Khi ấy nếu ta hỏi triết là gì thì các triết học gia sẽ đọc trơn tru cho ta nghe câu đã coi là sở đắc từ lâu rằng “triết học là một khoa học hiển minh và chắc mẩm về những sự vật, biết cho tới tận những lý lẽ, những căn nguyên sâu xa nhất”. “Scientia rerum certa et evidens per altissimas causas et rationes”. Đó là câu định nghĩa nền móng đã chi phối triết học lý niệm từ hai ngàn năm. Và nay các triết học gia muốn đưa ra câu định nghĩa khác thế vào thì vẫn chưa thoát khỏi vòng kiểm tỏa của nó như sẽ nói sau.
Lấy tâm trạng người thời nay mà nhận xét thì có hai điều đáng nói. Trước nhất ít khi người ta gặp một câu nói vắn tắt mà lại chứa chấp nhiều điều lầm lạc như thế. Thứ hai là dọc dài qua bao thế hệ không một ai nhận thức điều đó, phải đợi đến thể kỷ này mới phát giác ra và cũng là việc mới mẻ do một số người mà thôi. Rồi đây xuyên qua các khóa giảng chúng ta sẽ có dịp bàn đến từng điểm. Ở đây trong bài khai mạc chỉ cần và đủ nêu ra một chữ trong câu định nghĩa trên, đó là các vật: rerum, des choses, triết học là khoa học về các sự vật. Xin nói ngay là triết đã lấy sự vật làm trung tâm suy tư và vì triết học là khoa nền móng mà đã khởi đầu từ sự vật thì tất cả sau này hết mọi vấn đề đều phải khuôn theo phạm trù của sự vật kể cả khi bàn đến vấn đề rất tinh tế như Thiên, Tính mệnh, Linh hồn, sự sống v.v… thảy đều mang sắc thái sự vật. Nói đúng hơn đuổi theo bóng sự vật, nghĩa là còn ở bên dưới khoa học thực nghiệm. Đàng này đuổi theo bóng theo hình ảnh của sự vật. Có ích ở chỗ nào chưa ai chỉ ra rõ được nhưng hiển nhiên là đã giản lược con người thành một quặng kim khí phải tuân theo mọi phạm trù và luật tắc chung của sự vật, thiếu mất hẳn tính chất âm u linh động tư riêng của con người. Con người trở nên như quặng kim khí nên hoàn toàn thoát xác. “L’existence humaine a été minéralisée, fossiliée. La réalité, humaine a été dissoute. L’individu désincarné se trouve réduit à la condition de cas particulier d’application d’une loi générale… Ce n’est pas par un simple rencontre de hasard que la loi morale évoque pour Kant le ciel étoilé don’t les astres obéissent de toute éternité aux lois rigoureuses des l’astronomie. (Morale, Gusdorf 170). Không phải vì vô tình mà Kant đã vì luân lý với bầu trời có trăng sao đã từ đời đời vâng theo những luật lệ khắt khe của thiên văn tức sự vật kiểu khoa học.
Tình trạng đó ăn khớp với câu Kinh Lễ: “nhân hóa vật: diệt thiên lý nhi cùng nhân dục” == người hóa vật, cái đức Sáng bẩm thụ của trời đất mờ tắt mà lòng dục vọng của con người thì đi đến chỗ cùng cực, ngay những chốn linh thiêng đạo đức ta cũng thấy sặc mùi lợi danh vật chất. Quả thật người ta đã không quá lời khi bình luận triết học lý niệm là bộ môn phi nhân hóa con người. “École de déhumanisation” (Métaphysique, Gusdorf 167). Câu định nghĩa cổ điển trên kia tuy phát xuất từ Aristote người đã bàn về vật thể và các sự quy định về vật thể (substance et ses déterminations gọi là phạm trù) nhưng căn nguyên sâu xa hơn thì do Platon người đầu tiên đã phân biệt thế giới khả giác khỏi thế giới lý niệm cách quá đáng vì đã coi khinh thế giới khả giác, cũng gọi là trần thế, để đề cao lý giới bắt trần giới phải căn cứ vào lý giới để tìm lý do tồn tại và tiêu chuẩn giá trị. Điều đó không phải không có lý do vì con người phải có một lý tưởng cao xa hơn xác thân vật chất, nhưng cái lầm của Platon (hoặc của những người giải nghĩa sau) nằm trong chỗ phân đôi rồi chọn bên kia bỏ bên này như chúng ta sẽ học về sau. Điều đáng nói ở đây là những hậu quả của sự phân tách đó dẫn tới chỗ Đạo, Đời ly gián. Con người xác thịt phải tuân theo những dạng thức đặt bên ngoài thế giới, mà không được đếm kể gì đến những nhu yếu về xác thân, tình cảm tâm tư. Do đó những người mẫu của triết học đưa ra thường bị coi là những mộng du, những thứ người thoát xác mất nhân vị (philosophie dépersonnalisée). Người dưới phố không thể nào nhận ra được mình qua những mẫu người của triết học gia nên họ cũng thôi luôn không thiết tha đến triết học nữa. Từ đó triết học trở thành môn học do chính quyền cung cấp, trở thành một ngành chuyên biệt đặt ngoài lề đời sống, không còn quan thiết đến nhân tâm thế đạo, không còn mối liên hệ nào với đời sống như đáng lẽ nó phải là thế. Chính vì vậy mà tôn giáo phải gánh vác thay cho triết lý nhiệm vụ hướng đạo đời sống. Cho tới lúc thế lực của tôn giáo giảm sút thì đời sống trở nên con thuyền không lái, bồng bềnh trước các cuồng phong loạn thổi. Những người thức thời cảm thấy cần một hướng đi, một ngọn đèn pha soi cho con thuyền đời sống và từ đấy dần dần người ta nhận ra chỗ tai hại gây nên bở chữ sự vật do Aristote đưa vào triết để chống đối lại sự phân tách thế giới giác quan ra khỏi thế giới lý niệm do Platon đề xướng. Nietzsche cho sự phân chia này là một lời rủa sả độc địa đè nặng trên hai mươi lăm thế kỷ triết học cổ điển vì nó khiến con người bị “vong thân”, bị “sa đọa” chìm mất tăm vào giữa thế giới sự vật về hai phương diện luân lý cũng như tri thức.
Về mặt luân thường đạo lý thì con người phải vâng phục các luật lệ của cõi lý niệm đặt xa con người không có gì tự nội khởi phát xuất từ tính đồng nhiên con người cả. Do đó đạo đối với con người trở nên cái gì xa lạ lạnh ngắt. Học là học, không ăn nhằm chi tới hành cả.
Về phương diện tri thức thì chính sự vật quy định chủ tri như con dấu in hình xuống sáp mềm. Chủ tri là miếng sáp mềm nhận lấy ấn tượng y nguyên từ sự vật in vào chứ tuyệt nhiên không góp chút chi tỏ ra là chủ động. Một vài việc được gán cho như lý trí tác động (intellect agent) cũng loay hoay trong vòng tiếp với nhận nên có thể nói là không có chủ tri vì hoàn toàn thụ động tiếp nhận cho nên xét về cả hai phương diện ta thấy chủ tri hết còn là chủ tri mà là thụ tri, nghĩa là không được đếm kể chi tới. Không ai ngờ đến sự có một chủ tri nữa. Mãi tới Descartes mới hé thấy sự hiện hữu của chủ tri trong câu nói thời danh “tôi suy tư vậy là có tôi”. Với câu đó Descartes được một số sử gia dành cho danh dự mở màn giai đoạn mới gọi là giai đoạn khám phá ra chủ tri (La découverte du sujet), y như nhà thiên văn mới phát kiến ra một ngôi sao lạ cho tới đó chưa ai hay biết. Trong bầu trời triết lý tức là bầu trời có những quyết định căn cơ hướng dẫn vũ trụ nhân sinh trong thời cổ điển, chỉ có khách thể với chân lý đối vật (La vérité- objet: veritas est conformitas intellectus ad rem) nghĩa là chân lý được đẽo gọt hoàn toàn theo sự vật chứ không kể chi tới nhu yếu thâm sâu của con người. Nay nhà thiên văn Descartes mới khám phá ra ngôi sao mới, gọi là cái Tôi và từ đấy cái tôi sẽ dần dần không còn đáng ghét nữa.
Descartes xóa bảng (tabulala rasa) không kể gì đến thế giá người xưa, xóa hết mọi tập truyền bấy lâu đã đè đầu cỡi cổ cái “Tôi” để cho tôi lấy lại được địa vị để cũng như ai kia đươc đứng trong vòng trời đất thì tôi cũng có đây; ego sum: có mặt tôi đây. Bao nhiêu quyết định về tôi phải chờ là phiếu của tôi, ít ra phải chờ tôi giơ tay lên, chứ không phải giúi đầu tôi xuống mà đóng búa vào. Đó là sự phát kiến của Descartes.
