Những kẻ mặt đen đến vào ban đêm đã bắn về phí tôi 3 lần 2 viên đạn vào cửa sổ phòng tôi và [tôi] đã đồng ý trả chúng 5 guinea tại Crowthorne vào ngày 30.
Một mục khác trong nhật ký của Nunn ghi, “Một sự ngạc nhiên mới. Đã xuất hiện một người được cải trang với một thông điệp phá hoại.”
Ai đã là những “Kẻ Mặt Đen [Black]” bí ẩn này gây ra những đe dọa, bắn vào phía Nunn, và đòi tiền? Các Black đã là các nhóm các đàn ông địa phương những người đã bôi đen mặt mình để che giấu diện mạo của họ vào ban đêm. Chúng đã xuất hiện rộng ngang miền nam nước Anh trong thời kỳ này, giết và làm tàn tật nai và các thú vật khác, đốt các đống rơm và các kho thóc, và phá hoại hàng rào và các hồ cá. Theo bề ngoài đã là tình trạng vô luật pháp hoàn toàn, nhưng không phải. Việc săn (săn trộm) bất hợp pháp nai ở các vùng đất sở hữu bởi nhà vua và các thành viên khác của giới quý tộc đã xảy ra từ lâu. Trong các năm 1640, trong Nội Chiến, toàn bộ số nai ở Lâu đài Windsor đã bị giết. Sau sự Khôi phục năm 1660, khi Charles II lên ngôi, nai đã được nuôi lại ở công viên. Nhưng các Black đã không chỉ săn trộm nai để ăn; chúng cũng đã cố tình phá hoại. Vì mục đích gì?
Một khối xây dựng (building block) cốt yếu của Cách mạng Vinh quang năm 1688 đã là bản chất đa nguyên của các lợi ích được đại diện trong Quốc hội. Chẳng ai trong giới các nhà buôn, nhà công nghiệp, quý tộc nhỏ, hay quý tộc đã liên minh với William xứ Orange và sau đó với các quốc vương Hanoverian, người đã kế vị Nữ hoàng Anne năm 1714, đã đủ mạnh để áp đặt ý chí của họ một cách đơn phương.
Các nỗ lực để phôi phục nền quân chủ Stuart đã tiếp tục suốt phần lớn thế kỷ thứ mười tám. Sau cái chết của James II năm 1701, con trai ông, James Francis Edward Stuart, “Người Đòi [kế vị] Già,” đã được công nhận là người thừa kế hợp pháp ngôi Vua Anh bởi Pháp, Tây Ban Nha, giáo hoàng, và những người ủng hộ nền quân chủ Stuart ở nước Anh và Scotland, những người được gọi là các Jacobite. Năm 1708 Người Đòi Già đã thử lấy lại ngai vàng với sự giúp đỡ của binh lính Pháp, nhưng đã không thành công. Trong các thập niên tiếp sau đã có nhiều cuộc nổi loạn Jacobite, kể cả các cuộc lớn trong các năm 1715 và 1719. Trong các năm 1745–46, con trai của Người Đòi Già, Charles Edward Stuart, “Người Đòi Trẻ,” đã thử chiếm lại ngai vàng, nhưng các lực lượng của ông đã bị quân đội Anh đánh bại.
Đảng chính trị Whig, mà như chúng ta đã thấy (trang 210-211), được thành lập trong các năm 1670 để đại diện cho các lợi ích buôn bán và kinh tế mới, đã là tổ chức chính ở đằng sau Cách mạng Vinh quang, và các đảng viên Whig đã chi phối Quốc hội từ 1714 đến 1760. Một khi đã nắm quyền lực, họ đã thử sử dụng vị trí mới kiếm được của mình để (săn) làm hại các quyền của những người khác, để cũng có miếng bánh của mình để ăn. Họ đã chẳng khác các vua Stuart, nhưng quyền lực của họ đã còn xa mới tuyệt đối. Nó đã bị ràng buộc cả bởi các nhóm cạnh tranh ở Quốc hội, đặc biệt Đảng Tory mà đã được thành lập để đối lại Đảng Whig, lẫn bởi chính các thể chế mà họ đã chiến đấu để đưa vào nhằm củng cố Quốc hội và ngăn chặn sự nổi lên của chính thể chuyên chế mới và sự quay lại của nhà Stuart. Bản chất đa nguyên của xã hội mà đã nổi lên từ Cách mạng Vinh quang cũng đã có nghĩa rằng dân cư nói chung, ngay cả những người không có sự đại diện chính thức trong Quốc hội, đã được trao quyền, và “sự bôi đen mặt-blacking” đã chính xác là một phản ứng bởi người dân thường đối với cảm nhận rằng các đảng viên Whig đã lợi dụng địa vị của họ.
Vụ của William Cadogan, một tướng thành công trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha giữa 1701 và 1714 và trong đàn áp các cuộc nổi loạn Jacobite, minh họa loại xâm phạm các quyền của người dân thường bởi các đảng viên Whig mà đã dẫn đến sự bôi đen mặt. George I đã phong Cadogan làm một nam tước năm 1716 và rồi một bá tước năm 1718. Ông cũng đã là một thành viên có ảnh hưởng của Hội đồng Nhiếp chính Thượng Thẩm (Regency Council of Lords Justices), mà chủ trì công việc chính của nhà nước, và ông đã phục vụ với tư cách quyền tổng chỉ huy. Ông đã mua một bất động sản lớn khoảng một ngàn mẫu (acre) tại Caversham, khoảng hai mươi dặm phía tây Windsor. Ở đó ông đã xây một tòa nhà lớn và các vườn trang trí công phu và đã sắp đặt một vườn nai 240-mẫu. Thế nhưng tài sản này đã được củng cố bằng việc vi phạm các quyền của những người ở xung quanh. Người dân bị đuổi, và các quyền truyền thống của họ để chăn súc vật và thu gom than bùn và củi đã bị hủy bỏ. Cadogan đã đối mặt với sự phẫn nộ của Những Kẻ Mặt Đen. Ngày 1 tháng Giêng, 1722, và lần nữa trong tháng Bảy, vườn nai đã bị tấn công bất ngờ bởi những Kẻ Mặt Đen (Black) cưỡi ngựa và có vũ trang. Cuộc tấn công đầu tiên giết chết mười sáu con nai. Bá tước Cadogan đã không đơn độc. Bất động sản của nhiều địa chủ có tiếng và các chính trị gia cũng đã bị các Black tấn công.
