Uzbekistan vào thời điểm may mắn của năm 1989, đúng khi Bức tường Berlin sụp đổ, đã xoay xở để tái tạo chính mình với tư cách một nhà dân tộc chủ nghĩa. Với sự ủng hộ quyết định của các lực lượng an ninh, trong tháng Mười Hai năm 1991 ông đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên chưa từng có của Uzbekistan. Sau khi nắm quyền lực, ông đã đàn áp thẳng tay phe đối lập chính trị độc lập. Các đối thủ bây giờ ở trong nhà tù hay sống lưu đày. Không có nền báo chí tự do ở Uzbekistan, và không có tổ chức phi chính phủ nào được cho phép. Đỉnh điểm của sự tăng cường đàn áp đến vào năm 2005, khi có lẽ 750, có thể nhiều hơn, những người biểu tình bị cảnh sát và quân đội sát hại ở Andijon.
Sử dụng sự chỉ huy này của các lực lượng an ninh và sự kiểm soát hoàn toàn báo chí, đầu tiên Karimov đã kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống của ông cho năm năm, thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, và sau đó đã thắng cuộc bầu lại cho một nhiệm kỳ mới dài bảy năm trong năm 2000, với 91,2 phần trăm phiếu bầu. Đối thủ duy nhất của ông đã tuyên bố rằng ông đã bầu cho Karimov! Trong cuộc bầu cử lại năm 2007, được cho là gian lận một cách rộng rãi, ông đã thắng với 88 phần trăm số phiếu. Các cuộc bầu cử ở Uzbekistan giống các cuộc bầu cử mà Joseph Stalin đã sử dụng để tổ chức trong thời vàng son của Liên Xô. Lần bầu cử năm 1937 đã được đưa tin một cách nổi tiếng bởi phóng viên của tờ New York Times Harold Denny, người đã tạo lại một bản dịch từ tờ Sự thật, Pravda, tờ báo của Đảng Cộng Sản, mà đã có ý truyền đạt sự căng thẳng và sự nhộn nhịp của các cuộc bầu cử Soviet:
Chuông đồng hồ điểm nửa đêm. Ngày mười hai tháng Mười Hai, ngày của cuộc tổng tuyển cử đầu tiên, các cuộc bầu cử bình đẳng và trực tiếp bầu Soviet Tối cao, đã kết thúc. Kết quả bầu cử sắp được công bố.
Hội đồng bầu cử còn lại một mình trong phòng của họ. Yên lặng, và các ngọn đèn tỏa sáng một cách trang nghiêm. Giữa sự kỳ vọng chăm chú chung và căng thẳng, chủ tịch thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết trước khi kiểm phiếu – kiểm tra xem theo danh sách đã có bao nhiêu cử tri và bao nhiêu đã bỏ phiếu – và kết quả là 100 phần trăm. 100 phần trăm! Cuộc bầu cử nào ở nước nào cho ứng cử viên nào đã nhận được 100 phần trăm sự hưởng ứng? Công việc chính bắt đầu bây giờ. Chủ tịch hồi hộp kiểm tra dấu niêm phong trên các thùng. Rồi các thành viên của ủy ban kiểm tra chúng. Các dấu niêm phong còn nguyên vẹn và được bóc. Các hòm được mở. Yên lặng. Các giám sát viên và những người thực hiện bầu cử này, họ ngồi một cách chú ý và nghiêm trang. Bây giờ là lúc mở các phong bì. Các thành viên hội đồng lấy kéo. Chủ tịch đứng lên. Những người kiểm phiếu có các sổ của họ sẵn sàng. Phong bị đầu tiên được cắt. Tất cả các con mắt đổ dồn vào nó. Chủ tịch lấy ra hai miếng giấy nhỏ – miếng trắng [cho một ứng viên cho Soviet Liên bang] và miếng màu xanh [cho một ứng viên của Soviet Dân tộc] – và xướng to và rành mạch, “Đồng chí Stalin.”
Lập tức sự nghiêm trang bị phá vỡ. Tất cả mọi người trong phòng đều nhảy cẫng lên và hoan hô vui sướng và quyết liệt cho lá phiếu đầu tiên của cuộc tổng tuyển cử bầu bằng phiếu kín đầu tiên dưới Hiến pháp Stalinist – một lá phiếu với tên của người sáng tạo ra Hiến pháp.
