Nhìn ra thế giới

Viện Bảo Tàng và Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đương đại

Hiện nay chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Người ta cho rằng khi Trung Quốc trở thành một cường quốc về kinh tế và chính trị thì quốc gia này càng ý thức về vòng hòa quang bị đánh mất trong quá và muốn giành lại vị trí và lợi ích mà họ cho rằng mình xứng đáng được hưởng. Một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc chính là Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn dân tộc chủ nghĩa để nắm quyền và sử dụng nó như là chất kết dính xã hội. Có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả phương Tây về đề tài chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Bài sau đây là một trong số nghiên cứu đó có tựa đề Viện bảo tàng và chủ nghĩa dân tộc ở Trung quốc đương đạicủa Edward Vickers, Đại học London, Vương quốc Anh. Mặc dù tài liệu được viết vài năm trước đây nhưng đã lý giải được quá trình và lý do của sự phục hồi tư tưởng dân tộc chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc thay thế cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa, trong đó có việc sử dụng các bảo tàng như là một công cụ giáo giục và khuyếch trương chủ nghĩa dân tộc.

Xin giới thiệu đề bạn đọc tham khảo.

Bài viết này nghiên cứu sự thể hiện bản sắc Trung Hoa trong các bảo tàng ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, so sánh với sự mô tả bản sắc địa phương và quốc gia ở Hồng Kông và Đài Loan. Ngoài ra, bài viết cũng xem xét mối quan hệ mật thiết của các viện bảo tàng và sự thay đổi quan trọng trong tư tưởng nhà nước từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa yêu nước-một sự thay đổi đã được đặc biệt đánh dấu từ đầu những năm 1990.

Các viện bảo tàng ở Trung Quốc đương đại được chính thức chỉ định là "cơ sở để giáo dục lòng yêu nước", nhưng nội dung của" chủ nghĩa yêu nước " cần khuyến khích vẫn còn nhiều khía cạnh mơ hồ hoặc có vấn đề. Một trong những vấn đề quan trọng ở đây là giữa sự thừa nhận đã ăn sâu vể sự tương đương giữa văn hóa và lịch sử  'Trung Hoa” và văn hóa và lịch sử 'Hán” và thực tiễn đa văn hóa ở Trung Quốc đương đại, trong đó có các nhóm phi Hán như người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và người Mông Cổ. Việc từ bỏ chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng cũng phần nào thể hiện những mâu thuẫn này rõ hơn trong những năm gần đây. Trong khi đó, sự thừa nhận chính thức đồng nhất và toàn diện về bản sắc Trung Quốc nói chung, và bản sắc hán Hán nói riêng đang được thử thách ở cấp độ chính thức hoặc công chúng (hoặc cả hai) trong những cộng đồng người Hán đông đảo ở Hồng Kong và Đài Loan. Ở  một nước Trung Quốc đang nhanh chóng thương mại hóa và hiện đại hóa việc khuyến khích lòng yêu nước có tính chất nhà nước tập trung đã trở thành một công cụ quan trọng cho chế độ trong nỗ lực bảo vệ tính hợp pháp của nó và các bảo viện tàng là một cấu thành quan trọng trong chiến lược này.

Từ năm 2000, Trung quốc đã xác định: [Bảo tàng] cần khuyếch trương hiểu biết khoa học và lịch sử lâu dài của đất nước trong khi chống sự suy đồi của chế độ phong kiến ​​và chủ nghĩa tư bản ... [và bảo tàng] cần phải hấp dẫn đối với nhân dân và đóng góp vào sự phát triển văn hóa cộng đồng. Với hơn 5000 năm lịch sử, Trung Quốc đã phát triển một nền văn hóa độc đáo nhận được sự quan tâm của nhân dân các nước khác. Khi phải đối mặt với nhiều cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực văn hóa trên toàn thế giới, bảo tàng cần tăng cường nỗ lực để phổ biến chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội ... Các trường tiểu học và trung học cần đưa học sinh thăm bảo tàng để nâng cao chất lượng giáo dục.

Sự thay thế của chủ nghĩa xã hội bằng chủ nghĩa dân tộc như là cách để ổn định tư tưởng của chế độ là điều ai cũng biết ở Trung Quốc ngày nay. Khi những đấu đá trong nội bộ Đảng sau cuộc đàn áp Phong trào sinh viên năm 1989 cuối cùng dẫn đến chiến thắng cho nhà cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình,  theo đuổi  sự phát triển tư bản chủ nghĩa được tăng cường cùng với sự chú trọng mới vào "giáo dục lòng yêu nước '. Hiện nay xã hội chủ nghĩa chỉ còn là cái tên, Đảng lấy cơ sở cho sự khẳng định của mình về tính hợp pháp vào sự ủy thác của các di sản huy hoàng của nền văn minh Trung quốc cổ xưa từ sự đại diện của mình cho 'các lực lượng tiên tiến " tập trung xây dựng một nhà nước mạnh mẽ và thống nhất và từ những thành tích của mình trong sự nghiệp chống lại sự xâm lược của tất cả tất cả nước bên ngoài. Khi thông điệp tuyên truyền đã thay đổi, thì nội dung chương trình giảng dạy và sách giáo khoa cho các trường học cũng được sửa đổi.

Đã có một số nghiên đã phân tích những sửa đổi này và bản chất của bản sắc 'Trung Hoa”cần truyền tải cho học sinh. Bài viết này tập trung đến cách thức mà bản sắc này được phản ánh (hoặc lảng tránh) trong các hiện vật trưng bày ở các bảo tàng.

Bảo tàng lịch sử, di tích công cộng và công viên chủ đề công cụ ngày càng quan trọng, mặc dù còn chưa khai thác hết tiềm năng, cho những cuộc thảo luận chính thức hoặc của dân chúng về bản sắc trên khắp một 'Greater China”( Trung quốc rộng hơn). Ở một mức độ nào đó, bảo tàng có thể được xem như là phần ngoại khóa của giáo dục lòng yêu nước từ các bài học lịch sử trong nhà trường. Chỉ định của chính phủ đại lục cho nhiều bảo tàng đóng  vai trò làm "cơ sở để giáo dục lòng yêu nước '(aiguozhuyi Jiaoyu Jidi) được đưa ra từ giữa những năm 1990 và quyết định năm 2004 về việc miễn phí tham quan các bảo tàng nhà nước quản cho tất cả học sinh đi cùng với thầy cô giáo, được dự định để thúc đẩy và khuyến khích sự tham quan của các nhà trường. Thực ra, ở Hong Kong và Đài Loan quá (cũng giống như ở nơi khác), học sinh là mục tiêu của các chương trình mở rộng tiếp cận bảo tàng, và là lượng khán giả cần phải giữ cho các bảo tàng.

Tác động của việc trưng bày trong bảo tàng đến trên học sinh hoặc những người đến tham quan không thể biết chắc chắn. Điều này liên quan đến bản chất của cách nhìn về bản sắc dân tộc mà việc trưng bày muốn mang lại, với hàm ý hoặc rõ ràng, thông qua cách giải thích lịch sử quốc gia và địa phương bởi những gì được chọn để nhấn mạnh và những gì bị bỏ qua. Ở Trung Quốc thì chắc chắn, và phần nào đó ở Hồng Kông và Đài Loan, các thông số xác định những giải thích có thể chấp nhận của lịch sử đối với các bảo tàng chủ yếu là do chính phủ đặt ra.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc cũng giống như ở những nơi khác, bảo tàng là một phần của ngành công nghiệp du lịch đang ngày càng phát triển và những con số ngày càng tăng người Hán Trung Quốc giàu có muốn được khám phá đất nước tạo nên một thị trường dành cho những  hiện vật trưng bày ca ngợi quá khứ quốc gia. Ở Trung Quốc đương đại, chủ nghĩa dân tộc không chỉ đơn giản là một công cụ chính thức qua đó dư luận có thể được tạo ra theo ý muốn của Đảng; như các cuộc biểu tình chống Nhật của năm 2005 cho thấy, nó là một lực lượng mạnh, cùng một lúc là cơ hội và cũng là mối đe dọa đối với chế độ. Với việc quá thương mại hóa lực lượng lao động ở Trung Quốc đã trở thành quá trình thương mại hóa lĩnh vực giải trí và khi sự hấp dẫn của chủ nghĩa dân tộc có thể giúp việc bán báo, vé xem phim hoặc vé xem một trận đấu bóng đá quốc tế, thì sự hấp dẫn đó cũng thu hút du khách trả tiền đến với các bảo tàng và công viên chủ đề.