Chính phủ của đảng Whig đã không để cho việc này yên. Tháng Năm 1723, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Đen (Black Act), đã tạo ra năm mươi tội mới đặc biệt mà đã có thể bị trừng phạt bằng treo cổ. Đạo luật Đen đã quy là tội không chỉ việc mang vũ khí mà cả việc bôi đen mặt. Luật thực ra không lâu sau đã được sửa để khiến cho tội bôi đen mặt có thể bị trừng phạt bằng treo cổ. Các elite Whig đã bắt đầu thực thi luật với sự khoái trá. Baptist Nunn đã tổ chức một mạng lưới những người cung cấp thông tin (kẻ chỉ điểm) ở Rừng Windsor để nhận dạng các Black. Không lâu sau nhiều người đã bị bắt. Sự chuyển tiếp từ việc bắt giữ đến việc treo cổ là chuyện không rắc rối. Rốt cuộc, Đạo luật Đen đã được ban hành rồi, các đảng viên Whig đã chịu trách nhiệm về Quốc hội, Quốc hội đã chịu trách nhiệm về đất nước, và các Black đã hành động ngược trực tiếp với các lợi ích của một số đảng viên Whig hùng mạnh. Thậm chí Sir Robert Walpole, bộ trưởng, rồi thủ tướng – và giống Cadogan, một thành viên khác của Hội đồng Nhiếp chính Thượng Thẩm – đã dính líu vào. Ông đã có lợi ích trong Vườn Richmond ở tây nam London, mà đã được Charles I tạo ra từ đất công. Vườn này cũng đã vi phạm các quyền truyền thống của các cư dân địa phương để chăn súc vật của họ, để săn thỏ rừng và thỏ, và kiếm củi. Nhưng việc chấm dứt các quyền này có vẻ đã được thi hành khá lỏng lẻo, và việc cho súc vật ăn cỏ và săn thú đã vẫn tiếp tục, cho đến khi Walpole đã dàn xếp để con ông trở thành người bảo vệ vườn. Vào lúc này, vườn đã bị đóng, một bức tường mới được dựng lên, và các bẫy người được lắp đặt. Walpole đã thích săn nai, và ông đã có một nhà nghỉ được xây cho bản thân mình tại Houghton, bên trong vườn. Sự hận thù của các Black địa phương mau chóng được châm ngòi.
Ngày 10 tháng Mười Một, 1724, một cư dân địa phương ở bên ngoài vườn, John Huntridge, đã bị buộc tội giúp đỡ những kẻ đánh cắp nai và xúi bẩy các Black quen biết, cả hai tội có thể bị trừng phạt bằng treo cổ. Việc khởi tố Huntridge đã đến từ trên đỉnh, được khởi xướng bởi Hội đồng Nhiếp chính Thượng Thẩm, mà Walpole và Cadogan đã chi phối. Walpole đã đi xa đến mức đích thân ông đã lôi ra bằng chứng về sự phạm tội của Huntridge từ một người cung cấp thông tin, Richard Blackburn. Sự kết tội phải đã là một kết luận bỏ túi được định trước, nhưng đã không thế. Sau một phiên xử kéo dài tám hay chín tiếng đồng hồ, bội thẩm đoàn đã xác minh và tuyên bố Huntridge vô tội, một phần vì lý do thủ tục, vì đã có những sự không theo quy tắc với cách chứng cứ được thu thập.
Không phải tất cả các Black hay những người có cảm tình với họ đã may mắn như Huntridge. Mặc dù một số người khác cũng đã được tha bổng hay đã được giảm hình phạt, nhiều người đã bị treo cổ hay bị đày sang thuộc địa tù được chọn khi đó, Bắc Mỹ; luật thực ra đã lưu lại trên sách luật cho đến khi nó bị hủy bỏ năm 1824. Thế nhưng chiến thắng của Huntridge là đáng chú ý. Bội thẩm đoàn hẳn đã đồng cảm với Walpole. Nhưng đây không còn là thế kỷ thứ mười bảy nữa, nơi Tòa Phòng Ngôi Sao (Court of Star Chamber) đơn thuần theo ý muốn của các quốc vương Stuart và hoạt động như một công cụ đàn áp công khai chống lại các đối thủ của họ, và nơi các vua đã có thể loại bỏ các thẩm phán mà các quyết định của họ đã không được vua thích. Bây giờ các đảng viên Whig cũng đã phải tuân theo pháp trị (rule of law), nguyên lý rằng luật không được áp dụng một cách chọn lọc hay một cách tùy tiện và rằng không ai ở trên pháp luật.
