Mặc dù có vẻ xa lạ đối với chúng ta hiện nay, quần đảo Molucca khi đó đã là trung tâm đối với thương mại thế giới với tư cách là những nhà sản xuất duy nhất các gia vị có giá trị đinh hương, mace (gia vị làm từ vỏ khô của hạt nhục đậu khấu), và nutmeg (nhục đậu khấu). Trong các thứ này nutmeg và mace chỉ trồng ở các đảo Banda. Dân cư của các đảo này đã sản xuất và xuất khẩu các gia vị hiếm này để đổi lấy thực phẩm và các hàng hóa chế tác đến từ đảo Java, từ trung tâm xuất nhập khẩu Melaka ở Bán đảo Malaysia, và từ Ấn Độ, Trung Quốc, và Arabia.
Tiếp xúc đầu tiên mà các cư dân đã có với những người Âu châu đã là trong thế kỷ thứ mười sáu, với các thủy thủ Bồ Đào Nha những người đến mua gia vị. Trước đó gia vị đã phải chuyển qua Trung Đông, qua các con đường thương mại bị Đế chế Ottoman kiểm soát. Những người Âu châu đã tìm kiếm một lối quanh châu Phi hay qua Đại Tây Dương để có được sự tiếp cận trực tiếp đến các Đảo Gia Vị và việc buôn bán gia vị. Thủy thủ Bồ Đào Nha Bartolemeu Dias đã đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng năm 1488, và Vasco de Gama đã tới Ấn Độ cùng bằng con đường đó trong năm 1498. Bây giờ lần đầu tiên những người Âu châu đã có con đường độc lập của họ đến các Đảo Gia Vị.
Những người Bồ Đào Nha đã ngay lập tức bắt đầu nhiệm vụ thử kiểm soát buôn bán gia vị. Họ đã chiếm Melaka năm 1511. Nằm ở vị trí chiến lược bên phía tây của Bán đảo Malaysia, các nhà buôn từ khắp Đông Nam Á đã đến đây để bán gia vị của họ cho các nhà buôn khác, các nhà buôn Ấn Độ, Trung Quốc, Arab, những người sau đó chuyển chúng đi nơi khác, đến phương Tây. Như khách lữ hành Bồ Đào Nha diễn đạt trong năm 1515: “Thương mại và sự buôn bán giữa các quốc gia suốt cả ngàn hải lý ở mọi nơi đều phải đến Melaka … Bất kể ai là chúa tể của Melaka người đó để tay lên cổ họng Venice.”
Với Melaka trong tay họ, những người Bồ Đào Nha đã thử một cách có hệ thống để có được một sự độc quyền về buôn bán gia vị có giá trị. Họ đã thất bại.

Các đối thủ mà họ đối mặt đã không phải là không đáng kể. Giữa các thế kỷ thứ mười bốn và mười sáu, đã có nhiều phát triển kinh tế ở Đông Nam Á dựa trên buôn bán gia vị. Các thành-quốc như Aceh, Banten, Melaka, Makassar, Pengu, và Brunei đã mở rộng nhanh chóng, sản xuất và xuất khẩu gia vị cùng với các sản phẩm khác như gỗ cứng.
Các nhà nước này đã có các hình thức chính phủ chuyên chế giống như ở châu Âu trong cùng thời kỳ. Sự phát triển của các thể chế chính trị đã được kích thích bởi các quá trình tương tự, kể cả sự thay đổi công nghệ trong các phương pháp chiến tranh và thương mại quốc tế. Các thể chế nhà nước đã trở nên tập trung hơn, với một vị vua ở trung tâm đòi quyền lực tuyệt đối. Giống các nhà cai trị chuyên chế ở châu Âu, các vị vua Đông Nam Á đã dựa nhiều vào thu nhập từ buôn bán, cả tự mình tham gia buôn bán lẫn cấp độc quyền cho các elite địa phương và nước ngoài. Như ở châu Âu chuyên chế, việc này đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nào đó, nhưng đã là một tập hợp còn xa mới lý tưởng của các thể chế kinh tế cho sự thịnh vượng kinh tế, với các rào cản tham gia đáng kể và nhất là các quyền tài sản không an toàn. Nhưng quá trình thương mại hóa được tiến hành ngay cả khi người Bồ Đào Nha đã thử thiết lập thế thống trị ở Ấn Độ Dương.
Sự hiện diện của những người Âu châu đã phình lên và đã có tác động lớn hơn nhiều với sự đến của người Hà Lan. Những người Hà Lan đã mau chóng nhận ra rằng sự độc quyền cung ứng các gia vị có giá trị của Molucca sẽ có lợi nhuận hơn rất nhiều so với việc cạnh tranh với các nhà buôn địa phương hay Âu châu khác. Trong năm 1600 họ đã thuyết phục nhà cai trị của Ambon để ký một thỏa thuận độc quyền mà đã cho họ độc quyền về buôn bán đinh hương ở Ambon. Với việc thành lập Công ty Đông Ấn Hà Lan trong năm 1602, những người Hà Lan thử chiếm toàn bộ việc buôn bán gia vị và loại bỏ các đối thủ của họ, bằng đủ mọi cách, đã có chiều hướng tốt lên cho những người Hà Lan và tồi đi cho Đông Nam Á. Công ty Đông Ấn Hà Lan đã là công ty cổ phần Âu châu thứ hai, tiếp sau Công ty Đông Ấn Anh, các cột mốc chính của sự phát triển công ty hiện đại, mà rồi sau đó sẽ đóng một vai trò lớn trong tăng trưởng công nghiệp Âu châu. Nó cũng đã là công ty thứ hai có quân đội riêng của mình và có sức mạnh để tiến hành chiến tranh và thuộc địa hóa các vùng đất nước ngoài. Với sức mạnh quân sự của công ty được sử dụng bây giờ, những người Hà Lan đã tiếp tục để loại tất cả những kẻ xen ngang tiềm năng để thực thi thỏa ước của họ với nhà cai trị Ambon. Họ đã chiếm một pháo đài then chốt do những người Bồ Đào Nha giữ trong năm 1605 và bằng vũ lực đã đuổi tất cả các nhà buôn khác. Sau đó họ đã mở rộng lên bắc Molucca, buộc các nhà cai trị Tidore, Ternate, và Bacan thống nhất rằng không đinh hương nào được trồng hay buôn bán trong các lãnh thổ của họ. Thỏa ước mà họ áp đặt lên Ternate thậm chí đã cho phép những người Hà Lan đến và phá hủy bất cứ cây đinh hương nào họ thấy ở đó.
Ambon đã được cai trị theo cách giống phần lớn châu Âu và châu Mỹ trong thời đó. Các công dân Ambon đã cống nạp cho nhà cai trị và phải chịu làm việc cưỡng bức. Những người Hà Lan đã tiếp quản và tăng cường các hệ thống này để khai thác nhiều lao động và đinh hương hơn từ hòn đảo. Trước khi những người Hà Lan đến, các đại gia đình đã nộp đồ cống bằng đinh hương cho các elite Ambon. Những người Hà Lan bây giờ quy định rằng mỗi hộ gia đình gắn với đất và phải trồng một số cây đinh hương nhất định. Các hộ gia đình cũng bắt buộc phải lao động cưỡng bức cho những người Hà Lan.
Những người Hà Lan cũng đã nắm quyền kiểm soát các Đảo Banda, dự định lần này để độc quyền mace và nutmeg. Nhưng các Đảo Banda đã được tổ chức rất khác với Ambon. Chúng bao gồm nhiều thành-quốc tự trị nhỏ, và đã không có cấu trúc thứ bậc xã hội hay cấu trúc chính trị. Các nhà nước nhỏ này, trong thực tế không hơn các thị trấn nhỏ, được vận hành bởi các cuộc họp làng của các công dân. Đã không có nhà chức trách trung ương người mà những người Hà Lan đã có thể ép buộc ký một thỏa ước độc quyền và đã không có hệ thống cống nạp nào để họ tiếp quản và chiếm toàn bộ cung nutmeg và mace. Đầu tiên điều này đã có nghĩa rằng những người Hà Lan đã phải cạnh tranh với các nhà buôn Anh, Bồ Đào Nha, Ấn Độ, và Trung Quốc, để mất gia vị cho các đối thủ cạnh tranh khi họ đã không trả giá đủ cao. Các kế hoạch ban đầu về dựng lên một sự độc quyền về mace và nutmeg đã bị tan vỡ, thống đốc Hà Lan của Batavia, Jan Pieterszoon Coen, đã nghĩ ra một kế hoạch khác. Coen đã lập ra Batavia, trên đảo Java, như thủ đô mới của Công ty Đông Ấn Hà Lan trong năm 1618. Trong năm 1621 ông ta đã đi đến Banda với một đội tàu và tiến hành tàn sát hầu như toàn bộ dân cư của các đảo, có lẽ khoảng mười lăm ngàn người. Tất cả các nhà lãnh đạo của họ đã bị hành hình với những người còn lại, và chỉ để lại vài người còn sống, đủ để duy trì know-how cần thiết cho sản xuất mace và nutmeg. Sau khi cuộc diệt chủng này hoàn tất, rồi Coen đã tiếp tục tạo ra cấu trúc chính trị và kinh tế cần thiết cho kế hoạch của ông ta: một xã hội đồn điền. Các hòn đảo được chia ra thành sáu mươi tám mảnh, mà được trao cho sáu mươi tám người Hà Lan, hầu hết là những người đã hay đang là nhân viên của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Những chủ đồn điền này được số ít những người Banda sống sót dạy làm thế nào để sản xuất gia vị và đã có thể mua nô lệ từ Công ty Đông Ấn đến ở các đảo bây giờ trống không để sản xuất gia vị, mà sẽ phải bán lại cho công ty với giá cố định.
Các thể chế khai thác được những người Hà Lan tạo ra ở các Đảo Gia Vị đã có các kết quả mong muốn, mặc dù, ở Banda với cái giá của mười lăm ngàn sinh mạng vô tội và việc thiết lập một tập các thể chế chính trị và kinh tế mà buộc các đảo này không phát triển được. Vào cuối thế kỷ thứ mười bảy, những người Hà Lan đã làm giảm cung của các gia vị này khoảng 60 phần trăm và giá nutmeg đã tăng gấp đôi.
