Những góc nhìn Văn hoá
Dẫn nhập vào thông diễn luận của Gadamer (kỳ II)

CHƯƠNG 1
GADAMER LÀ AI?[1]
Hans-Georg Gadamer tạ thế một cách thanh thản ở Đại học Hospital, Heidelberg, Đức vào ngày 13/03/2002. Ông sinh năm 1900, thọ 102 tuổi; và tính từ lúc một năm trước ngày sinh của ông thì cuộc đời ông đã trải qua 3 thế kỷ. Là một nhà hàn lâm nhiệt tình, một giáo sư đại học, nhà kinh điển và người khai sinh “thông diễn luận triết học”, tác phẩm của ông rất được coi trọng ở quê hương ông và những năm sau đó ông được xem là cây Đại thụ của nền triết học Đức. Nói ngắn gọn, sau cái chết của ông gia đình của Gadamer đã nhận được “bức điện tín chia buồn”[2] từ Giáo Hoàng John Paul II, bất kể sự dính dáng về mặt quan niệm của ông với đạo Luther Tin Lành. Còn có những lời ngợi ca đầt kính trọng được gửi đi từ các nhà triết học và trí thức đình đám nhất ở truyền thống lục địa. Tuy nhiên, ngoài lời cáo phó kính cẩn[3] từ các tờ báo chất lượng ở Anh và Mỹ ra, cái chết của ông đã thực sự gần như không được chú ý đến ở thế giới nói tiếng Anh. Thậm chí, vào lúc này, tuy có một hội thảo tổ chức ở Anh hoặc ở Mỹ tán dương cuộc đời và tác phẩm của con người xuất chúng này, thì cũng chẳng có điều gì đáng để nói đến sức ảnh hưởng của ông cả. Gadamer, một con người, và là một huyền thoại. Chương này sẽ tập trung vào những chi tiết về cuộc đời và các tác phẩm của ông.
Hans-Georg Gadamer: lược sử về một trường đời
Hans-Georg Gadamer sinh ra ở Marburg, Đức vào ngày 11/02/1900 trong một gia đình trung lưu. Cha của ông, Johannes Gadamer, vào thời điểm đó là một nhà khoa học sốt sắng làm việc ở Đại học Marburg. Hai năm sau gia đình ông chuyển từ phía đông đến Breslau, ngày nay là Wroctow, Balan, ở đó Johannes đã được nâng lên vị trí giáo sư. Gia đình của Gadamer vào thời kỳ đầu trải qua nhiều bi kịch như người em ruột duy nhất và người chị của ông đã mất khi còn rất trẻ, sau đó, mẹ ông cũng mất vì bệnh tiểu đường khoảng hai năm sau khi Gadamer lên bốn tuổi. Một năm sau, cha ông tái giá cùng toàn bộ tài sản, bao gồm của riêng ông. Ông đã không thể cảm nhận được sự thân mật với người mẹ kế Hedwig (tên khai sinh là Heillich). Gadamer học ở trường Holy Ghost ở Breslau, ở đó ông là nhân vật điển hình của lớp học. Chương trình đào tạo chính thức của ông ở trường trung học Holy Ghost được hoàn thành sớm trước khi kết thúc Thế chiến I vào năm 1918. Cùng năm đó, ông đã được tuyển vào Đại học Breslau. Ở đó ông nghiên cứu, trước sự thất vọng với người cha mang tinh thần duy khoa học tự nhiên của mình, các ngành khoa học nhân văn bao gồm sử học, triết học, văn học (chủ yếu Đức), âm nhạc, ngôn ngữ và lịch sử nghệ thuật. Tình yêu của Gadamer về nghệ thuật, và quyết định sau đó của ông làm việc trong các ngành khoa học nhân văn, rõ ràng là nguồn gốc của nỗi lo lắng, và không hoài nghi gì nữa của sự cấu bẩn từ phía người cha khá phàm phu của Gadamer. Trên thực tế, khi Johannes nằm trên giường bệnh thì Gadamer lúc đó là sinh viên triết học dưới sự dạy dỗ của Heidegger, người thầy đã mang lại một lời phán quyết lên ông, nhưng dù thế nào đi nữa thì Gadamer thời trẻ đã tạo ra được một sự nghiệp triết học nhất định. Rõ ràng, Heidegger đã nói đến người học trò đầy hứa hẹn của ông ở thời điểm đó, mặc dù quan niệm của ông thay đổi vào giai đoạn sau như chúng ta sẽ thấy.
Trải qua quá trình đào luyện ở trong các ngành khoa học nhân văn, Gadamer đã thu vén được thứ cốt yếu ở trong sự phát triển nghiệp trí thức của ông để dụng công trong tác phẩm triết học nổi tiếng sau này của mình. Thông diễn luận, theo một vài nghĩa, là một nỗ lực minh chứng và nắm bắt ý niệm cổ xưa về giáo dục như là sự khai sinh ở trong những điểm quy chiếu văn hóa của nền văn minh châu Âu hơn là quan niệm có tính hiện đại về giáo dục như là tri thức chuyên biệt được tích lũy của các ngành khoa học. Hiển nhiên, từ thời kỳ đầu, Gadamer thời trẻ đã có niềm đam mê với văn học và nghệ thuật nói chung. Phải chăng đây là một sự hồi đáp có ý thức hoặc vô thức với ước chế mạnh mẽ từ phía người cha đi theo hướng khoa học tự nhiên của ông và tỏ ra thờ ơ với nền văn hóa đại đồng hay không?
Quan niệm của Isaiah Berlin cho rằng mọi nhà tư tưởng, từ lúc còn phôi thai, về cơ bản đều muốn tẩy xóa đi sự hiện diện của người cha mình bằng cách tìm cách kết liễu những quan niệm thực tế hay có tính biểu tượng của người cha có thể coi là một quan niệm khá hữu ích ở đây khi tìm cách nêu ra ý nghĩa về tình yêu của Gadamer dành cho các ngành khoa học nhân văn, đồng thời khước bác các ngành khoa học tự nhiên. Nhiều nhà phê bình đã cáo buộc triết học của Gadamer là có tính phản khoa học. Đây là một phán đoán quá đơn giản. Ở đây, ta cần nhận thấy rằng, Gadamer luôn có một sự ngờ vực rất dễ nhận thấy nhắm đến một nền văn hóa chịu sự thống trị bởi lý tính khoa học.