CÁC SỰ KIỆN bao quanh Bộ Luật Đen cho thấy rằng Cách mạng Vinh quang đã tạo ra pháp trị, và rằng quan niệm này đã mạnh hơn ở Anh và Vương quốc Anh, các elite đã bị ràng buộc bởi nó hơn nhiều mức bản thân họ hình dung. Nhất là, pháp trị (rule of law) không phải cùng một thứ như cai trị bằng pháp luật (rule by law). Cho dù các đảng viên Whig đã có thể thông qua một luật hà khắc, đàn áp tàn bạo để dập tắt các trở lực từ người dân thường, họ đã phải đấu tranh với các ràng buộc thêm bởi vì pháp trị. Luật của họ đã vi phạm các quyền, mà Cách mạng Vinh quang và những thay đổi về các thể chế chính trị, mà tất yếu xảy ra từ nó, đã xác lập rồi, cho tất cả mọi người bằng cách phá bỏ các quyền “thiêng liêng” của các vua và các đặc quyền của các elite. Pháp trị sau đó đã ngụ ý rằng cả các elite lẫn không-elite như nhau đều chống lại sự thi hành nó.
Pháp trị là một khái niệm rất lạ khi bạn nghĩ về nó trong viễn cảnh lịch sử. Vì sao luật phải được áp dụng ngang nhau cho tất cả mọi người? Nếu nhà vua và giới quý tộc có quyền lực chính trị và phần còn lại không có, thật tự nhiên rằng bất cứ gì là trò chơi ngay thẳng đối với vua và giới quý tộc phải bị cấm và có thể bị trừng phạt đối với những người còn lại. Thực vậy, pháp trị là không thể tưởng tượng nổi dưới các thể chế chính trị chuyên chế. Nó là một tác phẩm của các thể chế chính trị đa nguyên và của các liên minh rộng rãi ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên như vậy. Nó đáng xem xét nhất khi nhiều cá nhân và nhóm có một tiếng nói trong các quyết định, và quyền lực chính trị để có một chỗ ngồi quanh bàn, mà ý tưởng rằng họ phải được đối xử một cách công bằng bắt đầu có nghĩa. Vào đầu thế kỷ thứ mười tám, Anh đã trở nên khá đa nguyên, và các elite của đảng Whig nhận ra rằng, vì đã được trân trọng lưu giữ trong quan niệm về pháp trị, luật và các thể chế sẽ ràng buộc cả họ nữa.
Nhưng vì sao các đảng viên Whigs và các nghị sĩ lại tuân thủ những sự kiềm chế như vậy? Vì sao họ đã không dùng quyền kiểm soát của mình đối với Quốc hội và nhà nước để áp đặt việc thi hành không thỏa hiệp Bộ Luật Đen và lật đổ các tòa án khi các quyết định không đi theo cách họ thích? Câu trả lời tiết lộ nhiều về bản chất của Cách mạng Vinh quang – mối liên kết giữa chủ nghĩa đa nguyên và pháp trị, và động học của các vòng thiện (virtuous circle). Như chúng ta đã thấy ở chương 7, Cách mạng Vinh quang đã không phải là sự lật đổ của một giới elite bởi một giới khác, mà là một cuộc cách mạng chống lại chính thể chuyên chế bởi một liên minh rộng bao gồm giới quý tộc nhỏ (gentry), các nhà buôn, và các nhà chế tác cũng như các nhóm của các đảng viên các đảng Whig và Tory. Sự nổi lên của các thể chế chính trị đa nguyên đã là một hệ quả của cuộc cách mạng này. Pháp trị cũng đã nổi lên như một sản phẩm phụ của quá trình này. Với nhiều bên ngồi cạnh bàn chia sẻ quyền lực, đã là tự nhiên để có các luật và các ràng buộc áp dụng cho tất cả họ, để không một bên nào bắt đầu tích lũy quá nhiều quyền lực và cuối cùng làm xói mòn chính các nền tảng của chủ nghĩa đa nguyên. Như thế quan niệm rằng có các giới hạn và các ràng buộc lên những người cai trị, bản chất của pháp trị, đã là phần của logic của chủ nghĩa đa nguyên được sinh ra bởi liên minh rộng rãi mà đã tạo thành phe đối lập với chính thể chuyên chế Stuart.
Dưới ánh sáng này, không ngạc nhiên rằng nguyên lý của pháp trị, kết đôi với quan niệm rằng các vua không có các quyền thiêng liêng nào, đã thực sự là một lý lẽ chủ chốt chống lại chính thể chuyên chế Stuart. Như sử gia Anh E. P. Thompson diễn đạt, trong cuộc đấu tranh chống các vua Stuart:
các nỗ lực phi thường đã được tiến hành … để phóng chiếu hình ảnh của một giai cấp cai trị mà bản thân nó đã buộc phải tuân thủ pháp trị, và mà tính hợp pháp chính đáng của họ đã dựa trên sự bình đẳng và tính phổ quát của các hình thức pháp lý đó. Và những người cai trị, theo ý nghĩa nghiêm túc, bất luận muốn hay không muốn, đã là các tù nhân của rhetoric (từ chương) của chính họ; họ đã chơi các trò chơi quyền lực theo các quy tắc mà hợp với họ, nhưng họ đã không thể phá vỡ các quy tắc đó hoặc toàn bộ trò chơi bị vứt bỏ.
Vứt bỏ trò chơi sẽ làm hệ thống mất ổn định và mở đường cho chính thể chuyên chế bởi một tập con của liên minh rộng rãi hay thậm chí chịu rủi ro của sự quay lại của nhà Stuart. Theo cách nói của Thompson, cái đã ngăn chặn Quốc hội khỏi tạo ra một chính thể chuyên chế mới đã là
lấy luật đi, và đặc quyền hoàng gia … có thể ồ ạt quay lại với các tài sản và cuộc sống của họ.
