Những góc nhìn Văn hoá
Nguyễn Trường Tộ trong xu thế đổi mới cuối thế kỷ XIX
Nguyễn Trường Tộ(1828 - 1871) là một nhà thơ, đồng thời là một người dân công giáo nhiệt tình yêu nước, thực tế đó nếu như trước đây do nhận thức sai lầm về mối quan hệ giữa yêu Nước và kính Chúa đã có người đặt vấn đề nghi vấn, thì tới nay đã được khẳng định. Chỉ cần nhắc lại hành động liên tiếp từ cuối tháng 3 năm 1863 đến tháng 11 năm 1971 - trong vòng 8 năm rưỡi của một quãng đời đầy biến động của bản thân ông cũng như của chung đất nước - ông đã viết và gửi lên triều đình 30 triều trần, đề cập tới hàng loạt vấn đề cấp thiết nhất của Tổ quốc đứng trước nguy cơ mất còn, những bản điều trần cuối cùng được viết ngay trên giường bệnh, bất chấp sự thờ ơ lãnh đạm của vua Tự Đức, riêng điều đó đã đủ và thừa sức chứng minh tinh thần yêu nước son sắt và kiên trì của ông.
Thông minh, ham học hỏi, năm 27 tuổi (1855) ông đã đỗ đầu trong kỳ khảo thí, nhưng con đường truyền thống mà các thế hệ nho sỹ trước và sau ông đã từng hay sẽ còn đeo đuổi là học - đi thi - thi đỗ ra làm quan (theo đúng cái nghĩa đích thực và lý tưởng của nó là làm công bộc cho dân) đối với ông đã bị chặn đứng lại chỉ vì ông theo đạo Thiên Chúa.
Năm 1858, đúng vào năm hạm đội Pháp do hải quân đô đốc Genoilly trắng trợn nổ súng tân công cửa biển Đà Nẵng, phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam (1/9), Nguyễn Trường Tộ bắt đầu bước vào đời, lúc ông vừa tròn 30 tuổi. Cha xứ đạo Tân ấp (Quảng Bình) mời ông vào dạy chữ Hán cho những người mới theo đạo, chính vào dịp này ông đã gặp Giám mục Gauthier (tên Việt Nam là Ngô Gia Hậu), được học tiếng Pháp, tiếng Latinh, những kiến thức về khoa học kỹ thuật và văn học Pháp.
Đến năm 1858, chính sách cấm và giết đạo của triều đình Huế được đẩy mạnh buộc Giám mục Gauthier phải rời Việt Nam về Pháp, có đưa Nguyễn Trường Tộ theo. Sang tới Pháp, có thời gian sống tại Paris "thành phố ánh sáng", với tinh thần say mê tìm hiểu và học hỏi không mệt mỏi, Nguyễn Trường Tộ đã tranh thủ học tập các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, quân sự, hàng hải, kiến trúc, học học, công nghiệp v.v... tiên tiến. Không chỉ học trong sách vở tại trường, ông còn đi nhiều địa phương để tham quan học hỏi, tai nghe, mắt thấy, thăm các nhà máy dệt, các vùng mỏ than ở phía Bắc, các xí nghiệp luyện kim miền Đông là những vùng công nghiệp rất phát triển của nước Pháp.
Đến năm 1861, sau khi được trang bị cả về lý luận và thực tiễn, ông lên đường về Việt Nam. Chuyến về quê hương của ông đúng vào lúc đô đốc Charner (1) được vua nước Pháp là Napoléon 3 giao cho thống lĩnh tất cả lực lượng quân sự của Pháp ở Viễn Đông và được toàn quyền giải quyết các vấn đề về Việt Nam có lợi cho Pháp.
T? ngày 7/2/1861, g?n 4.000 quân Pháp với 50 thuyền chiến được tập trung ở Bến Nghé, đến ngày 23/2 thì nổ súng đánh chiếm Đại Đồn (ở vùng Chí Hoà và Phú Thọ ngày nay) mở đường đánh sâu vào phía trong. Ngày 12/4/1866, tỉnh Định Tường bị giặc Pháp chiếm. Thời gian này đô đốc Charner dùng Nguyễn Trường Tộ làm thông ngôn và phiên dịch trong hàng ngũ quân Pháp, đặt ông vào một hoàn cảnh vô cùng phức tạp và gay cấn. Mối quan hệ Việt Nam và Pháp đang ngày càng trở nên căng thẳng, ông ra sức tìm mọi cách để tránh cho cuộc xung đột khỏi bùng nổ. Thế nhưng vì làm việc cho Pháp, lại là người có đạo, nên ông đã bị phía yêu nước kháng chiến nghi ngờ là tay sai cho Pháp. Giữa lúc đó đô đốc Bonard (2) được cử sang thay đô đốc Charner.
