Người xứ Nghệ

Phan Bội Châu (Phần IV)


IV. NHÀ VĂN VIẾT VỀ NGƯỜI ANH HÙNG CỨU QUỐC

Phan Bội Châu không chỉ là nhà văn chính trị mà còn là một nhà văn nghệ. Nhưng là người ngay từ lúc còn đeo đuổi thi cử, đã coi việc lập thân bằng sự nghiệp văn chương là hèn hạ, khi chọn con đường làm người hào kiệt cứu dân cứu nước thì đồng thời Phan Bội Châu cũng lựa chọn một quan niệm văn học. Quan niệm văn học của ông còn rất gần quan niệm Nho gia chính thống: đề cao văn chương chính đạo, khinh thường văn nghệ, coi nó là phù phiếm chỉ để mua vui. Trong thời kỳ hoạt động chính trị sôi nổi, ngoài những lời kêu gọi, những bài chính luận, Phan cũng có viêt smột số tác phẩm mang tính chất văn nghệ. Trước gương hy sinh của nhiều đồng chí, ông thấy có trách nhiệm ghi lại cho đời sau biết về họ. Trong lúc phong trào cách mạng gặp khó khăn không khỏi xảy ra tình trạng chán nản, dao động về tinh thần và bất hòa chia rẽ trong tổ chức, ông phải động viên giáo dục quầnchúng và đồgn chí. Nhưng cũng trong tình hình vấp váp khó khăn như vậy, Phan Bội Châu vẫn ít làm thơ bộc bạch, ký ngụ tâm sự, viết cho mình như nhiều nhà nho trong trường hợp đó thường làm. Ở Phan Bội Châu mục đích hoạt động chính trị và quan niệm văn chương giáo huấn vị đời cho phối khó chặt chẽ tư tưởng khi cầm bút.

Từ năm 1920 nhất là từ năm 1922 vì sinh kế, Phan Bội Châu phải làm nghề viết báo. Từ viết báo ông bắt buộc phải viết văn nghệ. Với tư liệu và vốn sống tích lũy được trong đời hoạt động của mình, ông viết một số truyện ngắn và tiểu thuyết. Viết văn nghệ đối với ông là một việc làm bất đắc dĩ. Một bước đi không tự giác. Với quan niệm chính thống về vưn học ông ìm mọi cách làm cho văn chương mình viết có ích. Ông chọn những đề tài lịch sử đem tư tưởng yêu nước cách mạng để giáo dục, viết truyện để treo gương. Chủ nghĩa anh hùng mà ông quan tâm khá liên tục trở thành nội dung tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm văn nghệ mà ông viết.

Đề xướng duy tân để cứu nước, các nhà nho yêu nước đầu thế kỷ đã bắt đầu bằng việc phê phán người hủ nho và bàn về phẩm chất người quốc dân. Nhưng người quốc dân mà “Đông Kinh nghĩa thục” đề xướng vẫn chưa phải là người hành động cứu nước trong một tổ chức cách mạng. Phan Bội Châu ôm ấp mộng làm hào kiệtcũng đã là phủ định hủ nho. Khi hoạt động cứu nước, vận động tổ chức chính đảng, trong thực tế ông phải quan tâm đến khả năng thành bại, đến việc lựa chọn và đào tạo những con người mới. Ông phải suy nghĩ về những người anh hùng hành động cứu nước cụ thể. Phan Bội Châu đề cập đến chủ nghĩa anh hùng và người anh hùng trong nhiều bài chính luận và sách biên khảo và điều đáng chú ý là các tác phẩm văn nghệ của ông hầu như chỉ nói đến có một nhân vật: người anh hùng cứu nước.

Khi mô tả nhân vật anh hùng vào tác phẩm nghệ thuật không những quan niệm văn học của ông là cũ mà ông lại không quen thuộc nghệ thuật viết văn hiện đại. Ông sử dụng một cách rộng rãi kinh nghiệm viết văn cũ để viết truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại, mang dấu vết rõ rệt của một quá trình cách tâ nghệ thuật truyền thống để nói nội dung đổi mới. Tất cả tinh thần táo bạo và sức sáng tạo của Phan Bội Châu là ở công việc cách tân nội dung và nghệ thuật đó.

1. Tuồng Trưng nữ vương

Tác phẩm văn nghệ thực sự đầu tiên của Phan Bội Châu là tuồng Trưng nữ vương, sáng tác vào năm 1911 ở trại Bản Thầm (Thái Lan). Năm 1910, khi ở trong nước, Duy tân hội bị khủng bố, tan rã mà ở Trung Quốc hoạt động gặp bế tắc, Phan Bội Châu chủ trương đưa các đồng chí sang Thái Lan lập trại cày “làm kế lâu dài”, trong cuộc sống mới, Phan tuy “không cày bừa được nhưng cũng nón mê áo rách, kiếm củi hái rau” với mọi người (PBCNB, 137). Cuộc sống tập thể nhất là vào lúc gặp hoàn cảnh khó khăn, cần đến sinh hoạt văn nghệ. Phan Bội Châu đã làm ba bài ca Ái Quốc, Ái chúng, Ái quân cho anh em chăn trâu, làm ruộng hát và sáng tác tuồng Trưng nữ vương cho anh em diễn.

Theo nề nếp lúc đó, chắc Phan Bội Châu không viết thành văn cả vở tuồng. Người sáng tác chỉ xếp đặt cốt truyện (tích) và đặt một số lời hát. Khi “tập trò”, “diễn trò” diễn viên mới thêm bớt, ứng khẩu thêm thành vở tuồng hoàn chỉnh. Tuồng Trưng nữ vương mà ta có ngày nay đã trải qua sự sửa chữa của nhiều thế hệ diễn viên nhưng nội dung cốt truyện và những bài hát thì chắc là của Phan Bội Châu.

Mục đích sáng tạo của ông là “cổ vũ tấm lòng yêu nước… gieo hạt giống cách mạng ở giữa khoảng nước biếc non xanh” (Ngục trung thư). Theo quan niệm tuyên truyền của mình, Phan Bội Châu đã đương đại hóa cốt truyện lịch sử, làm người xem tiếp xúc với cuọc sống không phải của thế kỷ I trước ông nguyên mà với cuộc sống của thời kỳ thuộc Pháp đầu thế kỷ XX (thuế má, cảnh sát hứa thưởng Bác đẩu bội tinh cho ai bắt được Thi Bằng, lý trưởng đút lót 5 hào cho Từ Phú…). Những chi tiết phi lịch sử, đội mũ thuộc địa cho tên Thai thú đời Hán như vậy nằm trong một quan niệm thống nhất của ông khi viết về đề tài lịch sử.

Phan Bội Châu có dụng ý thay đổi chủ đề của câu chuyện và do đó cả cốt truyện để làm cho cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng phản ánh thực tế đấu tranh chống Pháp và nhất là phản ánh quan niệm cứu nước của ông. Trong sử sách, viết theo quan điểm phong kiến, Trưng Trắc vì thù chống mà nổi lên đánh đuổi Tô Định, sau khi thắng lợi, giành lại được đất nước hai bà lên làm vua. Phan Bội Châu giải thích sự kiện lịch sử đó thành ta một cuộc vận động chống áp bức dân tộc. Thi Sách và Trưng Trắc đã nuôi chí đánh đuổi Tô Định từ trước. Việc Tô Định sai Thi Sách đi thu ngọc trai, ngà voi chỉ là một kế thử thách. Mâu thuẫn đối kháng giữa hai bên đã diễn ra từ trước. Báo thù cho Thi Sách chỉ là cái cớ của cuộc khởi nghĩa. Trưng Trắc lên làm vua cũng là do tình thế “quốc dân suy đái, tướng sĩ hàm tôn, thế trẫm khó từ nan, phải đảm đương dân chủ” (Tuồng Trưng nữ vương, Trang 18).

Với dụng ý nhấn mạnh nội dung “Thù dân so với thù chồng nặng hơn”, không những ông giới thiệu tâm trạng uất ức của Thi Sách, nguyện ước khôi phục đất nước của Trưng Trắc, Thi Bằng mà còn trình bày hai tuyến nhân vật và khung cảnh khác với tuồng truyền thống. Tuồng truyền thống (không kể tuồng đồ) là một thể loại nghệ thuật căn bản có tính chất cung đình. Chủ đề tư tưởng của tuồng là đề cao trung hiếu tiết nghĩa. Nhân vật thường chia ra hai tuyền trung, nịnh rõ rệt. Hành động sân khấu thường là những âm mưu tranh đoạt ngôi vua, là cuộc đấu tranh của những người tôi trung nghĩa chống lại bọn phản nghịch. Tuy cũng có lúc tuồng đề cập đến tình cha con, mẹ con, vợ chồng, anh em, bè bạn… nhưng cuộc sống bình thường, đời sống xã hội và nhân dân không có vai trò đáng kể trên sân khấu. Khung cảnh của hành động sân khấu tuồng thường là cảnh triều đình, cảnh chiến trường. Trong tuồng Trưng nữ vương, bên cạnh tên Thái thú tham tàn và giảo quyệt, còn có Từ Phú, Trần Quý không được mô tả như những tên gian nịnh trong tuồng cổ mà như những tên bán nước hèn hạ. Bên cạnh Trưng Trắc, không phải chỉ có Thi Sách, Trưng Nhị, Thi Bằng mà còn có Liên Hoàn, lý trưởng, thằng mõ, cô Hoe bà … tập thể nhân dân trên biển và miền núi có vai trò rõ rệt trên sân khấu. Chủ đề tư tưởng thay đổi mà khung cảnh cũng thay đổi. Trong tuồng Trưng nữ vương cũng có cảnh triều đình, cảnh chiến trường, nhưng nổi bật  trong đó lại là cảnh nông thôn. Đây là những làng xã có bô lão, có trai tráng, có thằng mõ, có quan về hiếu thị, có phòng, lính về quấy rối sách nhiễu và nhất là có người

“Biết dăm ba chữ, ra giữ lý trưởng cho làng. Ba chén rượu huênh hoang, quan về đòi cũng rứa, lính về đòi cũng rứa. Từ việc thuế, việc khóa, đến công ích, công sưu, rày vạn sự đáo đầu, một mình min lo cả, một tay min liệu cả. Qưyền rơm vụ đá, tiếng cả nhà không, ai cũng biết ơn lòng, ai không biết cũng mặc ý. Được tình thì mất lý, lợi quan thì hại dân”.

