Những góc nhìn Văn hoá

Quốc hiệu Việt Nam thời Đinh Tiên Hoàng: “CỒ VIỆT” CHỨ KHÔNG PHẢI “ĐẠI CỒ VIỆT”!

Năm 968, sau khi dẹp Loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế hiệu là Đại Thắng Minh hoàng đế, đặt quốc hiệu là “Đại Cồ Việt”; và hai năm sau (970), lấy niên hiệu Thái Bình; sử gọi là Đinh Tiên Hoàng.

Xem lại Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nguyên bản bằng chữ Hán thì quả thật quốc hiệu gồm 3 chữ viết từ trên xuống là “大瞿越 (Đại cù / cồ (?) Việt)”. Bách Khoa Toàn Thưmở (Wikipedia) giải thích : Đại theo nghĩa chữ Hán là lớn, Cồ(瞿) trong tiếng Việt cổ cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn, dù đọc theo ngôn ngữ nào.

Còn trên Kiến Thức Ngày Nay số 599 ra ngày 1/4/2007, mục “Chuyện Đông chuyện Tây”, học giả An Chi đã giải thích như sau: “Đối với chữ Cồ trong Đại Cồ Việt mà nói rằng đây là một yếu tố Nôm có nghĩa là “to, lớn” THÌ THẬT CHẲNG CÒN GÌ NHẸ DẠ CHO BẰNG. VỚI CÁCH HIỂU QUÁ ĐỖI HỜI HỢT NÀY, người ta đã gây ra trong 3 tiếng Đại Cồ Việt một cái lỗi quá thô thiển về trùng ngôn (pleonasm): đã “đại” mà lại còn “cồ”. Chẳng những thế, CÁCH HIỂU RẤT ÍT CHIỀU SÂU ĐÓ còn biến 3 tiếng Đại Cồ Việt thành một thứ ngôn ngữ “ba rọi” (vừa Tàu vừa ta) không thể chấp nhận được cho một quốc hiệu nghiêm túc và đáng kính trọng...”. Tác giả cũng dẫn lại bài của học giả Trung Quốc QiGuangMou (Kỳ Quảng Mưu) để phê bình giả thuyểt của tác giả này - cho rằng “Cù Việt (Cù nghĩa là sợ hãi)” trong “Đại Cù Việt” là tên của một bộ tộc trong khối Bách Việt, tương tự như Âu Việt, Lạc Việt vậy - là sai! Cuối cùng, tác giả An Chi cho rằng do quốc giáo của ta hồi ấy là đạo Phật nên: “Trong kinh Phật, khi thấy mấy chữ Cồ lão (ông Già Cồ) hoặc Cồ thị (họ Cồ) thì ta phải hiểu rằng đó là Đức Phật Thích Ca. Phải, CỒ LÀ HỌ CỦA ĐỨC THÍCH CA, mà hình thức đầy đủ là Cồ Đàm... CỒ VIỆT CHẲNG QUA LÀ NƯỚC VIỆT THEO ĐẠO PHẬT... chứ chẳng phải là “nước Việt to bự”... gì cả”
Chúng ta sẽ bàn 3 ký tự quốc hiệu này đọc và hiểu như thế nào...
1. Chữ “” đọc là “cù” hay “cồ”?
1.1. Tra hầu hết các loại Hán - Việt từ điển / tự điểnhiện có trên thị trường đều không có chữ “cồ”, mà chỉ có chữ “cù (瞿)” với 3 nghĩa là “nhìn lấm lét”, “một loại binh khí cổ” “họ Cù”. Riêng Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh (cũng như của Nguyễn Văn Khôn), không rõ căn cứ vào đâu (?), lại cho chữ Hán này đọc là “cồ”, không có âm “cù”! Để cho chắc chắn, tôi tra Từ Nguyên(1), chữ này có 2 âm phiên thiết: “kỳ cụ thiết, bình (thanh)” như vậy âm 1 phải đọc là âm “cù”, hoặc “cửu ngộ thiết, khứ (thanh)” tức âm 2 phải đọc là “cố” (như họ Cố), không hề có âm “cồ”!