Ngay từ đầu đến nhận việc và suốt thời gian sau đó, đô đốc Bonard ra sức đẩy mạnh việc đánh chiếm các nơi, chiếm đóng Biên Hoà (16/12/1861), rồi Vĩnh Long (23/2/1965). Không những vậy, còn ra lệnh đưa chiến thuyền ra Bắc, tiến vào cửa biển Thuận An gây sức ép buộc triều đình Huế phải ký kết theo những điều kiện giặc Pháp đưa ra. Đã thế, trong thời gian này, triều đình lại liên tiếp phạm những sai lầm to lớn trong chính sách đoàn kết dân tộc chống Pháp, trong chính sách giáo lương đoàn kết, tháng 12/1961 công bố các hình thức trừng phạt đối với dân theo đạo, từ giam giữ chung thân, đến thắt cổ chết ngay, hay đánh trượng tuỳ theo tội nặng nhẹ. Tháng 1/1862 triều đình có lệnh cho những người bị tội được bỏ tiền của ra chuộc, nhưng những tội nhân theo đạo lại không được hưởng điều đó. Rõ ràng là trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như vậy, tình thế của Nguyễn Trường Tộ thật vô vàn phức tạp, đầy rẫy khó khăn, cả hai phía Pháp và Việt Nam đều có thể nghi ngờ, thành kiến. Hết hy vọng vào vai trò đứng giữa dàn xếp của mình, và để tránh khỏi đồng bào nghi ngờ, đánh giá sai về mình, Nguyễn Trường Tộ xin từ chức, không còn cộng tác với Pháp. Sau khi hiệp ước 5/6/1862 được ký kết, ông lui về sống tại Gia Định, xa lánh cuộc đời chính trị ồn ào và phức tạp. Phải thấy rằng đối với Nguyễn Trường Tộ, nếu chịu thật sự bắt tay với Pháp thì nhất định sẽ được trọng dụng, mục đính vinh thân phì gia dễ dàng được thực hiện. Nhưng với Nguyễn Trường Tộ, một nhà nho có lòng yêu nước sâu sắc, một trí thức có hoài bão cứu nước lớn lao, ngày đêm trăn trở lo âu cho tiền đồ của Tổ quốc, của dân tộc thì đâu có dễ dàng sờn lòng, chùn bước. Thua keo này, ông bày keo khác, cách này thất bại thì ông tìm cách thích hợp hơn. Tại Gia Định ông bắt tay viết các bản điều trần gửi lên vua Tự Đức, muốn qua nhà vua để tới với giới văn thân sĩ phu và nhân dân trong cả nước, khẳng định lòng trung thành tuyệt đối với triều đình, một điều mà ông ngày đêm lo ngại bị hiểu lầm.
Cái mâu thuẫn to lớn - có thể nói là bi kịch trong cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ - là trong khi những người cùng thời chỉ chọn một trong hai con đường là vũ trang đánh Pháp hay hợp tác với Pháp thì ông lại muốn điều hoà hai thái độ theo ông đều quá khích và không đúng, để đi theo con đường hoà bình hợp tác trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, bảo quản quyền lợi lâu dài cho cả hai dân tộc.
Cũng trong thời gian này, ông không sao nhãng việc tìm cách giúp dân cứu nước. Ngày 29/6/1863 ông đã gửi vua Tự Đức bản điều trần về tôn giáo, một vấn đề ông hằng trăn trở và có tính thời sự nóng bỏng. Đến năm 1866, ông quyết định trở về quê nhà Bùi Chu (Hừng Nguyên, Nghệ An) sau hơn 8 năm trời bôn ba nơi chân trời góc biển với mục đích tối thượng là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Tại quê nhà, việc làm đầu tiên có ích cho dân là dời dân làng Xuân Mỹ về Xã Đoài, đất đai phì nhiêu hơn và sẵn nguồn nước để trồng giống cam gốc nước ESpagne được các giáo sĩ châu Âu nhập vào nước ta. Chính ông đã đứng ra chỉ đạo việc xây dựng nhà thờ lớn Xã Đoài. Cũng trong năm 1866, ông đã hoàn thành việc đào kênh Sắt dài 20 km, nối liền Vinh với Cửa Lò, tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển (3).
