Trên nhiều báo gần đây vấn đề học thêm dạy thêm được bàn đến
Trên nhiều báo gần đây vấn đề học thêm dạy thêm được bàn đến
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/309834/chuyen-day-them-ong-dinh-la-thang-dung.html
http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/du-song-thi-khong-ai-muon-day-them-20160615221435382.htm
Đa phần các ý kiến cho rằng cần dạy thêm học thêm vì phụ huynh có nhu cầu đầu tư nhiều nhất tốt nhất cho việc học của con. Con học thêm để giỏi hơn, để được điểm cao và để thi đậu. Cho con học thêm, nhất là trong lúc hè là cùng lúc tránh cho con lêu lỏng ngoài đường hay không có ai chăn giữ.
Có ý kiến cho rằng một số trò không đủ thông minh trí tuệ, có những em thiếu tố chất để tiếp thu nhanh trong lớp nên cần học thêm,
Chương trình nặng nên không học thêm giờ thì không hoàn thành được chương trình. Ở lớp không đũ giờ đễ làm bài tập nên thầy phải tổ chức dạy thêm để … bổ túc và dí nhiên khi cho bài kiểm tra thì dựa trên những bài tập này
Học thêm để luyện thi.
Giáo viên không đủ sống nên phải dạy thêm, họ sinh hoạt bằng trí tuệ của họ, tại sao phải cấm?
Trong tất cả những tranh luận có lẽ vai trò của sư phạm chưa được chủ ý đúng mức.
Trẻ cần học thêm vì trường học bên ta không dạy trẻ tự học, cứ từ chương mà nhồi nhét vào đầu nên cần lên lớp nhiều giờ. Cứ như “học nhiều” thì trẻ sẽ giỏi hơn chứ không phải “học tốt” thì trẻ sẽ phát triển tối ưu nhất.
Trò không …kịp hiểu ở lớp nên cần học sau giờ? Tại sao không đặt vấn đề ở phương pháp dạy cho tất cả các trò đều theo kịp?
Trẻ cần học thêm, không phải chỉ trẻ mà cả phụ huynh nữa, cần cho con học thêm vì con sẽ được điểm cao hơn, thi đậu chắc hơn. Mà không ai lên tiếng rằng chế độ “đánh giá-trả bài” của chúng ta là hoàn toàn lạc hậu, thi xong là bao nhiêu chữ trò trả cho thẩy hết (1).
Học thêm dạy thêm vì ta cần bằng cấp. Đi học không để phát triển hay hạnh phúc mà đi học là một phương tiện để tiến thân. Cha mẹ đầu tư cho việc học của con, kể cả việc trả tiền các lớp học thêm, để hi vọng rằng con mình xong học trình ra kiếm tiền.
Niềm vui của học tập có là một chủ đích hay không? Nhà trường chứ đâu phải nhà tù mà bắt trẻ phải ngày ba buổi, vừa học chính rồi học phụ và học thêm, có mặt ở đó? Philippe Meirieu đã bàn về niềm vui của học tập từ lâu lắm rồi (2) .
Còn chuyện chót: Một nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về não bộ của trong quá trình học, ông Stanilas Dehaene, kêu gọi cho trẻ ngủ đủ giờ, dùng giấc ngủ của trẻ như một … phương pháp sư phạm (3). Vì có ngủ đủ giờ trẻ mới có đủ khả năng tiếp thu kiến thức mới và kiện toàn trí nhớ. Đi học thêm để thiếu ngủ là phản sư phạm.
Đó là chưa nói đến nhu cầu chơi của trẻ em (4)
Ta rất cần một triết lý giáo dục hợp thời, cấu trúc chương trình thích ứng, những phương pháp sư phạm có khả năng thực hiện triết lý giáo dục và nội dung chương trình với những phương thức đánh giá-đào tạo chứ không phải đánh giá-trả bài. Đồng thời ta cũng cần áp dụng những mẫu liên hệ thầy trò hợp tình hơp lý. Hợp tình hơp lý ở đây có nghĩa là vừa giữ văn hóa tôn sư học đạo vừa tiếp cận những hiểu biết mới về tâm lý học trò và trào lưu dân chủ ở trường học.
Cũng đừng nói vì lương giáo viên ít nên giáo viên phải dạy thêm. Đó là một vấn đề chính sách lương bổng. Phải làm sao cho giáo viên đủ sống để toàn tâm toàn trí lo cho trẻ thay vì bắt trẻ, hay cha mẹ của trẻ, phải … nuôi thầy cô.
(1) http://dantri.com.vn/c202/s202-450575/ban-ve-cach-thuc-cham-diem-hoc-tro.htm
(2) https://huynhmai.org/2014/09/02/philippe-meirieu-va-niem-vui-cua-hoc-tap/
(3) https://huynhmai.org/2016/01/25/stanilas-dehaene-nao-bo-va-day-toan-cho-tre-o-tieu-hoc/
(4) https://huynhmai.org/2015/10/22/lang-thang-tre-choi-de-lam-gi/
26
2384
21967
225951
122920
114558408