Những góc nhìn Văn hoá
Có một thế hệ thầy giáo làm thơ

Báo Giáo dục & Thời đại số 109/1999, trang Văn nghệ nhà trường, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi giới thiệu bài MẸ của Nguyễn Lê. Bài thơ vang bóng một thời, được đăng trên tuần báo Văn nghệ năm 1966 và được in trong tuyển tập Thơ chống Mỹ cứu nước - xuất bản khoảng năm 1967.
Chỉ vài dòng chấm phá lại bối cảnh những năm tháng đầu cuộc chiến leo thang bắn phá miền Bắc của không quân Mỹ, Nguyễn Bùi Vợi đã giới thiệu đầy đủ, chính xác về hoàn cảnh sáng tác để dẫn dắt nội dung bài thơ và làm người đọc xúc động, thương cảm, sau cùng tác giả bình giải: “Sau bài thơ này, bạn đọc vẫn chờ, dài cổ chờ mà không thấy? Anh không làm thơ nữa hay anh đã....?”
Thưa nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi và độc giả! Nhà thơ Nguyễn Lê tên thật là Nguyễn Văn Bốn. Ông thuộc lớp thanh niên miền Nam vượt tuyến ra Bắc năm 1955, từng là Thanh niên xung phong trên công trường xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Sau đó ông tiếp tục học cấp 3 ở trường Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên. Tốt nghiệp khoa Văn trường ĐH Sư phạm Vinh (khóa 2) ông về dạy học ở trường cấp 3 Trần Phú (Hà Tĩnh), ngôi trường nằm bên bờ sông La, ở ngay trên quê hương đồng chí Tổng bí thư đầu tiên của Đảng. Nguyễn Lê viết bài MẸ vào năm 1966 trong thời gian trường Cấp 3 Đức Thọ (tách ra từ trường Trần Phú vào năm 1965) sơ tán về xã Đức Hòa. Năm 1973 ông đi B, công tác ở Tiểu ban Giáo dục Trung ương cục miền Nam.
Khi viết bài MẸ Nguyễn Lê đã ở tuổi 30. Có nghĩa nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi đã phán đoán sai cả về tuổi tác và quê quán. Rất may là điều Nguyễn Bùi Vợi... phân vân và lo lắng đã không xảy ra. Nay tác giả bài MẸ đã ngoại lục tuần và đang nghỉ hưu ở thành phố Hồ Chí Minh, chứ không phải là “hay anh đã...”.Ông vẫn sáng cà phê, tối lai rai “thơ túi rượu bầu” với bè bạn và các thế hệ học sinh chúng tôi mỗi khi có dịp hạnh ngộ.
Những năm dạy học ở Hà Tĩnh là thời kỳ thầy Nguyễn Văn Bốn làm thơ nhiều nhất. Và không chỉ có thầy Bốn làm thơ mà có thể nói hồi ấy ở Hà Tĩnh có cả một thế hệ thầy giáo làm thơ như thầy Xuân Hoài, dạy cấp 3 Cẩm Xuyên, sau này là Giám đốc Sở VHTT Hà Tĩnh; thầy Trần Tấn Hành, dạy trường THSư phạmỞ trường cấp 3 Đức Thọ ngoài thầy Bốn còn có ba thầy giáo làm thơ, đó là thầy Nghiêm Đa Văn (sau chuyển ra công tác ở báo Người giáo viên nhân dân, nay là báo Giáo dục & Thời đại), thầy Quốc Anh (quê ở Nam Hà, bị bom Mỹ giết hại ở trận địa pháo phòng không gần bến phà Linh Cảm), thầy Trần Vĩnh Tuấn (về sau là Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ - Hà Nội). Chúng tôi thường đọc thơ của các thầy trên các chuyên san Văn nghệ và báo địa phương, báo Người giáo viên nhân dân.
Hà Tĩnh không phải là quê hương nhưng tác giả bài MẸ vẫn yêu vùng đất ấy với nỗi nhớ không nguôi. Thỉnh thoảng Nguyễn Lê vẫn có thơ gửi cho một người nào đó. Ví như: “Thơ anh thường nhớ sông La/ Nhớ sông là cớ để mà nhớ em...”. Không chỉ có nhớ người, dù xa cách đã ngót 30 năm nhưng đến bây giờ thơ ông vẫn nhớ rượu ngon nổi tiếng vùng chợ Giấy, xã Đức Thanh:
Quê em Thanh Lạng rượu nồng
Một chung nho nhỏ bềnh bồng trên mây
Cái nhìn em đến là hay
Không chung rượu cứ trên mây bềnh bồng.
Ông nhớ cả những điều lạ lùng của vùng đất này:
Dãy núi xanh sao gọi Núi Hồng
Cầu bên xóm vắng gọi Cầu Đông
Rú Nài không thấy nài đua ngựa
Bước đến Đò Trai chạm má hồng.
Đọc bài bình trên báo Giáo dục & Thời đại tôi gọi điện thoại thông báo cho tác giả bài MẸ. Tác giả nhờ tôi chuyển lời: “Nhờ trời Nguyễn Lê còn sống để đọc được và cảm ơn nỗi lo âu của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi. Tôi rất tiếc là chưa được gặp người đã “Đi qua xóm núi Thậm Thình”. Đời có những cuộc hẹn không thành. Dù vậy, tôi vẫn muốn được tiếp anh ở Sài Gòn.
(Nguồn “Từ Huế - chuyện trò lai rai”, tập 2, NCB Đà Nẵng, 2006)
tin tức liên quan
Videos
Thành phố Vinh: Đa dạng các hoạt động văn hóa, du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5
Cái chết của nữ chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái
Hội nghị đánh giá tác động về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” và lấy ý kiến dự thảo Nghị định xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”
Phùng Hưng và Ngô Quyền có hai quê Đường Lâm
Bàn về “Học thật, thi thật, nhân tài thật” ( Kỳ 2)
Thống kê truy cập
114558956

2274

2280

2274

226499

122920

114558956