                                                                   (Tuồng Trưng nữ vương, trang 28)

Trong khung cảnh đó có quan hệ vợ chồng, anh em, làng xóm; người đàn ông là lý trưởng hay cô Hoe lái đò lấy uy thế gia trưởng mắng át vợ và người vợ hiền hòa tránh xung khắc, đưa “chén rượu nhạt với đĩa cá kho” để “ông uống cho thơm tho”, giữ cho tình nghĩa vợ chồng êm mát. Tâm trạng của nhân dân cũng được chú ý. Ở đây có những người dân sẵn sàng hưởng ứng khởi nghĩa, mong “bao giờ sẵn có cơ quan” thì được tham gia mà cũng có những cụ bô lão tưởng có “việc chèo việc hiếu, việc tang khó trong dân” thì “lật đật không kịp chít khăn” ra đình nói một cách rất kẻ cả: “Chúng tôi ăn lo đã lắm rồi”, nhưng đến khi nghe bàn chuyện chống giặc thì không dám “làm chi điều già nó trót đời, mang áo tơi mà chết”. Ở đây cũng có những người “nhân tình nước nể, thế sự xéo bè”, chịu khó nhọc kiếm ăn nhưng không chịu cứu giúp Thi Bằng vì sợ nguy hiểm “làm phúc không bằng xúc lấy tội. Ở đây có người đầy tớ (thằng Hề) cũng biết thương chủ, nhưng hai lần vì khó khăn hay vì sợ nguy hiểm đã từ chối, trốn tránh không chịu giúp chủ. Đến khi cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi, Hề được Bà Trưng gọi đến, anh ta cũng sợ mang tiếng “bắt cá hai tay”, nhưng cũng tự an ủi

Chữ quyền chữ tước, ai nỏ mon men

Đồng bạc đồng tiền, ai không lóc lẻm.

          Thấy công việc không có gì nguy hiểm khó khăn, Hề chạy rất mau để “thầy sung sướng thầy, tớ sung sướng tớ” (trang 95)

          Đến chủ đề yêu nước đoàn kết dân tộc thay cho chủ đề trung hiếu tiết nghĩa, Phan Bội Châu cũng đã đem con người và cuộc sống xã hội bình thường vào tuồng, làm cho tuồng thay đổi tính chất.

          Nổi bật trong tuồng Trưng nữ vương là nhân vật phụ nữ. Trưng Trắc là nhân vật chính. Bà cầm đầu cuộc khởi nghĩa và cuối cùng lên ngôi vua. Nhưng Phan Bội Châu không mô tả bà như một tướng lĩnh anh hùng, một nhân vật xuất chúng. Bà là người yêu nước “sợ tâm vốn đã nguyền cùng thiên địa, xin đem mình phó với giang sơn”, nhưng bà cũng là một người đàn bà bình thường. Khi Tôn Sách hỏi ý kiến thì nhường quyền quyết định cho chồng. Khi chồng chết cũng đau đớn, bộc lộ một phút yếu đuối giao động, phải có Thi Bằng nhắc khéo bà mới trở lại con người anh hùng vì nước. Khi Thi Bằng bị hy sinh, bà tỏ ra bối rối, nói với Trưng Nhị: “Dạ chị rầy chín khúc rối ren, thôi muôn việc có lẽ nhất triều mà tận phế” (trang 83). Phải có Trưng Nhị can ngăn và Liên Hoàn khuyên bảo “bà làm thế tối sợ rồi sai việc”, Trưng Trắc mới lại hành động sáng suốt. Đánh đuổi được bọn Tô Định, bà nghĩ ngay đến chuyện làm chay cho chồng, chứ không phải lên ngôi vua. Đối với việc làm vua bà đắn đo băn khoăn vì mình là “phường cân quắc”, không dám “đương chức cả ngôi cao”, làm “điều không phải” với tướng sĩ và nhân dân.

           Nổi bật bên cạnh Trưng Trắc ngoài Trưng Nhị còn có Liên Hoàn, là một thị tỳ, Liên Hoàn là một người tận tâm với chủ, hơn thế nàng là người yêu nước, đảm đang và quyết đoán. Liên Hoàn không những không ngần ngại nhận nhiệm vụ coi sóc việc nhà cho Trưng Trắc đi đánh giặc mà còn chủ động về thuyết phục anh tham gia khởi nghĩa. Liên Hoàn đã thuyết phục anh và chị dâu một cách rất hợp tình hợp lý mà cũng đã can ngăn Trưng Trắc một cách sáng suốt đúng lúc. Bên cạnh người nữ thanh niên đó, cô Hoe bà, cụ già chèo đò trên sông Bạch Đằng cũng là một hình ảnh rất đẹp. Cố là một người căm thù giặc, khinh bỉ “những đồ ma khái, tôi tớ người mà cõng rắn cắn gà nhà”(trang 54). Cố cũng là người can đảm, dám cứu Thi Bằng vì biết hai chú cháu Thi Bằng vì dân, vì nước mà chịu thiệt. Trong quan hệ với xung quanh vả cố Hoe bà, Liên Hoàn và cả Trưng Trắc nữa cư xử như những người đàn bà Việt Nam bình thường.

          Viết tuồng nhưng Phan Bội Châu không có ý định sáng tác văn nghệ. Nghệ thuật đối với ông chỉ có một ý nghĩa đáng kể là tuyên truyền cho chủ trương chính trị. Ông đã cho Thi Sách đem nội dung yêu nước, đoàn kết dân tộc của ông, hiểu thị cho dân miền biển, miền núi, để quan Hàn lâm ra trước trận đọc hịch kể tội giặc (Tô Định hay Pháp?) và để cho nhà sư tụng bài: “Phen này cắt tóc đi tu” của Nguyễn Quyền thay cho bài kinh để làm chay. Ông viết theo sự chỉ đạo của tư tưởng chính trị chứ không phải theo yêu cầu những quy định về nghệ thuật của thể loại. Viết tuồng không phải khó đối với Phan Bội Châu. Phú vốn là thể loại Phan viết thành công nhất. Thế nhưng ông không quan tâm đến nghệ thuật mà có thể là không am hiểu nghệ thuật cả bài bản làn điệu của tuồng chèo, cả nghệ thuật xây dựng nhân vật và kết cấu của một vở tuồng, vở kịch.

          Phan Bội Châu đã dùng nghệ thuật sân khấu cổ truyền để tuyên truyền cho chủ trương bạo động cứu nước, đoàn kết dân tộc, và qua đó thể hiện cả tư tưởng dân chủ của mình. Ông có dụng ý rõ rệt đề cao vai trò của nhân dân, của những người anh hùng vô danh trong cuộc cứu nước giành độc lập. Trưng Trắc đã không tiếp Từ Phú và Trần Quý, mà để cho hai tên phản bội “ra lạy tạ quốc dân, quốc dân thỏa thì ta cho sống” (trang 93). Sau khi chiến thắng, tiến hành ban thưởng cho những người có công trạng, Trưng Trắc khen thưởng cố Hoe bà trước các tướng sĩ với lý do “Kẻ vô danh mà giữ lấy can trường, biết tiếc nước biết thương dân là mấy có”. Thế nhưng ở đây ta cũng cần lưu ý đối với Liên Hoàn, người nữ tỳ đã giúp đỡ rất nhiều cho cuộc khởi nghĩa, đã có công “thanh toán miếu đường” thì bà Trưng cũng chỉ tuyên bố “kén trong văn võ lưỡng ban, để trạch phối cho đáng đôi đáng lứa” (trang 101). Ta không thấy Liên Hoàn được ban tước, được đặt vào vị trí quan trọng trong triều đình. Sự thiếu công bằng đó chứng tỏ vấn đề vị trí xã hội và chính trị của phụ nữ trong tư tưởng còn có chỗ hạn chế.

Phan Bội Châu đưa nhân dân, cuộc sống xã hội bình thường vào tuồng, làm cho bộ môn nghệ thuật này bớt tính chất cung đình, có tính chất nhân dân cao hơn, có ý nghĩa cách tân quan trọng về thể loại. Trong tuồng Trưng nữ vương “một số đoạn lại viết theo lối kịch bản chèo”, “hạn chế cho diễn viên sân khấu tuồng” (Hoàng Châu Lý. Sơ khảo lịch sử tuồng.Nxb Văn hóa,1973, trang 144). Về một mặt, đó là do “tác giả không nghiên cứu kỹ công năng của các làn điệu hát” (SGK), nhưng mặt khác, tác giả hay cả diễn viên nữa, phản ánh một chặng đường phát triển trong văn học lúc đó: cách tân nghệ thuật chính thống bằng cách tiếp thu nghệ thuật dân gian. Ở đây là đem cuộc sống thôn xóm với cái cười đả kích của chèo vào tuồng.

2. Truyện và truyện ngắn

Một thể loại mà Phan Bội Châu viết khá nhiều là “truyện” những người yêu nước đã hy sinh trong phong trào chống Pháp, nhất là những người cùng với ông lưu vong sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Lịch sử phong trào Đông du là một lịch sử hùng tráng và bi thảm. Nghe theo tiếng gọi cứu nước, nhiều người đã bỏ nhà, bở nước ra đi, quyết tâm khôi phục đất nước. Nhưng trong thực tế, hoạt động cách mạng không được chuẩn bị chu đáo, cơ sở cách mạng không được chuẩn bị chu đáo, cơ sở cách mạng tổ chức không chặt chẽ. Ra nước ngoài, họ gặp đủ mọi cảnh khốn khổ: quân giặc bắt bớ, khủng bố, mật thám theo dõi, chính phủ Nhật Bản, nhà đương cục Trung Quốc ngược đãi và thường xuyên họ chịu cảnh thiếu thốn, đói rét, bệnh tật, lần lượt người này đến người khác hy sinh. “Có người đánh giặc mà chết, có người mạo hiểm mà chết, có người chết để thực hiện chí mình” (Đặng Đoàn Bằng. Tựa Việt Nam nghĩa liệu sử). Là người chịu trách nhiệm về phong trào và với từng người, Phan Bội Châu rất đau xót trước tình cảnh đó. Mỗi lúc có người hy sinh, ông lại ghi chép về họ, mong lưu danh họ trong sử sách, mong dùng tấm gương của họ giáo dục những người đang sống. Phan làm công việc đó rất liên tục. Trong Việt Nam vong quốc sử ông đã chép về các văn thân chống Pháp cuối thế kỷ XIX, và từ năm 1907-1908 khi Tăng Bạt Hổ về nước ốm chết, Trần Đông Phong uất ức tự tử, ông đã ghi chép về họ; cho đến khi về già ở Bến Ngự, ông còn viết truyện Tiểu La, truyện Phan Tây Hồ. Một số truyện ông viết được thu thập, in trong cuốn Việt Nam nghĩa liệt sử. Việt Nam nghĩa liệt sử tập hợp ghi chép của nhiều người: có truyện chỉ là vài dòng tiểu sử sơ sài, nhưng có một số truyện viết cẩn thận, có tính chất văn học. Có một số nhân vật, một số chi tiết liên quan riêng đến Phan Bội Châu và hầu như chỉ có Phan Bội Châu mới biết. Những truyện đó thường cũng là những chuyện viết có tính chất văn học nhất. Ta có thể căn cứ vào đó để bàn về cách viết truyện của ông.

