Diễn đàn

Đề nghị Khu di tích Kim Liên kiểm tra lại

1/ Trong XƯA VÀ NAY, số 327, tháng 03 năm 2009, ở bài QUAN HỆ GIỮA PHAN BỘI CHAU VÀ NGUYỄN SINH SẮC tác giả Hồ Hoàng Viên có đọan viết:

“Giai đọan 1901-1905 là thời gian cụ Nguyễn Sinh Sắc suy ngẫm và tìm hướng đi mới mở đường cho Nguyễn Sinh Cung. Lời văn cụ Nguyễn Sinh Sắc mừngNguyễn Tài Tuấn đậu cử nhân năm Bính Ngọ -1906 đã thể hiện điều này:

         Ngô bối do vi cức viên tiếp thân , hiện tại chi khí khám đàm Giáp Ất ;
         Tiên công dĩ đại bút hùng văn minh thế, tái sinh tằng phủ chí canh tân“
Tạm dịch:
            Bọn ta từ chốn nghèo nàn mà làm nên danh vọng, thế nhưng giờ đây
chỉ ngồi bàn thứ tự thấp cao mà thôi ;
           Các bậc thời trước lấy bút mạnh văn hùng thức tỉnh đời, ví bằng có sống lại cũng khó làm nổi chí canh tân (1) “
2/ Trong đọan văn trên có những chỗ sai, chúng tôi đã in nghiêng. Nhưng tác giả lại ghi chú thích , nói rõ ở cuối bài là viết “ theo tài liệu của Khu di tích Kim Liên . Vì vậy chúng tôi xin viết bài này đề nghị Khu di tích chịu khó kiểm tra lại.
Trước hết,chúng ta hãy đối chiếu với văn bản gia phả họ NguyễnTài ở Thanh Chương -một bản gia phả có liên quan đến đọan văn trên. Bản gia phả chữ nho này đã được liệt sĩ, bác sĩ quân y Nguyễn Tài Chất, lúc sinh thời, tổ chức dịch ra Quốc ngữ, nhờ chép thành vài bản, để lưu lại trong gia đình. Trong quá trình tiến hành việc dich ra Quốc ngữ này, bác sĩ Nguyễn Tài Chất  đã nhờ một số cụ Cử, cụ Tú quen thân trong vùng giúp đỡ như cụ cử nhân Nguyễn Tài Thiện, cụ tú tài Trịnh Bá Giai v.v. Về sau bản dich cũng đã được cụ Nguyễn Tài Đức hiệu đính cẩn thận.
Bản gia phả Nguyễn Tài này cho thấy:
 -Tên cụ Cửvừa thi đỗ năm1906 là cụ Nguyễn Tài TỐN chứ không phải Nguyễn Tài Tuấn ;
-Vế đầu của câu đối cụ Nguyễn Sinh Sắc đưa mừng cụ Cử Tốn vốn viết cõ mấy chỗ khác như sau :
 Ngô bối do HÒE VI, CỨC VIỆN TIẾN thân, hiện tại CHỈ KHAM đàm Giáp Ất
-Và bản dịch cũng dịch sai tinh thần của cả hai vế trong câu đối mừng ấy.
3/ Có chuyện cụ Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) đưa một đôi câu đối nổi tiếng để chúc mừng cụ Nguyễn Tài Tốn (1868--1933 ) đỗ Cử nhân năm 1906 thì trước hết cũng cần biết rõ hơn về mối quan hệ mật thiết giữa gia đình hai nhân vật ấy .
Cụ Sinh Sắc và cụ Tài Tốn là hai nhà nho thuộc cùng một thế hệ và xưa ở trong cùng một huyện ( lúc bấy giờ còn là huyện Nam Đường ). Làng hai cụ cách nhau chỉ khoảng chừng 30 cây số . Về sau cụ Nguyễn Sinh Sắc lại có thời kì lên dạy học ở Nguyệt Bổng cách nhà cụ Nguyễn Tài Tốn chỉ còn trên dưới 10 cây số, cho nên chuyện họ đi lại với nhau,kết nghĩa bạn bè cũng trở thành chuyện dễ hiểu .