Chủ nghĩa dân tộc phổ biến ở Trung Quốc thời hậu xã hội chủ nghĩa

Mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của 'Greater China” đã trải qua sự thay đổi to lớn trong hơn ba mươi năm qua. Trong những năm 1970, một người tự xưng là " Trung Quốc tự do ' tại Đài Loan vẫn còn phải đối mặt với  Trung Quốc cương quyết  “đỏ” ở đại lục, trong khi Hồng Kông vẫn là "lãnh thổ” thuộc Anh, nơi sinh sống chủ yếu của những người tị nạn từ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ 21, tuy nhiên, Trung Quốc không còn “đỏ” nữa, công dân của Hồng Kông nhìn nhận họ đầu tiên là một 'Hongkongese' và thứ hai một người Trung Quốc, và chất rất 'Trung Hoa tính' của Đài Loan cũng đã được tranh luận sôi nổi.

Bài viết này cũng chỉ mới động chạm đến các yếu tố phức tạp đằng sau những thay đổi trong tranh luận chính trị và văn hóa và bản chấtchung. Cả Đài Loan và Hồng Kông đã chứng kiến ​​cuộc đấu tranh cho các nội dung của chương trình giáo khoa, đặc biệt là liên quan đến lịch sử Trung Hoa và lãnh thổ, như một phần của cố gắng để xác định bản chất và địa vị của "địa phương" này trong mối quan hệ với 'quốc gia'. Kết quả của những cuộc đấu tranh này  khá khác nhau ở Hồng Kông và Đài Loan-một sự khác biệt phần lớn do áp lực chính trị lớn hơn đối với những người xây dựng chương trình giảng dạy ở Hồng Kông theo ý muốn "một Trung Quốc" của Bắc Kinh. Tuy nhiên, thách thức đối với sự thống nhất của nhà nước và tính hợp pháp của Đảng không chỉ đến từ những bất ổn chính trị mà còn từ các cộng đồng Hán Trung quốc về mặt văn hóa, cũng như từ một số "dân tộc thiểu số" ở phía tây bắc của Trung Quốc. Thật vậy, rồi chúng ta sẽ thấy, khái niệm văn hóa- dân tộc cơ bản của bản sắc dân tộc trên toàn thế giới của người Trung Quốc tạo ra căng thẳng và mâu thuẫn một mặt với những nỗ lực để kết hợp các nhóm phi Hán vào trật tự chính trị Trung Quốc và mặt khác với các cộng đồng Hán thật sự trong nỗ lực của họ để khẳng định một bản sắc chính trị khác biệt.

Như Dru Gladney đã lập luận, "chủ nghĩa dân tộc Hán “ tự bản thân nó là một cấu trúc của các thuyết về chủ nghĩa dân tộc hình thành đầu thế  kỷ 20 sau khi thâm nhập vào Trung Quốc qua Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19- một lý thuyết được dựng lên bởi giới tinh hoa đang hiện đại hóa và sự pha trộn của truyền thống và thực tế bản địa, chủ nghia phân biệt chủng tộc tân Darwin và lý thuyết chính tri phương Tây. Tuy nhiên, trong khi Gladney và những người khác (ví dụ Dikotter, 1992) đã có sự điều chỉnh đáng kể đối với cách nhìn đề cao bản sắc dân tộc phổ biến ở Trung Quốc, nỗ lực để làm rõ cấu trúc bản sắc Hán (hoặc bản sắc các dân tộc khác), theo cách này không cho phép chúng ta đánh giá thấp tầm quan trọng của nó đối với những người tự coi mình là có phần trong đó. Các nhà sử học hay nhân chủng học có thể lấy  bất kỳ quốc gia nào, ngay cả Trung Quốc và chỉ ra cấu trúc lịch sử cao nhất của nó, khác với một sinh vật không ngừng phát triển, nhưng ở Trung Quốc, cũng trong các xã hội hiện đại khác chủ nghĩa dân tộc đáp ứng một nhu cầu tình cảm rất thực tế- một cảm giác thuộc về, một cảm giác của một người là thành thành viên của một cộng đồng lớn hơn và đòi hỏi sự tôn trọng và phẩm giá.

Nho giáo đã tạo ra ý thức cộng đồng này,ý thức đạo đức tập thể và sức mạnh tinh thần thực sự cho các tầng lớp tinh hoa cầm quyền truyền thống, do đó, chủ nghĩa dân tộc duy trì  được các yếu tố của đặc tính cũ này cũng có tác dụng giống như vậy đối với cộng đồng vô cùng lớn của tầng lớp trung lưu có học và ít học hơn  tại các đô thị của Trung Quốc hiện đại.

Tuy nhiên, trong khi các giả định làm cơ sở cho quan niệm trước đây về một Trật tự thế giới Nho giáo (a Confucian World Order) khẳng định rõ ràng sự thống trị đối với các bộ tộc thấp kém khác (chính xác là vì Nho giáo là một tín ngưỡng tham vọng toàn cầu hơn là quốc gia) (Fairbank, 1973), sự chuyển giao sự ủy thác quyền uy từ xưa cho một quốc gia của người Trung Quốc đã được xác định một cách rõ ràng về mặt văn hóa -dân tộc đã kéo theo những đảo lộn về kiến thức và ý thức hệ đầy thách thức.

 

Vì thế phần tiếp theo của bài viết này xem xét sự méo mó có tính chất lịch sử với sự tham gia của các viện bảo tàng trên khắp Trung Quốc mở rộng. Bắt đầu với việc gói gém lại cuộc cách mạng Trung Quốc để có một xã hội sau thời kỳ chủ nghĩa xã hội, sự tập trung vào chủ nghĩa yêu nước vượt qua sự chia rẽ ý thức hệ, sự chiếm đoạt của chế đối với các biểu tượng truyền thống của Trung Quốc và các giá trị Trung Hoa, việc sử dụng các viện bảo tàng để thể hiện hình ảnh của một Trung quốc tiên tiến và hiện đại và hùng mạnh, và vai trò của các biểu tượng và giá trị truyền thống trong cố gắng biểu tượng hóa và củng cố sự gắn kết với các dân tộc thiểu số vào hình ảnh này. Sau cùng, có một số phân tích ngắn về vai trò của bảo tàng trong nền chính trị văn hóa phức tạp của Hồng Kông và Đài Loan, khi cả hai nơi này cố gắng để nói lên bản sắc của mình, đó là vừa thuộc Trung Quốc lại vừa có sự khác biệt rõ ràng với Trung Quốc của ĐCSTQ.

 

Viện Bảo Tàng và giáo dục lòng yêu nước ở Trung Quốc đại lục

 

Trong tháng 6 năm 1994, một bộ mới của cuốn 'Hướng dẫn về giáo dục lòng yêu nước' đã được thông qua tại một hội nghị quốc gia về giáo dục. Tài liệu này đã đóng dấu chính thức cho việc thay thế của hệ tư tưởng Mác-xít bằng “chủ nghĩa dân tộc thực dụng”. Tất cả sinh viên nộp đơn vào các trường đại học không còn được yêu cầu phải dự thi môn chủ nghĩa Mác, nhưng sau đã nhập học phải tham gia các các khóa về giáo dục lòng yêu nước, chẳng hạn như chương trình “ Tôi là người Trung Quốc”, trong khi chủ nghĩa yêu nước cũng đã trở thành chủ đề chính của giáo dục tư tưởng tại trường học các cấp. Tháng 9 cùng năm, ấn phẩm Đề cương tiến hành giáo dục lòng yêu nước do Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được ban hành. Đề cương đặt ra các mục tiêu của chiến dịch giáo dục lòng yêu nước: thúc đẩy tinh thần của quốc gia, tăng cường sự gắn kết quốc gia, bồi dưỡng lòng tự trọng và niềm tự hào, củng cố và phát triển một mặt trận thống yêu nước trên phạm vi rộng nhất có thể, và hướng dẫn, tập hợp niềm đam mê yêu nước của quần chúng vào sự nghiệp vĩ đại xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc [và] giúp tổ quốc thống nhất và giàu mạnh.

