Những góc nhìn Văn hoá

Thế đứng của triết Việt (Kỳ 7)

7. Một Nền Tảng Cụ Thể Của Việt Nho

 

Để thiết lập được Việt Nho cần vượt qua hai bước, trước hết phải tìm hiểu Nho là gì, khác triết Tây Aâu chỗ nào, khác Aán Độ làm sao. Bước hai là Việt có triết lý chăng, và nếu có thì nó khác với Nho ở điểm nào? Có thưa được được câu hỏi này mới nói lên được hai chữ Việt nho cách nền tảng. Điểm hai này rất tế vi, có thể coi như chẻ sợi tóc làm 4, tuy nhiên nếu không tìm ra tang chứng thì chưa đạt lý, và do vậy vấn đề quốc học không thể thiết lập được.

Cả hai vấn đề này đã được bàn rộng rồi. Điểm một trong bộ triết lý An vi gồm 10 quyển. Điểm hai trong bộ triết Việt nho gồm hơn 10 quyển. Việt nho cũng là An vi, nhưng được xét về mặt nguồn gốc. Sở dĩ phải nói dài trên mười quyển vì vừa tìm về nguồn, vừa dùng dữ kiện nguồn gốc để diễn đạt triết lý An vi cho thêm rộng.

 

Trong bài này, chúng tôi có ý thu gọn vào mối liên hệ người với người, tức là điều rất cụ thể và thiết thực. Vậy Việt nho khác vớiTây Aâu ở chỗ về liên hệ giữa người gọi là luân thì Tây Aâu chỉ có một luân là chủ nô. Còn Việt nho có tới năm luân là vợ chồng, cha con, vua tôi, anh em, bè bạn. Đó gọi là năm mối nhân luân mà ta có thể dịch bằng tiếng mới là liên hệ người với người. Nói là mới vì được trào lưu nhân vị (personalist) đã muốn phản lại bầu khí xưa của TâyÂu với luân chủ nô chứ không là người với người mà là người với vật. Chủ là người, nô là vật, hoặc là sự vật hay súc vật, chủ có quyền giết hay bán như bán một đồ vật. Vì thế trên kia tôi nói luân, mà không nói nhân luân.

Bài này xin tập trung vào câu phát đoan của sách Trung Dung: “Quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ”. Đạo quân tử khởi đầu từ chỗ vợ chồng. Đó là câu sách đơn sơ, nhưng nhìn theo lối cơ cấu lại hàm chứa nhiều vấn đề hệ trọng rất đáng bàn giải.

