Phật giáo vào sớm nhất, vào như một tôn giáo. Lúc đó ở Việt Nam, đời sống văn hoá là làng xã. Ngôi chùa trở thành trung tâm văn hoá. Khi quốc gia độc lập, Phật giáo vào nhà nước, vào quý tộc. Nhưng Phật giáo đi vào từng cá nhân và vào quần chúng chứ không phải ảnh hưởng đến cơ chế xã hội, tác động như một ý thức hệ. Phật giáo ảnh hưởng ba dạng:
- Vào quần chúng.
- Vào nhà nước, Quý tộc.
- Vào trí thức.
Nho, Đạo có thể vào đồng thời, nhưng trước hết có lẽ ảnh hưởng vào đám lưu dân người Hán chứ không phải người dân bản địa. Phật giáo ở ta nhanh chóng phát triển theo hướng Trung Quốc (Thiền tông), hầu như hợp gu với ta. Nho chậm bén rễ. Thế kỷ XIV mới có ảnh hưởng đậm nét. Theo Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, người theo “đạo thánh” ít. Các quốc gia Phật giáo tan nhanh rất nhanh. Nho giáo ảnh hưởng vào nước ta trước hết là nhà nước , khi bén rễ lại phát triển nhanh, ồ ạt. Việc tổ chức khoa cử tạo ra một con đường xã hội làm xuất hiện một loại nghề nghiệp xã hội. Ảnh hưởng của Nho giáo sâu đậm từ người cầm quyền cho đến người bình dân, đến quan chức và trí thức. Có thể nói xã hội Nho giáo hoá là điều kiện sống, có ảnh hưởng sâu đậm. Cho đến thế kỷ XIX, ảnh hưởng Nho giáo càng ngày càng mạnh.
Đạo giáo và tư tưởng Lão Trang ở Việt Nam có khác Trung Quốc: ở Trung Quốc, tư tưởng Lão Trang vào cuộc sống trước và đến cuối đời Hán mới hình thành tôn giáo (Đạo giáo). Ở Việt Nam, Đạo giáo vào trước tư tưởng Lão Trang. Có lẽ vì ở Việt Nam chưa có trí thức cao cấp, và khi vào Việt Nam, nó đã chuyển vào Phật giáo.
Có hai các đọc Lão Trang:
- Lấy điển tích văn hoá
- Lấy tư tưởng.
Các nhà văn hóa, tư tưởng cao đều ảnh hưởng Lão Trang. Học tư tưởng Nho giáo Lão Trang là học tự do, không có thầy. Đạo giáo là một tôn giáo, giống Phật giáo, về sau chuyển thành đạo nội. Nhưng trong đời sống tinh thần dân gian, ông Thần, ông Bụt ảnh hưởng mạnh hơn ông Tiên. Không có đạo sĩ nào nổi tiếng.
Từ thế kỷ XV, Nho độc tôn. Trong điều kiện đó, tư tưởng Lão Trang là tư tưởng tự do của thời đại. Chính tư tưởng tự do đó đi vào văn học, trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật. Chính quyền độc tôn Nho thuật, người ẩn dật vay tư tưởng Lão Trang khác người tài tử. Người ẩn dật và người tài tử làm nên văn hoá có giá trị nhất.
Cách tiếp nhận tư tưởng của ta là giản ước và trung hoà. Hiếm có nhà nho Việt Nam như Đổng Trọng Thư, như Chu Hy. Vì không có hệ thống, ở ta dễ tiếp nhận tư tưởng đồng nguyên. Những người không thoả mãn với thực tế, tìm sự ẩn náu trong Lão Trang và Phật, nhưng cũng không ai chia tách Lão Trang và Phật ra làm hai nửa rạch ròi. Cái khó ở đây là tìm cách tách bạch các yếu tố Nho, Phật, Lão.
Không hiểu tư tưởng Lão Trang thì không hiểu văn hoá cổ, nhất là các nhà thơ lớn. Hơn thế, không hiểu hệ thống Đạo gia và Đạo giáo, thì không hiểu hỗn hợp pha tạp của ta. Một trong những đặc điểm của tư tưởng Trung Quốc là chi ly tủn mủn và thiếu nhân tính. Vào Việt Nam mất cái đó. Nhật Bản có cấu trúc lại những gì vay mượn của Trung Quốc trong khi ta thì không.