 

Chiến dịch này sử dụng (và tiếp tục sử dụng) một loạt các phương tiện truyền thông từ

phim và truyền hình đến sách giáo khoa và hiện nay là internet với Mạng Giáo dục lòng yêu nước Trung Quốc (China Patriotic Education Net, 2006). Không chỉ các trường phổ thông, trường cao đẳng và các trường đại học, mà tất cả đơn vị đều được yêu cầu tham gia, ví dụ như tổ chức các diễn đàn để thảo luận về lòng yêu nước. Ngay từ đầu, các viện bảo tàng và khu di tích đã được giao một vai trò trung tâm. Thực ra, nguồn gốc của chiến dịch bắt đầu từ Thông tư về Sử dụng các Di tích văn hóa để tiến hành gáo dục lòng yêu nước của Ban tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ đưa ra năm 1991. Các văn bản trong năm 1994 chỉ thị "tất cả các điểm du lịch, chẳng hạn như bảo tàng, đài tưởng niệm, di tích lịch sử (đặc biệt là cách mạng), di tích văn hóa, khu bảo tồn, công trình kiến ​​trúc nổi tiếng và kể cả các trung tâm cồng đồng địa phương phải  "làm nổi bật bản sắc yêu nước của mình". Ủy ban Giáo dục Nhà nước lập danh mục ' Một trăm cơ sở giáo dục lòng yêu nước', hầu hết trong số đó là các di tích lịch sử và các viện bảo tàng. Số lượng sau đó được tăng lên rất nhiều và có sự phân biệt giữa các 'cở sở giáo dục lòng yêu nước” bình thường với các cơ sở quan trọng "cho việc đào tạo trong yêu nước” (aiguozhuyi Jiaoyu shifan jidi). Một loạt các sổ tay hướng dẫn dành cho một trăm cơ sở ban đầu sau đó đã được ban hành và các nguồn lực nhà nước đáng kể đã được giành ra cho việc bảo vệ và nâng cấp các địa điểm quan trọng. Có tác giả đã đưa ra con số 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,3 triệu USD, một khoản tiền đáng kể đối với Trng quốc vào giữa những năm 1990), đã được đầu tư từ năm 1992 đến 1996 để bảo vệ các di tích ở Đông Bắc Trung Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh Trung-Nhật.

Trong khi đó, mục tiêu đã được thiết lập để tăng số lượng các viện bảo tàng. Trong năm 2002, tờ People’s Daily cho biết cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa đã chính thức đề nghị Trung Quốc cần có 3.000 viện bảo tàng vào năm 2015, trong đó tối thiểu mỗi  thành phố lớn và vừa có một viện bảo tàng với đầy đủ chức năng. Những ngày lễ toàn quốc trọng điểm, đặc biệt là Tết âm lịch, Quốc tế Lao động  (1/5) và Quốc khánh (01/10) cũng  trở thành dịp cho nhân dân biểu thị tình cảm yêu nước và tương tự như vậy đối với ngày kỷ niệm sự trở về tổ quốc của Hồng Kông 1/7/1997 và của Ma Cao ngày 1/1/1999. Việc mở rộng bảo tàng và của các điểm du lịch nói chung có liên quan đến quyết định tăng số lượng ngày lễ, đặc biệt là bằng cách mở rộng các ba các kỳ nghỉ lớn. Điều này đã tạo ra

động lực giúpngành công nghiệp du lịch trong nước và cả nền kinh tế, vì tạo cơ hội cho tầng lớp trung lưu mới chi tiêu thu nhập của họ, đồng thời sự phát triển của bảo tàng mới và các điểm du lịch được đảm bảo, hoặc để chính quyền hy vọng kết hợp du lịch và giáo dục lòng yêu nước.

Góm gém lại cuộc cách mạng

Đi qua Thượng Hải lần đầu tiên vào năm 1993, tôi đã đến thăm các "địa điểm của

Hội nghị đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là là Yi Da Hui

Zhi). Nơi này khi đó thuộc về một quận với những ngôi nhà của đầu thế kỷ 20 (với phong cách Shikumen), từng là nơi sinh sống của các nhà tư sản lớn của Thượng Hải nhưng từ năm 1949 bị nhà nước trưng dụng chiếm đoạt và bố trí sử dụng cho cộng đồng. Mười năm

sau đó (2003) , hầu hết các ngôi nhà đã bị phá, trong khi khu vực bao quanh Yi Da Hui Zhi cũng đã được thay đổi bởi các đại gia địa ốc Hồng Kông trở thành trung tâm Xintiandi ( Trời Đất mới "), một trong những khu giải trí về đêm hiện đại nhất Thượng Hải với một câu lạc bộ độc quyền cao, các nhà hàng và quán bar đắt đỏ và một rạp chiếu phim nhiều màn hình lớn hoạt động theo thỏa thuận nhượng quyền thương mại với Mỹ. Xung quanh góc Yi Da Hui Zhi Hui có một bản tàng Shikumen, đầy luyến tiếc với thế giới đã mất đi của các giai cấp trong cuộc chiến. Thế là một đài tưởng niệm quan trọng về nguồn gốc của cách mạng vô sản của Trung Quốc đã được gắn vào nơi giải trí dành cho nhà giàu tư bản chủ nghĩa của thế kỷ 21 ở Thượng Hải, và một trong đó gợi lại cái nhìn thực tế của cuộc sống tư sản trước cách mạng. (Xem Denton, 2005).

Ở một mức độ nào đó cuộc cách mạng vẫn được kỷ niệm, tuy nhiên đấu tranh giai cấp không còn là một chủ đề chính trong vở kịch cách mạng. Trên phạm vi rộng, cuộc cách mạng cộng sản không còn được xem như là sự tuyệt giao dứt khoát với " quá khứ nửa phong kiến, nửa thuộc địa ", mà là kết quả của một quá trình cách mạng dài hơn bắt đầu từ những người tìm cách bảo vệ, củng cố và hiện đại hóa Trung Quốc trong bối cảnh các cuộc xâm lăng từ thế kỷ XIX trở đi. Sự tìm kiếm trong biên niên sử của Đảng về những mầm mống ban đầu của chủ nghĩa xã hội tự thân nó không có gì mới- các sách giáo khoa cũ hơn cũng chỉ đầy những câu chuyện hùng tráng của những cuộc nổi dậy của nông dân, trong khi cuộc nổi dậy của Thái Bình Thiên quốc thế kỷ XIX và Boxers năm 1899-1900, đặc biệt được mô tả như nguyên mẫu của các cách mạng nông dân sau này, hoặc “quân tình nguyện” trong chiến tranh chống đế quốc ở Triều tiên hoặc “HồngVệ binh”(Cohen, 1998). Tuy nhiên, trong các câu chuyện hiện nay, học thuyết cứu cánh về chủ nghĩa xã hội, nếu nó được giữ lại tý nào, về bản chất cũng chỉ là vẻ hòa nhoáng bên ngoài khoác lên mục đích được mô tả là một nước Trung Quốc một thịnh vượng, hiện đại và thống nhất là mục tiêu cuối cùng. Động lực cho sự  phân phối công bằng hơn của sự thịnh vượng không còn là một chủ đề quyết định của câu chuyện chính thức. Thay vào đó,  tính duy nhất về 'tình hình quốc gia " (guoqing) Trung Quốc được nhấn mạnh, biện hộ tiếp tục cho chế độ cai trị độc một đảng của ĐCSTQ chú trọng đến các nhu cầu tối quan trọng ổn định chính trị và xã hội nếu quốc gia muốn tiếp tục tiến trình tiến tới sự vĩ đại được làm mới.(Zhao, 2004).

Giai đoạn thành lập Đảng CS Trung Quốc trong những năm 1920 cũng là thời kỳ của Cuộc vận động Ngũ Tứ  '(Wusi Yundong). Phong trào này ban đầu được khởi xướng từ sự phẫn nộ có tính chất yêu nước chống lại sự đối xử dành cho Trung Quốc của thỏa ước hòa bình sau chiến tranh năm 1919, nhưng ngay sau đó phát triển thành một chiến dịch rộng lớn hơn để hiện đại hóa xã hội Trung Quốc, đặc trưng bởi việc ôm vào một cách say mê các lý tưởng về "khoa học" và "dân chủ". Chủ nghĩa Mác chỉ là một thành phần trong sự pha trộn mạnh mẽ và chiết trung của các ý tưởng nước ngoài 'hiện đại', truyền cảm hứng cho rất nhiều trí thức hàng đầu lúc đó, kể cả Mao (người giống như nhiều người khác, đã say mê các yếu tố của chủ nghĩa tiến bộ Deweyan cũng như chủ nghĩa Mác Lê-nin) (Mitter, 2004; Gray, 2006). ĐCSTQ đã luôn luôn gợi lại những ký ức về " ngày 4 tháng 5”, nhưng vẫn thường duy trì sự phân biệt giữa con đường cộng sản 'đúng đắn' mà phong trào đã sinh ra và con đường tư sản 'sai lệch' có liên quan đến các trí thức tiếp tục hỗ trợ Quốc Dân Đảng chống lại những người Cộng sản trong cuộc Nội chiến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, khi chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết dân tộc ngày càng làm lu mờ chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng của ĐCSTQ, sự khác biệt này đã giảm ý nghĩa một cách rõ ràng.

