Với người Tàu thì Nho với Khổng đồng nghĩa, điều đó còn được tăng cường hơn nữa khi truyền ra nước ngoài. Nói chuyện với người Aâu Mỹ về Nho thì phải dùng chữ Confucianism phiên âm từ chữ Khổng Phu Tử. Như vậy muốn tìm hiểu bản chất của Nho có thể tìm hiểu nguồn gốc đạo của Khổng.
Vào quãng năm 1970 trở đi, tức là từ lúc xuất hiện thuyết Việt nho với quyển Việt Lý Tố Nguyên có lời phao đồn rằng Kim Định bảo Khổng Tử là người Việt. Đó là câu nói sai tỏ tường mà một số người có ác ý gán cho tôi. Ít nhất thì đó là một ngộ nhận, vì tôi chỉ đứng trong phạm vi triết học thuộc văn hóa, dân tộc, chứ không lúc nào đi sang phạm vi nhân học và chủng tộc. Vì đó là phạm vi không ơn ích cho triết, đã vậy còn gặp đầy khó khăn vì phải đo sọ, thử máu. Máu người xưa tìm đâu ra, còn sọ thì mỗi người đo mỗi khác do sự trải dài trên nhiều ngàn năm trong một không gian bao la với những bờ cõi trồi sụt ăn ngoàm vào nhau gây ra biết bao khó khăn. Cũng may triết không cần những điều đó mà chỉ cần khảo cổ, huyền thoại, kinh văn… là đủ. Vậy theo chủng tộc thì Khổng Tử là người Tàu ai mà chối cãi điều đó. Vấn đề đặt ra là Khổng Tử có theo văn hóa Việt hay chăng và sau đây là những mấu chốt cho câu trả là có.
Trước hết Khổng Tử đã tuyên bố rõ ràng ông không hề lập ra một đạo mới mà chỉ thuật lại đạo xưa (thuật nhi bất tác). Xin hỏi người xưa ấy là ai? Sách Trung Dung câu 30 trả lời rằng: Trọng Ni tổ thuật Nghiêu Thuấn” nghĩa là Trọng Ni coi Nghiêu Thuấn như thuỷ tổ, ông chỉ là người truyền bá đạo của hai vị đó, nhất là Thuấn, vậy xin hỏi Thuấn là ai? Mạnh Tử thưa đó là người Đông Di; Văn Vương là ng7ời Tây Di (Thuấn, Đông Di chi nhân. Văn Vương, Tây Di chi nhân- Li Lâu hạ 1). Hỏi Đông Di là ai? Thưa là Việt đó. Người Tàu thường dùng 4 danh từ: Nhung, Địch, Man, Di để chỉ những dân ngoài Tàu, trong đó thì danh từ Di được dùng nhiều nhất, không những chỉ Di miền Thái Sơn, Sơn Đông mà còn chỉ luôn cả miền Chiết Giang, Giang Tô, Sông Hoài và Kinh Việt (sau là Sở đã có thời nằm trong cái khối mà KinhThư gọi là “Tứ Di tả nhâm” (chương Tất mệnh câu 13): cả bốn rợ (Di) đều cái áo bên tả (tả nhậm). Đó là một nét đặc trưng chung cho cả “rợ” bốn phía. Câu “tứ hải giai huynh đệ” khởi đầu chỉ về 4 rợ đó (1). Vậy nên nói Thuấn là Đông Di hay Việt cũng thế, cũng như dùng chữ Di cả cho miền Tây khi nói “Văn Vương là người Tây Di”. Đó là lý do khiến Hán Nho rất ngại chấp nhận câu trên vì nếu chấp nhận thì vừa hạ giá Đế Thuấn xuống hàng man rợ, vừa có mộot thiên tài cao nhất lại để cho Việt chiếm mất đâu có ổn. Vì thế đã dùng nhiều lời giải nghĩa để chối đi: thay vì Thuấn là người Đông Di thì nói Thuấn là người sống gần Đông Di, tức ngầm hiểu là người Tàu. Các học giả Việt tất nhiên bị lừa theo. Tuy nhiên đó là những câu nói mập mờ, không thể đứng vững được trước đà tiến của khảo cổ cũng như cổ sử học.
