Tạp chí “Nhà ngoại giao” của Nhật Bản số ra tháng 8/2011 đã đăng bài của tác giả Sebastian Strangio về mối quan hệ đầy phức tạp giữa Bắc Triều Tiên và Campuchia. Dưới đây là nội dung bài viết này:
Tạp chí “Nhà ngoại giao” của Nhật Bản số ra tháng 8/2011 đã đăng bài của tác giả Sebastian Strangio về mối quan hệ đầy phức tạp giữa Bắc Triều Tiên và Campuchia. Dưới đây là nội dung bài viết này:
Đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Campuchia nằm trên một con phố lớn ở thủ đô Phnôm Pênh gần một biệt thự xa hoa của Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Thông thường, có rất ít dấu hiệu về cuộc sống ở phía sau những khung cửa sổ của toà nhà này, nơi hiếm có khách tới thăm. Tuy nhiên, tháng trước, toà nhà này đã tiếp đón một phái đoàn đến từ Bình Nhưỡng do Thứ trưởng Bộ Thương mại Bắc Triều Tiên Ri Myong San dẫn đầu. Chuyến thăm chính thức này tương đối vô thưởng, vô phạt. Thứ trưởng Ri chỉ hội đàm với các quan chức Campuchia về việc phát triển quan hệ kinh tế nhưng sự xuất hiện công khai hiếm hoi này của một quan chức Bắc Triều Tiên làm nổi lên quan hệ hữu nghị kỳ lạ giữa Campuchia và chế độ cộng sản ẩn dật này.
Mối quan hệ khác thường giữa hai nước này bắt đầu từ năm 1965, khi Tổng thống Inđônêxia Sukarno giới thiệu nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành với Thái tử Campuchia Norodom Sihanouk tại một hội nghị thượng đỉnh của phong trào không liên kết ở thủ đô Giacacta. Thoạt nhìn, “nhà lãnh đạo lớn” Bắc Triều Tiên mặc bộ đồ theo phong cách của Mao Trạch Đông và Quốc vương lịch sự của Campuchia có vẻ như không hợp nhau do sự khác biệt về trang phục nhưng bộ đôi này đã nhanh chóng xây dựng một tình bạn giúp hai nước hình thành một quan hệ đối tác chặt chẽ.
Để thể hiện thiện ý với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Quốc vương Sihanouk đã từ chối công nhận Chính phủ Hàn Quốc cho đến khi ông này bị hất cẳng bởi một cuộc chính biến do Mỹ hậu thuẫn vào năm 1970. Sau khi Quốc vương Sihanouk bị lật đổ, Bắc Triều Tiên đã công nhận mặt trận kháng chiến do Sihanouk lãnh đạo trong khi vẫn đang sống lưu vong ở Bắc Kinh. 9 năm sau đó, khi chế độ diệt chủng Khơme Đỏ bị lật đổ và bị thay thế bởi chính phủ được uỷ nhiệm của Việt Nam, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục thừa nhận liên minh kháng chiến, trong đó có Sihanouk.
Julio A. Jeldres, một người ghi chép tiểu sử chính thức của Sihanouk, nói tình bạn giữa Sihanouk và Kim là độc nhất vô nhị, không chỉ về “ý thức hệ, chiến lược hay các lợi ích thương mại”. Quan hệ đơn thuần dựa trên cơ sở “tình hữu nghị giữa hai nhà lãnh đạo và sự ủng hội mà họ dành cho nhau trong những thời điểm khó khăn”.
Trên thực tế, nhà lãnh đạo Kim đã chi không ít tiền để quốc vương lưu vong Campuchia cảm thấy như ở nhà trong các chuyến thăm thường xuyên của ông này tới Bắc Triều Tiên. Năm 1974, quân đội Bắc Triều Tiên đã hoàn thành cung điện kiểu Triều Tiên gồm 60 phòng cho Sihanouk ở gần hồ Changsuwon, cách Bình Nhưỡng khoảng 45 phút đi ô tô. Trong cuốn sách “Ba ngày ở Vương quốc Hermit”, tác giả Eddie Burdick người Mỹ viết nhìn từ phía trên xuống, cung điện này gợi nhớ khu liên hợp chính của Angkor Wat, nằm giữa các quả đồi cùng với các kho chứa vũ khí đủ loại, trong đó có các khẩu đội tên lửa đất đối không.
Jeldres cho biết trong giai đoạn 1979-1991, Sihanouk đã ở Changsuwon ít nhất hai tháng/năm và duy trì một lịch trình làm việc kín đặc, gồm “soạn thảo các tuyên bố, viết thư, viết sách, tiếp xúc với các nhà ngoại giao nước ngoài và gặp gỡ các phóng viên”. Sihanouk có một nhân viên “rất tận tuỵ” người Triều Tiên và được cung cấp mọi thứ cần thiết để phục vụ cho các hoạt động chính trị của ông này ở Campuchia. Khi Sihanouk trở về Campuchia và trở thành quốc vương vào năm 1991, ông ta đựơc tháp tùng bởi một đội vệ binh bảo vệ chủ tịch của Bắc Triều Tiên.