Năm 2004, Bảo tàng Ngũ Tứ được xây dựng trên Phố Ngũ Tứ (Wusi Dajie) ở trung tâm Bắc Kinh. Bảo tàng này được đặt ở phía bắc của Tử Cấm Thành trong “ Nhà Đỏ”

(Honglou), tòa nhà chính trong khuôn viên ban đầu của Đại học Bắc Kinh (Trước đây bị Bộ Văn hóa chiếm giữ một phần). Việc mở cửa bảo tàng được tiến hành và đi kèm với việc tu bổ không gian xung quanh, kiểu giống như khu vực Thiên Địa Mới ở Thượng Hải và ở các địa điểm khác trong cả nước. Một Đài tưởng niệm  'ngày 04 tháng 5 "đã được dựng lên trong một công viên mới (Huang Cheng Gen Gongyuan) tiếp giáp với bảo tàng, trong khi bức tranh tường kỷ niệm đã được đặt ở một đường phố bên cạnh. Trưng bày ở bảo tàng và đài tưởng niệm gần đó không chỉ tôn vinh những người sáng lập ĐCSTQ như thông thường (Mao đã từng làm việc trong thư viện trường đại học), mà còn cả các trí thức hàng đầu như Cai Yuanpei (Phó hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh tại thời kỳ Phòng trào Ngũ Tứ), người trước đây đã được mang nhãn hiệu như "tư sản" và không có liên hệ nào với Đảng. Hơn nữa, Phong trào Ngũ Tứ được mô tả trong bảo tàng về cơ vản là một cuộc đấu tranh yêu nước nhằm mục đích đổi mới, củng cố và hiện đại hóa quốc gia, trong khi nhấn mạnh về "dân chủ" hiên nay được đánh giá thấp. Đảng rất muốn chiếm đoạt ký ức về “ Ngữ Tứ” vì  lý do của chủ nghĩa dân tộc thực dụng, có lẽ đặc biệt là từ khi có “ phong trào sinh viên tương tự ở Trung Quốc hiện đại và nguồn cảm hứng cho những người biểu tình sinh viên năm 1989 ở Thiên An Môn.

Phong trào Ngũ Tứ chỉ là một phần của điều có thể gọi là Cuộc cách mạng lâu dài của Trung quốc, bao gồm không chỉ Cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa năn 1949 mà cả toàn bộ thời kỳ dẫn đến và tiếp theo của Cách mạng Tân Hợi, hoặc Công Hòa, Cách mạng 1911. Vì chủ nghĩa xã hội trở nên ngày càng ít có vai trò trung tâm trong câu chuyện chính thức của lịch sử Trung Quốc hiện đại nên chế độ càng muốn liên kết chính nó với di sản trước đó, đó là những nhà cách mạng yêu nước không theo chủ nghĩa xã hội để tìm cách xây dựng một cách hiệu quả “một mặt trân thống nhất về lòng yêu nước trên phạm vi lớn nhất có thể” có nhìn lại quá khứ (Zhao, 2004, tr. 219). Tôn Trung Sơn, nhà lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc chủ nghĩa và là Tổng thống đầu tiên cửa nước Cộng hòa Trung Hoa luôn được những người cộng sản tôn kính và vợ của ông, bà Tống Kháng Linh cũng là người ủng hộ nổi bật cho ĐCS. Lăng mộ vĩ đại của ông ở Nam Kinh đã được bảo quản nghiêm ngặt và duy trì cùng với các địa điểm có liên quan đến ông ở Thượng Hải và Quảng Châu. Kể từ khi năm 1990, chính chân dung của Tôn Trung Sơn chứ không phải là của của Marx và nhân vật cộng sản khác uy tín khác, được treo trên Thiên An Môn ở Bắc Kinh trong Lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Trung Quốc. Trong khi đó, quê hương của Tôn Trung Sơn ở làng Cuiheng, gần Trung Sơn ở Quảng Đông, cũng đã được đầu tư xây dựng và mở một viện bảo tàng ở đó.

Trong những năm gần đây đền thờ các anh hùng dân tộc đã mở cửa cho cả những nhân vật trước đây bị phỉ báng coi như kẻ thù của giai cấp, chẳng hạn như Zeng Guofan, một người củng cố và bảo vệ triều đại nhà Thanh chống lại cuộc nổi loạn Thái Bình trong các thập niên 1850 và 1860. Năm 2003, Truyền hình Trung ươngTrung Quốc chiếu một phim truyền hình lịch sử đầy chất anh hùng ca Zou xiang Gonghe ('Hướng tới Cộng hòa') không chỉ môt tả Tôn Trung Sơn mà còn nhiều nhân vật khác từ Hoàng Đế Quang Tự, nhà cải cách trung thành với nhà Thanh, Kang Youwei, Li Hongzhang (quan chức nhà Thanh người ký hiệp ước nhượng Đài Loan cho Nhật Bản),Viên Thế Khải (Hoàng đế,  người đã trở thành Tổng thống Cộng hòa Trung Quốc vào năm 1912) và thậm chí cả Từ Hi Thái Hậu người trước đây vẫn thường bị chửi rủa, là những người yêu nước cao quý (chỉ đôi khi thiếu khôn ngoan), đấu tranh để bảo tồn tính toàn vẹn của nhà nước Trung Quốc. Điều đó đã đi quá xa đối với một số nhà tư tưởng có ảnh hưởng của Đảng, những người đã cho rằng một số đoạn còn tranh cãi không được chiếu trên truyền hình.

Tuy nhiên, nếu “kẻ bán nước " '(mai guo Zei) Li Hongzhang vẫn còn (chỉ) ở vòng ngoài nhợt nhạt, thì điều đó không còn đúng đối với Tưởng Giới Thạch, kẻ thù cũ của Mao Trạch Đông. Dinh thự của cựu tổng thống ở Nam Kinh đã được chuyển đổi vào năm 2004 thành một bảo tàng lớn với các văn phòng của Tưởng được khôi phục lại hình dạng ban đầu. Cuối năm đó, tôi đã đến thăm Hồ Hoa Thanh bơi gần Tây An, địa điểm của 'sự cố' nổi tiếng năm 1936 khi Tưởng đã bị bắt cóc bởi các lãnh chúa Tướng Zhang Xueliang và được thả với điều kiện rằng ông phải từ bỏ cuộc chiến tranh của mình chống lại những người Cộng sản và thay vào đó tham gia với họ trong cuộc chiến chống Nhật. Ở đó, tôi được một hướng dẫn viên du lịch cho biết chế độ Quốc Dân Đảng của Tưởng ít nhất cũng xứng đáng nhận công lao chiến đấu chống Nhật Bản giống như những người Cộng sản- thật khác xa với trào lưu chính thức cũ dành hầu hết, nếu không phải tất cả công lao, cho Quân đội Giải phóng Nhân dân. Đối với hướng dẫn viên này, lòng yêu nước của Quốc Dân Đảng là cái gì đó mà các cơ qua tuyên huấn của Đảng CS không mấy quan tâm. Trong khi  đối với chế độ của ĐCS, việc đánh giá lại vai trò lịch sử của Quốc Dân Đảng liên quan đến những cố gắng tạo dựng mối quan hệ thân thiện hơn với Quốc Dân Đảng ở Đài Loan để thúc đẩy hơn nữa quá trình tái thống nhất đất nước. Tường thuật chuyến thăm năm 2005 đến Trung Quốc đại lục bởi ' Chủ tịch Đảng Quốc Dân Đảng Trung Quốc Liên Chan  trên phương tiện truyền thông chính thức của đại lục chính thức đã nhấn mạnh Trung Hoa tính "Chineseness 'của cả Quốc Dân Đảng với tư cách một Đảng và của Lien Chan với tư cách cá nhân. Liên đi thăm di tích lịch sử ở Nam Kinh (bao gồm cả Lăng Tôn Trung Sơn và đến thăm cả Bảo tàng Thượng Hải và Bảo tàng Quy hoạch đô thị Thượng Hải, xem các chiến binh đất nung ở Tây An. Tới thăm Bảo tàng Chiến tranh chống Nhật Bản 9.18 ở Thẩm Dương, ông tuyên bố rằng "vùng Đông Bắc Trung Quốc bị chiếm đóng bởi quân xâm lược Nhật Bản trong 14 năm và quê hương của tôi là Đài Loan thậm chí còn dưới sự kiểm soát của Nhật Bản trong 50 năm. Đây là sự xấu hổ lớn của dân tộc chúng ta ", và nói thêm " Chúng ta có thể tha thứ, nhưng chúng ta sẽ không quên, và chúng ta sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm đảo lộn lịch sử '(People’s Daily Online, 2005). Trong khi Đảng CSTQ đã tìm cách thông qua sách giáo khoa, viện bảo tàng và các phương tiện truyền thông để hồi sinh và củng cố những ký ức của cuộc chiến đấu yêu nước (tất cả người Trung Quốc) chống lại Nhật Bản xâm lược, nhưng đang vẫn  giữ sự im lặng một cách bối rối đối với cuộc cách mạng được tiếp tục trong thời đại Mao. Đại nhảy vọt đang chờ đợi đài đài tưởng niệm hoặc bảo tàng về nó, cũng giống như Cách mạng Văn hóa-cả hai biến cố này đều bị những người ưu tú sau Mao (trong một số cuốn hồi ký đã xuất bản) cho là các cuộc thí nghiệm về bình đẳng tai hại, nhưng vẫn chịu sự giám sát một cách thiển cận chỉ vì sợ gây tiếng xấu cho Đảng và Chủ tịch Đảng. Chẳng hạn, trong Bảo tàng Văn hóa Trung quốc đương đại ở Bắc Kinh (Xiandai Wenxue Bowuguan), được thành lập sau khi vận động của con trai của tiểu thuyết gia nổi tiếng Lao She, không có đề cập đến Cách mạng Văn hóa, mặc dù thực tế là nhiều nhà văn nổi tiếng nằm trong số các nạn nhân của nó. Lao She tự tử trong một hồ nước ở phía bắc của Tử Cấm Thành sau khi bị tra tấn và làm nhục bởi Hồng vệ binh. Vì vậy, một cách ngầm hiểu lịch sử ở nền Cộng hòa Nhân dân vẫn kết thúc vào năm 1949, và giai đoạn tiếp theo, đến mức mà nó được kỷ niệm tại tượng đài công cộng, đài tưởng niệm, bảo tàng, được xem tổng thể như một Cuộc trường chinh đến với sự tiến bộ và thịnh vượng.

