Những góc nhìn Văn hoá
Tin và mong vào những đổi thay của ngành Văn hóa!
Các đại biểu tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3 ngày 24/11/2021 ở điểm cầu tỉnh Nghệ An. Ảnh Hồ Hà
Năm 2021 đã khép lại với đủ đầy cảm xúc. Có nỗi buồn - niềm vui, có cay đắng - hạnh phúc, có những phấp phỏng lo âu và cả tiếng thở phào nhẹ nhõm. Chúng ta đã bước qua một năm đầy khó khăn, mất mát vì đại dịch Covid - 19 và sẽ vẫn còn đối mặt với nó trong tương lai. Tuy nhiên, không có nghĩa ta đang bước vào 2022 với một bức tranh chỉ toàn màu xám trong tay. Giữa màn đêm của khổ đau và mất mát, giữa chống chếnh, hoang mang, đau thương, ta vẫn thấy sáng lên niềm hy vọng. Hy vọng khi những kết nối được phục hồi; khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… được vận hành trở lại. Và, có lẽ, chưa khi nào chúng ta đặt niềm tin lớn lao như thế vào tình người. Trong khó khăn, thử thách, ta đã được chứng kiến vô vàn nghĩa cử cao đẹp của đồng bào trong nước dành cho nhau; thấy sự tận tâm và sẵn sàng hy sinh của lực lượng tuyến đầu cũng như của rất nhiều cá nhân, tổ chức thiện nguyện trong xã hội. Sức mạnh của đoàn kết một lần nữa lại hiện diện rõ nét. Đó là nội lực đã giúp chúng ta vượt qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử và, hôm nay đây, thêm một lần được khơi lên để ta vững tin vào sức mạnh của văn hóa, của những giá trị tinh thần.
Đặc biệt, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3 (11/2021) được tổ chức sau 75 năm kể từ Hội nghị lần thứ nhất (24/11/1946) đã mở ra rất nhiều kỳ vọng cho tương lai. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”, vai trò, sức mạnh của văn hóa là không cần chứng minh và không thể phủ nhận. Chính sức mạnh văn hóa đã giúp chúng ta tồn tại, giúp chúng ta thoát ra khỏi mọi ách đô hộ, thống trị để có được độc lập, tự do. Văn hóa đã luôn đồng hành cùng với mọi biến đổi, thăng trầm của dân tộc. Nó không chỉ là một ngành nghề, một vài hoạt động cụ thể mà có mặt trong chính trị, kinh tế, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là sức đề kháng, là nội lực, là một yếu tố mà nếu mất đi ta không còn là ta nữa. Trong thời đại toàn cầu hóa và tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp như hôm nay, chúng ta lại càng thấy rõ vai trò to lớn đó. Chính vì thế mà sẽ không quá khi khẳng định rằng: Văn hóa là nền tảng, là động lực của sự phát triển.Đáng tiếc thay, thời gian qua, đây đó vẫn còn một bộ phận cán bộ, người dân nhận thức chưa đầy đủ, chưa sâu sắc về giá trị của văn hóa. Một số chính sách cho ngành văn hóa còn chậm được triển khai hoặc chưa đúng hướng. Nói cách khác, suốt một thời gian khá dài, văn hóa chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức và chưa thực sự được đặt ở vị trí xứng đáng. Đó là lý do dẫn đến rất nhiều các vấn đề bất cập tồn tại trong xã hội hiện nay.
Vì lẽ đó, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3 đã mở ra cho ta niềm tin vào những đổi thay. Ta thấy được Đảng, Nhà nước đã và đang quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho văn hóa. Ta thấy được mong muốn, quyết tâm thay đổi, chấn hưng văn hóa để từ đó khơi dậy những khát vọng lớn lao của dân tộc. Hy vọng, với những chỉ đạo sát sao, những trao đổi sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và người làm văn hóa trên cả nước, chúng ta sẽ được thấy một tương lai khởi sắc hơn cho lĩnh vực văn hóa.
Chương trình nghệ thuật chào đón năm mới 2022 chủ đề " Khát vọng sông Lam" với mong muốn văn hóa Nghệ An sẽ có nhiều khởi sắc hơn nữa trong những năm tiếp theo. Ảnh Hồ Hà
Điều quan trọng hàng đầu và cần làm ngay lúc này là phải thay đổi nhận thức, tư duy và cách thức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Chúng ta phải tăng “sức đề kháng” cho nền văn hóa dân tộc, để các giá trị văn hóa tốt đẹp không trở nên biến dạng, méo mó hay bị lấn lướt bởi những giá trị du nhập từ bên ngoài. Bên cạnh đó, thời gian tới sẽ cần đầu tư tương xứng hơn cho văn hóa, nhất là trong đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn hóa, nghiên cứu văn hóa. Bởi, chỉ khi chúng ta có một đội ngũ làm nghề có đủ kiến thức, nhiệt huyết, đam mê, chúng ta mới có thể triển khai hiệu quả những chính sách đã đề ra; tìm tòi được những cách làm mới, hay và có sức hấp dẫn.
Dẫu biết khi dịch bệnh vẫn còn hoành hành, khi thế giới và trong nước vẫn đối mặt với vô vàn khó khăn, chúng ta sẽ không thể đòi hỏi quá nhiều vào những đổi thay, vào bước đột phá của ngành văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta có quyền kỳ vọng vào những chuyển biến tích cực phía trước. Chúng ta tin và mong, mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức sẽ biết yêu và gìn giữ lấy những giá trị văn hóa trong đời sống hàng ngày. Chúng ta tin và mong những giá trị tốt đẹp, đích thực sẽ được khơi dậy mạnh mẽ trong lòng dân tộc. Chúng ta tin những thay đổi dù nhỏ hôm nay sẽ tạo nên nhiều thành quả tốt đẹp trong tương lai!
tin tức liên quan
Videos
Đền Hồng Sơn
Chuyển đổi số và liên thông Thư viện - xu hướng phát triển tất yếu
Hình ảnh các thầy cô giáo trong thơ ca
Một nước Nhật quá xa xôi!
Kí hiệu không gian rừng sim trong tác phẩm điện ảnh "Mắt biếc"
Thống kê truy cập
114513266
252
2315
21203
220139
121356
114513266