Tâm trạng này đã có thể thâu tóm tình trạng hồi hộp xung quanh các cuộc bầu lại của Karimov, người có vẻ là một học trò giỏi của Stalin khi đi tới việc đàn áp và kiểm soát chính trị và có vẻ đã tổ chức các cuộc bầu cử mà có thể cạnh tranh với các cuộc bầu cử của Stalin về chủ nghĩa siêu hiện thực của chúng.
Dưới thời Karimov, Uzbekistan là một nước với các thể chế chính trị và kinh tế rất khai thác. Và nó nghèo. Có lẽ một phân ba dân số sống trong nghèo khổ, và thu nhập trung bình hàng năm là khoảng 1.000 $. Không phải tất cả các chỉ số phát triển là xấu. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ trẻ em đến trường là 100 phần trăm … phải, có lẽ trừ trong thời vụ hái bông. Tỷ lệ biết đọc biết viết cũng rất cao, mặc dù ngoài việc kiểm soát tất cả báo chí, chế độ cũng cấm sách và kiểm duyệt Internet. Trong khi hầu hết nhân dân được trả chỉ vài cent cho một ngày hái bông, gia đình Karimov và các cán bộ cộng sản trước kia, những người đã tái tạo bản thân mình sau 1989 như các elite kinh tế và chính trị mới của Uzbekistan, đã trở nên giàu có một cách cực kỳ thoải mái.
Các lợi ích kinh tế của gia đình được vận hành bởi con gái Karimov, cô Gulnora, người được kỳ vọng sẽ kế vị cha mình với tư cách Tổng thống. Trong một nước hết sức không minh bạch và bí mật, chẳng ai biết chính xác gia đình Karimov kiểm soát những gì và họ kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng kinh nghiệm của công ty Hoa Kỳ Interspan mang tính chỉ báo về cái gì đã xảy ra trong nền kinh tế Uzbek trong hai thập niên vừa qua. Bông không phải là mùa vụ nông nghiệp duy nhất; các phần của nước này là lý tưởng cho trồng chè, và Interspan đã quyết định đầu tư. Vào năm 2005 nó đã chiếm hơn 30 phần trăm thị trường trong nước, nhưng sau đó đã vấp phải rắc rối. Gulnora đã quyết định rằng ngành chè trông có vẻ hứa hẹn về mặt kinh tế. Không lâu sau nhân viên người địa phương của Interspan bắt đầu bị bắt, bị đánh và bị tra tấn. Đã trở nên không thể để hoạt động, và vào tháng Tám 2006 công ty đã rút đi. Các tài sản của nó đã được tiếp quản bởi các nhóm lợi ích ngày càng mở rộng nhanh của gia đình Karimov, lúc đó chiếm 67 phần trăm thị trường, tăng 2 phần trăm so với vài năm trước.
Uzbekistan theo nhiều cách giống một di tích từ quá khứ, một thời đại đã bị bỏ quên. Một nước tiều tụy dưới chính thể chuyên chế của một gia đình duy nhất và những cánh hẩu xung quanh họ, với một nền kinh tế dựa trên lao động cưỡng bức – thực ra, lao động cưỡng bức của các trẻ em. Trừ điểm đó nó đã không phải là [di tích]. Phần của nó của miếng khảm (mosaic) của các xã hội thất bại dưới các thể chế khai thác, và đáng tiếc nó có nhiều nét chung với các nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Soviet trước kia, trải từ Armenia và Azerbaijan đến Kyrgyzstan, Tajikistan, và Turkmenistan, và nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, các thể chế kinh tế và chính trị khai thác có thể khoác một dạng khai thác tàn bạo vô liêm sỉ.