Vào năm 1919, Johannes Gadamer nhận ghế giáo sư ở Đại học Marburg và Hans-Georg bắt đầu học triết học với học giả tân Kant, Paul Natorp, ở cùng một trường đại học. Ông đã viết luận án về “Bản chất của niềm khoái cảm theo các đối thoại của Plato” (The nature of pleasure according to Plato's dialogues) dưới sự hướng dẫn của Natorp. Vào năm 1922, Gadamer đã chịu sự giày vò bởi chứng viêm tủy xám (sau đó, ông cũng đã vượt qua được căn bệnh này). Ông đã bị cách ly vài tháng và ở trong thời gian này ông đã đọc triết học một cách hăng hái: ông đã làm việc với trước tác hiện tượng học kinh điển của Edmund Husserl Các nghiên cứu lô-gíc học (Gadamer đã gặp Husserl vào năm sau đó). Tuy chứng viêm tủy xám đã khỏi, nhưng đã mang lại di chứng nơi ông, khiến Gadamer đi bộ với tướng đi khập khễnh từ đó trở đi.
Gadamer và Heidegger
Vào năm 1922, sự kiện quan trọng nhất trong sự tiến triển tri thức của Gadamer diễn ra: ông gặp Martin Heidegger ở Freiburg. Heidegger đã có tác động rõ rệt lên tư duy của Gadamer từ thời điểm đó và Heidegger đã ảnh hưởng một cách sâu sắc và sâu rộng lên sự phát triển trong tương lai của Gadamer. Danh tiếng của Heidegger ở thời gian này, như là một giáo viên đầy lôi cuốn và là một tiếng nói mới ở trong triết học, đang có được một cách nhanh chóng, và ở trong những năm sau đó Gadamer đã chuyển đến Freiburg để dự các lớp học của Heidegger. Họ đã vun đắp nên một tình bạn đầy nỗ lực, mặc dù, lúc đầu quan hệ của họ là thầy trò. Gadamer đã trở thành trợ giảng đầu tiên của Heidgger ở Freiburg cũng như sau đó ở Marburg trong thời kỳ vào đầu những năm 1920 khi Heidegger có được vị trí mới ở đó. Say mê trước vị thầy đầy lôi cuốn của mình, học giả ham học Gadamer đã tìm cách tạo ra dấu ấn của mình nhưng không lâu sau đó đã bị từ chối dứt khoát như khi vị thầy của ông đã không mấy ấn tượng qua cách thể hiện của Gadamer. Heidegger đã công khai điều này ở trong bức thư gửi Gadamer vào năm 1924, ở đó ông đã đưa ra một lời bình sắc bén về tính cách của Gadamer cũng như không mấy ấn tượng sâu sắc về tác phẩm triết học của ông. “Nếu cậu không thể tập trung được tính hóc búa đầy đủ về chính bản thân cậu,” Heidegger đã viết bình luận về sự thể hiện học thuật của Gadamer, “thì chẳng điều gì sẽ đến với cậu cả.”[4] Hoàn toàn bị đè nén bởi sự coi thường cá nhân này ông đã bắt đầu hoài nghi năng lực của mình trong việc làm ra tác phẩm triết học đình đám, cho nên ông đã trở lại với nhiều nghiên cứu theo hướng văn học hơn. Gadamer đã mất một khoảng thời gian dài để thoát ra khỏi sự trì trệ vẫn còn về mặt triết học và sự mất mặt này sau nhiều năm vì những cảm giác của sự tự hoài nghi. “Qua một thời gian dài, sự viết đã giày vò tôi,” ở một lời thú nhận vào cuối đời, Gadamer đã viết như thế, “tôi luôn cảm thấy bị đày đọa rằng Heidegger đã và đang nhìn thoáng qua đôi vai tôi.”[5] Thật vậy, ông đã từng tuyên bố bỏ triết học ở thời điểm này để tái thiết lập những mối quan tâm của ông với văn học và tư tưởng cổ điển cũng như ngôn ngữ, tức là, để tách biệt khỏi những sự chộp bắt của một Martin Heidegger với tinh thần phê phán một cách khắc nghiệt. Tuy rạn nứt, nhưng Heidegger đã đồng ý hướng dẫn luận án sau tiến sĩ của Gadamer được đệ trình vào năm 1929 dưới tiêu đề “Diễn giải về Philebus của Plato” (Interpretation of Plato's Philebus). Đây là tác phẩm triết học trọng yếu đầu tiên của Gadamer, được ấn hành vào năm 1931 có tên “Đạo đức học biện chứng của Plato” (Plato's Dialectical Ethics). Trong suốt khoảng thời gian chiến tranh, Gadamer đã ít liên lạc với Heidegger, mặc dù sau năm 1945 họ đã liên lạc lại mãi cho đến khi Heidgger tạ thế vào năm 1976. Heidegger vẫn là một nhân vật đình đám nhất ở trong diễn trình tư tưởng của Gadamer và không sự ảnh hưởng nào khác có cùng tác động như thế lên tác phẩm triết học giai đoạn chín muồi của ông.