Xem một số ĐẠI tự điển chữ Nôm như sách của Trương Đình Tín, Lê Quý Ngưu, 2 tập trên 5000 trang... hoặc của Vũ Văn Kính, đều giống nhau vì có chữ Nôm: “Cồ (瞿)” với hình thức giả tá (mượn âm của một chữ, nhưng mang một nghĩa khác) và có nghĩa là to lớn, còn điển tích xuất phát là từ quốc hiệu “Đại Cồ Việt”!, hoặc từ điển tích “Cồ Đàm”! Nhưng quốc hiệu ta đang bàn cách đọc như thế nào (?), tức đang là đối tượng nghi vấn, nên không thể lấy các ĐẠI Từ điển chữ Nôm này làm chứng lý cho cách đọc được! Hơn nữa, quốc hiệu hay đặt tên riêng thì không thể dùng một chữ giả tá, nhưng vô nghĩa đối với danh từ riêng đó, như chữ “cù” rồi đọc là “cồ” được!
Rất nhiều từ điển / tự điển chữ Hán đều không có âm “cồ”, theo tôi chuẩn nhất như Từ điển Hán Việt của Viện Ngôn ngữ học(2), chỉ có âm “cù”, không có âm “cồ”!
1.2. Cách đọc quốc hiệu của tộc Đinh...
Tôi có may mắn xem được gia phả tộc Đinh lập vào thời Khải Định (1916-1925), viết bằng chữ Hán có phụ chú chữ quốc ngữ hiện nay, thì 3 chữ Hán quốc hiệu thời Đinh được phiên âm là “Đại Cù Việt”. Có người cho rằng người lập gia phả này thiếu hiểu biết nên đã đọc chữ “Cồ” thành “Cù”. Thế nhưng tôi cho rằng người viết gia phả này là một vị quan mang tước Cảnh Lộc Hầu đã đọc rất đúng, vì khi phát âm chữ Hán “Hoa Lư” lại phụ chú chữ quốc ngữ là “Ba Lư” cho khỏi phạm huý(3).
Tất nhiên gia phả này viết đầu thế kỷ XX, khi viết về lịch sử dựng nước của Đinh Tiên Hoàng, ắt đã tham khảo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, nên chỉ có giá trị tham khảo chứ không phải là một chứng lý...
1.3. “Cồ Đàm” hay “Cù-đàm”?
Học giả An Chi viết:“Trong kinh Phật, khi thấy mấy chữ Cồ lão (ông Già Cồ) hoặc Cồ thị (họ Cồ) thì ta phải hiểu rằng đó là Đức Phật Thích Ca. Phải, CỒ LÀ HỌ CỦA ĐỨC THÍCH CA, mà hình thức đầy đủ là Cồ Đàm...”.
Theo tôi thì không có một ông Phật nào họ “Cồ / Cù” cả!, mà chỉ có một vị Phật có tên viết bằng chữ Sanskrit được phiên âm chuẩn theo IAST(4) là “Siddhārtha Gautama” (hoặc theo tiếng Pāli là “Siddhattha Gotama”). Và họ của Phật là “Gautama (Gotama)”, được người Trung Quốc ký âm là “瞿曇”, mà người Việt ta đọc lại theo chữ Hán là “Cồ Đàm / Cồ-đàm / Cù Đàm / Cù-đàm”. Nói như kiểu của học giả An Chi thì, tất cả những người thuần Trung Quốc, thuần Việt mang họ “Cù” như Cù Chính Lan, Cù Huy Cận... e đều là hoàng thân quốc thích của Phật - Ấn Độ hết?!
Từ điển Phật học Hán Việt(5) không có chữ “Cồ Đàm / Cồ-đàm”, mà chỉ có “Cù Đàm”!, còn “Cồ Đàm / Cồ-đàm” thì chỉ là một phụ chú nhỏ “theo cách đọc trước đây”.
Tiếng Phạn là ngôn ngữ đa âm khác hẳn với tiếng Việt và tiếng Hoa chỉ đơn âm, nên khi ký âm tuy chỉ 1 chữ Sanskrit “Gautama (Gotama)” nhưng lại thành 2 chữ Hán “瞿曇”, rồi người Việt ta phiên âm lại từ chữ Hán thành 2 chữ / âm đơn rời là “Cù / Cồ Đàm”, rồi từ đó học giả An Chi phán “Cồ là họ của đức Thích Ca” là sai!, mà đúng ra họ của Phật đọc theo tiếng Việt tạm chấp nhận gồm 2 âm viết liền là “Cù-đàm”!