GIỮ SÂN CHƠI NGHIÊNG
Các năm 1990 đã là một thời kỳ cải cách ở Ai Cập. Từ cuộc đảo chính quân sự mà đã xóa bỏ nền quân chủ trong năm 1954, Ai Cập đã được vận hành như một xã hội nửa-xã hội chủ nghĩa trong đó chính phủ đã đóng một vai trò trung tâm trong nền kinh tế. Nhiều khu vực của nền kinh tế đã bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước. Qua các năm, từ chương của chủ nghĩa xã hội đã mất hiệu lực, các thị trường được mở, và khu vực tư nhân phát triển. Thế nhưng đấy đã không là các thị trường bao gồm, mà là các thị trường được kiểm soát bởi nhà nước và một nhúm nhỏ các nhà kinh doanh liên minh với Đảng Dân chủ Dân tộc (National Democratic Party – NDP), đảng chính trị được thành lập bởi Tổng thống Anwar Sadat trong năm 1978. Các nhà kinh doanh ngày càng dính líu với đảng, và đảng đã trở nên ngày càng dính líu với họ dưới chính phủ của Hosni Mubarak. Mubarak, người đã trở thành Tổng thống trong năm 1981 tiếp sau vụ ám sát Anwar Sadat, đã cai trị với NDP cho đến khi bị buộc phải rời quyền lực bởi các cuộc phản đối của nhân dân và quân đội tháng Hai 2011, như chúng ta đã thảo luận trong Lời Nói Đầu (trang 1).
Các nhà kinh doanh lớn đã được bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt của chính phủ trong các lĩnh vực liên quan mật thiết với các lợi ích kinh tế của họ. Rasheed Mohamed Rasheed, cựu Chủ tịch của Unilever AMET (Africa, Middle East, và Turkey – phụ trách châu Phi, Trung Đông và Thổ Nhĩ kỳ), đã trở thành bộ trưởng ngoại thương và công nghiệp; Mohamed Zoheir Wahid Garana, ông chủ và giám đốc điều hành của Công ty Lữ hành Garana, một trong những công ty lớn nhất ở Ai Cập, đã trở thành bộ trưởng du lịch; Amin Ahmed Mohamed Osman Abaza, nhà sáng lập của Công ty Thương mại Bông sông Nile, công ty xuất khẩu bông lớn nhất ở Ai Cập, đã trở thành bộ trưởng nông nghiệp.
Trong nhiều khu vực của nền kinh tế, các doanh nhân đã thuyết phục chính phủ hạn chế việc gia nhập thông qua quy chế nhà nước. Các khu vực này gồm truyền thông đại chúng, sắt và thép, công nghiệp ô tô, rượu bia, và xi măng. Mỗi khu vực đã rất tập trung với các rào cản gia nhập cao bảo vệ các doanh nhân và các hãng có mối quan hệ chính trị. Các doanh nhân lớn đã thân thiết với chế độ, như Ahmed Ezz (sắt và thép), gia đình Sawiris (truyền thông đa phương tiện, đồ uống, và viễn thông), và Mohamed Nosseir (đồ uống và viễn thông) đã nhận được không chỉ sự bảo vệ từ nhà nước mà được các hợp đồng chính phủ và các khoản vay lớn của ngân hàng mà không cần có tài sản thế chấp. Ahmed Ezz đã cả là chủ tịch của Ezz Steel, công ty lớn nhất trong nghành thép của nước này, sản xuất 70 phần trăm thép của Ai Cập, và cũng là một thành viên cao cấp của NDP, chủ tịch của Ủy ban Ngân sách và Kế hoạch của Hạ viện, và một cộng sự thân cận của Gamal Mubarak, một trong những con trai của Tổng thống Mubarak.
Các cuộc cải cách kinh tế của các năm 1990 được thúc đẩy bởi các định chế tài chính quốc tế và các kinh tế gia đã nhắm đến giải phóng các thị trường và giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Cột trụ then chốt của các cuộc cải cách như vậy ở mọi nơi đã là tư nhân hóa các tài sản do nhà nước sở hữu. Tư nhân hóa ở Mexico (trang 38-40), thay cho làm tăng cạnh tranh, đơn giản đã chuyển các độc quyền do nhà nước sở hữu thành các độc quyền do tư nhân sở hữu, trong quá trình làm giàu cho các doanh nhân có mối quan hệ chính trị như Carlos Slim. Chính xác cùng thứ đã xảy ra ở Ai Cập. Các doanh nhân có mối quan hệ với chế độ đã có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện chương trình tư nhân hóa của Ai Cập, sao cho nó ưu ái cho elite kinh doanh giàu có – hay “những con cá voi,” như họ được biết đến ở địa phương. Vào lúc tư nhân hóa bắt đầu, nền kinh tế đã bị chi phối bởi ba mươi hai trong số cá voi này.
