Nhà máy thủy điện Bản Vẽ có công suất 320 MW chính thức phát điện, hòa vào mạng lưới điện quốc gia từ ngày 19/5/2010. Sau 2 năm hoạt động, nhà máy đã đem lại những kết quả đáng kể cho ngành điện. Tuy nhiên, trong bối cảnh rập rình tăng giá điện thì người dân thuộc vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ nay phải di chuyển về các khu tái định cư ở huyện Tương Dương và huyện Thanh chương đang gặp không ít khó khăn. Đói ăn là khá phổ biến vì không có đất đai để canh tác. Hơn hai trăm hộ dân các khu định cư đã quay về quê cũ sống tạm bợ trên lòng hồ và những khoảnh rừng ven hồ. Tạm bợ, vất vả, đói ăn, thất học...là một thực tế nhỡn tiền ở đây.
Vừa rồi, ngày Thủ tướng Chính phủ vừa có công văn số 627/TTg-KTN về việc hỗ trợ thêm lương thực cho hộ tái định cư dự án thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam hỗ trợ thêm 24 tháng lương cho nhân khẩu hợp pháp thuộc hộ tái định cư Dự án thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An.
Nhưng liệu rồi 24 tháng sau tình hình có thay đổi được không, dân tái định cư Bản Vẽ sẽ sống như thế nào? Câu hỏi này trước hết dành cho các nhà đầu tư và sau đó là các cấp chính quyền.
Nhà máy thủy điện Bản Vẽ
Nhà ở của công nhân nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ (ảnh của VNP)
Nhà tái định cư của bà con người Thái vùng lòng hồ Bản vẽ ở Thanh Chương...
Một khu nhà bỏ hoang
Ngao ngán nhìn ra vì không có việc làm ở khu tái định cư
Nhà ở trên bờ, nhà ở dưới hồ của dân mới hồi hương...
Từ căn nhà tạm ven hồ, cả nhà đang nghĩ về ngày mai...
Những đứa trẻ thất học nơi "bản mới" sau khi từ khu tái định cư ở Thanh Chương trở về quê cũ
Khai thác vàng trên rừng đầu nguồn vùng lòng hồ Bản Vẽ. Hậu quả của nó sẽ là gì?