Gadamer và Đảng Nazi
Cả Gadamer và Heidegger vẫn ở Đức trong suốt thời Đế chế thứ ba nhưng trong khi sự rối ren đáng xấu hổ của Heidegger đối với Chủ nghĩa xã hội Quốc gia đã được chứng minh bằng tư liệu một cách rõ ràng thì mối quan hệ của Gadamer với Đảng Nazi là khá sơ sài và mơ hồ. Heidegger gia nhập Đảng Nazi vào năm 1933 bất chấp cho sự ngạc nhiên của nhiều sinh viên của ông. Ở thời điểm này Heidegger đã nắm giữ vị trí Hiệu trưởng đầy nhạy cảm về chính trị tại Đại học Freiburg. Những quan niệm và những bài viết của ông trong suốt thời gian này cho thấy những dấu hiệu rõ ràng về sự chấp nhận hoàn toàn hệ tư tưởng của Đảng Nazi. Mặc dù Heidegger đã cắt đứt quan hệ với Đảng Nazi trong một thời gian ngắn sau đó vào cuối đời, với sự xấu hổ của mình, nhưng ông không bao giờ xin lỗi vì hành vi của mình trong suốt giai đoạn này, và cũng không công khai chấp nhận rằng ông có tội, hầu mong một sự khoan dung, cho một sai lầm lương tri ghê gớm.[6]
Xét đến hành vi của Gadamer trong suốt giai đoạn Đảng Nazi, ông thuật lại rằng ông đã làm việc chăm chỉ trong suốt những năm chiến tranh với thu nhập ít ỏi. Ông đã kết hôn với Frida Katz vào năm 1923, và năm 1926, con gái đầu lòng của ông, Jutta ra đời.[7] Cuộc sống thật khó khăn trong giai đoạn này, vì ông phải làm việc với thu nhập thấp hơn so với thu nhập học thuật trung bình và phải dàn xếp những khó khăn khốn khổ đang phổ biến; đây là thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trên khắp nước Đức. Ông giữ một tiểu sử khiêm tốn và chấp nhận sự tiến bộ học thuật tăng dần theo cách của mình. Sau chiến tranh, tránh được mối liên hệ chính thức với Đảng Xã hội Quốc gia, “sự giải thể Nazi” là không cần thiết đối với ông. Không giống với trường hợp Heidegger, đã bị ngăn cấm giảng dạy trong vòng 5 năm sau chiến tranh. Vì Gadamer không bị vấy bẩn với Nazi nên những người Nga đã ủng hộ cuộc bầu cử của ông vào vị trí Hiệu trưởng của Đại học Leipzig (lúc đó thuộc Đông Đức) trong giai đoạn tái thiết ngay sau chiến tranh. Leipzig chịu sự thống trị của Liên Xô trong giai đoạn sau chiến tranh và Gadamer đã chuyển về phía tây ngay khi có cơ hội khi mà vị trí giáo sư ở Heidelberg, trước đây là của Karl Jasper, còn trống, ông đã đảm nhiệm chức vụ này.
Chống lại bức tranh được chấp nhận rộng rãi về việc Gadamer không dính líu đến Đảng Nazi trong những năm chiến tranh, những nghiên cứu gây tranh cãi gần đây – về giá trị hàn lâm có thể nghi ngờ cần phải được nói đến - đề xuất một quá khứ u ám của ông. Teresa Orozco[8] và Richard Wolin[9] tuyên bố rằng các hoạt động nhất định trong suốt thời kỳ Đế chế thứ hai cho thấy một mối quan hệ gần gũi với chủ nghĩa Nazi hơn bao giờ hết được công nhận rộng rãi bởi Gadamer. Trường hợp chống lại ông phụ thuộc vào những tuyên bố sau đây được nêu ra về các hoạt động của ông trong thời kỳ Nazi.
Ông đã nhận được các vị trí giáo sư, điều này để nói rằng, thông qua một sự tiếp quản không ngần ngại các vị trí “đã nghỉ”, tức là đã bị sa thải, từ các học giả người gốc Do Thái. Ví dụ, ông đã chấp nhận vị trí giáo sư để thay thế Richard Kroner, giáo sư người Do Thái ở Kiel. Điều này đã khẳng định rằng ông đã tham dự một khóa tập huấn mùa hè của Đảng Nazi cho các giáo viên đại học. Ông bị cáo buộc đề ra một bài thuyết trình về Herder (cha đẻ của chủ nghĩa quốc gia Đức) ở Paris trong suốt thời gian bị chiếm đóng. Cuối cùng, bài viết năm 1934 của ông “Plato và các nhà thơ” đã viện trợ cho các khái niệm phát xít của nhà nước, và theo một cách nào đó, đã góp phần ủng hộ hệ tư tưởng cho chế độ Nazi. Tác phẩm của Wolin và Orozco trình bày một “cuộc săn phù thủy” và những lời giải thích hợp lý để chống lại những trách nhiệm khác nhau thuộc về Gadamer. Khi được hỏi về giai đoạn này, Gadamer trả lời như một người tự do, ông không thích chế độ Nazi. Ông đã đứng về phía các đồng nghiệp Do Thái và bạn bè của ông, và đã một mình rời khỏi Đảng Nazi vì ông không phải là một mối đe dọa và sau cùng là vì họ không chiêu dụng các nhà triết học. Đồng thời, Gadamer tuyên bố đã đi theo con đường quen thuộc của “sự di cư nội tại”, nghĩa là, làm việc ở trong Đế chế Thứ ba nhưng về mặt tâm lý ông vẫn giữ vững khoảng cách của mình, tức là di cư theo nghĩa ẩn dụ.[10] Điểm cuối cùng này nghe có vẻ đúng. Gadamer đã viết rất ít trong giai đoạn 1933-1945 và ở giai đoạn này, như thể ông khép mình lại và làm cho mình vô hình; dù ông có bổn phận phải chống lại thái độ trung lập như thế với chế độ, thờ ơ với chế độ đó là một điểm đạo đức đáng bàn cãi. Ở các tác phẩm về Herder và Plato, bài luận viết về Herder không phải là một sự ngợi ca người Đức và bài viết về Plato nếu có bất cứ điều gì đó là một cảnh báo chống lại sự nguy hiểm của một nhà nước quá hùng hậu như thế, cho nên, nếu có bất kỳ điều gì đó, thì đó phải lật đổ chủ nghĩa Nazi hơn là ủng hộ nó. Richard Palmer, cựu sinh viên của Gadamer và là nhân vật tiểu biểu hàng đầu của thông diễn luận triết học ở Bắc Mỹ, đã thách thức lại những tuyên bố về lý lịch đáng nghi ngờ của thầy ông trong suốt giai đoạn Nazi cũng như sự gắn bó về mặt thực tế lẫn tri thức của ông với Chủ nghĩa Nazi trong bài "Một phản hồi lại Richard Wolin về Gadamer và Đảng Nazis” (Palmer, 2002). Quan điểm của Palmer cho thấy rằng, theo các bằng chứng, thật không hợp lý để đưa ra những tuyên bố này, nếu có hợp lý và các sự kiện cũng như những giả thuyết mà Wolin tấn công Gadamer phần lớn đều là giả mạo. Vào cuối đời, Gadamer rất ít nói đến những năm tháng của Đảng Nazi đến mức độ mà ban hội thẩm vẫn còn đinh ninh trước những cuộc tấn công vào Gadamer dựa nhiều vào phỏng đoán hơn là có bằng chứng rõ ràng. Tôi nghi ngờ việc này sẽ còn liên quan đến khá nhiều tác phẩm có tính lịch sử hơn nữa để có được một hình ảnh chính xác hơn. Không nghi ngờ gì nữa với việc xuất bản trong tương lai về trao đổi thư từ đầy đủ của Gadamer, và khi có nhiều tác phẩm khác được thực hiện dựa trên nội dung của các kho lưu trữ ở các trường đại học trong suốt giai đoạn Nazi, thì một bức tranh đầy đủ hơn sẽ xuất hiện.
