Nhìn ra thế giới

Vì sao các quốc gia thất bại (NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ SỰ NGHÈO KHÓ)[18]

SỰ TRAO QUYỀN

Ngày 12 tháng Năm, 1978, đã có vẻ cứ như là một ngày bình thường tại nhà máy xe tải Scânia trong thành phố São Bernardo tại bang São Paulo của Brazil. Nhưng các công nhân đã bồn chồn. Các cuộc đình công đã bị cấm ở Brazil từ 1964, khi quân đội lật đổ chính phủ dân chủ của Tổng thống João Goulart.

 Nhưng tin tức đã vừa được đưa ra rằng chính phủ đã sang sửa các số liệu lạm phát quốc gia sao cho sự gia tăng về chi phí sống được đánh giá thấp đi. Khi ca làm việc 7:00 giờ sáng bắt đầu, các công nhân bỏ công cụ của họ xuống. Vào 8:00 giờ sáng, Gilson Menezes, một nhà tổ chức nghiệp đoàn làm việc ở nhà máy, đã gọi nghiệp đoàn. Chủ tịch của Tổ chức Công nhân Kim khí São Bernardo (São Bernardo Metalworkers) đã là một nhà hoạt động ba mươi ba tuổi có tên là Luiz Inácio Lula da Silva (“Lula”). Vào buổi trưa Lula đã có mặt tại nhà máy. Khi công ty yêu cầu ông thuyết phục các nhân viên quay lại làm việc, ông đã từ chối.

Cuộc bãi công Scânia đã là cuộc đầu tiên trong một làn sóng bãi công quét ngang Brazil. Trên bề mặt của nó đấy đã là về lương, nhưng như Lula muộn hơn đã lưu ý,

Tôi nghĩ chúng ta không thể tách các nhân tố kinh tế và chính trị… Cuộc … đấu tranh đã là về lương, nhưng trong đấu tranh vì lương, giai cấp lao động đã có một chiến thắng chính trị.

Sự phục hồi của phong trào lao động Brazil đã chỉ là một phần của phản ứng xã hội rộng hơn nhiều đối với một thập kỷ rưỡi của sự cai trị quân sự. Nhà trí thức cánh tả Fernando Henrique Cardoso, giống Lula đã được định trước để trở thành tổng thống của Brazil sau khi tái lập nền dân chủ, đã chỉ rõ trong năm 1973 rằng nền dân chủ sẽ được tạo ra ở Brazil bởi nhiều nhóm xã hội mà tập hợp lại chống lại chế độ quân sự. Ông đã nói rằng cái cần đã là một “sự phục hồi hoạt động của xã hội dân sự … các hội chuyên nghiệp, các nghiệp đoàn, các giáo phái, các tổ chức sinh viên, các nhóm nghiên cứu và các nhóm tranh luận, các phong trào xã hội” – nói cách khác, một liên minh rộng với mục tiêu tái tạo nền dân chủ và thay đổi xã hội Brazil.

Nhà máy Scânia đã báo trước sự hình thành của liên minh này. Vào cuối 1978, Lula đã thả nổi ý tưởng tạo ra một đảng chính trị mới, Đảng của những người Lao động (Đảng Lao động). Đấy, tuy nhiên, là đảng không chỉ của các nghiệp đoàn viên. Lula đã khăng khăng rằng nó phải là một đảng của tất cả những người làm công ăn lương và người nghèo nói chung. Ở đây các nỗ lực của các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn để tổ chức một cương lĩnh chính trị đã bắt đầu thống nhất với nhiều phong trào xã hội đang nổi lên. Vào ngày 18 tháng Tám, 1979, một cuộc họp đã được tổ chức tại São Paulo để thảo luận về sự hình thành của Đảng Lao động, mà đã tập hợp lại các cựu chính trị gia đối lập, các lãnh đạo nghiệp đoàn, các sinh viên, các trí thức, và những người đại diện cho một trăm phong trào xã hội khác nhau mà đã bắt đầu để tổ chức trong các năm 1970 khắp Brazil. Đảng Lao động, được khởi đầu tại quán ăn São Judas Tadeo ở São Bernardo trong tháng Mười 1979, sẽ đại diện cho tất cả các nhóm khác nhau này.

Đảng đã nhanh chóng bắt đầu để hưởng lợi từ sự mở cửa chính trị mà giới quân sự đã miễn cưỡng tổ chức. Trong các cuộc bầu cử địa phương của năm 1982, nó đã đưa ra các ứng viên lần đầu tiên, và đã thắng hai cuộc đua thị trưởng. Suốt các năm 1980, khi nền dân chủ từ từ được tái tạo ở Brazil, Đảng Lao động đã bắt đầu tiếp quản nhiều và nhiều hơn các chính quyền địa phương. Vào năm 1988 nó đã kiểm soát các chính quyền ở ba mươi sáu đô thị tự trị, kể cả các thành phố lớn như São Paulo và Porto Alegre. Trong năm 1989, trong các cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên kể từ khi đảo chính quân sự, Lula đã thắng 16 phần trăm số phiếu trong vòng một với tư cách ứng viên của đảng. Trong vòng hai với Fernando Collor, ông đã được 44 phần trăm.

Trong tiếp quản nhiều chính phủ địa phương, cái gì đó đã được tăng tốc trong giữa các năm 1990, Đảng Lao Động đã bắt đầu tham gia vào một mối quan hệ cộng sinh với nhiều phong trào xã hội địa phương. Ở Porto Alegre chính quyền đầu tiên của Đảng Lao Động sau năm 1988 đã đưa vào “việc lập ngân sách tham gia,” mà đã là một cơ chế để đưa các công dân bình thường vào việc đề ra các ưu tiên chi tiêu của thành phố. Nó đã tạo ra một hệ thống mà trở thành một mô hình thế giới cho trách nhiệm giải trình và sự đáp ứng nhanh nhạy của chính quyền địa phương, và nó đã đi cùng với những cải thiện khổng lồ trong cung ứng dịch vụ công và chất lượng cuộc sống ở thành phố. Cấu trúc cai quản thành công của đảng ở mức địa phương đã được chuyển thành một cuộc động viên và thành công chính trị lớn hơn trên quy mô quốc gia. Mặc dù Lula đã bị Fernando Henrique Cardoso đánh bại trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 1994 và 1998, ông đã được bầu làm tổng thống Brazil năm 2002. Đảng Lao Động đã nắm quyền kể từ đó.

Sự hình thành một liên minh rộng ở Brazil như một kết quả của sự tập hợp cùng nhau của các phong trào xã hội khác nhau và lao động được tổ chức đã có một tác động đáng chú ý đến nền kinh tế Brazil. Từ năm 1990 tăng trưởng kinh tế đã nhanh, với tỷ lệ dân số nghèo đã giảm từ 45 phần trăm xuốngo 30 phần trăm trong năm 2006. Sự bất bình đẳng, mà đã tăng nhanh dưới thời chính quyền quân sự, đã giảm đột ngột, đặc biệt sau khi Đảng Lao Động lên nắm quyền, và đã có một sự mở rộng khổng lồ về giáo dục, với số năm trung bình học tại trường của dân cư tăng từ sáu năm trong năm 1995 lên tám năm trong năm 2006. Brazil bây giờ đã trở thành một phần của các quốc gia BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc), nước Mỹ Latin đầu tiên thực sự có trọng lượng trong giới ngoại giao quốc tế.

 

SỰ TRỖI DẬY CỦA BRAZIL từ các năm 1970 đã không được sắp đặt (thiết kế) bởi các nhà kinh tế học của các định chế quốc tế chỉ dẫn cho các nhà hoạch định chính sách Brazil về làm thế nào để thiết kế các chính sách tốt hơn hay tránh các thất bại (khuyết tật) thị trường. Nó đã không đạt được bằng việc bơm viện trợ nước ngoài vào. Nó đã là kết quả tự nhiên của sự hiện đại hóa. Đúng hơn, nó đã là hệ quả của các nhóm người dân khác nhau dũng cảm xây dựng các thể chế bao gồm. Cuối cùng những việc này đã dẫn đến các thể chế kinh tế bao gồm hơn. Nhưng sự biến đổi của Brazil, giống sự biến đổi của nước Anh trong thế kỷ thứ mười bảy, đã bắt đầu bằng việc tạo ra các thể chế chính trị bao gồm. Nhưng làm cách nào xã hội có thể xây dựng các thể chế chính trị bao gồm?

Lịch sử, như chúng ta đã thấy, bị bày bừa bộn với các thí dụ của các phong trào cải cách mà đã chịu thua quy luật sắt của chính thể đầu sỏ và đã thay thế một tập của các thể chế khai thác bằng các tập thậm chí còn độc hại hơn. Chúng ta đã thấy rằng nước Anh trong năm 1688, Pháp trong năm 1789, và Nhật Bản trong Minh Trị Duy Tân năm 1868 đã bắt đầu một quá trình tạo dựng các thể chế chính trị bao gồm với một cuộc cách mạng chính trị. Nhưng nói chung các cuộc cách mạng chính trị như vậy gây ra nhiều sự tàn phá và gian khổ, và thành công của chúng còn xa mới chắc chắn. Cách mạng Bolshevik đã thông báo mục đích của nó như để thay thế hệ thống kinh tế bóc lột của nước Nga Sa hoàng bằng một hệ thống công bằng và hiệu quả hơn mà sẽ mang lại quyền tự do và sự thịnh vượng cho hàng triệu người Nga. Chao ôi, kết quả đã ngược lại, và các thể chế đàn áp và khai thác hơn đã thay thế các thể chế của chính phủ mà những người Bolshevik đã lật đổ. Những kinh nghiệm ở Trung Quốc, Cuba, và Việt Nam đã tương tự. Nhiều cuộc cải cách không-cộng sản, từ trên xuống đã chẳng tốt hơn. Nasser đã thề để xây dựng một xã hội bình quân chủ nghĩa hiện đại ở Ai Cập, nhưng việc này đã chỉ dẫn đến chế độ thối nát của Hosni Mubarak, như chúng ta đã thấy trong chương 13. Robert Mugabe đã được nhiều người coi như một chiến sĩ đấu tranh cho tự do hất cẳng chế độ Rhodesia phân biệt chủng tộc và hết sức khai thác của Ian Smith. Nhưng các thể chế của Zimbabwe đã trở nên không ít khai thác hơn, và thành tích kinh tế của nó thậm chí còn tồi hơn trước khi độc lập.

Cái chung giữa các cuộc cách mạng chính trị, mà đã mở đường thành công cho các thể chế bao gồm hơn và những thay đổi thể chế từ từ ở Bắc Mỹ, ở Anh trong thế kỷ thứ mười chín, và ở Botswana sau độc lập – mà cũng đã dẫn đến sự củng cố đáng kể của các thể chế chính trị bao gồm – là, chúng đã thành công trong trao quyền cho một bộ phận tiêu biểu khá rộng của xã hội. Chủ nghĩa đa nguyên, hòn đá tảng của các thể chế chính trị bao gồm, đòi hỏi quyền lực chính trị phải được nắm giữ một cách rộng rãi trong xã hội, và xuất phát từ các thể chế khai thác mà trao quyền vào tay một elite hẹp, thì việc này đòi hỏi một quá trình trao quyền (empowerment). Quá trình này, như chúng ta đã nhấn mạnh trong chương 7, là cái làm cho Cách mạng Vinh quang khác với việc một elite lật đổ một elite khác. Trong trường hợp của Cách mạng Vinh quang, gốc rễ của chủ nghĩa đa nguyên đã là sự lật đổ James II bởi một cuộc cách mạng chính trị được lãnh đạo bởi một liên minh rộng bao gồm các nhà buôn, các nhà công nghiệp, giới quý tộc nhỏ (gentry), và thậm chí nhiều thành viên của giới quý tộc Anh không liên minh với Quốc vương. Như chúng ta đã thấy, Cách mạng Vinh quang đã được tạo thuận lợi bởi sự huy động trước và sự trao quyền của một liên minh rộng, và quan trọng hơn, đến lượt nó lại đã dẫn đến sự trao quyền thêm cho một mảng còn rộng hơn nữa của xã hội so với sự trao quyền trước đó – cho dù rõ ràng mảng này đã ít rộng rãi hơn rất nhiều so với toàn bộ xã hội, và nước Anh vẫn còn xa một nền dân chủ thực sự trong hơn hai trăm năm. Các nhân tố dẫn đến sự nổi lên của các thể chế bao gồm ở các thuộc địa Bắc Mỹ cũng đã tương tự, như chúng ta đã thấy ở chương đầu tiên. Một lần nữa, con đường xuất phát ở Virginia, Carolina, Maryland, và Massachusetts và dẫn đến Tuyên ngôn Độc lập và đến sự củng cố của các thể chế chính trị bao gồm ở Hoa Kỳ đã là một sự trao quyền cho các mảng ngày càng rộng hơn trong xã hội.

Cách mạng Pháp, cũng vậy, là một thí dụ về sự trao quyền cho một mảng rộng của xã hội, mà đã đứng lên chống ancien régime (chế độ cũ) ở Pháp và đã tìm được cách để mở đường cho một hệ thống chính trị đa nguyên hơn. Nhưng Cách mạng Pháp – đặc biệt là giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn Khủng Bố dưới Robespierre, một chế độ đàn áp và giết chóc – cũng minh họa thế nào về quá trình trao quyền không phải là không có những cạm bẫy của nó. Cuối cùng, tuy vậy, Robespierre và các cán bộ Jacobin của ông ta đã bị ném sang một bên, và di sản quan trọng nhất từ Cách mạng Pháp đã không là máy chém mà là các cuộc cải cách sâu rộng mà cách mạng đã thực hiện ở Pháp và các phần khác của châu Âu.

Có nhiều sự tương tự giữa các quá trình lịch sử này về sự trao quyền và cái đã xảy ra ở Brazil bắt đầu trong các năm 1970. Mặc dù gốc rễ của Đảng Lao Động là phong trào nghiệp đoàn, ngay từ những ngày đầu của nó, các lãnh tụ như Lula, cùng với nhiều trí thức và các chính trị gia đối lập những người đã dành sự ủng hộ cho đảng, đã tìm cách biến nó thành một liên minh rộng. Những sự thôi thúc này đã bắt đầu hợp nhất với các phong trào xã hội địa phương trên khắp cả nước, khi đảng tiếp quản các chính phủ địa phương, cổ vũ sự tham gia của công dân và gây ra một loại cách mạng về cai quản (quản trị) khắp đất nước. Ở Brazil, ngược với Anh trong thế kỷ thứ mười bảy hay Pháp vào lúc chuyển giao thế kỷ thứ mười tám, đã không có cách mạng cấp tiến nào kích thích quá trình biến đổi các thể chế chính trị bằng một cú đột kích. Nhưng quá trình trao quyền mà đã bắt đầu ở các nhà máy của São Bernardo đã có kết quả một phần bởi vì nó đã biến thành một sự thay đổi chính trị cơ bản ở mức quốc gia – thí dụ, sự chuyển tiếp từ sự cai trị quân sự sang nền dân chủ. Quan trọng hơn, sự trao quyền ở mức cơ sở ở Brazil bảo đảm rằng sự chuyển đổi sang nền dân chủ đã tương ứng với một sự dịch chuyển hướng tới các thể chế chính trị bao gồm, và như thế đã là nhân tố then chốt trong sự nổi lên của một chính phủ cam kết để cung ứng các dịch vụ công, mở rộng giáo dục, và một sân chơi thực sự bình đẳng. Như chúng ta đã thấy, dân chủ không phải là sự bảo đảm rằng sẽ có chủ nghĩa đa nguyên. Sự tương phản giữa sự phát triển các thể chế đa nguyên ở Brazil với kinh nghiệm Venezuela là đích đáng trong bối cảnh này. Venezuela cũng đã chuyển sang nền dân chủ sau 1958, nhưng việc này đã xảy ra mà không có sự trao quyền ở mức cơ sở và đã không tạo ra một sự phân bố đa nguyên của quyền lực chính trị. Thay vào đó, nền chính trị thối nát, các mạng lưới đỡ đầu, và xung đột đã kéo dài ở Venezuela, và một phần như một kết quả, khi các cử tri đi bỏ phiếu, họ thậm chí sẵn sàng ủng hộ những kẻ bạo ngược như Hugo Chávez, rất có thể bởi vì họ đã nghĩ chỉ mình ông ta có thể đứng lên đương đầu với các elite đã được thiết lập của Venezuela. Vì thế, Venezuela vẫn tiều tụy dưới các thể chế khai thác, trong khi Brazil đã phá vỡ vòng kim cô.