Hơn nữa,
đã vốn có trong chính bản chất của môi trường mà họ [các quý tộc, các nhà buôn, vân vân chiến đấu với Quốc vương] đã lựa chọn cho sự tự-bảo vệ của chính họ rằng nó đã không thể được dành cho việc sử dụng độc quyền của giai cấp riêng của họ. Luật, trong các hình thức và truyền thống của nó, đã đưa đến các nguyên lý bình đẳng và phổ quát mà … đã phải được mở rộng ra mọi loại và mọi địa vị của những đàn ông.
Một khi đã ở đúng vị trí, quan niệm về pháp trị không chỉ giữ không để cho chính thể chuyên chế lại gần mà cũng đã tạo ra một loại vòng thiện: nếu luật áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả mọi người, thì không cá nhân hay nhóm nào, không ngay cả Cadogan hay Walpole, đã có thể leo lên trên luật, và những người dân thường bị buộc tội xâm phạm tài sản tư nhân vẫn đã có quyền đối với một sự xét xử công bằng.
CHÚNG TA ĐÃ THẤY các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm nổi lên thế nào. Nhưng vì sao chúng tồn tại dai dẳng theo thời gian? Lịch sử của Bộ Luật Đen và các giới hạn cho việc thi hành nó minh họa vòng thiện, một quá trình mạnh mẽ của phản hồi dương mà duy trì các thể chế này đối mặt với các mưu toan làm xói mòn chúng và, thực ra, khởi động các lực dẫn đến tính bao gồm lớn hơn. Logic của các vòng thiện xuất phát một phần từ sự thực rằng các thể chế bao gồm dựa trên các ràng buộc đối với việc sử dụng quyền lực và đối với sự phân chia mang tính đa nguyên của quyền lực chính trị trong xã hội, được lưu giữ một cách linh thiêng trong pháp trị. Khả năng của một tập con để áp đặt ý chí của mình lên những người khác mà không có ràng buộc nào, cho dù những người khác là các công dân bình thường, như Huntridge, đe dọa chính sự cân bằng này. Nếu giả như nó tạm thời bị đình chỉ trong trường hợp các nông dân phản đối chống lại các elite xâm phạm đất công chung của họ, cái gì đảm bảo rằng nó không bị đình chỉ nữa? Và thời gian tiếp theo nó bị đình chỉ, cái gì sẽ ngăn Quốc vương và giới quý tộc khỏi lấy lại cái mà các nhà buôn, các nhà kinh doanh, và giới quý tộc nhỏ đã giành được trong nửa thế kỷ ở giữa? Thực ra, thời gian tiếp theo nó bị đình chỉ, có lẽ toàn bộ dự án của chủ nghĩa đa nguyên bị sụp đổ, bởi vì một tập hẹp của các lợi ích có thể chiếm quyền kiểm soát với sự tổn hại của liên minh rộng. Hệ thống chính trị không thể chịu rủi ro này. Nhưng điều này đã làm cho chủ nghĩa đa nguyên, và pháp trị mà nó ngụ ý, thành các nét đặc trưng bền bỉ của các thể chế chính trị Anh. Và chúng ta sẽ thấy rằng một khi chủ nghĩa đa nguyên và pháp trị đã được xác lập, sẽ có đòi hỏi cho thậm chí chủ nghĩa đa nguyên lớn hơn và sự tham gia lớn hơn vào quá trình chính trị.
Vòng thiện nảy sinh không chỉ từ logic vốn có của chủ nghĩa đa nguyên và pháp trị, mà cũng bởi vì các thể chế chính trị bao gồm có xu hướng ủng hộ các thể chế kinh tế bao gồm. Việc này rồi dẫn đến một sự phân phối thu nhập bình đẳng hơn, trao quyền cho một mảng rộng của xã hội và làm cho sân chơi chính trị còn bằng phẳng hơn. Điều này hạn chế cái một người có thể đạt được bằng cách chiếm đoạt quyền lực chính trị và làm giảm các khuyến khích để tái tạo các thể chế chính trị khai thác. Các nhân tố này đã quan trọng trong sự nổi lên của các thể chế chính trị dân chủ thực sự ở vương quốc Anh.
Chủ nghĩa đa nguyên cũng tạo ra một hệ thống mở hơn và cho phép các phương tiện truyền thông (media) độc lập hưng thịnh, làm cho dễ hơn đối với các nhóm quan tâm đến sự tiếp tục của các thể chế bao gồm để biết và tổ chức chống lại các mối đe dọa đối với các thể chế này. Là hết sức quan trọng rằng nhà nước Anh đã ngừng kiểm duyệt báo chí sau năm 1688. Báo chí đã đóng một vai trò quan trọng tương tự trong trao quyền cho nhân dân nói chung và trong sự tiếp tục vòng thiện của sự phát triển thể chế ở Hoa Kỳ, như chúng ta sẽ thấy trong chương này.