Sau chiến tranh
Trong suốt những năm chiến tranh Gadamer rất ít liên lạc với Heidegger. Tuy nhiên, sau đó mối quan hệ bạn bè cá nhân đã được thiết lập trở lại nhanh chóng từ sau những năm 1940, khi Gadamer là giáo sư triết học ở Heidelberg, cho đến thời gian Heidegger qua đời vào năm 1976. Sự trở lại của Heidegger từ sự cách ly hậu chiến một phần nào đó nhờ vào Gadamer, mặc dù sự đại chúng hóa các tác phẩm của ông có được nhờ các nhà tư tưởng ở Pháp sau chiến tranh, nổi bật là Jean-Paul Sartre và Emmanuel Levinas, khá quan trọng khi lôi được con người Heidegger trở lại từ sự cô lạnh. Gadamer đã tổ chức tập sách kỷ niệm (Festschrift) vào năm 1949 nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần 60 của Heidegger và nhận thấy có trách nhiệm thường xuyên mời Heidegger đến giảng ở Heidelberg. Mối quan hệ thầy-trò đã kéo dài, tuy nhiên “nỗi kinh sợ” của Gadamer hiện diện nơi người thầy trước đây của mình này rõ ràng đã làm khó chịu đối với các sinh viên của ông, họ đã minh chứng đây như là sự quỵ lụy liên tục của ông với Heidegger.
Mặc dù có được ghế giáo sư toàn phần từ giai đoạn còn tương đối sớm, Gadamer đã không ấn hành tác phẩm nặng ký nào kể từ luận án sau tiến sĩ của mình và trong suốt những năm 1950 ông đã làm việc một cách cần cù nhưng thất thường để làm nên cái mà sau này trở thành kiệt tác của ông, Chân lý và Phương pháp. Danh tiếng quốc tế của Gadamer bắt đầu nổi lên sau khi ấn bản năm 1960 ở Đức của ông, Chân lý và Phương pháp. Từ đây trở đi, ông đã chuyển sang một người chú giải ít được biết đến về triết học Hy Lạp kinh điển và giảng viên đại học đầy tôn kính với tư cách là một trong những cái tên đình đám nhất ở trong cái được biết đến như là “thông diễn luận triết học”. Tác phẩm này được công nhận ngay khi đó như là tác phẩm quan trọng ở Đức và tranh luận mà nó khuấy động với tiếng nói trẻ đang xuất hiện ở trong lý thuyết xã hội, Jurgen Habermas, đã thêm vào sự nổi danh rộng mở của nó.
Chưa đến năm 1975 thì tác phẩm này đã được sang tiếng Anh và đã bắt đầu tạo ra dấu ấn của nó lên nền học thuật Mỹ. Chịu ảnh hướng nó phần lớn là những nhà lý thuyết văn học và các nhà khoa học xã hội hơn là các nhà triết học. Vào những năm 1990, tác phẩm của ông đã dần được công nhận bởi nhiều người như là một trong số những tác phẩm triết học quan trọng nhất của thế kỷ XX. Nó đã trình bày những vấn đề triết học theo chủ đề tuy còn bàn cãi và những vấn đề liên quan đến bản chất của nền văn hóa lẫn ý nghĩa. Nó là một phần rất lớn của tinh thần thời đại, và mặc dù nó, nói theo nhiều cách, là một sự khứ hồi, phần lớn có tính hoài cổ, nhìn lại thế giới mà chúng ta đã thất lạc. Nó phù hợp với tinh thần đang thịnh hành của tính hậu hiện đại, và điều này một phần nào đó, lý giải được sự nổi danh của nó.