Điểm trước hết là Đạo xây trên vợ chồng. Câu này nói lên hai điểm, một là Đạo đặt trên con người mà không trên sự vật, hay ý niệm trừu tượng ngoài con ngườ. Hai là đặt trên đoàn thể con người mà không trên cá nhân. Đây là nét đặc trưng nhưng thường không được chú ý, nhiều học giả dịch câu trên như sau: “Đạo quân tử khởi đầu từ những cái thường thường như việc vợ chồng”. Dịch thế tuy không sai nhưng điểm nhấn lại đặt trên sự dễ dàng, đã không nằm sẵn trong câu văn lại còn là không chú ý đến điểm đặc trưng của Việt nho là đặt trên đoàn thể con người, khác với các xã hội Tây Aâu đặt trên cá nhân, còn Việt nho đặt trên gia đình. Mỗi đàng có hay riêng với nét đặc trưng khác nhau như đã bàn rồi; ở đây chỉ nhắc một điểm là đặt nềntheo mẫu gia đình thì xã hội tình: vua quan được gọi là cha mẹ dân khởi từ chỗ đó, cũng như người trong nước xưng hô bằng ông bà chú bác cô dì là dùng những danh xưng trong gia đình. Đó cũng là phát đoan theo câu sách trên là nhấn mạnh gia đình. Đó là tinh thần chung thuộc xã hội tình khác xã hội Tây Aâu là xã hội lý. Điều này có thể đem lại cho cá nhân nhiều tự do hơn (không bị ràng buộc bởi gia đình). Nhưng cũng dễ đưa đến chuyên chế cùng cực, vì giữa chính quyền và cá nhân không còn một đợt lót nào làm êm dịu sức nặng của chính quyền. Chính vì thế Cộng sản lấy việc phá gia đình làm điểm quan trọng trong tam vô. Các xã hội Tây Aâu vốn coi thường gia đình nhưng đến Cộng sản thì không những coi thường mà còn cố tình phá đổ. Đó là phá nét đặc trưng của Việt nho. Điểm này tuy rất quan trọng nhưng đã được bàn nơi khác.
Ơû đây xin chú ý đến sự khác biệt giữa Việt và Nho nằm trong câu sách với bản dịch. Sách nói phu phụ, mà bản dịch lại nói vợ chồng. Đây không là một sự xếp đặt câu văn, mà chính là sự xếp đặt có tính cách cơ cấu, tức nói lên cái gì sâu xa hơn nhiều: nói vợ chồng hay phu phụ thì dàng sau mỗi bên đều có một cơ cấu, một đại đồng văn lớn lao. Đàng sau vợ chồng thì có âm dương, cầm sắt, tiên rồng, nhà nước: nói theo số là vài ba, lưỡng tam; còn đàng sau phu phụ là Càn Khôn, Uyên Ương, gia thất, kỳ lân… Nói theo số là tham lưỡng tức là đặt lớn trứơc nhỏ, ba trứơc hai, mạnh trứơc yếu, lượng trước phẩm. Theo đó thứ tự ngũ luân của Tàu là quân thần, phụ tử, phu phụ. Còn theo việt là vợ chồng, cha con, vua tôi… Đó là chỗ Tàu Việt khác nhau nhưng phải nói là tiểu dị mà đại đồng. Đại đồng ở chỗ cả hai xây trên nhân luân mà không trên tài sản hay dòng máu như bên Aâu Aán. Vì vậy trên tài sản hay dòng máu nên nhân luân chỉ có một là chủ nô, còn với Việt nho thì có tới năm như vừa nói trên. Xin mở ngoặc để nói liền rằng Aâu, Aán cũng có đủ ngũ luân như Việt nho, nhưng đó là do sự thể có như vậy, và được tài bồi trên bậc lương tri, chứ không được đưa vào cơ cấu nên khi Hegel nói liên hệ người xây trên chủ nô, trên giai cấp đấu tranh là nói đúng theo thể chế, đức lý và triết học Aâu Tây. Như thế khác hẳn với Việt nho: cả hai đều có ngũ luân được đặt trên cơ cấu 2-3 và khi xét giữa Tàu với Việt thì có sự dị biệt nhỏ tuỳ nói phu trước phụ hay vợ trước chồng.


Khi đã hiểu nét đặc trưng của Tàu và Việt như thế rồi, bây giờ mới thấy câu sách trên nói lên thứ tự của Việt tức đạo quân tử khởi đầu từ vợ chồng mà không từ vua tôi. Cần nói ngay rằng căn cứ trên thứ tự sinh thành thì khởi đoan của Việt hợp lý hơn vì xã hội Việt nho được thiết lập theo mẫu gia đình, nên vua quan gọi là cha mẹ dân. Vậy trước khi có vua phải có cha mẹ, trước khi là cha mẹ phải là vợ chồng. Vợ chồng quả là bước khởi đoan cho gia đình cũng như cho xã hội, hay là trai trước gái, ta có thể tìm nhiều dấu vết trong ca dao, nơi mà gái khởi đầu là chuyện thường:

Anh kia lịch sự đi dàng,
Mời anh hãy ghé vào hàng nghỉ ngơi.

Hỡi anh đi đường cái quan,
Dừng chân đứng lại, em than đôi lời.