Thực ra tôi đi quá mau. Những câu đó Descartes chưa hẳn nói lên được xác thiết như thế, phải chờ đến Kant. Descartes mới như người đang ngủ say chợt tỉnh dậy nhận ra là có mình, thế thôi, chưa kịp đòi quyền lợi gì cho mình cả, thì đột nhiên lại lăn ra ngủ nữa, nên đã để cho “tôi suy tư” đốc ra “sự vật suy tư” (res cogitans: chez Descartes ego dégénère en chose pensante), đến nỗi linh hồn cũng bị đạc điền như một sự vật có trương độ vậy, nên Ego đó mới chỉ là ngoại ngã, một cái ngã bì phu dưới quyền chi phối của tượng vật (phantasma) Descartes tuy được công kênh lên bậc “đại triết gia” nhưng nay vào số những huyền thoại đang bị ủi đi (xem trong quyển Nhân Bản). Thế giá của Descartes như là nhà khoa học có lẽ sẽ còn phần nào, nhưng thế giá Descartes như một triết gia đang bị chối cãi cách nghiêm nghị. Nhiều sách triết không chịu nhắc đến tên ông nữa (chẳng hạn Vies et doctrines des philosophies, W.Durant), hay có nhắc đến là để bóp cho tan (xem Bachelard…) và phần lớn triết sử gia đào mốc phân ranh triết mới cũ đem chôn sang một tên tuổi khác, đó là Kant.
Kant mới thật là người cách mạng. Kant có lý khi ví mình như Copernic bắt trái đất phải xoay quanh mặc trời, bắt sự vật phải xoay quanh chủ tri. Chủ tri bây giờ mới thật làm chủ nắm quyền định đoạt và trở nên trung tâm quy định dạng thức của sự vật. Sự vật trở nên thụ tri phải nép mình qua khuôn thước, qua phạm trù của chủ tri. Chủ tri không cần xét tới sự vật, vì đã sẵn có những khuôn thước rồi, nên chủ tri cũng gọi là lý trí tiên thiên, tiên nghiệm. Cần gì phải nghiệm, mình làm chủ mà, muốn thành méo tròn, đỏ đen, tụi vật thể đều phải tuân theo hết thảy. Kant đã cho mình là thức khỏi giấc mơ giáo điều của sự vật (sommeil dogmatique). Tuy vậy sau này Kant sẽ ngủ lại dưới chăn gối của duy sùng mộ piétisme… bỏ cuộc khám phá dở dang để mãi tới thế kỷ 20 mới được Heidegger nối tiếp (xem Kant et le problème de la Métaphysique) con đường của ông đã hé thấy nhưng không bước vào được. Trong khi chờ đợi thì con đường lý niệm cũng gọi là duy tâm (idéalisme, là tên cũ đặt cho giai đoạn thứ hai này) được Hegel nối tiếp. Với Hegel tinh thần con người không còn quy định sự vật mà là tạo dựng sự vật. Tạo dựng! Như thế con người là tạo hóa rồi còn chi? Đúng thế với Hegel, con người được nâng lên hàng Tạo hóa, nhưng là một Tạo hóa vong thân còn đang say ngủ, tuy nhiên vẫn là tạo hóa trong cái diễn biến đang hình thành. Khi cuộc diễn biến đã đạt đích thì con người sẽ nhận ra mình với tinh thần tuyệt đối là một.
Cuộc khám phá chủ tri đến đây là tuyệt đỉnh rồi, không còn đẩy xa hơn được nữa! Thế nhưng với con người thì sao? Thưa “rằng cao thì thật là cao” nhưng cao quá có còn đủ dưỡng khí cho sự hô hấp của con người hiện tại chăng? Con người không phải chỉ có lý trí nhưng còn cả một xác thân với một khối tình luôn luôn chực tràn bờ với bao uẩn khúc tư riêng… Con người đó có chịu theo Hegel chăng, hay nó sẽ theo triết lý con heo của Trang Tử. Chủ tế đề nghị giết heo tế trời, heo chịu thì được làm heo của Thiên. Heo cũa Thiên thì tất nhiên cao hơn heo. Nhưng heo nhất định từ khước chức làm heo của Thiên để ở lại chuồng làm heo của heo. Cao thì nhất định không bằng nhưng sống mạnh, sống đầy đủ đời sống con heo. Vậy là đủ cho heo rồi. Cho nên thái độ của heo dứt khoát với chủ tế Hegel. Không thể ông ta dắt đến bàn thờ của nhà nước (Hegel chủ trương étatisme). Nhất định Adieu. Chấm tròn. Xuống dòng. Sang trang để viết một trang sách mới với những đại diện cho thái độ “bảo sinh” tức là Hiện sinh với thời trang là Duy sinh.
2. Từ duy sinh đến hiện sinh
Hiện sinh chủ trương chống đối lý trí, chống lại óc duy lý của thời cổ điển lấy tiêu chuẩn mãi ở thế giới đâu đâu mà “hiện sinh” gọi chung là triết lý ngoài vũ trụ, ngoài thời gian (philosophie acosmique, extra-temporelle) triết học tháp ngà, triết học thưởng ngoạn: mắt nhìn cùng bốn phương, miệng nói như thác chảy, mà tay thì khoanh dính đét vào mình. Hiện sinh đề ra một triết học mới gần gũi ngay ở đây và bây giờ (hic et nunc) trong không gian và thời gian, một triết lý ghé vai, xắn áo, lăn lưng vào đời: đưa vào một cách thế hiện diện hữu hiệu giữa hoàn cảnh (en situation) đầy bất trắc ngẫu nhiên, phi lý, bi đát, nhầy nhụa… Hỡi người hãy sống cái sống hiện tại đang triển diễn ra trước mắt đây này. Nhìn bâng quơ ngoài xa xăm mà làm chi. Những lời “bảo sinh” đó quả là hữu lý nên được một số tín đồ cuồng nhiệt ùa theo, tạo thành một lối sống bừa bãi bệ rạc gọi là thời trang hiện sinh, sẽ làm hạ giá Hiện sinh rất nhiều và trên kia khi nói đến heo là tôi nghĩ đến những hiện sinh rẻ tiền, những thứ “duy sinh” theo nghĩa chợ Cầu Muối. Tuy nhiên đó chỉ là những mương những tép, chúng ta nên lờ đi và tiến sâu hơn để tìm ra cái tinh tuý của triết học Hiện sinh, để lên sổ những sở đắc mới mẻ của họ. Đây là một giai đoạn triết lý khá phong phú dệt bằng những khám phá tưng bừng, nghĩa là nhiều nhận thức về những giá trị cho tới đó bị quên nhãng hay không được ý thức sâu xa. Chúng ta cần ôn sơ qua các giá trị đó để biết được phần đóng góp của Hiện sinh và nhất là để hiểu được hiện tình triết học đang đi đến đâu. Trước hết phải kể đến cuộc khám phá xác thân. Xác thân bị quên bẵng dọc dài từng ngàn năm của triết học lý niệm, và đó cũng gọi là thời duy linh, con người được phong làm thiên thần (angélisme). Noblesse oblige. Bao nhiêu chuyện thuộc thân xác hay bị coi là đồi bại hay ít ra không dám bàn đến để tìm cách thỏa mãn những nhu yếu căn bản của con người sống trong xương trong thịt: cần phải ăn uống, phải tình tự yêu thương v.v… lại còn coi khinh thường hoặc đặt dưới bao điều cấm kỵ trái ngược. Nhưng con người làm sao giữ được. Chính vì vậy mà triết học đã sản ra một lũ ăn vụng khổng lồ. Ngày nay khi khám phá ra thấy đó cũng là những việc đáng tôn trọng lắm. Với Kant có hai điều đáng kính: một là lương tâm luân lý, hai là tầng trời lấp lánh trăng sao. Với Nietzsche chỉ còn lại một điều đáng kính là đi cầu trơn tru không vướng mắc!
Một khám phá nữa cũng kinh khủng không kém, xuất hiện ở phía nam huyệt đơn điền: khu “trù mật” (danh từ của sinh viên y khoa) được Freud chọn làm tổng hành dinh cho mọi tác động của con người (pansexuel) trong phân tâm học của ông. Ông cho rằng vì con người đã dùng huý kị dồn ép các nhu yếu sinh lý nên nảy sinh vô vàn bệnh thần kinh v.v… Chủ trương của ông tuy quá đáng nhưng cũng khiến con người phải nhìn nhận mình thiếu của vấn đề sinh lý.