Nghỉ hưu và sự công nhận quốc tế
Gadamer nghỉ hưu sau một cuộc đời gắn bó dai dẳng với đại học vào năm 1968 và ở thời điểm khi mà hầu hết các nhà hàn lâm đều nghĩ đến việc thoát ra khỏi các hoạt động hàn lâm và hạ bệ các kết ước học thuật thì sự nghiệp quốc tế của Gadamer lại vừa bắt đầu. Chân lý và Phương pháp đã đặt ông lên đẳng cấp toàn cầu. Ông đã trở thành giảng viên thỉnh giảng thường xuyên đến Mỹ trong nhiều năm liền, nổi bật ở Boston College, và đã viếng thăm thường xuyên trên thế giới, tham dự các hội thảo và giới thiệu nhãn hiệu thông diễn luận triết học của ông đến thế hệ các nhà học giả trẻ hơn. Sự nhấn mạnh ở trong tác phẩm của Gadamer lên truyền thống và nhu cầu cần để tái tuyên bố và khôi phục lại những tư tưởng cùng những quan niệm của thế giới tiền hiện đại đã khiến cho tác phẩm của Gadamer đánh đúng vào các nhà tư tưởng hậu hiện đại. Sự trao đổi nổi tiếng của ông vào năm 1981 với Jacques Derrida ở Paris, đã đăng đàn như là một sự chạm trán (hoặc nó có thể là một sự hòa giải chăng?) giữa thông diễn luận và giải kiến tạo. Nó còn đề cao thanh danh của Gadamer như là một nhà tư tưởng quan trọng dẫu cho thực tế rằng cuộc gặp gỡ không phải là một sự kiện, và khó tạo ra được những sự sắc sảo nhất định, không hoài nghi gì nữa, như nhiều người kỳ vọng. Thậm chí vào những năm sau, Gadamer vẫn tích cực viết các bài báo và tham dự các hội thảo, nhận lời các bài phỏng vấn, những sự tô vẽ hữu ích cho sự nổi tiếng và thanh danh của ông. Cũng như thế, các bài viết triết học mà ông đã nhắm đến mối quan tâm sắc sảo ở trong văn học, đặc biệt sự diễn giải về thơ trữ tình, và những nhận xét ở giai đoạn sau của ông về các nhà thơ như Rilke,[11] Celan,[12] Holderlin và George[13] đã mang lại bằng chứng cho sự hăng hái này.
Ông tạ thế vào năm 2002 hưởng thọ 102 tuổi. Thậm chí ở độ tuổi rất già ấy ông vẫn tích cực về mặt tinh thần và quan tâm đến các sự kiện trên thế giới. Một trong số các phát biểu trước công chúng cuối cùng của ông ở trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo tiếng Đức Die Welt khi ông bình luận về sự kiện 11/9 rằng “thế giới đã trở nên hoàn toàn xa lạ với tôi”.[14] Đây là một trong số ít những biểu cảm thất vọng của Gadamer như ở tác phẩm cuối đời của ông bàn về niềm hy vọng, không phải như là một ước muốn thần học mà như là một đặt tính thế tục tất yếu của đời sống xã hội. Sự xa lạ của thế giới mà Gadamer nói đến, có lẽ, là một bình luận thất vọng một cách tức thời về quan niệm đặc biệt của ông liên quan đến tính đàm thoại thông diễn ngay đây đã bị chuyển dịch một cách tiềm tàng thành cái gì đó đã lỗi thời và bất khả thi ở trong bộ mặt của sự phân rã của thế giới, sự ngưng hãm đối thoại và sự xuất hiện của các sự kiện không thể hiểu được. Trọng tâm của thông diễn luận triết học là sự hứa hẹn về một cái được chia sẻ, một sự đoàn kết đằng sau mỗi sự bất hòa. Với sự kiện 11/9, Gadamer có thể đã bắt đầu hoài nghi về sự hứa hẹn này.
Gadamer: con người và tác phẩm
Mặc dù ngày nay có nhiều tác phẩm khá hữu ích bàn về Gadamer nhưng rất khó để có được một bức tranh đầy đủ về con người ông: ông thích gì và ghét gì, các hoạt động ngoài hàn lâm của ông, tính cách và nhân cách của ông như thế nào. Ông rõ ràng là một con người trầm lặng và khiêm tốn nhưng lại lịch sự và thích giao du, cực kỳ rộng lượng trong việc dành thời gian của mình cho sinh viên và phần đông mọi người đều xem ông là một người thầy mạnh mẽ và đầy lôi cuốn. Là một người vui vẻ, ông thích kết giao với bạn bè, mạn đàm và uống rượu. Ông rõ ràng là một người văn hóa, theo nghĩa cũ trước đây về văn hóa, một con người hiểu biết nhiều về nghệ thuật cao cấp, âm nhạc và văn chương, đặc biệt là thơ trữ tình Đức hiện đại. Thậm chí, ở thế giới hiện đại, những loại hình nghệ thuật ý niệm, sắp đặt và ngẫu nhiên cũng được Gadamer quan tâm tìm hiểu về chúng ở trong các bài viết của ông bằng cách cho thấy rằng sự tha hóa và các tác phẩm nghệ thuật nan giải đều có thể dường như luôn có một khả năng đối thoại. Các tác phẩm nghệ thuật trình ra cho chúng ta và chúng ta có trách nhiệm là lắng nghe chúng.
Gadamer chẳng bao giờ viết tự truyện. Philosophical Apprenticeships[15](Thời gian học việc triết học) của ông còn hơn là một quyển tự truyện cá nhân, nó mang đến những phác thảo đậm nét về người thầy và người chỉ dạy ông. Sự hiện diện của Gadamer luôn mờ tối ở trong tác phẩm này và châm ngôn của quyển sách “De nobis ipsis silemus” (nói về mình, chúng ta nên im lặng) – theo đó cũng được sử dụng bởi Francis Bacon, Immanuel Kant và Paul Natorp, một trong số những người thầy của Gadamer - qua đó, để nói nhiều hơn đến tính khiêm tốn và trầm lặng của Gadamer. Thậm chí tiêu đề Philosophical Apprenticeships cũng đã nói đến sự tự ti của ông; theo phong cách thông diễn đúng mực ông xem chính mình như là một người học việc mãi mãi và luôn muốn học từ người khác lẫn miễn cưỡng ấn định quan niệm chân lý của người ta lên chân lý đám đông của một cuộc đối thoại. Trong thông diễn luận điều quan trọng không phải ở việc giả định một văn bản là có một thành viên trầm lặng và không nói mà đó lại là một lời nói tích cực ở trong một cuộc đàm thoại liên lũy; thực hành thông diễn đúng đắn là để lắng nghe văn bản và bổ sung cho nó. Theo nhiều cách, lối giải thích của Gadamer về cuộc đời của ông là một cuộc đời mà ở đó ông luôn là một bằng chứng trầm lặng.