Đối tượng Phan Bội Châu đưa ra viết truyện là bè bạn, là đồng chí, một số đông trong đó là học trò, là người dưới quyền, về hàng tuổi tác là hàng con cháu của ông nhưng Phan viết về họ không chỉ với tình cảm đồng chí thiết tha mà với cả tấm lòng đau xót tự trách mình kém cỏi, có trách nhiệm gây ra sự hy sinh của họ. Việc người thật, việc thật, nhắm theo gương, giáo dục lại tâm tình sùng kính người xưa như vậy tự nhiên Phan Bội Châu dễ đi theo hướng tiếp thu nghệ thuật của thể loại liệt truyện trong sử ký.

Liệt truyện là một thể loại mà Tư Mã Thiên sáng tạo, dùng để viết sử ký, về sau ảnh hưởng đến cách chép sử, chép gia phả, viết bi ký… Liệt truyện thường là kể sự tích một người có kèm lời đánh giá. Khi viết thành văn bi ký thường có cả lời ca hay lời minh bằng thơ ở cuối bài. Đây là một thể văn trang nghiêm viết vể người thật, việc thật, không được dưa vào đó những chi tiết tầm thường, rườm rà. Người viết thường đứng ở cương vị con cháu, người dưới viết để ghi công, để ca tụng, tất nhên không tránh khỏi thêm bớt, tô điểm, nhấn mạnh những mặt tốt, che giấu, kiêng tránh những mặt yếu, những thiếu sót, nhưng về nguyên tắc liệt truyện đòi hỏi sự chân thực, không được hư cấu. Vì lẽ viết truyện một người nên quan niệm con người của Nho gia chi phối khá rõ rệt cách lựa chọn chi tiết đưa vào liệt truyện. Liệt truyện là người kể toàn bộ, có đầu đuôi cuộc đời của một người cho nên người ta thường chú ý đến gia thế với quan niệm phúc ấm, đến đạo đức theo quan niệm cương thường, đến kinh lịch, sự nghiệp, quá trình thành đạt trong cuộc đời. Trong liệt truyện, người ta cũng chú ý đến khắc họa một vài nét tiêu biểu của tính cách nhân vật nhưng thường là với thái độ nghiêm chỉnh, sùng kính và viết rất gọn. Văn liệt truyện phải viết ngắn, cô đọng, đĩnh đạc, không chuộng hoa mỹ. Người viết có thể có mặt nhưng tự kiềm chế và giữ thái độ khách quan, tôn trọng đối với nhân vật. Trong liệt truyện có lời bình luận, nhưng bình luận phải hết sức gọn, hầu như bằng một số thuật ngữ xếp loại định sẵn bằng cách dùng điển tích gây liên tưởng đến một hình ảnh có sẵn trong sử sách. Đó là lời bình luận theo sử bút nghĩa là phải xác đáng, thành lời bàn “thiết trạch thiên cổ”.

Vào thời đại của Phan Bội Châu, đó là thể loại phổ biến thích hợp để ghi chép chuyện các đồng chí đã hy sinh. Nhưng so với yêu cầu viết để tuyên truyền giáo dục thì nó có nhược điểm. Thứ nhất nó hạn chế những tình tiết cụ thể gây xúc động. Thứ hai nó hạn chế việc trình bày ý kiến phân tích để thuyết phục. Trong điều kiện viết truyện không phải để khắc lên đá, viết lên trướng hay chép vào một bộ sử mà là in thành sách, người viết có điều kiện viết dài hơn và tự do hơn. Đó là thực tế đã làm cho Phan Bội Châu đi từ liệt truyện, mở rộng thành truyện và cuối cùng thành truyện ngắn. Nếu chúng ta so sánh các truyện Nguyên Hàm, Trần Quý Cáp, Đặng Thái Thân, Nữ liệt sĩ Đinh phu nhân trong Việt Nam nghĩa liệt sử với Chân tướng quân, Nhà sư ăn rau, Tái sinh sinh, truyện Phạm Hồng Thái, thì chúng ta nhìn thấy rõ ràng quá trình cách tân từ liệt truyện đến truyện ngắn của Phan Bội Châu. Từ lối kể có đầu có đuôi chuyện thực ngắn gọn và khô khan, cuối cùng Phan Bội Châu đã chú ý tả cảnh, tả người, chú ý sắp xếp cốt truyện, chọn lịc và hư cấu những tình tiết nhằm làm cho truyện ly kỳ hấp dẫn. Liệt truyện trở thành truyện ngắn (như trường hợp Nhà sư ăn rau hay Tái sinh sinh). Từ lối kể cuộc đời theo một khuôn mẫu định sẵn cuối cùng Phan đã chia chuyện ra từng đoạn, phần phân tích bình luận chiếm vị trí quan trọng nhất: liệt truyện trở thành ký (như trường hợp Chân tướng quân  hay Truyện Phạm Hồng Thái). Phan Bội Châu chưa phân biệt phương pháp viết truyện, truyện ngắn và ký theo quan niệm phân chia thể loại văn học hiện đại nhưng rõ ràng do nhu cầu phát biểu tư tưởng tình cảm của bản thân mà ông đã đi từ liệt truyện đến hai thể loại mới đó. Trong cả mấy loại truyện đó của Phan Bội Châu nghệ thuạt viết văn còn chịu ảnh hưởng của nền văn liệt truyện nhưng tư tưởng chính trị và quan niệm làm người của ông đã thay đổi hình dáng của liệt truyện một cách khá cơ bản.

Trước hết, thực tế cuộc đời của một người hoạt động cách mạng tẩnung ở ba khâu giác ngộ, hoạt động và hy sinh khác hẳn với cuộc đời của các nhân vật liệt truyện truyền thống; mặt khác quan niệm về đời người, về phẩm chất con người cũng đã biến đổi theo thời đại. Ở một số truyện, Phan Bội Châu còn chú ý nói đến gia thế, nhưng là với một ý định khác trước; ông coi đó là toàn cảnh đi vào con đường cách mạng, hoặc là có cha anh yêu nước anh hùng, ảnh hưởng giáo dục gia đình tốt nên thuận lợi, hoặc là sinh ra trong gia đình quan lại, sinh ra trong gia đình nghèo hèn, hoàn cảnh éo le, khó khăn để nhấn mạnh tinh thần, phẩm chất đặc biệt của nhân vật được nói đến. Ta không thấy ở đây quan niệm phúc ấm, báo ứng nữa. Về tính cách Phan Bội Châu cũng chú ý nhiều đến đức, nhưng ở đây cũng không còn quan niệm đạo đức của con người chức năng theo luân thường. Phẩm chất cao quý mà ông chú ý mô tả là tinh thần căm thù giặc, yêu nước, cương quyết tự nhiệm táo bạo, chịu khổ và hy sinh. Cuộc đời, tính cách nhân vật cũng chưa được đặt vào hoàng cảnh cụ thể để mô tả chi tiết, nhưng những nét đưa ra, nhất là hoàn cảnh tham gia cách mạng và trường hợp hy sinh đều khá sinh động. Nhiều chuyện tuy vẫn là kể, và bằng một lối viết ngắn gọn nhưng lại viết với xúc cảm trữ tình rất dạt dào. Người viết vẫn tự kiềm chế nhưng tình cảm và tư tưởng vẫn trào ra đầu ngọn bút. Dưới truyện vẫn thường có mấy bài thơ hay câu đối, phúng viếng nhắm ca tụng người đã hy sinh, nhưng phần đó đã thành bộ phận độc lập, có khi không phải của người viết mà cũng không gắn một cách hữu cơ với phần trên. Những truyện viết trước năm 1916 (khi Việt Nam nghĩa liệt sử được xuất bản) của Phan Bội Châu tuy vẫn còn dấu vết của liệt truyện, nhưng rõ ràng đã có những cách tân đáng kể. Về sau, khi viết báo, Phan Bội Châu viết một số truyện gần với truyện ngắn, ký. Trông những truyện viết thời kỳ đó, ta thấy Phan Bội Châu đã chú ý đến sắp xếp cốt truyện, đến mô tả, đến phân tích. Hư cấu giữ một vai trò đáng kể. Trong truyện đã xuất hiện từng đoạn tả cảnh, bình luận. Lời viết đã xa liệt truyện nhưng cùng còn rất xa truyện ngắn hiện đại. Truyền thống kể chuyện kiểu phương Đông vẫn chi phối cách sắp xếp cốt truyện; truyền thống làm văn vẫn chi phối cách viét. Không thay đổi được quan niệm thế giới và quan niệm văn học, Phan Bội Châu không thể quan niệm được một nhân vật, một hoàn cảnh để xây dựng những truyện ngắn theo kiểu hiện đại.

Nếu so sánh với các truyện ngắn viết cùng thời ở trong nước của các tác giả chịu ảnh hưởng văn học Pháp thì truyện ngắn của Phan Bội Châu khá lạc hậu về mặt nghệ thuật. Nhưng đứng về mặt lịch sử văn học thì truyện ngắn của ông là bước phát triển trên cơ sở truyền thống văn học dân tộc, là bước đường phát triển tự thân của văn học  phương Đông để đi đến văn học hiện đại. Cho nên nó có giá trị bằng chứng rất quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử phát triển truyện ngắn.

Bằng những truyện ngắn của mình, Phan Bội Châu đã để lại cho đời sau hình dáng của cả một thời đại. Trong liệt truyện có đủ mặt các từng lớp, các thế hệ, các địa phương và người nào cũng có những phẩm chất tốt đẹp, yêu nước, anh hùng, có tác dụng giáo dục cao. Những điều ông viết là người thật việc thật nhưng không phải chỉ có giá trị sử liệu - về mặt ấy nhiều khi những liệt truyện ông viết không thật chính xác đầy đủ - về mặt giá trị văn học, những nhà vận động cách mạng như Nguyễn Hàm, Trần Quý Cáp,  Đặng Thái Thân đã được khắc họa thành hình tượng văn học. Cái chết của Hoàng Trọng Mậu, Trần hữu Lực, Nguyễn Quỳnh Lâm, Đinh Doãn Tế mỗi người một cách đã để lại cho người đọc những ấn tượng bi tráng khó quên.