Và đây là một khám phá nữa rất quan trọng là khám phá tha nhân. La découverte du toi, d’autrui, d’altérité. Với triết vật bản không có tha nhân. Chủ tri còn chưa có, có sao được tha nhân. Thành thử tha nhân bị coi như những “Cela” ở ngôi thứ ba, cùng một đợt vỡi tĩnh vật, không liên hệ chi tới mình. Đến nay khám phá ra tha nhân như một ngôi vị, một hữu thể mà mình có thể thiết lập đối thoại, thông cảm, một hữu thể ở ngôi thứ hai (je-tu, Buber) mà tôi phải kính nể, phải coi trọng ý kiến… Vì hầu chắc hắn cũng là Người chứ không phải là tĩnh vật như triết cổ điển ngầm hiểu thế. Sự khám phá này ảnh hưởng vào thái độ ở đời của tôi. Thay vì độc thoại hay thái độ chỉ biết có mình (Narcise) tôi phải cảm thông, phải chấp nhận tha nhân. Do đó cần phải bỏ thái độ độc hữu, độc tôn, độc quyền. Xin hãy chấp dứt thời đại “Duy”, bất kỳ duy nào cũng là một bệnh hoạn, dẫu là duy lý hay duy linh, duy vật hay duy thần. Thánh, Thần, Vật, Linh, hễ đã nhốt vào phạm trù “duy” thì nên phải bỏ, giữ lại chỉ có hại cho con người trong thực tại. Sự vật có muôn khía cạnh, mỗi người chúng ta không thể một lúc đứng ở Đông Tây, Nam Bắc. Tất nhiên chỉ nhìn được có một khía cạnh, một trắc diện (profil, dịch tiếng của Husserl: abschattung) không được vì thế mà phủ nhận các trắc diện kia nghĩa là không được phủ nhận cái nhìn của người đứng ở địa điểm khác. Vậy cần phải chấp nhận tha nhân, nghĩa là lân nhân với những cái nhìn khác. Nhìn khác nghĩa là cảm giác khác, nghe khác, muốn khác, quan niệm khác về nhân sinh về vũ trụ. Do đó mà triết lý quan điểm kéo theo những vũ trụ quan (Weltanschauung) khác nhau tức là những triết lý biện minh cho vũ trụ đa dạng, mà triết học cổ điển đã không kể chi tới.
Trở lên là thử phác họa lại mấy khám phá lớn của triết học nó làm thành bầu khí của triết học hiện sinh, tức là thời kỳ hiện đại. Sự cố gắng lớn nhất của thời đại này là cố công đem yếu tố biến hóa sống động, uyển chuyển vào trong triết lý, vào vận mạng con người (Jaspers), đem ra những khía cạnh tư riêng độc đáo, những nỗi u uẩn của kiếp người (Kierkegaard, Nietzsche…) nên Hiện sinh đáng được chúng ta chú ý mặc dù có nhiều khuyết điểm. Tuy thế cần phải nói ngay điều này là rất nhiều lời đả kích Hiện sinh không đủ giá trị, bởi nhằm bảo vệ triết thuyết cổ điển, tức là từ khước sự tiến tới, cố bám víu lập trường cũ xưa tức là vật bản (choisiste), thế nghĩa là chậm tiến hơn Hiện sinh. Hiện sinh trội hơn cổ điển ở chỗ bảo sinh, và chính ở chỗ đó mà Hiện sinh đáng được chúng ta lưu tâm. Lưu tâm để tiếp tay đẩy đà tiến lên mãi. Cái hay do bảo sinh phải được chúng ta bênh đỡ chống với thái độ ứ đọng cứng nhắc của cổ điển. Đồng thời chúng ta có thể bổ khuyết chỗ có thể tiến thêm.
Trên kia đã nói đến thái độ sống heo. Chúng ta đã cho heo đứng ở lập trường bảo sinh là tỏ ra khôn hơn thái độ ý hệ coi trọng những ý niệm trừu tượng hơn cả con người có xương có thịt, hơn cả sự sống. Bây giờ chúng ta hỏi heo đã phải là tận thiện chưa? Trên heo còn có gì nữa? Tất nhiên là bật ra câu thưa còn có người nữa. Và nếu heo sinh cao hơn vật sinh nhưng còn thấp hơn nhân sinh, nên nhân sinh mới là đích điểm chúng ta phải nhằm. Ở heo sinh có sống có động nên hơn vật bản im lìm, nhưng heo sinh thiếu một ý thức hướng dẫn, minh biện. Thái độ cởi mở của duy sinh hầu như không mấy khác “quán trọ ngỏ cửa bên ngã ba đường mà Gide nói tới ai vào cũng được” (mon âme était l’auberge ouverte au carrefour. Ce qui voulait entrer, entrait). Thì từ lúc ấy, chưa phải là nhân sinh mà mới là duy sinh. Mạnh Tử tả tình trạng đó như sau:
“Thượng vô đạo quỹ dã
Hạ vô pháp thủ dã
Quốc chi sở tồn giả hạnh dã”
Chữ hán
Người trí thức không có một đạo lý soi đường. Đại chúng không có một pháp độ để nắm giữ. Nước như thế mà chưa diệt vong là ăn may vậy.
Đó chính là tình trạng của nước ta nay đã bật khỏi gốc tổ tiên, Tổ quốc đã mất có còn tồn tại chăng cũng chỉ còn là mảnh đất vô hồn làm nơi nương tựa cho cuộc khủng hoảng trầm trệ, cho các tư trào ngoại lai tràn vào, cho mọi thứ cuồng phong quần thảo. “Mất vũ trụ rồi” (un-welt, Heidegger). Vũ trụ đã rạn nứt rồi (le monde est cassé, G.Marcel). Những danh từ đó làm chúng ta liên tưởng đến mấy chữ Thiên liệt, địa phế trong Lão Tử (ĐK 39):
Thiên vô dĩ thanh, tương khủng liệt.
Địa vô dĩ ninh, tương khủng phế.
Thần vô dĩ linh, tương khủng hiệt.
Chữ hán
Trời không trong sẽ vỡ
Đất không yên sẽ lở
Thần không linh sẽ tán.
Then chốt nằm trong câu cuối cùng. “Thần không linh sẽ tán” Một trong mấy đặc điểm của thế giới hiện đại theo Heidegger là sự trốn chạy của các thần minh (la fuite des dieux). Nói cụ thể ra là những thực chất linh thiêng hiệu nghiệm đã suy đồi đến mức độ tối đa. Nói riêng về triết học thì chỉ còn là một thứ khoa học về các tư tưởng, một khoa học lãnh lẽo thiếu tinh thần. Nói theo Nietzsche thì triết học thiếu mục đích, thiếu ý chí, thiếu lòng tin tưởng nồng nàn nên là một thứ triết thiếu xương sống (une philosophie sans but, sans volonté, sans foi ardente, une philosophie sans épine dorsale) cho nên bầu vũ trụ phải tan hoang, con người trở nên long đong và khi người Việt Nam chúng ta chạy theo trào lưu đó trở thành côi cút. Đó là chỗ quan hệ mà các nền triết học lý niệm chưa nhận thức đủ. Và Hiện sinh đang gắng sức gây niềm ý thức bằng những đường lối khác nhau. Kierkegaard cũng gọi là hiệp sĩ đức tin đang cố gây lại ý thức người bằng tín ngưỡng trung thực. Nietzsche thì bằng cách đề cao ý chí hùng cường và mẫu người siêu nhân. K.Jaspers với siêu việt thể, Heidegger với tính thể và thời gian… Đó là những cố gắng đáng khen của trào lưu mới.
Tuy vậy ta có thể nói tất cả còn mang nặng yếu tố thưởng ngoạn suy tư (contemplatif et spéculatif) thiên về mô tả suy luận nhiều nhưng vẫn nghèo nàn về phương thế thực tiễn. Dầu sao thì nó cũng còn đang trên đường hình thành chúng ta nên đón nhận tất cả với niềm thông cảm và lựa chọn.