Có thể nói càng về xa xưa thì những câu gái ve trai càng nhiều. Đây là phạm vi dân gian.

Bây giờ đi vào kinh sách tức là Nho hay Tàu cũng không thiếu tang chứng tràn ngập. Ở đây chỉ nói đến hai sách nền tảng là Kinh Dịch và Kinh Lễ.


Kinh Dịch xây trên Âm Dương tức là thứ tự của Việt (lady first). Theo thứ tự này thì phải Khôn Càn như còn truyền lại tới nhà Thương và sau ở nứơc Tống, con cháu nhà Thương. Khi Khổng Tử đến nứơc Tống nghiên cứu về lễ nhạc thì còn thấy nói Khôn Càn, mà không Càn Khôn. “Thị cố chi Tống… ngô đắc Khôn Càn yên”. (Lễ Ký VII 10, 5). Thứ tự Càn Khôn có từ nhà Chu là nhà đã đưa vào kinh văn rất nhiều yếu tố du mục đề cao ông trên bà, dương trên âm, vua tôi trên vợ chồng v.v…


Với Kinh Lễ thì ấn tích của thứ tự Việt nhiều một cách không ngờ: hầu hết nói đến cha con trước vua tôi. Ở đây chỉ xin trưng ra một chứng từ trong chương Hồn Nghìa, câu 3, sẽ thấy ảnh hưởng Việt nho còn rất mạnh trong Nho. Trước hết nói đến nghĩa vợ chồng, Kinh Lễ nhắc đến phu phụ trước hết: đại ý rằng phải có phu phụ trước mới có phụ tử (cha con) sau. Cha con có thân th2i sau mới có vua tôi (quân thần). Vì vậy hôn lễ (lễ cưới cho có vợ chồng) là lễ bổn gốc.


Phu phụ hữu nghĩa nhi hậu phụ tử hữu thân.
Phụ tử hữu thân nhi hậu quân thần hữu chính.
Cố viết: hôn lễ giả, lễ chi bổn dã.


Rõ ràng luân cha con đặt trước vua tôi. Đã vậy còn thêm một câu: hôn lễ là căn bổn, hợp trọn vẹn với câu “quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ”. Nhất là đọc câu sau đây thấy không còn hồ nghi được.


Phù, Lễ thuỷ ư quan.
Bổn ư hôn.
Trọng ư tang tế,
Tôn ư triều sính,
Hòa ư hương xạ.


“Này, Lễ khởi từ lễ quan (đội mũ). Bổn gốc ở hôn phối. Trọng đại ở tang tế. Tôn quý ở triều sính. Hòa hợp trong lễ bắn tên ở xã thôn”. Xem câu trên rõ ràng thấy luân vợ chồng đặt trước vua tôi (triều sính).

Đấy là điểm đầu. Còn điểm hai là giữa phu phụ thì thấy hay dùng chữ thê bao hàm ý bình đẳng. “Thê giả, tề dã”: Thê là bằng nhau. Đó là chữ hay được dùng nơi dân gian. Trong Kinh Lễ viết vợ vua là hậu, vợ chư hầu là phu nhân, thứ dân là thê. (Lễ ký chương I, phần 2, câu 28). Do đấy, thê đối với vua cũng có nhưng là hàng thứ gọi là thê thiếp. Tuy nhiên sau này chữ thê lên bậc và dùng cho tất cả như khi nói: “Thú thê bất thú đồng tính”: lấy vợ, đừng lấy người đồng họ. (Chương I, phần 2, tiết 3, câu 31). Đó là danh từ, còn về nội dung ta thấy đầy đủ trong câu nói về lối chồng đối xử với vợ như sau: “Kính, thận, trọng, chính nhi hậu thân chi”: hôn nghĩa phải lấy sự kính nể, thận trọng làm đầu, rồi mới đến thân cận. Ngoài ra khi lấy nhau thì có lễ giao bái: hai bên bái lạy nhau, chứ không còn một bên được bái, còn bên kia phải bái. Lễ giao bái còn được tăng cường bằng lễ hợp cẩn: cùng ăn một đĩa thức ăn, uống trong cùng một chén làm bằng quả bổ đôi, mỗi người một nửa. Cùng nhau hưởng chức tước cao thấp.