(1) Theo sách Nhĩ Nhã là quyển tự điển cổ hơn hết, đã có thời đựơc xếp vào hàng Kinh.
Vì thế đến chính ông Bỉnh Thế Hà cũng không tin tưởng như vậy nữa mà còn bày tỏ khá dài để chứng tỏ Văn Vương chính là người Tây Di. Aáy là Văn Vương vào thế kỷ 12, huống nữa là Thuấn hơn hai ngàn năm trước thì có chi lạ khi nói ông Thuấn là người Đông Di. Chính J.Legge đã ngần ngại dịch câu “Thuấn, Đông Di chi nhân” là người Tàu sống gần Đông Di, nhưng chỗ khác nói về tổ nhà Chu là ông Công Lưu thì Legge nhận xét là chính người Tàu cho là xuất phát từ trong những bộ lạc đó. I have translated his words (Tây Di chi nhân) a man near the wild tribes of the west. But according to the records of the Chou dynasty themselves, we see its real ancestor, duke Lew coming out from among those tribes. Vol IV p.2 note 1). Đó là điều càng ngày càng được khoa khảo cổ chứng minh đến độ chính người Tàu hiện nay là ông Bỉnh Thế Hà trong quyển mới nhất về khảo cổ (Cradle p.344) cũng phải lên tiếng bênh câu của Mạnh Tử là đúng vì căn cứ trên một lưu truyền rất cổ xưa, không thể tự ý đổi thay đi được, tức không nên dịch “Thuấn sống gần Đông Di mà phải dịch Thuấn là người Đông Di” (2). Nên ghi nhận là người Tàu lấy Di (cũng gọi là Nhung) đến nỗi nói lấy Di Nhung thì có thời hiểu là loạn luân. Need I. 25
(2) Tôi nhắc kỹ vì đã có người bắt bẻ tôi khi trưng câu này. Tôi đã không trả lời vì người đó bác học chưa rộng đủ, lại còn mắc chứng malhônnêteté intellectuelle.
Đấy là một lẽ, nhưng chưa mạnh bằng phải đặt câu ấy vào đồng văn sử địa đời ông Thuấn mới thấy rõ phải hiểu ông Thuấn là người Đông Di mà không là Tàu, vì lẽ giản dị là lúc ấy chưa có Tàu. Tàu của Hoàng Đế chỉ là truyền thuyết, còn theo cổ sử và khảo cổ thì Tàu mới ra khỏi bộ lạc từ đời nhà Thương tức vào khoảng thế kỷ 15 tr.c.n. Vì thế nghệ thuật đời nhà Thương còn mang đậm nét diễn đề nghệ thuật của Việt tộc như đựơc chứng tỏ qua những đồ đồng gọi là Thao Thiết hoặc cái qua (xem Sứ Điệp). Nứơc nhà Thương khởi đầu cũng mới rộng vài trăm dặm (400km*300km) vuông xuýt xoát như một tiểu bang nhỏ trong hàng trăm ngàn tiểu bang khác của Bách Việt. Như vậy làm sao chối được câu nói của Mạnh Tử. Nên ghi nhận đời Mạnh Tử nước Tàu chưa gồm thâu được Tần, Sở, Ngô, Việt nên lòng ái quốc gia chưa đủ mạnh để át sự thực. Trên đây ghi nhận theo lời học giả lúc trứơc, chứ nay phần lớn khoa học gia đều cho Nghiêu Thuấn không có thực mà chỉ là n hững điển hình do Khổng “sáng tạo” ra để trình bày đạo nho, nên nếu nho có tính chất Việt thì điển hình cũng có tính chất Việt như vậy.
Bây giờ xin hỏi câu nói của Mạnh và Khổng có đúng chăng hay vì khiêm nhường hoặc chiến thuật mà nói thế? Thưa đúng vì tâm hồn Khổng Tử để hết vào phương Nam như câu nói: “Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi” (Trung Dung 10): người quân tử phải chọn đức cường phương Nam (là khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo) làm nơi y cứ, lam trổ hướng tới của tâm hồn. Về hai chữ Nam, Bắc mà muốn hiểu đúng thời đúng nơi thì phải xem đồng văn của người nói, thí dụ với Mạnh Tử thì nước Tề là Bắc so với Sở là Nam. Còn với Khổng Tử trong câu này thì Nam là nước Tàu ít ra từ Hoàng Hà trở xuống, ngược với Bắc du mục, nơi đề cao võ lực, coi cái chết ở chiến địa nhẹ tợ lông hồng. Như vậy thì Nam ở đây trùng hợp với miền của Việt tộc tức miền trung tâm nông nghiệp, của văn hóa hiền hậu gọi chung là Đông Nam, ngược với văn minh du mục nói chung là xuất từ Tây Bắc đầy óc chinh phục bạo tàn như ta thấy còn phảng phất trong Kinh Thi.