Nếu như những lời kêu gọi của Phan Bội Châu làm cho mọi người được khích lệ, dám hành động, dám hy sinh để cứu nước thì với những truyện ngắn ông lại đưa ra những tấm gương cụ thể cao cả chứng minh cho những lời kêu gọi đó, làm mọi người thấy phẩm giá của người Việt Nam đẹp hơn, lòng tin tưởng và tự hào về dân tộc được nâng lên cao hơn. Ghi chép về những anh hùng hy sinh vì sự nghiệp cứu nước không chỉ là chuyện “lưu lại một tia ánh sáng trong khoảng trời đất” mà “sử Việt Nam nghĩa liệt viết ra trước  tức là sử Việt Nam độc lập viết theo sau” (Nguyễn Thượng Hiền. Tựa Việt Nam nghĩa liệt sử). Với ý nghĩa đó việc Phan Bội Châu liên tục viết truyện các đồng chí đã hy sinh đóng góp một phần rất quan trọng cho văn học của dân tộc.

3. Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử

Trong sáng tác của Phan Bội Châu thời kỳ lưu vong có cả một quyển tiểu thuyết: Trùng Quang tâm sử. Trùng Quang tâm sử viét bằng chữ hán được công bố trên Binh sự tạp chí ở hàng Châu từ số 89 (tháng 9 năm 1921) đến số 132 (tháng 4 năm 1925) chỉ hai tháng trước khi ông bị Pháp lừa bắt. Nó có thể được viết từ trước. Trong Phan Bội Châu niên biểu, tác giả liệt Trùng Quang tâm sử vào trong số tác phẩm được viết trước khi bọ Long Tế Quang bắt giam (19/1/1914), nhưng căn cứ vào nội dung tư tưởng tác phẩm, vào tình hình công bố cách quãng trên báo, ta có thể nghĩ rằng nó được viết xong vàơthì gian chậm hơn. Tuy được công bố từ năm 1921 đến 1925 nhưng đối với công chúng Việt Nam mà ngay từ đầu quyển sách ông đã nhăm nhe thì phải chờ hơn 30 năm, sau khi cách mạng tháng Tám thành công, tác phẩm được sưu tầm, dịch ra tiếng Việt mới được đọc nó, mới nghe được lời keu gọi: “Quốc dân ơi! Đồng bào ơi ! Dậy! Dậy! Dậy! Dậy mà nghe tôi kể chuyện… của tổ tiên ta (TQTS, 21) Đề tài của quyển tiết thuyết rút từ lịch sử, nói vè cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của Trần Quý Khoáng. Mục đích viết sách của Phan là dùng tấm gương lịch sử để giáo dục, thức tỉnh đồng bào cứu nước. Về hình thức, Trùng Quang tâm sử vẫn thuộc loại tiểu thuyết chương hồi, nhưng đọc nó ta vẫn thấy dấu vết của một quá trình cách tân thể loại như ở trong tuồng và truyện ngắn của ông.

Trùng Quang tâm sử viết về một đề tài lịch sử. Nhưng đó không phải là một quyển tiểu thuyết lịch sử: thực tế lịch sử không được tôn trọng. Vói dụng ý thay đổi chủ đè câu chuyện, tác giả đã chỉnh lý cả lịch sử để trình bày một quan niệm chính trị diễn tả một mơ ước chính trị của mình. Tác giả nhập hai cuộc khởi nghĩa chống Minh của Trần Quý Khoáng và của Lê Lợi làm một, thay đổi vai trò của các nhân vật lịch sử, biến mưu đồ chống Minh, khôi phục ngôi vua của Trần Quý Khoáng, Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân tahnhf một cuộc khởi nghĩa của nhân dân để giành độc lập, giống với cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và mang màu sắc chính trị của phong trào Duy tân hội đầu thế kỷ XX. Theo tác giả, đây là câu chuyện dã sử kể theo lời các ông già đọc sách chữ Thổ, chứ không phải theo chính sử chép bằng chữ hán.

Lấy địa điểm khởi nghĩa là vùng Nghệ Tĩnh, hai cuộc khởi nghĩa đó về thời gian gần nhau và có liên quan với nhau. Nhưng đây không phải là một sự nhầm lẫn. Phan Bội Châu đã thanh minh vì sao mình kể chuyện khác chính sử (xem TQTS, trang 174 – 175), nhưng đó không phải là sự thực. Chọn thời điểm từ lúc nhen nhóm cuộc khởi nghĩa cho đến khi thu phục được thành Nghệ An, trước lúc kéo quân ra Bắc, xảy ra trận Bô Cô, giảm nhẹ vai trò của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, Trần Quý Khoáng, đem nguyễn Xí người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Lê Lợi giữ vai trò quan trọng và thêm vào rất nhiều nhân vật hư cấu, tác giả có dụng ý trình bày cuộc khởi nghĩa khôi phục đất nước theo tư tưởng chính trị khác chính sử: đoàn kết toàn dân giành độc lập, vai trò quyết định trong cuộc khởi nghĩa là nhân dân chứ không phải hoàng tộc và quan lại. Những người giác ngộ, tự nguyện cứu nước, những người anh hùng vô danh có vai trò quan trọng không thua kém gì những quý tộc quan lại được sử sách ghi tên. Sự đổi thay đó làm cho Trùng Quang tâm sử khác các tiểu thuyết chương hồi truyền thống.

Chuyện thực lịch sử nói vè một người thuộc tôn thất nhà Trần là Trần Quý Khoáng đánh gặic đẻ khôi phục ngôi vua. Trong tiểu thuyết, các đảng hữu cùng “tôn ông Khoáng lên làm vua” “nối nghiệp nhà Trần” (TQTS, 173 – 174), nhưng trong Trùng Quang tâm sử không có tư tưởng chính thống. Không ai nhắc đến quyền nối ngôi của con cháu họ Trần. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu ở trại Trùng Quang không có người trung nghĩa mà chỉ có những người yêu nước và căm thù giặc. Nguyễn Cảnh Chân tuy có nhiều công lao nhưng không phải là một ông quan trung nghĩa mà thay hẳn vai trò thành là một nhà nho vì thù giặc mà bất đắc chí, “có ruộng có trâu đều bán hết để cúng cho ma rượu” (TQTS, 63), gặp ông Ký rồi mới tham gia nghĩa quân. Cuốn tiểu thuyết không mở đầu bằng việc bàn về lẽ phế hưng trị loạn mà cũng không kết thúc ở chỗ Trần Quý Khoáng, Đặng Dung bị bắt, cơ nghiệp nhà Trần tan tành hẳn.

Trại Trùng Quang là một thứ “nước tự do lâm thời” (TQTS, 30) trong khi đất nước đã bị giặc chiếm đóng. Nhưng đó cũng là một sơn trại có địa thế hiểm yếu, “phía cực tây của trại giáp với Sơn man, nhìn xuống dòng sông lớn, tựa lưng vào núi, rừng già xanh biếc bao phủ xung quanh”. Hơn trại có “vài trăm khoảnh ruộng”, có “khe suối làm mương tưới nước cho ruộng. Trên bờ khe có hơn một trăm gian nhà” (TQTS, 46). Trong trại cũng hình tahnhf một thứ “tụ nghĩa đường” của các anh hùng hảo hán. Sơn trại phảng phất giống Lương Sơn Bạc.

Thế nhưng con đường đưa các anh hùng hảo hán đến đó thì lạo khác Thủy Hử. Phan Bội Châu cực tả sự tàn ác của cảnh áp bức dân tộc. Dưới sự thống trị của quân Minh, người nông dân đem hết số thóc thu nhập cả năm bán hết cũng chưa đủ nộp thuế (TQTS, 24). Mỗi người tráng đinh phải nộp ít nhất là 70 đồng mới lấy được giấy bảo đảm (một thứ thẻ thuế thân như hồi Pháp thuộc – TĐH) Nếu không bán trâu thì không làm gì có đủ số tiền đó, anh Lục phải tính nước tự tử để khỏi phải lấy giấy bảo đảm lưu lại trâu cho vợ con làm ăn, “chết đi để giữ gìn tính mạng cho cả nhà” (TQTS, 51). Người dân mất nước không chỉ có khổ mà nhục. Bọn quan lại nhà Minh khinh bỉ dân nước Nam hết chỗ nói. Tên Thừa Tuyên sứ bắt mọi người đi qua cổng chợ phải “cúi đầu làm lễ” đôi giày “đại biểu cho mệnh lệnh của Hoàng đế”, ai không lạy thì bị hạ ngục về tội làm loạn” (TQTS, 27). Tên Thống soái lại còn ngạo ngược hơn. Trong một bữa tiệc “hắn tụt quần chổng đít trước mặt công chúng”, hạ lệnh ban thưởng hàm cửu phẩm (!) và miễn giấy bảo đảm cho “người nước Nam” nào giơ miệng hôn đít quan soái” (TQTS, 142). Thế mà không ít người vẫn phải làm theo. Cảnh đốt phá, chém giết, hãm hiếp xảy ra khắp nơi. Anh hạnh đem thóc đi chợ bán để cưới vợ vì không chịu để thóc mình cho ngựa quan ăn rồi lại đánh chết ngựa, nên anh đã suýt phải đền mạng (TQTS, 39 – 60). Áp lực dâ ntộc đã làm cho quý tộc, hào trưởng, nhà nho, nông dân, dân chài, dân thợ, phường săn, cả nam cả nữ, cả Kinh cả Lào trước sau đến trại tụ nghĩa.