 

CÓ THỂ LÀM GÌ để kích-khởi động, hay có lẽ chỉ tạo thuận lợi cho, quá trình trao quyền và như thế cho sự phát triển của các thể chế chính trị bao gồm? Câu trả lời chân thật tất nhiên là, không có công thức nào cho sự xây dựng các thể chế như vậy. Tất nhiên có một số nhân tố hiển nhiên mà có thể làm cho quá trình trao quyền có nhiều khả năng hơn để cất cánh khỏi mặt đất. Những cái này bao gồm sự hiện diện của mức độ nào đó của trật tự được tập trung sao cho các phong trào xã hội thách thức các chế độ hiện hành không ngay lập tức sa vào tình trạng vô trật tự; các thể chế chính trị có trước nào đó mà đưa vào chút ít chủ nghĩa đa nguyên, như các thể chế chính trị truyền thống ở Botswana, sao cho các liên minh rộng có thể hình thành và tiếp tục tồn tại; và sự hiện diện của các tổ chức xã hội dân sự mà có thể điều phối các đòi hỏi của dân cư sao cho các phong trào đối lập không dễ bị nghiền nát bởi các elite hiện thời cũng chẳng biến một cách không thể tránh khỏi thành một phương tiện cho một nhóm khác để nắm quyền kiểm soát các thể chế khai thác hiện tồn. Nhưng nhiều trong số các nhân tố này được xác định trước về mặt lịch sử và chỉ thay đổi một cách chậm chạp. Trường hợp Brazil minh họa các tổ chức xã hội dân sự và các thể chế đảng liên kết có thể được xây dựng ra sao từ cơ sở lên, nhưng quá trình này là chậm, và nó có thể thành công ra sao dưới các hoàn cảnh khác nhau chưa được hiểu kỹ.

Một nhân vật khác, hay tập hợp các nhân vật, có thể đóng một vai trò biến đổi trong quá trình trao quyền: media, báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng. Sự trao quyền của xã hội nói chung là khó để điều phối và duy trì mà không có thông tin rộng rãi về có những sự lạm dụng kinh tế và chính trị bởi những kẻ đang nắm quyền hay không. Như chúng ta đã thấy trong chương 11 vai trò của media trong cấp thông tin cho đại chúng và điều phối các đòi hỏi của họ chống lại các lực lượng làm xói mòn các thể chế bao gồm ở Hoa Kỳ. Media cũng có thể đóng một vai trò then chốt trong chuyển sự trao quyền của một mảng rộng của xã hội thành các cải cách chính trị lâu bền hơn, lại như đã được minh họa trong thảo luận của chúng ta ở chương 11, đặc biệt trong bối cảnh của sự dân chủ hóa ở Anh.

Các cuốn sách mỏng và những cuốn sách cung cấp thông tin cho và khích động nhân dân đã đóng một vai trò trong Cách mạng Vinh quang ở nước Anh, trong Cách mạng Pháp, và trong sự tiến triển hướng tới nền dân chủ ở Anh thế kỷ thứ mười chín. Tương tự, media, đặc biệt là các hình thức mới dựa trên sự tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông, như các Web blog, các phòng chat nặc danh, Facebook, và Twitter, đã đóng một vai trò trung tâm trong phe đối lập Iran chống lại cuộc bầu cử gian lận của Ahmadinejad trong năm 2009 và sự đàn áp sau đó, và chúng có vẻ đóng một vai trò tương tự trong các cuộc phản kháng Mùa Xuân Arab mà đang tiếp diễn khi bản thảo của cuốn sách này được hoàn tất.

Các chế độ độc đoán thường biết kỹ về tầm quan trọng của media tự do, và làm mọi thứ để chống nó. Một minh họa cực đoan về điều này đến từ sự cai trị của Alberto Fujimori ở Peru. Mặc dù ban đầu được bầu một cách dân chủ, chẳng bao lâu sau Fujimori đã dựng lên một chế độ độc tài ở Peru, lên đến một cuộc đảo chính trong khi vẫn tại chức trong năm 1992. Sau đó, mặc dù các cuộc bầu cử vẫn tiếp tục, Fujimori đã xây dựng một chế độ thối nát và đã cai trị thông qua đàn áp và mua chuộc. Trong việc này ông đã dựa nhiều vào người là cánh tay phải của ông, Valdimiro Montesinos, người đã đứng đầu ngành tình báo quốc gia hùng mạnh của Peru. Montesinos đã là một người có tổ chức, cho nên ông giữ hồ sơ kỹ lưỡng về chính quyền đã trả bao nhiêu cho các cá nhân khác nhau để mua sự trung thành của họ, thậm chí ghi băng video nhiều hành động đút lót thực sự. Có một logic cho việc này. Vượt quá sự lưu trữ hồ sơ đơn thuần, bằng chứng này làm cho chắc chắn rằng những kẻ đồng lõa bây giờ có trên hồ sơ và sẽ được coi là có tội như Fujimori và Montesinos. Sau khi chế độ sụp đổ, các hồ sơ này đã lọt vào tay của các nhà báo và các nhà chức trách. Các khoản tiền tiết lộ về giá trị của media đối với một chế độ độc tài. Một thẩm phán Tòa án Tối cao đã đáng giá giữa 5.000 $ và 10.000 $ một tháng, và các chính trị gia trong cùng hay trong các đảng khác được trả các khoản tương tự. Nhưng khi về các báo và các đài phát TV, các khoản tiền đã là hàng triệu. Fujimori và Montesinos đã trả 9 triệu $ trong một dịp và hơn 10 triệu $ trong một dịp khác để kiểm soát các đài phát TV. Họ đã trả hơn 1 triệu $ cho một tờ báo chủ lưu, và cho các báo khác họ đã trả bất cứ khoản nào giữa 3.000 $ và 8.000 $ cho mỗi đề mục. Fujimori và Montesinos đã nghĩ rằng kiểm soát media quan trọng hơn kiểm soát các chính trị gia và các thẩm phán rất nhiều. Một trong những tay sai của Montesinos, Tướng Bello, đã tóm tắt việc này ở một trong những video bằng cách tuyên bố, “Nếu chúng tôi không kiểm soát truyền hình chúng tôi không làm bất cứ việc gì.”

Các thể chế khai thác hiện tại ở Trung Quốc cũng phụ thuộc một cách cốt yếu vào sự kiểm soát media của các nhà chức trách Trung Quốc, mà, như chúng ta đã thấy, đã trở nên tinh vi một cách đáng sợ. Như một nhà bình luận Trung Quốc tóm tắt, “Để duy trì sự lãnh đạo của Đảng trong cải cách chính trị, phải theo ba nguyên tắc: rằng Đảng kiểm soát các lực lượng vũ trang; Đảng kiểm soát cán bộ; và Đảng kiểm soát tin tức mới nhất.”

Nhưng tất nhiên một media tự do và các công nghệ truyền thông mới có thể giúp đỡ chỉ ở bên lề, bằng cách cung cấp thông tin và sự điều phối các đòi hỏi và những hành động của những người tranh đua vì các thể chế bao gồm hơn. Sự giúp đỡ của chúng sẽ chuyển thành sự thay đổi có ý nghĩa chỉ khi một mảng rộng của xã hội huy động và tổ chức nhằm để ảnh hưởng đến sự thay đổi chính trị, và làm vậy không vì các lý do bè phái hay để nắm quyền kiểm soát các thể chế khai thác, mà để biến đổi các thể chế khai thác thành các thể chế bao gồm hơn. Liệu một quá trình như vậy sẽ có được khởi hành và mở cửa cho sự trao quyền hơn nữa, và cuối cùng đến cải cách chính trị lâu bền hay không, sẽ phụ thuộc, như chúng ta đã thấy trong nhiều thí dụ khác nhau, vào lịch sử của các thể chế kinh tế và chính trị, vào nhiều sự khác biệt nhỏ mà quan trọng và vào chính con đường rất tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử.


 

LỜI CẢM ƠN

CUỐN SÁCH NÀY là đỉnh điểm của mười lăm năm nghiên cứu cộng tác, và dọc đường chúng tôi đã tích tụ rất nhiều món nợ thực tiễn và trí tuệ. Món nợ lớn nhất của chúng tôi là đối với người cộng tác lâu đời của chúng tôi Simon Johnson, người đã là đồng tác giả của nhiều bài báo khoa học then chốt mà đã định hình sự hiểu biết của chúng tôi về sự phát triển kinh tế so sánh.

Các đồng tác giả khác của chúng tôi, mà với những người chúng tôi đã làm việc trong các dự án nghiên cứu liên quan, đã đóng một vai trò đáng kể trong sự hình thành các quan điểm của chúng tôi, và trong tư cách này chúng tôi muốn đặc biệt cảm ơn Philippe Aghion, Jean-Marie Baland, María Angélica Bautista, Davide Cantoni, Isaías Chaves, Jonathan Conning, Melissa Dell, Georgy Egorov, Leopoldo Fergusson, Camilo García-Jimeno, Tarek Hassan, Sebastián Mazzuca, Jeffrey Nugent, Neil Parsons, Steve Pincus, Pablo Querubín, Rafael Santos, Konstantin Sonin, Davide Ticchi, Ragnar Torvik, Juan Fernando Vargas, Thierry Verdier, Andrea Vindigni, Alex Wolitzky, Pierre Yared, và Fabrizio Zilibotti.

Nhiều ngwoif khác đã đóng các vai trò rất quan trọng trong cổ vũ, thách thức, và phê phán chúng tôi trong nhiều năm. Chúng tôi đặc biệt muốn cảm ơn Lee Alston, Abhijit Banerjee, Robert Bates, Timothy Besley, John Coatsworth, Jared Diamond, Richard Easterlin, Stanley Engerman, Peter Evans, Jeff Frieden, Peter Gourevitch, Stephen Haber, Mark Harrison, Elhanan Helpman, Peter Lindert, Karl Ove Moene, Dani Rodrik, và Barry Weingast.

Hai người đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong định hình các quan điểm của chúng tôi và cổ vũ nghiên cứu của chúng tôi, và chúng tôi muốn tận dụng cơ hội này để bày tỏ món nợ trí tuệ của chúng tôi và lòng biết ơn chân thành của chúng tôi đối với họ: Joel Mokyr, và Ken Sokoloff, những người đáng tiếc đã qua đời trước khi cuốn sách này được viết. Cả hai chúng tôi vô cùng nhớ Ken.

Chúng tôi cũng rất biết ơn các học giả những người đã dự một hội nghị mà chúng tôi đã tổ chức trong tháng Hai năm 2010 về một phiên bản ban đầu của bản thảo của cuốn sách của chúng tôi ở Institute for Quantitative Social Science tại Harvard. Chúng tôi đặc biệt muốn cảm ơn các nhà đồng tổ chức, Jim Alt và Ken Shepsle, và những người thảo luận của chúng tôi tại hội nghị: Robert Allen, Abhijit Banerjee, Robert Bates, Stanley Engerman, Claudia Goldin, Elhanan Helpman, Joel Mokyr, Ian Morris, Şevket Pamuk, Steve Pincus, và Peter Temin.

Chúng tôi cũng biết ơn Melissa Dell, Jesús Fernández-Villaverde, Sándor László, Suresh Naidu, Roger Owen, Dan Trefler, Michael Walton, và Noam Yuchtman, những người đã cho chúng tôi các bình luận sâu rộng tại hội nghị và nhiều lần khác. Chúng tôi cũng biết ơn Charles Mann, Leandro Prados de la Escosura, và David Webster vì lời khuyên chuyên gia của họ.

Trong phần lớn quá trình nghiên cứu và viết cuốn sách này cả hai chúng tôi đã đều là thành viên của chương trình nghiên cứu của Canadian Institute for Advanced Research (CIFAR) về Các Thể chế, Tổ chức, và Tăng trưởng. Chúng tôi đã trình bày nghiên cứu liên quan đến cuốn sách này nhiều lần tại các buổi họp của CIFAR và đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự hỗ trợ của tổ chức tuyệt vời này và các học giả mà nó tập hợp lại cùng nhau.

Chúng tôi cũng nhận được các bình luận đúng là từ hàng trăm người trong các seminar và các hội nghị khác nhau về nội dung được trình bày trong cuốn sách này, và chúng tôi xin lỗi vì đã không nhắc đến một cách thỏa đáng bất cứ gợi ý, ý tưởng, hay sự thấu hiểu nào mà chúng tôi đã nhận được từ các bài trình bày và các cuộc thảo luận đó.

Chúng tôi cũng rất biết ơn María Angélica Bautista, Melissa Dell, và Leander Heldring vì sự trợ giúp nghiên cứu tuyệt vời của họ trong dự án này.

Cuối cùng, nhưng chắc chắn không phải ít nhất, chúng tôi đã rất may mắn để có một người biên tập tuyệt diệu, sáng suốt, và hết sức giúp đỡ, John Mahaney. Các bình luận và những gợi ý của John đã cải thiện rất nhiều cuốn sách của chúng tôi, và sự ủng hộ và nhiệt tình của ông cho dự án đã làm cho một năm rưỡi qua thú vị hơn nhiều và ít đè nặng hơn nó đã có thể thường thế.


 

Tiểu luận và Các nguồn Thư mục

Lời nói đầu

Quan điểm của Mohamed El Baradei có thể tìm thấy tại twitter.com/#!/ElBaradei.

Các trích dẫn Mosaab El Shami và Noha Hamed là từ Yahoo! news 2/6/2011, tại news.yahoo.com/s/yblog_exclusive/20110206/ts_yblog_exclusive/egyptian-voices-from-tahrir-square.

Về mười hai đòi hỏi ngay lập tức được poste trên blog của Wael Khalil, xem alethonews.wordpress.com/2011/02/27/egypt-reviewing-the-demands/.

Reda Metwaly được trích trên Al Jazeera, 2/1/2011, tại english.aljazeera.net/news/middleeast/2011/02/2011212597913527.html.

Chương 1: Gần Thế mà Vẫn Rất Khác Nhau

Một thảo luận kỹ về người Tây Ban Nha thăm dò Rio de La Plata là Rock (1992), chương 1. Về sự khám phá ra và thuộc địa hóa những người Guaraní, xem Ganson (2003). Các trích dẫn de Sahagún là từ de Sahagún (1975), pp. 47–49.[1] Gibson (1963) là công trình cơ bản về sự chinh phục Mexico của người Tây Ban Nha và các thể chế họ đã sắp đặt. Các trích dẫn de las Casas là từ de las Casas (1992), pp. 39, 117–18, và 107, một cách tương ứng.

Về Pizarro ở Peru, xem Hemming (1983). Các chương 1–6 bao gồm cuộc gặp tại Cajamarca và cuộc hành quân xuống phía nam và chiếm thủ đô Inca, Cuzco. Xem Hemming (1983), chương 20, về de Toledo. Bakewell (1984) cho một tổng quan về hoạt động của mita Potosí, và Dell (2010) cung cấp bằng chứng thống kê mà cho thấy nó đã có những tác động dai đẳng theo thời gian.

