Diễn đàn
Đừng vô cảm với doanh nghiệp!
Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà - Đã Nẵng bị cho là xây dựng trái phép
Thật phấn khởi, suốt ba năm qua tinh thần “quốc gia khởi nghiệp” đã lan rộng trong toàn quốc. Cũng nhờ vậy mà bức tranh toàn cảnh của kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc.
Tình trạng “Trên thì rải thảm, dưới thì rải đinh” đã dần dần giảm thiểu.
Còn nhớ, ngay sau khi đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có “phát pháo lệnh” đầu tiên. Đó là vụ quán Cà phê “Xin chào” ở thành phố Hồ Chí Minh. Đó là việc kỷ luật một Trưởng Công an quận, mang quân hàm Đại tá để “giải cứu” cho một doanh nghiệp nhỏ đang khởi nghiệp.
Có lẽ, chính Thủ tướng thuộc nằm lòng câu tục ngữ “Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi” và một tác phẩm văn học nổi tiếng mang tên vế đầu câu tục ngữ này. “Sống chết mặc bay” là một tác phẩm của nhà văn Phạm Duy Tốn, được viết theo thể truyện ngắn hiện đại và đăng trên tạp chí Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1918. Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.
Truyện lấy bối cảnh của nông thôn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Nó được lấy bối cảnh trong một đêm khuya, một khúc đê bên sông Nhị Hà (tức sông Hồng) đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình, quan phụ mẫu vẫn ngồi chơi tổ tôm với các tên quan lại khác, không quan tâm đến đê điều.
Câu chuyện dựa trên hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945.
"Sống chết mặc bay" lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú", đại diện cho tầng lớp thống trị và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Đồng thời, "Sống chết mặc bay" cũng để thể hiện sự bất công trong xã hội hiện đại của Việt Nam ở thế kỷ 20.
Tên bài “sống chết mặc bay”, xuất phát từ câu tục ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” nói lên thái độ vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền, chỉ biết ích kỉ hưởng lợi cho riêng mình.
Suốt ba năm qua, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ đã trực tiếp chủ trì rất nhiều hội nghị để tháo gỡ những vướng mắc của “Vũng lầy hành chính” cho doanh nghiệp. Do vậy, đã giảm được phân nửa những thủ tục phiền hà từ thấp lên cao - tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Thế nhưng, vẫn còn đó những thủ tục “lệ làng” phiền hà của các địa phương và các ngành các cấp mà Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cũng như người đứng đầu các Bộ, Ngành và các địa phương không thể thấy hết được.
Thật là vô lý khi một số địa phương ra quyết định cưỡng chế, tháo dỡ những doanh nghiệp bất động sản xây dựng vượt tầng cho phép(?)
Cần biết một thực tế đang diễn ra hằng ngày hằng giờ khắp nơi trong cả nước là, bất kỳ ai muốn sửa chữa chỉ là một cái nhà bếp vài mét vuông - cũng không thể “qua mặt” được cán bộ phường - nếu là ở thành phố, cán bộ xã - nếu là ở nông thôn(!)
Chỉ cần một chiếc ba gác chở cát sỏi đến địa điểm của “công trình”, thì ngay lập tức đã có một tốp “Người thi hành công vụ” sở tại đến để làm việc(!?)
Thế thì, những tòa cao ốc hàng chục tầng cao lững lững chọc trời - không thể nói cán bộ địa phương ...vô can(!)
Vấn đề còn lại là: Sai thì sửa. Nhưng phải sửa từ bộ máy của chính quyền, không nên vô cảm đối với doanh nghiệp và đối với của cải vật chất của xã hội. Đồng thời không nên vô cảm đối với túi tiền ít ỏi của người lao động.
Ví dụ như: Công ty Bất động sản Mường Thanh ở Hà Nội vừa qua xây vượt tầng nên chưa hoàn tất thủ tục giấy tờ căn hộ cho khách hàng và bị khởi tố về hành vi “Lừa dối khách hàng”(?)
Ô hay?
Nếu khách hàng bị lừa dối - thì phải có đơn tố cáo của khách hàng chứ tại sao lại khởi tố (?!)
Và nếu Chủ của doanh nghiệp Bất động sản Mường Thanh có “mệnh hệ” làm sao thì ai đứng ra giải quyết quyền lợi cho khách hàng(?)
Và cũng doanh nghiệp Mường Thanh ở Đà Nẵng, đang bị địa phương ra quyết định cưỡng chế vì xây vượt tầng?
Lẽ ra, động tác đầu tiên là phải xử lý kỷ luật những cán bộ quản lý về lĩnh vực này ở địa phương từ phường, quận đến Chủ tịch thành phố. Sau đó mới cưỡng chế doanh nghiệp tháo dỡ công trình. Vì đó là tài sản, là của cải vật chất của xã hội chứ không phải là đồng tiền ảo, mà cứ hễ muốn cho xây thì cho, muốn tháo dỡ là cứ ra quyết định một cách vô cảm mà được(!?)
Nếu không giải quyết hài hòa và thấu tình đạt lý, sẽ dẫn tới bị thị phi là “Chính quyền lừa doanh nghiệp” và “Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi” trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0./.
tin tức liên quan
Videos
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam hiện nay [kỳ 3]
Một nước Nhật quá xa xôi!
Thống kê truy cập
114511973
2299
2337
22347
218846
121356
114511973