ĐẠO GIA VÀ ĐẠO GIÁO
Trong quá trình tìm hiểu lịch sử tư tưởng xuất hiện nhu cầu cần thiết phải phân biệt Đạo gia với Đạo giáo. Về mặt tư tưởng, Đạo giáo không liên quan đến hệ tư tưởng triết học của Đạo gia. Đạo đức kinh không thể ra đời sớm hơn thế kỷ IV trước Công nguyên. Nói như vậy, tức là Đạo đức kinh không phải là tác phẩm của Lão Tử. Quách Mạt Nhược phỏng đoán rằng tác phẩm này là của Hoàng Uyên viết. Và như vậy có thể nhiều ý tưởng đã có từ Lão Tử.
Theo Quách Mạt Nhược, về tư tưởng, Đạo gia ảnh hưởng cực mạnh ở thế kỷ IV trước Công nguyên, có nhiều đại biểu xuất sắc. Ở Học Cung Tắc Hạ (374 - 357 đến 318 - 301) có những đại biểu lỗi lạc .1/Tống Kiên - Doãn Văn, 2/ Thận Đáo, 3/Hoàn Uyên. Trong học cung đó, Đạo gia làm chủ tình hình. Mạnh Tử chịu ảnh hưởng của Đạo gia -> hệ thống hổ lốn - Tuân Tử có ảnh hưởng Đạo gia - Hàn Phi Tử là học trò Tuân Tử.
Đạo gia là học phái phản ánh tư tưởng truyền thống mà đại diện là Nho, dẫn đến ảnh hưởng tới mọi học phái khác: Mặc, Pháp, Dương…
Lật ngược lên, những người này có thể liên hệ với Dương Chu - “Dương tử cư” có thể là Dương Chu.
Tống Kiên - Doãn Văn
Lão Nhiên Dương Chu Thận Đáo
Hoàn Uyên
® Trang Chu
Có thể căn cứ vào những ý kiến khá thống nhất của Phùng Hữu Lan, Lưu Tiết, Quách Mạt Nhược để hiểu như vậy. Khái niệm Đạo, Vị Ngã… có thể coi là công cụ phá bỏ tư tưởng truyền thống.
Về sau từ đời Hán, đã chuyển sang tư tưởng Hoàng Lão, chuộng vô vi, ít tư tưởng triết học; đến cuối đời Hán thì ra đời Đạo giáo. Kiểu trí thức ở phương Đông có lẽ bắt đầu từ đời Nguỵ Tấn. Đạo sĩ ảnh hưởng đến y học, ảnh hưởng đến phương kỹ, phong thuỷ. Hình như cống hiến về thiên văn là của phái Âm Dương.
MẤY ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC ĐẠO GIA TRƯỚC TRANG CHU - SỰ PHỦ ĐỊNH ĐỐI VỚI THẾ GIỚI QUAN TRUYỀN THỐNG.
1. Thế giới quan truyền thống.
Ba đặc điểm: Phân phong, Đẳng cấp và Tôn tộc.
Kinh sử có từ đời Ân, thậm chí có ghi chép hằng ngày. Tín sử tính từ 20 thế kỷ trước Công nguyên. Từ Ân Chu, hình thành một thế giới quan truyền thống, cái thế giới quan mà Đạo gia phủ định.
1/ Chế độ nô lệ chủng tộc (chữ Dương Vinh Quốc). Người chiến bại là cả chủng tộc, gọi là dã. Sự phân biệt tiểu tông và đại tông rất quan trọng. Vừa là Thiên tử - Chư hầu. Tổ chức thành và dã dẫn đến đối lập giữa quân tử và tiểu nhân.
2/ Trật tự phân phong: Quan hệ Chư hầu - Thiên tử có sự thống trị hai mặt: Tôn giáo và Lễ. Thống trị vừa bằng Tôn giáo, vừa bằng Lễ.
Dẫn tới mấy điểm sau:
* Đế (Thuấn) Thiên mệnh
Bách thần
* Thống trị bằng Đức. Đức đầu tiên là Hiếu … . Nhà Chu đánh Ân. Lấy lại khái niệm của nhà Ân, giải thích lại:
- Thượng đế chọn thay người con đầu
- Thiên mệnh bất chu thường
- Kính quỷ thần nhi viễn chi
Nhà Chu cường điệu Lễ và Đức chứ không phải thần thánh. Chu Công định “lễ nghi … Cai trị bằng tôn giáo đến chính trị xã hội.
