Diễn đàn
Xây dựng làng văn hoá là một mục tiêu hướng tới của sự nghiệp văn hoá
Dân tộc Việt nam ta đã hình thành và phát triển từ nền tảng văn minh lúa nước. Làng là tổ chức dân cư/ hành chính/kinh tế cơ sở và cơ bản của cơ cấu tổ chức xã hội cổ truyền Việt nam. Làng là không gian độc đáo của văn hoá Việt Nam, trong lịch sử và hiện tại, có vai trò chi phối rất lớn đến tiến trình văn hoá dân tộc. Nhiều giá trị văn hoá dân tộc đã được hình thành, phát triển và lưu giữ trong luỹ tre làng. Luỹ tre làng góp phần tạo nên cái riêng cho làng, cho mỗi làng, góp phần quan trọng bảo vệ độc lập dân tộc nhưng cũng luỹ tre làng đã hạn chế tầm nhìn, động lực đổi mới và phát triển của làng và văn hoá làng.
Trong lịch sử, hiện tại và cả trong tương lai, làng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức xã hội và có ý nghĩa hết sức to lớn trong tiến trình phát triển văn hoá Việt nam.
Phát động phong trào xây dựng làng văn hoá là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, phù hợp với truyền thống lịch sử, với xu thế phát triển, với các đặc điểm và điêù kiện mới của đất nước và đã đem lại nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Khối đoàn kết cộng đồng được củng cố, mối quan hệ giữu dân với Đảng được tăng cường; Dân chủ được tôn trọng và mở rộng; Dân sinh được cải thiện; Dân trí được nâng cao; Đời sống văn hoá tinh thần phong phú và trong lành; Giao lưu văn hoá được chọn lọc; Tệ nạn xã hội được ngăn chặn tích cực; Kinh tế mở mang, phát triển...Kết quả xây dựng làng văn hoá trong thời gian vừa qua đã có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trên tất cả các lĩnh vực.
Tuy nhiên, phong trào vẫn còn những mặt, những vấn đề cần quan tâm để khắc phục, điều chỉnh. Chất lượng các làng văn hoá có nơi còn chưa đảm bảo, một số địa phương còn chạy theo thành tích, dễ dãi trong bình xét, công nhận; Một số làng còn sớm thoả mãn với thành tích, không duy trì được phong trào, để cho chất lượng các mặt của làng sa sút; Một số ban chỉ đạo phong trào ở cơ sở hoạt động chưa tích cực, thiếu năng động, nhạy bén, hiệu quả chỉ đạo, hướng dẫn còn chưa cao; Công tác giáo dục, tuyên truyền chưa thường xuyên, hiệu quả có nơi còn thấp; Đầu tư các nguồn lực cho phong trào còn hạn chế....
Tiếp tục duy trì và phát triển phong trào xây dựng làng văn hoá, gắn phong trào này với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá là việc làm cần thiết, là một mục tiêu hàng đầu của sự nghiệp văn hoá hiện nay. Giao lưu, hội nhập ngày càng sâu và rộng, cường độ ngày càng cao, công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng nhanh là những đặc điểm mới và lớn nhất mà chúng ta cần nghiên cứu để có điều chỉnh, xác định các mục tiêu và giải pháp thúc đẩy phong trào trong thời gian tới. Mỗi làng có những đặc điểm về lịch sử, văn hoá, các điều kiện phát triển khác nhau nên trên cơ sở định hướng và phương pháp chung cần xác định cho mình các giải pháp thích hợp để phát triển phong trào. Để thúc đẩy phong trào phát triển vững chắc cần đặc biệt chú ý tới công tác truyên truyền giáo dục và đề cao dân chủ để khuyến khích tinh thần tự giác và năng lực sáng tạo của cộng đồng; Củng cố các ban chỉ đạo cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, động viên, hướng dẫn; Ưu tiên tăng cường đầu tư các nguồn lực cho phong trào.
Tin tưởng với các mục tiêu có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn, đem lại hiệu quả thiết thực cho mọi nhà, mọi người, mọi làng, nhất định phong trào sẽ tiếp tục phát triển vững chắc và đem lại nhiều kết quả to lớn hơn.
tin tức liên quan
Videos
Phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam hiện nay [kỳ 3]
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Một nước Nhật quá xa xôi!
Lenk
Thống kê truy cập
114512182
Hôm nay
2119
Hôm qua
2389
Tuần này
2119
Tháng này
219055
Tháng qua
121356
Tất cả
114512182