Xem bài Đại Đông thí dụ thấy lời oán hận phía Tây ngất trời khi tả các nước miền Đông phải chịu cực với nhà Chu (từ Thiểm Tây xuất phát) xem con đường từ các nước miền Đông đến kinh đô nhà Chu mà mắt tuôn rơi lệ. Nước Tây quá giàu nên khó phục vụ: cống rượu thì chê không phải đồ đáng uống; dâng chuỗi ngọc thì chê không đủ dài. Sự khổ luỵ cao ngất trời mà trời cũng chẳng giúp được chi. Sao Chức Nữ không dệt đủ vải cho chúng cướp đoạt, sao Ngưu Lang cũng chẳng dẫn đến cho được con trâu nào. Sao Cơ còn lè cái lưỡi ra như muốn ăn chặn của miền Đông. Sao Đẩu giơ cái cán ra như múc của.
Còn miền Bắc thì ta thấy được qua những câu như ném đứa siễm nịnh cho sài lang. Sài lang không cắn xé nó thì vứt nó lên Bắc. Bắc không nhận thì vứt nó lên trời (thơ Hạng Bá).
Trưng lại mấy câu trên để độc giả thấy rõ ý niệm về Tây Bắc đồng với du mục quen cướp đoạt ra sao, ngay đến đời Khổng vẫn còn rất mạnh. Vì vậy câu nói: “Nam phương chi cường dã” phải được chú ý cân xứng, lúc ấy mới hiểu tại sao Khổng Tử bảo quân tử phải y cứ trên đạo lý phương Nam. Câu trên còn được kiện chứng bằng lời Khổng muốn ví mình với Lão Bành. Vậy Lão Bành là người Kinh Việt (sau là nước Sở) vẫn theo tục tả nhậm của Việt tộc như Kinh Thư có ghi: “Tứ Di tả nhậm”.
Nhiều học giả nay nhận ra rằng người Sở còn duy trì được nhiều nét về nghệ thuật của nhà Thương hơn chính đất nhà Thương. Đó là câu nói đúng sự thựcnhưng sai ở chỗ gán, lẽ ra phải nói nhà Thương học với Di (ở Sở) mới đúng. Và lúc ấy thì học trò đâu có bằng thầy là Sở, nên tất nhiên Sở giữ được nhiều hơn dân nhà Thương. Đó là điều mà khảo cổ đang chứng minh: càng ngày càng đào được nhiều di tích sán lạn ở miền Nam và càng chứng minh ý kiến cho Sở là khu nữu của nứơc Tàu, nên càng nhiều nhà nghiên cứu trở nên dè dặt không dám quyết đoán vội, phải chờ cho tới lúc khai quật thêm nữa ở miền Nam mới đủ đối chiếu đâu là nơi phát nguyên nghệ thuật nọ kia. Tuy nhiên đó là phạm vi khảo cổ, chứ trong phạm vi văn hóa thì kể là đủ. Sở dĩ Khổng Tử đề cao Nghiêu Thuấn vì hai ông mang đầy yếu tố Việt trong mình. Oâng Nghiêu nêu cao gương thiện nhượng, tức là đức tính căn bản xã hội cộng đồng nguyên thuỷ của Việt tộc, lấy sự cộng tác tương trợ làm cốt cán, như thấy trong bầu khí trống đồng là thuận hòa từ nhượng cộng tác (xa với lối tranh đấu để sinh tồn), chăm lo lịch pháp (nông nghiệp). Oâng Thuấn cũng thiện nhượng như vậy, lại còn thêm một đức tính trổi vượt của Việt tộc là đức hiếu thảo.