Trong khi vòng thiện tạo ra một xu hướng cho các thể chế bao gồm tồn tại bền bỉ, nó chẳng là không thể tránh khỏi cũng không phải không thể bị đảo ngược. Cả ở vương quốc Anh và ở Hoa Kỳ, các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm đã phải chịu nhiều thách thức. Năm 1745 Người Đòi Trẻ đã đi suốt đến tận Derby, chỉ cách London một trăm dặm, với một đội quân để thủ tiêu các thể chế chính trị đã được rèn đúc trong Cách mạng Vinh quang. Nhưng ông đã bị đánh bại. Quan trọng hơn các thách thức từ bên ngoài, đã là các thách thức tiềm tàng từ bên trong mà có thể cũng đã dẫn đến việc tháo rời các thể chế bao gồm. Như chúng ta đã thấy trong bối cảnh của cuộc Tàn sát Peterloo (trang 207) ở Manchester năm 1819, và như chúng ta sẽ thấy chi tiết hơn tiếp sau, các elite chính trị Anh đã nghĩ đến việc sử dụng sự đàn áp để tránh phải mở thêm hệ thống chính trị, nhưng họ đã rút lui khỏi bờ vực. Tương tự, các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm ở Hoa Kỳ đã đối mặt với các thách thức nghiêm trọng, mà đã có thể tưởng tượng được là thành công, nhưng đã không. Và tất nhiên đã không phải được quyết định trước rằng các thách thức này phải bị thất bại. Nó là nhờ không chỉ vòng thiện mà cũng nhờ sự nhận ra con đường tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử mà các thể chế bao gồm Anh và Hoa Kỳ đã sống sót và trở nên mạnh hơn theo thời gian.
SỰ TIẾN TRIỂN CHẬM CHẠP CỦA DÂN CHỦ
Sự phản ứng với Bộ Luật Đen đã cho người dân Anh bình thường thấy rằng họ đã có nhiều quyền hơn họ đã nhận ra trước kia. Họ đã có thể bảo vệ các quyền truyền thống và các lợi ích kinh tế của mình trong các tòa án và trong Quốc hội thông qua việc sử dụng các kiến nghị và vận động hành lang. Nhưng chủ nghĩa đa nguyên này đã vẫn chưa mang lại một nền dân chủ hiệu quả. Hầu hết những người đàn ông đã không thể bầu cử; những người đàn bà cũng không; và đã có nhiều sự bất bình đẳng trong những cấu trúc dân chủ hiện hành. Tất cả điều này đã phải thay đổi. Vòng thiện của các thể chế bao gồm không chỉ bảo tồn cái đã đạt được rồi mà cũng mở cửa cho sự bao gồm lớn hơn. Cơ may đã chống lại elite Anh của thế kỷ thứ mười tám duy trì sự kìm kẹp của họ lên quyền lực chính trị mà không có các thách thức nghiêm trọng. Giới elite này đã lên nắm quyền bằng thách thức quyền thiêng liêng của các vua và mở cửa cho sự tham gia của nhân dân vào chính trị, nhưng rồi họ đã trao quyền này chỉ cho một thiểu số nhỏ. Chỉ còn là vấn đề thời gian cho đến khi ngày càng nhiều người dân đòi hỏi quyền tham gia vào các quá trình chính trị. Và trong các năm dẫn tới 1831, họ đã được.
Ba thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ mười chín đã chứng kiến sự náo động xã hội gia tăng ở Anh, hầu hết đáp lại những bất bình đẳng kinh tế gia tăng và những đòi hỏi từ quần chúng bị tước quyền bầu cử đòi sự đại diện chính trị lớn hơn. Các cuộc nổi loạn Luddite trong các năm 1811–1816, nơi các công nhân đã đấu tranh chống lại việc đưa các công nghệ mới vào mà họ tin sẽ làm giảm lương của họ, đã được kế tiếp bởi các cuộc nổi loạn đòi các quyền chính trị một cách tường minh, các cuộc Nổi loạn Spa Fields năm 1816 ở London và vụ Thảm sát Peterloo năm 1819 ở Manchester. Trong các cuộc Nổi loạn Swing năm 1830, những người lao động nông nghiệp đã phản đối chống lại mức sống giảm sút cũng như việc đưa công nghệ mới vào. Trong lúc đó, ở Paris, Cách mạng tháng Bảy 1830 đã nổ ra. Sự đồng thuận giữa các elite đã bắt đầu được hình thành rằng sự bất mãn đang lên đến điểm sôi, và cách duy nhất để tháo ngòi nổ náo loạn xã hội, và đẩy lui một cuộc cách mạng, đã là bằng cách thỏa mãn các đòi hỏi của quần chúng và tiến hành cải cách quốc hội.
Sau đó đã không ngạc nhiên rằng cuộc bầu cử 1831 đã hầu như là về một vấn đề duy nhất: cải cách chính trị. Các đảng viên đảng Whig, gần một trăm năm sau Sir Robert Walpole, đã sẵn sàng đáp lại hơn rất nhiều đối với những mong muốn của những người dân thường và đã mở cuộc vận động mở rộng các quyền bầu cử. Nhưng việc này đã chỉ có ý định cho một sự tăng nhỏ về cử tri. Phổ thông đầu phiếu, cho dù chỉ cho đàn ông, đã không có trên chương trình nghị sự. Các đảng viên đảng Whig đã thắng cuộc bầu cử, và lãnh tụ của họ, Earl Grey, trở thành thủ tướng. Earl Grey đã không cấp tiến – còn xa mới vậy. Ông và các đảng viên đảng Whig đã thúc đẩy cải cách không phải bởi vì họ đã nghĩ một quyền bầu cử rộng hơn là công bằng hơn hay bởi vì họ đã muốn chia sẻ quyền lực. Dân chủ Anh đã không được giới elite ban cho. Nó chủ yếu được nắm lấy bởi quần chúng, những người đã được trao quyền bởi các quá trình chính trị xảy ra ở nước Anh và phần còn lại của Vương quốc Anh trong vài thế kỷ qua. Họ đã trở nên bạo dạn hơn bởi những thay đổi về bản chất của các thể chế chính trị do Cách mạng Vinh quang tháo ra. Các cuộc cải cách đã được công nhận bởi vì giới elite đã nghĩ rằng cải cách đã là cách duy nhất để đảm bảo sự tiếp tục cai trị của họ, dẫu cho dưới một hình thức bị bớt đi một chút. Earl Grey, trong bài phát biểu nổi tiếng của ông với Quốc hội ủng hộ cải cách chính trị, đã nói điều này rất rõ:
Không có ai kiên quyết chống lại các Quốc hội từng năm, quyền bầu cử phổ quát và phổ thông đầu phiếu, nhiều hơn tôi. Mục tiêu của tôi không phải là để ủng hộ, mà là để chấm dứt những hy vọng và các dự án như vậy … Nguyên lý cải cách của tôi là, để ngăn chặn sự tất yếu của cách mạng … cải cách để duy trì và không phải để lật đổ.