Sơn trại là mọt thứ “triều đình riêng một góc trời”, một lối tổ chức quen thuộc của các cuộc khởi nghĩa nông dân; gắn với sơn trại là chủ nghĩa sơn đầu, là những người anh hùng hảo hán lục lâm. Những hắc điếm, dò la và giết khách qua đường, những vụ đón đường đòi tiền mãi lộ, những cuộc đánh cướp quy mô lớn mà ta thường thấy trong Thủy Hử là phương thức sống của những người vì áp bức phong kiến, vì khong chịu bó buộc mà bỏ nhà trốn tránh lên sơn trại. Phan Bội Châu có ý thức lên án lối sinh hoạt đó. Trong Trùng Quang tâm sử ông Xí phá ngục cứu bạn xong cũng phải “trốn vào núi” sống cuộc đời lục lâm. Ông Võ sau khi đánh đắm thuyền giặc, phải trốn tránh, tuy không làm nghề lục lâm nhưng vì giỏi võ nghệ “được bọn cướp tôn làm thầy, nếu không được ông cho phép thì không dám cướp bóc” (TQTS, 76). Những người như ông Xí, ông Võ đã nhan ra “hò hét ở nơi rừng xanh chỉ là kế nương thân tạm thời. Vì “mục đích cuối cùng của người đại trượng phu là phải làm cách mạng (TQTS, 29), họ đã bỏ nghề lục lầm mà cùng nhau cứu nước. Nhưng trong hoạt động của sơn trại còn có cả cảnh “Vào lúc gần nửa đêm… quân cướp (tức là người của trại Trùng Quang giả trang) đốt lửa xông vào, lửa sáng rực đến hơn một dặm. Người to lớn đi đầu, tay cầm một con dao năm chĩa, phá cửa vào tìm người phó cả… Bọn cướp… cầm dao trong tay múa tít như hoa bay. Không ai dám lại gần… quát lên một tiếng “Tránh” vang lên như sấm. Những người đến cứu đều khiếp sợ ngã lăn ra” (TQTS, 48). Lương thực cho mọt số người càng ngày càng đông, lên ở sơn trại và chi phí cho hoạt động cứu nước là một vấn đề rất khó giải quyết. “Võ và Xí đều là những người dũng cảm tuyệt vời, mỗi khi rảnh việc thường dẫn năm sáu người trai tráng sang các phủ huyện khác ăn cướp tiền của bọn quan giặc” (TQTS, 100), nhưng kế đó không thể là lâu dài. Trại phải tổ chức khu cày cấy, chăn nuôi để tích trữ lương thực, lại phải tổ chức quan rượu, thương điếm trao đổi hàng hóa giữa miền xuôi và miền ngược để thu lợi làm kinh phí. Các anh hùng hảo hán biết tránh việc giết người bừa bãi, trong sơn trại cũng khong có cảnh tiệc tùng chè chén linh đình. Mọi người trong trại đều theo gương ông Khoáng lao động làm ăn, “đàn ông thì chăm lo việc bên ngoài, đàn bà thì trông coi việc ở trong, đốt săng cấy ruộng, vải bông và gia súc càng ngày càng nhiều (TQTS, 100). Quan tâm đến vấn đề lao động sản xuất, kinh doanh công nông thương nghiệp, gây cơ sở kinh tế cho sơn trại là một chủ trương chống lại chủ nghĩa sơn đầu. Tư tưởng “lấy nhân nghĩa để chiến đấu”, “không phiền nhiễu nhân dân” “tuyệt đối không nên cướp bóc của nhân dân” (TQTS, 97) đã là tư tưởng quán xuyến trong truyện.

Trại Trùng Quang là một sơn trại, nhưng là một sơn trại tự đặt cho mình nhiệm vụ lo toan cho cả nước. Nó không nhắm mục tiêu là sự thịnh vượng chỉ của sơn trại, là hùng cứ một phương, mà vạch một chương trình khôi phục đất nước gồm ba thời kỳ: thời kỳ vận động, thời kỳ tiến hành và thời kỳ kiến thiết. Công việc sau khi đất nước đã được khôi phục (thời kỳ kiến thiết) sẽ do “những người nối tiếp” đảm đương, anh em sơn trại chỉ lo toan cho hai thời kỳ trên (TQTS, 43). Nhắm mục tiêu vận động  nhân dân khôi phục đất nước, những người lãnh đạo sơn trại đã hình dung một kế hoạch xây dựng lực lượng quân sự, một kế hoạch tác chiến, đã bàn đến đường lối chính sách đối với các từng lớp, các địa phương… Các phương sách đề ra chưa có gì thật mới mẻ. Mưu kế cũng chưa vượt được những chuyện chính kỳ, hư thực, mai phục, hỏa công, trá hàng… mà ta đã biết trong Tam quốc, Thủy hử. Nhưng hành động tính toán có quy mô toàn quốc và có sự tham gia của toàn dân, sơn trại tự coi là một “đảng”, một “đoàn thể” vận động cách mạng chứ không phải là một triều đình trong núi

Một vấn đề có ý nghĩa lớn trong sơn trại là vấn đè sắp xếp tổ chức nội bộ. Những người lục lâm giang hồ chọc trời quấy nước thường lấy quan hệ anh em trên dưới đối xử với nhau. Người cầm đầu thường được tôn làm “đại ca” khi sơn trại phát triển thành quy mô lớn, tởchcs mang hình dáng một triều đình có đủ hai ban văn võ. Đại ca trở thành “đại vương”. Đại vương phải sắp xếp vị thức cho các “đầu mục”. Người đại ca trong sơn rại của khởi nghĩa nông dân thường quan niệm giống ông vua sáng suốt nhân ái: có đức, biết tài và quý tài, rộng rãi, công bằng. Thường thường người đó cũng thuộc dòng dõi cao quý hay có tướng lạ…

Trong trại Trùng Quang không có cảnh phân chia ngôi thứ theo tinh thần đó. 49 người đến dự lễ khai trại tuyên bố: “Chúng ta bất luận thế nào đều nhắm mục đích duy nhất là quang phục tổ quốc”, “nếu ai tán thành việc giết giặc thì đều là anh em” (TQTS, 42), “anh em chúng ta đều bình đẳng như nhau. Chỉ kể đến công hay tội mà thôi, không kể gì sang hay hèn” (trang 30), “anh em chúng ta có 50 người nhưng phải coi như thể một người vậy” (trang 44). Tuy mọi người trong trại phải “đồng tâm đồng đức” nhưng công việc phải có “chuyên trách”. Toàn trại bầu ra ba người lãnh đạo chính: trại chủ, mưu chủ và chiến chủ. Tuy trại chủ vẫn ra mệnh lệnh đảm đương việc giao thiệp nhưng mọi người “phụ trách công việc gì đều do công chúng ủy nhiệm”, ai “không xứng chức” làm hỏng việc “anh em đều có quyền trách phạt”. Tuy cũng gọi là “anh em” nhưng tình thần quan hệ trong trại là tinh thần dân chủ bình đẳng. Đó là tình đồng chí trong tổ chức đảng – như mọi người thường nhắc - chứ không phải là tình anh em kết nghĩa có trên có dưới như giữa các hảo hán giang hồ. Ngay từ khi bầu, ông Kiên đã bài bác tinh thần “chia cách ngôi thứ”. Ngôi trại chủ của ông Khoáng là vấn đề cần chú ý. Ông là tôn thất nhà Trần, tham gia tổ chức trại ngay từ đầu, nhưng không tỏ ra có tài cán gì đặc biệt. Ong đã đem tài sản dâng cho đảng hoạt động, đã làm gương và đôn đốc mọi người lao động xây dựng sơn trại, giúp đỡ cho những người xung quanh sơn trại nên có uy tín với nhân dân các vùng xung quanh. Nhưng các công việc của sơn trại hầu như đều do ông kiên, ông Xí, cô Chí đề xuất và tiến hành. Có khi và ngay cả trong ngày lễ tuyên thệ khai trại, ý kiến ông Khoáng cũng tầm thường, bị gạt đi, không được chấp nhận. Vị trí của ông Khoáng trong trại Trùng Quang làm ta nghĩ đến vị trí của Cường Để và thái độ của Phan Bội Châu đối với Cường Để trong Duy tân hội.

Trại Trùng Quang không phải là một tổ chức kháng chiến đời Trần mà là hình bóng của một tổ chức kiểu Duy tân hội. Qua cách mô tả trại Trùng Quang, ta có thể thấy dụng ý đem tư tưởng dân chủ và bình đẳng, toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp chung của một đoàn thể cách mạng khắc phục tư tưởng vua tôi trên dưới kiểu phong kiến và xu hướng sơn đầu lục lâm của nông dân khởi nghĩa là hai nhược điểm còn khá nổi bật trong tổ chức chống Pháp của giai đoạn trước. Với dụng ý gợi ý một cuộc vận động chính trị giải phóng dân tộc ở thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã thay đổi phương thức và tiến trình chuẩn bị khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa không được nhen nhóm từ chỗ một tướng lĩnh có sẵn lực lượng quân đội chọn một người trong hoàng tộc, lấy danh nghĩa người đó đưa hịch hiệu triệu các phủ huyện như thực tế cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, nghĩa là không phát triển trên cơ sở quan hệ chủ tớ của chế độ phong kiến. Trong Trùng Quang tâm sử, cuộc khởi nghĩa bắt đầu bằng con đường giác ngộ từng cá nhân và vân động nhân dân đứng lên chống giặc. Các nghĩa sĩ không sống tập trung ở sơn trại mà phân tán hoạt động trong nhân dân. Trại không phải là đồn lũy mà chỉ là địa điểm bí mật. Các nghĩa sĩ đến sơn trại bằng nhiều con đường nhưng tất cả đều tự giác, tự nguyện hy sinh vì chính nghĩa. Cũng có người vì phải trốn tránh, vì cưỡng bức, vì bị bắt đến hoặc đầu hàng mà gia nhập hàng ngũ sơn trại; nhưng tất cả, khi bước chân vào trại thì đều đã nhận thức được như ông Võ về nghĩa quốc gia, đồng bào, tình thế cạnh tranh giữa các nòi giống, đều biết hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc của đồng bào, “hy sinh những cái tự tư tự lợi của bản thân, để hết lòng hết sức bảo vệ tổ quốc” (TQTS, 83). Hoạt động của trại không dính líu đến việc cướp bóc, quấy nhiễu người lương thiện nên không ai phải băn khoăn vì tình thế bắt buộc, về tính chất bất hợp pháp của việc mình làm.

Tuy cuộc khởi nghĩa đã được chuẩn bị cách khác nhưng chiến tranh giải phóng thì lại tiến hành giống như trước cho nên những nhân vật chủ yếu của sơn trại vẫn mang hình dáng cũ. Tổ chức không phải là tổ chức triều đình nhưng trại chủ, mưu chủ, chiến chủ vẫn còn diện mạo và tính cách như mình chủ, tướng văn, tướng võ như trong các tiểu thuyết cổ. Trong thời đại phong kiến, anh hùng của giai cấp thống trị và anh hùng của nông dân là hai loại đối lập nhưng cả hai lạo cũng có những nét giống nhau. Cả hai đều có 3 mẫu điển hình: minh chúa, tướng văn, tướng võ. Người đại ca trong các sơn trại nông dân khởi nghĩa, được anh hùng hảo hán giang hồ quý trọng cũng vì họ là người rộng lượng, có đức, quý tài, giống như các minh chúa phong kiến. Trong lớp đầu mục thế nào cũng có ít người đóng vai quân sư và ít người võ nghệ cao cường đóng vai hổ tướng, chỗ khác nhau là tính cách: một bên là trung nghĩa, một bên là hào hiệp, một bên là thận trọng giữ lễ vua tôi và một bên không ràng buộc mang ít nhiều nét, bừa bãi vô chính phủ (như kiểu Lý Quỳ trong Thuỷ Hử). Nhưng việc tập hợp của đạo đức minh chủ, tài mưu lược của quân sư, sức mạnh muôn người khôn địch của hổ tướng thì vẫn là giống nhau.