Đến Chu, ba đặc điểm trên tan rã: chư hầu tan dần. Xuất hiện ngũ bá liệt cường. Quan hệ tôn tộc lỏng lẻo. Giàu nghèo thay Tiểu nhân - Quân tử. Đến đây, về tư tưởng xuất hiện khái niệm nhân ( 仁).
Thời Chiến Quốc, xu hướng trí tuệ phát triển cao, thực chất là sự tìm kiếm giải pháp. Khổng Tử là người cải lương trên cơ sở tư tưởng truyền thống mà Đạo gia chống lại.
2. Mấy đặc điểm tư tưởng cơ bản của Đạo gia.
Chống tư tưởng truyền thống là Mặc, chống Mặc là Dương, chống Dương là Mạnh Tử.
Kiêm ái(mặc) đối lập với nhân.
Vị ngãđối lập với nhân đối lập với kiêm ái.
Có thể hình dung cơ sở thế giới quan của Đạo gia là có trước Khổng Tử.
Tư tưởng vị ngã :(Dương Chu)
Phùng Hữu Lan cho rằng Dương Chu đối lập với cứu thế (Khổng + Mặc), chủ trương tỵ thế, Cơ sở lý luận là vị ngã, ra đời sau Khổng Tử. Trong bài Luận lục giả, Phùng Hữu Lan cho rằng vị ngã là tư tưởng trung tâm.
Bản sinh, Quý sinh, Trọng kỷ, tình dục (Tả thị xuân thu).
Sinh mệnh là của ta quý nhất, quý hơn cả thiên hạ. Vị ngã là khinh lợi chứ không phải ích kỷ. Trang Tử nói quý sinh, trọng kỷ là tư tưởng Dương Chu “Bất dĩ vật luỵ hình”. Nói “người ta lấy vật nuôi mình chứ không lấy mình nuôi vật, “không để trăm mối lo, công việc làm hại đến mình”. Con người trong cuộc đời là thiện chứ không ác, có điều “hành hiền nhi … tự hiền chi tâm”.
Vị ngã không lợi kỷ vì ích kỷ, lợi kỷ thì hại nhân. Trước hết là có tư tưởng lợi. Dương Chu khuyên mọi người nên “toàn tính bảo chân”.
Vị ngã không phải là túng dục mà tiết dục. Con người là con người tự nhiên: có giác quan, có dục vọng tự nhiên chính đáng. Nếu không được thoả mãn thì thà chết còn hơn. Muốn lâu thì phải hợp tình, tiết dục, vì mình. Cái để làm chuẩn là lợi ích của sinh mệnh mình chứ không phải tôn giáo hay đạo đức. Nói “nhổ một sợi lông để làm lợi cho người khác cũng không làm” đặt trong bối cảnh lúc đó là tư tưởng cách mạng chống lại sự áp bức quý tộc, chống đối rất mạnh mẽ. Mạnh Tử phê rằng như vậy là “vô quân”. Nói như vậy tức là khẳng định con người tự nhiên. Theo Nho, Mặc thì con người mất bản tính.
“Vị ngã” xác định quan hệ giữa vật và ngã chứ không phải xác định quan hệ giữa con người trong hệ thống xã hội. Đã như vậy, nó sẽ đòi hỏi một trật tự xã hội khác. Trong tư tưởng cũ, có Thiên đạo quan và Tiên vương quan. Thuyết vị ngã đánh vào đó đi tới phủ nhận thánh nhân (Dương Chu chưa làm).
Thuyết Đạo đức & Tinh khí.
Vị ngã là phản ứng của con người trong xã hội vô lý, nhưng cần phải phá vỡ cơ sở triết học của truyền thống, phải quan niệm lại thế giới (giải thích lại sự tạo thành thế giới); giải thích được sự phức tạp, đa dạng của thế giới hiện tượng, kể cả hiện tượng quỷ thần; xác định bản chất và vị trí con người, ý nghĩa sự sống; giải thích sự khác nhau giữa những con người, nhất là giải thích sự khác nhau giữa trí và ngu, vận mệnh con người; không chỉ thánh nhân mới độc quyền chân lý mà con người có khả năng nhận thức cho nên con người có thể thay được thánh nhân.
Có hai hướng bàn để giải quyết vấn đề này thành hai thuyết:Đạo đức và Tinh khí .
