Người xứ Nghệ

Cương Quốc Công Nguyễn Xí - Công thần hai lần khai quốc

Thủy Tổ của chúng tôi đã đi qua cõi đời như thế cho nên lúc sinh thời và sau khi qua đời,  620 năm qua, các vương triều đến thời đại ngày này, đều có nhiều hình thức tôn vinh. Với  Ngài, tước hiệu được  phong cao nhất là Thái sư Cương quốc công. Thần hiệu được  phong cao nhất là Đại vương, Thượng thượng đẳng tôn thần. Trong không biết bao nhiều lời văn lời thơ ca tụng Ngài, có lời của Đệ nhất minh quân Lê Thánh Tông, Trạng nguyên Nguyễn Trực, nhà bác học Lê Quí Đôn, nhà bác học Phan Huy Chú,  vua Tự Đức, nhà đại ái quốc Phan Bội Châu…Cương quốc công từ tại quê hương Nghi Hợp là do  minh quân Lê Thánh Tông ban cho theo chế độ  “quốc tạo” ( nhà nước xây dựng) và  “quốc tế”( nhà nước tế lễ), mặc cho năm tháng có sự thăng trầm, chưa một ngày vắng đèn nhang hương khói. Đây là khu Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia đẹp nhất còn lại trên đất Nghệ An hiện nay và  ngày một thêm  tráng lệ oai nghiêm. Con cháu  của họ tộc , kể cả thiện nam tin nữ xa gân ngày một hội tụ đông đúc về đây chiêm bái, cầu phúc cầu yên.  Hàng năm, lế hội đền Nguyễn Xí trong ba ngày 29,30 tháng Giêng, mồng 1 tháng Hai âm lịch đã thành lễ hội của vùng rất mực  đông vui. Nhiều nơi  ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa và một số tỉnh khác cũng có đền thờ Ngài. Tại Hà Nội, thuộc quận Hoàng Mai có  đền Ba Cây từng thờ và  đền Nam Dư Hạ  hiện thờ Nguyễn Xí. Tại kinh đô Huế ,đền thờ Lịch đại đế vương  xây dụng dưới đời vua Minh Mạng, thờ Nguyễn Xí cùng Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành,Trần Hưng Đạo… Gần đây nhất, taị Động Giản, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tái thiết đền thờ Ngài rất  tráng lệ giữa một không gian khoáng đạt, phía đông là biển cả bao la, phía Tây là núi non hùng vĩ.. Tại xã Nghi Trường gần xã Nghi Hợp, đền Diên Cờ được tái thiết  rất nguy nga cũng thờ Ngài cũng  hai thần Cao  Sơn Cao Các… Tại thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Vinh, Thị Xã Cửa Lò…đều có tên đường phố Nguyễn Xí. Tại Hà Nội, đường Nguyễn Xí đã có từ lâu, nằm ngay trung tâm Thủ đô. Tại quê nhà Thượng Xá , tên các núiKỳ sơn ( núi Cờ), Mạo sơn( núi Mạo), Tượng sơn( núi Voi) , Kiếm sơn ( núi Gươm) chính là một hình thức vũ trụ hóa, vĩnh viễn hóa sự nghiệp hiển hách của Ngài Nguyễn Xí với đất trời , với giang sơn, với quê hương., xứ sở.

Con cháu chúng tôi đời đời tự hào về vị Thủy Tổ  của mình. Xin nguyện đời đời noi gương Ngài để sống xứng đáng với  Tổ quốc với nhân dân.

 