Riêng về K.Marx, ông đã phê bình triết học từ trước tới nay chỉ ngắm nhìn vũ trụ, mà lẽ ra phải biến đổi vũ trụ. Miệng nói mình làm: ông đã đưa pháp hành (praxis) ra để bổ sung. Đó là một bước tiến, nhưng mới tiến một vế, thay vì ngắm nhìn thì biến ra biến đổi. Nhưng về đối vật còn để y nguyên tức là vũ trụ, “biến đổi vũ trụ” như vậy là trở lui về giai đoạn vật bản mất rồi. Và con người thay vì được giải phóng như ông mong muốn có bị vong thân sâu đậm hơn nữa chăng? Những trại tập trung bát ngát làm cho chúng ta rất ái ngại. Có cách gì cảm hóa con người hợp với tình người hơn chăng? Làm thế nào để hòa giải giữa ngoại khởi và đồng loại hóa với triết lý sinh sinh nội khởi để không vì một bát cơm mà phải hy sinh đến tự do nhân cách của ngàn vạn con người? Ai giúp chúng ta tìm ra “thần đủ linh” để quy tụ cảm hóa lòng người hầu mở ra một trang mới cho triết học trở thành đạo sống? Ai sẽ đứng ra để hướng dẫn chúng ta đi thâu hóa được hết mọi khám phá vừa kể ra trên kia, duy trì được hết những điểm tích cực như bảo sinh, tha nhân, quan điểm, hiện thực? Ngoài Đạo học ra tôi không thấy đâu là con đường khác.
3. Đạo học là gì
Người ta hay lầm Đạo học với khoa luân lý hình thức vì thường chúng cũng mang tên đạo đức học. Kỳ thực khi xem từ đầu chí cuối không gặp được yếu tố chi đáng gọi là Đạo cả.
Cũng có người lầm đạo học với tôn giáo bởi vì hai đàng có điểm giống nhau ở chỗ cả hai bên có bầu trời siêu việt, một bên là siêu nhiên, một bên là tâm linh. Nhưng cũng còn rất nhiều sự dị biệt từ căn để. Chẳng hạn, trước hết tôn giáo là một tín ngưỡng, một lòng sùng mộ, đang khi đạo học là một tri thức cùng loại khoa học, hơn nữa còn là bà chúa khoa học ở chỗ không những tìm biết nhưng tìm biết cách thấu triệt bằng trực giác. Khoa học mới là một tri thức, một savoir, đang khi đạo học phải là một sagesse, một minh triết, nghĩa là cái biết đến căn cơ cũng gọi là đạo học. Triết lý chưa phải là triết khi hiểu triết cùng với nghĩa Minh Triết. Trong trường hợp đó Triết phải viết hoa, nói lên cái biết cùng cực. Còn triết lý tuy cũng là cái biết triệt để nhưng mới là cái để của lý học là một tài năng rốt ráo của các cơ năng khả giác, hữu hình, có đi xa hết cỡ cũng mới vượt giác quan có cơ thể, chưa hẳn là hình nhi thượng, nên triết học chưa phải là Triết, cũng như ý thức chưa phải là Thức: ý thức mới là một phần nhỏ của cái Thức toàn diện bao hàm tiềm thức, vô thức, siêu thức, thần thức v.v… Triết học chỉ ở trong vòng ý thức, trong vòng lý trí của con người hiện tượng. Triết mới bao gồm cả lý trí lẫn tiềm thức siêu thức nơi cõi Tâm linh của con người toàn diện Đại ngã. Hiểu như thế thì Triết với Đạo là một. Vậy Đạo học là gì? Có thể căn cứ vào tự dạng chữ Đạo kép bởi bộ xước là đi và Thủ là đầu, là cội gốc mà thưa rằng Đạo học là đường đi về với bản gốc của mình. Đạo chính là con đường “phục quy kỳ căn, chữ hán”, trở lại với căn cơ nguồn ngọn của con người muôn thưở. Đạo học chỉ có bấy nhiêu đó, nhưng chỉ bấy nhiêu đó cũng quá đủ đặt ra cho ta những vấn đề vừa thâm thiết đến mệnh số và cứu cánh con người, cho nên cũng là những vấn đề hào hứng mà không một ma tuý nào trên đời có thể bì kịp, là vì nó trung thực và đáp ứng cho những khát vọng cốt tuỷ nhất của lòng người. Những vấn đề nó đặt ra sâu xa man mác đến nỗi lý trí con người mặc dầu có thể tạo dựng nên những khoa học tân kỳ đủ loại, cũng đành bó tay trong địa hạt bao la của cõi Đạo và ngoại trừ một số dữ kiện sửa soạn, lý trí không sao tìm được đáp số cho những câu hỏi chẳng hạn: nguyên uỷ mà Đạo tìm về là cái chi? “Phục quy kì căn” thì căn đó là gì? Nó liên hệ với ta ra sao? Với vũ trụ nhân sinh thế nào? Trên đường quy căn đó có phục kích, có đắp ụ chăng? Ai đắp? Những ai phục kích? Làm sao mà kinh qua? Đó là đại loại vài câu hỏi mẫu, nó sẽ kéo theo biết bao câu hỏi khác mà già cả một đời tận tuỵ tinh anh cũng không sao giải đáp hết. Vậy thì Đạo học không phải là tuân theo một số luật tắc này nọ, vâng giữ một số nghi tiết kia khác… Những cái đó nếu có cũng chỉ là phụ thuộc. Đạo học là một đường lối siêu tuyệt phát khở từ tri thức, ý thức, xuyên qua tiềm thức, vô thức để lên miền siêu thức nên thấu nhập vào tận thâm tâm con người cũng như tỏa ra thấm nhuần hết mọi hành vi cử chỉ con người. Nói theo tâm não khoa học đời ta thì Đạo học mở ra những chân trời kỳ lạ có thể gọi là chiều kích thứ năm thứ sáu tuỳ ý (5e, 6e dimension). Nhưng điều cốt cán là ám chỉ cái nguồn nghị lực huyền diệu chất chứa bên trong, khiến cho ta khi đọc và có thể hiểu được Đạo học thì sẽ thấy có cái chi lôi cuốn rất huyền vi. Có những người chỉ cần nghe một câu của Đạo học đã đủ sáng soi, hướng dẫn và tiêm hăng say cho cả một đời sống cách rất sung mãn, và đó là chỗ đạo học vượt xa triết học, nó đưa lại cho triết học một chiều kích siêu linh mà nguyên triết học không sao có được. Nó đem lại một nguyên lý uyên tuyền phổ biến đang khi triết học mới đạt những nguyên lý thuộc lý trí, thường được phát kiến ra bằng lý luận suy tư nên có tính cách tương đối, cùng loại với khoa học như Toán Lý Hóa v.v… Vì thế khi định nghĩa triết học, Aristote cho là cái biết đến tận những lý lẽ. Ông đã dùng số nhiều “rationes, causas”: những lý do, những căn nguyên. Chữ những là cái cùm cầm chân không cho triết học tới đến cái lý nhất quán, vô nhị. Chỉ có Đạo học mới vượt qua hàng rào những lý, những lẽ để đi sang miền “lân hư” tiếp cận với “không” tức không biên cương giới mốc, không lý lẽ, ở bên ngoài những ngẫu kiện tương đối (contingences relatives). Do đó mà Đạo học không dùng số nhiều nhưng là số ít. Một đầu, vô nhị, nhất quán nhưng với sức bao dung vô tận như đại dương, còn triết học chỉ là ao, hồ. Vậy Đạo học sẽ phải là chỗ hướng vọng của chúng ta, của những con người thế kỷ 20 đã hiểu được ngoài hiện tượng còn có một cõi siêu linh cần khám phá. Trải qua hai mươi lăm thế kỷ, triết học lý niệm đã có đủ thì giờ lục soát cõi hiện tượng và đã chu toàn sứ mạng của giai đoạn lý trí rồi, nghĩa là đã biểu lộ đến hết cỡ mọi khả năng của nó, và Kant đã tuyên bố là nó bất lực trước thế giới siêu linh đành bó tay vì không có buồm lạt chèo cột chi cả. Giờ đây nó đang bị đả phá, bị tháo gỡ để dọn đường cho Đạo học ra đời. Đó là chiều hướng đáng hứng khởi của triết học hiện đại, tuy mới như rạng đông qua làn sương mai chập chờn biến hóa “hốt hề hoảng hề” nhưng “kỳ trung đã hữu tượng” tức là đã có tượng linh động đủ cho chúng ta quy hướng sinh lực vào đó mà phát triển và hoằng dương. Với triết học có làm hết cỡ chúng ta cũng mới là triết học gia, một thứ bác học có nhiều sáng kiến và mạch lạc. Chỉ với Đạo học tức là một thứ Triết Trung thực chúng ta mới đi vào con đường trở thành triết gia, hiền triết.