Những người Hà Lan đã mở rộng chiến lược được họ hoàn thiện ở Molucca ra toàn vùng, với những hệ lụy sâu sắc cho các thể chế chính trị và kinh tế của phần còn lại của Đông Nam Á. Sự mở rộng thương mại lâu đời của nhiều nhà nước trong vùng, mà đã bắt đầu từ thế kỷ thứ mười bốn, đã bị đảo ngược. Ngay cả các chính thể, mà đã không bị thuộc địa hóa trực tiếp và bị đè nát bởi Công ty Đông Ấn Hà Lan, cũng đã quay sang hướng nội và từ bỏ thương mại. Sự thay đổi kinh tế và chính trị vừa mới nảy sinh ở Đông Nam Á đã bị tạm dừng trên con đường của nó.
Để tránh sự đe dọa của Công ty Đông Ấn Hà Lan, nhiều nhà nước đã từ bỏ sản xuất các cây trồng cho xuất khẩu và ngừng hoạt động thương mại. Sự tự cấp tự túc là an toàn hơn sự đối mặt với người Hà Lan. Trong năm 1620 nhà nước Banten, trên đảo Java, đã đẵn những cây hồ tiêu của nó với hy vọng rằng việc này sẽ khiến những người Hà Lan để cho nó yên. Khi một nhà buôn Hà Lan đến thăm Maguindanao, ở nam Phillipines, trong năm 1686, người ta bảo ông, “Nutmeg và đinh hương có thể mọc ở đây hệt như ở Malaku. Chúng không có ở đó bây giờ bởi vì Rajna già đã phá sạch chúng trước khi ông chết. Ông đã sợ Công ty Hà Lan sẽ đến để dánh nhau với họ về nó.” Điều mà một nhà buôn đã nghe được về nhà cai trị Maguindanao trong năm 1699 cũng tương tự: “Ông đã cấm tiếp tục trồng hồ tiêu để cho ông không thể bị dính líu vào chiến tranh dù với công ty [Hà Lan] hay với kẻ thống trị khác.” Đã có sự thoái-đô thị hóa và thậm chí sự giảm dân số. Trong năm 1635 những người Miến Điện đã chuyển thủ đô của họ từ Pegu, ở gần bờ biển, đến Ava, sâu vào trong đất liền trên Sông Irrawaddy.
Chúng ta không biết con đường phát triển của các nước Đông Nam Á đã là con đường nào giả như không có sự xâm lược của Hà Lan. Họ có thể đã phát triển nhãn mác chính thể chuyên chế của riêng họ, họ có thể vẫn ở trong cùng trạng thái mà họ đã ở vào cuối thế kỷ thứ mười sáu, hay họ đã có thể tiếp tục sự thương mại hóa của họ bằng cách dần dần chấp nhận các thể chế ngày càng bao gồm hơn. Nhưng như ở Molucca, chủ nghĩa thuộc địa Hà Lan đã làm thay đổi cơ bản sự phát triển kinh tế và chính trị của họ. Người dân ở Đông Nam Á đã ngừng buôn bán, chuyển sang hướng nội, và trở nên chuyên chế hơn. Trong hai thế kỷ tiếp theo, họ đã không ở trong vị thế nào để tận dụng lợi thế của những đổi mới mà sẽ xuất hiện trong Cách mạng Công nghiệp. Và cuối cùng sự rút lui của họ khỏi thương mại đã không cứu được họ khỏi những người Âu châu; vào cuối thế kỷ thứ mười tám, gần như tất cả đã là phần của các đế chế thuộc địa Âu châu.
CHÚNG TA ĐÃ THẤY ở chương 7 sự mở rộng của châu Âu vào Đại Tây Dương đã tiếp nhiên liệu ra sao cho sự nổi lên của các thể chế bao gồm ở Anh. Nhưng như được minh họa bởi kinh nghiệm của Molucca dưới thời Hà Lan, sự mở rộng này đã gieo các hạt chậm phát triển ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới bằng cách áp đặt các thể chế khai thác, hay tăng cường thêm các thể chế khai thác hiện tồn. Những việc này hoặc một cách trực tiếp hay một cách gián tiếp đã tiêu diệt hoạt động thương mại và công nghiệp manh nha trên khắp thế giới hay chúng đã duy trì mãi các thể chế ngăn chặn công nghiệp hóa. Như một kết quả, khi công nghiệp hóa lan ra một số phần của thế giới, các nơi đã là bộ phận của các đế chế thuộc địa Âu châu đã chẳng có cơ hội nào để hưởng lợi từ những công nghệ mới này.
THỂ CHẾ QUÁ THÔNG THƯỜNG
Ở Đông Nam Á, sự mở rộng của sức mạnh hải quân và thương mại Âu châu trong thời kỳ đầu hiện đại đã tước mất một thời kỳ hứa hẹn về mở rộng kinh tế và thay đổi thể chế. Trong cùng thời kỳ khi Công ty Đông Ấn Hà Lan mở rộng, một loại buôn bán rất khác đang tăng cường ở châu Phi: buôn bán nô lệ.
Ở Hoa Kỳ, chế độ nô lệ miền nam đã thường được nhắc đến như “thể chế đặc biệt.” Nhưng về mặt lịch sử, như học giả kinh điển vĩ đại Moses Findlay đã chỉ ra, chế độ nô lệ chẳng hề đặc biệt chút nào, nó đã hiện diện hầu như trong mọi xã hội. Nó đã, như chúng ta đã thấy ở trước, là căn bệnh địa phương ở La Mã cổ xưa và ở châu Phi, một nguồn nô lệ lâu đời cho châu Âu, mặc dù không phải là nguồn duy nhất.
Trong thời kỳ La Mã các nô lệ đến từ những người Slavic quanh Biển Đen, từ Trung Đông, và cũng từ Bắc Âu. Nhưng vào năm 1400 những người Âu châu đã chấm dứt bắt nhau làm nô lệ. Châu Phi, tuy vậy, như chúng ta đã thấy ở chương 6, đã không trải qua sự chuyển đổi từ chế độ nô lệ sang chế độ nông nô như châu Âu trung cổ đã chuyển. Trước đầu thời kỳ hiện đại, đã có sự buôn bán nô lệ sôi động ở Đông Phi, và số đông nô lệ đã được vận chuyển ngang Sahara đến Bán đảo Arabia. Hơn nữa, các quốc gia Tây Phi trung cổ lớn, Mali, Ghana, và Songhai đã sử dụng nhiều nô lệ trong chính phủ, quân đội, và nông nghiệp, chấp nhận theo các mô hình từ các quốc gia Hồi giáo Bắc Phi mà họ buôn bán với.
Sự phát triển của các thuộc địa đồn điền mía ở Caribe bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ mười bảy đã là cái dẫn đến một sự leo thang đầy kịch tính của sự buôn bán nô lệ quốc tế và đến một sự gia tăng chưa từng có về tầm quan trọng của chế độ nô lệ ở bên trong bản thân châu Phi. Trong thế kỷ thứ mười sáu, có lẽ khoảng 300.000 nô lệ đã được bán qua Đại Tây Dương. Họ đến chủ yếu từ Trung Phi, với sự dính líu sâu của Kongo và những người Bồ Đào Nha đóng xa hơn về phía nam ở Luanda, bây giờ là thủ đô của Angola. Trong thời gian này, buôn bán xuyên Sahara vẫn đã lớn hơn, có lẽ với khoảng 550.000 người châu Phi chuyển lên phương bắc làm nô lệ. Trong thế kỷ thứ mười bảy, tình hình đã đảo ngược. Khoảng 1.350.000 người châu Phi đã được bán như nô lệ trong thương mại Đại Tây Dương, đa số bây giờ được chuyển sang châu Mỹ. Con số liên quan đến buôn bán xuyên Sahara đã không thay đổi một cách tương đối. Thế kỷ thứ mười tám đã thấy một sự gia tăng đột ngột nữa, với khoảng 6.000.000 nô lệ được chuyển qua Đại Tây Dương và có thể 700.000 qua Sahara. Cộng các số trong các thời kỳ và các phần của châu Phi, hơn 10.000.000 người châu Phi đã bị chuyển ra khỏi châu lục như các nô lệ.
Bản đồ 15 (trang sau) cho một cảm nhận nào đó về quy mô của buôn bán nô lệ. Sử dụng các đường biên giới hiện đại, nó miêu tả sự ước lượng mức độ tích lũy của tình trạng nô lệ giữa năm 1400 và 1900 như phần trăm của dân số trong năm 1400. Các màu thẫm hơn cho thấy tình trạng nô lệ mạnh hơn. Thí dụ, ở Angola, Benin, Ghana, và Togo, tổng tích lũy của xuất khẩu nô lệ lớn hơn toàn bộ dân số của nước đó trong năm 1400.
.jpg)
Sự xuất hiện đột ngột của những người Âu châu khắp vùng ven biển Tây và Trung Phi hăm hở mua nô lệ không còn cách nào khác đã có một tác động biến đổi lên các xã hội Phi châu. Hầu hết nô lệ, mà được chở sang châu Mỹ, đã là những người bị bắt trong chiến tranh và rồi được chở ra ven biển. Sự tăng lên của chiến tranh đã được thổi bùng bởi lượng nhập khẩu khổng lồ về súng và đạn dược, mà những người Âu châu đổi lấy nô lệ. Vào năm 1730 khoảng 180.000 súng đã được nhập khẩu mỗi năm chỉ dọc theo duyên hải Tây Phi, và giữa 1750 và đầu thế kỷ mười tám, riêng những người Anh đã bán giữa 283.000 và 394.000 súng một năm. Giữa năm 1750 và 1807, người Anh đã bán một lượng đặc biệt 22.000 tấn thuốc súng, khiến cho trung bình là 384.000 kg một năm, cùng với 91.000 kg chì mỗi năm. Xa hơn xuống phía nam, việc buôn bán cũng sôi động như thế. Bên bờ Loango, bắc Vương quốc Kongo, những người Âu châu đã bán 50.000 súng mỗi năm.
Tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột này đã không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn về sinh mệnh và sự đau khổ con người mà cũng khởi động một con đường đặc biệt của sự phát triển thể chế ở châu Phi. Trước đầu thời kỳ hiện đại, các xã hội Phi châu đã ít tập trung về mặt chính trị hơn các xã hội Á-Âu. Hầu hết các chính thể đã có quy mô nhỏ, với các thủ lĩnh bộ lạc và có lẽ các ông vua kiểm soát đất và các nguồn lực. Nhiều xã hội, như chúng ta đã thấy ở Somalia, đã không hề có cấu trúc quyền lực chính trị có thứ bậc nào cả. Sự buôn bán nô lệ đã khởi động hai quá trình chính trị có hại. Thứ nhất, nhiều chính thể ban đầu đã trở nên chuyên chế hơn, được tổ chức xung quanh một mục đích duy nhất: nô lệ hóa và bán những người khác cho bọn buôn nô lệ Âu châu. Thứ hai, như một hệ quả nhưng, nghịch lý thay, đối nghịch với quá trình thứ nhất, việc đánh nhau và bắt nhau làm nô lệ cuối cùng đã phá hủy bất cứ trật tự và quyền lực nhà nước hợp pháp nào đã tồn tại ở châu Phi hạ-Sahara. Trừ chiến tranh ra, các nô lệ cũng đã bị bắt cóc và bắt bởi các cuộc đột kích cướp bóc nhỏ. Luật cũng đã trở thành một công cụ của sự nô dịch hóa. Bất luận phạm tội gì, hình phạt đã là bắt làm nô lệ. Nhà buôn Anh Francis Moore đã quan sát các hậu quả của tình trạng này dọc bờ biển Senegambia ở Tây Phi năm trong các năm 1730:
Kể từ khi việc buôn bán nô lệ này được sử dụng, mọi sự trừng phạt bị biến thành sự nô lệ; có một lợi thế về những sự kết tội như vậy, chúng làm căng đối với các tội phạm rất khắc nghiệt, nhằm được lợi từ việc bán phạm nhân. Không chỉ tội giết người, trộm cắp và tội ngoại tình bị trừng phát bằng cách bán kẻ phạm tội làm nô lệ, mà mọi vụ lặt vặt cũng bị trừng phạt theo cùng cách.
Các thể chế, ngay cả các thể chế tôn giáo, đã trở nên đồi bại bởi mong muốn để bắt và bán các nô lệ. Một thí dụ là bậc thánh nổi tiếng tại Archukwa, ở đông Nigeria. Bậc thánh được tin một cách rộng rãi rằng ngài nói thay một một vị thần quan trọng trong vùng được kính trọng bởi các nhóm sắc tộc chính ở địa phương, những người ljaw, lbibio và lgbo. Người ta đã tiếp cận bậc thánh để giải quyết các tranh chấp và xét xử những bất đồng. Các nguyên đơn, những người đi đến Archukwa để gặp bậc thánh, đã phải từ thị trấn xuống một hẻm núi của Sông Cross, nơi bậc thánh ở trong một hang cao, mà mặt trước hang được xếp bằng các sọ người. Các giáo sĩ của bậc thánh, liên minh với những kẻ buôn nô lệ và các nhà buôn Aro, sẽ thực thi quyết định của bậc thánh. Thường việc này dính líu đến họ bị bậc thánh “nuốt”, mà thực ra đã có nghĩa rằng một khi họ đã qua hang, họ bị dẫn xuống Sông Cross và xuống các tàu của những người Âu châu đang đợi. Quá trình này, mà trong đó mọi luật và tập quán bị bóp méo và bị vi phạm để bắt các nô lệ và nhiều nô lệ hơn, đã có các tác động tàn phá ghê gớm lên sự tập trung hóa chính trị, mặc dù tại một số nơi nó đã dẫn đến sự nổi lên của các nhà nước hùng mạnh mà raison d’être (lý do tồn tại) chủ yếu của nó đã là cướp bóc và bắt làm nô lệ. Bản thân Vương quốc Kongo có lẽ đã là nhà nước Phi châu đầu tiên trải nghiệm một sự biến hóa thành một nhà nước nô lệ hóa, cho đến khi nó bị phá hủy bởi nội chiến. Các nhà nước nô lệ hóa khác nảy sinh một cách nổi bật ở Tây Phi và đã bao gồm Oyo ở Nigeria, Dahomey ở Benin, và sau đó Asante ở Ghana.
Sự mở rộng của nhà nước Oyo giữa thế kỷ thứ mười bảy, chẳng hạn, đã liên quan trực tiếp đến sự gia tăng của xuất khẩu nô lệ ở miền duyên hải. Sức mạnh của nhà nước đã là kết quả của một cuộc cách mạng quân sự mà đã dính líu đến nhập khẩu ngựa từ phương bắc và sự hình thành của một đội kỵ binh hùng mạnh mà đã có thể sát hại các quân đội đối lập. Khi nhà nước Oyo bành trướng về phía nam theo hướng bờ biển, nó đã nghiền nát các chính thể ở giữa và đã bán nhiều cư dân của chúng làm nô lệ. Trong giai đoạn giữa 1690 và 1740, Oyo đã xác lập độc quyền của nó ở bên trong cái được biết đến như Duyên hải Nô lệ. Được ước lượng là 80 đến 90 phần trăm nô lệ được bán trên miền duyên hải đã là kết quả của những cuộc chinh phục này. Một mối liên hệ đầy kịch tính tương tự giữa chiến tranh và cung ứng nô lệ đã đến từ miền tây xa hơn trong thế kỷ thứ mười tám, trên Duyên hải Vàng, vùng là Ghana hiện nay. Sau năm 1700 nhà nước Asante đã bành trướng từ nội địa, phần lớn theo cùng cách như nhà nước Oyo đã bành trướng trước đó. Trong nửa đầu thế kỷ thứ mười tám, sự bành trướng này đã kích động cái gọi là các cuộc chiến tranh Akan, khi Asante lần lượt đánh bại hết nhà nước độc lập này đến nhà nước khác. Nhà nước cuối cùng, Gyaman, đã bị chinh phục năm 1747. Phần lớn trong số 375.000 nô lệ được xuất khẩu từ Duyên hải Vàng đã là những người bị bắt trong các cuộc chiến này.
Có lẽ tác động rõ rệt nhất của sự khai thác ồ ạt sức người này đã mang tính nhân khẩu học. Khó để biết với bất cứ sự chắc chắn nào về dân số của châu Phi đã là bao nhiêu trước giai đoạn hiện đại, nhưng các học giả đã đưa ra các ước lượng có vẻ hợp lý khác nhau về tác động của buôn bán nô lệ lên dân số. Sử gia Patrick Maning ước lượng rằng dân số của các vùng của Tây và Trung-Tây châu Phi mà đã cung ứng nô lệ cho xuất khẩu đã là khoảng hai mươi hai đến hai mươi lăm triệu người trong đầu thế kỷ thứ mười tám. Với giả thiết bảo thủ rằng trong thế kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chín các vùng này đã có tỷ lệ tăng dân số khoảng một nửa phần trăm một năm mà không có buôn bán nô lệ, Maning đã ước lượng rằng dân số của vùng này trong năm 1850 đã phải ít nhất là bốn mươi sáu đến năm mươi ba triệu. Trên thực tế, dân số đã là khoảng một nửa của con số này.
Sự chênh lệch rất lớn này đã không chỉ là về khoảng tám triệu người đã được xuất khẩu làm nô lệ từ khu vực này giữa 1700 và 1850, mà hàng triệu người có khả năng đã bị giết bởi chiến tranh nội bộ liên miên nhằm bắt nô lệ. Tình trạng nô lệ và buôn bán nô lệ ở châu Phi đã gây hỗn loạn thêm các cấu trúc gia đình và hôn nhân và cũng đã có thể làm giảm khả năng sinh sản.
Bắt đầu trong cuối thế kỷ thứ mười tám, một phong trào mạnh mẽ đòi bãi bỏ sự buôn bán nô lệ bắt đầu lấy được đà ở Anh, dẫn đầu bởi nhân vật có sức thuyết phục quần chúng lớn William Wilberforce. Sau những thất bại lặp đi lặp lại, những người đòi xóa bỏ đã thuyết phục được Quốc hội thông qua một dự luật làm cho buôn bán nô lệ trở nên bất hợp pháp. Hoa Kỳ đã đi theo với biện pháp tương tự trong năm tiếp theo. Tuy vậy, chính phủ Anh đã đi xa hơn: nó đã tìm cách tích cực để thực thi biện pháp này bằng đóng hạm đội đặc biệt ở Đại Tây Dương để diệt trừ sự buôn bán nô lệ. Mặc dù đã cần thời gian để cho biện pháp này thực sự hữu hiệu, và mãi cho đến 1834 thì bản thân tình trạng nô lệ mới bị bãi bỏ hết trên đế chế Anh, những ngày của sự buôn bán nô lệ qua Đại Tây Dương, mà là phần lớn của toàn bộ việc buôn bán nô lệ, đã điểm.
Mặc dù sự chấm dứt của nạn buôn bán nô lệ sau 1807 đã làm giảm cầu bên ngoài đối với các nô lệ từ châu Phi, việc này đã không có nghĩa rằng tác động của tình trạng nô lệ lên các xã hội và các thể chế Phi châu tan biến đi một cách như ma thuật. Nhiều nhà nước Phi châu đã được tổ chức xung quanh việc nô lệ hóa, và việc nước Anh chấm dứt sự buôn bán nô lệ đã không làm thay đổi thực tế này. Hơn nữa, tình trạng nô lệ đã trở nên phổ biến hơn nhiều ở bên trong bản thân châu Phi. Những nhân tố này cuối cùng đã định hình sự phát triển của châu Phi không chỉ trước mà cả sau 1807 nữa.
Khi xứ sở nô lệ tiến đến “thương mại hợp pháp,” một cụm từ được đặt ra cho việc xuất khẩu các mặt hàng mới không gắn với buôn bán nô lệ từ châu Phi. Các mặt hàng này bao gồm dầu cọ, nhân, lạc, ngà voi, cao su, và gum Arabic (nhựa cây acacia). Khi thu nhập Âu châu và Bắc Mỹ tăng lên với sự mở rộng của Cách mạng Công nghiệp, cầu về nhiều mặt hàng nhiệt đới này đã tăng đột ngột. Hệt như các xã hội Phi châu đã năng nổ tận dụng những cơ hội do buôn bán nô lệ tạo ra, họ đã cũng làm thế với thương mại hợp pháp. Nhưng họ đã làm như vậy trong một bối cảnh đặc biệt, bối cảnh mà trong đó tình cảnh nô lệ là một cách sống nhưng cầu bên ngoài đối với các nô lệ đã đột ngột cạn kiệt. Tất cả những nô lệ này bây giờ làm gì khi không thể bán họ cho những người Âu châu? Câu trả lời đã đơn giản: đã có thể đưa họ vào làm việc sinh lời, dưới sự cưỡng bức, ở châu Phi, tạo ra các món mới của thương mại hợp pháp.