Trích dẫn Arthur Young được sao lại từ Sheridan (1973), p. 8. Có nhiều sách hay mô tả lịch sử ban đầu của Jamestown: thí dụ, Price (2003), và Kupperman (2007). Luận bàn của chúng tôi đã bị ảnh hưởng nhiều bởi Morgan (1975) và Galenson (1996). Trích dẫn Anas Todkill là từ p. 38 của Todkill (1885). Các trích dẫn John Smith là từ Price (2003), p. 77 (“Bạn phải biết . . .”), p. 93 (“Nếu đức Vua . . .”), và p. 96 (“Khi các ngài gửi . . .”). Hiến Chương Maryland, Các Hiến Pháp Cơ bản của Carolina, và các hiến pháp thuộc địa khác đã được đưa lên Internet bởi Yale University’s Avalon Project.

Bakewell (2009), chương14, thảo luận sự độc lập của Mexico và hiến pháp. Xem Stevens (1991) và Knight (2011) về sự bất ổn chính trị và các tổng thống sau độc lập. Coatsworth (1978) là bài báo có ảnh hưởng lớn về bằng chứng của sự suy sụp kinh tế ở Mexico sau độc lập. Haber (2010) trình bày so sánh sự phát triển ngân hàng ở Mexico và Hoa Kỳ. Sokoloff (1988) và Sokoloff and Khan (1990) cung cấp bằng chứng về bối cảnh xã hội của các nhà đổi mới ở Hoa Kỳ những người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Xem Israel (2000) về một thư mục của Thomas Edison. Haber, Maurer, and Razo (2003) đề xuất một sự diễn giải về chính trị kinh tế học của chế độ Porfirio Díaz rất theo tinh thần của thảo luận của chúng tôi. Haber, Klein, Maurer, and Middlebrook (2008) mở rộng nghiên cứu này về chính trị kinh tế học của Mexico vào thế kỷ thứ hai mươi. Về sự phân bổ phân biệt đất biên cương ở Bắc Mỹ và Mỹ Latin, xem Nugent and Robinson (2010) và García-Jimeno and Robinson (2011). Hu-DeHart (1984) thảo luận sự trục xuất những người Yaqui trong chương 6. Về gia sản của Carlos Slim và nó được kiếm như thế nào, xem Relea (2007) và Martinez (2002).

Diễn giải của chúng tôi về sự phát triển kinh tế so sánh của châu Mỹ dựa trên nghiên cứu trước kia của riêng chúng tôi với Simon Johnson, đặc biệt Acemoglu, Johnson, and Robinson (2001, 2002), và cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi Coatsworth (1978, 2008) và Engerman and Sokoloff (1997).

Chương 2: Các lý thuyết không hoạt động

Quan điểm của Jared Diamond về bất bình đẳng thế giới được trình bày trong cuốn sách của ông, cuốn Guns, Germs and Steel (1997). Sachs (2006) trình bày phiên bản riêng của ông về tất định luận địa lý. Các quan điểm về văn hóa phổ biến rộng rãi trong các tài liệu tham khảo hàn lâm nhưng đã chẳng bao giờ được gom lại trong một công trình. Weber (200) đã cho rằng chính Cải cách Kháng cách (Protestant Reformation) là cái đã giải thích vì sao châu Âu là nơi đã có Cách mạng Công nghiệp. Landes (1999) đã đề xuất rằng những người Bắc Âu đã phát triển một tập duy nhất các thái độ văn hóa mà đã khiến họ làm việc siêng năng, tiết kiệm, và đổi mới. Harrison and Huntington, eds. (2000), là một tuyên bố mạnh mẽ về tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế so sánh. Quan niệm rằng có loại gì đó của văn hóa Anh ưu việt hay tập hợp ưu việt của các thể chế Anh là phổ biến và đã được dùng để giải thích chủ nghĩa Biệt [Ngoại] lệ (exceptionalism) Hoa Kỳ (Fisher, 1989) và cả các hình mẫu của sự phát triển so sánh nói chung hơn (La Porta, Lopez-de-Silanes, and Shleifer, 2008). Các công trình của Banfield (1958) và Putnam, Leonardi, and Nanetti (1994) là những diễn giải văn hóa rất có ảnh hưởng về làm thế nào một khía cạnh của văn hóa, hay “vốn xã hội,” như họ gọi, khiến cho miền nam Italy nghèo. Về một tổng quan về các kinh tế gia sử dụng ra sao các quan niệm về văn hóa, xem Guiso, Sapienza, and Zingales (2006). Tabellini (2010) khảo sát sự tương quan giữa mức độ mà người dân tin nhau ở Tây Âu và mức thu nhập đầu người hàng năm. Nunn and Wantchekon (2010) chứng tỏ sự thiếu tin cậy và vốn con người ở châu Phi tương quan thế nào với cường độ lịch sử của buôn bán nô lệ.

Lịch sử liên quan của Kongo được trình bày trong Hilton (1985) và Thornton (1983). Về sự lạc hậu mang tính lịch sử của công nghệ Phi châu, xem các công trình của Goody (1971), Law (1980), và Austen and Headrick (1983).

Định nghĩa về kinh tế học được Robbins đề xuất là từ Robbins (1935), p. 16.

Trích dẫn Abba Lerner là trong Lerner (1972), p. 259. Ý tưởng rằng sự dốt nát giải thích sự phát triển so sánh là ngầm định trong hầu hết phân tích kinh tế về sự phát triển kinh tế và cải cách chính sách: thí dụ, Williamson (1990); Perkins, Radelet, and Lindauer (2006); và Aghion and Howitt (2009). Một phiên bản gần đây, đầy sức thuyết phục về quan điểm này được trình bày trong Banerjee and Duflo (2011).

Acemoglu, Johnson, and Robinson (2001, 2002) cung cấp một phân tích thống kê về vai trò tương đối của các thể chế, địa lý, và văn hóa, chứng tỏ rằng các thể chế trội hơn hai kiểu diễn giải khác trong giải thích cho những sự chênh lệch về thu nhập đầu người hiện nay.

 

Chương 3: Tạo ra Thịnh vượng và Nghèo khó

Việc dựng lại cuộc gặp gỡ giữa Hwang Pyo ̆ng-Wo ̆n và anh ông được lấy từ phỏng vấn của James A. Foley với Hwang được chép lại trong Foley (2003), pp. 197–203.

Khái niệm về các thể chế khai thác xuất xứ từ Acemoglu, Johnson, and Robinson (2001). Thuật ngữ về các thể chế bao gồm được Tim Besley gợi ý cho chúng tôi. Thuật ngữ về những người thua (loser) về mặt kinh tế và sự phân biệt họ với những người thua về mặt chính trị là từ Acemoglu and Robinson (2000b).  Số liệu về Barbados là từ Dunn (1969). Bàn luận của chúng tôi về nền kinh tế Soviet dựa vào Nove (1992) và Davies (1998). Allen (2003) cung cấp một diễn giải khả dĩ khác và tích cực hơn về lịch sử kinh tế Soviet.

Trong các tài liệu khoa học xã hội có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến lý thuyết và lý lẽ của chúng tôi. Xem Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005b) về một tổng quan về tài liệu khoa học này và đóng góp của chúng tôi cho nó. Cách nhìn thể chế về sự phát triển so sánh dựa trên nhiều công trình quan trọng. Đặc biệt đáng chú ý là công trình của North; xem North and Thomas (1973), North (1982), North and Weingast (1989), và North, Wallis, and Weingast (2009). Olson (1984) cũng cung cấp một sự giải thích rất có ảnh hưởng về kinh tế học chính trị của tăng trưởng kinh tế. Mokyr (1990) cũng là một cuốn sách nền tảng mà liên kết những người thua kinh tế với sự thay đổi công nghệ so sánh trong lịch sử thế giới. Quan niệm về những người thua kinh tế (economic loser) là rất phổ biến trong các khoa học xã hội như một sự giải thích vì sao các kết quả thể chế và chính sách hiệu quả lại không xảy ra. Diễn giải của chúng tôi, mà dựa vào Robinson (1998) và Acemoglu and Robinson (2000b, 2006b), khác biệt bởi sự nhấn mạnh ý tưởng rằng rào cản quan trọng nhất đối với sự nổi lên của các thể chế bao gồm là nỗi sợ của các elite rằng họ sẽ mất quyền lực chính trị của họ. Jones (2003) cung cấp một lịch sử so sánh phong phú nhấn mạnh các chủ đề tương tự, và công trình quan trọng của Engerman và Sokoloff (1997) về châu Mỹ cũng nhấn mạnh các ý tưởng này. Một diễn giải kinh tế học chính trị có ảnh hưởng lớn về sự chậm phát triển của châu Phi đã được Bates (1981, 1983, 1989) trình bày, mà công trình của ông đã ảnh hưởng mạnh đến công trình của chúng tôi. Những nghiên cứu có ảnh hưởng lớn bởi Dalton (1965) và Killick (1978) nhấn mạnh vai trò của chính trị trong sự phát triển Phi châu và đặc biệt nỗi sợ mất quyền lực chính trị ảnh hưởng thế nào đến chính sách kinh tế. Khái niệm về những người thua chính trị (political loser) trước đây đã ngầm định trong công trình lý thuyết khác về kinh tế học chính trị, chẳng hạn, Besley and Coate (1998) và Bourguignon and Verdier (2000). Vai trò của sự tập trung hóa chính trị các thể chế nhà nước trong phát triển đã được nhấn mạnh nhiều nhất bởi các nhà xã hội học lịch sử theo sau công trình của Max Weber. Đáng chú ý là công trình của Mann (1986, 1993), Migdal (1988), và Evans (1995). Ở châu Phi, công việc về mối quan hệ giữa nhà nước và sự phát triển được nhấn mạnh bởi Herbst (2000) và Bates (2001). Các nhà kinh tế học gần đây đã bắt đầu đóng góp cho các tài liệu khoa học này; thí dụ, Acemoglu (2005) và Besley and Persson (2011). Cuối cùng, Johnson (1982), Haggard (1990), Wade (1990), và Amsden (1992) nhấn mạnh kinh tế học chính trị cá biệt của các quốc gia Đông Á đã là cái cho phép họ thành công đến vậy về mặt kinh tế. Finley (1965) đưa ra một lý lẽ có ảnh hưởng sâu rộng rằng chế độ nô lệ chịu trách nhiệm về sự thiếu năng động công nghệ trong thế giới cổ.

Ý tưởng rằng sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác là có thể nhưng cũng chắc sẽ hết hơi được nhấn mạnh trong Acemoglu (2008).

Chương 4: Những Khác biệt Nhỏ và các Bước ngoặt

Benedictow (2004) cho một tổng quan dứt khoát về cái Chết Đen, mặc dù các đánh giá của ông về dịch hạch đã giết bao nhiêu người vẫn còn gây tranh cãi. Các trích dẫn Boccaccio và Ralph xứ Shrewsbury được sao lại từ Horrox (1994). Hatcher (2008) cho một giải thích hấp dẫn về sự lường trước và sự đến của dịch hạch ở nước Anh. Văn bản về Đạo luật Lao động là sẵn có online từ Dự án Avalon.

Các công trình cơ bản về tác động của cái Chết Đen lên sự phân kỳ của Đông và Tây Âu là North and Thomas (1973) và đặc biệt Brenner (1976), mà sự phân tích của ông về sự phân bố ban đầu của quyền lực chính trị tác động ra sao đến các hệ quả của dịch hạch đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy của chúng tôi. Xem DuPlessis (1997) về Chế độ nông nô thứ Hai ở Đông Âu. Conning (2010) và Acemoglu and Wolitzky (2011) trình bày việc hình thức hóa luận đề của Brenner. Trích dẫn James Watt được sao lại từ Robinson (1964), pp. 223–24. Trong Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005a) lần đầu chúng tôi đã trình bày lý lẽ rằng chính sự tương tác giữa thương mại Đại Tây Dương và những khác biệt ban đầu về thể chế là cái đã dẫn đến sự phân kỳ của các thể chế Anh và cuối cùng đến Cách mạng Công nghiệp. Ý niệm về quy luật sắt của chính thể đầu sỏ là của Michels (1962). Ý niệm về bước ngoặt đầu tiên được trình bày bởi Lipset and Rokkan (1967). Về vai trò của các thể chế trong sự phát triển dài hạn của Đế chế Ottoman, nghiên cứu của Owen (1981), Owen and Pamuk (1999), và Pamuk (2006) là cơ bản.

Chương 5: “Tôi đã thấy Tương lai, và Nó Hoạt động”

Về chuyến công cán của Steffens đến Nga và những lời của ông nói với Baruch, xem Steffens (1931), chương18, pp. 790–802.  Về số người chết đói trong các năm 1930, chúng tôi sử dụng số liệu của Davies and Wheatcroft (2004). Về các con số tổng điều tra dân số năm 1937, xem Wheatcroft and Davies (1994a, 1994b). Bản chất của sự đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế Soviet được nghiên cứu trong Berliner (1976). Thảo luận của chúng tôi về chủ nghĩa Stalin, và đặc biệt về lập kế hoạch kinh tế, thực sự đã có kết quả là dựa vào Gregory and Harrison (2005). Về các tác giả của các sách giáo khoa kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục hiểu lầm sự tăng trưởng kinh tế Soviet, xem Levy and Peart (2009).

Bàn luận và diễn giải của chúng tôi về những người Lele và Bushong dựa vào nghiên cứu của Douglas (1962, 1963) và Vansina (1978).

Về khái niệm Mùa Hè Dài, xem Fagan (2003). Một dẫn nhập có thể tiếp cận được về những người Natufian và các địa điểm khảo cổ mà chúng tôi nhắc tới có thể tìm thấy trong Mithen (2006) và Barker (2006). Công trình có ảnh hưởng lớn về Abu Hureyra là Moore, Hillman, and Legge (2000), mà chứng minh bằng tư liệu rằng cuộc sống tĩnh tại và đổi mới thể chế đã xuất hiện trước sự canh tác như thế nào. Xem Smith (1998) về một tổng quan chung về bằng chứng rằng cuộc sống tĩnh tại đã đi trước sự canh tác, và xem Bar-Yosef and Belfer-Cohen (1992) về trường hợp của những người Natufian. Cách tiếp cận của chúng tôi đến Cách mạng đồ Đá mới được gây cảm hứng bởi Sahlins (1972), mà cũng có giai thoại về Yir Yoront.

Thảo luận của chúng tôi về lịch sử Maya theo Martin and Grube (2000) và Webster (2002). Việc tái dựng lại lịch sử dân số Copán là từ Webster, Freter, and Gonlin (2000). Số các đài kỷ niệm có nghi niên đại là từ Sidrys and Berger (1979).

Chương 6: Trôi Xa nhau

Thảo luận về trường hợp của Venice theo Puga and Trefler (2010), và các chương 8 và 9 của Lane (1973).

Nội dung về La Mã có trong bất cứ sách lịch sử chuẩn nào. Diễn giải của chúng tôi về các thể chế kinh tế La Mã theo Finlay (1999) và Bang (2008). Giải thích của chúng tôi về sự suy sụp La Mã theo Ward-Perkins (2006) và Goldsworthy (2009). Về những thay đổi thể chế ở cuối Đế chế La Mã, xem Jones (1964). Các giai thoại về Tiberius và Hadrian là từ Finley (1999).

Bằng chứng từ các xác tàu đắm đầu tiên được Hopkins (1980) sử dụng. Xem De Callataÿ (2005) và Jongman (2007) về một tổng quan về việc này và Dự án Lõi Băng Greenland.

Các bản khắc Vindolanda (tablet) có sẵn online tại vindolanda.csad.ox.ac.uk. Lời trích mà chúng tôi sử dụng là từ TVII Pub. no.: 343.