Nguồn: dungl
CHƯƠNG IV: TỪ TRIẾT LÝ TỚI ĐẠO HỌC
1. Triết lý là gì?
Nếu đem câu đó ra chất vấn các triết học gia thì hầu hết họ sẽ lúng túng không đưa ra được một định nghĩa dứt khoát. Họ lúng túng vì họ đã đi được một bước tiến bộ chân chính nên đã trút bỏ được thái độ chắc mẩm lúc xưa. Khi ấy nếu ta hỏi triết là gì thì các triết học gia sẽ đọc trơn tru cho ta nghe câu đã coi là sở đắc từ lâu rằng “triết học là một khoa học hiển minh và chắc mẩm về những sự vật, biết cho tới tận những lý lẽ, những căn nguyên sâu xa nhất”. “Scientia rerum certa et evidens per altissimas causas et rationes”. Đó là câu định nghĩa nền móng đã chi phối triết học lý niệm từ hai ngàn năm. Và nay các triết học gia muốn đưa ra câu định nghĩa khác thế vào thì vẫn chưa thoát khỏi vòng kiểm tỏa của nó như sẽ nói sau.
Lấy tâm trạng người thời nay mà nhận xét thì có hai điều đáng nói. Trước nhất ít khi người ta gặp một câu nói vắn tắt mà lại chứa chấp nhiều điều lầm lạc như thế. Thứ hai là dọc dài qua bao thế hệ không một ai nhận thức điều đó, phải đợi đến thể kỷ này mới phát giác ra và cũng là việc mới mẻ do một số người mà thôi. Rồi đây xuyên qua các khóa giảng chúng ta sẽ có dịp bàn đến từng điểm. Ở đây trong bài khai mạc chỉ cần và đủ nêu ra một chữ trong câu định nghĩa trên, đó là các vật: rerum, des choses, triết học là khoa học về các sự vật. Xin nói ngay là triết đã lấy sự vật làm trung tâm suy tư và vì triết học là khoa nền móng mà đã khởi đầu từ sự vật thì tất cả sau này hết mọi vấn đề đều phải khuôn theo phạm trù của sự vật kể cả khi bàn đến vấn đề rất tinh tế như Thiên, Tính mệnh, Linh hồn, sự sống v.v… thảy đều mang sắc thái sự vật. Nói đúng hơn đuổi theo bóng sự vật, nghĩa là còn ở bên dưới khoa học thực nghiệm. Đàng này đuổi theo bóng theo hình ảnh của sự vật. Có ích ở chỗ nào chưa ai chỉ ra rõ được nhưng hiển nhiên là đã giản lược con người thành một quặng kim khí phải tuân theo mọi phạm trù và luật tắc chung của sự vật, thiếu mất hẳn tính chất âm u linh động tư riêng của con người. Con người trở nên như quặng kim khí nên hoàn toàn thoát xác. “L’existence humaine a été minéralisée, fossiliée. La réalité, humaine a été dissoute. L’individu désincarné se trouve réduit à la condition de cas particulier d’application d’une loi générale… Ce n’est pas par un simple rencontre de hasard que la loi morale évoque pour Kant le ciel étoilé don’t les astres obéissent de toute éternité aux lois rigoureuses des l’astronomie. (Morale, Gusdorf 170). Không phải vì vô tình mà Kant đã vì luân lý với bầu trời có trăng sao đã từ đời đời vâng theo những luật lệ khắt khe của thiên văn tức sự vật kiểu khoa học.
Tình trạng đó ăn khớp với câu Kinh Lễ: “nhân hóa vật: diệt thiên lý nhi cùng nhân dục” == người hóa vật, cái đức Sáng bẩm thụ của trời đất mờ tắt mà lòng dục vọng của con người thì đi đến chỗ cùng cực, ngay những chốn linh thiêng đạo đức ta cũng thấy sặc mùi lợi danh vật chất. Quả thật người ta đã không quá lời khi bình luận triết học lý niệm là bộ môn phi nhân hóa con người. “École de déhumanisation” (Métaphysique, Gusdorf 167). Câu định nghĩa cổ điển trên kia tuy phát xuất từ Aristote người đã bàn về vật thể và các sự quy định về vật thể (substance et ses déterminations gọi là phạm trù) nhưng căn nguyên sâu xa hơn thì do Platon người đầu tiên đã phân biệt thế giới khả giác khỏi thế giới lý niệm cách quá đáng vì đã coi khinh thế giới khả giác, cũng gọi là trần thế, để đề cao lý giới bắt trần giới phải căn cứ vào lý giới để tìm lý do tồn tại và tiêu chuẩn giá trị. Điều đó không phải không có lý do vì con người phải có một lý tưởng cao xa hơn xác thân vật chất, nhưng cái lầm của Platon (hoặc của những người giải nghĩa sau) nằm trong chỗ phân đôi rồi chọn bên kia bỏ bên này như chúng ta sẽ học về sau. Điều đáng nói ở đây là những hậu quả của sự phân tách đó dẫn tới chỗ Đạo, Đời ly gián. Con người xác thịt phải tuân theo những dạng thức đặt bên ngoài thế giới, mà không được đếm kể gì đến những nhu yếu về xác thân, tình cảm tâm tư. Do đó những người mẫu của triết học đưa ra thường bị coi là những mộng du, những thứ người thoát xác mất nhân vị (philosophie dépersonnalisée). Người dưới phố không thể nào nhận ra được mình qua những mẫu người của triết học gia nên họ cũng thôi luôn không thiết tha đến triết học nữa. Từ đó triết học trở thành môn học do chính quyền cung cấp, trở thành một ngành chuyên biệt đặt ngoài lề đời sống, không còn quan thiết đến nhân tâm thế đạo, không còn mối liên hệ nào với đời sống như đáng lẽ nó phải là thế. Chính vì vậy mà tôn giáo phải gánh vác thay cho triết lý nhiệm vụ hướng đạo đời sống. Cho tới lúc thế lực của tôn giáo giảm sút thì đời sống trở nên con thuyền không lái, bồng bềnh trước các cuồng phong loạn thổi. Những người thức thời cảm thấy cần một hướng đi, một ngọn đèn pha soi cho con thuyền đời sống và từ đấy dần dần người ta nhận ra chỗ tai hại gây nên bở chữ sự vật do Aristote đưa vào triết để chống đối lại sự phân tách thế giới giác quan ra khỏi thế giới lý niệm do Platon đề xướng. Nietzsche cho sự phân chia này là một lời rủa sả độc địa đè nặng trên hai mươi lăm thế kỷ triết học cổ điển vì nó khiến con người bị “vong thân”, bị “sa đọa” chìm mất tăm vào giữa thế giới sự vật về hai phương diện luân lý cũng như tri thức.
Về mặt luân thường đạo lý thì con người phải vâng phục các luật lệ của cõi lý niệm đặt xa con người không có gì tự nội khởi phát xuất từ tính đồng nhiên con người cả. Do đó đạo đối với con người trở nên cái gì xa lạ lạnh ngắt. Học là học, không ăn nhằm chi tới hành cả.
Về phương diện tri thức thì chính sự vật quy định chủ tri như con dấu in hình xuống sáp mềm. Chủ tri là miếng sáp mềm nhận lấy ấn tượng y nguyên từ sự vật in vào chứ tuyệt nhiên không góp chút chi tỏ ra là chủ động. Một vài việc được gán cho như lý trí tác động (intellect agent) cũng loay hoay trong vòng tiếp với nhận nên có thể nói là không có chủ tri vì hoàn toàn thụ động tiếp nhận cho nên xét về cả hai phương diện ta thấy chủ tri hết còn là chủ tri mà là thụ tri, nghĩa là không được đếm kể chi tới. Không ai ngờ đến sự có một chủ tri nữa. Mãi tới Descartes mới hé thấy sự hiện hữu của chủ tri trong câu nói thời danh “tôi suy tư vậy là có tôi”. Với câu đó Descartes được một số sử gia dành cho danh dự mở màn giai đoạn mới gọi là giai đoạn khám phá ra chủ tri (La découverte du sujet), y như nhà thiên văn mới phát kiến ra một ngôi sao lạ cho tới đó chưa ai hay biết. Trong bầu trời triết lý tức là bầu trời có những quyết định căn cơ hướng dẫn vũ trụ nhân sinh trong thời cổ điển, chỉ có khách thể với chân lý đối vật (La vérité- objet: veritas est conformitas intellectus ad rem) nghĩa là chân lý được đẽo gọt hoàn toàn theo sự vật chứ không kể chi tới nhu yếu thâm sâu của con người. Nay nhà thiên văn Descartes mới khám phá ra ngôi sao mới, gọi là cái Tôi và từ đấy cái tôi sẽ dần dần không còn đáng ghét nữa.