Những khái niệm Đạo, Đức, Khí… đã có từ trước nhưng nội dung không xác định. Đến đây phải xây dựng những hệ thống triết thuyết. Không hiểu ai đã đề xướng hai thuyết đó. Đã là Đạo gia thì thường bàn cả hai. Theo Quạch Mạt Nhược thì Tống Doãn vận dụng tinh khí nhiều, Hoàng Uyên vận dụng đạo đức nhiều, cả hai phái đều dùng đạo đức. Phái Tống Doãn ảnh hưởng đến y học, phương kỹ. Phái Đạo đức ảnh hưởng đến xã hội, văn hoá, … nhân sinh.
1/ Thuyết Đạo đức:
Tác giả Thượng hạ Thiên không chỉ phủ nhận những cái được coi là chân lý, mà còn đặt ra những vấn đề mới, lật đổ cả một cách nhìn thế giới. Trong thế giới hiện hữu, Lão Tử nhấn mạnh biện chứng pháp. Chương 23 “gió lớn không hết buổi sáng, mưa to không hết cả ngày”. Ai làm? Trời đất. Trời đất cũng không vĩnh cửu huống nữa là người.
Nói thiện ®bất thiện. Đẹp ®xấu.
Hữu vô tương sinh, nan dị tương thành.
Cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hoà, tiền hậu tương tùng. Thế giới luôn luôn tồn tại những cặp đối lập. Quý dựa vào tiện, phúc là nơi ẩn nấp của hoạ. Hai mặt đối lập sinh ra nhau, nằm trong nhau dẫn tới sự chuyển hoá của những mặt đối lập.
Thế giới hiện hữu không phải là tất cả. Đạo khác thế giới hiện hữu. Đạo là cái khởi thuỷ, cái sinh ra thế giới hiện hữu, sinh ra trong một quá trình phát triển theo những quy luật. “Thiên địa vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô”
Đạo theo Đạo đức kinh : “đạo khả đạo phi thường đạo”. Có cái gọi là thường vô mà thường hữu. Gọi là thường vô để nói rằng nó khởi thuỷ, nói thường hữu để nói rằng nó sinh ra vạn vật. Đạo vì vậy là sự kết hợp giữa thường vô và thường hữu “đồng xuất chi dị danh”.
Đức: hình thức tồn tại của Đạo. Là Đạo nhìn ở dạng hiện hữu. Đạo đức có trước trời đất, sinh ra trời đất, sinh ra đế (phủ nhận đế). Đạo cũng phân định tính cho mọi vật.
Thiên đắc nhất dĩ thanh
Địa đắc nhất dĩ minh
Thần đắc nhất dĩ linh.
Đạo có những đặc tính:
- Vô: vô hình, vô thanh, vô chất, vô trạng chi trạng, vô vật chi tượng. Lão Tử dùng hai chữ hỗn thành, hoảng hốt (có ám chỉ tinh khí ?).
- Thường vô mà thường hữu. Thể là vô, dụng là hữu.
- Chí đại mà chí tiểu: kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội tức là nói không có khối lượng.
- Trường tồn vô tận: cốc thần bất tử, độc lập bất cải.
- Luôn luôn vận động: phát triển không ngừng và quay lại “phản dã đạo chi đồng”. Luôn luôn vận động nhưng lại không thay đổi.
- Tự nhiên: Đạo pháp tự nhiên. Tự nhiên không phải là lớn hơn đạo mà là thuộc tính quan trọng nhất của Đạo. Tự nhiên là “vô vi nhi vô bất vi”. Nhược ®nước ®mềm.
Từ Đạo dẫn đến đồ thức cấu thành vũ trụ: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Câu này có hai cách hiểu:
Nhất là Đạo, nhị là Trời Đất (Âm Dương), tam là Thiên, Địa, Nhân (theo Phùng Hữu Lan) hay Âm, Dương, Hoà (theo Cao Khanh).
Vũ trụ quan mà Lão Tử đưa ra phủ nhận khá triệt để vũ trụ quan truyền thống.
Học thuyết Đạo có xu hướng vô thần, nhưng hiện tượng linh thiêng được chấp nhận (không phải ở vị trí cao nhất). Con người chưa phủ nhận những gì minh chưa hiểu. Cuộc cách mạng, bước tiến dài về tư tưởng, đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề theo cách mới, theo biện chứng pháp. Những vấn đề thực sự có ý nghĩa triết học đã tạo ra những ảnh hưởng mạnh đến học phong thời đại.