Một trong số đó đã là Ahmed Zayat, ở cương vị chỉ huy của Tập đoàn Luxor Group. Năm 1996 chính phủ đã quyết định tư nhân hóa công ty Al Ahram beverages (ABC), mà đã là nhà sản xuất bia độc quyền ở Ai Cập. Một đơn đặt giá hỏi mua đã đến từ một consortium của Công ty Tài chính Ai Cập, dẫn đầu bởi nhà phát triển bất động sản Farid Saad, cùng với công ty vốn mạo hiểm đầu tiên được thành lập ở Ai Cập năm 1995. Consortium đã bao gồm Fouad Sultan, cựu bộ trưởng du lịch, Mohamed Nosseir, và Mohamed Ragab, một doanh nhân elite khác. Nhóm này đã có quan hệ tốt, nhưng đã không đủ tốt. Đơn đặt giá của nó có giá trị 400 triệu bảng Ai Cập đã hóa ra là quá thấp. Zayat đã quen biết tốt hơn. Ông đã không có tiền để mua ABC, cho nên ông đã nghĩ ra một sơ đồ khéo léo kiểu Carlos Slim. Cổ phiếu của ABC đã được thả nổi lần đầu tiên trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán London, và Luxor Group đã giành được 74,9 phần trăm của các cổ phiếu đó với giá 68,5 bảng Ai Cập một cổ phiếu. Ba tháng sau cổ phiếu được tách làm đôi, và Luxor Group đã có khả năng bán tất cả chúng với giá 52,5 bảng một cổ phiếu, được lãi ròng 36 phần trăm, mà với nó Zayat đã có khả năng tài trợ cho việc mua ABC với 231 triệu bảng vào tháng tiếp theo. Lúc đó, ABC đã có lợi nhuận hàng năm khoảng 41,3 triệu bảng Ai Cập và đã có dự trữ tiền mặt 93 triệu bảng Ai Cập. Đã đúng là một cuộc mặc cả. Trong năm 1999 ABC mới được tư nhân hóa đã mở rộng độc quyền của nó từ bia sang rượu bằng cách mua lại độc quyền rượu quốc gia Gianaclis đã được tư nhân hóa. Gianaclis đã là một công ty rất có lời, nép mình đằng sau thuế nhập khẩu 3.000 phần trăm được áp lên rượu nhập khẩu, và nó đã có biên lợi nhuận 70 phần trăm trên doanh số bán. Trong năm 2002 độc quyền lại thay chủ lần nữa khi Zayat bán ABC cho Heineken lấy 1,3 tỷ bảng Ai Cập. Một khoản lợi nhuận 563 phần trăm trong năm năm.
Mohamed Nosseir đã không luôn luôn ở bên thua. Trong năm 1993 ông đã mua Công ty Đóng chai El Nasr (Bottling Company) được tư nhân hóa, mà đã có các quyền độc quyền để đóng chai và bán Coca-Cola ở Ai Cập. Các mối quan hệ của Nosseir với bộ trưởng khu vực doanh nghiệp công khi đó, Atef Ebeid, đã cho phép ông tiến hành việc mua với ít cạnh tranh. Nosseir sau đó đã bán công ty này sau hai năm lấy được hơn ba lần giá mua. Một thí dụ khác nữa đã là nước đi trong cuối các năm 1990 để kéo khu vực tư nhân vào ngành chiếu phim nhà nước. Lại các mối quan hệ chính trị đã ngụ ý rằng chỉ có hai gia đình được phép đặt đơn chào mua và vận hành các rạp chiếu phim – mà một trong số đó đã là gia đình Sawiris.