Descartes xóa bảng (tabulala rasa) không kể gì đến thế giá người xưa, xóa hết mọi tập truyền bấy lâu đã đè đầu cỡi cổ cái “Tôi” để cho tôi lấy lại được địa vị để cũng như ai kia đươc đứng trong vòng trời đất thì tôi cũng có đây; ego sum: có mặt tôi đây. Bao nhiêu quyết định về tôi phải chờ là phiếu của tôi, ít ra phải chờ tôi giơ tay lên, chứ không phải giúi đầu tôi xuống mà đóng búa vào. Đó là sự phát kiến của Descartes.
Thực ra tôi đi quá mau. Những câu đó Descartes chưa hẳn nói lên được xác thiết như thế, phải chờ đến Kant. Descartes mới như người đang ngủ say chợt tỉnh dậy nhận ra là có mình, thế thôi, chưa kịp đòi quyền lợi gì cho mình cả, thì đột nhiên lại lăn ra ngủ nữa, nên đã để cho “tôi suy tư” đốc ra “sự vật suy tư” (res cogitans: chez Descartes ego dégénère en chose pensante), đến nỗi linh hồn cũng bị đạc điền như một sự vật có trương độ vậy, nên Ego đó mới chỉ là ngoại ngã, một cái ngã bì phu dưới quyền chi phối của tượng vật (phantasma) Descartes tuy được công kênh lên bậc “đại triết gia” nhưng nay vào số những huyền thoại đang bị ủi đi (xem trong quyển Nhân Bản). Thế giá của Descartes như là nhà khoa học có lẽ sẽ còn phần nào, nhưng thế giá Descartes như một triết gia đang bị chối cãi cách nghiêm nghị. Nhiều sách triết không chịu nhắc đến tên ông nữa (chẳng hạn Vies et doctrines des philosophies, W.Durant), hay có nhắc đến là để bóp cho tan (xem Bachelard…) và phần lớn triết sử gia đào mốc phân ranh triết mới cũ đem chôn sang một tên tuổi khác, đó là Kant.
Kant mới thật là người cách mạng. Kant có lý khi ví mình như Copernic bắt trái đất phải xoay quanh mặc trời, bắt sự vật phải xoay quanh chủ tri. Chủ tri bây giờ mới thật làm chủ nắm quyền định đoạt và trở nên trung tâm quy định dạng thức của sự vật. Sự vật trở nên thụ tri phải nép mình qua khuôn thước, qua phạm trù của chủ tri. Chủ tri không cần xét tới sự vật, vì đã sẵn có những khuôn thước rồi, nên chủ tri cũng gọi là lý trí tiên thiên, tiên nghiệm. Cần gì phải nghiệm, mình làm chủ mà, muốn thành méo tròn, đỏ đen, tụi vật thể đều phải tuân theo hết thảy. Kant đã cho mình là thức khỏi giấc mơ giáo điều của sự vật (sommeil dogmatique). Tuy vậy sau này Kant sẽ ngủ lại dưới chăn gối của duy sùng mộ piétisme… bỏ cuộc khám phá dở dang để mãi tới thế kỷ 20 mới được Heidegger nối tiếp (xem Kant et le problème de la Métaphysique) con đường của ông đã hé thấy nhưng không bước vào được. Trong khi chờ đợi thì con đường lý niệm cũng gọi là duy tâm (idéalisme, là tên cũ đặt cho giai đoạn thứ hai này) được Hegel nối tiếp. Với Hegel tinh thần con người không còn quy định sự vật mà là tạo dựng sự vật. Tạo dựng! Như thế con người là tạo hóa rồi còn chi? Đúng thế với Hegel, con người được nâng lên hàng Tạo hóa, nhưng là một Tạo hóa vong thân còn đang say ngủ, tuy nhiên vẫn là tạo hóa trong cái diễn biến đang hình thành. Khi cuộc diễn biến đã đạt đích thì con người sẽ nhận ra mình với tinh thần tuyệt đối là một.
Cuộc khám phá chủ tri đến đây là tuyệt đỉnh rồi, không còn đẩy xa hơn được nữa! Thế nhưng với con người thì sao? Thưa “rằng cao thì thật là cao” nhưng cao quá có còn đủ dưỡng khí cho sự hô hấp của con người hiện tại chăng? Con người không phải chỉ có lý trí nhưng còn cả một xác thân với một khối tình luôn luôn chực tràn bờ với bao uẩn khúc tư riêng… Con người đó có chịu theo Hegel chăng, hay nó sẽ theo triết lý con heo của Trang Tử. Chủ tế đề nghị giết heo tế trời, heo chịu thì được làm heo của Thiên. Heo cũa Thiên thì tất nhiên cao hơn heo. Nhưng heo nhất định từ khước chức làm heo của Thiên để ở lại chuồng làm heo của heo. Cao thì nhất định không bằng nhưng sống mạnh, sống đầy đủ đời sống con heo. Vậy là đủ cho heo rồi. Cho nên thái độ của heo dứt khoát với chủ tế Hegel. Không thể ông ta dắt đến bàn thờ của nhà nước (Hegel chủ trương étatisme). Nhất định Adieu. Chấm tròn. Xuống dòng. Sang trang để viết một trang sách mới với những đại diện cho thái độ “bảo sinh” tức là Hiện sinh với thời trang là Duy sinh.
2. Từ duy sinh đến hiện sinh
Hiện sinh chủ trương chống đối lý trí, chống lại óc duy lý của thời cổ điển lấy tiêu chuẩn mãi ở thế giới đâu đâu mà “hiện sinh” gọi chung là triết lý ngoài vũ trụ, ngoài thời gian (philosophie acosmique, extra-temporelle) triết học tháp ngà, triết học thưởng ngoạn: mắt nhìn cùng bốn phương, miệng nói như thác chảy, mà tay thì khoanh dính đét vào mình. Hiện sinh đề ra một triết học mới gần gũi ngay ở đây và bây giờ (hic et nunc) trong không gian và thời gian, một triết lý ghé vai, xắn áo, lăn lưng vào đời: đưa vào một cách thế hiện diện hữu hiệu giữa hoàn cảnh (en situation) đầy bất trắc ngẫu nhiên, phi lý, bi đát, nhầy nhụa… Hỡi người hãy sống cái sống hiện tại đang triển diễn ra trước mắt đây này. Nhìn bâng quơ ngoài xa xăm mà làm chi. Những lời “bảo sinh” đó quả là hữu lý nên được một số tín đồ cuồng nhiệt ùa theo, tạo thành một lối sống bừa bãi bệ rạc gọi là thời trang hiện sinh, sẽ làm hạ giá Hiện sinh rất nhiều và trên kia khi nói đến heo là tôi nghĩ đến những hiện sinh rẻ tiền, những thứ “duy sinh” theo nghĩa chợ Cầu Muối. Tuy nhiên đó chỉ là những mương những tép, chúng ta nên lờ đi và tiến sâu hơn để tìm ra cái tinh tuý của triết học Hiện sinh, để lên sổ những sở đắc mới mẻ của họ. Đây là một giai đoạn triết lý khá phong phú dệt bằng những khám phá tưng bừng, nghĩa là nhiều nhận thức về những giá trị cho tới đó bị quên nhãng hay không được ý thức sâu xa. Chúng ta cần ôn sơ qua các giá trị đó để biết được phần đóng góp của Hiện sinh và nhất là để hiểu được hiện tình triết học đang đi đến đâu. Trước hết phải kể đến cuộc khám phá xác thân. Xác thân bị quên bẵng dọc dài từng ngàn năm của triết học lý niệm, và đó cũng gọi là thời duy linh, con người được phong làm thiên thần (angélisme). Noblesse oblige. Bao nhiêu chuyện thuộc thân xác hay bị coi là đồi bại hay ít ra không dám bàn đến để tìm cách thỏa mãn những nhu yếu căn bản của con người sống trong xương trong thịt: cần phải ăn uống, phải tình tự yêu thương v.v… lại còn coi khinh thường hoặc đặt dưới bao điều cấm kỵ trái ngược. Nhưng con người làm sao giữ được. Chính vì vậy mà triết học đã sản ra một lũ ăn vụng khổng lồ. Ngày nay khi khám phá ra thấy đó cũng là những việc đáng tôn trọng lắm. Với Kant có hai điều đáng kính: một là lương tâm luân lý, hai là tầng trời lấp lánh trăng sao. Với Nietzsche chỉ còn lại một điều đáng kính là đi cầu trơn tru không vướng mắc!