Từ quá khứ cổ xưa đến siêu hiện đại hiện nay- bảo tàng và sự tái hiện truyền thống Trung Quốc

Gu Wei Shi Yong (sử dụng quá khứ để phục vụ hiện tại) là một trong những cách ngôn được Mao ưa thích, mặc dù việc sử dụng hoặc lạm dụng lịch sử theo cách này khó có thể được coi là đặc quyền riêng đối với Mao hoặc Trung Quốc. Mao không chối bỏ toàn bộ quá khứ 'phong kiến', bất chấp sự thái quá của cuộc Cách mạng văn hóa với cuộc đấu tranh chống lại 'Bốn Củ” và “Chiến dịch chống Khổng Từ và Lâm Bưu” kỳ lạ. Ông ta là một người hâm mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, người được coi là tạo ra nhà nước Trung Quốc thống nhất đầu tiên năm 221 TCN (và cũng là một người đốt sách nổi tiếng giống kiểu cách mạng văn hóa –ông là người thống nhất chữ viết của Trung Quốc). Tuy nhiên, những người kế tục Mao, với động lực là xây dựng mặt trận yêu nước thống nhất rộng lớn hơn, không chỉ kéo vào họ vị Hoàng đế đầu tiên, mà còn cả một loạt các nhân vật lịch sử và bán thần thoại từ truyền thuyết của Trung Quốc.

Hoàng đế Tần Thủy Hoàng được ca ngợi vừa là tác giả của các chiến binh đất nung

(Hiện nay đặt trong một bảo tàng lớn hiện đại bên ngoài Tây An) vừa là vị vua đã ra lệnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Trí nhớ dân gian về xây dựng Vạn Lý Trường Thành thường chú trọng vào tổn thất nhân mạng khủng khiếp khi xây dựng và sự tàn bạo của những người cầm quyền, đáng chú ý là Tần Thủy Hoàng, người chủ mưu. Tuy nhiên, đặc biệt kể từ chuyến thăm năm 1972 đến Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon, người đã nổi tiếng với những bức ảnh chụp ở Badaling, một điểm của Vạn Lý Trường Thành gần Bắc Kinh- thì Vạn Lý Trường Thành đã được chính thức ca ngợi như một biểu tượng của năng lực công nghệ nổi bật của người dân Trung Quốc và như một đài tưởng niệm những nỗ lực tập thể và sức mạnh sáng tạo của họ. Vai trò của Vạn Lý Trường Thành trong việc bảo vệ Trung Quốc chống lại quân xâm lược du mục 'man rợ' cũng không được nhấn mạnh vì các nhóm (như người Mông Cổ chẳng hạn) của những kẻ xâm lược nay cũng được chính thức gọi là ' người Trung Quốc'.

Ở tỉnh Thiểm Tây, khoảng một trăm dặm về phía bắc Lăng Tần Thủy Hoàng, gần Tây An, là Lăng Hoàng Đế ( Huangdi Ling).Hoàng Đế theo truyền thống được coi là tổ tiên của Zhonghua Minzu (hoặc chủng tộc/ quốc gia Trung Hoa ) và là cha của nền văn minh Trung Quốc. Trên các tấm bia tại lăng Hoàng Đế có lời đề bằng thư pháp của các hoàng đế và các quan chức của họ, cũng như của cả các nhà lãnh đạo chính thể Cộng hòa (như Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch) và các nhà lãnh đạo cộng sản (mặc dù Mao đã từ chối làm điểu đó và để cho Guo Muoro đề thay). Giai đoạn sau1989 chứng kiến sự quan tâm chính thức trong việc cổ vũ cho sự sùng bái Hoàng Đế với chuyến thăm được công bố rộng rãi của Chủ tịch quốc hội Li Ruihan tại khu lăng mộ này trong năm 1994. Trong những năm gần đây, đã có nghi lễ hàng năm cho ngày sinh nhật Hoàng Đế và khu lăng mộ đã được mở rộng với với việc xây một ngôi đền có quảng trường lớn ở phía trước. Tầm quan trọng của Hoàng Đế và lợi ích cho chế độ nằm một phần ở biểu tượng này có thể vượt qua sự chia rẽ giữa người Trung Quốc (hoặc “ người Hoa ) ở Trung quốc lục địa, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Singapore và các nơi khác ở nước ngoài.

Tương tự như vậy, khu di chỉ Người vượn Bắc Kinh (Peking Man) ở Chu Khẩu Điếm (Zhoukoudian) bên ngoài Bắc Kinh được miêu tả có liên quan đến tổ tiên của tất cả người Trung Quốc (mặc dù người mức độ chính xác thế nào thì chưa rõ ràng) và được chọn làm nơi rước ngọn đuốc Olympic đến lễ khai mạc Thế vận hội 2008. (Các nhà khoa học Trung Quốc vẫn còn hoài nghi về lý thuyết “từ Châu Phi” (Out of Africa") ​​của nguồn gốc loài người).

Nỗ lực đặt ra cơ sở cho sự hợp pháp của chế độ để kêu gọi những “giá trị Trung Hoa” riêng biệt cũng chính là việc phục hồi của Khổng Tử. Quê hương của ông ở Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông đã trở thành môt địa điểm du lịch quan trọng và Trung tâm Nghiên cứu Không tử mới bề thế mới cũng đã được xây dựng ở đây. Hiện vật rưng bày tại Trung tâm này làm nổi bật tầm quan trọng của di sản Khổng giáo, không chỉ dành cho Trung Quốc (Hồng Kông, Đài Loan và người Trung Quốc ở nước ngoài), mà còn đối với cả vùng Đông Á, đồng thời cũng nêu bật sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo nhà nước hiện nay. Sự hấp dẫn mới của Không Tử đối với chế độ nằm một phần ở sự nhấn mạnh của truyền thống Nho giáo chính thống về lòng trung thành, kỷ luật và sự tôn trọng chính quyền và những lời dạy của ông về hành vi đạo đức (ví dụ việc đưa và nhận hối lộ) đối với một bộ phận các nhà lãnh đạo và cai trị. Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa nhanh chóng ở các nước có nền Nho giáo khác ở Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore đã chuyển đổi từ nhà hiền triết từ chỗ đại diện cho sự lúng túng của “chế độ phong kiến” chịu trách nhiệm cho sự trì trệ của Trung quốc (theo cách nhìn của Weber và rất nhiều nhà cải cách của Phong trào Ngũ Tứ), trở thành biểu tượng của tính ưu việt về châu Á và chủ nghĩa biệt lệ phát triển. Về mặt này, ĐCSTQ đã chủ yếu theo sự dẫn dắt của Lý Quang Diệu, người sáng lập  Singapore, người từ những năm 1980 đã lớn tiếng rao giảng về "Giá trị châu Á" như chìa khóa cho một chiến lược hiện đại hóa có thể tránh sự suy đồi, sự đỗ vỡ của xã hội và suy giảm sự tôn trọng chính quyền được thấy là đang làm điêu đứng các nước phương Tây đương đại. Giá trị Nho giáo, vì vậy, không còn được coi là không phù hợp với quyền đòi đại diện cho “lực lượng tiên tiến” của ĐCSTQ.