2/ Thuyết Tinh khí: (căn cứ vào 4 thiên Quách Mạt Nhược nói)
Điểm khác: sự hình thành các vật; giải thích hai hiện tượng là trí tuệ và thần linh.
Tinh khí là gì? Tinh là phần tinh của khí “tinh giả dã, khí chi tinh giả dã”.
Khí là cái làm đầy thân mình.
Trong con người, tinh khí ở trong tâm luôn luôn đi lại, vận động; giữ định, tịnh thì Đạo thành. “Tâm năng chấp định, Đạo dĩ tự định”, “trời cho tính, đất cho hình, hoà hợp thì sống, không hoà hợp thì chết” (Nội nghiệp). Tinh hoà làm cho sống, lưu hành trong trời đất: quỷ thần; ở trong con người: thánh nhân (trí).
Phái Tống Kiêm hình dung mỗi vật có hình, được đổ khí vào thành vật. Càng nhiều tinh khí thì càng cao cấp. Tinh khí là nguồn, … Tinh khí có khả năng suy nghĩ. Hình có sạch, hư thì tinh khí mới tập, …
Hình như lấy thế giới … , từ y học và vu giáo.
Tinh khí cũng được hình dung như là đặc điểm của Đạo. Nói đến Đạo, Trời, mà không trình bày rõ (mất?) quan hệ giữa Trời - Đạo (Tống Kiêm).
Phái này quan niệm Đức là hình thức của Đạo. Trời cũng được quan niệm như một thứ “Trời vật thể”.
Ai buộc, cái gì buộc trời đến không rơi?
Ai chở, cái gì chở trời đến không chìm?
(Tống Doãn)
Không xác định được phái Tống Doãn nhất nguyên hay nhị nguyên.
Cả hai phái đều không cần đến Trời, dẫn đến xoá bỏ mệnh trời, bỏ tiên vương, bỏ thánh nhân thiên tử.
3/ Nhận thức luận:
Con người có khả năng hiểu được Đạo và giành được tinh khí. Nhận thức ra cái thế giới đã hiểu theo cách khác, làm cho con người chủ động và tự do hơn.
Phái Đạo đức kinh bàn sự khác biệt giữa thế giới Vô và thế giới Hữu, nhấn mạnh sai lầm của nhận thức thông thường (kinh nghiệm cảm giác là không đáng tin). Ngoài thế giới hiện hữu (dễ nhận thấy nhưng cũng dễ sai lầm) còn có thế giới khác (khó nhận thấy nhưng chân thực hơn). Cách: huyền lãm hay tính quan. Dựa vào trực giác mà tiếp nhận đạo. Phải nhìn vạn vật trong sự vận động, trong sự khởi thuỷ, sự hình thành, phải quan niệm một quá trình có vận động biện chứng.
Phái Đạo đức kinh đặt ra vấn đề cho nhận thức luận, nhưng phái Tống Doãn mới thật quan trọng. Khác với phái Đạo đức kinh vốn chủ trương vô tri, vô dục, khứ tử; phái Tống Doãn cho rằng có thể dùng nhận thức để trường tồn - chủ trương một thứ nhận thức luôn đặt ra được nhiều vấn đề, tin con người có nhận thức đúng, quan tâm đến cách nào để có nhận thức đúng.
Ba thiên “Bạch tâm”, “Nội nghiệp”, “Tâm thuật” là cái gì?
Người ta ai cũng muốn biết nhưng khôn tìm ra cái “sở dĩ biết”. Phải chuẩn bị cái thử để để tri bỉ. Phân biệt chủ thể, khách thể dẫn đến cơ chế nhận thức. Nhận thức là công việc của tâm và cửu khiếu. Vật vốn có hình, có hình nên có danh, nhận thức là “mệnh vật, danh vật”. Vật qua thì giác qua “dĩ kỳ hình nhân dĩ kỳ danh”. Danh để kỷ (ghi) vật. Tâm phải danh vật và mệnh vật. Tâm với giác quan có quan hệ vua tôi. Tâm vừa sử, vừa trị. Tâm thuật nói: tâm phải biết chỉ đạo, sai khiến một cách đúng đắn, thường trực.