Một khám phá nữa cũng kinh khủng không kém, xuất hiện ở phía nam huyệt đơn điền: khu “trù mật” (danh từ của sinh viên y khoa) được Freud chọn làm tổng hành dinh cho mọi tác động của con người (pansexuel) trong phân tâm học của ông. Ông cho rằng vì con người đã dùng huý kị dồn ép các nhu yếu sinh lý nên nảy sinh vô vàn bệnh thần kinh v.v… Chủ trương của ông tuy quá đáng nhưng cũng khiến con người phải nhìn nhận mình thiếu của vấn đề sinh lý.
Và đây là một khám phá nữa rất quan trọng là khám phá tha nhân. La découverte du toi, d’autrui, d’altérité. Với triết vật bản không có tha nhân. Chủ tri còn chưa có, có sao được tha nhân. Thành thử tha nhân bị coi như những “Cela” ở ngôi thứ ba, cùng một đợt vỡi tĩnh vật, không liên hệ chi tới mình. Đến nay khám phá ra tha nhân như một ngôi vị, một hữu thể mà mình có thể thiết lập đối thoại, thông cảm, một hữu thể ở ngôi thứ hai (je-tu, Buber) mà tôi phải kính nể, phải coi trọng ý kiến… Vì hầu chắc hắn cũng là Người chứ không phải là tĩnh vật như triết cổ điển ngầm hiểu thế. Sự khám phá này ảnh hưởng vào thái độ ở đời của tôi. Thay vì độc thoại hay thái độ chỉ biết có mình (Narcise) tôi phải cảm thông, phải chấp nhận tha nhân. Do đó cần phải bỏ thái độ độc hữu, độc tôn, độc quyền. Xin hãy chấp dứt thời đại “Duy”, bất kỳ duy nào cũng là một bệnh hoạn, dẫu là duy lý hay duy linh, duy vật hay duy thần. Thánh, Thần, Vật, Linh, hễ đã nhốt vào phạm trù “duy” thì nên phải bỏ, giữ lại chỉ có hại cho con người trong thực tại. Sự vật có muôn khía cạnh, mỗi người chúng ta không thể một lúc đứng ở Đông Tây, Nam Bắc. Tất nhiên chỉ nhìn được có một khía cạnh, một trắc diện (profil, dịch tiếng của Husserl: abschattung) không được vì thế mà phủ nhận các trắc diện kia nghĩa là không được phủ nhận cái nhìn của người đứng ở địa điểm khác. Vậy cần phải chấp nhận tha nhân, nghĩa là lân nhân với những cái nhìn khác. Nhìn khác nghĩa là cảm giác khác, nghe khác, muốn khác, quan niệm khác về nhân sinh về vũ trụ. Do đó mà triết lý quan điểm kéo theo những vũ trụ quan (Weltanschauung) khác nhau tức là những triết lý biện minh cho vũ trụ đa dạng, mà triết học cổ điển đã không kể chi tới.
Trở lên là thử phác họa lại mấy khám phá lớn của triết học nó làm thành bầu khí của triết học hiện sinh, tức là thời kỳ hiện đại. Sự cố gắng lớn nhất của thời đại này là cố công đem yếu tố biến hóa sống động, uyển chuyển vào trong triết lý, vào vận mạng con người (Jaspers), đem ra những khía cạnh tư riêng độc đáo, những nỗi u uẩn của kiếp người (Kierkegaard, Nietzsche…) nên Hiện sinh đáng được chúng ta chú ý mặc dù có nhiều khuyết điểm. Tuy thế cần phải nói ngay điều này là rất nhiều lời đả kích Hiện sinh không đủ giá trị, bởi nhằm bảo vệ triết thuyết cổ điển, tức là từ khước sự tiến tới, cố bám víu lập trường cũ xưa tức là vật bản (choisiste), thế nghĩa là chậm tiến hơn Hiện sinh. Hiện sinh trội hơn cổ điển ở chỗ bảo sinh, và chính ở chỗ đó mà Hiện sinh đáng được chúng ta lưu tâm. Lưu tâm để tiếp tay đẩy đà tiến lên mãi. Cái hay do bảo sinh phải được chúng ta bênh đỡ chống với thái độ ứ đọng cứng nhắc của cổ điển. Đồng thời chúng ta có thể bổ khuyết chỗ có thể tiến thêm.
Trên kia đã nói đến thái độ sống heo. Chúng ta đã cho heo đứng ở lập trường bảo sinh là tỏ ra khôn hơn thái độ ý hệ coi trọng những ý niệm trừu tượng hơn cả con người có xương có thịt, hơn cả sự sống. Bây giờ chúng ta hỏi heo đã phải là tận thiện chưa? Trên heo còn có gì nữa? Tất nhiên là bật ra câu thưa còn có người nữa. Và nếu heo sinh cao hơn vật sinh nhưng còn thấp hơn nhân sinh, nên nhân sinh mới là đích điểm chúng ta phải nhằm. Ở heo sinh có sống có động nên hơn vật bản im lìm, nhưng heo sinh thiếu một ý thức hướng dẫn, minh biện. Thái độ cởi mở của duy sinh hầu như không mấy khác “quán trọ ngỏ cửa bên ngã ba đường mà Gide nói tới ai vào cũng được” (mon âme était l’auberge ouverte au carrefour. Ce qui voulait entrer, entrait). Thì từ lúc ấy, chưa phải là nhân sinh mà mới là duy sinh. Mạnh Tử tả tình trạng đó như sau:
“Thượng vô đạo quỹ dã
Hạ vô pháp thủ dã
Quốc chi sở tồn giả hạnh dã”
Chữ hán
Người trí thức không có một đạo lý soi đường. Đại chúng không có một pháp độ để nắm giữ. Nước như thế mà chưa diệt vong là ăn may vậy.
Đó chính là tình trạng của nước ta nay đã bật khỏi gốc tổ tiên, Tổ quốc đã mất có còn tồn tại chăng cũng chỉ còn là mảnh đất vô hồn làm nơi nương tựa cho cuộc khủng hoảng trầm trệ, cho các tư trào ngoại lai tràn vào, cho mọi thứ cuồng phong quần thảo. “Mất vũ trụ rồi” (un-welt, Heidegger). Vũ trụ đã rạn nứt rồi (le monde est cassé, G.Marcel). Những danh từ đó làm chúng ta liên tưởng đến mấy chữ Thiên liệt, địa phế trong Lão Tử (ĐK 39):
Thiên vô dĩ thanh, tương khủng liệt.
Địa vô dĩ ninh, tương khủng phế.
Thần vô dĩ linh, tương khủng hiệt.
Chữ hán
Trời không trong sẽ vỡ
Đất không yên sẽ lở
Thần không linh sẽ tán.
Then chốt nằm trong câu cuối cùng. “Thần không linh sẽ tán” Một trong mấy đặc điểm của thế giới hiện đại theo Heidegger là sự trốn chạy của các thần minh (la fuite des dieux). Nói cụ thể ra là những thực chất linh thiêng hiệu nghiệm đã suy đồi đến mức độ tối đa. Nói riêng về triết học thì chỉ còn là một thứ khoa học về các tư tưởng, một khoa học lãnh lẽo thiếu tinh thần. Nói theo Nietzsche thì triết học thiếu mục đích, thiếu ý chí, thiếu lòng tin tưởng nồng nàn nên là một thứ triết thiếu xương sống (une philosophie sans but, sans volonté, sans foi ardente, une philosophie sans épine dorsale) cho nên bầu vũ trụ phải tan hoang, con người trở nên long đong và khi người Việt Nam chúng ta chạy theo trào lưu đó trở thành côi cút. Đó là chỗ quan hệ mà các nền triết học lý niệm chưa nhận thức đủ. Và Hiện sinh đang gắng sức gây niềm ý thức bằng những đường lối khác nhau. Kierkegaard cũng gọi là hiệp sĩ đức tin đang cố gây lại ý thức người bằng tín ngưỡng trung thực. Nietzsche thì bằng cách đề cao ý chí hùng cường và mẫu người siêu nhân. K.Jaspers với siêu việt thể, Heidegger với tính thể và thời gian… Đó là những cố gắng đáng khen của trào lưu mới.
Tuy vậy ta có thể nói tất cả còn mang nặng yếu tố thưởng ngoạn suy tư (contemplatif et spéculatif) thiên về mô tả suy luận nhiều nhưng vẫn nghèo nàn về phương thế thực tiễn. Dầu sao thì nó cũng còn đang trên đường hình thành chúng ta nên đón nhận tất cả với niềm thông cảm và lựa chọn.