Theo đuổi hiện đại hóa luôn luôn là mục tiêu chính của ĐCSTQ và một yếu tố quan trọng trong quá trình này là việc làm mới lại cảnh quan đô thị của Trung Quốc. Trong những năm 1950 chính Mao đã ra lệnh phá hủy các tường thành hoành tráng của Bắc Kinh, và thay thế chúng bằng một con đường 4 làn xe hiện đại. Trong những năm gần đây, một phần đáng kể của bức tường đã được xây dựng lại để thu hút khách du lịch, nhưng trong khi thì việc phá bỏ thành cổ Bắc Kinh vẫn được tiến hành. Khu vực của các ngõ phố cổ còn giữ lại được hiện nay phần lớn chỉ giới hạn ở khu vực phía bắc của Tử Cấm Thành và xung quanh các hồ nước trong thành. Kết quả là, khu vực này ngày càng được chuyển đổi thành một công viên chủ đề mở “Beijing cổ xưa” với các các tour tham quan bằng xe xích lô  và các quán bar và quán cà phê phục vụ cho người nước ngoài phương Tây, du khách ba lô và những người giàu. Các khu nhà hiện đại chiếm ưu thế ở những nơi khác trong thủ đô, mặc dù đôi khi vẫn có "màu sắc Trung Quốc" với những mái ngói âm dương. Không có công trình nào biểu tượng cho khát vọng về sự hiện đại tột đỉnh của chính quyền thành phố bằng Bảng tàng Thủ đô mới , một kiến trúc của kỷ nguyên vũ trụ được xây dựng ở khu vực trước đây nằm trong đền thờ Khổng Tử cũ (bây giờ được khôi phục). Bên trong bảo tàng này, du khách có thể nhìn thấy sự tái hiện của kiến ​​trúc cổ và cảnh đường phố truyền thống mà chỉ có hơn chục năm trước đây có thể nhìn thấy gần như ở khắp mọi nơi trên trung tâm cũ của thành phố.

Sự chuyển đổi ở các thành phố của Trung Quốc được đánh dấu bằng một loại bảng tàng mới đó là Bảo tàng quy hoạch đô thị. Bảo tàng loại này đầu tiên được mở tại Thượng Hải, thành phố hiện đại nhất Trung Quốc và sau đó là một bảo tàng tương tự đã được mở cửa tại thành phố Trùng Khánh năm 2005. Những bảo tàng này sử dụng công nghệ cao với các chương trình nghe nhìn, màn hình máy tính và các hiện vật trưng bày có tính tương tác chiếm ưu thế. Ở đó không chỉ trưng bày những thành tựu trong quá khứ mà còn cả tầm nhìn của chính quyền địa phương cho tương lai, phục vụ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.  Vì vậy, Bảng tàng quy hoạch đô thị của Trùng Khánh bổ sung cho Bảo tàng Tam Hiệp trong cùng thành phố, nơi trưng bày và bảo tồn các di sản khu vực đã bị ngập trong biển nước của khu đập đồng thời cho thấy những hứa hẹn về một tương lai sáng sủa và thịnh vượng hơn từ kết quả của dự án này. Tại Thượng Hải, Bảo tàng Thượng Hải mới và Bảo tàng Quy hoạch đô thị nằm gần như tiếp giáp với nhau và cả hai kiến ​​trúc tiêu biểu cho khát vọng hiện đại hóa của chính quyền thành phố. Bảo tàng Thượng Hải, với bộ sưu tập mở rộng bộ sưu tập các đồ vật tạo tác từ các triều đại của Trung Quốc trong quá khứ, được xây dựng trong hình dạng của một con tàu nghi lễ cổ xưa của Trung Quốc), trong khi Bảo tàng Quy hoạch đô thị, mặc dù kém đặc sắc nhưng cũng tự thể hiên được sự hiện đại. Cả hai bảo tàng đều đã đón Lien Chan, nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng Đài Loan năm 2005, nhấn mạnh rằng Đài Loan và Thượng Hải cùng chia sẻ di sản vẻ vang của của nền văn minh cổ đại Trung Quốc cùng với hiện tại và tương lai thịnh vượng và văn minh về kỹ thuât –một tương lai đang được xây dựng đối với Thượng Hải chủ yếu thong qua sự kết hợp giữa vốn đầu tư và know-how của Đài Loan và lực lượng lao động của đại lục.

Đoàn kết với các dân tộc thiểu số

Hoàng Đế, Vạn lý trường thành, Khổng Tử và thậm chí cả Peking Man có thể coi là biểu tượng mạnh cho một chế độ luôn muốn tự xác định với Trung Hoa tính 'Chineseness” được di truyền từ cổ xưa. Tuy nhiên, trong khi các biểu tượng này có thể thu hút một cảm giác về bản sắc Hán bao trùm không chỉ ở 'Trung Quốc đích thực”, mà còn cả ' đồng bào '(Tongbao) ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao cũng như Hoa kiều ở các nước khác, những người về hình thức có vẽ như nằm ngoài các cộng đồng phi Hán trong biên giới của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cuốn sổ tay hướng dẫn về " Đài kỷ niệm Thiên niên kỷ Trung quốc'(Zhonghua Shiji Tan), một công trình được dựng lên ở Bắc Kinh vào năm 1999, đã nỗ lực giải quyết vấn đề này bằng cách một mặt thì giới thiệu “các phẩm chất khác biệt nhất định thể hiện bởi chủng tộc da vàng (Yellow Races) đương thời”, mặt khác lại gợi lên quan niệm đa chiều, đa văn hóa của tính chất Trung quốc như sau với những câu như là: Một trăm con sông chảy vào trong đại dương lớn (bai jiang hui da hai)-đây là

con đường cơ bản của sự phát triển nền văn minh trên lãnh thổ của Trung Quốc và của sự hình thành và phát triển của một nước Trung quốc đa dạng và thống nhất (Duoyuan yiti de Zhonghua minzu Xingcheng). Điều này là cơ sở cho việc bảo tồn sự phát triển không ngừng của Trung Quốc thống nhất hơn hai ngàn năm kể từ các triều đại Tần và Hán và

cũng cố các đặc tính riêng biệt của dân tộc về về khả năng tương thích và đoàn kết.

Tuyên bố sự hợp nhất của các khu vực như Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu và Nội Mông vào nhà nước Trung Quốc như là sự hoàn thành một quá trình”thống nhất” hợp pháp không phải là sáng tạo ĐCSTQ, mà như Perdue cho thấy, học giả đời Thanh Gong Zizhen đã “đánh giá cuộc chinh phục là đỉnh cao của một tầm nhìn đế quốc lâu đời được hỗ trợ của Thượng đế "(Perdue, 2005, p. 499). Tuy nhiên, sự thống nhất Trung Hoa tính (Chineseness) với các thành viên của "Yello races “ cũng không dễ dàng chút nào, ví dụ, hoặc là  ông nhận sự độc lập của (Ngoại) Mông Cổ, hoặc những đòi hỏi đối với khu vực chủ yếu là người gốc Thổ / Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương.

Xem xét lịch sử như một mục đích luận lên đến cực điểm về việc tạo ra một Trung Quốc có biên giới hiện tại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dẫn đến các cuộc tranh cãi kéo dài về những nhân vật trong quá khứ để được công nhận chính thức là 'Anh hùng dân tộc (minzu Yingxiong). Đại tướng Nhạc Phi đời Tống được tôn thờ lâu đời ở Nam Trung Quốc về thành tựu chiến đấu quân xâm lược Mông Cổ từ phương Bắc khoảng 1000 năm trước đây và thành phố Hàng Châu vẫn tự hào có một ngôi đền dành riêng cho ông. Các học giả đương thời tranh luận liệu Nhạc Phi chính xác có thể được mô tả như là một “anh hùng dân tộc” vì  từ khi 'quốc gia' hôm nay bao gồm con cháu cả các cư dân của vương quốc Tống và những kẻ xâm lược mà ông chiến đấu chống lại. Tuy nhiên, tại đền thờ Nhạc Phi dòng chữ Anh Hùng Dân Tộc (Min Zu Ying Xiong) được đề rất lớn trên một trong những bức tường bao quanh.