Tiểu luận của ông “Reflections on my philosophical journey”, được viết cho Thư viện về các nhà triết học đang sống đầy danh tiếng (Library of Living Philosophers),[16] là một bài viết gần như có tính tự truyện. Giống Philosophical Apprenticeships nó là một mô tả rất hữu ích về cuộc đời tinh thần của Gadamer, sự phát triển tri thức của ông và những phản tư của ông về sự thành công cũng như thất bại của mình, nhưng ít nói đến niềm yêu thích và sự ghét bỏ của ông, thứ nhạc mà ông nghe, hội họa mà ông say mê. Hơn nữa, ông vẫn còn khuất lấp với một cuộc sống không mấy sinh động đầy tò mò. Bức tranh rõ ràng nhất về Gadamer, con người, xuất hiện từ tiểu sử ít nhiều đặc biệt của Jean Grondin được ấn hành không lâu sau khi Gadamer qua đời.[17] Bị coi như là tiểu sử của các vị thánh, tiểu sử của Grondin đã mang lại một chân dung đầy cảm thông và truyền cảm về Gadamer. Được viết với sự tán thành đầy miễn cưỡng ngay từ đầu từ phía Gadamer, tác phẩm của Grondin, thu được lợi ích từ việc đi vào hầu hết các bài viết của Gadamer, là có đầy đủ thẩm quyền nhất về cuộc đời của ông. Tuy nhiên, nó nhắm đến đánh bóng hơn về những năm tháng chiến tranh, chấp nhận mà không truy vấn về lối giải thích của Gadamer liên quan đến các sự kiện đó.
Những phác thảo ngắn gọn hữu ích khác là phác thảo của Robert Dostal[18] về cuộc đời và tác phẩm của Gadamer. Bên cạnh đó, còn có một món quà đầy ấm áp của Richard Palmer dành cho người thầy của mình trên tạp chí Symposium.[19] Theo nhiều cách, cuộc đời ông khá bình yên và không có sóng gió lẫn bi kịch như người ta so sánh có nhiều điểm tương tự với Wittgenstein, thay đổi liên miên từ vị trí giáo sư Cambridge, ở ẩn ở Nauy đến nhà kiến trúc sư, giáo viên, và nhà triệu phú ở Vienna, hay Sartre và sự dấn thân chính trị không mệt mỏi của ông ấy. Thế nhưng, cuộc đời Gadamer đã cho thấy một số những biến động lớn lao ở trong thế giới hiện đại và khá ngạc nhiên khi chúng ta nghĩ đến việc lúc ông sinh ra cùng năm với lúc Nietzsche tạ thế.
Về chính trị, Gadamer luôn tuyên bố rằng ông là một người tự do đúng mực bất kể những nỗ lực cho thấy rằng tác phẩm của ông đã biện hộ một cách dè dặt hiện trạng chính trị trong những năm tháng chiến tranh. Việc cổ xúy tự do của ông là không chê vào đâu được như chủ nghĩa khả sai (fallibilism) ở trong hạch tâm của thông diễn luận; quan niệm cho rằng chẳng có cái nhìn của người nào lại có tính độc quyền về chân lý cũng như chẳng có cái nhìn nào biện hộ cho sự trao đổi tự do giữa các ý niệm như là cái nhìn thượng thặng đặt trong bất kỳ một sự sắp xếp chính trị chín muồi nào đó vọng lại một cách mạnh mẽ ý niệm trung tâm của chủ nghĩa tự do hiện đại, John Stuart Mill. Tôi xem tác phẩm của Gadamer là có tính đối thoại theo nghĩa đen của việc “trì giữ” (keeping), nhưng cái trì giữ, truyền thống, không phải đang không thay đổi và đóng băng lại ở trong quá khứ mà là luôn kiến tạo nên tuyên bố của nó lên hiện tại và tương lai. Theo nghĩa này, Gadamer không thể được xem là một người thủ cựu vì tính mới mẻ và sự thay đổi ở hạch tâm của thông diễn luận của ông. Tuy nhiên, ông không bao bọc một cách duy ý chí mọi sự thay đổi. Giống Heidegger và Wittgenstein ông bao học một thứ chính trị của phê bình văn hóa nảy sinh từ Nietzsche đã loại bỏ những nền tảng của xã hội công nghiệp và sự thống trị của chủ nghĩa kỹ trị và chủ nghĩa duy lý khoa học.