Truyền thuyết nói cha ông là Cổ Tẩu có tính độc ác muốn giết Thuấn đi, mới sai ông đào giếng rồi lấp lại để ông chết tốt, nhưng ông nhờ áo rồng (long công) vợ may cho nên chui ngang dưới đất dễ dàng. Cổ Tẩu lại sai Thuấn trèo lên chữa kho thóc rồi rút thang đi và nổi lửa đốt kho nhưng Thuấn nhờ áo lông chim (điểu công) của vợ may nên bay thoát. Đó toàn là truyện bị đặt để lộ tông tích văn hóa tiên rồng ra (long công là rồng, điểu công là chim đó). Nói long công, điểu công là tôi trưng sách “Trúc thư kỷ niên” chứ Kinh Thư không có và các nhà chú giải khi nói về vụ này thì cho là ông Thuấn đã đào sẵn một lỗ ngang dưới giếng. Còn vựa lúa thì ông dùng hai mảnh tre mà thoát. Nói như vậy làm cho huyền thoại mất hay đi, không còn được bao nhiêu chất huyền dị. Huyền thoại chính cống phải vô lý, tức ngoại lý để giúp vươn lên chỗ siêu lý. Nay bóc hết hai cặp long công và điểu công thì còn gì là huyền thoại. Lý do tiềm mặc là mấy chữ đó nói lên họ văn hoa của Thuấn là tiên rồng tức Việt, nên tất nhiên người Tàu phải tránh né.
Nói tóm lại không ai có thể đưa bằng chứng khoa học ra mà nói Nghiêu Thuấn là Tàu hay Việt, nhưng đứng về văn hóa thì ta nói được là hai ông thuộc văn hóa Việt. Hoặc cùng lắm cho Nghiêu là Tàu (Nho) còn Thuấn là Việt, thì Khổng Tử kể là nối Việt vào Nho khi ghép hai ông lại một. Đặt Việt trước Nho, là Khổng đề cao Thuấn hơn Nghiêu, vì Thuấn hội nhiều nét Việt hơn, như tâm tình là chữ Hiếu, nghệ thuật là ca vũ (ông Thuấn làm ra nhạc Cửu Thiều) lại còn kiêm bộ Nạp ngôn đi sát với dân. Oâng Nghiêu chỉ được có việc khoa học là thiên văn lịch pháp mà không ấm áp tình người như ông Thuấn, và như vậy Thuấn có thể coi như biểu thị cho bước đầu Việt lý được Nho công thức hóa.
Một điểm thú vị nữa không ai dè mà lại rất nền tảng, đó là thập dực của Kinh Dịch được lưu truyền là của Khổng. Dù có là của Khổng hay do người ta gán cho Khổng thì điều đó vẫn có ý nghĩa. Số là Kinh Dịch được hình thành đời Phục Hy, tức thời còn hoàn toàn Việt, các đời sau mới thêm lời vào. Rồi Khổng Tử thêm phụ trương và gọi là thập dực nghĩa là mười cánh. Thế là nói lên chủ quyền của Việt là Tiên Rồng rồi đó: Rồng là 6 thể rồng trong quẻ Kiền mở đầu Kinh Dịch, vậy thì kết Kinh Dịch phải là cánh chim, là thập dực.
Thập dực là 5 đôi cánh đi với 6 thể rồng cùng loại cơ cấu đêm 5 canh, ngày 6 khắc, cha rộng ngoại (số 6), mẹ tiên nội (số 5). Con số 10 (thập) quả là huyền số vì thực ra chỉ có 7 dực, vậy nói 10 là không có ý đo đếm nữa mà chỉ có ý dùng như huyền số. Huyền sử có nói đến chim Tất phương (hoả điểu) có 8 cánh 1 chân y như chim Lạc Địch cũng có lúc 8 cánh 1 chân. Rõ rệt là ám chỉ Kinh Dịch có 8 quẻ, 1 chân là Thái Cực. Chim Tất phương có mặt người là Kinh Dịch chuyên về nhân dịch, kỷ dịch (chủ về tu thân, kỷ là thân), còn chim có sắc xanh với vạch đỏ thì nói về Đông Nam. Đông hành mộc sắc xanh, Nam hành hỏa sắc đỏ, như vậy là nói lên nơi xuất hiện của Kinh Dịch, đó là Đạo Dịch của Trời Đất với nét song trùng là Đông Nam. Đạo Dịch của Phục Hy với 3 hào của quẻ đơn ở phương Đông (hành mộc số 3). Đỏ lửa (hành hỏa số 2) phương Nam, gọi khác là quẻ Li hay Xích Quỷ.