Nhân dân đã không chỉ muốn bỏ phiếu vì bản thân sự bỏ phiếu mà đã muốn có một chỗ ngồi quanh chiếc bàn để có thể bảo vệ các lợi ích của họ. Điều này đã được hiểu kỹ bởi phong trào Chartist, mà đã lãnh đạo phong trào đòi quyền bầu cử phổ quát sau 1838, lấy tên phong trào từ sự chấp nhận và đòi thực hiện Charter, Hiến Chương của Nhân dân (People’s Charter), được đặt tên để gợi lại một sự tương tự với Magna Carta. J. R. Stephens, một chartist, đã diễn đạt rõ vì sao quyền bầu cử phổ quát, và phiếu bầu cho tất cả công dân, đã là then chốt đối với nhân dân:
Vấn đề quyền bầu cử phổ quát … là một vấn đề dao và nĩa, là vấn đề bánh mỳ và phó mát … bằng quyền bầu cử phổ quát ý tôi muốn nói rằng tất cả mọi người đàn ông làm việc trên đồng ruộng có một quyền đối với một chiếc áo choàng tử tế trên lưng mình, một chiếc mũ tốt trên đầu mình, một cái mái tươm tất để che nhà của mình, một bữa ăn tối ngon trên bàn của mình.
Stephens đã hiểu kỹ rằng quyền bầu cử phổ quát đã là cách lâu bền nhất để trao quyền cho nhân dân Anh thêm nữa và đảm bảo một chiếc áo choàng, một cái mũ, một mái nhà, và một bữa ăn tử tế cho người lao động.
Cuối cùng, Earl Grey đã thành công cả trong bảo đảm việc thông qua Bộ Luật Cải cách Thứ Nhất và trong tháo ngòi nổ của các trào lưu cách mạng mà không phải đi bất cứ bước dài lớn nào theo hướng quyền bầu cử phổ quát của quần chúng. Những cải cách 1832 đã khiêm tốn, chỉ tăng gấp đôi quyền bỏ phiếu từ 8 phần trăm lên khoảng 16 phần trăm của số dân đàn ông (từ khoảng 2 đến 4 phần trăm của toàn bộ dân số). Họ cũng đã thoát khỏi các thành phố tối nát và đã trao sự đại diện độc lập cho các thành phố công nghiệp mới như Manchester, Leeds, và Sheffield. Nhưng việc này vẫn để lại nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Vì thế chẳng bao lâu sau đã có những đòi hỏi thêm về các quyền bầu cử lớn hơn và đã có náo loạn xã hội thêm nữa. Để đáp lại, cải cách thêm sẽ kế tiếp.
Vì sao các elite Anh đã chịu nhượng bộ các đòi hỏi? Vì sao Earl Grey đã cảm thấy rằng cải cách một phần – quả thực một phần rất nhỏ – đã là cách duy nhất để duy trì hệ thống? Vì sao họ đã phải chịu đựng cái xấu ít hơn trong hai cái xấu, cải cách và cách mạng, hơn là duy trì quyền lực của họ mà không có bất cứ cải cách nào? Chẳng phải họ đã có thể làm đúng cái mà các nhà chinh phục Tây Ban Nha đã làm ở Nam Mỹ, cái các quốc vương Áo-Hungary và Nga đã có thể làm trong nhiều thập niên tiếp theo khi những đòi hỏi cải cách đã đến các vùng đất đó, và cái bản thân những người Anh đã làm ở vùng Caribe và ở Ấn Độ: sử dụng vũ lực để dẹp những đòi hỏi? Câu trả lời cho câu hỏi này đến từ vòng thiện. Những thay đổi kinh tế và chính trị mà đã xảy ra rồi ở vương quốc Anh đã làm cho việc sử dụng vũ lực để đàn áp các đòi hỏi này cả là không hấp dẫn đối với elite và ngày càng không khả thi. Như E. P. Thompson đã viết:
Khi các cuộc đấu tranh của các năm 1790–1832 đã báo hiệu rằng sự cân bằng này đã thay đổi, các nhà cai trị của nước Anh đã đối mặt với các lựa chọn khả dĩ gây hoảng sợ. Họ đã có thể hoặc bỏ qua pháp trị, phá hủy các kết cấu hợp hiến tinh vi của họ, hủy bỏ rhetoric (từ chương) của chính họ và cai trị bằng vũ lực; hoặc họ chịu phục tùng các quy tắc của chính họ và từ bỏ quyền lãnh đạo của họ … họ đã đi các bước tập tễnh theo hướng thứ nhất. Nhưng cuối cùng, thay cho việc làm tan self-image (hình tượng về, sự tự nhận thức về bản thân mình) của chính họ và từ chối 150 năm của tính hợp hiến, họ đã đầu hàng luật pháp.