Một trong những thí dụ được ghi lại kỹ làm tư liệu đã là ở Asante, ở Ghana hiện đại. Trước năm 1807, Đế chế Asante đã dính líu sâu vào việc bắt và xuất khẩu nô lệ, mang họ xuống bờ biển để bán tại các lâu đài bán nô lệ lớn ở Cape Coast và Elmina. Sau 1807, với sự lựa chọn này bị đóng lại, elite chính trị Asante đã tổ chức lại nền kinh tế của họ. Thế nhưng việc bắt làm nô lệ và tình trạng nô lệ đã không chấm dứt. Đúng hơn, các nô lệ được định cư ở các đồn điền lớn, ban đầu xung quanh thủ đô Kumase, nhưng muôn hơn đã lan ra khắp đế chế (tương ứng với hầu hết nội địa Ghana). Họ được sử dụng trong sản xuất vàng và quả hạch kola để xuất khẩu, nhưng cũng nuôi trồng số lượng lớn thực phẩm và đã được sử dụng nhiều như những người mang vác, vì Asante đã không sử dụng giao thông có bánh xe. Xa hơn về phía đông, những sự thích nghi tương tự đã xảy ra. Thí dụ, ở Dahomay nhà vua đã có các đồn điền cọ dầu lớn gần các cảng biển Whydah và Porto Novo, tất cả đều dựa vào lao động nô lệ.
Cho nên việc bãi bỏ buôn bán nô lệ, thay cho việc khiến cho tình trạng nô lệ ở châu Phi teo đi, thì đơn giản lại đã dẫn đến sự tái triển khai các nô lệ, những người bây giờ được dùng ở bên trong châu Phi hơn là ở châu Mỹ. Hơn nữa, nhiều thể chế chính trị, mà sự buôn bán nô lệ đã gây ra trong hai thế kỷ trước, đã không thay đổi và các hình mẫu ứng xử vẫn còn dai dẳng. Thí dụ, ở Nigeria trong các năm 1820 và 1830 Vương quốc Oyo một thời vĩ đại đã bị sụp đổ. Nó đã bị làm cho xói mòn bởi các cuộc nội chiến và sự nổi lên của các thành-quốc Yoruba, như Illorin và Ibadan, mà đã dính dáng trực tiếp đến buôn bán nô lệ, ở phía nam của nó. Trong các năm 1830, thủ đô của Oyo bị cướp phá, và sau đó các thành phố Yoruba đã tranh giành quyền lực với Dahomey vì sự thống trị khu vực. Chúng đã chiến đấu một loạt các cuộc chiến tranh hầu như liên tục trong nửa đầu của thế kỷ, mà đã gây ra cung nô lệ rất lớn. Cùng với việc này đã xảy ra các vòng bình thường của sự bắt cóc và sự xử phạt bởi các bậc thần và sự cướp bóc quy mô nhỏ. Sự bắt cóc đã là vấn đề đến mức ở một số phần của Nigeria các bậc cha mẹ đã không dám để con mình chơi ở bên ngoài vì sợ chúng bị bắt và bị bán làm nô lệ. Như một kết quả, tình trạng nô lệ, thay cho co lại, có vẻ đã mở rộng ở châu Phi suốt thế kỷ thứ mười chín. Mặc dù khó kiếm được các số liệu chính xác, nhiều tường thuật được viết bởi các khách lữ hành và các nhà buôn trong thời gian này gợi ý rằng trong các vương quốc Tây Phi Ansante và Dahomey và trong các thành-quốc Yoruba hơn nửa dân số đã là nô lệ. Có số liệu chính xác hơn từ các hồ sơ thuộc địa Pháp ban đầu cho tây Sudan, một dải lớn của miền tây châu Phi, trải từ Senegal, qua Mali và Burkina Faso, đến Niger và Chad. Tại vùng này 30 phần trăm dân số đã bị bắt làm nô lệ trong năm 1900.
Hệt như với sự nổi lên của thương mại hợp pháp, sự đến của thuộc địa hóa sau cuộc Tranh giành châu Phi đã không phá hủy tình trạng nô lệ ở châu Phi. Mặc dù phần lớn sự thâm nhập Âu châu vào châu Phi đã được biện minh với lý do rằng phải đấu tranh chống và xóa bỏ tình trạng nô lệ, thực tế đã là khác. Trong hầu hết các phần của châu Phi thuộc địa, tình trạng nô lệ đã tiếp tục đáng kể vào thế kỷ thứ hai mươi. Ở Sierra Leone, chẳng hạn, chỉ đến 1928 thì tình trạng nô lệ cuối cùng mới bị xóa bỏ, cho dù thủ đô Freetown với cái tên Thành phố Tự do ban đầu được thành lập vào cuối thế kỷ thứ mười tám như nơi trú của các nô lệ được hồi hương từ châu Mỹ về. Sau đó nó đã trở thành một căn cứ quan trọng cho hạm đội chống nô lệ của Anh và một xứ sở mới cho các nô lệ được giải phóng từ các tàu chở nô lệ bị hải quân Anh bắt giữ. Ngay cả với biểu tượng này, tình trạng nô lệ vẫn còn kéo dài ở Sierra Leone trong 130 năm. Liberia, ngay nam Sierra Leone, cũng thế đã được thành lập cho các nô lệ Mỹ được giải phóng trong các năm 1840. Thế nhưng ở đó, cũng thế, tình trạng nô lệ đã kéo dài vào thế kỷ thứ hai mươi, mãi đến tận các năm 1960, đã được ước lượng rằng một phần tư của lực lượng lao động đã bị cưỡng bức, sống và làm việc dưới các điều kiện gần với tình trạng nô lệ. Căn cứ vào các thể chế kinh tế và chính trị khai thác dựa trên buôn bán nô lệ, công nghiệp hóa đã không lan ra châu Phi hạ-Sahara, mà đã trì trệ hay thậm chí đã trải qua sự chậm phát triển kinh tế khi các phần khác của thế giới đang biến đổi nền kinh tế của họ.
TẠO RA MỘT NỀN KINH TẾ KÉP
Hệ thuyết “nền kinh tế kép” (“dual economy” paradigm), ban đầu được Sir Athur Lewis đề xuất năm 1955, vẫn định hình cách mà hầu hết các nhà khoa học xã hội nghĩ về các vấn đề kinh tế của các nước kém-phát triển. Theo Lewis, nhiều nền kinh tế kém-phát triển hay chậm-phát triển có một cấu trúc kép và được chia thành một khu vực hiện đại và một khu vực truyền thống. Khu vực hiện đại, tương ứng với phần phát triển hơn của nền kinh tế, gắn liền với cuộc sống đô thị, công nghiệp hiện đại, và việc sử dụng các công nghệ tiên tiến. Khu vực truyền thống gắn với cuộc sống nông thôn, nông nghiệp, và các thể chế và công nghệ “lạc hậu”. Các thể chế nông nghiệp lạc hậu bao gồm sở hữu chung về đất, mà ngụ ý rằng thiếu quyền sở hữu tư nhân về đất. Lao động được sử dụng không hiệu quả trong khu vực truyền thống đến mức, theo Lewis, nó đã có thể được phân bổ lại sang khu vực hiện đại mà không làm giảm lượng mà khu vực nông thôn có thể tạo ra. Đối với các thế hệ của các nhà kinh tế học phát triển, dựa trên những thấu hiểu của Lewis, “vấn đề phát triển” đã có nghĩa rằng chuyển người dân và các nguồn lực khỏi khu vực truyền thống, khỏi nông nghiệp và nông thôn, sang khu vực hiện đại, công nghiệp và các đô thị. Năm 1979 Lewis đã được giải Nobel vì công trình của ông về phát triển kinh tế.
Lewis và các nhà kinh tế học phát triển dựa trên công trình của ông đã chắc chắn đúng trong nhận diện các nền kinh tế kép. Nam Phi đã là một trong các thí dụ rõ nhất, tách thành một khu vực truyền thống lạc hậu và nghèo nàn và một khu vực hiện đại sôi động và thịnh vượng. Ngay cả ngày nay nền kinh tế kép do Lewis nhận diện vẫn ở khắp nơi tại Nam Phi. Một trong những cách đầy kịch tính nhất để nhận thấy điều này là bằng cách đi ngang ranh giới giữa bang KwaZulu-Natal, Natal trước kia, và bang Transkei. Đường ranh giới chạy theo con Sông Lớn Kei. Bên phía đông con sông, ở Natal, dọc bờ biển, là các bất động sản giàu có nhìn ra bãi biển trên dải rộng bãi biển đầy cát đẹp lộng lẫy. Nội địa được phủ bằng các đồn điền mía xanh tươi tốt. Đường sá thật đẹp; toàn bộ vùng sặc mùi thịnh vượng. Ngang qua sông, cứ như là một thời khác và một nước khác. Cả vùng bị tàn phá trên quy mô lớn. Đất không được phủ màu xanh, mà là màu nâu và rừng bị tàn phá nặng. Thay cho các căn nhà hiện đại giàu sang với nước máy, phòng vệ sinh, và tất cả các tiện nghi hiện đại, người dân sống trong các lều tạm bợ và nấu nướng ở ngoài trời. Cuộc sống chắc chắn là truyền thống, rất xa với sự tồn tại hiện đại ở bên phía đông của dòng sông. Đến bây giờ bạn sẽ không ngạc nhiên rằng những sự khác biệt này liên kết với những sự khác biệt lớn về các thể chế kinh tế giữa hai bên của con sông.
