Những góc nhìn Văn hoá
Ý niệm “Thể” và nguyên tắc tâm lý làm chủ

Về ý niệm “Thể” của Việt học thì tâm lý học có thế hiểu như thế này.
Phật học định nghĩa tâm lý của cái Tôi/Ta là sự tổng hợp của “Năm yếu tố”, thường gọi là “Ngũ uẩn”.
“Năm uẩn là năm yếu tố hay năm nhóm kết hợp lại tạo thành con người ; hay nói cách khác, con người là một hợp thể của năm yếu tố: 1. Sắc uẩn (Rùpa) là yếu tố sinh lý - vật lý; 2. Thọ uẩn (Vedanà) là yếu tố cảm giác; 3. Tưởng uẩn (Sãnnã) là yếu tố tri giác, là sự nhận biết đối tượng giác quan hay tâm lý; 4. Hành uẩn (Sankhàra) là yếu tố tâm lý hoạt động ngoài thọ và Thọ và Tưởng, là những tâm lý tạo động lực đi tới tạo nghiệp và kết quả của nghiệp như ước muốn, quyết định… thuộc ý chí còn gọi là Tư; 5. Thức uẩn (Vinãna) là yếu tố nhận thức, phát hiện sự có mặt của đối tượng, gồm có sáu thức. Thức làm nền tảng cho Thọ, Tưởng và Hành, theo Duy thức học thì có tám thức. Thức là Tâm vương (Citta); Thọ, Tưởng, Hành là Tâm sở (Cetassika)”… (1,2,3)
Ở mức độ triết học, ý niệm “Thể” là sợi dây trừ tượng kết hợp “Năm yếu tố” để chỉ định tên cho vật: “cái thể ấy có tên là”. “Năm yếu tố” là diện tâm lý cho phép hành uẩn và thức uẩn “quan niệm” cái thể là gì để con người có sinh hoạt xã hội thông qua lời nói với nhau là lời thật. Từ đó, văn hóa có những tử ghép như bản thể, tâm thể, cơ thể… hoặc thể diện, thể chế, thể xác… Khi luận rộng hơn là tử ghép “xxx-thể” diễn tả một thể có hay còn sự năng động (dynamique) và “thể-xxx” thì kém hay hết năng động (inertie). Động chuyển (cinétique) giữa hai trạng thái này là “biến thể”(4). Giữa “xxx-thể” và “thể-xxx” là quan hệ biện chứng âm dương như giữa “tâm thể” và “thể xác”. Chuyện không còn là “giải thể”.
Triết học phương tây có ý niệm “corpus” không xa với cái “thể” của phương đông(5). Gốc của corpus là “từ cơ thể của Chúa Trời” uốn nắn hình con người khi tạo sinh thế gian trong bảy ngày đầu khai thiên lập địa. Như thế có hai điểm quan trọng: 1) Chủ của con người thuộc về đâu? ; 2) Định nghĩa ai là chủ để “truyền ngôi”, “đại diện” và “sinh tạo”. Các thuyết triết học và xã hội của phương Tây đều nhận sự ảnh hưởng này, không ít nhiều tranh luận với nhau và với tôn giáo.
Với “cá thể” hay “tập thể” thì như thế nào? Cái “cá thể” có sức sống là do sự năng động của “Năm yếu tố” cấu tạo ra ý thức và hành động của từng người một mà do đó tôi biết “tôi là tôi, ta là ta”, tức tôi làm chủ con người của tôi. “Tập thể” cũng sinh tồn như thế vì tập thể có bản sắc của đám đông dẫn đến ý thức cộng đồng và có dân tộc tính, tức là “dân tộc là dân tộc”, người nước này khác với nước kia mặc dù chung một văn hóa.
Đường dây giữa “ta là ta” và “dân tộc là chúng ta”rất khó giữ vì không so sánh được nhưng phải thông khoán sự khác biệt và cách phân ranh của nó với nhau. Sự biển thể lên xuống và qua lại giữa hai mức độ ấy là nguyên tắc tâm lý “cái thể nào (có) quyền làm chủ”để xác nhận với nhau sự “ai nắm chủ quyền”ở mức của cá thể và ở mức của một tập thể. Nói cách khác, sự biển thể giữa hai mức độ ấy là do nguyên tắc tâm lý “nắm quyền làm chủ”.
“Toàn thể dân tộc” xác nhận quyền làm chủ Trường Sa và Hoàng Sa vì có yếu tố lịch sử và con người sống tại chỗ. Ở mức này, tâm lý chủ quyền là “cái đó là của chung”. Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của một nước là một nguyên tắc của luật quốc tế (tiếng Pháp: souveraineté).Ở mức “cá thể con người”, quyền làm chủ “tôi là tôi” làm rõ thêm “luật bất khả xăm phạm” (inviolabilité) ranh giới da thịt. Dễ hiểu nhất là sự bất khả xăm phạm về tình dục đi đôi với luật tôn trọng tâm thể do qui chế người công dân.
Nói cách khác, “chủ thể”của “mọi thể”cơ bản là sự đồng ý vể chuẩn bất khả xăm phạm. Người là chủ “tài sản”của người, kể cả tài sản vô hình của trí tuệ, tức là cái tôi có hành là nhờ cái sắc, cái thọ và cái tưởng đã từng có trong cái tôi sống với xã hội.
Như thế, đường dây chéo giữa tập thể và cá thể có một cái gút. Tránh rối nhùi cái gút là phải rõ đâu là cái thể riêng và đâu là cái thể chung, và nên biết quyền làm chủ, ai thay mặt cá thể tôi, ai thay mặt tập thể, và không “mượn”qua và mượn lại cái tên đó để hành động tùy tiện.
- https://thuvienhoasen.org/a11651/bai-2-nam-uan-ngu-uan
- Từ điển Phật học. NXB Tôn giáo, 2006.
- LUONG C.L.: Anthropologie bouddhique, Paris, L’Harmattan, 2018.
- Biến thể của Ovide, Quế Sơn dịch, NXB Tổng hợp Tp HCM, 2019.
- Le “Thể”vietnamien: du “có thể”, le Probable jusqu’à l’accès consubstantiel à l’essence de la Personne. Université Paris VII Jussieu. In : Cahier d’Etudes Vietnamiennes, Đại học Quốc Gia TP HCM, N°22, 2011-2012.
- .*. TsBs Lương Cần Liêm (Đại học Paris 5)
tin tức liên quan
Videos
Cái chết của nữ chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái
Hội nghị đánh giá tác động về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” và lấy ý kiến dự thảo Nghị định xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”
Phùng Hưng và Ngô Quyền có hai quê Đường Lâm
Bàn về “Học thật, thi thật, nhân tài thật” ( Kỳ 2)
Khuynh hướng cách tân trong thơ Việt Nam sau 1975
Thống kê truy cập
114559012

229

2301

2330

226555

122920

114559012