Đã nói tới chim xin kể luôn một nét nữa của Việt tộc là ưa hát. Hát thì loài người đâu chẳng hát, nhưng Việt tộc thì thêm một lý do để hát nhiều hơn ai hết, do lẽ là có vật biểu chim. Nói đến chim là nói đến hót. Chim hót thì người hát, đến độ tôi ngờ rằng câu: “nhạc giả Lạc dã” có nghĩa gốc “kẻ hát là dân Lạc”. Dầu sao mặc lòng thì mở đầu Việt lý là hát múa như sẽ bàn sau. Ở đây chỉ xin hỏi rằng Khổng Tử có ưa nhạc chăng? Thưa quá cỡ đến độ đặt nhạc thành một Kinh, “Kinh Nhạc”. Khi ông đến nước Tề nghe nhạc Thiều (của vua Thuấn) thì ông cảm thấy đến độ ba tháng liền không còn biết mùi thịt là gì. Tưởng chưa ai trên đời cảm nhạc đến độ đó, đến độ vị giác chết lịm trước món ăn ngon nhất. Chắc là di cư lâu ngày, nay được nghe lại nhạc vàng của tiên tổ mới khoái đến độ xuất thần như vậy.
Tiện đây xin kể một ví dụ về những khó khăn tràn ngập trên con đường “tố nguyên”. Đó là nhạc Thiều thuộc loại nhạc của Đông Di nên sách Chu Lễ viết là “tứ Di chi nhạc”, và “tứ Di chi vũ” nhưng rồi nhiều sách viết “tứ phương chi nhạc”, “tứ phương chi vũ”. Đặt chữ phương thay cho Di là dễ làm mất liên lạc tìm ra chủ quyền rồi đó. Tam sao thất bản là vậy.
Đến cái vụ ông Thuấn có hiệu là Đại Ngu mới đáng ngờ vì nhiều sách thí dụ “Lã thị Xuân Thu” đoạn 20 tiết 6 lúc viết Ngu, lúc viết Vũ là vì người Tàu miền ấy đọc hai chữ như nhau đều là yu cả, nên ta có quyền ngờ rằng chính tên ông Thuấn là Đại Vũ mà không là Đại Ngu. Đại Vũ là vì ông làm ra nhạc Cữu Thiều cũng như làm ra bài vũ tên là Vạn. Như vậy quả đáng mang tên là Đại Vũ như lời gọi xưa kiểu Hữu Miêu, Hữu Sào, Toại Nhân… tức gọi tên theo sáng tạo. Chữ Vũ vừa là múa vừa là lông chim trĩ ngũ sắc mà người ca vũ mang trong mình khi múa. Đã vậy không có chính phủ nào có bộ nhạc bộ vũ như triều đại ông Thuấn. Oâng Thuấn sinh ra trên núi Vũ (Vũ Sơn) thì càng có lý để gọi ông là Đại Vũ. Thế rồi vì lâu ngày tam sao thất bản ông Thuấn là Đại Vũ trở nên Đại Ngu; ngừơi ta giải thích chữ Ngu là an vui thanh bình, cùng nghĩa như chữ Di, chữ Lạc v.v… với người Tàu thì được lắm vì 2 chữ đọc tương tự, chứ với người Việt thì ngu là ngốc giải nghĩa sao cũng không sạch. Hồ Quý Ly muốn xưng tụng ông nội nên loạng quạng xưng hiệu là Đại Ngu, truyền dòng họ Hồ ngu thật sự đến n ay. Sai một li đi một dặm là thế.