Diễn đạt theo cách khác, cùng các lực mà đã làm cho elite Anh không muốn giật đổ tòa lâu đài pháp trị trong thời Đạo Luật Đen cũng đã làm cho họ lảng xa sự đàn áp và cai trị bằng vũ lực, mà sẽ lại gây rủi ro cho sự ổn định của toàn bộ hệ thống. Nếu sự làm xói mòn luật pháp trong sự cố thử thực thi Bộ Luật Đen đã có thể làm yếu hệ thống mà các nhà buôn, các nhà kinh doanh, và tầng lớp quý tộc nhỏ đã xây dựng trong Cách mạng Vinh quang, thì việc dựng lên một chế độ độc tài đàn áp trong năm 1832 có thể đã làm xói mòn nó hoàn toàn. Thực ra, những người tổ chức các cuộc phản đối đòi cải cách quốc hội đã biết kỹ về tầm quan trọng của pháp trị và tính tượng trưng của nó đối với các thể chế chính trị Anh trong thời kỳ này. Họ đã sử dụng lối tu từ của nó để làm cho điểm này được hiểu thật rõ. Một trong những tổ chức đầu tiên tìm kiếm cải cách quốc hội đã được gọi là Hampden Club, theo tên của thành viên Quốc hội người đầu tiên chống lại Charles I về thuế tiền tàu thủy, một sự kiện quyết định dẫn đến cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên chống lại chính thể chuyên chế Stuart, như chúng ta đã thấy ở chương 7.
Cũng đã có sự phản hồi dương năng động giữa các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm làm cho một tiến trình hành động như vậy là hấp dẫn. Các thể chế kinh tế bao gồm đã dẫn đến sự phát triển của các thị trường bao gồm, đem lại một sự phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, sự khuyến khích lớn hơn để có được giáo dục và các kỹ năng, và thúc đẩy những đổi mới về công nghệ. Tất cả các lực này đã hoạt động ở Anh vào năm 1831. Kiểm soát chặt chẽ những đòi hỏi của nhân dân và làm một cú chống lại các thể chế chính trị bao gồm cũng sẽ phá hủy những lợi ích này, và các elite phản đối sự dân chủ hóa lớn hơn và tính bao gồm lớn hơn có thể thấy mình giữa những người mất gia tài từ sự phá hủy này.
Một khía cạnh khác nữa của sự phản hồi dương này là, dưới các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm, quyền lực kiểm soát đã trở nên ít tập trung hơn. Ở Áo-Hungary và ở Nga, như chúng ta đã thấy ở chương 8, các quốc vương và giới quý tộc đã có nhiều để mất do công nghiệp hóa và cải cách. Ngược lại, ở Anh vào đầu thế kỷ thứ mười chín, nhờ sự phát triển của các thể chế kinh tế bao gồm, cái bị đe dọa đã ít hơn nhiều: đã không có nông nô, tương đối ít sự ép buộc trong thị trường lao động, và ít các độc quyền được bảo vệ bằng các rào cản tham gia. Bám lấy quyền lực như thế đã là ít có giá trị đối với elite Anh.
Logic của vòng thiện cũng đã có nghĩa rằng các bước đàn áp như vậy có thể ngày càng không khả thi, lại bởi vì phản hồi dương giữa các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm. Các thể chế kinh tế bao gồm dẫn đến một sự phân bổ bình đẳng hơn của các nguồn lực so với các thể chế khai thác. Vì thế, chúng trao quyền cho công dân nói chung và như thế tạo ra một sân chơi ngang bằng hơn, ngay cả khi phải đấu tranh vì quyền lực. Việc này làm cho khó hơn đối với một giới elite nhỏ để đè bẹp nhân dân hơn là nhượng bộ các đòi hỏi của họ, hay chí ít một số trong các đòi hỏi ấy. Các thể chế bao gồm của Anh đã cũng gây ra Cách mạng Công nghiệp rồi, và Anh đã được đô thị hóa ở mức cao. Sử dụng đàn áp chống lại một nhóm người đô thị, tập trung, và được tổ chức một phần và được trao quyền là khó hơn rất nhiều so với việc đàn áp nông dân hay các nông nô lệ thuộc.
Vòng thiện như thế đã mang lại cho Anh Bộ Luật Cải cách Thứ Nhất năm 1832. Nhưng đấy đã chỉ là bước đầu. Vẫn còn một con đường dài để đi đến dân chủ thực sự, bởi vì trong năm 1832 elite đã chỉ đưa ra cái họ nghĩ là họ phải và không hơn. Vấn đề cải cách quốc hội đã được tiếp tục bởi phong trào Chartist, mà Hiến chương của Nhân dân năm 1838 đã bao gồm các điều
Một lá phiếu cho mỗi người đàn ông có tuổi từ hai mươi mốt, có đầu óc lành mạnh và không đang chịu hình phạt vì phạm tội.
Sự bỏ phiếu kín. – Để bảo vệ người bỏ phiếu trong thi hành việc bỏ phiếu của mình.
Không có điều kiện tài sản nào cho các thành viên Quốc hội – như thế cho phép các cử tri bầu người họ chọn vào quốc hội, bất luận người ấy giàu hay nghèo.
Trả công cho các thành viên quốc hội, như thế cho phép một thương gia lương thiện, một người lao động, hay cá nhân khác, để phục vụ một khu vực bầu cử, khi phải bỏ công việc của mình để chăm lo cho các lợi ích của Đất nước.
Các khu vực bầu cử bằng nhau, đảm bảo cùng số lượng đại diện cho cùng số người bỏ phiếu, thay cho việc cho phép các khu vực bầu cử nhỏ làm mất tác dụng của các lá phiếu của các khu vực bầu cử lớn.