Người ta hay đưa hai chữ tam tòng ra để chứng minh Nho giáo hạ đàn bà. Điều đó có thực nhưng là trong Hán nho. Ngoài ra nên nhận xét có những cái tòng rất thú vị như câu “phụ nhân vô tước, tòng phu chi tước”. Vợ không có tước thì kể theo tước của chồng. Chồng là tướng, vợ cũng là tướng luôn.


Bây giờ xét đến nội dung xem có dấu vết đó chăng. Nội dung đó là tất cả Nho chỉ là đạo Nghiêu Thuấn. Vậy mà Nghiêu Thuấn chẳng qua là hiếu đễ. Tức là đặt trên nhân luân. Xin hỏi luân nào trước? Oâng Cổ Tẩu là cha vua Thuấn rất khó tính, đến độ muốn hãm hại ông Thuấn, nhưng ông ở hết lòng hiếu thảo, nên đựơc trời đất bang trợ. Tiếng thơm nhân đức của ông bay tới triều đình. Vua Nghiêu muốn nhường ngôi cho ông. Trước hết gả hai con gái mình cho Thuấn mà không hỏi ý Cổ Tẩu. Phần ông Thuấn cũng kết hôn mà không lãnh ý mẹ cha. Đó là điều trái với chữ Hiếu tức là điều tối quan trọng vì đạo của Nghiêu Thuấn chẳng qua là Hiếu Đễ. “Nghiêu Thuấn chi đạo. Hiếu Đễ nhi dĩ hĩ” (Mạnh Tử VI b.3). Đó là một vấn nạn nghiêm trọng nên đã được Vạn Chương đặt ra với Mạnh Tử (V.2) rằng Kinh Thi có nói: Thú thế tất cáo phụ mẫu”: lấy vợ phải hỏi ý cha mẹ. Tại sao ông Thuấn là gương mẫu đạo hiếu lại không theo như thế? Mạnh Tử trả lời: “Nếu lĩnh ý, thì cha mẹ ông Thuấn chắc chắn không chịu để cho ông lấy được vợ. Thế mà nam nnữ lấy nhau là mối liên hệ lớn của con người, nếu báo cáo thì phế mất đại luận đó, lại còn làm phiền cha mẹ (vì không có cháu), vậy nên không báo cáo”. Vạn Chương hỏi tiếp: về Thuấn đã vậy còn vua Nghiêu khi gả con cho Thuấn cũng không hỏi ý ông bà Cổ Tẩu là nghĩa sao? Trả lời rằng: vua Nghiêu biết rõ nếu báo cáo thì không thể gả con gái cho Thuấn được.


Đoạn sách trên nói lên mấy điểm sau đây: trước hết luân vợ chồng quan trọng hơn hết gọi là đại luân, trên cả luân cha con. Điều đó làm cho nhiều nhà chú giải Hán nho sợ, nhưng nó hợp tinh thần Việt tộc được biểu lộ trong truyện Tiên Dung công chúa đã tự ý lấy Chữ Đồng Tử ngoài quyền của vua cha. Việc đó tuy có lỗi, nhưng là lỗi nhỏ vì có thể giải nghĩa theo thuyết nhân chủ coi trọng tự do mọi người như được nói lên trong lễ thành Đinh của Việt và lễ gia quan của Nho (xem trong bài Pho tượng đẹp nhất của Việt). Tuy nhiên nhân chủ không bỏ phần dân tức con người phải lệ thuộc vào các mối nhân luân, nên lý tưởng là duy trì được cả hai: vừa theo ý mẹ cha mà vẫn bảo tồn được quyền tự quyết của mình. Theo cơ cấu “tham thiên lưỡng địa” thì báo cáo mẹ cha quan trọng 2, còn độc lập của mình 3, có vậy mới hoàn hảo, còn khi bất đắc dĩ thì phải quyền biến như Thuấn, Nghiêu, Tiên Dung.