Thảo luận về các nhân tố mà đã dẫn đến sự suy sụp của Anh thuộc La Mã theo Cleary (1989), chương 4; Faulkner (2000), chương 7; Dark (1994), chương 2. Về Aksum, xem Munro-Hay (1991). Công trình có ảnh hưởng lớn về chủ nghĩa phong kiến Âu châu và nguồn gốc của nó là Bloch (1961); xem Crummey (2000) về chủ nghĩa phong kiến Ethiopia. Phillipson (1998) đưa ra sự so sánh giữa sự sụp đổ của Aksum và sự sụp đổ của Đế chế La Mã.

Chương 7: Điểm Ngoặt

Chuyện về máy của Lee và cuộc gặp với Nữ Hoàng Elizabeth I sẵn có tại calverton.homestead.com/willlee.html.

Allen (2009b) trình bày số liệu về lương thực tế sử dụng Chỉ dụ về Giá Tối đa của Diocletian.

Lý lẽ của chúng tôi về các nguyên nhân của Cách mạng Công nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lý lẽ được đưa ra trong North and Thomas (1973), North and Weingast (1989), Brenner (1993), Pincus (2009), và Pincus and Robinson (2010). Các học giả này đến lượt lại được gây cảm hứng bởi những diễn giải Marxist sớm hơn về sự thay đổi thể chế Anh và sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản; xem Dobb (1963) và Hill (1961, 1980). Xem cả luận đề của Tawney (1941) về dự án xây dựng nhà nước của Henry VIII đã làm thay đổi cấu trúc xã hội Anh ra sao.

Văn bản của Magna Carta sẵn có online tại Dự án Avalon.

Elton (1953) là công trình có ảnh hưởng lớn về sự phát triển của các thể chế nhà nước dưới thời Henry VIII, và Neale (1971)  liên hệ các thể chế này đến sự tiến hóa của quốc hội.

Về Nổi loạn Nông dân, xem Hilton (2003). Trích dẫn Hill về các độc quyền là từ Hill (1961), p. 25. Về giai đoạn “cai trị cá nhân” của Charles I, chúng tôi theo Sharp (1992). Bằng chứng của chúng tôi về các nhóm và các vùng khác nhau hoặc đứng về phía ủng hộ hay chống lại Quốc hội là từ Brunton and Pennington (1954), Hill (1961), và Stone (2001). Pincus (2009) là công trình cơ bản về Cách mạng Vinh quang và thảo luận nhiều thay đổi cụ thể về các chính sách và các thể chế kinh tế; thí dụ, sự bãi bỏ Thuế nền Lò sưởi và việc tạo ra Ngân hàng Anh quốc (Bank of England). Xem cả Pincus and Robinson (2010). Pettigrew (2007, 2009) thảo luận sự tấn công các độc quyền, kể cả Công ty Hoàng gia Phi châu, và số liệu của chúng ta về đơn kiến nghị là từ các bài báo của ông. Knights (2010) nhấn mạnh tầm quan trọng chính trị của việc đưa đơn kiến nghị. Thông tin về Ngân hàng của Hoare là từ Temin and Voth (2008).

Thông tin về Thanh tra Cowperthwaite và bộ máy thu thuế hàng hóa là từ Brewer (1988).

Tổng quan của chúng ta về lịch sử kinh tế của Cách mạng Công nghiệp dựa vào Mantoux (1961), Daunton (1995), Allen (2009a), và Mokyr (1990, 2009), những người cung cấp chi tiết về các nhà sáng chế nổi tiếng và các sáng chế mà chúng ta thảo luận. Câu chuyện về gia đình Baldwyn là từ Bogart and Richardson (2009, 2011), những người nhấn mạnh mối quan hệ giữa Cách mạng Vinh quang, việc tổ chức lại các quyền tài sản, và việc xây dựng đường sá và kênh rạch. Về Đạo luật Vải in hoa và các Đạo luật Manchester, xem O’Brien, Griffiths, và Hunt (1991), mà là nguồn của các trích dẫn pháp luật. Về sự chi phối của những người mới trong công nghiệp, xem Daunton (1995), chương 7, và Crouzet (1985). Sự giải thích của chúng tôi về vì sao những thay đổi lớn về thể chế đã xảy ra ở nước Anh dựa trên Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005a) và Brenner (1976).  Dữ liệu về số các thương gia độc lập và sở thích chính trị của họ là từ Zahedieh (2010).

Chương 8: Không trên Lãnh thổ của Chúng tôi

Về sự phản đối máy in trong Đế chế Ottoman, xem Savage-Smith (2003) pp. 656–59. Dữ liệu biết đọc biết viết so sánh lịch sử là từ Easterlin (1981).

Thảo luận của chúng tôi về các thể chế chính trị của Tây Ban Nha theo Thompson (1994a, 1994b). Về bằng chứng về sự suy sụp kinh tế của Tây Ban Nha trong gia đoạn này, xem Nogal and Prados de la Escosura (2007).

Thảo luận của chúng ta về những sự trở ngại đối với sự phát triển kinh tế ở Áo-Hungary theo Blum (1943), Freudenberger (1967), và Gross (1973). Trích dẫn Maria Theresa là từ Freudenberger, p. 495. Tất cả các trích dẫn khác về Count Hartig và Francis I là từ Blum. Câu trả lời của Francis cho các đại biểu từ Tyrol được trích từ Jászi (1929), pp. 80–81. Lời bình luận của Friedrich von Gentz đối với Robert Owen cũng được trích từ Jászi (1929), p. 80. Kinh nghiệm của nhà Rothschild ở Áo được thảo luận trong chương 2 của Corti (1928).

Phân tích của chúng ta về Nga theo Gerschenkron (1970). Trích dẫn Kropotkin là từ p. 60 của lần xuất bản 2009 của cuốn sách của ông. Cuộc đối thoại giữa Nicholas và Mikhail được trích từ Saunders (1992), p. 117. Trích dẫn của Kankrin về đường sắt là ở Owen (1991), pp. 15–16.

Bài phát biểu của Nicholas cho các nhà chế tác được sao lại từ Pintner (1967), p. 100.

Trích dẫn A. A. Zakrevskii là từ Pintner (1967), p. 235.

Về Đô đốc Trịnh Hòa, xem Dreyer (2007). Lịch sử kinh tế của Trung Quốc Hiện đại ban đầu được trình bày bởi Myers và Wang (2002). Lời trích của T’ang Chen là từ Myers and Wang, pp. 564–65.

Xem Zewde (2002) về một tổng quan về lịch sử Ethiopia liên quan. Dữ liệu về Ethiopia đã mang tính kinh tế học thế nào là từ Pankhurst (1961), cũng như tất cả các trích dẫn mà chúng tôi sao lại ở đây.

Mô tả của chúng ta về các thể chế và lịch sử của Somali là theo Lewis (1961, 2002). Heer (tộc ước) Hassan Ugaas được sao lại ở p.177 của Lewis (1961); mô tả của chúng ta về một mối thù hận là từ chương 8 của Lewis (1961), nơi ông thuật lại nhiều thí dụ khác. Về Vương quốc Taqali và chữ viết, xem Ewald (1988).

Chương 9: Sự Phát triển Đảo ngược

Thảo luận của chúng ta về việc thâu tóm Ambon và Banda bởi Công ty Đông Ấn Hà Lan và tác động tiêu cực của công ty lên sự phát triển của Đông Nam Á theo Hanna (1978) và đặc biệt Reid (1993), chương 5. Các trích dẫn từ Reid về Tomé Pires là từ p. 271; nhân tố Hà Lan trong Maguindanao, p. 299; sultan của Maguindanao, pp. 299–300. Dữ liệu về tác động của Công ty Đông Ấn Hà Lan lên giá các đồ gia vị là từ O’Rourke and Williamson (2002).

Một tổng quan dứt khoát về chế độ nô lệ trong xã hội Phi châu và tác động của buôn bán nô lệ là Lovejoy (2000). Lovejoy, p. 47, Table 31, tường trình các ước lượng đồng thuận về quy mô của sự buôn bán nô lệ. Nunn (2008) đã cung cấp những ước lượng định lượng đầu tiên về tác động của buôn bán nô lệ lên các thể chế kinh tế và sự tăng trưởng kinh tế Phi châu. Dữ liệu về nhập khẩu vũ khí và thuốc súng là từ Inikori (1977).  Lời khai của Francis Moore được trích dẫn từ Lovejoy (2000), pp. 89–90. Law (1977) là nghiên cứu có ảnh hưởng lớn về sự mở rộng của nhà nước Oyo. Những ước lượng về tác động của buôn bán nô lệ lên dân số ở châu Phi được lấy từ Manning (1990). Lovejoy (2000), chương 8, các tiểu luận trong Law (1995), và cuốn sách quan trọng của Austin (2005) là cơ sở cho thảo luận của chúng ta về thời kỳ “thương mại hợp pháp.” Dữ liệu về phần của những người Phi châu những người đã là nô lệ ở châu Phi là từ Lovejoy (2000), thí dụ, p. 192, Table 9.2.

Dữ liệu về lao động ở Liberia là từ Clower, Dalton, Harwitz, and Walters (1966).

Ý tưởng nền kinh tế kép được Lewis (1954) phát triển. Fergusson (2010) phát triển một mô hình toán học của nền kinh tế kép. Quan niệm rằng đấy là một tác phẩm của chủ nghĩa thực dân đã được đề xuất đầu tiên trong tuyển tập có ảnh hưởng lớn được biên tập bởi Palmer and Parsons (1977). Giải thích của chúng tôi về Nam Phi dựa trên Bundy (1979) và Feinstein (2005).

Hội truyền giáo Moravian được trích trong Bundy (1979), p. 46, và John Hemming được trích trong Bundy, p. 72. Sự truyền bá quyền sở hữu đất ở Đông Griqualand là từ Bundy, p. 89; những kỳ công của Stephen Sonjica là từ Bundy, p. 94; trích dẫn Matthew Blyth là từ p. 97; và trích dẫn một nhà quan sát Âu châu ở Fingoland  năm 1884  là từ Bundy, pp. 100–101. George Albu được trích trong Feinstein (2005), p. 63; bộ trưởng về các vấn đề bản xứ được trích từ Feinstein, p. 45; và Verwoerd được trích từ Feinstein, p. 159. Dữ liệu về lương thực tế của các nhà khai mỏ vàng là từ p. 66 của Wilson (1972). G. Findlay được trích trong Bundy (1979), p. 242.

Quan niệm rằng sự phát triển của các nước giàu ở phương Tây là bức ảnh phản chiếu của sự chậm phát triển của phần còn lại của thế giới được phát triển ban đầu bởi Wallertsein (1974–2011), mặc dù ông nhấn mạnh cơ chế rất khác với cơ chế chúng tôi nhấn mạnh.

Chương 10: Sự truyền bá Thịnh vượng

Chương này dựa nhiều vào nghiên cứu trước đây của chúng tôi với Simon Johnson và Davide Cantoni: Acemoglu, Johnson, and Robinson (2002) và Acemoglu, Cantoni, Johnson, and Robinson (2010, 2011).

Thảo luận của chúng tôi về sự phát triển của các thể chế ban đầu ở Australia theo các công trình có ảnh hưởng lớn của Hirst (1983, 1988, 2003) và Neal (1991).  Bản thảo gốc của trát được phát ra cho Thẩm phán Collins sẵn có (nhờ Trường Luật Đại học Macquarie ở Australia).

Macarthur mô tả đặc điểm của những người ủng hộ Wentworth được trích từ Melbourne (1963), pp. 131–32.

Thảo luận của chúng tôi về nguồn gốc của nhà Rothschild theo Ferguson (1998); Lời nhận xét của Mayer Rothschild cho con trai ông được sao lại từ Ferguson, p. 76.

Thảo luận của chúng tôi về tác động của người Pháp lên các thể chế Âu châu được lấy từ Acemoglu, Cantoni, Johnson, and Robinson (2010, 2011) và các tài liệu tham khảo ở đó. Xem Doyle (2002) về một cách nhìn chuẩn về Cách mạng Pháp. Thông tin về các loại thuế phong kiến ở Nassau-Usingen là từ Lenger (2004), p. 96. Ogilivie (2011) tổng quan tác động lịch sử của các phường hội lên sự phát triển Âu châu.

Cho một bàn luận về cuộc đời của O ̄kubo Toshimichi, xem Iwata (1964). Kế hoạch tám điểm của Sakamoto Ryu ̄ma được sao lại từ Jansen (2000), p. 310.

Chương 11: Vòng Thiện

Thảo luận của chúng tôi về Đạo luật Đen theo Thompson (1975). Tường thuật của Baptist Nunn ngày 27 tháng Bảy là từ Thompson (1975), pp. 65–66. Các trích dẫn khác là từ đoạn về pháp trị của Thompson, pp. 258–69, mà đáng đọc toàn bộ đoạn này.

Cách tiếp cận của chúng tôi đến dân chủ hóa ở nước Anh dựa trên Acemoglu and Robinson (2000a, 2001, và 2006a). Bài phát biểu của Earl Grey được trích từ Evans (1996), p. 223. Bình luận của  Stephens về dân chủ được trích trong Briggs (1959), p. 34. Lời trích của Thompson là từ Thompson (1975), p. 269.

Toàn văn của Hiến chương Nhân dân có thể thấy trong Cole and Filson (1951).

Trích dẫn Burke là từ Burke (1790/1969), p. 152.

Lindert (2004, 2009) là một nghiên cứu có ảnh hưởng lớn về sự đồng tiến hóa của dân chủ và chính sách công trong hai trăm năm qua.

Keyssar (2009) là một dẫn nhập có ảnh hưởng lớn về sự tiến hóa của các quyền chính trị ở Hoa Kỳ. Vanderbilt được trích trong Josephson (1934), p. 15. Văn bản của bài nói chuyện của Roosevelt có thể thấy tại  www.theodore-roosevelt.com/sotu1.html.

Trích dẫn Woodrow Wilson là từ Wilson (1913), p. 286.

Văn bản của cuộc Trò chuyện của Tổng thống Roosevelt với nhân dân trên đài phát thanh có thể thấy tại miller-center.org/scripps/archive/speeches/detail/3309.

Dữ liệu về nhiệm kỳ của các Thẩm phán Tòa Án Tối cao ở Argentina và Hoa Kỳ được trình bày trong Iaryczower, Spiller, and Tommasi (2002). Helmke (2004) thảo luận lịch sử của sự xếp người vào tòa án ở Argentina và trích Thẩm phán Carlos Fayt.

Chương 12: Vòng Luẩn quẩn

Chương này dựa nhiều vào nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của chúng tôi về sự tồn tại dai dẳng thể chế, đặc biệt Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005b) và Acemoglu and Robinson (2008a). Heath (1972) và Kelley and Klein (1980) đã đưa ra một ứng dụng có ảnh hưởng lớn của quy luật sắt của chính thể đầu sỏ vào Cách mạng Bolivia 1952.

Trích dẫn từ các bài báo quốc hội Anh được sao lại từ p. 15 của House of Commons (1904). Lịch sử chính trị ban đầu của Sierra Leone sau độc lập được trình bày kỹ trong Cartwright (1970). Mặc dù sự diễn giải là khác nhau về vì sao Siaka Stevens đã nhổ đường sắt đi, điều nổi bật là ông đã làm điều này để cô lập Mendeland. Trong vấn đề này chúng tôi theo Abraham and Sesay (1993), p. 120; Richards (1996), pp. 42–43; và Davies (2007), pp. 684–85. Reno (1995, 2003) là những bàn luận tốt nhất về chế độ Stevens. Dữ liệu về các hội đồng marketing nông nghiệp là từ Davies (2007). Về vụ giết Sam Bangura bằng cách quăng ra khỏi cửa sổ, xem Reno (1995), pp. 137–41. Jackson (2004), p. 63, và Keen (2005), p. 17, thảo luận các chữ viết tắt ISU và SSD.