Đầu thế kỷ XIX, nước ta còn bị Pháp thuộc, khi Trần Trọng Kim soạn thảo Việt Nam Sử Lược năm 1919, và Đào Duy Anh làm Hán Việt Từ Điển rất có thể đã bị ảnh hưởng bởi chữ “Gautama (Gotama)” đọc theo tiếng Pháp mang âm /ô/ nhiều hơn âm /u/, nên đã phiên âm chữ “瞿曇” thành “Cồ Đàm”; từ đó chữ “瞿” thành “Cồ”, và “Đại Cù Việt” thành “Đại Cồ Việt”?
Như vậy, từ các nguồn dẫn trên, cho thấy chữ “瞿” đọc là “CÙ” hơn là “cồ”! Mà cho dù có là âm “cồ” đi nữa thì cũng không phải là vấn đề chính!, điều quan trọng là chữ này có ý nghĩa như thế nào trong một quốc hiệu?
2. Chữ “Cù” trong “Đại Cù Việt” có liên quan gì đến đạo Phật không?
2.1. Tác giả “Nguỵ-yến” trên diễn đàn http://www.viethoc.org/phorum cho biết: “Vấn đề này nhà ngữ học J De Francis cũng đã nêu lên cách đây khá lâu rồi. Ông căn cứ vào việc vua Tiên Hoàng lập 5 ngôi hoàng hậu, trong đó có một bà mang tên “Cồ-quốc” tức là “nước Phật”. Vậy Đại-Cồ-Việt có thể dịch là the Great Buddhist kingdom of the Viets”. Như vậy, học giả An Chi cũng chỉ “nói lại” (nhưng không thấy dẫn nguồn) từ nhà ngữ học J De Francis.
Nhưng cả 2 học giả này đã quên một điều... Đó là ngữ / bối cảnh! Chỉ có ngữ cảnh “trong kinh Phật” thì mới tạm hiểu chữ “Cù / Cồ” là cách nói tắt của “Cù-đàm”; nhưng cũng cần phải suy xét cho kỹ, chứ không phải lúc nào cũng như vậy!
Còn ngữ / bối cảnh của một quốc hiệu là gì?, là để phân biệt nước này với nước kia trong quan hệ quốc tế. Tại sao đặt quốc hiệu phải là bối cảnh quốc giáo mà không phải là một bối cảnh khác?
Ví dụ như chữ “cù” còn có một nghĩa là “binh khí”, mà nước ta từng có truyền thuyết thần Kim Quy tặng cho An Dương Vương vũ khí “tối tân” là “nỏ thần” để chống xâm lăng; và nước ta thì luôn bị phía Bắc xâm lăng... nên vua Đinh cũng có thể lấy quốc hiệu “Đại Cù (binh khí) Việt” cũng như đế hiệu “ĐẠI THẮNG Minh hoàng đế” để “dằn mặt” Trung Quốc lắm chứ?! Mà bằng chứng khá rõ là, sau này thần Kim Quy còn cứu dân tộc Việt ta lần thứ hai bằng cách cho Bình Định Vương Lê Lợi “mượn” thanh kiếm “Thuận Thiên” để chống Đại Minh xâm lăng; và rồi sau khi kháng chiến thành công, đất Việt độc lập thái bình, thần Kim Quy đã “đòi lại” vũ khí từng cho mượn, từ đó trở thành truyền thuyết hồ “Hoàn Kiếm”!
2.2. Nếu chữ “Cù” trong quốc hiệu là viết tắt của “Cù-đàm” vì quốc giáo thời đó là Phật giáo như học giả An Chi khẳng định, nhưng triều Lý thì xuất thân từ cửa Phật, tại sao lại bỏ chữ “Cù (-đàm)” trong quốc hiệu để chỉ còn là “Đại Việt”?! Chắc là triều Lý đã “lơ” đạo Phật rồi?!
Học giả An Chi là người thông kim bác cổ, chuyên giải đáp “chuyện Đông chuyện Tây”, rất mong trả lời những thắc mắc của tôi!?
3. Thêm những mâu thuẫn trong lý giải của học giả An Chi:
3.1. Tác giả An Chi viết:“Trước Đinh Tiên Hoàng đến hơn 400 năm, Lý Bôn đã đặt tên nước là Vạn Xuân... ở nửa sau của thế kỷ X thì tính thời sự của việc phân biệt tộc Việt này với tộc Việt kia trong nhóm Bách Việt đã trở nên nguội lạnh ít nhất đã 1000 năm. Đã “nguội lạnh ít nhất đã 1000 năm”, vậy tại sao không đặt quốc hiệu gì khác tựa tựa Vạn Xuân như “Thiên Thu” chẳng hạn, mà phải dùng lại tên “VIỆT”?!
3.2. Tác giả An Chi viết: “NÊN NHỚ RẰNG Đinh Tiên Hoàng đặt ra quốc hiệu này còn để “chơi” nhà Tống nữa chứ đâu phải để để “giỡn chơi”. Mà đã “chơi” với nhà Tống... thì phải “chơi” bằng chữ Tàu (dĩ nhiên là đọc theo tiếng ta bên nước ta)... Trước Đinh Tiên Hoàng đến hơn 400 năm, Lý Bôn đã đặt tên nước là Vạn Xuân. Thì cũng là chữ Tàu đọc theo âm ta đấy thôi. Làm sao mà Cồ lại có thể là Nôm cho được!”. Học giả An Chi cũng “nên nhớ rằng” cái tên riêng “Việt” (trong “người Việt”) chắc chắn phải là một tiếng thuần Việt mà khi ký âm thành chữ (mặc dù theo hệ Hán tự) thì tất nhiên đã trở thành một chữ Nôm!, và như vậy thì chữ “(Đại) Cồ / Cù” cũng là những yếu tố Nôm! Điều này tôi thấy quá đơn giản, lẽ nào lại quá khó hiểu đến nỗi ông An Chi phải thốt lên: “-THÔ THIỂN..., CÁCH HIỂU RẤT ÍT CHIỀU SÂU ĐÓ còn biến 3 tiếng Đại Cồ Việt thành một thứ ngôn ngữ “ba rọi” (vừa Tàu vừa ta) không thể chấp nhận được... Làm sao mà Cồ lại có thể là Nôm cho được!”?! Và như ông An Chi nói “Đinh Tiên Hoàng đặt ra quốc hiệu này còn để “chơi” nhà Tống”, đã “chơi” thì phải “chơi” cho “độc” (đáo - bằng chữ mới sáng chế của mình trên cơ sở chữ Hán, tức chữ Nôm) cho người Trung Quốc đọc không ra thì mới là “chơi”, chứ sao lại “Mà đã “chơi” với nhà Tống... thì phải “chơi” bằng chữ Tàu”?!
4. Bối cảnh đồng văn...
4.1. Cái riêng trong cái chung...
4.1.1. Theo quan niệm Á Đông, cái gì 2 thường “chẵn chòi” và đối xứng... có nghĩa trọn vẹn... Xem lại quốc hiệu (cũng như niên hiệu, hoặc những gì là “hiệu”) của các nước trong khối đồng văn gồm 4 nước (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên), ta thấy hầu hết chỉ có 2 chữ như: Đại Hán, Đại Đường, Đại Tề, Đại Thục, Đại Lương, Đại Tống, Khất Đan / Đại Liêu, Đại Kim, Nam Chiếu / Đại Lý, Đại Nguyên, Đại Minh, Đại Thanh, Mãn Châu, Trung Hoa, Bột Hải, Tân La, Bách Tế, Cao Ly, Triều Tiên / Đại Hàn, Lưu Cầu, Đại Hòa / Nhật Bản, Âu Lạc, Nam Việt, Vạn Xuân, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam, Đại Nam,... (không thể kể hết ở đây được!).
Sự nhận xét các hiệu thường chỉ 2 chữ / âm này, tuy không phải là một chứng lý cho một nhận định, nhưng rất đáng suy ngẫm... Vì như tôi đã nói, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đâu phải là văn bản gốc thời Đinh!, cho nên chỉ có tìm được văn bản gốc thời Đinh thì mới có giá trị quyết định!
Ta lại thấy trong quốc hiệu các nước thời ấy đều dùng chữ “Đại” để giương cao quốc thể trong cộng đồng quốc tế cùng thời như Đại Tống (nước Tống to lớn), Đại Liêu (“Khất Đan” thì đổi thành “nước Liêu to lớn”), Đại Kim (nước Kim to lớn), Đại Lý (“Nam Chiếu” thì đổi thành “nước Lý to lớn”)...