Ai Cập ngày nay là một quốc gia nghèo – không nghèo như hầu hết các nước ở phía nam, ở châu Phi hạ-Sahara, nhưng vẫn là một quốc gia nghèo nơi khoảng 40 phần trăm dân số là rất nghèo và sống với ít hơn hai dollar một ngày. Thật mỉa mai, như chúng ta đã thấy ở trước (trang 61-61), trong thế kỷ thứ mười chín Ai Cập đã là nơi một cố gắng ban đầu thành công theo sự thay đổi thể chế và hiện đại hóa kinh tế dưới thời Muhammad Ali, người đã tạo ra một thời kỳ tăng trưởng kinh tế khai thác trước khi bị sáp nhập trên thực tế vào Đế chế Anh. Từ thời kỳ thuộc địa Anh một tập các thể chế khai thác đã nổi lên, và đã được tiếp tục bởi quân đội sau năm 1954. Đã có sự tăng trưởng kinh tế nào đó và sự đầu tư vào giáo dục, nhưng đa số dân cư đã có ít cơ hội kinh tế, trong khi elite mới đã có thể hưởng lợi từ các quan hệ chính trị của họ với chính phủ.
Các thể chế kinh tế khai thác này đã lại được ủng hộ bởi các thể chế chính trị khai thác. Tổng thống Mubarak đã lên kế hoạch để bắt đầu một triều đại chính trị, chuẩn bị cho con trai Gamal để thay thế ông. Kế hoạch của ông đã bị kết liễu sớm chỉ bởi sự sụp đổ của chế độ khai thác của ông vào đầu năm 2011 khi đối mặt với sự náo loạn lan rộng và các cuộc biểu tình trong cái gọi là Mùa Xuân Arab. Trong thời kỳ khi Nasser là Tổng thống, đã có khía cạnh bao gồm nào đó của các thể chế kinh tế, và nhà nước đã mở hệ thống giáo dục và cung cấp một số cơ hội mà chế độ trước của Vua Farouk đã không. Nhưng đấy đã là một thí dụ về một sự kết hợp không ổn định của các thể chế chính trị khai thác với sự bao gồm nào đó của các thể chế kinh tế.
Kết quả không thể tránh khỏi, mà đã đến trong triều đại của Mubarak, đã là các thể chế kinh tế trở nên khai thác hơn, phản ánh sự phân bố quyền lực chính trị trong xã hội. Theo nghĩa nào đó Mùa Xuân Arab đã là một phản ứng với việc này. Điều này đã đúng không chỉ ở Ai Cập mà cũng ở Tunisia. Ba thập niên của sự tăng trưởng Tunisia dưới các thể chế chính trị khai thác đã bắt đầu quay ngược khi Tổng thống Ben Ali và gia đình ông đã bắt đầu cướp bóc nền kinh tế nhiều hơn và nhiều hơn.
VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI
Các quốc gia thất bại về kinh tế bởi vì các thể chế khai thác. Các thể chế này giữ các nước nghèo ở trạng thái nghèo và ngăn cản chúng bước lên con đường đến tăng trưởng kinh tế. Điều này đúng ngày nay ở châu Phi, ở các nơi như Zimbabwe và Sierra Leone; ở Nam Mỹ, trong các nước như Colombia và Argentina; ở châu Á, trong các nước như Bắc Triều Tiên và Uzbekistan; và ở Trung Đông, trong các quốc gia như Ai Cập. Có những sự khác biệt đáng kể giữa các nước này. Một số là các nước nhiệt đới, một số trong các vùng ôn đới. Một số đã là các thuộc địa của Anh; số khác đã là thuộc địa của Nhật Bản, Tây Ban Nha, và Nga. Chúng có các lịch sử, ngôn ngữ, và văn hóa rất khác nhau. Cái tất cả chúng cùng chia sẻ là các thể chế khai thác. Trong tất cả các trường hợp này cơ sở của các thể chế này là một giới elite những người thiết kế các thể chế kinh tế để làm giàu cho bản thân họ và làm cho quyền lực của họ là vĩnh viễn gây tổn hại cho tuyệt đại đa số người dân trong xã hội. Lịch sử và cấu trúc xã hội khác nhau của các nước dẫn đến những sự khác biệt về bản chất của các elite và về chi tiết của các thể chế khai thác. Nhưng lý do vì sao các thể chế khai thác tồn tại dai dẳng luôn luôn liên quan đến vòng luẩn quẩn, và những hệ lụy của các thể chế này về mặt bần cùng hóa các công dân của chúng là giống nhau – cho dù cường độ của chúng khác nhau.