Quan hệ Campuchia-Bắc Triều Tiên qúa phụ thuộc vào quan hệ hữu nghị giữa hai nhà lãnh đạo này đến nỗi nó bắt đầu suy yếu sau khi Kim Nhật Thành mất vào năm 1994 và Sihanouk thoái vị vào năm 2004. Son Soubert, một cận thần của đương kim Quốc vương Norodom Sihamoni, cho biết Cung điện Hoàng gia vẫn gửi hoa tới Đại sứ Bắc Triều Tiên vào các dịp quan trọng nhưng bây giờ, Sihanouk hiếm khi tới Changsuwon. Ông nói: “Mặc dù Sihanouk vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp với Kim Châng In (con trai của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành) nhưng ông này không còn tới Bắc Triều Tiên thường xuyên như dưới thời Kim Nhật Thành”.
Theo một bức thư tín ngoại giao Mỹ bị rò rỉ từ năm 2006, một nhà ngoại giao Campuchia đã cho rằng “mối quan hệ đặc biệt giữa Campuchia và Bắc Triều Tiên không còn đặc biệt như trước đây”.
Trong quan hệ với hai miền Triều Tiên, Thủ tướng Campuchia Hun Sen có một cách tiếp cận thực dụng: thu hút các nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc trong khi cố gắng đối phó với cách hành xử ngày càng kỳ quái và thất thường của Bắc Triều Tiên. Vào tháng 3/1996, người ta phát hiện ông Yoshimi Tanaka, một công dân Nhật Bản và là cựu thành viên của Hồng quân đã từng nhận trách nhiệm về vụ cướp máy bay của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines năm 1970, đang lẩn trốn trong Đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Campuchia. Theo báo Bưu điện Phnôm Pênh, ông Tanaka đã trốn trong đại sứ quán này và đã bị bắt trong khi cố gắng vượt biên giới sang Việt Nam trên một chiếc xe ngoại giao. Người ta phát hiện ông này sở hữu ba cuốn hộ chiếu Bắc Triều Tiên gải và 40.000 USD giả. Sau vụ bê bối này, Thủ tướng Hun Sen đã trục xuất hai nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên và yêu cầu Sihanouk phải giảm bớt sự phản đối với quan hệ chính thức (giữa Campuchia) với Xơun, đã được thiết lập một năm sau đó.
Một vụ bê bối khác liên quan tới Công ty Vận tải biển Campuchia (CSC), một công ty vận tải tư nhân mà Thủ tướng Hun Sen đã ra quyết định đóng cửa vào tháng 7/2002 sau một loạt các sự cố mờ ám liên quan tới các tàu Bắc Triều Tiên treo cờ Campuchia. Vào tháng 6, một tàu như vậy đã thả neo ở ngoài khơi biển Tây Phi và chở một khối lượng lớn ma tuý. Song Sang, một tàu hàng khác đăng ký ở Campuchia nhưng thuộc sở hữu của Bắc Triều Tiên cũng bị các binh sỹ Tây Ban Nha chặn lại ở biển Arập vào tháng 12 năm đó. Tàu này chở 15 tên lửa Scud với 15 đầu đạn thông thường, 23 thùng nhiên liệu đẩy tên lửa axit nitric và 85 thùng chứa hoá chất không xác định. Người ta cho rằng chiếc tàu ma quái này đang hướng tới Yêmen.
Kể từ đầu thế kỷ 21, Chính phủ Campuchia đã phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc để xử lý hàng trăm người tị nạn Bắc Triều Tiên đến đây xin tị nạn chính trị – một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ liên Triều. Theo các bức thư tín ngoại giao bị rò rỉ của Mỹ, có vẻ như Campuchia không quan tâm tới ảnh hưởng của việc làm này tới quan hệ với Bắc Triều Tiên mặc dù một quan chức (Campuchia) “thừa nhận quan ngại về sự an toàn của Thủ tướng Hun Sen do ông ở gần Đại sứ quán Triều Tiên nếu sự hợp tác giữa Campuchia và Hàn Quốc bị tiết lộ”.
Ngày nay, Bắc Triều Tiên không có nhiều lợi ích kinh tế ở Campuchia. Chỉ có 4 nhà hàng ở Campuchia đang thu ngoại tệ cho Chính quyền Kim Châng In và nước này gần đây đã thuê công ty thiết kế Mansudae Overseas Project Group của Bắc Triều Tiên để xây dựng và điều hành một bảo tàng văn hoá Campuchia gần Angkor Wat.
Nguồn: Bản tin TTXVN (Tôkyô 25/8)
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước này vẫn tiếp tục. Năm 2006, Tổng thống Hàn Quốc Rô Mu Hiên đã đề nghị Campuchia chuyển thông điệp hoà bình tới Bình Nhưỡng. Ba năm trước đó, Campuchia đã đề nghị làm trung gian cho các cuộc thương lượng căng thẳng về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Liệu chuyến thăm Campuchia gần đây của phái đoàn thương mại Bắc Triều Tiên có phải là một tín hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên đang tìm kiếm mối quan hệ mở rộng hơn ở Đông Nam Á?./.
268
2364
21956
211950
0
114525254