Bates (1981) là phân tích có ảnh hưởng lớn về các hội đồng marketing đã hủy hoại thế nào năng suất nông nghiệp ở châu Phi sau độc lập, xem Goldstein and Udry (2009) về các mối quan hệ với các thủ lĩnh quyết định ra sao các quyền đối với đất ở Ghana.

Về quan hệ giữa các chính trị gia trong năm 1993 và các nhà chinh phục, xem Dosal (1995), chương 1, và Casaús Arzú (2007). Thảo luận của chúng tôi về các chính sách của Consulado de Comercio theo Woodward (1966). Trích dẫn Tổng thống Barrios là từ McCreery (1994), pp. 187–88. Thảo luận của chúng tôi về chế độ Jorge Ubico theo Grieb (1979).

Thảo luận của chúng tôi về sự chậm phát triển của miền Nam Hoa Kỳ theo Acemoglu and Robinson (2008b). Xem Wright (1978) về sự phát triển của nền kinh tế nô lệ trước Nội Chiến, và Bateman and Weiss (1981) về sự thiếu công nghiệp. Fogel and Engerman (1974) cho một diễn giải khác và gây tranh cãi. Wright (1986) và Ransom and Sutch (2001) cho các tổng quan về quy mô mà nền kinh tế miền nam đã thực sự thay đổi sau 1865. Hạ nghị sĩ George Washington Julian được trích trong Wiener (1978), p. 6. Cùng cuốn sách đó có phân tích về sự tồn tại kéo dài của elite chủ đất miền nam sau Nội Chiến. Naidu (2009) khảo sát tác động của việc đưa ra thuế thân và sát hạch biết đọc biết viết trong các năm 1890 ở các bang miền nam. Trích dẫn W.E.B. Du Bois là trong cuốn sách của ông Du Bois (1903), p. 88. Điều 256 của hiến pháp Alabama có thể tìm thấy tại www.legislature.state.al.us/CodeOfAlabama/Constitution/1901/CA-245806.htm.

Alston and Ferrie (1999) thảo luận các chính trị gia miền nam đã ngăn chặn ra sao luật pháp liên bang mà họ đã nghĩ sẽ phá vỡ nền kinh tế miền Nam. Woodward (1955) cho một tổng quan có ảnh hưởng lớn về sự tạo ra Jim Crow.

Các tổng quan về cách mạng Ethiopia được cung cấp trong Halliday and Molyneux (1981). Về các gối đệm chân của Hoàng đế, xem Kapus ́cin ́ski (1983). Các trích dẫn Dawit Wolde Giorgis một cách tương ứng là từ Dawit Wolde Giorgis (1989), pp. 49 và 48.

Chương 13: Vì sao các Quốc gia Thất bại Ngày nay

Về tường thuật của BBC về việc trúng xổ số của Mugabe, kể cả công bố công khai của Zimbank, xem news.bbc.co.uk/2/hi/africa/621895.stm.

Bàn luận của chúng tôi về sự thống trị của người da trắng ở Rhodesia theo Palmer (1977) và Alexander (2006). Meredith (2007) cung cấp một tổng quan kỹ về chính trị gần đây hơn ở Zimbabwe.

Giải thích của chúng tôi về nội chiến ở Sierra Leone theo Richards (1996), Truth Reconciliation Commission (2004) [Ủy Ban Sự thật và Hòa giải], và Keen (2005). Phân tích được đăng trên một tờ báo ở thủ đô Freetown năm 1995 được trích từ Keen (2005), p. 34. Văn bản “Con đường đến Dân chủ” của RUF có thể thấy tại www.sierra-leone.org/AFRC-RUF/footpaths.html.

Trích dẫn người thanh niên từ Geoma là từ Keen (2005), p. 42.

Thảo luận của chúng tôi về các lực lượng nửa quân sự Colombia theo Acemoglu, Robinson, and Santos (2010) và Chaves and Robinson (2010), mà đến lượt lại dựa nhiều vào công trình sâu rộng của các học giả Colombia, đặc biệt Romero (2003), các tiểu luận trong Romero (2007), và López (2010). León (2009) là một giải thích có thể tiếp cận được và cân đối về bản chất của các cuộc xung đột đương thời ở Colombia. Cũng cơ bản là Web site được vận hành bởi tuần báo Semana, www.verdadabierta.com/. Tất cả các trích dẫn là từ Acemoglu, Robinson, and Santos (2010). Hợp đồng giữa Martín Llanos và các thị trưởng ở vùng Casanare có sẵn bằng tiếng Tây Ban Nha tại www.verdadabierta.com/victimarios/los-jefes/714-perfil-hector-german-buitrago-alias-martin-llanos.

Nguồn gốc và các hệ quả của El Corralito được trình bày kỹ trong một loạt các bài báo trong tạp chí the The Economist, sẵn có tại www.economist.com/search/apachesolr_search/corralito.

Về vai trò của nội địa trong sự phát triển của Argentina, xem Sawers (1996).

Hassig and Oh (2009) cung cấp một giải thích xuất sắc, có giá trị về cuộc sống ở Bắc Triều Tiên; chương 2 trình bày cách sống xa hoa của ban lãnh đạo, và các chương 3 và 4 về thực tế kinh tế mà hầu hết người dân đối mặt. Trình bày của BBC về cải cách tiền tệ có thể thấy tại news.bbc.co.uk/2/hi/8500017.stm.

Về lâu đài giải trí và sự tiêu thụ rượu mạnh, xem chương 12 của Post (2004).

Thảo luận của chúng tôi về lao động trẻ em và việc sử dụng nó để hái bông ở Uzbeksitan theo Kandiyoti (2008), sẵn có tại www.soas.ac.uk/cccac/events/cotton-sector-in-central-asia-2005/file49842.pdf. Trích dẫn Gulnaz là ở p. 20 của Kandiyoti. Về khởi nghĩa Andijon, xem International Crisis Group (2005). Mô tả về bầu Joseph Stalin ở Liên Xô được sao lại từ Denny (1937).

Phân tích của chúng tôi về “chủ nghĩa tư bản cánh hầu” ở Ai Cập theo Sfakianakis (2004).

Chương 14: Phá vỡ Vòng kim cô

Bàn luận của chúng tôi về Botswana theo Acemoglu, Johnson, and Robinson (2003); Robinson and Parsons (2006); và Leith (2005). Schapera (1970) và Parsons, Henderson, and Tlou (1995) là các công trình cơ bản. Cao Ủy Rey được trích trong Acemoglu, Johnson, and Robinson (2003), p. 96. Thảo luận về cuộc viếng thăm nước Anh của ba thủ lĩnh theo Parsons (1998), và tất cả các trích dẫn liên quan đến cuộc viếng thăm này là từ cuốn sách của ông: Chamberlain, pp. 206–7; Fairfield, p. 209; và Rhodes, p. 223. Schapera được trích từ Schapera (1940), p. 72. Trích dẫn Quett Masire là từ Masire (2006), p. 43. Về cơ cấu sắc tộc của các bộ lạc Tswana, xem Schapera (1952).

Bàn luận của chúng ta về sự thay đổi ở Nam Hoa Kỳ theo Acemoglu and Robinson (2008b). Về phong trào dân cư ngoài Nam Hoa Kỳ, xem Wright (1999); về cơ giới hóa hái bông, Heinicke (1994). “FRDUM FOOF SPETGH” được trích từ Mickey (2008), p. 50. Bài phát biểu 1948 của Thurmond được lấy từ www.slate.com/id/2075151/, nơi ta có thể nghe cả băng ghi âm. Về James Meredith và Oxford, Mississippi, xem Doyle (2001). Xem Wright (1999) về tác động của luật pháp các quyền dân sự về sự bầu cử của người da đen ở miền Nam.

Về bản chất và chính trị của quá độ chính trị ở Trung Quốc sau cái chết của Mao, xem Harding (1987) và MacFarquhar and Schoenhals (2008). Trích dẫn của Đặng về mèo là từ Harding, p. 58. Điểm thứ nhất của Cách mạng Văn hóa là từ Schoenhals (1996), p. 33; Mao nói về Hitler là từ  MacFarquhar and Schoenhals, p. 102; Hoa nói về “Hai Phàm là” là từ Harding, p. 56.

Chương 15: Hiểu sự Thịnh vượng và Nghèo khó

Về câu chuyện của Đại Quốc Phong, xem McGregor (2010), pp. 219–26. Câu chuyện về điện thoại đỏ cũng là từ McGregor, chương 1. Về sự kiểm soát của đảng đối với media, xem Pan (2008), chương 9, và McGregor (2010), pp. 64–69 và 235–62. Các trích dẫn về thái độ của đảng đối với các doanh nhân là từ McGregor (2010), pp. 200–201 và 223. Về các bình luận của Ôn Gia Bảo về cải cách chính trị ở Trung Quốc, xem www.guardian.co.uk/world/2010/aug/29/wen-jiabao-china-reform.

Giả thuyết hiện đại hóa được trình bày rõ trong Lipset (1959). Bằng chứng chống lại nó được thảo luận chi tiết trong Acemoglu, Johnson, Robinson, and Yared (2008, 2009). Trích dẫn George H. W. Bush là từ news.bbc.co.uk/2/hi/business/752224.stm. Thảo luận của chúng tôi về hoạt động NGO và viện trợ nước ngoài ở Afghanistan sau tháng Mười Hai 2001 dựa trên Ghani and Lockhart (2008). Xem cả Reinikka and Svensson (2004) và Easterly (2006) về các vấn đề viện trợ nước ngoài.

Thảo luận của chúng tôi về các vấn đề của cải cách kinh tế vĩ mô và lạm phát ở Zimbabwe là từ Acemoglu, Johnson, Robinson, and Querubín (2008). Thảo luận Seva Mandir dựa vào Banerjee, Duflo, and Glennerster (2008).

Sự hình thành Đảng Lao động ở Brazil được trình bày trong Keck (1992); về cuộc đình công Scânia, xem chương 4. Trích dẫn Cardoso là từ Keck, pp. 44–45; trích dẫn Lula là từ Keck, p. 65.

Thảo luận về các nỗ lực của Fujimori và Montesinos để kiểm soát media là từ McMillan and Zoido (2004), và trích dẫn về sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản Trung Quốc là từ McGregor (2010), p. 69.


 

 

Nguồn cho các Bản đồ

Bản đồ 1: Đế chế Inca và hệ thống đường sá được phóng tác từ John V. Murra (1984), “Andean Societies before 1532,” trong Leslie Bethell, ed., The Cambridge History of Latin America, vol. 1 (New York: Cambridge University Press). Bản đồ về vùng lưu vực mita được lấy từ Melissa Dell (2010), “The Persistent Effects of Peru’s Mining Mita,” Econometrica 78:6, 1863–1903.

Bản đồ 2: Được vẽ với việc sử dụng dữ liệu từ Miriam Bruhn and Francisco Gallego (2010), “The Good, the Bad, and the Ugly: Do They Matter for Economic Development?” bài Tổng quan sắp ra trong the Review of Economics and Statistics.

Bản đồ 3: Được vẽ với việc sử dụng dữ liệu từ World Development Indicators (2008), của Ngân hàng Thế giới.

Bản đồ 4: Bản đồ về lợn hoang dã được phóng tác từ W. L. R. Oliver; I. L. Brisbin, Jr.; và S. Takahashi (1993), “The Eurasian Wild Pig (Sus scrofa),” trong W. L. R. Oliver, ed., Pigs, Peccaries, and Hippos: Status Survey and Action Plan (Gland, Switzerland: IUCN), pp. 112–21. Trâu bò hoang dã được cải biên từ Bản đồ về bò rừng từ Cis van Vuure (2005), Retracing the Aurochs (Sofia: Pensoft Publishers), p. 41.

Bản đồ 5: Cải biên từ Daniel Zohary and Maria Hopf (2001), The Domestication of Plants in the Old World, 3rd edition (New York: Oxford University Press), Bản đồ 4 lúa mỳ, p. 56; Bản đồ 5 đại mạch, p. 55. Bản đồ về phân bố lúa được cải biên từ Te-Tzu Chang (1976), “The Origin, Evolution, Cultivation, Dissemination, và Diversification of Asian và African Rices,” Euphytica 25, 425–41, figure 2, p. 433.

Bản đồ 6: Vương quốc Kuba dựa trên Jan Vansina (1978), The Children of Woot (Madison: University of Wisconsin Press), Bản đồ 2, p. 8. Kongo dựa vào Jan Vansina (1995), “Equatorial Africa Before the Nineteenth Century,”  trong Philip Curtin, Steven Feierman, Leonard Thompson, and Jan Vansina, African History: From Earliest Times to Independence (New York: Longman), Bản đồ 8.4, p. 228.

Bản đồ 7: Được vẽ với việc sử dụng dữ liệu từ Hệ thống Quét dòng Hoạt động của Chương trình Vệ tinh Khí tượng Quân sự (DMSP-OLS), mà thông báo các ảnh về Trái đất vào ban đêm được chụp từ 20:00 đến 21:30 giờ địa phương từ độ cao 830 km (www.ngdc.noaa.gov/dmsp/sensors/ols.html).

Bản đồ 8: Được xây dựng từ dữ liệu trong Jerome Blum (1998), The End of the Old Order in Rural Europe (Princeton: Princeton University Press).

Bản đồ 9: Được cải biên từ các bản đồ trong Colin Martin and Geoffrey Parker (1988), The Spanish Armada (London: Hamilton), pp. i–ii, 243.

Bản đồ 10:  Được phóng tác từ Simon Martin and Nikolai Gribe (2000), Chronicle of the Maya Kings and Queens: Deciphering the Dynasties of the Ancient Maya (London: Thames và Hudson), p. 21.

Bản đồ 11: Bản đồ được cải biên từ Mark A. Kishlansky, Patrick Geary, and Patricia O’Brien (1991), Civilization in the West (New York: HarperCollins Publishers), p. 151.

Bản đồ 12: Các thị tộc Somali được cải biên từ Ioan M. Lewis (2002), A Modern History of Somalia (Oxford: James Currey), Map of “Somali ethnic and clan-family distribution 2002”; Bản đồ về Aksum được phóng tác từ Kevin Shillington (1995), History of Africa, 2nd edition (New York: St. Martin’s Press), Map 5.4, p. 69.

Bản đồ 13: J. R. Walton (1998), “Changing Patterns of Trade and Interaction Since 1500,” trong R. A. Butlin and R. A. Dodgshon, eds., An Historical Geography of Europe (Oxford: Oxford University Press), figure 15.2, p. 326.

Bản đồ 14: Được phóng tác từ Anthony Reid (1988), Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450–1680: Volume 1, The Land Below the Winds (New Haven: Yale University Press), Map 2, p. 9.

Bản đồ 15: Được vẽ với việc sử dụng dữ liệu từ lấy từ Nathan Nunn (2008), “The Long Term Effects of Africa’s Slave Trades,” Quarterly Journal of Economics 123, no. 1, 139–76.

Bản đồ 16: Các bản đồ dựa vào các bản đồ sau: cho Nam Phi, A. J. Christopher (2001), The Atlas of Changing South Africa (London: Routledge), figure 1.19, p. 31; cho Zimbabwe, Robin Palmer (1977), Land and Racial Domination in Rhodesia (Berkeley: University of California Press), Map 5, p. 245.

Bản đồ 17: Được cải biên từ Alexander Grab (2003), Napoleon and the Transformation of Europe (London: Palgrave Macmillan), Map 1, p. 17; Map 2, p. 91.

Bản đồ 18: Được vẽ với việc sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra dân số Hoa Kỳ 1840, có thể tải về từ the National Historical Geographic Information System: www.nhgis.org.

Bản đồ 19: Được vẽ với việc sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tả dân số Hoa Kỳ 1880, có thể tải về từ the National Historical Geographic Information System: www.nhgis.org.

Bản đồ 20: Daron Acemoglu, James A. Robinson, and Rafael J. Santos (2010), “The Monopoly of Violence: Evidence from Colombia,” tại scholar.harvard.edu/jrobinson/files/jr_formationofstate.pdf.