Riêng về K.Marx, ông đã phê bình triết học từ trước tới nay chỉ ngắm nhìn vũ trụ, mà lẽ ra phải biến đổi vũ trụ. Miệng nói mình làm: ông đã đưa pháp hành (praxis) ra để bổ sung. Đó là một bước tiến, nhưng mới tiến một vế, thay vì ngắm nhìn thì biến ra biến đổi. Nhưng về đối vật còn để y nguyên tức là vũ trụ, “biến đổi vũ trụ” như vậy là trở lui về giai đoạn vật bản mất rồi. Và con người thay vì được giải phóng như ông mong muốn có bị vong thân sâu đậm hơn nữa chăng? Những trại tập trung bát ngát làm cho chúng ta rất ái ngại. Có cách gì cảm hóa con người hợp với tình người hơn chăng? Làm thế nào để hòa giải giữa ngoại khởi và đồng loại hóa với triết lý sinh sinh nội khởi để không vì một bát cơm mà phải hy sinh đến tự do nhân cách của ngàn vạn con người? Ai giúp chúng ta tìm ra “thần đủ linh” để quy tụ cảm hóa lòng người hầu mở ra một trang mới cho triết học trở thành đạo sống? Ai sẽ đứng ra để hướng dẫn chúng ta đi thâu hóa được hết mọi khám phá vừa kể ra trên kia, duy trì được hết những điểm tích cực như bảo sinh, tha nhân, quan điểm, hiện thực? Ngoài Đạo học ra tôi không thấy đâu là con đường khác.
3. Đạo học là gì
Người ta hay lầm Đạo học với khoa luân lý hình thức vì thường chúng cũng mang tên đạo đức học. Kỳ thực khi xem từ đầu chí cuối không gặp được yếu tố chi đáng gọi là Đạo cả.
Cũng có người lầm đạo học với tôn giáo bởi vì hai đàng có điểm giống nhau ở chỗ cả hai bên có bầu trời siêu việt, một bên là siêu nhiên, một bên là tâm linh. Nhưng cũng còn rất nhiều sự dị biệt từ căn để. Chẳng hạn, trước hết tôn giáo là một tín ngưỡng, một lòng sùng mộ, đang khi đạo học là một tri thức cùng loại khoa học, hơn nữa còn là bà chúa khoa học ở chỗ không những tìm biết nhưng tìm biết cách thấu triệt bằng trực giác. Khoa học mới là một tri thức, một savoir, đang khi đạo học phải là một sagesse, một minh triết, nghĩa là cái biết đến căn cơ cũng gọi là đạo học. Triết lý chưa phải là triết khi hiểu triết cùng với nghĩa Minh Triết. Trong trường hợp đó Triết phải viết hoa, nói lên cái biết cùng cực. Còn triết lý tuy cũng là cái biết triệt để nhưng mới là cái để của lý học là một tài năng rốt ráo của các cơ năng khả giác, hữu hình, có đi xa hết cỡ cũng mới vượt giác quan có cơ thể, chưa hẳn là hình nhi thượng, nên triết học chưa phải là Triết, cũng như ý thức chưa phải là Thức: ý thức mới là một phần nhỏ của cái Thức toàn diện bao hàm tiềm thức, vô thức, siêu thức, thần thức v.v… Triết học chỉ ở trong vòng ý thức, trong vòng lý trí của con người hiện tượng. Triết mới bao gồm cả lý trí lẫn tiềm thức siêu thức nơi cõi Tâm linh của con người toàn diện Đại ngã. Hiểu như thế thì Triết với Đạo là một. Vậy Đạo học là gì? Có thể căn cứ vào tự dạng chữ Đạo kép bởi bộ xước là đi và Thủ là đầu, là cội gốc mà thưa rằng Đạo học là đường đi về với bản gốc của mình. Đạo chính là con đường “phục quy kỳ căn, chữ hán”, trở lại với căn cơ nguồn ngọn của con người muôn thưở. Đạo học chỉ có bấy nhiêu đó, nhưng chỉ bấy nhiêu đó cũng quá đủ đặt ra cho ta những vấn đề vừa thâm thiết đến mệnh số và cứu cánh con người, cho nên cũng là những vấn đề hào hứng mà không một ma tuý nào trên đời có thể bì kịp, là vì nó trung thực và đáp ứng cho những khát vọng cốt tuỷ nhất của lòng người. Những vấn đề nó đặt ra sâu xa man mác đến nỗi lý trí con người mặc dầu có thể tạo dựng nên những khoa học tân kỳ đủ loại, cũng đành bó tay trong địa hạt bao la của cõi Đạo và ngoại trừ một số dữ kiện sửa soạn, lý trí không sao tìm được đáp số cho những câu hỏi chẳng hạn: nguyên uỷ mà Đạo tìm về là cái chi? “Phục quy kì căn” thì căn đó là gì? Nó liên hệ với ta ra sao? Với vũ trụ nhân sinh thế nào? Trên đường quy căn đó có phục kích, có đắp ụ chăng? Ai đắp? Những ai phục kích? Làm sao mà kinh qua? Đó là đại loại vài câu hỏi mẫu, nó sẽ kéo theo biết bao câu hỏi khác mà già cả một đời tận tuỵ tinh anh cũng không sao giải đáp hết. Vậy thì Đạo học không phải là tuân theo một số luật tắc này nọ, vâng giữ một số nghi tiết kia khác… Những cái đó nếu có cũng chỉ là phụ thuộc. Đạo học là một đường lối siêu tuyệt phát khở từ tri thức, ý thức, xuyên qua tiềm thức, vô thức để lên miền siêu thức nên thấu nhập vào tận thâm tâm con người cũng như tỏa ra thấm nhuần hết mọi hành vi cử chỉ con người. Nói theo tâm não khoa học đời ta thì Đạo học mở ra những chân trời kỳ lạ có thể gọi là chiều kích thứ năm thứ sáu tuỳ ý (5e, 6e dimension). Nhưng điều cốt cán là ám chỉ cái nguồn nghị lực huyền diệu chất chứa bên trong, khiến cho ta khi đọc và có thể hiểu được Đạo học thì sẽ thấy có cái chi lôi cuốn rất huyền vi. Có những người chỉ cần nghe một câu của Đạo học đã đủ sáng soi, hướng dẫn và tiêm hăng say cho cả một đời sống cách rất sung mãn, và đó là chỗ đạo học vượt xa triết học, nó đưa lại cho triết học một chiều kích siêu linh mà nguyên triết học không sao có được. Nó đem lại một nguyên lý uyên tuyền phổ biến đang khi triết học mới đạt những nguyên lý thuộc lý trí, thường được phát kiến ra bằng lý luận suy tư nên có tính cách tương đối, cùng loại với khoa học như Toán Lý Hóa v.v… Vì thế khi định nghĩa triết học, Aristote cho là cái biết đến tận những lý lẽ. Ông đã dùng số nhiều “rationes, causas”: những lý do, những căn nguyên. Chữ những là cái cùm cầm chân không cho triết học tới đến cái lý nhất quán, vô nhị. Chỉ có Đạo học mới vượt qua hàng rào những lý, những lẽ để đi sang miền “lân hư” tiếp cận với “không” tức không biên cương giới mốc, không lý lẽ, ở bên ngoài những ngẫu kiện tương đối (contingences relatives). Do đó mà Đạo học không dùng số nhiều nhưng là số ít. Một đầu, vô nhị, nhất quán nhưng với sức bao dung vô tận như đại dương, còn triết học chỉ là ao, hồ. Vậy Đạo học sẽ phải là chỗ hướng vọng của chúng ta, của những con người thế kỷ 20 đã hiểu được ngoài hiện tượng còn có một cõi siêu linh cần khám phá. Trải qua hai mươi lăm thế kỷ, triết học lý niệm đã có đủ thì giờ lục soát cõi hiện tượng và đã chu toàn sứ mạng của giai đoạn lý trí rồi, nghĩa là đã biểu lộ đến hết cỡ mọi khả năng của nó, và Kant đã tuyên bố là nó bất lực trước thế giới siêu linh đành bó tay vì không có buồm lạt chèo cột chi cả. Giờ đây nó đang bị đả phá, bị tháo gỡ để dọn đường cho Đạo học ra đời. Đó là chiều hướng đáng hứng khởi của triết học hiện đại, tuy mới như rạng đông qua làn sương mai chập chờn biến hóa “hốt hề hoảng hề” nhưng “kỳ trung đã hữu tượng” tức là đã có tượng linh động đủ cho chúng ta quy hướng sinh lực vào đó mà phát triển và hoằng dương. Với triết học có làm hết cỡ chúng ta cũng mới là triết học gia, một thứ bác học có nhiều sáng kiến và mạch lạc. Chỉ với Đạo học tức là một thứ Triết Trung thực chúng ta mới đi vào con đường trở thành triết gia, hiền triết.
Tác giả Kim Định ac.org