Đó là những bối cảnh chung!
4.1.2. Nếu nước ta thời đó quá sùng đạo Phật để phải đưa chữ “Cù (-đàm)” vào quốc hiệu, thiển nghĩ ngay cả Sơ tổ Thiền tông Phật giáo Việt Nam là một thiền sư Ấn Độ tên Vinītaruci (Tì-ni-đa-lưu-chi: ?-594) - gần đồng thời với Bodhidharma (Bồ-đề-đạt-ma: 470-543), là Tổ thứ 28 sau Phật Śākyamuni (Thích-ca-mâu-ni) và là Sơ tổ của Thiền tông Phật giáo Trung Quốc - khai sáng thiền phái tại Việt Nam, để lại ảnh hưởng rất lớn lên các đời vua Lý; tại sao các cột kinh ở Hoa Lư không khắc bằng chữ Sanskrit là chữ của Phật giáo nguyên thủy, mà lại viết kinh Phật qua trung gian bằng chữ Hán(6)?!
Dù rằng “núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác”, tức ta “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” và có khác với Trung Quốc, nhưng trong bối cảnh ấy, nước Việt ta cũng khó mà thoát khỏi một lối giương cao quốc thể tương tự là “nước Việt to lớn”...
Nhưng trong bối cảnh chung đó vẫn có cái riêng nữa!, đó là ngôn ngữ riêng của từng dân tộc! Ý tôi muốn nói, chữ “Việt” đã là chữ Nôm (đã nói ở trên) thì tất nhiên trong quốc hiệu phải có một ký tự nào đó (?) cũng là chữ Nôm nhưng cũng lại mang nghĩa là “to lớn”!...
4.2. Chứng lý cuối cùng...
Tóm lại, theo các văn bản gốc của lịch sử còn sót lại về quốc hiệu thời Đinh, ta thấy có 2 chứng cứ sau:
4.2.1. Chứng cứ thứ nhất: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cho thấy quốc hiệu gồm 3 ký tự từ trên xuống như sau:
-Ký tự thứ nhất: 大 (đại)
-Ký tự thứ hai:   瞿 (cù)
-Ký tự thứ ba:     越 (việt)
4.2.2. Chứng cứ thứ hai: trong đền vua Đinh Tiên HoàngHoa Lư, ở Bái đường có bức hoành “Chính thống thủy (mở nền chính thống của nước Việt), và câu đối(7):
Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trường An
Tạm hiểu là:
Nước Cồ Việt cùng thời Khai Bảo (968-976) nước Tống,
Kinh đô Hoa Lư (của Cồ Việt) cũng tựa như Tràng An thời Hán vậy.
Vì qua cả ngàn năm, câu đối này đã bị “trùng tu” nhiều lần, không còn nguyên bản, nên chúng ta không nhất thiết phải xem chữ “cồ” trong câu đối 7 chữ này viết như thế nào, nhưng qua đó cho thấy rõ ràng quốc hiệu cũng chỉ có 2 âm đọc là “Cồ Việt”! Nếu là 3 chữ “Đại Cồ Việt” thì tất nhiên vế đối dưới cũng phải có 8 chữ! Quốc hiệu là danh từ riêng, lẽ nào không thể viết đầy đủ 3 chữ, mà phải viết 2 chữ?; và câu đối đâu có bắt buộc phải chỉ viết 7 chữ?!
4.2.3. Với 3 ký tự, nhưng chỉ có 2 âm đọc, chắc chắn phải có một âm đọc gồm 2 ký tự ghép lại!; và như vậy chỉ có thể có 2 cách ghép:
-Cách ghép thứ nhất là chữ “大 (đại)” nằm trên, ghép với chữ “瞿 (cù)” nằm dưới, tức thành chữ “cồ (

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512715

Hôm nay

2252

Hôm qua

2400

Tuần này

2652

Tháng này

219588

Tháng qua

121356

Tất cả

114512715