Phái Tống Doãn quan niệm thực là quyết định, danh là phụ thuộc. “Thánh nhân là người mệnh vật, danh vật đúng như nó có”. Cường điệu vai trò của tâm, quá trình nhận thức cần phải đi xa hơn danh vật “tri kỳ danh vụ kỳ sở dĩ thành” cho nên phải biết chấp nghi và phục tượng. Nghi là thường tắc (quy luật), tượng là hình tượng.
Tri kỳ tượng tắc sách kỳ hình, tri kỳ hình tắc sách kỳ danh. Từ đó dẫn đến Lý, Tình.
Phân biệt: Thực và Hình với Tượng và Hình.
Hình tương đương với biểu tượng. Danh tương đương với khái niệm.
Đặt Lý - Tình sau cùng, hình như nói bản chất. Tâm được hình dung: “Tâm dĩ tòng tâm, tân chi trung hữu hữu tâm yên”. Ý ®Âm ®Hình ®Danh ®Sử ®Trị. Đó là chức năng chủ đạo nhận thức của tâm.
Đã bàn quá trình mệnh vật, danh vật…
Chống biệt hữu và quả dục để dưỡng tâm.
Cái nguy hại nhất cho nhận thức là chủ quan, “biệt hữu”, “tâm thuật chi hoạ”. Trang Tử nói Tống Doãn bắt đầu “tiếp vạn vật dĩ biệt hữu chi thuỷ”. Cách nhận thức đúng là “tịnh nhân”, “dĩ vật vi pháp”, tịnh nhân là vô tri, “nhân giả kỳ tắc”, “động tắc thất kỳ vị”.
Không dùng thiên kiến để sử vật trị nên tâm không được dự vào việc thị thính. Làm như vậy cũng là “khiết kỳ cung, khai kỳ môn”.
Tâm không sạch là vì tình, dục.
Tâm có dục thì vật qua mắt không nhìn. Kẻ trên sai đạo thì kẻ dưới trật phận sự. Tâm thuật là vô vi, tâm rối do ưu, lạc, hỷ, nộ.
“Phản tế”, “yên ninh”, “hoà”. Bỏ dục thì sáng láng (tuyên) ®tinh ®độc lập ®sáng suốt (minh) ®thần.
Thần là gì? Suy nghĩ mà không thông thì quỷ thần đến thông cho. Nhưng không phải quỷ thần đâu, mà là “tinh khí chi cực dã” ®thân tâm hư ®tình dục quả thiển ®chiêu tinh khí. Quét nhà sạch thì quỷ thần mới đến ở.
Không bị đắm vì ham mê, không bị bức vì ghét. “Ố bất thất kỳ lý, dục bất quả kỳ tình”. Không động tâm, không thiên kiến. Tâm phải suy nghĩ: “sinh nãi tư, tư nãi tri”, “tư tri, tư tri, hựu trùng tư chi”. Chống tâm dao động, không … nhất, không định kiến, chủ quan. Khi Tống Doãn nói khứ trí, khứ cố thì không giống khứ trí của Đạo đức kinh. Chủ trương hư tâm bị cực đoan hoá đến mức vô tàng, vô thiết, vô nhị, bất kiêm tri, “hư dã vô tàng dã”.
Vô sự, vô thiết, vô cầu. “Quân tử xử nhược vô tri”. Nhận thức tương tự “câu nhiên hậu ứng”. Nếu đi đến thế thì nhận thức trở thành thụ động, không thấy tính tích cực của tri thức quá khứ.
“Quá tri thất sinh”
Phái Tống Doãn cầu tri, tín ở nhận thức, kéo dài đời sống. Điều này có lẽ ảnh hưởng đến tư tưởng trường sinh về sau (Đạo giáo). Càng tinh càng mệt. “Tư nhi bất xả nội, khốn ngoại bạc” dẫn đến dưỡng sinh.
Xử thế, tiếp vật, thái độ chính trị, những bài học rút ra từ việc lấy đạo xem vật
Đạo gia bàn một con người khác trong một thế giới được mở rộng ra về không - thời gian. Từ thế giới hiện hữu đến thế giới sinh thành, thể hiện sự quan trọng của tự nhiên (Nho không thế).
Con người tự nhiên có thân thể dục vọng, trí tuệ, có thái độ lựa chọn tự do trong … về mình, về thế giới. Hướng lựa chọn là “dĩ đạo quan vật”, tiếp vật xử thế, không có thái độ chính trị theo cách của Đạo. Hư, Tĩnh, Vô vi, Tự nhiên là sự thống nhất trong Đạo gia. Hiểu khác nhau giữa các phái, điểm nhấn mạnh khác nhau dẫn đến những bài học rút ra không giống, có khi là trái nhau.