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Abraham, Arthur, and Habib Sesay (1993). “Regional Politics and Social Service Provision Since Independence.” In C. Magbaily Fyle, ed. The State and the Provision of Social Services in Sierra Leone Since Independence, 1961–1991. Oxford, U.K.: Codesaria.

Acemoglu, Daron (2005). “Politics and Economics in Weak and Strong States.” Journal of Monetary Economics 52: 1199–226.

——— (2008). “Oligarchic Versus Democratic Societies.” Journal of European Economic Association 6: 1–44.

Acemoglu, Daron, Davide Cantoni, Simon Johnson, and James A. Robinson (2010). “From Ancien Régime to Capitalism: The Spread of the French Revolution as a Natural Experiment.” In Jared Diamond and James A. Robinson, eds. Natural Experiments in History. Cambridge, Mass.: Harvard University Press.

——— (2011). “Consequences of Radical Reform: The French Revolution.” American Economic Review, forthcoming.

Acemoglu, Daron, Simon Johnson, and James A. Robinson (2001). “The Colonial Origins of Comparative Development: An Empirical Investigation.” American Economic Review 91: 1369–1401.

——— (2002). “Reversal of Fortune: Geography and Institutions in the Making of the Modern World Income Distribution.” Quarterly Journal of Economics 118: 1231–94.

——— (2003). “An African Success Story: Botswana.” In Dani Rodrik, ed. In Search of Prosperity: Analytic Narratives on Economic Growth. Princeton, N.J.: Princeton University Press.

——— (2005a). “Rise of Europe: Atlantic Trade, Institutional Change and Economic Growth.” American Economic Review 95: 546–79.

——— (2005b). “Institutions as the Fundamental Cause of Long-Run Growth.” In Philippe Aghion and Steven Durlauf, eds. Handbook of Economic Growth. Amsterdam: North-Holland.

Acemoglu, Daron, Simon Johnson, James A. Robinson, and Pablo Querubín (2008). “When Does Policy Reform Work? The Case of Central Bank Independence.” Brookings Papers in Economic Activity, 351–418.

Acemoglu, Daron, Simon Johnson, James A. Robinson, and Pierre Yared (2008). “Income and Democracy.” American Economic Review 98: 808–42.

——— (2009). “Reevaluating the Modernization Hypothesis.” Journal of Monetary Economics 56: 1043–58 .

Acemoglu ,Daron, and James A. Robinson (2000a). “Why Did the West Extend the Franchise? Growth, Inequality and Democracy in Historical Perspective.” Quarterly Journal of Economics 115: 1167–99.

——— (2000b). “Political Losers as Barriers to Economic Development.” American Economic Review 90: 126–30.

——— (2001). “A Theory of Political Transitions.” American Economic Review 91: 938–63.

——— (2006a). Economic Origins of Dictatorship and Democracy. New York: Cambridge University Press.

——— (2006b). “Economic Backwardness in Political Perspective.” American Political Science Review 100: 115–31.

——— (2008a). “Persistence of Power, Elites and Institutions.” American Economic Review 98: 267–93.

——— (2008b). “The Persistence and Change of Institutions in the Americas.” Southern Economic Journal 75: 282–99.

Acemoglu, Daron, James A. Robinson, and Rafael Santos (2010). “The Monopoly of Violence: Evidence from Colombia.” Unpublished.

Acemoglu, Daron, and Alex Wolitzky (2010). “The Economics of Labor Coercion.” Econometric, 79: 555–600.

Aghion, Philippe, and Peter Howitt (2009). The Economics of Growth. Cambridge, Mass.: MIT Press.

Alexander, Jocelyn (2006). The Unsettled Land: State-making and the Politics of Land in Zimbabwe, 1893–2003. Oxford, U.K.: James Currey.

Allen, Robert C. (2003). Farm to Factory: A Reinterpretation of the Soviet Industrial Revolution. Princeton, N.J.: Princeton University Press.

——— (2009a). The British Industrial Revolution in Global Perspective. New York: Cambridge University Press.

——— (2009b). “How Prosperous Were the Romans? Evidence from Diocletian’s Price Edict (301 AD).” In Alan Bowman and Andrew Wilson, eds. Quantifying the Roman Economy: Methods and Problems. Oxford, U.K.: Oxford University Press.

Alston, Lee J., and Joseph P. Ferrie (1999). Southern Paternalism and the Rise of the American Welfare State: Economics, Politics, and Institutions in the South. New York: Cambridge University Press.

Amsden, Alice H. (1992). Asia’s Next Giant, New York: Oxford Universty Press.

Austen, Ralph A., and Daniel Headrick (1983). “The Role of Technology in the African Past.” African Studies Review 26: 163–84.

Austin, Gareth (2005). Labour, Land and Capital in Ghana: From Slavery to Free

Labour in Asante, 1807–1956. Rochester, N.Y.: University of Rochester Press. Bakewell, Peter J. (1984). Miners of the Red Mountain: Indian Labor in Potosí, 1545–1650. Albuquerque: University of New Mexico Press.

——— (2009). A History of Latin America to 1825. Hoboken, N.J.: WileyBlackwell.

Banerjee, Abhijit V., and Esther Duflo (2011). Poor Economics: A Radical Rethinking of the Way to Fight Global Poverty. New York: Public Affairs.

Banerjee, Abhijit V., Esther Duflo, and Rachel Glennerster(2008). “Putting a Band-Aid on a Corpse: Incentives for Nurses in the Indian Public Health Care System.” Journal of the European Economic Association 7: 487–500.

Banfield, Edward C. (1958). The Moral Basis of a Backward Society. Glencoe, N.Y.: Free Press.

Bang, Peter (2008). The Roman Bazaar. New York: Cambridge University Press.

Barker, Graeme (2006). The Agricultural Revolution in Prehistory: Why Did Foragers Become Farmers? New York: Oxford University Press.

Bar-Yosef, Ofer, and Avner Belfer-Cohen (1992). “From Foraging to Farming in the Mediterranean Levant.” In A. B. Gebauer and T. D. Price, eds. Transitions to Agriculture in Prehistory. Madison, Wisc.: Prehistory Press.

Bateman, Fred, and Thomas Weiss (1981). A Deplorable Scarcity: The Failure of Industrialization in the Slave Economy. Chapel Hill: University of North Carolina Press.

Bates, Robert H. (1981). Markets and States in Tropical Africa. Berkeley: University of California Press.

——— (1983). Essays in the Political Economy of Rural Africa. New York: Cambridge University Press.

——— (1989). Beyond the Miracle of the Market. New York: Cambridge University Press.

——— (2001). Prosperity and Violence: The Political Economy of Development. New York: W.W. Norton.

Benedictow, Ole J. (2004). The Black Death, 1346–1353: The Complete History. Rochester, N.Y.: Boydell Press.

Berliner, Joseph S. (1976). The Innovation Decision in Soviet Industry. Cambridge, Mass.: Harvard University Press.

Besley, Timothy, and Stephen Coate (1998). “Sources of Inefficiency in a Representative Democracy: A Dynamic Analysis.” American Economic Review 88: 139–56.

Besley, Timothy, and Torsten Persson (2011). Pillars of Prosperity: The Political Economics of Development Clusters. Princeton, N.J.: Princeton University Press.

Bloch, Marc L. B. (1961). Feudal Society. 2 vols. Chiacgo: University of Chicago Press.

Blum,Jerome(1943). “Transportation and Industry in Austria, 1815–1848.” The Journal of Modern History 15: 24–38.

Bogart, Dan,and Gary Richardson(2009). “Making Property Productive: Reorganizing Rights to Real and Equitable Estates in Britain, 1660 to 1830.” European Review of Economic History 13: 3–30.

——— (2011). “Did the Glorious Revolution Contribute to the Transport Revolution? Evidence from Investment in Roads and Rivers.” Economic History Review. Forthcoming.

Bourguignon, François, and Thierry Verdier(1990). “Oligarchy, Democracy, Inequality and Growth.” Journal of Development Economics 62: 285–313.

Brenner, Robert (1976). “Agrarian Class Structure and Economic Development in Preindustrial Europe.” Past and Present 70: 30–75.

——— (1993). Merchants and Revolution. Princeton, N.J.: Princeton University Press.

Brenner, Robert, and Christopher Isett (2002). “England’s Divergence from China’s Yangzi Delta: Property Relations, Microeconomics, and Patterns of Development.” Journal of Asian Studies 61: 609–62.

Brewer, John (1988). The Sinews of Power: War, Money and the English State, 1688–1773. Cambridge, Mass.: Harvard University Press.

Briggs, Asa (1959). Chartist Studies. London: Macmillan.

Brunton, D., and D. H. Pennignton (1954). Members of the Long Parliament. London: George Allen and Unwin.

Bundy, Colin (1979). The Rise and Fall of the South African Peasantry. Berkeley: University of California Press.

Burke, Edmund (1790/1969). Reflections of the Revolution in France. Baltimore, Md.: Penguin Books.

Cartwright, John R. (1970). Politics in Sierra Leone 1947–67. Toronto: University of Toronto Press.

Casaús Arzú, Marta (2007). Guatemala: Linaje y Racismo. 3rd ed., rev. y ampliada. Guatemala City: F&G Editores.

Chaves, Isaías, and James A. Robinson (2010). “Political Consequences of Civil Wars.” Unpublished.

Cleary, A. S. Esmonde (1989). The Ending of Roman Britain. London: B.T. Batsford Ltd.

Clower, Robert W.,George H. Dalton, Mitchell Harwitz, and Alan Walters (1966). Growth Without Development; an Economic Survey of Liberia. Evanston: Northwestern University Press.

Coatsworth, John H. (1974). “Railroads, Landholding and Agrarian Protest in the Early Porfiriato.” Hispanic American Historical Review 54: 48–71.

——— (1978). “Obstacles to Economic Growth in Nineteenth-Century Mexico.” American Historical Review 83: 80–100.

——— (2008). “Inequality, Institutions and Economic Growth in Latin America.” Journal of Latin American Studies 40: 545–69.

Cole, G.D.H., and A. W. Filson, eds. (1951). British Working Class Movements: Select Documents 1789–1875. London: Macmillan.

Conning,Jonathan(2010). “On the Causes of Slavery or Serfdom and the Roads to Agrarian Capitalism: Domar’s Hypothesis Revisited.” Unpublished, Department of Economics, Hunter College, CUNY.

Corti, Egon Caeser (1928). The Reign of the House of Rothschild. New York: Cosmopolitan Book Corporation.

Crouzet, François (1985). The First Industrialists: The Problem of Origins. New York: Cambridge University Press.

Crummey, Donald E. (2000). Land and Society in the Christian Kingdom of Ethiopia: From the Thirteenth to the Twentieth Century. Urbana: University of Illinois Press.

Dalton,GeorgeH.(1965). “History, Politics and Economic Development in Liberia.” Journal of Economic History 25: 569–91.

Dark, K. R. (1994). Civitas to Kingdom: British Political Continuity 300–800. Leicester, U.K.: Leicester University Press.

Daunton, Martin J. (1995). Progress and Poverty: An Economic and Social History of Britain, 1700–1850. Oxford, U.K.: Oxford University Press.

Davies, Robert W. (1998). Soviet Economic Development from Lenin to Khrushchev. New York: Cambridge University Press.

Davies, Robert W., and Stephen G. Wheatcroft (2004). The Years of Hunger: Soviet Agriculture, 1931–33. New York: Palgrave Macmillan.

Davies,VictorA.B.(2007). “Sierra Leone’s Economic Growth Performance, 1961– 2000.” In Benno J. Ndulu et al., eds. The Political Economy of Growth in Africa, 1960–2000. Vol. 2. New York: Cambridge University Press.

Dawit Wolde Giorgis (1989). Red Teas: War, Famine and Revolution in Ethiopia. Trenton, N.J.: Red Sea Press.

DeCallataÿ, François (2005). “The Graeco-Roman Economy in the Super Longrun: Lead, Copper, and Shipwrecks.” Journal of Roman Archaeology 18: 361–72.

de las Casas, Bartolomé (1992). A Short Account of the Destruction of the Indies. New York: Penguin Books.

Dell, Melissa (2010). “The Persistent Effects of Peru’s Mining Mita.” Econometrica 78: 1863–903.

Denny, Harold (1937). “Stalin Wins Poll by a Vote of 1005.” New York Times, December 14, 1937, p. 11.

de Sahagún, Bernardino (1975). Florentine Codex: General History of the Things of New Spain. Book 12: The Conquest of Mexico. Santa Fe, N.M.: School of American Research.

Diamond, Jared (1997). Guns, Germs and Steel. New York: W.W. Norton and Co.

Dobb, Maurice (1963). Studies in the Development of Capitalism. Rev. ed. New York: International Publishers.

Dosal, Paul J. (1995). Power in Transition: The Rise of Guatemala’s Industrial Oligarchy, 1871–1994. Westport, Conn.: Praeger.

Douglas, Mary (1962). “Lele Economy Compared to the Bushong.” In Paul Bohannan and George Dalton, eds. Markets in Africa. Evanston, Ill.: Northwestern University Press.

——— (1963). The Lele of the Kasai. London: Oxford University Press.

Doyle, William (2001). An American Insurrection: The Battle of Oxford Mississippi. New York: Doubleday.

——— (2002). The Oxford History of the French Revolution. 2nd ed. New York: Oxford University Press.

Dreyer, Edward L. (2007). Zheng He: China and the Oceans in the Early Ming Dynasty, 1405–1433. New York: Pearson Longman.

Du Bois, W.E.B. (1903). The Souls of Black Folk. New York: A.C. McClurg & Company.

Dunn,RichardS.(1969). “The Barbados Census of 1680: Profile of the Richest Colony in English America.” William and Mary Quarterly 26: 3–30.

DuPlessis, Robert S. (1997). Transitions to Capitalism in Early Modern Europe. New York: Cambridge University Press.

Easterly, William (2006). The White Man’s Burden: Why the West’s Efforts to Aid the Rest Have Done So Much Ill and So Little Good. New York: Oxford University Press.

Elton, Geoffrey R. (1953). The Tudor Revolution in Government. New York: Cambridge University Press.

Engerman, Stanley L. (2007). Slavery, Emancipation & Freedom: Comparative Perspectives. Baton Rouge: University of Lousiana Press.

Engerman, Stanley L., and Kenneth L. Sokoloff (1997). “Factor Endowments, Institutions, and Differential Paths of Growth Among New World Economies.” In Stephen H. Haber, ed. How Latin America Fell Behind. Stanford, Calif.: Stanford University Press.

——— (2005). “The Evolution of Suffrage Institutions in the New World.” Journal of Economic History 65: 891–921.

Evans, Eric J. (1996). The Forging of the Modern State: Early Industrial Britain, 1783–1870. 2nd ed. New York: Longman.

Evans, Peter B. (1995). Embedded Autonomy: States and Industrial Transformation. Princeton, N.J.: Princeton University Press.

Ewald, Janet (1988). “Speaking, Writing and Authority: Explorations in and from the Kingdom of Taqali.” Comparative Studies in History and Society 30: 199–224.

Fagan, Brian (2003). The Long Summer: How Climate Changed Civilization. New York: Basic Books.

Faulkner, Neil (2000). The Decline and Fall of Roman Britain. Stroud, U.K.: Tempus Publishers.

Feinstein, Charles H. (2005). An Economic History of South Africa: Conquest, Discrimination and Development. New York: Cambridge University Press.

Ferguson, Niall (1998). The House of Rothschild: Vol. 1: Money’s Prophets, 1798– 1848. New York: Viking.

Fergusson, Leopoldo (2010). “The Political Economy of Rural Property Rights and the Persistance of the Dual Economy.” Unpublished. http://economia.uniandes.edu.co.

Finley, Moses (1965). “Technical Innovation and Economic Progress in the Ancient World.” Economic History Review 18: 29–4.