Một điểm nữa cần ghi nhận là cái nét đặc trưng của Việt khác Tàu. Tàu thì “nam nữ thụ thụ bất thân” và nữ thường là thuân theo, không dám đưa sáng kiến. Việt thì trái lại gái lại đưa sáng kiến nhiều hơn như vụ Tiên Dung với Chữ Đồng Tử đã nói trên và sau này tuy bị Hán nho tràn ngập, nhưng tinh thần Việt vẫn không mất bản sắc nên gái ve trai vẫn không gây ngạc nhiên:

Anh về, em nắm cổ tay,
Em dặn câu này anh chớ có quên.

Đó là đạo nhân luân, mà luân khởi đầu là vợ chồng. Trước khi là vợ chồng thì phải mở cuộc ngoại giao, tiếng Tây gọi là “faire la court” hàm ý nàng là công chúa, là nữ vương mà chàng phải triều yết, triều kiến, triều cống. Việt Nam ta nói gọn là “ve” nghe nó bình dân hơn, thân mật hơn, và nhất là có vẻ chơi mà thật, thật mà chơi vì ve có nghĩa dọ thử, mềm nắn rắn buông: rất uyển chuyển là cái chuyện về vè ve bắt vè con nhện, bắt được thì hay, nếu không được thì cũng chưa đến nỗi bị mang tiếng là hỏi mà bị cự tuyệt: Ô hay đã hỏi đâu, tớ mới ve thôi mà. Đấy là lý do tại sao trong ca dao ta, những câu trai gái ve nhau chiếm phần nổi bật và thường rất bạo, vào đề liền, nhưng bao giờ cũng lịch sự:

Cô kia khăn trắng tang ai?
Nhất tang cha mẹ, thứ hai tang chồng.
Tang chồng thì vứt khăn đi,
Tang cha tang mẹ, ta thì tang chung.

Giải quyết những khó khăn xã hội đặt ra dung dị là thế, cả đến thiên nhiên cũng không cản trở nổi, cách sông cách núi coi như không:

Cô kia cắt cỏ bên sông,
Muốn ăn sung chín thì lồng sang đây.
Sang đây anh bấm cổ tay,
Anh hỏi câu này: có lấy anh chăng?

Đầy rẫy những câu như vậy trong ca dao. Điều ấy chứng tỏ câu “Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ” là đúng tinh thần Việt tộc. Sách Đại học đặt tề gia trước trị quốc cũng còn theo tinh thần Việt vậy. Có thể nói càng lâu về xa xưa thì những câu gái ve trai càng nhiều, nhất là thời mà đàn ông còn bị bán seo: có ba đồng mà mua được những một mớ. Đưa về dùng chưa kịp thì hoặc để cho kiến nó tha, hoặc cho nhau mượn:

Của chua ai thấy chẳng thèm,
Em cho chị mượn chồng em ít ngày.
Chồng em nào phải trâu cày,
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm.

Đó là vài điểm nhắc qua để nói lên nét đặc trưng của Việt nho, cũng như ấn tích Việt còn hiện đậm nét trên Nho, trên ca dao, tục ngữ. Điều này không những cần trong việc truy tầm nguồn gốc Văn hóa Việt, nhưng một trật cũng hé mở cho thấy tại sao Việt nho còn duy trì được nguyên lý Mẹ đang khi các nền văn hóa khác đã đánh mất và trở thành đực rựa nên đang bị điêu đứng./.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114570097

Hôm nay

2133

Hôm qua

2367

Tuần này

22480

Tháng này

228621

Tháng qua

129483

Tất cả

114570097