Phái Tống Doãn thiên về dưỡng sinh, nhờ cậy ở đầu óc, trí tuệ, coi đó là biện pháp chiêu tinh khí. Trong nhân sinh quan chủ trương “tình dục quả thiển”, “bất xuất vu vật bất luỵ vô tục”, giành cho được độc lập (tĩnh) tối đa cho mình. “Kiến lợi bất vụ, kiến hại bất cụ”. Trang nói Tống Kiên: lấy cả thiên hạ mà khen cũng không phấn khởi, chê cũng không khó chịu. Kiến vụ bất nhục khoan thứ như nhân, thiện khí nghinh nhân, độc lạc kỳ thân. Tống Doãn quan niệm mình ở trong xã hội chỉ có con người và con người, chứ không bị ràng buộc bởi những tổ chức xã hội, chính trị.
Phái Đạo đức kinh cho rằng con người chịu sự ràng buộc của tổ chức chính trị xã hội và phản ứng với nó cực lực. Hai phái đều tỏ thái độ đồng tình với người dân, chống tranh giành, cướp đoạt, nhìn ở góc độ trái đạo chứ không phải công bằng xã hội nên không đấu tranh chính trị giành công bằng. Trong Đạo đức kinh phản đối văn … , phê phán cách cai trị, nêu một lý tưởng sống. Tất cả đều xuất phát từ dĩ đạo quán vật.
Thái độ đối với chiến tranh
Có chiến tranh, quân đội thì có gai góc, sau đại quân qua là mất mùa. … Binh khí là đồ bất … dùng bất đắc dĩ. “Thắng nhi bất mị”, kẻ “thắng nhi mĩ chi” thích giết người không được đắc chí trong thiên hạ. Buộc phải giết người, thì nên tỏ đau xót “chiến thắng dĩ tang lễ xử chi”. “Mặc đẹp, mang gươm sắc, ăn uống ngon, nhiều của chính là sự suy đốn của đạo”. “Dân đói vì trên thu nhiều thuế”. Khổng Tử nhìn xã hội bằng nhân và lễ, mong dùng giáo hoá cứu thế. Mặc Tử nhìn bằng quan điểm kinh tế, nhìn con người bình đẳng trước trời, chống lại áp bức bóc lột, từ đó dẫn đến quan niệm về công bằng (không có trong Nho, Lão). Lão nhìn bằng quan điểm Đạo: hư, vô, nhu, nhược, vô vi, tự nhiên; trái lại là loạn. Hữu là trái với Đạo. Hữu là có tổ chức lễ nghĩa. Đạo đức, hình chính là nhân vi, là hữu vi, là trái với Đạo. “Trong thiên hạ có nhiều điều kiêng dè kỵ huý thì dân càng nghèo, nhiều lợi … thì nước càng rối, lắm kỹ xảo dẫn đến lắm kỳ vật. Pháp lệnh càng nhiều càng lắm trộm cướp”, càng bày đặt càng xấu. Đạo ®Đức ®Nhân ®Nghĩa ®Lễ.
“Thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân… Lễ dã trung tín chi bạc” và là đầu mối của loạn. …
Dân có trị là vì hữu vi.
Phản đối về nguyên tắc toàn bộ mọi hình thức tổ chức xã hội - chính trị, rút lại trong hai điều: phản đối mưu trí và dục vọng.
Chủ trương một xã hội lý tưởng, cách cai trị lý tưởng và một con người cầm quyền lý tưởng.
Tiểu quốc quả dân. Làm cho dân trọng điều chết mà không đi xa, có xe không cưỡi, có giáp binh không dùng… Ăn cho ngon, mặc đẹp, ở yên, vui với tục mình. Kê khuyển chi thanh tương văn nhưng không giao tiếp. Vào thời chiến quốc, liệt cường chiến tranh khốc liệt, phát triển giao lưu văn hoá cao, kỹ thuật và tính chất xã hội dẫn tới chủ trương phú quốc cường binh. … lý tưởng của Lão Tử đối lập với mọi cái đó. Ông chủ trương quay về phác, con người chỉ ăn ngon mặc đẹp, yên với tục, không cần văn hóa, văn minh.