Không những thế, sự quen biết giữa gia đình hai nhà nho cùng huyện này đã có từ trước và sau còn kéo dài thành mấy thế hệ.Cụ Nguyễn Sinh Sắc hơi lớn tuổi hơn cụ Nguyễn Tài Tốn (sinh trước 6 năm ) nên ngay khoảng những năm 1877 -1884 đã biết tiếng cụ Nghè Nguyễn Tài Tuyển -thân sinh ông bạn Nguyễn Tài Tốn của mình,Và đến thế hệ con cái của họ, giữa cụ Nguyễn Sinh Khiêm (con Cụ Sắc ) và cụ Nguyễn Tài Đức(con Cụ Tốn ) quan hệ vẫn tiếp tục.Thời ở Huế Cụ Khiêm vẫn đi lại thường xuyên, có khi đến nhờ bà Trịnh Thị Phi vợ Cụ Đức nấu cho những món ăn đặc sản Nghệ An để đem đến tặng Cụ Phan Bội Châu, và có khi còn đến ở cả tuần trong nhà để hướng dẫn việc học chữ Nho cho con cái Cụ Đức.
Có thấy được mối quan hệ bạn bè sâu xa như trên, thì mới hiểu được vì sao khi cụ Tài Tốn đỗ cử nhân cụ Sinh Sắc đã viết được một đôi câu đối chúc mừng vừa chân thành vừa thâm thúy như nhiều người đã từng ca tụng.
4/ Còn lý do làm cho cụ Nguyễn Sinh Sắc phải đưa ngay các chi tiết “HÙNG VĂN ĐẠI BÚT ‘’ của cha bạn (=” TIÊN CÔNG “ ) vào trong vế thứ hai câu đối của mình và lý do vì sao các nhà Nho hai huyện Nam Đường, Thanh Chương đương thời nói nhiều về cụ Nghè Nguyễn Tài Tuyển lại là bài thi đình nổi tiếng của Cụ Tuyển trong khoa thi năm Tự Đức thứ 30.. Năm đó, ở kì thi đình , bài văn sách ra một câu hỏi về thời sự rất tế nhị: “ Nam kì lục tỉnh thất thủ, vậy nên đánh hay nên hòa “? Biết triều đình đã có ý ngại chủ chiến,nên đa số thí sinh đều viết chủ hòa hoặc lập luận nước đôi .không dám nểu rõ chính kiến của mình. Riêng cụ Nguyễn Tài Tuyển thì khẳng khái trả lời: thần “thà mang tội với triều đình chứ không thể mang tội với thiên hạ hậu thế (ninh đắc tội ư triều đình, vô ninh đắc tội ư thiên hạ hậu thế ),”thần xin tâu thẳng là nên tiếp tục chủ chiến.
Vua Tự Đức đọc đến câu ấy,có ý xúc động nên phê 3 chữ “văn hữu khí”(= câu văn viết khí khái ). Và tuy cụ Nguyễn Tài Tuyển ở ngoài kì thi hội điểm số không nổi trội nhưng vua Tự Đức vẫn quyết định đưa thẳng Cụ lên hàng tiến sĩ . 
Cụ Phan Đình Phùng vừa là người thân quen vừa là người cùng đi thi khoa ấy với cụ Tuyển đã tỏ ra rất khâm phục trước lòng khẳng khái của bạn , nên đã tặng ngay đôi câu đối như sau :
        Đế quảng khoa đồ cầu tuấn nghĩa
        (= Vua mở rộng con đường khoa cử là để tìm kẻ tuấn kiệt có nghĩa khí )
        Nhân ư đình đối định văn chương
        (Con người ta , có vào đối đáp ở thi đình , mới xác định được vănchương )
Đôi câu đối này viết để khen, để mừng bạn Nguyễn Tài Tuyển là chính nhưng cũng hàm ý nêu lên đồng thời sự tự hào của cả bản thân vì cụ Phan Đình Phùngcũng đã đượcvua đưa thẳng lên đình nguyên mà không qua hộinguyên.. Đôi câu đối này lại nêu lên hai ý rất khái quát, chung cho mọi người nên cũng được các nhà nho yêu nước thời đó rất tâm đắc.