Bên phía đông, ở Natal, chúng ta có các quyền tài sản tư nhân, có các hệ thống pháp luật hoạt động, có các thị trường, nền nông nghiệp thương mại và công nghiệp. Bên phía tây, những người Transkei đã có sở hữu chung về đất và các thủ lĩnh truyền thống có quyền vô hạn cho đến tận gần đây. Nhìn theo lăng kính lý thuyết của Lewis về nền kinh tế kép, sự tương phản giữa Transkei và Natal minh họa các vấn đề của sự phát triển Phi châu. Thực ra, chúng ta có thể đi xa hơn, và lưu ý rằng, về mặt lịch sử, tất cả châu Phi đã giống Transkei, nghèo nàn với các thể chế kinh tế tiền hiện đại, công nghệ lạc hậu, và sự cai trị bởi các thủ lĩnh. Theo phối cảnh này, thì, sự phát triển kinh tế đơn giản là về đảm bảo rằng Transkei cuối cùng chuyển thành Natal.
Phối cảnh này có nhiều sự thật về phần nó, nhưng nó bỏ sót toàn bộ logic về nền kinh tế kép sinh ra như thế nào và mối quan hệ của nó với nền kinh tế hiện đại. Sự lạc hậu của Transkei không phải đơn giản là một tàn dư lịch sử của sự lạc hậu tự nhiên của châu Phi. Nền kinh tế kép giữa Transkei và Natal thực sự là khá gần đây, và chẳng hề tự nhiên chút nào. Nó đã được tạo ra bởi các elite Nam Phi da trắng nhằm tạo ra một kho dự trữ lao động rẻ mạt cho các doanh nghiệp của họ và để làm giảm sự cạnh tranh từ những người Phi châu da đen. Nền kinh tế kép là một thí dụ khác về sự chậm phát triển được tạo ra, chứ không phải về sự chậm phát triển như nó đã nổi lên và kéo dài dai dẳng một cách tự nhiên trong hàng thế kỷ.
Nam Phi và Botswana, như chúng ta sẽ thấy muộn hơn, đã tránh được hầu hết những tác động có hại của sự buôn bán nô lệ và những cuộc chiến tranh do nó gây ra. Sự tương tác lớn đầu tiên của Nam Phi với những người Âu châu đã xảy ra khi Công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập một cơ sở tại Vịnh Table, bây giờ là cảng Cape Town, năm 1652. Vào thời này bờ tây của Nam Phi đã được định cư thưa thớt, hầu hết bởi những người săn bắt hái lượm được gọi là những người Khoikhoi. Xa sang phía đông, ở nơi bây giờ là Ciskei và Transkei, đã có các xã hội Phi châu cư trú đông đúc chuyên môn hóa về nông nghiệp. Ban đầu họ đã không tương tác mạnh với thuộc địa mới của những người Hà Lan, họ cũng đã chẳng dính líu đến sự nô lệ hóa. Bờ biển Nam Phi đã xa các thị trường nô lệ, và các cư dân Ciskei và Transkei, được biết đến như những người Xhosa, đã ở đủ xa trong nội địa để không thu hút sự chú ý của bất cứ ai. Như một hệ quả, các xã hội này đã không cảm thấy tác động chính của nhiều trào lưu có hại đã giáng xuống Tây và Trung Phi.
Sự cô lập của các địa điểm này đã thay đổi trong thế kỷ thứ mười chín. Đối với những người Âu châu đã có cái gì đó rất hấp dẫn về khí hậu và môi trường bệnh tật của Nam Phi. Không giống Tây Phi, chẳng hạn, Nam Phi có khí hậu ôn hòa mà không có các bệnh nhiệt đới như bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng mà đã biến nhiều phần của châu Phi thành “nghĩa địa của người da trắng” và đã cản trở những người Âu châu định cư hay thậm chí dựng lên các đơn vị đóng thường xuyên ở tiền đồn. Nam Phi đã là viễn cảnh tốt hơn nhiều cho sự định cư Âu châu. Sự bành trướng Âu châu vào trong nội địa đã bắt đầu không lâu sau khi những người Anh tiếp quản Cape Town từ những người Hà Lan trong các cuộc Chiến tranh Napoleon. Việc này đã đẩy nhanh một loạt cuộc chiến tranh Xhosa vì vùng biên cương định cư đã mở rộng sâu vào nội địa. Sự thâm nhập vào nội địa Nam Phi đã tăng lên trong năm 1835, khi những người Âu châu thuộc dòng dõi Hà Lan, những người được biết đến như các Afrikaner hay các Boer, đã bắt đầu cuộc di cư hàng loạt nổi tiếng của họ được biết đến như cuộc Di cư Lớn (Great Trek) khỏi những người Anh kiểm soát miền duyên hải và vùng Cape Town. Các Afrikaner sau đó đã thành lập hai nhà nước độc lập trong nội địa châu Phi, Nhà nước Orange Freee và Transvaal.
Giai đoạn tiếp theo của sự phát triển của Nam Phi đến với sự khám phá ra những khu mỏ kim cương khổng lồ ở Kimberly năm 1867 và những mỏ giàu vàng tại Johannesburg năm 1886. Sự giàu có khoáng sản khổng lồ này trong nội địa đã ngay lập tức thuyết phục những người Anh để mở rộng sự kiểm soát của họ ra toàn Nam Phi. Sự kháng cự của Nhà nước Orange Free và Transvaal đã dẫn đến các cuộc Chiến tranh Boer nổi tiếng trong các năm 1880–1881 và 1899–1902. Sau sự thất bại bất ngờ ban đầu, những người Anh đã tìm được cách sáp nhập các nhà nước Afrikaner với Tỉnh Cape và Natal, để tạo ra Liên Hiệp Nam Phi trong năm 1910. Vượt quá sự đánh nhau giữa những người Afrikaner và những người Anh, sự phát triển của nền kinh tế khai mỏ và sự mở rộng của sự định cư Âu châu đã có những hệ lụy khác đối với sự phát triển của vùng này. Nổi bật nhất, chúng đã tạo ra cầu đối với thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác và đã tạo ra các cơ hội kinh tế mới cho những người Phi châu bản địa trong cả nông nghiệp và thương mại.
Những người Xhosa, ở Ciskei và Transkei, đã nhanh chóng phản ứng lại với những cơ hội kinh tế này, như sử gia Colin Bundy đã ghi chép lại. Ngay từ 1832, thậm chí trước sự hưng thịnh bột phát về khai mỏ, một nhà truyền giáo Moravian ở Transkei đã quan sát thấy sự năng động kinh tế mới trong các vùng này và đã nhắc đến cầu từ những người Phi châu đối với những hàng hóa tiêu dùng mới mà sự mở rộng của những người Âu châu đã bắt đầu bộc lộ ra cho họ. Ông đã viết, “Để có được các đồ vật này, họ tìm cách … để kiếm tiền bằng bàn tay lao động của họ, và mua quần áo, các chiếc mai, cày, xe ngựa và các mặt hàng hữu ích khác.”
Sự mô tả của ủy viên ủy ban dân sự, John Hemming, về cuộc viếng thăm của ông đến Fingoland ở Ciskei trong năm 1876 cũng tiết lộ ngang thế. Ông viết rằng ông đã
bị ấn tượng với sự tiến bộ rất lớn do những người Fingoe tạo ra trong vài năm … Bất cứ đâu, mà tôi đi, tôi đã thấy các lều chắc chắn và các nhà ở bằng gạch và bằng đá. Trong nhiều trường hợp, các nhà gạch chắc nịch đã được dựng lên … và các cây ăn quả đã được trồng; bất cứ nơi nào sẵn có một dòng nước nó đã được dẫn ra và đất được canh tác trong chừng mực mà nó có thể được tưới; các sườn đồi và thậm chí các đỉnh núi đã được canh tác ở nơi đã có thể mang cày đến. Quy mô đất được cày ải đã làm tôi ngạc nhiên; Tôi đã không thấy một vùng lớn như vậy của đất được canh tác trong nhiều năm.
Vì trong các phần khác của châu Phi hạ-Sahara, việc sử dụng cày đã là mới trong nông nghiệp, nhưng khi cho trước cơ hội, các nông dân Phi châu đã có vẻ rất sẵn sàng để chấp nhận và làm theo công nghệ. Họ cũng đã sẵn sàng đầu tư vào xe ngựa và các công trình thủy lợi.
Khi nền kinh tế nông nghiệp phát triển, các thể chế bộ lạc cứng nhắc đã bắt đầu bị thay thế. Có rất nhiều bằng chứng rằng những thay đổi về các quyền tài sản đối với đất đã xảy ra. Năm 1879 quan tòa tại Umzimkulu của Đông Griqualand, ở Transkei, đã lưu ý đến “mong muốn ngày càng tăng về phía những người bản địa để trở thành các chủ sở hữu đất – họ đã mua 38.000 mẫu.” Ba năm sau đông đã ghi nhận rằng khoảng tám ngàn nông dân Phi châu ở trong quận đã mua và đã bắt đầu làm việc trên chín mươi ngàn mẫu đất.
Châu Phi chắc chắn đã không gần một cuộc Cách mạng Công nghiệp, nhưng sự thay đổi thực đã đang xảy ra. Tài sản tư nhân về đất đã làm yếu các thủ lĩnh và đã cho phép những người mới mua đất và làm giàu, cái gì đó đã không thể tưởng tượng nổi chỉ vài thập kỷ trước đó. Điều này cũng minh họa việc làm suy yếu nhanh chóng đến thế nào của các thể chế khai thác và các hệ thống kiểm soát chuyên chế có thể dẫn đến sự năng động kinh tế mới tìm thấy. Một trong những câu chuyện thành công đã là Stephen Sonjica ở Ciskei, một nông dân tự tay gây dựng cơ đồ từ cảnh nghèo. Trong một bài diễn văn năm 1911, Sonjica nhận thấy thế nào khi lần đầu tiên anh bày tỏ với bố mình mong muốn của anh để mua đất, bố anh đã đáp lại: “Mua đất ư? Làm sao con có thể muốn mua đất? Con không biết rằng tất cả đất là của Chúa và ngài trao nó chỉ cho các thủ lĩnh?” Phản ứng của cha Sonjica đã có thể hiểu được. Nhưng Sonjica đã không chùn bước. Anh đã có một việc làm trong Thành phố của Vua William và đã ghi chép:
Tôi đã láu cá mở một tài khoản riêng ở ngân hàng mà tôi đã chuyển vào đó một phần tiết kiệm của mình … Việc này đã xảy ra chỉ đến khi tôi đã tiết kiệm được tám mươi bảng … [Tôi đã mua] một cặp bò với những cái ách, dụng cụ, cày và những thứ còn lại của phụ tùng nông nghiệp linh tinh … Bây giờ tôi đã mua một trang trại nhỏ … Tôi không thể giới thiệu quá mạnh [việc trồng trọt] như một nghề đối với đồng bào mình … Họ, tuy vậy, phải làm theo các phương pháp làm ra lợi nhuận.