Nhân nói đến vũ, xin hỏi Khổng Tử có ưa vũ chăng? Thưa đến đời Khổng thì vũ đã biến thể đi nhiều mà trở nên Lễ, nên lễ cũng còn giữ nguyên một cơ cấu như vũ: cũng ba hồi trống, năm chầu sênh phách, bái ba bái, vái chín vái. Ta biết siêu hình Nho giáo tóm vào ba chữ “chí trung hòa”, nhưng đó là chữ trừu tượng mà Nho là đạo hành vi, nên cần động tác căn bản để cụ thể hóa đạo lý. Vậy chữ trung được cụ thể bằng Lễ, vì lễ cốt nhằm làm cho sự việc được thích nghi, không thái quá không bất cập, còn hòa cụ thể bằng nhạc ta quen nói hòa nhạc. Vì thế lễ nhạc là hai cột trụ của Nho: thiếu lễ nhạc là thiếu điểm tựa cụ thể và cùng cực. Không có triết lý nào đặt trên Nhạc, càng không trên Lễ, riêng có Nho đã làm như thế là vì Nho đã công thức hóa Việt lý mà linh hồn Việt lý là ca vũ. Họ văn hóa thực là khắng khít như vậy đó. Tuy nhiên có một điểm cần được ghi nhận là các tiên nho sau này không một ai nhận thức ra điều đó. Hơn thế nữa kể cả Khổng Tử mặc dầu ông đề cao văn hóa phương Nam và thực tình đi theo, nhưng cũng không nhận thức đâu là nguồn gốc. Vì điều đó không quan trọng bởi chân lý không có quê hương. Tuy nhiên khi nghiên cứu về nguồn thì lại cần phải đề cập.
Sau đây là một thí dụ: ta biết Việt tộc đề cao bên tả như câu Kinh Thư đã trưng trên “tứ Di tả nhậm” (Tất mệnh, câu 13), Tàu đề cao bên hữu, coi bên tả là cái gì thuộc dân gian tầm thường, lên án đạo nào thì gọi là tả đạo. Nhưng đó là chuyện xa xưa khi Tàu mới gặp Việt, rồi dần dần Tàu thấm văn hóa Việt nên đi theo Việt trong nhiều truyện thí dụ đề cao bên tả. Chính Khổng Tử đã nói nếu không nhờ Quản Trọng duy trì Trung Quốc thì nay người Tàu đã để tay tả trên tay hữu theo đúng thứ tự âm trước dương. Có lần ông đứng giữa môn đệ tay hữu để trên tay tả. Các môn đệ thấy thế đều làm theo. Oâng liền chỉnh rằng tại sao các trò lại bắt chước theo ta. Hôm nay ta để tay hữu trên là có ý để tang chị. Nghe vậy các trò ai nấy lại để tay tả lên trên (Nhị tam tử giai thượng tả. Lễ Ký II 2.19).
Với lối cơ cấu, chỉ một cử chỉ thượng tả với lời nói nhị tam tử là đủ biết Nho bắt nguồn từ Việt lý rồi.
Trên đây là mấy điểm then chốt nói lên sự đồn tính (đồng cơ cấu) giữa nguyên Nho và Việt lý. Trước hết hỏi khẩu cung Khổng Tử thì ông nhận là mình không có lập đạo mới mà chỉ truyền đạo xưa mà đạo xưa thì rõ ràng xuất từ phương Nam. Nếu muốn đi một đường xác thiết hơn để hỏi tên tổ thì ông xưng là Nghiêu Thuấn. Cả hai đều hiện thực “thiện nhượng” tức là đức tính bao trùm trong xã hội cổ xưa của Việt tộc, đó là xã hội tương thân, tương trợ, cộng tác, khác hẳn xã hội đấu tranh giai cấp, chiếm đoạt giật giành. Kế đến ông Thuấn còn đi sâu hơn vào nguyên uỷ của xã hội đó, tức là xã hội tình xây trên tinh thần gia tộc, đề cao chữ Hiếu. Hữu ư trung xuất hình ư ngoại; ông lại còn động ứng y hệt Việt tộc là mặc áo lông chim (điểu công) và xâm mình rồng, hoặc đeo dấu hiệu rồng (long công), rõ ràng là họ Tiền Rồng của Việt tộc.
Đến khi xét nội dung Nho thì không một điều nền tảng nào trong Nho lại đã không có trong Việt. Chỉ nói sơ qua về cơ cấu thì âm dương là tóm nét song trùng lưỡng hợp tràn ngập trong Việt tộc.
Tam tài là đạo ba
Ngũ hành là cơ cấu vài ba với ngũ lĩnh và nhất là câu “đóng đô ở Nghệ An” đã bàn trong bài Xứ Nghệ (Nghệ là số 5 kép bởi 2 và 3 đi trước cung ngũ hành)
Gia tiên thì là tục cúng ông bà.