Liên quan đến tôn giáo, Gadamer chẳng bao giờ chống đối lại niềm tin và đức tin tôn giáo ở trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Mặc dù về mặt quan niệm, ông là một người theo đạo Tin Lành, ông vẫn luôn giữ một khoảng cách nhất định với các tôn giáo có tổ chức, và một sự khẳng định về niềm tin, mặc dù nhiều người sẽ xem ở trong thông diễn luận triết học của ông có những suối nguồn dành cho một sự khẳng định như thế. Trong một bài phỏng vấn với tờ Triết học Cấp tiến, Gadamer được hỏi rằng: “Rõ ràng, từ những bài viết của ông, ông có một sự kính trọng kinh khủng vào kinh nghiệm tôn giáo và lý thuyết tôn giáo. Nhưng không thể nói có chăng ông là một tín đồ. Điều đó có thận trọng hay không?” Câu trả lời của ông rất thẳng thừng. “Đúng vậy, nó có thận trọng.”[20]
Như chúng ta đã lưu ý, Chân lý và Phương pháp, tác phẩm chủ đạo của Gadamer, được ấn hành khi ông vào độ tuổi 60. Trước thời gian này, mặc dù danh sách các tác phẩm đã công bố của ông rất ngắn, ông đã làm việc từ những năm 1930 về triết học Plato và Aristotle. Điều có tính cách mạng ở tác phẩm thời kỳ chín muồi của ông là năng lực của ông trong việc sử dụng thông diễn luận còn mới mẻ này như là thủ thuật diễn giải các văn bản cổ xưa. Các bài viết của ông về Plato và Aristotle độc đáo và ông xem xét Plato bằng cách trình bày một lối giải thích thông diễn về bản chất của đối thoại và lý do tại sao Plato lại sử dụng đối thoại hơn bất kỳ phương tiện truyền đạt nào khác cho các ý tưởng của ông. Quan niệm chuẩn mà tác phẩm của Plato biện hộ là một giải thích theo hướng phổ quát luận về chân lý bị thách thức bởi sự nhấn mạnh của Gadamer về bản tính tạm thời, khả sai và kiểm thử của nhận thức con người, đó là điều mà đối thoại tạo ra lập trường này một cách rõ ràng. Cũng như ở điểm này, Gadamer đã phá bỏ ý niệm chính thống trong tác phẩm của Aristotle, ở thời kỳ chín muồi của nó, là một sự cự tuyệt hoàn toàn chủ thuyết Plato. Gadamer liên tục trình bày Aristotle như thể chẳng bao giờ đi xa, thoát khỏi Plato, và ý niệm về một sự tuyệt giao triệt để giữa hai người thiếu đi tính khả tri thông diễn (hermeneutical plausibility).[21] Như là một nhà văn, phong cách của Gadamer tao nhã và gọn gàng. Chủ đề của ông có thể khó khăn và phạm vi tuyệt đối của phong cách học thức lẫn hàn lâm của ông có thể ghì sâu vào đó nhưng phong cách hành văn của ông rất rõ ràng. Chân lý và Phương pháp trình bày cho người đọc với một sự thách thức dữ dội, không chỉ vì tác phẩm rất dài và rời rạc, mà những luận điểm được khẳng định một cách rõ ràng và nhiệm vụ trọn đời của Gadamer như là một nhà giảng sư và giáo viên là bằng chứng thông qua ham muốn đối thoại của ông. Ông ít khi sai sót ở trong sự tù mù và mờ đục dẫu cho cấu trúc của Chân lý và Phương pháp xét trong khía cạnh nào đó là ít vững chãi.
Thật kỳ lạ, Gadamer viết rất ít trước trước tác Chân lý và Phương pháp vào năm 1960. Có rất nhiều lý do để giải thích cho điều này. “Sự di cư bên trong”, như đã nói ở trên, một thủ thuật của nhiều nhà hàn lâm và trí thức đã không rời khỏi Đức trong suốt thời Đế chế Thứ ba mà vẫn duy trì một sự im lặng ngoan cố như là một loại hình phản kháng thụ động là sự giải thích phần nào đó cho thất bại của Gadamer trong việc tạo ra nhiều hơn các bản thảo viết tay trong suốt thời kỳ này. Sau chiến tranh, Gadamer ở Leipzig, với tư cách là Giám đốc đã có gánh nặng trị sự lớn lao và điều này kéo ông khỏi việc ấn hành nghiên cứu các tác phẩm của mình. Một lý do được biết đến nhiều hơn về việc Gadamer ít ấn hành tác phẩm cho đến lúc ông chính thức về hưu là sự nhấn mạnh nhắm đến việc dạy học của ông. Trong bài phỏng vấn với Jonathan Rée và Christian Gehron trên tờ Radical Philosophy khi được hỏi về việc có chăng sự viết, theo ông, là một niềm vui khoái, ông đưa ra lời thú nhận bộc bạch sau:
Không, nó phải có tính mạnh bạo. Nó là sự tra khảo. Đối thoại là tốt. Thậm chí một cuộc phỏng vấn! Nhưng sự viết, với tôi luôn là một sự tra khảo rộng lớn… Tác phẩm chính của tôi đã được ấn hành khi tôi vào 60 tuổi. Uy tín của tôi như là một giáo viên hoàn toàn cao độ, và tôi đã là giáo sư toàn phần trong một thời gian dài. Nhưng tôi không ấn hành nhiều tác phẩm. Tôi đã tạo ra nhiều năng lượng của tôi ở trong việc dạy.[22]
Giống Socrates, Gadamer đặt sự nhấn mạnh lớn lao lên triết học như là một hoạt động thực hành, đối thoại sống động, vì thế giải thích cho sự chịu đựng của ông với các buổi phỏng vấn và đàm thoại. Thật vậy, tự thân triết học, giống như mọi thực hành diễn giải, về cơ bản là đối thoại, không phải là một chuyên luận có tính hệ thống hay tác phẩm triển hạn của lý thuyết. Theo cách này, chúng ta có thể xem lý do tại sao Gadamer tìm thấy sự kiến tạo nên một văn bản được mở rộng sẽ rất khổ sở như nó sẽ đi ngược lại quan niệm triết học của ông như là đối thoại hay đàm thoại. Điều này chứng tỏ, Chân lý và Phương pháp, tác phẩm triển hạn duy nhất của ông, gồm 500 trang dài ngoằng và khá nặng nề vượt ra ngoài điều đó, dường như không có nền tảng thiết yếu nào ở trong triết học thông diễn nữa. Tuy nhiên, bất kể những nan giải của ông với việc viết nên các tác phẩm trong Toàn tập (Gesammelte Werke), lên đến 10 tập khá đồ sộ. Nhưng đây là một khối liệu các bài viết chứ không phải các tiểu luận và khảo luận; Gadamer là một nhà văn của những phần ngẫu hứng, giống như Montague, về cơ bản ông là một nhà tiểu luận.