Về sau,Cụ Phan Đình Phùng cầm đầu phong trào cần vương. Còn cụ Nguyễn Tài Tuyển thì làm sơn phòng phó sứ ở Tương Dương, phụ tá cho vị chánh sứ cùng chí hướng là Lê Doãn Nhã trong các việc như chuẩn bị cho lâu dài ,chiêu nạp người Mường, khẩn hoang hơn 2.000 mẫu ruộng đất v.v. Nhưng không may cụ Nguyễn Tài Tuyển qua đời , cụ Lê Dõan Nhã phải đứng ra chủ trì lễ tang, đưa linh cữu về đến tận quê làng, với những câu đối điếu thống thiết, tiếc thương cho cái chí và cái tài “nho tướng “ của bạn mình.
Cụ Nghè Nguyễn Tài Tuyển mất sớm hơn các bạn đồng chí của mình ,nhưng công lao và đạo đức của Cụ nổi tiếng một thời nên đã được đưa vào sử sách (xin xem QUỐC TRIỀU CHÍNH BIÊN TOÁT YẾU và ĐẠI NAM CHÍNH BIÊN LIỆT TRUYỆN ) . Và nhất là cái tinh thần khẳng khái chống Pháp của Cụ thì -như đã thấy -ngay đến các bậc yêu nước đương thời như Phan Đình Phùng , Lê Doãn Nhã, cũng đều phải khâm phục, lên tiếng ca tụng .
5/ Về mặt chữ nghĩa trong đôi câu đốí này , xin nói rõ mấy điểm như sau :
-VIỆN hiện nay vẫn còn dùng, như trong HỌC VIỆN ; còn VI thì trước kia dùng để chỉ các ô trong trường thi, mỗi ô là một VI ;
-HÒE,CỨC là hai lọai cây xưa hay trồng trước cung điện nhà vua để quy định chỗ đứng chầu, căn cứ theo thứ bậc trên dưới của các hàng công khanh : 
      ***chỗ trồng ba cây hòe (TAM HÒE) thì dành cho chức TAM CÔNG ;
      *** chỗ trông chín cây cức ( CỦU CỨC) thì
                      +++bên TẢ sẽ dành cho các bậc KHANH,ĐẠI PHU ;
                      +++bên HỮU sẽ dành cho các bậc CÔNG,HẦU,BÁ,TỬ , NAM.
Về sau ,vì con đường học hành thi cử cũng là con đường đưa đến vị trí, thứ bậc trong xã hội nên nói HÒE VI,CỨC VI là nói đến TRƯỜNG THI, còn nói HOÈ VIỆN , CỨC VIỆN là nói đến TRƯỜNG HỌC .
-KHAM =có thể, đáng , nên , đủ sức chịu được
-GIÁP như trong GIÁP BẢNG , chỉ bậc Tiến sĩ ; ẤT như trong ẤT TIẾN SĨ ,chỉ bậc Phó bảng ( Xin xem Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh )
-TIÊN CÔNG =Cụ nhà ta ; cụ thân sinh ra anh
-MINH THẾ = nổi tiếng ở đời
-TẰNG PHỦ ? = từng đã ... có đúng không ? , Phải chăng cũng đã từng ...? , Cũng đã từng .... phải không ?
 Xin chú ý :*** chữ PHỦ khi đứng trước thì có nghĩa “ phủ định “ ( như trong PHỦ NHẬN, PHỦ QUYẾT v.v.) , nhưng khi đứng sau lại có ý nêu nghi vấn ( như trong THỊ PHỦ=có đúng... hay không ? hoặc KHẢ PHỦ = có thể ...chăng ?, có đáng ... hay không ? )
            *** khi đứng sau , ở vị trí gieo vần, PHỦ có thể đọc thành PHÙ hay PHẦU , như trong câu thơ của Cụ Nguyễn Khuyến:
                  Thi ông TẰNG thức cựu du PHẦU ?
               (=” Nhà thơ có còn nhớ cuộc chơi trước kia không ?”)
                   ***Vì vậy TẰNG PHỦ CHÍ CANH TÂN mà dịch thành “cũng khó làm nổi chí canh tân” là sai !
-CHÍ CANH TÂN =có chí canh tân , có lòng canh tân , quyết canh tân.
Lại xin chú ý: có chí chủ chiến chống Pháp là chủ trương của thế hệ yêu nước cuối thế kỉ 19; còn có chí canh tân lại là chủ trương yêu nước của thế hệ đầu thế kỉ 20. Hai chủ trương ấy sở dĩ khác nhau là vì khác thời đại.