Ngài tên là Nguyễn Xí. Nguyễn Xí  là người họ Nguyễn rực sáng ánh lửa. Ngài sinh năm 1397. Mất năm 1465. Hướng dương 68  tuổi. Ngày giỗ là 30 tháng 10 âm lịch. Tổ tiên của Ngài vốn ở  làng Động Giản thuộc huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Đến đời ông nội  là Ngài Nguyễn Hợp di cư sang  làng Thượng Xá , huyện Chân Phúc, nay là xã Nghi Hợp,  huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Về sau thì Ngài Nguyễn Hợp về lại  Động Giản. Con trai Nguyễn Hội  kết duyên với  bà Vũ Thị Hạch, sinh hai trai là Nguyễn Biện và Nguyễn Xí. Cùng với thân phụ, Ngài Nguyễn  Hội đã giúp dân làng Thượng Xá và các vùng phụ cận mở mang phát triển nghề làm muối. Ngài bị hổ lầm vồ chết đem chôn  được coi là mộ “thiên táng” ( mộ trời cho) nhờ đó mà có được một dòng họ rất mực vẻ vang và bền vững trong lịch sử. Mấy tháng sau , phu nhân của Ngài Nguyễn Hội cũng qua đời. Lúc này, Ngài Nguyễn Xí mới lên chín tuổi. Trong cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, Ngài phải theo anh ra Lam Sơn Thanh Hóa làm gia  nô của Đức Lê Lợi khi còn là một vị đầu mục lừng danh. Ngài được giao huấn luyện đàn chó khoảng trăm con theo đúng hiệu lệnh đâu ra đấy. Đức Lê Lợi khen : trẻ tuổi đã luyện được loài vật  như thế, lớn lên sẽ tài giỏi cầm quân. Năm 1416 , Đức Lê Lợi mở hội thề Lũng Nhai. Năm 1418, chính thức  phát động phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Hai anh em Nguyễn Xí đều có mặt. Ngài Nguyễn Biện sớm hy sinh trong cuộc chiến Lê Lai liều  mình cứu Chúa. Còn Ngài Nguyễn Xí thì trở thành một dũng tướng gan dạ tài ba chỉ huy đội quân thiết đột chủ lực suốt mười năm khởi nghĩa đến ngày toàn thắng. Tổng kết cuộc đời của Ngài, sắc phong thần của Đệ nhất minh quân Lê Thánh Tông ghi công là Bình Ngô khai quốc tịnh nạn trung hứng. Năm 2005, Đài Truyền hình Việt Nam dựng phim về Ngài trong chương trình Danh nhân đất Việt có nhan đề Người hai làn khai quốc.  Khai quốc lần thứ nhất là ở sự nghiệp chiến thắng giặc Minh xâm lược giành lại non sông gấm vóc ( Bình Ngô khai quốc).. Khai quốc lần thứ hai là ở tư cách người cầm đầu việc dẹp loạn Lê Nghi Dân, đưa Lê Tư Thành lên ngôi Lê Thánh Tông mở ra một triều đại thịnh vượng nhất của đất nước trong thời trung đại (Tịnh nạn trung hưng). Ngoài công lao to lớn đối với quốc gia Đại Việt , Ngài còn  đưa lại nhiều lợi ích cho quê hương.  Ngài có 16 con trai và 8 con gái. Trừ một con chưa đầy tuổi tôi đã phải hy sinh  một cách vô cùng bi tráng vì đại sự của quốc gia, mười lăm con còn lại đều trở thành đại thần trung thần của triều đại Lê sơ và theo thời gian mà phát triển thành 15 chi phái hùng hậu của đại tộc. Tộc phả Đại tộc Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí đã thống kê được  59 vị tước quốc công và quận công, 179 vị tước hầu, 141 vị tước bá, 7 vị tước tứ, 37 vị tước nam. Thân phụ, anh trai của Ngài đều được truy phong quận công. Thân mẫu, phu  nhân của Ngài đều được phong tặng danh hiệu cáo quí. Con gái của Ngài đều trở thành con dâu của các đại thần, có người là con dâu của nhà vua. Về khoa bảng, cũng có hai Trạng nguyên ( Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thiến) , một thám hoa, ba Hoàng giáp, mười tiến sĩ.  Từ thân phận con em một người dân nghèo, mới chín tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng lớn lên có công lao hiển hách phi thường với đất nước , với vương triều Lê sơ  mà  tạo dựng ra một dong họ vẻ vang bậc nhất trên đất Lam Hồng . Bởi thế mà bao đời nay, con cháu vẫn suy tôn Ngài là vị Thủy Tổ mặc dù trên Ngài còn các vị thượng Tổ, khải Tổ và anh trai. Ngài không chỉ  lập công mà còn lập đức. Quyền cao chức trọng đến thế mà vẫn rất chăm lo truyền dạy  con cháu đời đời trung thành với Tổ quốc nhân dân, giữ vững gia phong gia đạo  sáng trong tốt đẹp., Bản Di huấn của Ngài có sự duyệt y của vương triều để lại cho con cháu ngàn đời là một tài sản vô giá, hiếm có, không chỉ với họ tộc mà còn là với đất nước. Việc Ngài  thuần hóa được những tù binh Chiêm Thành và tù binh giặc Minh trở thành con dân Đại Việt, con nuôi của họ tộc  mình là một biếu hiện nhân bản  cao cả.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511978

Hôm nay

2304

Hôm qua

2337

Tuần này

22352

Tháng này

218851

Tháng qua

121356

Tất cả

114511978