Ở Zimbabwe, chẳng hạn, elite gồm có Robert Mugabe và lõi của ZANU-PF, những người đã là mũi nhọn của cuộc chiến đấu chống thực dân trong các năm 1970. Ở Bắc Triều Tiên, họ là bè lũ quanh Kim Jong-Il và Đảng Cộng Sản. Ở Uzbekistan đó là Tổng thống Islam Karimov, gia đình ông, và những cánh hẩu thời-Liên Xô được tái tạo của ông. Các nhóm này rõ ràng là rất khác nhau, và những khác biệt này, cùng với các chính thể có màu sắc khác nhau và các nền kinh tế mà họ cai quản, có nghĩa rằng hình thức đặc thù của các thể chế khai thác là khác nhau. Thí dụ, bởi vì Bắc Triều Tiên đã được tạo ra bởi một cuộc cách mạng cộng sản, nó lấy sự cai trị độc đảng của Đảng Cộng Sản như mô hình chính trị của nó. Mặc dù Mugabe đã có mời quân đội Bắc Triều Tiên vào Zimbabwe trong các năm 1980 để tàn sát các đối thủ của ông ở Matabeleland, một mô hình như vậy cho các thể chế chính trị khai thác là không áp dụng được ở Zimbabwe. Thay vào đó, bởi vì cách ông ta đến với quyền lực trong cuộc chiến đấu chống thực dân, Mugabe đã che đậy sự cai trị của ông bằng các cuộc bầu cử, cho dù một lúc ông đã tìm được cách thực sự để bày ra một nhà nước độc đảng được thánh hóa một cách hợp hiến.
Ngược lại, Colombia đã có một lịch sử dài về các cuộc bầu cử, mà đã nổi lên về mặt lịch sử như một phương pháp cho việc chia sẻ quyền lực giữa các đảng Tự do và Bảo thủ theo sau sự độc lập khỏi Tây Ban Nha. Không chỉ bản chất của các elite là khác nhau, mà số lượng của chúng cũng khác nhau. Tại Uzbekistan, Karimov đã có thể bắt cóc các tàn dư của nhà nước Soviet, mà đã cho ông ta một bộ máy mạnh để đàn áp và giết các elite khả dĩ khác. Tại Colombia, sự thiếu quyền lực của một nhà nước trung ương ở những phần của đất nước đã dẫn một cách tự nhiên đến các elite bị chắp vá rời rạc hơn rất nhiều – thực ra, nhiều đến mức đôi khi họ giết lẫn nhau. Tuy nhiên, bất chấp các elite và các thể chế chính trị có nhiều màu sắc khác nhau này, các thể chế này thường tìm được cách để thắt chặt và tái tạo quyền lực của elite mà đã tạo ra chúng. Nhưng đôi khi sự đấu đá nội bộ quyết liệt mà họ gây ra dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước, như ở Sierra Leone.
Đúng như lịch sử và các cấu trúc khác nhau có nghĩa rằng bản sắc của các elite và những chi tiết của các thể chế chính trị khai thác là khác nhau, các chi tiết của các thể chế kinh tế khai thác mà các elite dựng lên cũng thế. Ở Bắc Triều Tiên, các công cụ của sự khai thác đã lại được kế thừa từ bộ dụng cụ cộng sản: sự hủy bỏ sở hữu tư nhân, các nông trang và công nghiệp do nhà nước vận hành.
Ở Ai Cập, tình hình đã khá giống dưới chế độ quân sự xã hội chủ nghĩa được công khai thừa nhận do Đại tá Nasser tạo ra sau năm 1952. Nasser đã đứng về phía Liên Xô trong chiến tranh lạnh, tước đoạt các khoản đầu tư nước ngoài, như Kênh đào Suez do Anh sở hữu, và đã biến phần lớn nền kinh tế thành sở hữu nhà nước. Tuy vậy, tình hình ở Ai Cập trong các năm 1950 và 1960 đã rất khác với tình hình ở Bắc Triều Tiên trong các năm 1940. Đã dễ hơn nhiều cho những người Bắc Triều Tiên để tạo ra một nền kinh tế theo kiểu cộng sản triệt để hơn nhiều, vì họ đã có thể tước đoạt các tài sản Nhật trước đó và xây dựng một mô hình kinh tế của Cách mạng Trung Quốc.