6/ Cuối cùng cũng nên hiểu đúng và tuân thủ đúng truyền thống các nhà Nho xưa.
Ví dụ khi làm câu đối mừng bạn thi đỗ thì thói thường là vừa phải đồng thời vui cái vui hiện tại của bạn , vừa đồng thời phải cầu mong chúc cho bạn về sau còn sẽ tiến lên cao hơn. Cho nên mấy chữ HIỆN TẠI CHỈ KHAM ĐÀM GIÁP ẤT ở vế thứ nhất mà dịch thành “thế nhưng giờ đây chỉ ngồi bàn thứ tự thấp cao mà thôi” thì rõ ràng là không đạt ! Dịch thế lại quá thiếu tế nhị vì một Cụ Phó bảng đi mừng một người mới đỗ Cử nhân sao lại đề nghị “giờ đây chỉ ngồi bàn thứ tự thấp cao mà thôi “ !!!. Như trên đã nói ,GIÁP phải hiểu là GIÁP BẢNG chỉ chuyện đỗ tiến sĩ ;còn ẤT là ẤT TIẾN SĨ tức chỉ bậc phó bảng. Vậy nội dung bảy chữ trên phải hiểu là:Bạn đã đỗ Cử nhân, xong bậc Thi Hương, “vậy trước mắt chỉ còn một việc đáng bàn “là việc bạn phải tiếp tục Thi Hội,Thi Đình để thành” Tiến sĩ hay Phó bảng” .                                       
Và ở vế dưới cũng vậy: nói về thế hệ ông cụ thân sinh ra bạn mà dịch bảy chữ TÁI SINH TẰNGPHỦCHÍ CANH TÂN thành một một câu chê bai thái độ chính trị của cha bạn (“ví bằng có sống lại thì cũng khó làm nổi chí canh tân”) thì rõ ràng là không hiểu truyền thống xưa kia tí nào!
Trong vế này, sở dĩ cụ Nguyễn Sinh Sắc mở đầu bằng việc nhắc đến cây ĐẠI BÚT và câu văn đầy hùng tâm (HÙNG VĂN) của TIÊN CÔNG (=tức của Cụ thân sinh ra bạn ) chính là nói đến tinh thần chủ chiến của thế hệ tiền bối .Mâ một người chủ chiến thuộc thế hệ tiền bối như vậy ,thì nay nếu có tái sinh hẳn cũng vẫn tiếp tục lo lắng cho quốc gia , để chí tham gia vào phong trào canh tân đang rầm rộ của thế hệ hiện tại, có đúng thế không ? Có hiểu như vậy mới là thuận lố gích !!
7/ Tóm lại, chúng tôi xin kiến nghị :
-Nên chữa tên Cụ Cử Nguyễn Tài Tuấn thành Nguyễn Tài Tốn ;
-Nên chữa lại đôi câu đối Cụ Sinh Sắc mừng Cụ Tài Tốn cho đúng như sau :     
                 NGÔ BỐI DO HÒE VI,CỨC VIỆN TIẾN THÂN,
                                                             HIỆN TẠI CHỈ KHAM ĐÀM GIÁP ẤT
                 TIÊN CÔNG DĨ ĐẠI BÚT HÙNG VĂN MINH THẾ
                                                             TÁI SINH TẰNG PHỦ CHÍ CANH TÂN
-Và nên hiểu đại thể là :
       BỌN TA ĐỀU DO học hành thi cử MÀ TIẾN THÂN
                HIỆN TẠI CHỈ NÊN BÀN CHUYỆN / là Anh phải / TIẾN SĨ hay PHÓ BẢNG
       CỤ XƯA ĐÃ DÙNG   ĐẠI BÚT HÙNG VĂN mà NỔI TIẾNG Ở ĐỜI ,
                /nếu nay / TÁI SINH thì HẲN CỤ CŨNG TỪNG Đàlập CHÍ CANH TÂN /
                như chúng ta/ ,CÓ PHẢI THẾ KHÔNG ?
 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512170

Hôm nay

2107

Hôm qua

2389

Tuần này

2107

Tháng này

219043

Tháng qua

121356

Tất cả

114512170