——— (1999). The Ancient Economy. Berkeley: University of California Press.

Fischer, David H. (1989). Albion’s Seed: Four British Folkways in America. New York: Oxford University Press.

Fogel, Robert W., and Stanley L. Engerman (1974). Time on the Cross: The Economics of American Negro Slavery. Boston: Little, Brown.

Foley, James A. (2003). Korea’s Divided Families: Fifty Years of Separation. New York: Routledge.

Freudenberger, Herman (1967). “The State as an Obstacle to Economic Growth in the Hapsburg Monarchy.” Journal of Economic History 27: 493–509.

Galenson, David W. (1996). “The Settlement and Growth of the Colonies: Population, Labor and Economic Development.” In Stanley L. Engerman and Robert E. Gallman, eds. The Cambridge Economic History of the United States, Volume I: The Colonial Era. New York: Cambridge University Press.

Ganson, Barbara (2003). The Guaraní Under Spanish Rule in the Río de la Plata. Palo Alto, Calif.: Stanford University Press.

García-Jimeno, Camilo, and James A. Robinson (2011). “The Myth of the Frontier.” In Dora L. Costa and Naomi R. Lamoreaux, eds. Understanding Long-Run Economic Growth. Chicago: University of Chicago Press.

Gerschenkron, Alexander (1970). Europe in the Russian Mirror. New York: Cambridge University Press.

Ghani, Ashraf, and Clare Lockhart (2008). Fixing Failed States: A Framework for Rebuilding a Fractured World. New York: Oxford University Press.

Gibson, Charles (1963). The Aztecs Under Spanish Rule. New York: Cambridge University Press.

Goldstein, Marcus, and Christopher Udry (2008). “The Profits of Power: Land Rights and Agricultural Investment in Ghana.” Journal of Political Economy 116: 981–1022.

Goldsworthy, Adrian K. (2009). How Rome Fell: Death of a Superpower. New Haven, Conn.: Yale University Press.

Goody, Jack (1971). Technology, Tradition and the State in Africa. New York: Cambridge University Press.

Gregory, Paul R., and Mark Harrison (2005). “Allocation Under Dictatorship: Research in Stalin’s Archives.” Journal of Economic Literature 43: 721–61.

Grieb, Kenneth J. (1979). Guatemalan Caudillo: The Regime of Jorge Ubico, 1931–1944. Athens: Ohio University Press.

Gross, Nachum T. (1973). “The Habsburg Monarchy, 1750–1914.” In Carlo M. Cipolla, ed. The Fontana Economic History of Europe. Glasgow, U.K.: William Collins Sons and Co.

Guiso, Luigi, Paola Sapienza, and Luigi Zingales (2006). “Does Culture Affect Economic Outcomes?” Journal of Economic Perspectives 20: 23–48.

Haber, Stephen H. (2010). “Politics, Banking, and Economic Development: Evidence from New World Economies.” In Jared Diamond and James A. Robinson, eds. Natural Experiments of History. Cambridge, Mass.: Belknap Press of Harvard University Press.

Haber, Stephen H., Herbert S. Klein, Noel Maurer, and Kevin J. Middlebrook (2008). Mexico Since 1980. New York: Cambridge University Press.

Haber, Stephen H., Noel Maurer, and Armando Razo (2003). The Politics of Property Rights: Political Instability, Credible Commitments, and Economic Growth in Mexico, 1876–1929. New York: Cambridge University Press.

Haggard, Stephan (1990). Pathways from the Periphery: The Politics of Growth in the Newly Industrializing Countries. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press.

Halliday, Fred, and Maxine Molyneux (1981). The Ethiopian Revolution. London: Verso.

Hanna, Willard (1978). Indonesian Banda: Colonialism and Its Aftermath in the Nutmeg Islands. Philadelphia: Institute for the Study of Human Issues.

Harding, Harry (1987). China’s Second Revolution: Reform After Mao. Washington, D.C.: Brookings Institution Press.

Harrison, Lawrence E., and Samuel P. Huntington, eds. (2000). Culture Matters: How Values Shape Human Progress. New York: Basic Books.

Hassig, Ralph C., and Kongdan Oh (2009). The Hidden People of North Korea: Everyday Life in the Hermit Kingdom. Lanham, Md.: Rowman and Littlefield Publishers.

Hatcher, John (2008). The Black Death: A Personal History. Philadelphia: Da Capo Press.

Heath, Dwight(1972). “New Patrons for Old: Changing Patron-Client Relations in the Bolivian Yungas.” In Arnold Strickton and Sidney Greenfield, eds. Structure and Process in Latin America. Albuquerque: University of New Mexico Press.

Heinicke, Craig (1994). “African-American Migration and Mechanized Cotton Harvesting, 1950–1960.” Explorations in Economic History 31: 501–20.

Helmke, Gretchen (2004). Courts Under Constraints: Judges, Generals, and Presidents in Argentina. New York: Cambridge University Press.

Hemming, John (1983). The Conquest of the Incas. New York: Penguin Books.

Herbst, Jeffrey I. (2000). States and Power in Africa. Princeton, N.J.: Princeton University Press.

Hill, Christopher (1961). The Century of Revolution, 1603–1714. New York: W. W. Norton and Co.

——— (1980). “A Bourgeois Revolution?” In Lawrence Stone, ed. The British Revolutions: 1641, 1688, 1776. Princeton, N.J.: Princeton University Press.

Hilton, Anne (1985). The Kingdom of Kongo. New York: Oxford University Press.

Hilton, Rodney (2003). Bond Men Made Free: Medieval Peasant Movements and the English Rising of 1381. 2nd ed. New York: Routledge.

Hirst, John B. (1983). Convict Society and Its Enemies: A History of Early New South Wales. Boston: Allen and Unwin.

——— (1988). The Strange Birth of Colonial Democracy: New South Wales, 1848–1884. Boston: Allen and Unwin.

——— (2003). Australia’s Democracy: A Short History. London: Allen and Unwin.

Hopkins, Anthony G. (1973). An Economic History of West Africa. New York: Addison Wesley Longman.

Hopkins, Keith (1980). “Taxes and Trade in the Roman Empire, 200 BC–400 AD.” Journal of Roman Studies LXX: 101–25.

Horrox, Rosemary, ed. (1994). The Black Death. New York: St. Martin’s Press.

Houseof Commons (1904). “Papers Relating to the Construction of Railways in Sierra Leone, Lagos and the Gold Coast.”

Hu-DeHart, Evelyn (1984). Yaqui Resistance and Survival: The Struggle for Land and Autonomy, 1821–1910. Madison: University of Wisconsin Press.

Iaryczower, Matías, Pablo Spiller, and Mariano Tommasi (2002). “Judicial Independence in Unstable Environments: Argentina 1935–1998.” American Journal of Political Science 46: 699–716.

Inikori, Joseph (1977). “The Import of Firearms into West Africa, 1751–1807.” Journal of African History 18: 339–68.

International Crisi sGroup (2005). “Uzbekistan: The Andijon Uprising,” Asia Briefing No. 38, www.crisisgroup.org/en/regions/asia/central-asia/uzbekistan/B038-uzbekistan-the-andijon-uprising.aspx.

Israel, Paul (2000). Edison: A Life of Invention. Hoboken, N.J.: John Wiley and Sons.

Iwata, Masakazu (1964). O ̄kubo Toshimichi: The Bismarck of Japan. Berkeley: University of California Press.

Jackson, Michael (2004). In Sierra Leone. Durham, N.C.: Duke University Press.

Jansen, Marius B. (2000). The Making of Modern Japan. Cambridge, Mass.: Harvard University Press.

Jászi, Oscar (1929). The Dissolution of the Habsburg Monarchy. Chicago: University of Chicago Press.

Johnson, Chalmers A. (1982). MITI and the Japanese Miracle: The Growth of Industrial Policy, 1925–1975. Palo Alto, Calif.: Stanford University Press.

Jones, A.M.H. (1964). The Later Roman Empire. Volume 2. Oxford, U.K.: Basil Blackwell.

Jones, Eric L. (2003). The European Miracle: Environments, Economies and Geopolitics in the History of Europe and Asia. 3rd ed. New York: Cambridge University Press.

Jongman, Willem M.(2007). “Gibbon Was Right: The Decline and Fall of the Roman Economy.” In O. Hekster et al., eds. Crises and the Roman Empire. Leiden, the Netherlands: BRILL.

Josephson, Matthew (1934). The Robber Barons. Orlando, Fla.: Harcourt.

Kandiyoti, Deniz (2008). “Invisible to the World? The Dynamics of Forced Child Labour in the Cotton Sector of Uzbekistan.” Unpublished. School of Oriental and Africa Studies.

Kapúscin ́ski, Ryszard (1983). The Emperor: Downfall of an Autocrat. San Diego: Harcourt Brace Jovanovich.

Keck, Margaret E. (1992). The Workers’ Party and Democratization in Brazil. New Haven, Conn.: Yale University Press.

Keen, David (2005). Conflict and Collusion in Sierra Leone. New York: Palgrave Macmillan.

Kelley, Jonathan, and Herbert S. Klein (1980). Revolution and the Rebirth of Inequality: A Theory of Inequality and Inherited Privilege Applied to the Bolivian National Revolution. Berkeley: University of California Press.

Keyssar, Alexander (2009). The Right to Vote: The Contested History of Democracy in the United States. Revised Edition. New York: Basic Books.

Killick, Tony (1978). Development Economics in Action. London: Heinemann.

Knight, Alan (2011). Mexico: The Nineteenth and Twentieth Centuries. New York: Cambridge University Press.

Knights, Mark (2010). “Participation and Representation Before Democracy: Petitions and Addresses in Premodern Britain.” In Ian Shapiro, Susan C. Stokes, Elisabeth Jean Wood, and Alexander S. Kirshner, eds. Political Representation. New York: Cambridge University Press.

Kropotkin, Peter (2009). Memoirs of a Revolutionary. New York: Cosimo. Kupperman,

Karen O. (2007). The Jamestown Project. Cambridge, Mass.: Belknap Press of Harvard University Press.

Landes, David S. (1999). The Wealth and Poverty of Nations: Why Some Are So Rich and Some So Poor. New York: W. W. Norton and Co.

Lane, Frederick C. (1973). Venice: A Maritime Republic. Baltimore, Md.: Johns Hopkins University Press.

La Porta, Rafael, Florencio Lopez-de-Silanes, and Andrei Shleifer (2008). “The Economic Consequences of Legal Origins.” Journal of Economic Literature 46: 285–332.

Law, Robin C. (1977). The O ̇ yo ̇ Empire, c.1600–c.1836: West African Imperialism in the Era of the Atlantic Slave Trade. Oxford, UK: The Clarendon Press.

——— (1980). “Wheeled Transportation in Pre-Colonial West Africa.” Africa 50: 249–62.

———, ed. (1995). From Slave Trade to “Legitimate” Commerce: The Commercial Transition in Nineteenth-century West Africa. New York: Cambridge University Press.

Leith, Clark J. (2005). Why Botswana Prospered. Montreal: McGill University Press.

Lenger, Friedrich (2004). “Economy and Society.” In Jonathan Sperber, ed. The Shorter Oxford History of Germany: Germany 1800–1870. New York: Oxford University Press.

León, Juanita (2009). Country of Bullets: Chronicles of War. Albuquerque: University of New Mexico Press.

Lerner,Abba P. (1972). “The Economics and Politics of Consumer Sovereignty.” American Economic Review 62: 258–66.

Levy, David M.,and Sandra J. Peart (2009). “Soviet Growth and American Textbooks.” Unpublished.

Lewis, I. M. (1961). A Pastoral Democracy. Oxford, U.K.: Oxford University Press.

——— (2002). A Modern History of the Somali. 4th ed. Oxford, U.K.: James Currey.

Lewis, W. Arthur (1954). “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour.” Manchester School of Economic and Social Studies 22: 139–91.

Lindert, Peter H. (2004). Growing Public. Volume 1: Social Spending and Economic Growth Since the Eighteenth Century. New York: Cambridge University Press.

——— (2009). Growing Public. Volume 2: Further Evidence: Social Spending and Economic Growth Since the Eighteenth Century. New York: Cambridge University Press.

Lipset, Seymour Martin (1959). “Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy.” American Political Science Review 53: 69–105.

Lipset, Seymour Martin, and Stein Rokkan, eds. (1967). Party System and Voter Alignments. New York: Free Press.

López, Claudia, ed. (2010). Y Refundaron la Patria . . . de cómo mafiosos y políticos reconfiguraron el Estado Colombiano. Bogotá: Corporación Nuevo Arco Iris: Intermedio.

Lovejoy, Paul E. (2000). Transformations in Slavery: A History of Slavery in Africa. 2nd ed. New York: Cambridge University Press.

MacFarquhar, Roderick, and Michael Schoenhals (2008). Mao’s Last Revolution. Cambridge, Mass.: Harvard University Press.

Mann, Michael (1986). The Sources of Social Power. Volume 1: A History of Power from the Beginning to A.D. 1760. New York: Cambridge University Press.

——— (1993). The Sources of Social Power. Volume 2: The Rise of Classes and Nation-states, 1760–1914. New York: Cambridge University Press.

Manning, Patrick (1990). Slavery and African Life: Occidental, Oriental, and African Slave Trades. New York: Cambridge University Press.

Mantoux, Paul (1961). The Industrial Revolution in the Eighteenth Century. Rev. ed. New York: Harper and Row.

Martin, Simon, and Nikolai Grube (2000). Chronicle of the Maya Kings and Queens: Deciphering the Dynasties of the Ancient Maya. New York: Thames and Hudson.

Martinez, José (2002). Carlos Slim: Retrato Inédito. Mexico City: Editorial Oceano. Masire, Quett K. J. (2006). Very Brave or Very Foolish? Memoirs of an African Democrat. Gaborone, Botswana: Macmillan.

McCreery, David J. (1994). Rural Guatemala, 1760–1940. Palo Alto, Calif.: Stanford University Press.

McGregor, Richard (2010). The Party: The Secret World of China’s Communist Rulers. New York: Harper.

McMillan,John,and Pablo Zoido (2004). “How to Subvert Democracy: Montesinos in Peru.” Journal of Economic Perspectives 18: 69–92.

Melbourne, Alexander C. V. (1963). Early Constitutional Development in Australia: New South Wales 1788–1856; Queensland 1859–1922. With notes to 1963 by the editor. Edited and introduced by R. B. Joyce. 2nd ed. St. Lucia: University of Queensland Press.

Meredith, Martin (2007). Mugabe: Power, Plunder, and the Struggle for Zimbabwe’s Future. New York: Public Affairs Press.

Michels, Robert (1962). Political Parties: A Sociological Study of the Oligarchical Tendencies of Modern Democracy. New York: Free Press.

Mickey, Robert W. (2008). Paths out of Dixie: The Democratization of Authoritarian Enclaves in America’s Deep South, 1944–1972. Unpublished book manuscript.

Migdal, Joel S. (1988). Strong Societies and Weak States: State-Society Relations and State Capabilities in the Third World. Princeton, N.J.: Princeton University Press.

Mithen, Stephen (2006). After the Ice: A Global Human History 20,000–5000 BC. Cambridge, Mass.: Harvard University Press.

Mokyr, Joel (1990). The Lever of Riches: Technological Creativity and Economic Progress. New York: Oxford University Press.

——— (2009). The Enlightened Economy. New York: Penguin.

Moore, Andrew M. T., G. C. Hillman, and A. J. Legge (2000). Village on the Euphrates: From Foraging to Farming at Abu Hureyra. New York: Oxford University Press.

Morgan, Edmund S. (1975). American Slavery, American Freedom: The Ordeal of Colonial Virginia. New York: W. W. Norton and Co.

Munro-Hay, Stuart C. (1991). Aksum: An African Civilisation of Late Antiquity. Edinburgh: Edinburgh University Press.