Nếu một mặt của mục đích luận này liên quan đến việc hạ thấp các nhân vật như Nhạc Phi từ anh hùng 'quốc gia' xuống chỉ còn đơn thuần là anh hùng người 'Han”, thì mặt còn lại bên kia liên quan đến việc thừa nhận "chủ nghĩa anh hùng của các dân tộc thiểu số. Do đó, kẻ xâm lược tàn nhẫn Thành Cát Tư Hãn, theo truyền thống (và được hiểu là) đối tượng của sự sợ hãi và ghê tởm trên một bộ phận người Hán, bây giờ được ca ngợi là "một trong những nhà lãnh đạo chính trị và quân sự nổi bật của chúng ta đến từ dân tộc Mông cổ "(PEP, 1993, p. 109). Khan đã là chủ đề của triển lãm đặc biệt tại " Đài tưởng niệm Thiên niên kỷ Trung quốc” và bảo tàng khác như Hồng Kông, trong khi một khu vực tiếp giáp với lăng mộ của ông ở Nội Mông Cổ đã được chuyển đổi bởi một công ty du lịch tư nhân (của người Hán Trung Quốc) thành một công viên chủ đề lớn, kỷ niệm cuộc chinh phục Á-Âu của người Mông Cổ.

Khi nói đến việc xử lý trong các viện bảo tàng về văn hóa và phong tục của dân tộc thiểu số, tuy nhiên, cách tiếp cận thường là chiếu cố nhiều hơn so với cảm hứng. Các bảo tàng của khu tự trị Nội Mông và Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương với lịch sử của họ từ những thập kỷ ban đầu của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều xây dựng theo mô hình của Liên Xô trước đây với bốn khu vực trưng bày gồm các phần về Lịch sử tự nhiên, Văn hóa và phong tục dân tộc, Lịch sử trước cách mạng và Lịch sử cách mạng. Chủ nghĩa Mác vẫn nổi bật hơn như một chủ đề trong sử sách của các khu vực "thiểu số", một phần bởi vì thuyết đấu tranh giai cấp vẫn còn quan trọng trong việc biện minh cho sự giải thoát của các khu vực này khỏi " sự đàn áp của chế độ phong kiến. Trong khi không tuyên bố ở Tây Tạng về Lịch sử 'cách mạng', tại pháo đài Gyantse Tzong (phía tây nam Lhasa) người ta thấy có "Nhà tưởng niệm chống thực dân Anh” nhắc nhở khách tham quan về cuộc nổi dậy chống đế quốc của những Younghusbands năm 1904 và gần đó là khu trương bày với những tác phẩm là bằng sáp có kích thước như thật thể hiện sự dã man tra tấn được sử dụng bởi những chủ nô của " Tây Tạng cũ” đối với những người nông dân. Các bảo tàng ở Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng ca ngợi những nguồn lợi đã được ban cho các khu vực này của Trung Quốc, cả trong hiện tại và trong quá khứ xa xôi. Ví dụ, các bảo tàng ở thị trấn ốc đảo Hami trưng bày các hiện vật 2000 năm tuổi nói lên lợi ích chung và sự hài hòa được xem là đặc trưng cho mối quan hệ giữa trung tâm quốc gia và khu vực miền tây ngày hôm nay, với lời thuyết minh như là : Để tăng cường quản lý của khu vực phía Tây, nhà Hán đưa quân quân đội hoặc nông dân đến khai mở đất đai và trông cây lương thực ở Hami trên quy mô lớn, đưa kỹ thuật sản xuất và kinh nghiệm tiên tiến và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực phía Tây. Đồng thời, hoa màu, âm nhạc và các điệu nhảy của miền Tây đã được đưa vào nội địa, đóng góp cho sự phát triển của khu vực này.

Chân dung của mối quan hệ này- trong quá khứ và hiện tại- cho thấy trung tâm của người Hán là nguồn gốc của công nghệ tiên tiến và văn minh và các dân tộc thiểu số xung quanh cung cấp nguyên liệu và của ngon vật báu. Giả định tương tự liên quan đến văn hóa "thiểu số” được phản ánh trong các bảo tàng Urumqi và Hohhot ở phần trưng bày về "Văn hóa Phong tục tập quán dân tộc”. Trưng bày ở đây thể hiện một loạt các trang phục dân tộc đầy màu sắc,và các hiện vật trong trong cuộc sống hàng ngày và các dịp lễ hội nhưng không đưa chúng vào trong bất kỳ bối cảnh lịch sử có ý nghĩa nào. Sự mô tả tập quán dân tộc và các nền văn hóa chủ yếu là tĩnh và không thay đổi, phủ nhận thực trạng các dân tộc thiểu số có quyền riêng của họ với tư cách là bộ phận của lịch sử, và miêu tả họ như là nguyên liệu lịch sử để rồi nhào nặn vì những lợi ích của họ bởi những người Hán “cao cấp”. Cổ xúy cho tính thần đoàn kết giữa các dân tộc "(minzu Tuanjie) dù trong viện bảo tàng hoặc trong các lế hội như 'Liên hoan nho' (Putaojie) được tổ chức hàng năm tại Turpan ở Tân Cương, về hình thức thừa nhận sự gia ân của chính quyền (do Han thống trị) và sự thịnh vượng được tất cả các dân tộc thiểu số ăn mừng một cách vô tư bằng các màn ca hát, nhảy múa.

Bảo tàng và văn hóa chính trị ở Hồng Kông và Đài Loan

Chế độ Quốc dân Đảng với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa về truyền thống đã từng chia sẻ chương trình "một Trung Quốc" thậm chí còn rõ nét hơn những người Cộng sản, nhìn nhận các nhóm phi Hán là thấp kém hơn và độc lập với những người anh cả dân tộc Hán. Đài Loan, nơi trở thành nơi trú ẩn của chế độ Quốc Dân Đảng sau năm 1949, được các tầng lớp tinh hoa của đại lục xem như là một vực biên giới nửa văn minh bị xấu xa thêm bởi sự lệ thuộc vào thực dân Nhật Bản từ 1895-1945. Thực tế, Đài Loan chỉ mới bị người Trung Quốc xâm chiếm chỉ từ đầu thế kỷ XVII và trước đó là nơi sinh sống của các bộ lạc Polynesia. Điều này được người Nhật nhấn mạnh nhưng Quốc Dân Đảng không xem trọng. Người Nhật đã đưa nghiên cứu nhân chủng học về thổ dân của Đài Loan trở thành trung tâm của bảo tàng thuộc địa của họ ở Đài Bắc, một phần để ủng hộ quan điểm của Đài Loan đã làm một 'terra nullius' man rợ và không thuộc Trung quốc trước khi nhượng cho Nhật Bản và do đó có thể bị xâm chiếm làm thuộc địa (Harrison, 2001). Tuy nhiên, sau khi rơi vào tay Quốc dân đảng công trình nghiên cứu nhân chủng học này đã bị bỏ quên hơn một nửa thế kỷ, trong khi các phòng triển lãm của bảo tàng ở Đài Loan là chủ yếu dành cho các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc. Đồng thời, Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh xây dựng Bảo tàng Cung điện Quốc gia (the National Palace Museum)để trưng bày những cổ vật lấy được từ Tử Cẩm Thành, Bắc Kinh đem sang Đài Loan. Công trình xây dựng nguy nga này và nội dung trưng bày của nó được tính toán để truyền cảm hứng cho sự kính trọng và tôn kính di sản vô song của nền văn minh Trung Quốc và qua đó củng cố ý thức về niềm tự hào dân tộc Trung Quốc trong tất cả mọi người dân Đài Loan.

Tuy nhiên, quyền lực của những người theo chủ nghĩa dân tộc giảm dần vào những năm 1980 cho đến nay do sự nới lỏng của chủ nghĩa dân tộc theo thuyết “ một Trung quốc” đối với dân chúng Đài Loan. Ý thức của người Đài Loan được nâng cao phản ánh qua việc định hướng lại các viện bảo tàng tập trung vào các chủ đề và lịch sử địa phương trong đó nhấn mạnh hoặc tôn vinh tính riêng biệt của Đài Loan so với đại lục. Sự thay đổi này

đã bao gồm lễ kỷ niệm của công chúng đối với những sự kiện như vụ thảm sát ở Đài Loan ngày 28 tháng 2 năm 1946 (thường được gọi là sự kiện '228 ') nay được đưa vào tưởng niệm tại Bảo tàng tưởng niệm hòa bình 228 ở trung tâm Đài Bắc. Một chiến dịch bị phương tiện truyền thông đại lục là " sự độc lập văn hóa Đài Loan "(wenhua Taidu) đã được theo đuổi và phục hồi từ khi Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) có xu hướng ủng hộ sự độc lập của Đài loan lên nắm quyền vào năm 2000. Ảnh hưởng của tính chất phi -Trung Quốc trong quá khứ của Đài Loan, đặc biệt là giai đoạn của hòn đảo là thuộc địa của Hà Lan trong thế kỷ thứ mười bảy đã là chủ đề của một số triển lãm đặc biệt kể cả tại Bảo tàng Cung điện quốc gia Quốc gia.