Trong Trùng Quang tâm sử, ông Khoáng là một nhân vật minh chủ. Tuy đối với các đảng hữu, vai trò minh chủ của ông không nổi bất, như Lưu Bị trong Tam quốc hay Tống Giang trong Thủy Hử. Ông không ở vị trí quyết đoán mọi việc để cần biết tài, trọng tài; tướng lạ và dòng dõi không đóng vai trò quyết định trong việc tập hợp anh em. Trong sơn trại ông phụ trách một công việc cụ thể: lương tướng tức là tiếp tế quân nhu. Khi sơn trại không sống bằng cướp bóc mà sống bằng kinh doanh thì đó là công việc rất quan trọng. Tính cách thiêng liêng của mệnh trời đã mất. Sau khi nghĩa quân đã thu phục được từ Nghệ An đến Thuận Quảng, các đảng hữu mới tôn ông Khoáng lên làm minh chủ “nối nghiệp nhà Trần” nhắm “đem danh nghĩa đánh kẻ có tội cứu dân chúng”, tuyên bố khắp cả nước “hiệu triệu dân chúng trong ngoài” (TQTS, 173). Đó là “một ngọn cờ tập hợp” khi kéo quân ra Bắc. Đối với Phan Bội Châu, dòng dõi nhà vua không phải là lý do hiển nhiên để ông Khoáng trở thành minh chủ nhưng tính cách của ông Khoáng thì vẫn là tính cách người minh chủ. Ông là “người trung hậu kẻ cả” đau lòng vì quốc sỉ” “ôm ấp chí lớn”. Ông là người giàucó mà rộng rãi. “Các dân tộc Mán Kinh xa gần đều thích qua lại chơi bời với ông”, “các hấohn đến với ông được tiếp đãi rất hậu” (TQTS, 46 – 47).

Kiên và Chân là chánh phó mưu chủ, được xây dựng theo mẫu các quân sư trong tiểu thuyết cũ. Kiên là một người hào trưởng “mắt sáng như sao, có nhiều mưu trí và học thức sâu rộng” “các hành động của những hào trưởng káhc đều do ông ta vạch ra” (TQTS, 26). Chân trước khi tham gia nghĩa quân đã sống mai danh ẩn tích, lấy rượu làm khuây như một ẩn sĩ. Cả hai đều là loại “trí nang” sáng suốt và cơ mưu “liệu địch như thần”. Thực tế xảy ra ở chiến trường không bao giờ ra ngoài dự liệu của họ. Kiên và Chân làm chúng ta nghĩ đến Khổng Minh, Ngô Dụng và cả Chu Du nữa (đoạn bố trí cho Phan và Lực trá hàng). Cũng giống như các nhân vật quân sư khác, Kiên và Chân được miêu tả thành những người trầm tĩnh chín chắn, sâu sắc. Ung dung vốn vẫn là vẻ đẹp của tướng văn.

Xí và Võ được xây dựng theo mẫu võ tướng. Cả hai đều là loại võ nghệ cao cường “đi trước xông pha nơi nước sôi lửa bỏng, đạn tên nguy hiểm”, tiếng thét vang như sấm, dao mác tít như hoa bay. Tương ứng với sức khỏe đó, tướng mạo của họ cũng khác thường. Tiếng reo của Xí “ấm như chuông đồng, vang xa tới mười dặm”, “toàn thân Võ đen bóng, mặt như láng sơn”, “đôi mắt đen lóng lánh như ngọc châu”. Là võ tướng họ cũng không tránh được nóng nảy thô lỗ. nghe Tính và Chí nói đến để mua người, Võ nổi giận “nắm tay của ta đây không hiền đâu!” Chưa nghe hai người nói chuyện, Võ đã dọa: “Ngươi hãy nói nhanh lên! Vừa ý ta thì tốt, nếu không thì ta sẽ lấy gậy này để kính biếu ngươi!” (TQTS, 77).

Đó là người hổ tướng trong tiểu thuyết cũ, nhưng cũng nên nói thêm là họ gần loại Lý Quỳ hơn là loại Trương Phi, Hứa Chử. Nổi bật ở họ là nét ngang tàn của người du hiệp lục lâm giang hồ, nhưng sự giác ngộ về tinh thần vì nước vì dân đã làm cho họ bớt hẳn tính tàn bạo, bừa bãi.

Họat động phục quốc bắt đầu bằng công tác điều tra tinh thần và vận động nhân dân, kinh phí của trại dựa vào hoạt động kinh doanh của trại cày và buôn bán cho nên những nhân vật “đàn em”, những người phụ nữ như Chí, Liên, Triệu, những người nông dân nghèo khổ như Tinh, Lực, Hạnh… là những nhân vật Phan Bội Châu mới đưa vào, so với tiểu thuyết chương hồi cũ. Nói chung họ xuất thân từ tầng lớp dưới, có cuộc sống cụ th, suy nghĩ và hành động bình thường hơn. Chí là con một chủ tiệm rượu. Thừa Tuyên Sứ mê sắc đẹp của cô, vu oan và bắt cha cô giam vào ngục để ép cô làm tỳ thiếp. Đến nỗi cha cô phải tự tử, tránh cho con khỏi rơi vào nanh vuốt giặc. Gia đình của Lực là một gia đình nông dân, cha mẹ, vợ chồng, con cái làm ăn cần cù chân chỉ và sống êm ấm. Hạnh mơ ước một cuộc sống hạnh phúc đơn sơ. Nhưng tất cả những con người muốn làm ăn lương thiện như vậy đều vì áp bức của quân giặc mà không thể sống nổi. Lực phải tự tử. hạnh phát khùng liều mình. Cô Chí căm thù giả điên đi ăn xin tìm kế phục thù. Khi được giác ngộ, họ hoạt động không mỏi mệt cho đảng. Người thì có tài nói năng sắc bén, nhiều người nghe theo. Người thì am hiểu lâm thổ sản, người thì tháo vát, tính toán giỏi, người thì tiếp đãi khách hàng khéo léo. Tài năng của những con người làm ăn bình thường đó đều góp phần làm cho trại phát triển nhanh chóng. Công việc họ làm rất bình thường nhưng họ đều là những bậc anh hùng. Quyết tâm phục thù của Chí; khí phách bất khuất của Phan, Tinh, Lực; tinh thần xung phong dũng cảm của mọi người đều nổi bật. Nhưng bên cạnh những anh hùng phi thường được sử sách ca tụng thì họ bị quên lãng không ai biết đến. Phan muốn nói đến những người anh hùng vô danh, đề cao những công việc bình thường của họ. Ông nói về họ với một tình cảm rất chân thành quý mến. Đó cũng là loại người mà ông quen thuộc am hiểu trong cuộc đời. Nói về con người anh hùng bình thường nhưng ông lại không quan niệm anh hùng cũng là bình thường. Đã là anh hùng họ phải có cái gì khác đời. Từ nhỉ Xí đã không thích đi học mà thích đánh nhau; nghe giặc ngô giết trẻ con treo đầu nhử quạ, cậu bé tám tuổi ấy đã “mắt đỏ bừng, đầu tóc dựng đứng, thét lớn”, “thề giết hết quân giặc. Chí là một cô gái xinh xắn nhưng “mắt sáng, mày sắc, nét mặt bừng bừng”, để tỏ cho mọi người thấy khí phách của mình, cô đã “đập đầu vào đá” máu trên đầu chảy đầm đìa.

Phương pháp nghệ thuật của Phan không phải là mô tả, tái tạo dựa trên những con người trong cuộc sống thực mà nhân cách hóa một tính cách theo quan niệm của mình. Ông muốn nói đến một người yêu nước, một người anh hùng, nam hay nữ, nông dân hay nho sĩ. Từ đó ông phác họa ra thành những ông Võ, cô Chí.. Tư tưởng muốn khắc phục tính chất phong kiến và chủ nghãi sơn đầu lục lâm đưa ông đến chỗ thảo dã hóa người trung nghĩa, du hiệp hóa nhà nho và làm cho những người anh hùng nông dân thâm trầm, cơ mưu, rộng rãi, khác với trong tiểu thuyết cổ. Nhân vật của Phan Bội Châu đã đa dạng và cụ thể, bình thường hơn nhân vật tiểu thuyết cổ nhưng sự khác nhau vẫn là loại biệt, nhân vật vẫn còn mang những nét ước lệ chứ chưa phải là những con người có cuộc sống thật, cụ thể trong gia đình, xã hội, có cá tính, có tâm lý riêng.

Quan niệm con người cụ thể, hoàn cảnh cụ thể, hoạt động xây dựng sáng tạo của sáng tác văn học đối với ông vẫn còn là xa lạ. Vì chưa quan niệm viết văn là một quá trình sáng tạo; người viết đối trí với khách quan, nhận thức, tái tạo, cải tạo thế giới khách quan thành những hình tượng văn học nên bước sang thể loại tiểu thuyết, Phan Bội Châu gặp khó khăn và bộc lộ nhiều nhược điểm. Tiểu thuyết là một thể loại văn học cao, đòi hỏi ở người viết không những sự am hiểu khách quan phức tạp và cụ thể trong một khung cảnh không gian và thời gian rộng lớn mà còn đòi hỏi ở người viết một công trình tư duy phân tích tổng hợp xây dựng tái tạo lớn. Nhưng Phan Bội Châu lại chưa thoát khỏi quan niệm của Nho gia về quan hệ giữa khách thể và chủ thể, về văn học, về viết văn. Trước mắt ông chỉ có kinh nghiệm kể chuyện của tiểu thuyết chương hồi.

Phan Bội Châu là người táo bạo, giàu sự sáng tạo nhưng những mặt mạnh đó của ông không hướng vào sự sáng tác văn học mà hướng vào việc đồ thức hóa một chủ trương chính trị. Tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử nhưng Phan đã không ngần ngại đổi thay cả sự thực lịch sử để trình bày một chủ trương chính trị. Trùng Quang tâm sử vì thế  có tính chất là một tiểu thuyết luận đề.