Một mẩu bằng chứng lạ thường trụ đỡ cho sự năng động kinh tế và sự thịnh vượng của các nông dân Phi châu trong thời kỳ này được tiết lộ trong một bức thư gửi năm 1869 bởi một nhà truyền giáo Methodist, W. J. Davis. Viết cho nước Anh, ông ghi nhận với niềm vui rằng ông đã thu được bốn mươi sáu bảng tiền mặt “cho Quỹ Cứu tế Bông Lancashire.” Trong thời kỳ này các nông dân Phi châu phát đạt đã quyên tiền cứu tế cho các công nhân dệt nghèo ở Anh!
Sự năng động kinh tế mới này, không ngạc nhiên, đã không làm vừa lòng các thủ lĩnh truyền thống, những người, theo hình mẫu mà bây giờ là quen thuộc với chúng ta, đã thấy việc này làm xói mòn sự giàu có và quyền lực của họ. Trong năm 1879 Matthew Blyth, quan tòa chính của Transkei, đã nhận xét rằng đã có sự chống đối việc đo đạc đất sao cho nó có thể được chia thành các tài sản tư. Ông đã ghi lại rằng “một số thủ lĩnh … đã phản đối, nhưng hầu hết người dân đã hài lòng … các thủ lĩnh thấy rằng việc cấp các quyền sở hữu cá thể sẽ phá hủy ảnh hưởng của họ giữa các tộc trưởng.”
Các thủ lĩnh cũng đã chống lại những sự cải thiện được tiến hành trên đất, như đào các mương thủy lợi hay xây dựng hàng rào. Họ đã nhận ra rằng những sự cải thiện này chỉ là một bước dạo đầu cho các quyền tài sản cá nhân đối với đất, sự bắt đầu của sự kết thúc đối với họ. Các nhà quan sát Âu châu thậm chí đã lưu ý rằng các thủ lĩnh và các bậc quyền uy truyền thống, như các thầy lang phù thủy, đã thử ngăn cấm tất cả “những cách Âu châu,” mà bao gồm các cây trồng mới, các công cụ như cày, và các món thương mại. Nhưng sự hội nhập của Ciskei và Transkei vào nhà nước thuộc địa Anh đã làm suy yếu quyền lực của các thủ lĩnh và các bậc quyền uy truyền thống, và sự phản kháng của họ sẽ không đủ để chặn sự năng động kinh tế mới ở Nam Phi. Ở Fingoland trong năm 1884, một nhà quan sát Âu châu đã lưu ý rằng người dân đã
chuyển lòng trung thành của họ cho chúng ta. Các thủ lĩnh của họ đã biến thành một loại chủ đất có quyền sở hữu … mà không có quyền lực chính trị. Không còn sợ sự ghen tị của thủ lĩnh hay của vũ khí chết người … thầy lang phù thủy, mà giáng xuống chủ sở hữu gia súc giàu có, cố vấn có tài, sự đưa vào các tục lệ mới, người làm nông nghiệp khéo tay, đã biến tất cả họ thành mức đồng đều của sự xoàng xĩnh – không còn sợ hãi điều này nữa, thành viên thị tộc Fingo … là một người tiến bộ. Vẫn còn là một nông dân chủ trang trại … anh ta sở hữu các xe bò và những chiếc cày; anh ta mở các rãnh nước để tưới; anh ta là chủ của một đàn cừu.
Ngay cả một chút các thể chế bao gồm và sự xói mòn quyền lực của các thủ lĩnh và những hạn chế của họ đã là đủ để khởi động một đợt bột phát kinh tế Phi châu đầy sinh khí. Chao ôi, nó đã thật ngắn ngủi. Giữa 1890 và 1913 nó đi đến một sự kết thúc đột ngột và đảo ngược. Trong thời kỳ này hai lực đã hoạt động để phá hủy sự thịnh vượng thôn quê và sự năng động mà những người Phi châu đã tạo ra trong năm mươi năm trước. Thứ nhất đã là sự phản đối của các nông dân Âu châu những người đã cạnh tranh với những người Phi châu. Những nông dân Phi châu thành công đã kéo giá cây trồng xuống mà những người Âu châu cũng sản xuất. Sự đáp lại của những người Âu châu đã là hất cẳng những người Phi châu ra khỏi việc kinh doanh. Lực thứ hai thậm chí còn nham hiểm hơn. Những người Âu châu đã muốn một lực lượng lao động rẻ mạt để sử dụng vào nền kinh tế khai mỏ đang nảy nở, và họ đã có thể đảm bảo cung lao động rẻ này chỉ bằng cách bần cùng hóa những người Phi châu. Họ đã làm việc này một cách có phương pháp trong nhiều thập niên tiếp theo.
Lời khai làm chứng năm 1897 của George Albu, chủ tịch Hội Mỏ, được trình bày cho một Ủy ban Điều tra, mô tả một cách mạnh mẽ logic của việc bần cùng hóa những người Phi châu để có được lao động rẻ mạt. Ông ta đã giải thích bằng cách nào ông ta đã kiến nghị làm rẻ sức lao động bằng “đơn giản nói cho lũ trẻ rằng lương của họ bị giảm xuống.” Lời chứng của ông ta diễn ra như sau:
Ủy ban: Giả sử các kaffir [người Phi châu da đen] bỏ về kraal [chỗ quây gia súc] của họ? Ông có ủng hộ việc yêu cầu Chính phủ để ép buộc lao động?
Albu: Chắc chắn … tôi muốn biến nó thành bắt buộc … Vì sao một người da đen lại được phép không làm gì? Tôi nghĩ một kaffir phải bị buộc làm việc để kiếm sống.
Ủy ban: Nếu một người có thể sống mà không làm việc, làm sao ông có thể buộc anh ta làm việc?
Albu: Đánh thuế anh ta, rồi …
Ủy ban: Rồi ông sẽ không cho phép kaffir nắm giữ đất ở trong nước, nhưng hắn phải làm việc cho người da trắng để làm giàu cho anh ta?
Albu: Hắn phải làm phần việc của hắn để giúp láng giềng của hắn.
Cả hai mục tiêu về loại bỏ sự cạnh tranh với các nông dân da trắng và phát triển một lực lượng lao động lương thấp đã đồng thời được thực hiện bởi Bộ Luật Đất Bản địa năm 1913. Bộ luật, tiên liệu trước quan niệm của Lewis về nền kinh tế kép, đã chia Nam Phi thành hai phần, một phần hiện đại thịnh vượng và một phần truyền thống nghèo. Trừ việc sự thịnh vượng và nghèo khó thực ra sẽ được tạo ra bởi bản thân bộ luật. Nó tuyên bố rằng 87 phần trăm đất được giao cho những người Âu châu, những người đại diện cho khoảng 20 phần trăm dân số. Phần 13 phần trăm còn lại được giao cho những người Phi châu. Tất nhiên, Bộ luật Đất đai đã có nhiều tiền đề từ trước bởi vì dần dần những người Âu châu đã hạn chế những người Phi châu trong các miếng đất nhỏ hơn và nhỏ hơn. Nhưng chính Bộ luật 1913 đã là cái thể chế hóa một cách dứt khoát tình trạng và đã dựng vũ đài cho sự hình thành của chế độ Apartheid Nam Phi, với thiểu số da trắng có cả các quyền chính trị và kinh tế và đa số da đen bị loại trừ khỏi cả hai. Bộ luật đã quy định rằng nhiều vùng đất, bao gồm Transkei và Ciskei, trở thành “các Xứ sở Phi châu.” Muộn hơn những vùng này trở thành cái được biết đến như các Bantustan, một phần khác của nghệ thuật hùng biện của chế độ Apartheid ở Nam Phi, vì nó cho rằng những người Phi châu của miền Nam châu Phi đã không là những người dân bản xứ của vùng này mà là hậu duệ của những người Bantu đã di cư từ Đông Nigeria sang khoảng một ngàn năm trước. Họ như thế đã không có nhiều hơn – và tất nhiên, trên thực tế, có ít hơn – quyền đối với đất so với những người định cư Âu châu.
Bản đồ 16 (trang sau) cho thấy số lượng đất đáng làm trò cười đã được giao cho những người Phi châu theo Đạo luật Đất đai 1913 và đạo luật kế vị nó năm 1936. Nó cũng ghi lại thông tin từ 1970 về mức độ của sự phân bổ đất tương tự mà đã xảy ra trong việc xây dựng một nền kinh tế kép khác nữa ở Zimbabwe, mà chúng ta sẽ thảo luận ở chương 13.
Pháp luật 1913 cũng đã bao gồm các điều khoản dự trù để chặn những người lĩnh canh và những người chiếm đất da đen khỏi việc canh tác trên đất do người da trắng sở hữu trong bất cứ tư cách nào khác với tư cách tá điền làm thuê. Như bộ trưởng về các vấn đề địa phương đã giải thích, “Tác động của bộ luật đã là ngừng, trong tương lai, mọi giao dịch dính líu đến bất cứ thứ gì theo bản chất của một sự chung phần giữa những người Âu châu và những người bản địa liên quan đến đất hay thành quả của đất. Tất các các hợp đồng mới với những người bản địa phải là các hợp đồng dịch vụ. Miễn là có một hợp đồng thành thật thuộc bản chất này thì không có gì ngăn cản một người chủ trả một người bản địa bằng hiện vật, hay bằng đặc ân canh tác một miếng đất được xác định … Nhưng người bản địa không thể trả ông chủ bất cứ thứ gì cho quyền của anh ta để chiếm đất.”

Đối với các nhà kinh tế học phát triển, những người đã thăm Nam Phi trong các năm 1950 và 1960, khi môn học lý thuyết hình thành và các ý tưởng của Arthur Lewis đang truyền bá, sự tương phản giữa các Xứ sở và nền kinh tế Âu châu da trắng hiện đại thịnh vượng đã dường như là chính xác cái mà lý thuyết nền kinh tế kép nói về. Phần Âu châu của nền kinh tế đã là đô thị và được giáo dục, và đã sử dụng công nghệ hiện đại. Các Xứ sở đã nghèo, nông thôn, và lạc hậu; lao động ở đó đã rất không sinh lợi; người dân không được giáo dục. Nó đã có vẻ là bản chất của châu Phi lạc hậu muôn thủa.