Sau Chân lý và Phương pháp, các tập hợp tiểu luận bằng tiếng Anh quan trọng của ông tiếp tục được ấn hành. Vào năm 1976, hai tập tiểu luận xuất hiện: Biện chứng của Hegel: Năm nghiên cứu thông diễn luận và Thông diễn luận triết học. Năm 1980 chứng kiến tập tiểu luận về Plato, được triển khai từ rất lâu vào những năm 1930, có tên Lý tính trong thời kỳ khoa học xuất hiện. Năm 1985, tự truyện Philosophical Apprenticeships xuất hiện và vào năm sau đó, một tập tiểu luận quan trọng của ông về nghệ thuật và mỹ học được xuất bản, The Relevance of the Beautiful and Other Essays. Năm 1989, một bản chép lại mối quan hệ của Gadamer với giải kiến tạo và sự gặp mặt ngắn ngủi của ông với Jacques Derrida, Đối thoại và Giải kiến tạo, được ấn hành. Năm 1992, tập hợp các nghiên cứu thông diễn luận xuất hiện có tiêu đề Hans-Georg Gadamer on Education, Poetry and History. Năm 1994 một tập các tiểu luận, đáp lại một cách rộng rãi niềm kính mộ với người thầy của ông nhưng đồng thời thể hiện sự khác biệt giữa hai nhà tư tưởng, được ấn hành, có tiêu đề Heidegger's Ways, và cùng năm đó, một loạt các tiểu luận khác xuất hiện bàn về lý thuyết văn học và tác phẩm của Goethe, Hölderlin, Rilke và Bach, có tiêu đề Literature and Philosophy: Essays in German Literary Theory. Năm 1996, chứng kiến một tập hợp các tiểu luận có vẻ khao khát trình bày một phê phán, từ viễn tượng thông diễn luận, bàn về bước ngoặt thực hành y học hiện đại từ nghệ thuật đối thoại với khoa học cứng rắn [y khoa], có tên The Enigma of Health: The Art of Healing in a Scientific Age. Điều này chứng tỏ rằng bản thân Gadamer phải biết đến một số bí mật liên quan đến vấn đề sức khỏe như ông khá khỏe mạnh ở vào độ tuổi 90 của mình, và với sức khỏe rất tốt ấy khi ông viết ra những tiểu luận bàn về y học này. Năm 1997, những diễn giải về thơ trữ tình khó hiểu của Paul Celan đã xuất hiện. Bên cạnh các tiểu luận này, còn có nhiều bài báo và rất nhiều các bài phỏng vấn, nhiều nhất trong số đó được tập hợp lại ở trong Gadamer in Conversation vàA Century of Philosophy.
Một tiểu sử xuất sắc về Gadamer, tối thiểu đến năm 1996, tức 6 năm trước lúc ông qua đời, được biên soạn ở trong Thư viện của các triết gia đang còn sống khá thấu đáo và dứt khoát.[23] Một nguồn tiểu sử tốt khác, liệt kê các sách được viết bởi Gadamer và bàn về Gadamer, được tìm thấy ở cuốn của Richard Palmer Gadamer in Conversation. Một nguồn tiểu sử xuất sắc khác nữa là Gadamer Bibliography của Etsuro Makita, có thể khả dụng trên trang web ở Đức và Nhật Bản, nhưng chưa có tiếng Anh.[24]
Phạm Tấn Xuân Cao dịch
[1] Nhiều thông tin tiểu sử dành cho chương này được lấy ra từ tự truyện bằng tiếng Anh về Gadamer, Hans-Georg Gadamer: A Biography của Jean Grondin (2003b).
[2] Grondin (2003b), tr.336.
[3] Xem lời cáo phó của Julian Roberts đăng trên tờ Guardian (18/3/2002) và một đoạn không ghi kí hiệu đăng trên tờ The Times (16/3/2002).
[4] Dẫn ở trong Grondin (2003b), tr.117.
[5] Được trích dẫn trong Grondin (2003b), tr.268.
[6] Về sự tham gia của Gadamer với Đảng Nazi xem Wolin (1993) và tác phẩm củaVictor Farias.
[7] Thông điệp này được nêu ra vào những năm 1940. Gadamer đã tái hôn vào năm 1950. Vợ mới của ông Kate Lekebusch là học trò và trợ giảng của ông. Con gái của họ Andrea chào đời vào năm 1956.
[8] Orozco (1996).
[9] Wolin (2000) và (2003).
[10] Về lối giải thích tốt nhất liên quan mối quan hệ của Gadamer với Đảng Nazi xem bài phỏng vấn của ông với Dorte von Westernhagen, “The real Nazis had no interest in us ...” (Đảng Nazi thực sự không lôi cuốn chúng tôi), in trong Palmer (2001), tr.115-32.
[11] Xem “Mytho-poetic inversion” trong Duino Elegies của Rilke , Connolly & Keutner (1988).
[12] Xem Gadamer (1997).
[13] Xem các tiểu luận khác nhau bàn về thơ ca ở trong Phần 2, “Hermeneutics, poetry, and modern culture” trong Misgeld & Nicholson (1992).
[14] Được trích dẫn trong Grondin (2003b), tr.335.
[15] Gadamer (1985).
[16] Hahn (1997).
[17] Grondin (2003b).
[18] Xem tác phẩm xuất sắc của R. J. Dostal “Gadamer: The man and his work”, trong Dostal (2002).
[19 ]Palmer (2002).
[20] Xem (1995), tr.35.
[21] Những dẫn nhập tốt nhất vào các cách đọc của Gadamer về Plato và Aristotle ở trongDialogue and Dialectic (1980) và The Idea of the Good in Platonic-Aristotelian Philosophy (1986).
[22] Xem Ree (1995), tr.27.
[23] Xem Hahn (1996), tr.556-602.
[24] Xem http://www.ms.kuki.tus.ac.jp/KMSLab/makita/gdmhp/ghp_gabi_d.htm1.
tin tức liên quan
Videos
Khuynh hướng cách tân trong thơ Việt Nam sau 1975
Hội nghị đánh giá tác động về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” và lấy ý kiến dự thảo Nghị định xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”
Bàn về “Học thật, thi thật, nhân tài thật” ( Kỳ 2)
Phân tầng xã hội và di dộng xã hội ở Việt Nam hiện nay [kỳ cuối]
Những âm thanh vang vọng núi rừng Tương Dương
Thống kê truy cập
114559224

2241

2301

2542

226767

122920

114559224