Ý đồ chủ quan thay thế cho sự quan sát, nhận thức, phản ánh tái tạo hiện thực khách quan. Những điều Phan viết không phải là hiện thực của thế kỷ XV mà cũng không phải là hiện thực của thế kỷ XX. Quan tâm hàng đầu đến việc trình bày một chủ trương một ý kiến mà không chú ý đến tính khách quan, đến tính lịch sử tác giả thường tìm cách tự bộc lộ. Có khi là bằng những xúc cảm những lời bộc bạch, có khi là bằng những đoạn thuyết lý giảng giải. Lối kể chuyện có đầu có đuôi của tiểu thuyết chương hồi càng làm cho việc mô tả không được chú ý. Con người do đó chỉ là những tính cách. Tâm lý không phải là của những cá nhân cụ thể mà là nét minh họa cho tính cách. Hoàn cảnh không có vai trò tất yếu, gắn chặt với hành động, mà chỉ để tô điểm cho tính cách, cho hành động. Thiếu khung cảnh xã hội cụ thể, thiếu đời sống tâm lý tiểu thuyết, thiếu hẳn chiều sâu của cuộc sống. Không phải những nhân vật của Phan không có trong thực tế, đều là bày đặt tùy tiện. Ngược lại cả một lớp chiến sĩ cách mạng đồng thời với tác giả đều có nưhgnx nét anh hùng như Phan mô tả. Những con người như Đặng Thái Thân, Đinh phu nhân, Lê Võ, Ngô Quảng… và bao nhiêu người khác được kể lại trong Việt Nam nghĩa liệt sử đều có những nét giống với các nhân vật tiểu thuyết của ông, và hầu như Phan đã dựa vào từng mẫu có thực trong cuộc đời đó để xây dựng các nhân vật (ví dụ Đinh phu nhân và các nhân vật nữ). Thế nhưng ta không thể nói tiểu thuyết của Phan là hiện thực hay lãng mạn. Hiện thực hay lãng mạn đều là những phương pháp sáng tác văn học và đều có sự phân biệt chủ thể và khách thể.

Chuộng sự chân thực theo lối sử học, lấy việc có thực đểchứgn minh cho một ý kiến đều không phải là con đường của phương pháp hiện thực trong văn học. Biến suy nghĩ của mình thành chuyện để truyền đạt cũng chưa phải là con đường của phương pháp lãng mạn. Trong Trùng Quang tâm sử có cả hai điều đó. Phan Bội Châu chưa vượt qua được quan niệm “Đạo, Tâm, Chí” để có một quan niệm về khách thể chủ thể cả cũng chưa vượt được quan niệm văn bao trùm cả sử và triết (kể cả tư tưởng chính trị) để có một quan niệm sáng tạo văn học.

Trùng Quang tâm sử lấy đề tài lịch sử mà là một quyển tiểu thuyết luận đề chính trị, là tiểu thuyết đại diện màu sắc trữ tình.  Tác giả đặt cho nó một cái tên chỉ thể loại và nó cũgn đúgn với cái tên đó: tâm sử.

Về mặt lịch sử tiểu thuyết ở Việt Nam, tâm sử của Phan Bội Châu là một bước cách tân đối với tiểu thuyết chương hồi. Tuy rằng sự cách tân đó khôngthu được những thành tựu đáng kể về nghệ thuật để góp phần làm cho tiểu thuyết phát triển.

4. Chủ nhĩa anh hùng và nhân vật anh hùng

Nhìn toàn bộ hoạt động văn học của Phan Bội Châu ta thấy ông có hứng thú đặc biệt về những đề tài lịch sử, tất cả sáng tác văn nghệ của ông từ liệt truyện đến tuồng, tiểu thuyết đều nói đến chỉ một nhân vật: người cách mạng cứu nước, người anh hùng. Phan không phải là nhà văn theo tinh thần lãng mạn, đem những điều mình ấp ủ mơ ước thể hiện trong một nhân vật lý tưởng. Phan là một nhà nho, hoạt động cứu nước, đem chuyện lịch sử để giáo dục, nhân cách hóa những ý tưởng của mình để treo gương. Tư tưởng cứu nước của ông gắn với đạo lý làm người và tư tưởgn anh hùng của ông chi phối trực tiếp việc viết truyện.

Phan Bội Châu đã nói về mình: “Trời phú cho tôi nhiệt huyết không thiếu, đọc chuyện trung nghĩa ngày xưa thì nước mắt tuôn ra đầm đìa” (Ngục trung thư), “Tôi có tính mạo hiểm quả quyết” “thường có khí khái… dầu có ngàn vạn người ở trước mặt cũng cứ xông ra đối địch” (PBCNB). Trong loại thơ ca bộc bạch tâm sự trước khi xuất dương ta đã gặp ở Phan một con người

Khi ngâm nga xáo lộn cổ kim đi

Tùa tám cõi ném về trong một túi

Phùng xuân hội, may ra ừ cũng dễ

Nắm địa cầu vừa một tí con con

                                       (Chơi xuân)

     Con người muốn làm hào kiệt dễ chấp nhận quan niệm “đã sinh làm trai thì phải khác đời” (Xuất dương lưu biệt) dễ nghĩ “sinh thời thế phải xoay nên thời thế”, có quyết tâm thì việc gì cũng làm xong. Ông sùng bái những người anh hùng và giữa những tấm gương anh hùng trong sử sách từ Kinh Kha, Nhiếp Chính, Trương Lương, Tổ Dịch đến Oa – dinh – tơn, Na – pô – lê – ông, ông dễ bỏ qua những mặt khác nhau mà tìm khía cạnh giống nhau ở họ. Đối với Phan, làm anh hùng không phải là một mơ ước lãng mạn mà gắn liền với một ý đồ quyết tâm bắt tay vào sự nghiệp cứu nước gian nan. Khi bước vào hành động cứu nước, thực tiễn bắt ông phải suy nghĩ lại vấn đề đó một cách nghiêm túc.

Mâu thuẫn nảy ra giữa thực tiễn công việc cứu nước và quan niêm janh hùng bắt đầu ở chỗ: những người anh hùng mà ông biết đến đều chỉ làm những công việc vĩ đại, họ khác với nhân dân xa lạ và cô độc; mà công việc cứu nước ông tiến hành thì lại gồm nhiều việc lớn nhỏ, phải có toàn dân tộc tham gia, tùy tài tùy sức. Anh hùng phải là sự nghiệp của nhiều người. Đầu tiên ông phải phá bỏ ranh giới giữa nam nữ, giữa sang hèn, chống tư tưởng coi thường phụ nữ, coi thường người dân bình thường, tuyên truyền tư tưởng “anh hùng không phải việc gì kỳ quái lắm. Muốn làm anh hùng thì được anh hùng thôi” (Sùng bái giai nhân), “Sự việc anh hùng phải đâu chỉ có bạn trai mới làm được”. Nếu mọi người đồng tâm nhiệt tình cứu nước thì có thể có cả những gia đình, những làng xóm cho đến cả nước đều anh hùng. “Tổ tiên ta sinh ra trong thời đó (cuối đời Trần) không một ai là không anh hùng” (TQTS, 22). Chủ trương và lòng tin ở sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc đã làm ông thấy anh hùng là một phẩm chất phổ biến. Sự nghiệp lâu dài gian khổ không thể chỉ có một số ít người làm nên mà người anh hùng cũng không thể chỉ làm một số việc phi thường mà được việc. Từ sùng bái giai nhân, Việt Nam quốc sử khảo viết năm 1997 – 1908 ông đã nhấn mạnh vai trò của anh hùng vô danh: “Một Trưng vương mà không có hàng ngàn vạn Trưng vương vô danh làm vây cánh… đồng lòng góp sức thì nước ta sao khỏi chia làm quận huyện” (VNQSK, 110 - 111) và đếm Chân tướng quân đăng báo quãng năm 1917 – 1919 vấn đề quan hệ giữa anh hùng hữu danh và vô danh lại được giải quyết lại; tiến thêm một bước: “Nhân dân nước họ (Nhật Bản) coi việc nước như việc nhà, dấn thân vào việc nguy nan chung thì tựa như người đói đi tìm ăn vậy. Một Tây Hương đó chẳng qua cũng chỉ là một đại biểu cho hàng vạn hàng ức Tây Hương” (CTQ, 18). Từ chỗ coi anh hùng vô danh là vây cánh đến chỗ coi anh hùng vô danh chỉ là đại biểu, tư tưởng Phan Bội Châu càng ngày càng dân chủ và quan niệm anh hùng của ông cùng càng ngày càng có tính chất nhân dân quần chúng hơn. Tuy vậy cho đến khi ông đã biết và ham thích chủ nghĩa xã hội, nói đến vai trò công nông, nói đến hình thức đấu tranh bãi công thì Phan vẫn quan niệm người anh hùng Phạm Hồng Thái là người tiên tri, tiên giác “dấn thân vào địa ngục” công nhân tức công xưởngchịu cái cảnh “đầu bù tóc rối, mặt mũi nhọ nhem, chân tay sần sùi chai sạn… hy sinh hết mọi thú yên vui…” để cứu vớt công nông. Quan niệm anh hùng vô danh, anh hùng chỉ là đại biểu của Phan tuy khá tiến bộ, nhưng vẫn còn khá xa quan niệm lãnh tụ và quần chúng của giai cấp vô sản.

 Anh hùng bao giờ cũng để chỉ những phẩm chất phi thường, hành động phi thờng, sự nghiệp phi thường. Nhưng không phải người nào có phẩm chất phi thường cũng lậo được sự nghiệp phi thường, không phải hành động phi thường nào cũng là anh hùng. Là nhà nho, trước lúc xuất dương, tư tưởng ý chí luận ở Phan rất nặng. “Xoay nên thời thế” là thái độ ý chí luận bất chấp số mệnh. Làm quen với tân thư và bước vào hoạt động Phan cũng bàn vấn đề anh hùng và thời thế, chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Một quan niệm chiết trung mơ hồ giữa quyết định luân và ý chí luận kéo dài khá lâu và không phải cuối cùng ông đã giải quyết đúng đắn. Cả một cuộc đời gặp toàn thất bại đã làm ông thấm thía sự khắc nghiệt của điều kiện thực của hoàn cảnh khách quan. Ông nói đến công những người anh hùng thất bại “tìm đường mở lối, vỡ núi dọn gai đi trước” chuẩn bị cho các anh hùng lừng lẫy lập nên sự nghiệp. Ông so sánh Hoàng Hoa Tham với Hoa - thịnh - đốn, với Nã - phá - luân, nhấn mạnh tình huống khác nhau chứ phẩm chất anh hùng thì chưa dễ ai đã hơn ai. Thấy được tác dụng to lớn của hoàn cảnh khách quan chưa phải ông đã hiểu đúng đắn quan hệ giữa ý chí và quy luật. Là một nhà nho, sống bằng tình cảm, đạo lý; Phan Bội Châu khong có thói quen triệt để, nhất quán và đi sâu vào lý luận. Lòng yêu nước không bờ bến hướng dẫn ông giải quyết những vấn đề thực tế: ông than thở cho những người anh hùng “lỡ sinh ra ở nước ta” (CTQ, 23) chứ không đầu hàng trở về với tư tưởng số mệnh. Không phải là Phan đã khắc phục được những chỗ sai lầm trong tư tưởng cũ để có một quan niệm anh hùng đúng đắn, phù hợp với thời đại ông sống, nhưng những phẩm chất anh hùng mà ông suy nghĩ lại vạch ra được một lý tưởng sống phù hợp với con người Việt Nam của thời đại đó.