Trừ chuyện nền kinh tế kép đã không phải là tự nhiên hay không thể tránh khỏi. Nó đã được tạo ra bởi chủ nghĩa thuộc địa Âu châu. Đúng vậy, các Xứ sở đã nghèo và lạc hậu về mặt công nghệ, và người dân đã không được giáo dục. Nhưng tất cả điều này là một kết quả của chính sách của chính phủ, mà đã hủy diệt bằng vũ lực lao động Phi châu để sử dụng trong các mỏ và đất do người Âu châu kiểm soát. Sau 1913 rất đông người Phi châu đã bị đuổi khỏi đất của họ, mà đã được tiếp quản bởi những người da trắng, và bị dồn chật ních vào các Xứ sở, mà đã là quá nhỏ đối với họ để kiếm sống một cách độc lập từ đó. Như được dự tính, vì thế, họ sẽ buộc phải kiếm sinh kế trong nền kinh tế da trắng, cung ứng lao động của họ một cách rẻ mạt. Khi các khuyến khích kinh tế của họ đã sụp đổ, sự tiến bộ mà xảy ra trong năm mươi năm trước tất cả đã bị đảo ngược. Người dân bỏ cày của mình và đã trở lại canh tác với cuốc – tức là, nếu họ có canh tác chút nào. Thường xuyên hơn họ chỉ sẵn có như lao động rẻ mạt, mà các Xứ sở đã được cấu trúc để đảm bảo.
Đã không chỉ là các khuyến khích kinh tế bị há hủy. Những sự thay đổi chính trị mà bắt đầu xảy ra cũng đã đi theo chiều ngược lại. Quyền lực của các thủ lĩnh và những kẻ cai trị truyền thống, mà trước đây trong suy tàn, thì được củng cố, bởi vì phần của dự án để tạo ra một lực lượng lao động rẻ mạt đã là xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân về đất. Cho nên sự kiểm soát của các thủ lĩnh đối với đất đã được tái khẳng định. Các biện pháp này đã đạt đỉnh điểm của chúng trong năm 1951, khi chính phủ thông qua Đạo luật Nhà chức trách Bantu. Ngay từ năm 1940, G. Findlay đã chỉ ra đúng vấn đề:
Đất phát canh bộ lạc là một đảm bảo rằng đất sẽ chẳng bao giờ được khai thác một cách thích hợp và sẽ chẳng bao giờ thực sự thuộc về những người bản xứ. Lao động rẻ mạt phải có chỗ gây giống rẻ mạt, và như thế nó được cung cấp cho những người Phi châu với phí tổn của riêng của họ.
Sự tước quyền sở hữu của các nông dân Phi châu đã dẫn đến sự bần cùng hóa hàng loạt của họ. Nó đã tạo ra không chỉ các nền tảng thể chế của một nền kinh tế lạc hậu, mà đã tạo ra những người nghèo để cung ứng cho nó.
Bằng chứng sẵn có chứng minh sự đảo ngược về mức sống trong các Xứ Sở sau Luật Đất đai Bản xứ năm 1913. Transkei và Ciskei đã lâm vào sự sa sút kinh tế kéo dài. Các hồ sơ việc làm từ các công ty khai mỏ vàng được thu thập bởi sử gia Francis Wilson cho thấy rằng sự sa sút này đã phổ biến trong toàn bộ nền kinh tế Nam Phi. Tiếp sau Bộ luật Đất đai Bản xứ và các quy định luật khác, lương của các thợ mỏ đã rớt 30 phần trăm giữa 1911 và 1921. Trong năm 1961, bất chấp sự tăng trưởng đều đặn tương đối trong nền kinh tế Nam Phi, các mức lương này đã vẫn thấp hơn 12 phần trăm so với lương trong năm 1911. Không có gì ngạc nhiên rằng trong giai đoạn này Nam Phi đã trở thành nước bất bình đẳng nhất trên thế giới.
Nhưng ngay cả trong những hoàn cảnh này, chẳng phải những người Phi châu da đen đã có thể làm ăn thịnh vượng trong nền kinh tế Âu châu hiện đại, đã khởi động một doanh nghiệp, hay đã trở nên có giáo dục và bắt đầu một sự nghiệp? Chính phủ đã đảm bảo chắc chắn rằng những việc này không thể xảy ra. Không người Phi châu nào được phép sở hữu tài sản hay bắt đầu một doanh nghiệp trong phần Âu châu của nền kinh tế – chiếm 87 phần trăm đất đai. Chế độ Apartheid cũng đã nhận ra rằng những người Phi châu có giáo dục đã cạnh tranh với những người da trắng hơn là cung cấp lao động rẻ mạt cho các mỏ và nền nông nghiệp do người da trắng sở hữu. Ngay từ năm 1904 một hệ thống đặt chỗ làm việc cho những người Âu châu đã được đưa ra trong nền kinh tế khai mỏ. Không người Phi châu nào được phép làm một người đứng máy hỗn hống, một người xét nghiệm, một người cai mỏ lộ thiên, một thợ rèn, một người làm nồi hơi, một người sửa ống lót sau cùng, một người làm khuôn ống lót, một người thợ nề … và danh sách tiếp tục và tiếp tục, cho đến tận thợ máy gia công gỗ. Bằng một cú duy nhất, những người Phi châu bị cấm làm bất cứ công việc có kỹ năng nào trong khu vực khai mỏ. Đấy đã là sự hiện thân đầu tiên của “vạch màu” nổi tiếng, một trong nhiều sáng chế phân biệt chủng tộc của chế độ Nam Phi. Vạch màu đã được mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế trong năm 1926, và đã kéo dài cho đến các năm 1980. Không ngạc nhiên là những người Phi châu da đen đã không được giáo dục; nhà nước Nam Phi không chỉ đã loại bỏ khả năng của những người Phi châu để hưởng lợi về mặt kinh tế từ sự giáo dục mà cũng đã từ chối đầu tư vào các trường học da đen và làm nản lòng sự giáo dục người da đen. Chính sách này đã đạt đỉnh điểm của nó trong các năm 1950, khi, dưới sự lãnh đạo của Hendrik Verwoerd, một trong những kiến trúc sư của chế độ Apartheid mà đã kéo dài đến 1994, chính phủ đã thông qua Đạo luật Giáo dục Bantu. Triết lý của đạo luật này đã được giải thích rõ ràng một cách toạc móng heo bởi bản thân Verwoerd trong một bài phát biểu năm 1954:
Người Bantu phải được hướng dẫn để phục vụ cộng đồng riêng của anh ta trong mọi khía cạnh. Không có chỗ nào cho anh ta trong cộng đồng người Âu châu trên mức các hình thức nhất định của lao động … Vì lý do đó không có ích gì đối với anh ta để nhận được một sự đào tạo mà như mục tiêu của nó có sự hấp thu vào cộng đồng người Âu châu trong khi anh ta không thể và sẽ không được hấp thu vào đó.
Một cách tự nhiên, loại nền kinh tế kép được phát biểu rõ ràng trong bài nói chuyện của Verwoerd là khá khác với lý thuyết nền kinh tế kép của Lewis. Ở Nam Phi nền kinh tế kép đã không phải là một kết quả không thể tránh khỏi của quá trình phát triển. Nó được tạo ra bởi nhà nước. Ở Nam Phi đã không có sự dịch chuyển trơn tru nào của những người nghèo từ khu vực lạc hậu sang khu vực hiện đại khi nền kinh tế tiến triển. Ngược lại, sự thành công của khu vực hiện đại đã dựa vào sự tồn tại của khu vực lạc hậu, mà đã cho phép các ông chủ da trắng kiếm được lợi nhuận khổng lồ bằng trả những đồng lương rất thấp cho các công nhân da đen không có kỹ năng. Ở Nam Phi đã không có một quá trình của những công nhân không có kỹ năng từ khu vực truyền thống dần dần trở nên được đào tạo và có kỹ năng, như cách tiếp cận của Lewis đã dự tính. Thực ra, các công nhân da đen đã được giữ không có kỹ năng một cách có chủ ý và đã bị cản trở khỏi các nghề nghiệp có kỹ năng cao, sao cho các công nhân da trắng có kỹ năng không phải đối mặt với sự cạnh tranh và có thể hưởng lương cao. Ở Nam Phi những người Phi châu da đen quả thực đã bị “sập bẫy” trong nền kinh tế truyền thống, ở các Xứ sở. Nhưng đấy đã không là vấn đề phát triển mà sự tăng trưởng có thể tạo ra cái thiện. Các Xứ sở đã là cái cho phép sự phát triển của nền kinh tế da trắng.
Cũng không có sự ngạc nhiên nào rằng loại phát triển kinh tế mà Nam Phi da trắng đạt được cuối cùng đã bị hạn chế, do dựa vào các thể chế khai thác mà những người da trắng đã xây dựng lên để bóc lột những người da đen. Những người da trắng Nam Phi đã có các quyền tài sản, họ đã đầu tư vào giáo dục, và họ đã có thể khai thác vàng và kim cương và bán chúng rất có lời trên thị trường thế giới. Nhưng hơn 80 phần trăm của dân số Nam Phi đã bị đẩy ra bên lề và bị loại trừ khỏi tuyệt đại đa số các hoạt động kinh tế đáng mong mỏi. Những người da đen đã không thể sử dụng tài năng của họ; họ đã không thể trở thành các công nhân có kỹ năng, các nhà kinh doanh, các doanh nhân khởi nghiệp, các kỹ sư, hay các nhà khoa học. Các thể chế kinh tế đã là khai thác; những người da trắng trở nên giàu bằng bòn rút từ những người da đen. Quả thực, những người Nam Phi da trắng đã chia sẻ mức sống của những người ở các nước Tây Âu, trong khi những người Nam Phi da đen hầu như đã không giàu hơn những người ở phần còn lại của châu Phi hạ-Sahara. Sự tăng trưởng kinh tế này không có sự phá hủy sáng tạo, mà từ đó chỉ có những người da trắng được hưởng lợi, đã tiếp tục chừng nào các khoản thu từ vàng và kim cương đã còn tăng. Vào các năm 1970, tuy vậy, nền kinh tế đã ngừng tăng.