Ngược lại, Cách mạng Ai Cập đúng hơn đã là một cuộc đảo chính bởi một nhóm sĩ quan quân đội. Khi Ai Cập thay đổi bên trong chiến tranh lạnh và và trở nên thân phương Tây, vì thế đã là tương đối dễ, cũng như thiết thực, cho quân đội Ai Cập để thay đổi từ chỉ huy tập trung sang chủ nghĩa tư bản cánh hẩu như một phương pháp khai thác. Dù có đúng như thế, thành tích kinh tế tốt hơn của Ai Cập so với Bắc Triều Tiên đã là một hệ quả của bản chất khai thác hạn chế hơn của các thể chế của Ai Cập. Một mặt, thiếu sự kiểm soát ngột ngạt của Đảng Cộng Sản Bắc Triều Tiên, chế độ Ai Cập đã phải xoa dịu dân cư của nó theo cách mà chế độ Bắc Triều Tiên không làm. Mặt khác, ngay cả chủ nghĩa tư bản cánh hẩu cũng tạo ra các khuyến khích nào đó cho đầu tư, chí ít giữa những người được chế độ ưu ái, mà hoàn toàn thiếu vắng ở Bắc Triều Tiên.
Mặc dù những chi tiết này tất cả đều quan trọng và lý thú, các bài học cốt yếu hơn là ở trong bức tranh lớn, mà tiết lộ rằng trong mỗi của các trường hợp này, các thể chế chính trị khai thác đã tạo ra các thể chế kinh tế khai thác, chuyển của cải và quyền lực về phía elite.
Cường độ khai thác trong các nước khác nhau này rõ ràng thay đổi và có những hệ quả quan trọng cho sự thịnh vượng. Tại Argentina, chẳng hạn, hiến pháp và các cuộc bầu cử dân chủ không hoạt động tốt để thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên, nhưng chúng có hoạt động tốt hơn nhiều so với ở Colombia. Chí ít nhà nước có thể xác nhận mình có độc quyền về bạo lực ở Argentina. Một phần như một hệ quả, thu nhập trên đầu người ở Argentina gấp đôi thu nhập đầu người của Colombia. Các thể chế chính trị của cả hai nước làm công việc tốt hơn nhiều để kiềm chế các elite so với các thể chế chính trị ở Zimbabwe và Sierra Leone, và như một kết quả, Zimbabwe và Sierra Leone nghèo hơn Argentina và Colombia rất nhiều.
Vòng luẩn quẩn cũng ngụ ý rằng ngay cả khi các thể chế khai thác dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước, như ở Sierra Leone và Zimbabwe, điều này không đặt ra một mục đích bao gồm cho quy tắc của các thể chế này. Chúng ta đã thấy rồi rằng các cuộc nội chiến và cách mạng, trong khi chúng có thể xảy ra trong các bước ngoặt, không nhất thiết dẫn đến sự thay đổi thể chế. Các sự kiện ở Sierra Leone từ khi nội chiến chấm dứt trong năm 2002 minh họa một cách sống động khả năng này.
Năm 2007 trong một cuộc bầu cử dân chủ, đảng cũ của Siaka Stevens, APC, đã quay lại nắm quyền. Mặc dù người thắng cuộc bầu cử Tổng thống, Ernest Bai Koroma, đã không có sự liên đới nào với các chính phủ APC cũ, nhiều người trong nội các của ông đã có. Hai trong số các con trai của Stevens, Bockarie và Jengo, thậm chí đã được bổ nhiệm làm đại sứ ở Hoa Kỳ và Đức. Theo một nghĩa, đấy là một phiên bản dễ thay đổi hơn của cái chúng ta đã thấy xảy ra ở Colombia. Tại đó sự thiếu quyền lực nhà nước ở nhiều phần của nước này tồn tại dai dẳng theo thời gian bởi vì nó phù hợp với các lợi ích của một bộ phận elite chính trị quốc gia cho phép nó làm vậy, nhưng các thể chế nhà nước cốt lõi cũng đủ mạnh để ngăn chặn sự lộn xộn này khỏi biến thành hỗn loạn hoàn toàn. Ở Sierra Leone, một phần bởi vì bản chất khai thác hơn của các thể chế kinh tế và một phần bởi vì lịch sử của các thể chế chính trị hết sức khai thác của nước này, nên xã hội đã không chỉ chịu đau khổ về mặt kinh tế mà cũng đã lật đi lật lại giữa sự lộn xộn hoàn toàn và loại nào đó của trật tự. Tuy nhiên, kết quả dài hạn là như nhau: nhà nước hầu như vẫn thiếu vắng, và các thể chế là khai thác.