Nhân vật ành hùng của Phan Bội Châu tuy nguồn gốc xã hội khác nhau, chức trách khác nhau, hình thức hoạt động cũng đa dạng, nhưng ai cũng kiên cường bất khuất, rất căm thù giặc, thiết tha yêu nước, nghe nói đến chuyện đánh giặc cứu nước thì hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, khi cần hy sinh không tiếc thân mình.

Có ý thức về nhân cách làm người Việt Nam, họ không chịu nhục, không quỳ gối trước cường quyền. Say mê tự do, họ muốn sống   phóng khoáng, không chịu ràng buộc, không tự do thà chết, sẵn sàng “đem máu mua lấy quyền tự do”, “lấy máu rửa vết nhơ nô lệ”. Đó chính là những người sống vì lý tưởng, sóngcos mục đích: nhiệt tình vì nước, vì dân, giác ngộ vì lý tưởng, vì mục đích, người anh hùng mới đó ra sức làm việc, “không ưa sự nhàn rỗi” “mạo hiểm để lo toan”, khắc phục khó khăn một cách bền bỉ, không đầu hàng lùi bước. Họ chỉ nghĩ đến việc chung, không nghĩ đến danh vị, không tính toán cho cá nhân. Một nét đáng chú ý là người anh hùng của Phan Bội Châu thường là trầm tĩnh, cơ mưu, có suy nghĩ chín chắn. Họ không sợ gian khổ, không từ chối hy sinh, nhưng cũng biết cân nhắc vì lợi ích chung chứ không chỉ bằng lòng với danh nghĩa đạo lý như hành động “thành nhân” “tựu nghĩa” của người trung nghĩa hay vội vã, khinh suất như nhiều anh hùng thảo dã nông dân. Khi mô tả người anh hùng, Phan Bội Châu cũng có nói đến hoàn cảnh gia đình, nói đến tình cha con, vợ chồng, đến một số quan hệ xã hội, nhưng hầu như những cái đó không ảnh hưởng đến tính cách nhân vật. “Bậc đại trượng phu” tự hào vì mình, không ràng buộc với những hoàn cảnh cụ thể đó, “thấy việc phải thì bỏ mình để làm, nhà cửa vợ con có kể gì” (TQTS, 69). Tất cả suy nghĩ, cảm xúc của Phan Bội Châu tập trung vào vấn đề áp bức dân tộc, vào nước, vào đâu mà quan niệm người dân của ông thì chỉ gắn với nước chứ không gắn với những điều kiện kinh tế và xã hội cụ thể. Tư tưởng dân chủ đã làm cho Phan Bội Châu đề cao người đàn bà và người nông dân lên hàng anh hùng. Về một mặt, điều đó có ý nghĩa chủ trương sự bình đẳng trong xã hội. Nhưng cách mạng giải phóng dân tộc tuy có gắn với duy tân nhưng lại không đặt ra vấn đề quyền sở hữu về kinh tế, địa vị chính trị và xã hội cho nên không có vấn đề giải phóng phụ nữ, giải phóng nông dân cụ thể. Cô Chí là người phụ nữ yêu nước, biểu lộ phẩm chất anh hùng trong hoạt động cứu nước chứ không phải là một người phụ nữ đấu tranh giải phóng cho đất nước và cho tầng lớp mình. Ông Xí, ông Võ là những nông dân yêu nước anh hùng trong họat động yêu nước chứ không phải là người nông dân đấu tranh giải phóng dân tộc để giải phóng cho nông dân. người anh hùng của Phan Bội Châu là người anh hùng của đấu tranh giải phóng dân tộc. Nổi bật ở người anh hùng đó là lòng yêu nước, yêu đồng bào đồng chí. Họ căm thù giặc ngoại xâm chứ không phải căm thù áo bức bóc lột; căm thù cường quyền chứ không phải sự thống trị giai cấp. Muốn duy tân tư sản hóa nhưng Phan Bội Châu chưa có ý thức đầy đủ về cách mạng kinh tế và cách mạng xã hội. Nếu như lúc đầu Phan Bội Châu quan niệm anh hùng là phi thường thì càng về sau ông càng muốn làm cho anh hùng trở thành bình dị. Nhưng không đặt con người trong điều kiện cụ thể của cuộc sống bình thường ông không sáng tạo ra được một mẫu anh hùng bình dị mới mà chỉ nâng người bình thường lên mức anh hùng và phổ biến hóa phẩm chất anh hùng thích hợp với nhiều người. Người anh hùng của ông không phải là một số ít người lớp trên được trời sinh ra với những phẩm chất, những số mệnh đặc biệt, nhưng cũng không phải là những người sống bình thường, suy nghĩ hành động trong những điều kiện bình thường, giải quyết những vấn đề của cuộc sống bình thường, theo cách bình thường nhưng lao động, chiến đấu ở mức anh hùng phi thường.

Đi vào quỹ đạo chung của thế giới hiện đại, xã hội Việt Nam theo quy luật tất yếu nhanh chóng bỏ qua chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa để tham gia vào tình hình chung của giai đoạn cách mạng vô sản trên thế giới. Tư tưởng anh hùng của Phan Bội Châu, phát triển trong điều kiện đó, đã di từ mẫu người trung nghĩa đến người anh hùng của nhân dân, đầu tiên là cứu nước giành độc lập và về sau coi mục đích của cuộc đời là giải phóng công nông. Đó là một quá trình lần lượt tiếp thu và phủ định người hào kiệt phong kiến, người hào hiệp thảo dã, rồi cả những Oa – dinh – tơn, Na – pô – lê – ông, Bít – mác… được hình dung theo lối phương Đông - để quan niệm rõ hơn người anh hùng cứu nước không vì cá nhân, không vì người tri kỷ, “tự nhiệm tự động” “hy sinh vì quốc dân” (xem Phạm Hồng Thái, 141 – 142). Ở Phan Bội Châu, tư tưởng anh hùng phát triển tương ứng với tư tưởng yêu nước và dân chủ. Phan Bội Châu xuất phát từ yêu nước đã say mê tư tưởng dân chủ tư sản rồi tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Nhưng cho đến đầu thế kỷ XX chế độ phong kiến ở phương Đông chưa tạo ra tiền đề về vật chất cho một cuộc cách mạng tư sản chống phong kiến; công việc chống Pháp giành độc lập lại đòi hỏi lấy tinh thần đoàn kết tập hợp mọi lực lượng dân tộc. Phan Bội Châu không có thực tế đấu tranh xã hội để quan niệm con người và xã hội một cách khoa học, một cách hiện đại. Cho nên tuy ông nói hy sinh cho bình dân, cứu vớt công nông, nhưng ông vẫn chưa hiểu lao động và bóc lột một cách sâu sắc, ông vẫn giữ thái độ phân biệt kẻ có học và quần chúng (Phạm Hồng Thái, 124- 130).

Ở đây có vấn đề nhân thức, có vấn đề hoàn cảnh sống, có vấn đề nếm trải. Tư tưởng Nho gia chi phối nội dung và cách suy nghĩ. Sống ở Nghệ Tĩnh, đi lại với những người “lục lâm giang hồ” (những người yêu nước sống bất hợp pháp lúc đó) và hoạt động lâu năm ở Trung Quốc; tất cả những điều đó ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng anh hùng và hình tượng anh hùng.

Phan Bội Châu khắc phục được nhiều nhược điểm của tư tưởng anh hùng phong kiến, anh hùng nông dân, nhưng Phan vẫn không vượt qua để đối lập được với thời đại phong kiến, không đặt mình rõ ràng trong điều kiện của thời đại mới để tiếp thu chủ nghĩa anh hùng mới và sáng tạo nhân vật anh hùng mới.

Từ cuối thế kỷ XIX, trong khoảng ba bốn mươi năm nước ta đã vượt qua một chặng đường tương đương với 3, 4 thế kỷ ở  châu Âu. Là người lính tiên phong của giai đoạn lịch sử đó, Phan Bội Châu đã tùm đường không mỏi và luôn luôn tiến lên. Trong tình trạng bế tắc của đất nước: tổ chức xã hội cũ đã tan rã, các phương thức đấu tranh bảo vệ tổ quốc đã hết hiệu nghiệm, ý thức hệ Nho giáo đã hết sức sống, khong thể chi trì cho hành động, Phan Bội Châu với quyết tâm cứu nước phải tìm cách mới để thay thế. Không sống ở một trung tâm của phong trào cách mạng tiên tiến, chủ nghĩa yêu nước không có điều kiện thuân lợi để tiến nhanh gặp chủ nghĩa cộng sản. Ông mày mò rút từ những kinh nghiệm thất bại, sửa chữa những sai lầm mà đi đến chủ trương đoàn kết dâ ntộc thành lập chính đảng trong toàn quốc, thực hiện chế độ dân chủ và để làm cơ sở ý thức cho hoạt động cứu nước mới, theo cách suy nghĩ của Nho gia, ông tìm một đạo lý làm người mới. Từ Sùng bái giai nhân đến truyện Phạm Hồng Thái, các tác phẩm ông viết chính luân hay văn nghệ, về nội dung tư tưởng đều đi theo phương hướng đó. Kết quả là Phan Bội Châu đã xây dựng thành một mẫu người cách mạng sống với nhau theo một tình nghĩa mới: tình đồng chí trong một tổ chức mới: đảng, đoàn thể. Ông đưa ra đạo lý làm người vì dân vì nước mà hy sinh thay thế cho đạo lý trung hiếu của Nho gia.

Chủ nghĩa anh hùng và hình tượng người anh hùng của ông còn rất xa không chuẩn bị được cho cách mạng xa họi chủ nghĩa, nhưng lại chuản bị rất nhiều cho mọi từng lớp nhân dân sẵn sàng đi theo lá cờ yêu nước mà Đảng của giai cấp vô sản giương cao, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa anh hùng và hình tượng ngườianh hùng của Phan Bội Châu đã góp phần đáng kể bồi dưỡng nên một phẩm chất đặc biệt của người cộng sản Việt Nam: yêu nước, tình nghĩa đồng chí, gắn bó với dân tộc.

Người cộng sản Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa thấy mình được giáo dục, được cổ vũ bởi hình tượng người anh hùng, yêu nước của ông vừa thấy mình phải khắc phục tính chất nho gia và nông dân trong tư tưởng anh hùng của ông để có được chủ nghĩa anh hùng chân chính của thời đại.

 

Kỳ sau: Phần V: Người chí sỹ cô độc quay về với con người đạo đức theo Nho gia

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511579

Hôm nay

2242

Hôm qua

2336

Tuần này

21953

Tháng này

218452

Tháng qua

121356

Tất cả

114511579