Myers, Ramon H., and Yeh-Chien Wang (2002). “Economic Developments, 1644– 1800.” In Willard J. Peterson, ed. The Cambridge History of China. Volume 9, Part 1: The Ch’ing Empire to 1800. New York: Cambridge University Press.

Naidu, Suresh (2009). “Suffrage, Schooling, and Sorting in the Post-Bellum South.” Unpublished. Department of Economics, Columbia University. Available at tuvalu.santafe.edu/~snaidu/papers/suffrage_sept_16_2010_combined.pdf.

Narayan, Deepa, ed. (2002). Empowerment and Poverty Reduction: A Sourcebook. Washington, D.C.: The World Bank.

Neal, David (1991). The Rule of Law in a Penal Colony. New York: Cambridge University Press.

Neale, J. E. (1971). Elizabeth I and Her Parliaments, 1559 –1581. London: Cape.

Nogal, C. Álvarez, and Leandro Pradosdela Escosura (2007). “The Decline of Spain (1500–1850): Conjectural Estimates.” European Review of Economic History 11: 319–66.

North, Douglass C. (1982). Structure and Change in Economic History. New York: W. W. Norton and Co.

North, Douglass C., and Robert P. Thomas (1973). The Rise of the Western World: A New Economic History. New York: Cambridge University Press.

North, Douglass C., John J. Wallis, and Barry R. Weingast (1989). Violence and Social Orders: A Conceptual Framework for Interpreting Recorded Human History. Princeton, N.J.: Princeton University Press.

North, Douglass C., and Barry R. Weingast (1989). “Constitutions and Commitment: Evolution of Institutions Governing Public Choice in 17th Century England.” Journal of Economic History 49: 803–32.

Nove, Alec (1992). An Economic History of the USSR 1917–1991. 3rd ed. New York: Penguin Books.

Nugent, Jeffrey B., and James A. Robinson (2010). “Are Endowments Fate? On the Political Economy of Comparative Institutional Development.” Revista de Historia Económica ( Journal of Iberian and Latin American Economic History) 28: 45–82.

Nunn, Nathan( 2008). “The Long-Term Effects of Africa’s Slave Trades.” Quarterly Journal of Economics 123: 139–76.

Nunn, Nathan,and Leonard Wantchekon (2011). “The Slave Trade and the Origins of Mistrust in Africa,” forthcoming in the American Economic Review.

O’Brien, Patrick K., Trevor Griffiths, and Philip Hunt (1991). “Political Components of the Industrial Revolution: Parliament and the English Cotton Textile Industry, 1660–1774.” Economic History Review, New Series 44: 395–423.

Ogilvie, Sheilagh (2011). Institutions and European Trade: Merchant Guilds 1000–1500. New York: Cambridge University Press.

Olson, Mancur C. (1984). The Rise and Decline of Nations: Economic Growth, Stagflation, and Social Rigidities. New Haven, Conn.: Yale University Press.

O’Rourke, Kevin H., and Jeffrey G. Williamson (2002). “After Columbus: Explaining the Global Trade Boom 1500–1800.” Journal of Economic History 62: 417–56.

Owen, E. Roger (1981). The Middle East in the World Economy, 1800–1914. London: Methuen and Co.

Owen, E. Roger, and Sevket Pamuk (1999). A History of Middle East Economies in the Twentieth Century. Cambridge, Mass.: Harvard University Press.

Owen, Thomas C. (1991). The Corporation Under Russian Law, 1800–1917. New York: Cambridge University Press.

Palmer, Robin H. (1977). Land and Racial Domination in Rhodesia. Berkeley: University of California Press.

Palmer, Robin H., and Q. Neil Parsons, eds. (1977). The Roots of Rural Poverty in Central and Southern Africa. London: Heinemann Educational.

Pamuk, Sevket (2006). “Estimating Economic Growth in the Middle East Since 1820.” Journal of Economic History 66: 809–28.

Pan, Philip P. (2008). Out Of Mao’s Shadow: The Struggle for the Soul of a New China. New York: Simon & Schuster.

Pankhurst, Richard (1961). An Introduction to the Economic History of Ethiopia, from Early Times to 1800. London: Lalibela House.

Parsons, Q. Neil (1998). King Khama, Emperor Joe and the Great White Queen. Chicago: University of Chicago Press.

Parsons, Q. Neil, Willie Henderson, and Thomas Tlou (1995). Seretse Khama, 1921– 1980. Bloemfontein, South Africa: Macmillan.

Perkins, Dwight H., Steven Radelet, and David L. Lindauer (2006). Development Economics. 6th ed. New York: W. W. Norton and Co.

Pettigrew, William (2007). “Free to Enslave: Politics and the Escalation of Britain’s Transatlantic Slave Trade, 1688–1714.” William and Mary Quarterly, 3rd ser., LXIV: 3–37.

——— (2009). “Some Underappreciated Connections Between Constitutional Change and National Economic Growth in England, 1660–1720.” Unpublished paper. Department of History, University of Kent, Canterbury.

Phillipson, David W.(1998). Ancient Ethiopia: Aksum, Its Antecedents and Successors. London: British Museum Press.

Pincus, Steven C. A. (2009). 1688: The First Modern Revolution. New Haven, Conn.: Yale University Press.

Pincus, Steven C. A., and James A. Robinson (2010). “What Really Happened During the Glorious Revolution?” Unpublished. scholar.harvard.edu/jrobinson.

Pintner, Walter M. (1967). Russian Economic Policy Under Nicholas I. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press.

Post, Jerrold M. (2004). Leaders and Their Followers in a Dangerous World: The Psychology of Political Behavior. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press.

Price, David A. (2003). Love and Hate in Jamestown: John Smith, Pocahontas, and the Heart of a New Nation. New York: Knopf.

Puga, Diego,and Daniel Trefler (2010). “International Trade and Domestic Institutions: The Medieval Response to Globalization.” Unpublished. Department of Economics, University of Toronto.

Putnam, Robert H., Robert Leonardi, and Raffaella Y. Nanetti (1994). Making Democracy Work: Civic Traditions in Modern Italy. Princeton, N.J.: Princeton University Press.

Ransom, Roger L.,and Richard Sutch( 2001). One Kind of Freedom: The Economic Consequences of Emancipation. 2nd ed. New York: Cambridge University Press.

Reid, Anthony (1993). Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450–1680. Volume 2: Expansion and Crisis. New Haven, Conn.: Yale University Press.

Reinikka, Ritva, and Jacob Svensson (2004). “Local Capture: Evidence from a Central Government Transfer Program in Uganda.” Quarterly Journal of Economics, 119: 679–705.

Relea, Francesco (2007). “Carlos Slim, Liderazgo sin Competencia.” In Jorge Zepeda Patterson, ed. Los amos de México: los juegos de poder a los que sólo unos pocos son invitados. Mexico City: Planeta Mexicana.

Reno, William (1995). Corruption and State Politics in Sierra Leone. New York: Cambridge University Press.

——— (2003). “Political Networks in a Failing State: The Roots and Future of Violent Conflict in Sierra Leone,” IPG 2: 44–66.

Richards, Paul (1996). Fighting for the Rainforest: War, Youth and Resources in Sierra Leone. Oxford, U.K.: James Currey.

Robbins, Lionel (1935). An Essay on the Nature and Significance of Economic Science. 2nd ed. London: Macmillan.

Robinson, Eric (1964). “Matthew Boulton and the Art of Parliamentary Lobbying.” The Historical Journal 7: 209–29.

Robinson, James A. (1998). “Theories of Bad Policy.” Journal of Policy Reform 1, 1–46.

Robinson, James A., and Q. Neil Parsons (2006). “State Formation and Governance in Botswana.” Journal of African Economies 15, AERC Supplement (2006): 100– 140.

Rock, David (1992). Argentina 1516–1982: From Spanish Colonization to the Falklands War. Berkeley: University of California Press.

Romero, Mauricio (2003). Paramilitares y autodefensas, 1982–2003. Bogotá: Editorial Planeta Colombiana.

———, ed. (2007). Para Política: La Ruta de la Expansión Paramilitar y los Acuerdos Políticos, Bogotá: Corporación Nuevo Arco Iris: Intermedio.

Sachs, Jeffery B. (2006). The End of Poverty: Economic Possibilities for Our Time. New York: Penguin.

Sahlins, Marshall (1972). Stone Age Economics. Chicago: Aldine.

Saunders, David (1992). Russia in the Age of Reaction and Reform, 1801–1881. New York: Longman.

Savage-Smith, Emily (2003). “Islam.” In Roy Porter, ed. The Cambridge History of Science. Volume 4: Eighteenth-Century Science. New York: Cambridge University Press.

Sawers, Larry (1996). The Other Argentina: The Interior and National Development. Boulder: Westview Press.

Schapera, Isaac (1940). “The Political Organization of the Ngwato of Bechuanaland Protectorate.” In E. E. Evans-Pritchard and Meyer Fortes, eds. African Political Systems. Oxford, U.K.: Oxford University Press.

——— (1952). The Ethnic Composition of the Tswana Tribes. London: London School of Economics and Political Science.

——— (1970). Tribal Innovators: Tswana Chiefs and Social Change 1795–1940. London: The Athlone Press.

Schoenhals, Michael, ed. (1996). China’s Cultural Revolution, 1966–1969. Armonk, N.Y.: M.E. Sharpe.

Sfakianakis, John (2004). “The Whales of the Nile: Networks, Businessmen and Bureaucrats During the Era of Privatization in Egypt.” In Steven Heydemann, ed. Networks of Privilege in the Middle East. New York: Palgrave Macmillan.

Sharp, Kevin (1992). The Personal Rule of Charles I. New Haven, Conn.: Yale University Press.

Sheridan, Richard B. (1973). Sugar and Slaves: An Economic History of the British West Indies 1623–1775. Baltimore, Md.: Johns Hopkins University Press.

Sidrys, Raymond, and Rainer Berger (1979). “Lowland Maya Radiocarbon Dates and the Classic Maya Collapse.” Nature 277: 269–77.

Smith, Bruce D. (1998). Emergence of Agriculture. New York: Scientific American Library.

Sokoloff, Kenneth L. (1988). “Inventive Activity in Early Industrial America: Evidence from Patent Records, 1790–1846.” Journal of Economic History 48: 813–30.

Sokoloff, Kenneth L., and B. Zorina Khan (1990). “The Democratization of Invention During Early Industrialization: Evidence from the United States, 1790–1846.” Journal of Economic History 50: 363–78.

Steffens, Lincoln (1931). The Autobiography of Lincoln Steffens. New York: Harcourt, Brace and Company.

Stevens, Donald F. (1991). Origins of Instability in Early Republican Mexico. Durham, N.C.: Duke University Press.

Stone, Lawrence (2001). The Causes of the English Revolution, 1529–1642. New York: Routledge.

Tabellini, Guido (2010). “Culture and Institutions: Economic Development in the Regions of Europe.” Journal of the European Economic Association 8, 677– 716.

Tarbell, Ida M. (1904). The History of the Standard Oil Company. New York: McClure, Phillips.

Tawney, R. H. (1941). “The Rise of the Gentry.” Economic History Review 11: 1–38.

Temin, Peter,and Hans-Joachim Voth (2008). “Private Borrowing During the Financial Revolution: Hoare’s Bank and Its Customers, 1702–24.” Economic History Review 61: 541–64.

Thompson, E. P. (1975). Whigs and Hunters: The Origin of the Black Act. New York: Pantheon Books.

Thompson, I. A. A. (1994a). “Castile: Polity, Fiscality and Fiscal Crisis.” In Philip T. Hoffman and Kathryn Norberg, eds. Fiscal Crisis, Liberty, and Representative Government 1450–1789. Palo Alto, Calif.: Stanford University Press.

——— (1994b). “Castile: Absolutism, Constitutionalism and Liberty.” In Philip T. Hoffman and Kathryn Norberg, eds. Fiscal Crisis, Liberty, and Representative Government 1450–1789. Palo Alto, Calif.: Stanford University Press.

Thornton, John (1983). The Kingdom of Kongo: Civil War and Transition, 1641– 1718. Madison: University of Wisconsin Press.

Todkill, Anas (1885). My Lady Pocahontas: A True Relation of Virginia. Writ by Anas Todkill, Puritan and Pilgrim. Boston: Houghton, Mifflin and Company.

Truth and Reconciliation Commission (2004). Final Report of the Truth and Reconciliation Commission of Sierra Leone. Freetown.

Vansina, Jan (1978). The Children of Woot: A History of the Kuba People. Madison: University of Wisconsin Press.

Wade, Robert H. (1990). Governing the Market: Economic Theory and the Role of Government in East Asian Industrialization. Princeton, N.J.: Princeton University Press.

Wallerstein, Immanuel (1974–2011). The Modern World System. 4 Vol. New York: Academic Press.

Ward-Perkins, Bryan (2006). The Fall of Rome and the End of Civilization. New York: Oxford University Press.

Weber, Max (2002). The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism. New York: Penguin.

Webster, David L. (2002). The Fall of the Ancient Maya. New York: Thames and Hudson.

Webster, David L., Ann Corinne Freter, and Nancy Gonlin (2000). Copan: The Rise and Fall of an Ancient Maya Kingdom. Fort Worth, Tex.: Harcourt College Publishers.

Wheatcroft, Stephen G., and Robert W. Davies (1994a). “The Crooked Mirror of Soviet Economic Statistics.” In Robert W. Davies, Mark Harrison, and Stephen G. Wheatcroft, eds. The Economic Transformation of the Soviet Union, 1913– 1945. New York: Cambridge University Press.

——— (1994b). “Population.” In Robert W. Davies, Mark Harrison, and Stephen G. Wheatcroft, eds. The Economic Transformation of the Soviet Union, 1913– 1945. New York: Cambridge University Press.

Wiener, Jonathan M. (1978). Social Origins of the New South: Alabama, 1860– 1885. Baton Rouge: Louisiana State University Press.

Williamson, John (1990). Latin American Adjustment: How Much Has Happened? Washington, D.C.: Institute of International Economics.

Wilson, Francis (1972). Labour in the South African Gold Mines, 1911–1969. New York: Cambridge University Press.

Wilson, Woodrow (1913). The New Freedom: A Call for the Emancipation of the Generous Energies of a People. New York: Doubleday.

Woodward, C. Vann (1955). The Strange Career of Jim Crow. New York: Oxford University Press.

Woodward, Ralph L. (1966). Class Privilege and Economic Development: The Consulado de Comercio of Guatemala, 1793–1871. Chapel Hill: University of North Carolina Press.

Wright, Gavin (1978). The Political Economy of the Cotton South: Households, Markets, and Wealth in the Nineteenth Century. New York: Norton.

——— (1986). Old South, New South: Revolutions in the Southern Economy Since the Civil War. New York: Basic Books.

——— (1999). “The Civil Rights Movement as Economic History.” Journal of Economic History 59: 267–89.

Zahedieh, Nuala (2010). The Capital and the Colonies: London and the Atlantic Economy, 1660–1700. New York: Cambridge University Press.

Zewde, Bahru (2002). History of Modern Ethiopia, 1855–1991. Athens: Ohio University Press.

Zohary, Daniel, and Maria Hopf (2001). Domestication of Plants in the Old World: The Origin and Spread of Cultivated Plants in West Asia, Europe, and the Nile Valley Third Edition, New York: Oxford University Press.



[1] pp. x-y là từ trang x đến trang y; p. z là ở trang z.

Người dịch: Nguyễn Quang A

Nguồn: Why Nations Fail

THE ORIGINS OF POWER, PROSPERITY, AND POVERTY

Daron Acemoglu and Jemes A. Robinson

Crown Publishers ● New York

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114570266

Hôm nay

215

Hôm qua

2287

Tuần này

215

Tháng này

228790

Tháng qua

129483

Tất cả

114570266