Và lại sẽ không có ngạc nhiên gì rằng tập hợp này của các thể chế kinh tế khai thác đã được xây dựng trên nền tảng được sắp đặt bởi một tập của các thể chế chính trị hết sức khai thác. Trước khi bị lật đổ trong năm 1994, hệ thống chính trị Nam Phi đã trao mọi quyền lực cho những người da trắng, những người đã là những người duy nhất được phép bỏ phiếu bầu và ứng cử vào chức vụ. Những người da trắng đã áp đảo lực lượng cảnh sát, quân đội, và tất cả các tổ chức chính trị. Các thể chế này đã được cấu trúc dưới sự thống trị quân sự bởi những người định cư da trắng. Vào thời gian thành lập Liên hiệp Nam Phi năm 1910, các chính thể Afrikaner của Nhà nước Orange Free và Transvaal đã có các đặc quyền chủng tộc tường minh, ngăn cản những người da đen hoàn toàn khỏi sự tham gia chính trị. Natal và Khu Cape đã cho phép những người da đen bỏ phiếu nếu họ đã có đủ tài sản, mà một cách điển hình họ đã không có. Hiện trạng của Natal và Khu Cape đã được giữ trong năm 1910, nhưng vào các năm 1930, những người da đen đã bị tước quyền bầu cử một cách tường minh ở mọi nơi tại Nam Phi.
Nền kinh tế kép của Nam Phi đã có đi đến một kết thúc trong năm 1994. Nhưng không phải bởi vì các lý do mà Sir Arthur Lewis đã bàn lý luận về. Đã không phải là sự diễn tiến tự nhiên của sự phát triển kinh tế đã chấm dứt vạch màu và các Xứ sở. Những người Nam Phi da đen đã phản đối và đã đứng lên chống lại chế độ mà đã không công nhận các quyền cơ bản của họ và đã không chia sẻ các lợi ích của sự tăng trưởng kinh tế với họ. Sau cuộc khởi nghĩa Soweto năm 1976, những cuộc phản kháng đã trở nên có tổ chức hơn và mạnh hơn, cuối cùng đã lật đổ nhà nước Apartheid. Chính sự trao quyền của những người da đen, những người đã tìm được cách để tổ chức và đứng lên, là cái cuối cùng đã chấm dứt nền kinh tế kép của Nam Phi theo cùng cách mà lực lượng chính trị của những người da trắng Nam Phi đã tạo ra nó trước hết.
SỰ PHÁT TRIỂN BỊ ĐẢO NGƯỢC
Sự bất bình đẳng thế giới ngày nay tồn tại bởi vì trong các thế kỷ thứ mười chín và hai mươi một số quốc gia đã có khả năng tận dụng lợi thế của Cách mạng Công nghiệp và các công nghệ và các phương pháp tổ chức mà nó mang lại, trong khi các quốc gia khác đã không có khả năng làm vậy. Sự thay đổi công nghệ chỉ là một động cơ của sự thịnh vượng, nhưng nó có lẽ là động cơ quyết định nhất. Các nước mà đã không tận dụng được lợi thế của các công nghệ mới cũng đã chẳng hưởng lợi được từ các động cơ khác của sự thịnh vượng. Như chúng ta đã cho thấy trong chương này và chương trước, sự thất bại này đã là do các thể chế khai thác, hoặc như một hệ quả của sự tồn tại dai dẳng của các chế độ chuyên chế của họ hay bởi vì chúng thiếu các nhà nước tập trung. Nhưng chương này cũng cho thấy rằng trong nhiều trường hợp các thể chế khai thác, mà đã là nòng cốt của sự nghèo khó của các quốc gia này, đã được áp đặt, hay nói nhẹ đi đã được củng cố, bởi chính cùng quá trình mà đã tiếp nhiên liệu cho sự tăng trưởng Âu châu: sự bành trướng thương mại và thuộc địa Âu châu. Trên thực tế, tính sinh lời của các đế chế thuộc địa Âu châu đã thường dựa vào sự phá hủy các chính thể độc lập và các nền kinh tế bản địa quanh thế giới, hay dựa vào sự tạo ra các thể chế khai thác một cách thực chất từ cơ sở lên, như ở các đảo Caribe, nơi, tiếp theo sự sụp đổ hầu như hoàn toàn của các dân cư bản địa, những người Âu châu đã nhập khẩu các nô lệ Phi châu và dựng lên các hệ thống đồn điền.
Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết các quỹ đạo nào của các thành-quốc độc lập như các thành quốc ở các Đảo Banda, ở Aceh, hay ở Burma (Myanmar) đã có thể là giả như không có sự can thiệp Âu châu. Họ có thể đã có Cách mạng Vinh quang bản địa riêng của họ, hay đã chuyển một cách chậm đến các thể chế chính trị và kinh tế bao gồm hơn dựa trên thương mại gia tăng về các gia vị và các hàng hóa có giá trị khác. Nhưng khả năng này đã bị loại bỏ bởi sự mở rộng của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Công ty đã tiệt trừ bất cứ hy vọng nào của sự phát triển bản địa ở các Đảo Banda bằng việc thực hiện sự diệt chủng của nó. Mối đe dọa của nó cũng đã làm cho các thành-quốc ở nhiều phần khác của Đông Nam Á rút lui khỏi thương mại.
Câu chuyện của một trong những nền văn minh cổ xưa nhất ở châu Á, Ấn Độ, là tương tự, mặc dù sự đảo ngược phát triển đã không do người Hà Lan mà do người Anh gây ra. Ấn Độ đã là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt lớn nhất thế giới trong thế kỷ thứ mười tám. Vải in hoa và vải muslin Ấn Độ đã tràn ngập các thị trường Âu châu và đã được buôn bán khắp châu Á và thậm chí miền đông châu Phi. Đại lý chính mà đã mang chúng đến các Đảo Anh đã là Công ty Đông Ấn Anh. Được thành lập năm 1600, hai năm trước phiên bản Hà Lan, Công ty Đông Ấn Anh đã sử dụng thế kỷ thứ mười bảy để thử thiết lập một độc quyền về các hàng xuất khẩu có giá trị từ Ấn Độ. Nó đã phải cạnh tranh với những người Bồ Đào Nha, những người đã có cơ sở ở Goa, Chittagong, và Bombay, và những người Pháp với các cơ sở ở Pondicherry, Chvàernagore, Yanam, và Karaikal. Cách mạng Vinh quang đã còn tồi tệ hơn cho Công ty Đông Ấn, như chúng ta đã thấy trong chương 7. Sự độc quyền của Công ty Đông Ấn đã được các vua Stuart ban cho và đã bị thách thức ngay lập tức sau 1688, và thậm chí bị bãi bỏ trong hơn một thập kỷ. Sự mất quyền lực đã là đáng kể, như chúng ta đã thấy ở trước (trang 199-200), bởi vì các nhà sản xuất hàng dệt ở Anh đã có khả năng xui khiến Quốc hội cấm nhập khẩu vải in hoa, món hàng sinh lợi nhất của Công ty Đông Ấn. Trong thế kỷ thứ mười tám, dưới sự lãnh đạo của Robert Clive, Công ty Đông Ấn đã thay đổi chiến lược và đã bắt đầu phát triển một đế chế thuộc địa. Vào lúc đó, Ấn Độ đã bị tách thành nhiều chính thể cạnh tranh, mặc dù trên danh nghĩa nhiều chính thể đã vẫn dưới sự kiểm soát của hoàng đế Mughal ở Delhi. Công ty Đông Ấn đầu tiên đã mở rộng ở Bengal bên miền đông, đánh bại các cường quốc địa phương tại các trận Plassey năm 1757 và Buxar năm 1764. Công ty Đông Ấn đã cướp bóc của cải địa phương và đã tiếp quản, và có lẽ thậm chí đã tăng cường, các thể chế đánh thuế khai thác của các nhà cai trị Mughal của Ấn Độ. Sự mở rộng này đã trùng với sự co lại ồ ạt của ngành dệt Ấn Độ, vì, rốt cuộc, đã không còn thị trường cho các mặt hàng này ở Anh. Sự co lại đã đi cùng với thoái-đô thị hóa và sự nghèo khó gia tăng. Nó đã khởi xướng một giai đoạn dài của sự phát triển bị đảo ngược ở Ấn Độ. Chẳng bao lâu sau, thay cho sản xuất hàng dệt, những người Ấn Độ đã mua chúng từ Anh và trồng thuốc phiện cho Công ty Đông Ấn để bán ở Trung Quốc.
Sự buôn bán nô lệ qua Đại Tây Dương đã lặp lại cùng hình mẫu ở châu Phi, cho dù bắt đầu từ những điều kiện ít phát triển hơn ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Nhiều nhà nước Phi châu đã biến thành các bộ máy chiến tranh có mục đích bắt và bán các nô lệ cho những người Âu châu. Khi xung đột giữa các chính thể và các nhà nước khác nhau đã biến thành chiến tranh liên tục, các thể chế nhà nước, mà trong nhiều trường hợp đã chưa đạt nhiều sự tập trung hóa chính trị trong bất cứ tình huống nào, đã đổ nát trong các phần lớn của châu Phi, mở đường cho các thể chế khai thác dai dẳng và các nhà nước thất bại ngày nay mà chúng ta sẽ nghiên cứu muộn hơn. Trong vài phần của châu Phi mà đã tránh được sự buôn bán nô lệ, như Nam Phi, những người Âu châu đã áp đặt một tập hợp khác của các thể chế, lần này được thiết kế để tạo ra một nguồn lao động rẻ mạt cho các mỏ và các trang trại của họ. Nhà nước Nam Phi đã tạo ra một nền kinh tế kép, ngăn 80 phần trăm dân cư khỏi việc tham gia vào các nghề có kỹ năng, canh tác thương mại, và tinh thần kinh doanh. Tất cả điều này không chỉ giải thích vì sao công nghiệp hóa đã bỏ qua các phần lớn của thế giới mà cũng bao gọn như thế nào sự phát triển kinh tế đôi khi có thể dựa vào, và thậm chí tạo ra, sự chậm phát triển ở phần khác nào đó của nền kinh tế nội địa hay thế giới.
Người dịch: Nguyễn Quang A
Nguồn: Why Nations Fail
THE ORIGINS OF POWER, PROSPERITY, AND POVERTY
Daron Acemoglu and Jemes A. Robinson
Crown Publishers ● New York