Nhưng phần vì thất vọng trước thái độ bảo thủ của triều đình và tình hình mối quan hệ Việt Pháp ngày càng xấu đi theo chiều hướng có hại cho dân và cho nước, ph?n vì cảm thấy sức khoẻ sa sút nhanh chóng, ông quyết định dành hết thời gian còn lại để viết các bản điều trần thống thiết đề nghị với vua Tự Đức những việc làm cần thiết của đất nước. Chỉ trong năm 1866, dồn dập 3 điều trần đề cập tới yêu cầu gửi thanh niên ra nước ngoài học khoa học kỹ thuật về phục vụ nước nhà; tới 6 nguồn thu hoạch quan trọng của nhà nước; bàn luận về các vấn đề lớn về tình hình thế giới đề cập tới 8 điều sửa đổi cấp thiết; đầu năm 1868 đặt vấn đề mở rộng giao thông. Sau năm 1871 là các điều trần về việc thông thương với nước ngoài, về tình thế phương Tây, về nông nghiêp nước nhà, về yêu cầu đào tạo người tài cho đất nước. Cuối cùng là các điều trần về thế lớn trong thiên hạ, về việc ngoại giao, về việc khai mỏ (các điều trần sau đều không có ghi ngày tháng).
Ngày nay đọc lại và suy nghĩ về các điều trần trên, không thể không khâm phục trình độ học vấn uyên thâm, tinh thần phê phán thẳng thắn, tính cách trung thực của tác giả, tinh thần thực tiễn, cái nhìn trung thực của tác giả, tinh thần thực tiễn, cái nhìn sáng suốt của một người toàn tâm toán ý phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, ngày đêm trăn trở suy nghĩ để tìm ra biện pháp, phương sách mà chính cho là thích hợp nhất để phục vụ hiệu quả nhất. Đó là giá trị chân chính của bản điều trần. Quan trọng và đáng trân trọng là các điều trần đều thấm đượm một tinh thần yêu nước mãnh liệt, đã khẳng định một ý thức trách nhiệm sâu sắc của người trí thức chân chính, đối với vận mệnh của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc. Không phải lúc đó chỉ có Nguyễn Trường Tộ chủ trương đổi mới đất nước. Từ giữa những năm giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam đã có một xu hướng cải cách. Nhưng phải khẳng định các điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã đề cập đến một cách toàn diện, có hệ thống nhất về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, tư tưởng của Việt Nam hồi đó. Ngày nay đọc lại các điều trần đó, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về tính thiết thực và cụ thể, cả "tính dự báo" của chúng. Có những ý kiến ông nêu ra trước đây, trên một trăm năm đến nay vẫn mang tính cấp thiết và đúng đắn. Công tác "bảo vệ mội trường" hiện đang là mối quan tâm lớn của nhân dân thế giới đã được Nguyễn Trường Tộ sớm nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng. Trong "Điều trần về nông chính" ngày 4 - 10 - 1871, khi đề cập đến việc khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên ồng đã đưa ra những ý kiến xác đáng về yêu cầu bảo vệ thiên nhiên. Cũng như trong "Kế hoạch vay tiền Hương Cảng để tăng cường quốc phòng" ngày 10 - 4 - 1871, ông đã mạnh dạn đề nghị triều đình đứng ra vay tiền của nhà buôn để tăng cường phỏng thủ quốc gia. Nhưng tất cả đề nghị của Nguyễn Trường Tộ đều bị triều đình Tự Đức
khăng khăng khước từ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự việc thất bại của Nguyễn Trường Tộ. Các điều trần mà ông đều nặng về sự mô phỏng, sao chép bên ngoài mà thiếu một cơ sở cật chất bên trong. Chính sách phản động của triều đình Nguyễn đã làm cho mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa mới loé mầm dưới triều đại Tây Sơn đã nhanh chóng bị thui chột, làm cơ sở vật chất ở bên trong để tiếp nhận ảnh hưởng từ ngoài vào hầu như không có gì. Nhưng quan trọng hơn là do nội dung các điều trần chưa đả động đến vấn đề vơ bản của thời đại là giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam hồi đó giữa toàn thể dân tộc Việt Nam tới tư bản Pháp xâm lược và giữa nhân dân lao động với giai cấp phong kiến, mà có phần nghiêng về mặt điều chỉnh, hoà giải, nên chính nhân dân đang sục sôi yêu nước kháng chiến cũng tỏ ra thờ ơ lãnh đạm, tình hình đó tạo thêm cớ cho triều đình và Tự Đức dễ dàng bỏ rơi chúng.