Làm cho không xuất hiện đối lập, không xuất hiện ham muốn dẫn đến thủ tiêu tranh giành tạo ra một xã hội không có gì để phân biệt thân sơ, đắc thất, lợi hại, quý tiện: xã hội Huyền đồng. “Dân mạc chi linh nhi cửu quân”. Trong xã hội như vậy cũng có người chính trưởng, cũng được gọi là thánh nhân, hầu vương, nhưng “trưởng nhi bất tể, vi vô vi, sự vô sự, trưởng nhi bất lệnh”. Như vậy, người cầm quyền không can thiệp.
Thái độ đối với chính quyền “thái thượng bất tri hữu chi thiếu nhân nhi bất hiếu chi, kỳ thứ ưng chi, kỳ thứ vụ chi…”.
Công thành nhưng dân không coi là công lao.
“Bất thượng hiền sử dân bất tranh” - không chuộng vật lạ thì dân không trộm, đừng có cái thích thì không loạn.Thánh nhân cai trị cốt làm cho “hư kỳ tâm, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt”, “tuyệt thánh khí trí dân lợi bách hội”, bỏ người nghĩa dân hiếu từ, bỏ lợi xảo dân không trộm cướp. Vận dụng phương pháp cực sắc sảo để đưa ra một lý tưởng cực kỳ phản động.
Tống Doãn cũng chống chiến tranh. Cấm công tẩm binh. Tống Doãn chủ trương “kiến vu bất nhục” coi là lời của mọi sự hoà dịu.
Tống Kiêm không phỉ báng lễ nhạc như Mặc Tử . “Quân thần phụ tử…” … nghĩa (quan hệ trong cõi đời). Lễ là cách thức giao tiếp. Nghĩa là xử cho nên, nghĩa là theo tình nghĩa mà thêm bớt. Lễ là phải có lý. Lễ là minh phận dụ nghĩa. Lễ do nghĩa mà ra, nghĩa do nên mà ra. Phái Tống Doãn thừa nhận lễ nghĩa, kể cả phân biệt quý tiện thân sơ. Về đại thể, họ không phản đối Nho, Mặc mà tìm cách điều chỉnh. Là những người không quan tâm lắm đến … chính trị.
Bớt giận không gì bằng nhạc, bớt vui không gì bằng lễ. Tống Doãn quan niệm lễ nhạc chỉ là nghệ thuật, dùng điều tiết dưỡng sinh. Từ tư tưởng Đạo, phái Tống Doãn … Pháp trị. Nhìn thấy … . “Tư dã loạn thiên hạ giả dã. Pháp là cái cùng chung, không thể không thể được”. “Quân đạo vô vi thần đạo hữu vi”. Thận Đáo và Doãn Văn là thầy Pháp gia.
Mấy điểm tóm tắt:
Từ Dương Chu đưa ra thuyết vị ngã, có những vấn đề cần giải quyết về triết học, phái Đạo gia đã giải quyết được những vấn đề đó. Con người đứng trước một thế giới khác hẳn và nghĩ theo cách khác, đó không chỉ là thế giới hiện hữu hiển nhiên nhỏ hẹp mà còn trước thế giới vô thuỷ vô chung vô cùng vô tận. Đặt con người trước một thế giới khác đưa ra những đối lập quan trọng. Con người được giải phóng, thấy sức chủ động của mình.
Sự đối lập giữa thế giới quan truyền thống và thế giới quan Đạo gia chủ yếu là đối lập giữa Đạo với Thiên, giữa mệnh, thiên tử, tiên vương với quy luật.
Tập trung chú ý điểm nào, theo con đường nào mà thành các phái. Trung tâm lý luận Đạo đức kinh là Vô - Hữu. Phái Tống Doãn chủ yếu nhìn ở thế giới vật sự hình thành các vật, quy luật tự nhiên ở mọi vật. Phái Đạo đức kinh dùng Đạo để nhận thức, phê phán và đã làm thành công rực rỡ nhưng khi đề xuất câu khẳng định thì cực kỳ phản động. Về triết học, phái Tống Doãn có vẻ không bằng Đạo đức kinh, nhưng sức mạnh của nó là ở … Nhưng đặc biệt đáng chú ý, Đạo đức kinh là lý luận của người ẩn sĩ mà phái Tống Doãn đẻ ra Pháp gia. Biện chứng pháp sản phẩm của Đạo đức kinh, Nhận thức luận là cống hiến của phái Tống Doãn.