Ngoài ra, cũng giống như người Nhật đã làm trước đó, chế độ DPP đã tìm cách chú ý đến di sản Đài Loan thuộc Polynesia như một phương cách để nhấn mạnh khác biệt với Trung quốc về dân tộc và lịch sử của hòn đảo. Các bảo tàng mới dành riêng về khảo cổ học và nhân chủng học của những người thổ dân đã được mở và những khu trưng bày các chủ đề này cũng được bổ sung vào các bảo tàng hiện có. Tuy nhiên, lịch sử thổ dân hiếm khi được xem xét trong các trưng bày tại bảo tàng, giống như ở Trung Quốc đại lục, vì vậy ở Đài Loan mới hiện nay, văn hóa và quá khứ của các dân tộc thiểu số 'lạc hậu' bị khúc xạ qua ống kính bụi bặm của khoa học nhân loại học và / hoặc các lăng kính méo mó của quan điểm chính trị của người Hán. Người ta nói rằng tại Bảo tàng quốc gia về Thời tiền sử Đài Loan trong một trăm du khách đến tham quan không hề có lấy một người thổ dân. Những người thổ dân còn lại duy nhất đến đây là những người đến để ... hát và nhảy múa phục vụ cho những du khách là người Hán. Trong các viện bảo tàng và hầu hết ấn phẩm về người bản địa của Đài Loan, người ta không còn được nhìn thấy sự hiện diện và quan điểm của những người thổ dân này.

Tại Hồng Kông, nơi các nhà chức trách sau năm 1997 đã theo đuổi một chương trình tái giáo dục về 'quốc gia', thông qua các trường học và chính sách văn hóa rộng hơn (Vickers, 2005a). Những người ủng hộ Bắc Kinh kêu gọi rùm beng cho các dự án văn hóa khác nhau để thúc đẩy lòng yêu nước-từ việc xây dựng mới một Bảo tàng Tôn Trung Sơn mới đến việc dàn dựng các cuộc triễn lãm truyên truyền tức thời, mà không ít nhiều được chuẩn bị bởi các bảo tàng của đại lục. Quan chức địa phương cũng khó mà chống lại những lời kêu gọi như vậy vì dưới chế độ mới bị mang danh thiếu nhiệt tình yêu nước sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự thăng tiến trong sự nghiệp của họ. Bảo tàng Lịch sử Hồng Kông có hệ thống trưng bày hiện đại nhưng, đặc biệt là các phần về Hồng Kông sau chiến tranh và hiện đại, các mốc phát triển chính trị và các sự cố gây tranh cãi gần như không được nói đến. Trong khi sự phê bình của báo chí và tính chuyên nghiệp của nhân viên bảo tàng là chệch hướng một số trong những nỗ lực can thiệp về chính trị vào công việc thiết kế triển lãm, bản thuyết minh của "The Hong Kong Story" dù sao kết thúc với một lễ kỷ niệm hoành tráng về sự trở về quê hương Trung Quốc của đặc khu này.

Kết luận

Cần phải chấp nhận rằng bản sắc gì cái gì đó "trong máu" chảy sâu trong các xã hội Trung Quốc dù là ở đại lục, Đài Loan,Hồng Kông hoặc trong những cộng đồng người Hoa ở nước ngoài. Điều đó thường được thể hiện bởi các khái niệm về huyết thống (xuetong), hay "blood-union", đề cập đến mối quan hệ gia đình và dòng họ và cũng được mở rộng khi sử dụng để mô tả mối quan hệ ràng buộc các thành viên của dân tộc (bộ tộc, quốc gia) Trung Hoa để phân biệt với người khác. Chế độ Quốc Dân Đảng với Cộng hòa Trung Hoa (và sau đó Đài Loan) công khai chấp nhận quan điểm về sinh học và thuyết hữu cơ về quốc gia. Đối với những người cộng sản sau đó, thuật chép sử được xây dựng xung quanh khái niệm về xã hội chủ nghĩa vật chất và đấu tranh giai cấp có thể đã được hy vọng gây ra mâu thuẩn trong tư tưởng đối với quan niệm về bản sắc dân tộc, chống lại các khái niệm "phong kiến" về gia tộc và dòng giống. Tuy nhiên, do hậu quả của sự đàn áp Phong trào sinh viên năm 1989 và với việc từ bỏ tất cả mọi thứ của chủ nghĩa xã hội chỉ trừ tên gọi thì đúng như là người theo thuyết hữu cơ nói đúng bản chất cái nhìn của Trung hoa tính rằng chế độ cộng sản ở đây đã xoay chiều với các bằng chứng là phục hồi sự sùng bái Hoàng Đế, kế hoạch xây dựng khu di chỉ Người vượn Bắc Kinh phục vụ cho Thế vận hội Olympic 2008 và việc xây dựng Đài kỷ niệm thiên niên kỷ Trung quốc.

Sự bùng nổ về xây dựng các bảo tàng tại đại lục là một biểu hiện cụ thể sự khẳng định của chế độ về sự ủy thác của  “nền văn minh Trung Hoa5000 năm”. Tuy nhiên, minh chứng về quá khứ quốc gia nguyên thủy cũng đi liền với với sự phá hủy tùy tiện của các hiện vật của quá khứ đó.

Như đã nói ở trên, trong thời gian từ mười đến mười lăm năm,các con ngõ của Bắc Kinh và sân nhà  đã được chuyển đổi từ các tính năng kiến ​​trúc chủ đạo của một thành phố chỉ để sinh sống thành một dấu tích cổ xưa được bảo tồn vì lợi ích của khách tham quan. Sự tận tâm của một bộ sưu tập lớn trong Bảo tàng Thủ đô mới với kiến ​​trúc truyền thống địa phương phục vụ, như bảo tàng xây dựng cho mình, chủ yếu là một cuộc biểu tình như thế nào xa hiện đại Bắc Kinh đã đưa ra trong giải phóng mình khỏi quá khứ của mình.

Chính sách văn hóa và giáo dục của Đài Loan kể từ khi chấm dứt tình trạng thiết quân luật của trong năm 1987 đã được giải phóng về nhiều mặt kể cả việc từ bỏ sự đúng đắn chính trị về "một Trung Quốc" mà chế độ dân tộc chủ cũ đặt ra. Tuy nhiên, động lực để

xác định lại Đài Loan là một xã hội đa văn hóa ", sản phẩm của ảnh  hưởng đa dạng

bao gồm cả những người thổ dân, Hà Lan và Nhật Bản cũng như Trung Quốc,

phần nào phản ánh một cảm giác rằng khác biệt chính trị của hòn đảo chỉ có thể được hợp pháp hóa trên cơ sở pha loãng "dòng máu Trung Hoa” bởi một hỗn hợp nhiều thành phần khác.Trong khi đó, bảo tàng tiếp tục phải chịu áp lực chính trị, đặc biệt là kể từ khi Giám đốc bảo tàng công cộng lớn thường được bổ nhiệm chính phủ, mặc dù bản chất đa nguyên của Đài Loan cũng thể  bảo vệ phần nào các hình thức can thiệp chính trị.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc đại lục và (ở mức độ thấp hơn) tại Hồng Kông bảo tàng

đã công khai chỉ định là phương tiện cho một chương trình chính thức của xã hội hóa chính trị. Tại Trung Quốc đại lục sự phát triển của bảo tàng thực sự cần phải được xem xét trong

bối cảnh rộng hơn của giáo dục và chính sách văn hóa. Đây là chương trình rộng lớn hơn của "giáo dục lòng yêu nước 'về cơ bản là nhằm hợp pháp hóa công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng nhưng chưa hợp pháp của Đảng, trong khi vẫn duy trì sự lãnh đạo của Đảng về quyền lực và nhấn mạnh tuyệt đối về sự thống nhất 'quốc gia' như cách Đảng định nghĩa nó. Cuộc cách mạng Trung Quốc ngày nay được kỷ niệm với ý nghĩa là thành tự của dân tộc nhiều hơn với ý nghĩa là thành tựu của chủ nghĩa xã hội, và bảo tàng đóng một vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy cách nhìn về một Trung Quốc hiện đại nhưng cổ điển độc đáo, tiến bộ nhưng không thay đổi về cơ bản, không chỉ đối với các công dân Trung Quốc mà còn đối với người nước ngoài. Do đó du khách đến Bắc Kinh trong năm Olympic 2008 thấy một mới Bảo tàng quốc gia Trung Quốc mới mở cửa trên quảng trường Thiên An Môn-nơi trước đây là  Bảo tàng lịch sử cách mạng./.

Người dịch: SƠN TRUNG

  

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114508509

Hôm nay

2248

Hôm qua

2417

Tuần này

21363

Tháng này

215382

Tháng qua

121356

Tất cả

114508509