Gia quan là lễ thành đinh.
Thiên viên, địa phương là bánh dày, bánh chưng v.v…
Trên đây là ít khẩu cung do Thầy Khổng và trò Mạnh, tất cả đều xưng nguồn gốc Nho là Việt, đến khi “thử máu văn hóa” ông Thuấn cũng thấy đúng là máu Tiên Rồng, khiến cho không ai có thể đưa lý lẽ để chứng minh nguồn gốc và bản chất Nho là do Tàu, mà không do Việt.
Tuy nhiên đó mới là nói trên phương diện tượng tức nguyên Nho, còn trên phương diện hình là Hán nho thì quả có một số yếu tố Tàu hay đúng hơn là ngoại lai đã được đưa vào Nho. Đó là:
a) Bốn yếu tố du mục đưa vào đời Chu (xem Sứ Điệp)
b) Vụ xuyên tạc nguyên nho bằng thư viện Thạch Cừ (xem Nguyên Nho).
c) Một số thêm thắt về sau.
Hai điểm a, b đã bàn rộng nơi khác. Ở đây chỉ xin nhắc qua đến điểm c. Thí dụ đầu tiên là câu: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”… Câu này hay được trưng dẫn để đả kích Nho, nhưng không phải của Nho mà là của Thái tử Phòng Tô con Tần Thuỷ Hoàng. Vì óc bênh Nho nên bị đày lên coi việc xây Vạn Lý trường thành cùng với tướng Mông Điềm. Đến khi Tần Hoàng chết, bọn Triệu Cao giả sắc lệnh bắt Phòng Tô phải chết theo. Tướng Mộng Điềm can Phòng Tô đừng chết ngay, hãy cất quân về triều để điều tra sự thực ra sao. Nhưng Phòng Tô đã trả lời rằng:
“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
Phụ khiển tử vong, tử bất vong bất hiếu”.
Trả lời vậy là Phong Tô đã đi ngược hẳn với tinh thần Nho giáo được biểu lộ trong câu của Tuân Tử: “Tòng Đạo bất tòng quân, nhân chi đại hạnh dã”: theo Đạo mà không theo Vua, đó là đại hạnh của con người. Hoặc câu “quân xử thần dĩ lễ”: vua đối với quan phải dùng lễ v.v… Mạnh Tử còn đi xa hơn nữa khi nói: “Nếu vua coi thần như cỏ rác thì thần coi vua như trộm đạo (khấu thù). Tómlại nếu xem Nho trong toàn bích thì tuyệt không có vụ: quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
Một thí dụ khác là hai chữ tam tòng thường được nhắc tới để chứng tỏ Nho đàn áp đàn bà, mà thực ra thì gốc tam tòng do du mục đưa vào và có tính cách xã hội. Còn chính ra là “tam cương đạt đức là: Trí, Nhân, Dùng”. Tuy vậy phải công nhận là với Hán nho thì đàn bà bị lép về dần và làm nên một điểm đen cho Hán nho, nhưng dầu sao Việt lý hãy còn giữ được ảnh hưởng nên không bao giờ đàn bà bị hạ thấp đến độ cơ cấu như bên Hy Lạp, nơi đàn bà bị coi như nô lệ, tức không đựơc kể là công dân hoặc coi như không có linh hồn, hoặc như bên Aán Độ, vợ là “của” chồng đến độ khi chồng chết thì vợ phải lên giàn hỏa chết theo chồng. Hú vía cho Huyền Trân công chúa xuýt bị nướng sống theo triết lý du mục nọ.
Tóm lại, sau khi đã gẩy những sạn sỏi ra khỏi Nho rồi thì thấy đạo Nho cùng một bản chất như Việt Lý tức từ cơ cấu, xuyên qua bộ định đề và nguyên lý cho tới những câu then chốt hễ có trong Nho là tìm ngay ra được nội dung tương đương bên Việt lý. Vì thế có thể nói nghiên cứu về Nho cho thấu triệt chính là một xa lộ dẫn tới tinh hoa Việt lý. Tinh hoa đó là chi, chúng ta sẽ bàn đến từ chương sau.