Trong tất cả các trường hợp này đã có một lịch sử dài của các thể chế khai thác, chí ít từ thế kỷ thứ mười chín. Mỗi nước bị sập bẫy trong một vòng luẩn quẩn. Ở Colombia và Argentina, chúng có gốc rễ trong các thể chế của sự cai trị thuộc địa Tây Ban Nha (trang 9-19). Zimbabwe và Sierra Leone đã có xuất xứ trong các chế độ thuộc địa Anh được dựng lên vào cuối thế kỷ thứ mười chín. Ở Sierra Leone, do thiếu những người định cư da trắng, các chế độ này đã dựa nhiều vào các cấu trúc quyền lực mang tính khai thác thời tiền thuộc địa và đã tăng cường chúng. Bản thân các cấu trúc này đã là kết quả của một vòng luẩn quẩn dài mà đã nêu bật đặc trưng thiếu sự tập trung hóa chính trị và các ảnh hưởng tai ác của sự buôn bán nô lệ. Tại Zimbabwe, phần nhiều đã là một dạng mới của các thể chế khai thác, bởi vì Công ty Nam Phi Anh đã tạo ra một nền kinh tế kép. Uzbekistan đã có thể tiếp quản các thể chế khai thác của Liên Xô và, giống Ai Cập, đã sửa đổi chúng thành chủ nghĩa tư bản cánh hẩu. Bản thân các thể chế khai thác của Liên Xô theo nhiều cách đã là một sự tiếp tục của các thể chế khai thác của chế độ sa hoàng, lần nữa theo một hình mẫu dựa vào quy luật sắt của chính thể đầu sỏ. Vì các vòng luẩn quẩn khác nhau này đã diễn ra trong các phần khác nhau của thế giới trong hơn 250 năm vừa qua, sự bất bình đẳng thế giới đã nổi lên, và tồn tại dai dẳng.
Giải pháp cho sự thất bại kinh tế và chính trị của các quốc gia ngày nay là đi biến đổi các thể chế khai thác của họ hướng về các thể chế bao gồm. Vòng luẩn quẩn có nghĩa rằng việc này không dễ. Nhưng không phải là không thể, và quy luật sắt của chính thể đầu sỏ không phải là không thể tránh khỏi. Hoặc một số yếu tố bao gồm tồn tại từ trước trong các thể chế, hay sự hiện diện của các liên minh rộng dẫn đến cuộc đấu tranh chống chế độ hiện tồn, hay đơn thuần bản chất tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử, có thể phá vỡ các vòng luẩn quẩn. Hệt như nội chiến tại Sierra Leone, Cách mạng Vinh quang năm 1688 đã là một cuộc đấu tranh vì quyền lực. Nhưng nó đã là một cuộc đấu tranh có bản chất rất khác với nội chiến ở Sierra Leone. Có thể hiểu được rằng một số người trong Quốc hội chiến đấu để loại bỏ James II theo sau Cách mạng Vinh quang đã tưởng tượng mình đóng vai trò của nhà chuyên chế mới, như Oliver Cromwell đã đóng sau Nội Chiến Anh. Nhưng sự thực rằng quốc hội đã hùng mạnh rồi và đã cấu thành từ một liên minh rộng của các lợi ích kinh tế khác nhau và các quan điểm khác nhau đã làm cho quy luật sắt của chính thể đầu sỏ ít có khả năng áp dụng trong năm 1688. Và nó đã được giúp đỡ bởi sự thực rằng sự may mắn đã ở bên của Quốc hội chống lại James II. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy các thí dụ khác nữa về các nước mà đã tìm được cách để phá vỡ khuôn đúc và biến đổi các thể chế của họ cho cái tốt đẹp hơn, thậm chí sau một lịch sử dài của các thể chế khai thác.
Người dịch: Nguyễn Quang A
Nguồn: Why Nations Fail
THE ORIGINS OF POWER, PROSPERITY, AND POVERTY
Daron Acemoglu and Jemes A. Robinson
Crown Publishers ● New York