Nhưng nguyên nhân chủ yếu làm cho các điều trần của Nguyễn Trường tộ bị thất bại, chính là do thái độ bảo thủ, phản động của vua quan triều đình trước sau khăng khăng đối lập với mọi sự thay đổi. Nếu có lúc do tình thế thúc bách phải thực hiện một vài đổi mới nào đó thì cũng thực hiện một cách lẻ tẻ, chắp vá, miễn cưỡng, vội vã, các điều sửa đổi đó chưa kịp phát huy tác dụng thì đã bị đình chỉ. Như tháng 7 - 1866 cho lập Ty Bình Chuẩn để chuyên trông coi việc buôn bán; tháng 8 năm đó gọi linh mục Nguyễn Hoàng vào kinh đô Huế chuyên dịch và dạy tiếng Pháp; tháng 10 phái Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Điền sang Pháp mua máy móc và thuê thợ… Kết quả là khi tư bản Pháp phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, chế độ phong kiến đang ở vào thế suy yếu trầm trọng, lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân ta bị sự thống trị của Nhà Nguyễn huỷ hoại. Nguyễn Trường Tộ bằng việc kết hợp nhiệm vụ yêu nước với nhiệm vụ kính Chúa đã có công trong việc vạch ra những biện pháp cụ thể và đúng đắn để duy tân đất nước, làm cho dân giàu , nước mạnh, trên cơ sở đó bảo vệ độc lập dân tộc. Thế nhưng phong kiến triều Nguyễn trên bước đường suy vong đã đối lập sâu sắc với nhân dân và bằng những hành động sai trái đã thủ tiêu khả năng kháng chiến của dân tộc, để cuối cùng Việt Nam đã bị tư bản Pháp độc chiếm. Đó là trách nhiệm chủ quan của vua tôi triều Nguyễn trước lịch sử, trước dân tộc. Qua sự thất bại của Nguyễn Trường Tộ, cũng thấy rằng muốn đổi mới thành công, không thể chỉ đổi mới về kinh tế mà quan trọng là phải đổi mới cả tư tưởng, chính trị, cần điều chỉnh cơ cấu bộ máy chính quyền thật thích hợp để đảm bảo cho công cuộc đổi mới được đồng bộ và trót lọt. Đó là những bài học kinh nghiệm lớn đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị lý luận và thực tiễn và có thể vận dụng hiệu quả vào công cuộc đổi mới của đất nước đang được tiến hành trên quy mô lớn trong cả nước.
Còn riêng nói về Nguyễn Trường Tộ thì mặc dù ý kiếm của ông không được thực hiện, mong muốn của ông không thành, nhưng trong những năm tháng đau thương và anh dũng của dân tộc cuối thế kỷ XIX ông vẫn nổi bật lên như một tấm gương sáng về lòng nhiệt thành yêu nước, về tinh thần toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, về ý chí không ngừng học hỏi cầu tiến, về đạo đức trong sáng xem thường công danh phúc quý. Đó là những nét so rực rỡ tô thắm cuộc đời một người trí thức dân tộc chân chính của bất cứ thời đại nào.
(1) Charner (1797 - 1869) giữ chức Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp xâm lược Việt Nam từ 6 - 2 đến 29 - 11 - 1861
(2) Bonard (1805 - 1867) giữ chức Tổng chi huy lực lượng viễn chinh Pháp tại Việt Nam từ 29 - 11 - 1861 đến 8 - 5 - 1963
(3) Tháng 9 - 1866, ông được phái cùng Giám mục Gauthier, linh mục Nguyễn Điền cùng Trần Văn Đại, Nguyễn Tăng Doãn sang Pháp mua tàu, máymóc, sách khoa học kỹ thuật. Đến năm 1870 vua Tự Đức định cử ông dẫn học sinh sang Pháp học tiếng, đào tạo phiên dịch, nhưng ông ốm nặng không đi được. Ông mất ngày 22 - 11 - 1871, vào lúc 43 tuổi.
tin tức liên quan
Videos
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Tổng kết, trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật về con người văn hóa Nghệ An
Một nước Nhật quá xa xôi!
Chuyển đổi số và liên thông Thư viện - xu hướng phát triển tất yếu
Thống kê truy cập
114512717
Hôm nay
2254
Hôm qua
2400
Tuần này
2654
Tháng này
219590
Tháng qua
121356
Tất cả
114512717