Quốc hội từng năm, như thế đưa ra sự kiểm soát có hiệu lực nhất đối với sự mua chuộc và sự đe dọa, vì mặc dù một khu vực bầu cử có thể bị mua chuộc một lần trong bảy năm (thậm chí với phiếu bầu), không tiền nào có thể mua chuộc một khu vực bầu cử (dưới hệ thống quyền bầu cử phổ quát) trong mỗi mười hai tháng tiếp sau; và vì các thành viên, khi được bầu chỉ cho một năm, sẽ không có khả năng để coi thường và phản bội các cử tri của mình như bây giờ.
Bằng “phiếu bầu,” họ đã hiểu là bỏ phiếu kín bí mật và chấm dứt bỏ phiếu ngỏ, mà đã tạo thuận lợi cho việc mua chuộc phiếu bầu và sự ép buộc những người bỏ phiếu.
Phong trào Chartist đã tổ chức một loạt các cuộc biểu tình quần chúng, và suốt thời kỳ này Quốc hội đã liên tục thảo luận khả năng cho những cải cách thêm. Mặc dù phong trào Chartist đã tan rã sau 1848, nó được kế tiếp bởi Liên Minh Cải Cách Quốc gia (National Reform Union), được thành lập năm 1864, và Liên Đoàn Cải Cách (Reform League), được thành lập năm 1865. Tháng Bảy 1866, các cuộc nổi loạn lớn ủng hộ cải cách ở Hyde Park đã đưa cải cách lên đỉnh chương trình nghị sự chính trị một lần nữa. Áp lực này đã sinh lời dưới dạng Đạo Luật Cải Cách Thứ Hai năm 1867, trong đó toàn bộ cử tri đã tăng gấp đôi và những người bỏ phiếu giai cấp lao động đã trở thành đa số trong tất cả các khu vực bầu cử đô thị. Không lâu sau đó bỏ phiếu kín bí mật đã được đưa ra và các bước được tiến hành để loại bỏ các tập quán bầu cử thối nát như “thết đãi” (về bản chất là mua phiếu bầu trong trao đổi mà người đi bầu nhận được một sự thết đãi, thường là tiền, thức ăn, hay rượu). Toàn bộ cử tri lại tăng gấp đôi lần nữa bởi Bộ Luật Cải Cách Thứ Ba năm 1884, khi 60 phần trăm đàn ông trưởng thành đã có quyền bầu cử. Tiếp theo Chiến tranh Thế giới lần Thứ Nhất, Bộ luật Đại diện của Nhân dân năm 1918 đã trao quyền bầu cử cho tất cả đàn ông trên tuổi hai mươi mốt, và những người đàn bà trên tuổi ba mươi là người đóng thuế hay kết hôn với người đóng thuế. Cuối cùng, tất cả các phụ nữ cũng đã nhận được quyền bầu cử theo cùng điều kiện như đàn ông trong năm 1928. Các biện pháp của năm 1918 đã được thương lượng trong chiến tranh và đã phản ánh một quid pro quo (sự đền đáp lại) giữa chính phủ và các giai cấp lao động, những người đã cần đến để chiến đấu và sản xuất đạn được. Chính phủ có thể cũng đã lưu ý về chủ nghĩa cấp tiến của Cách mạng Nga.
Song song với sự phát triển từ từ của các thể chế chính trị bao gồm hơn đã là một phong trào hướng đến các thể chế kinh tế còn bao gồm hơn nữa. Một hệ quả lớn của Đạo luật Cải cách thứ Nhất đã là bãi bỏ Luật Ngô năm 1846. Như chúng ta đã thấy ở chương 7, Luật Ngô đã cấm nhập khẩu thóc lúa và ngũ cốc, giữ giá của chúng cao và bảo đảm các khoản lợi nhuận béo bở cho các địa chủ lớn. Các nghị sĩ mới từ Manchester và Birmingham đã muốn ngô rẻ và và lương thấp. Họ đã thắng, và các nhóm lợi ích sở hữu đất đã bị một thất bại lớn.
Những sự thay đổi về toàn bộ cử tri và các chiều kích khác của các thể chế chính trị xảy ra trong tiến trình của thế kỷ thứ mười chín đã được tiếp theo bởi những cải cách thêm. Năm 1871 thủ tướng Gladstone, người theo đảng Tự do (Liberal), đã mở nền công vụ cho sự xem xét công chúng, biến nó thành chế độ tài năng đắc dụng (meritocracy), và như thế tiếp tục quá trình tập trung hóa chính trị và xây dựng các thể chế nhà nước mà đã bắt đầu trong thời kỳ Tudor. Các chính phủ Liberal và Tory trong thời kỳ này đã đưa ra một lượng đáng kể pháp luật về thị trường lao động. Thí dụ các Bộ Luật Người chủ và Người hầu (Masters và Servants Acts), mà đã cho phép những người sử dụng lao động sử dụng luật để làm giảm tính di động của những người lao động của họ, đã bị bãi bỏ, làm thay đổi bản chất của các mối quan hệ lao động có lợi cho người lao động. Trong giai đoạn 1906–1914, Đảng Tự do (Liberal Party), dưới sự lãnh đạo của H. H. Asquith và David Lloyd George, đã bắt đầu sử dụng nhà nước để cung cấp nhiều dịch vụ công hơn, kể cả bảo hiểm y tế và thất nghiệp, lương hưu do chính phủ trả, lương tối thiểu, và cam kết đối với việc đánh thuế tái phân phối. Như một kết quả của những thay đổi tài khóa này, các khoản thuế với tư cách là một phần của sản phẩm quốc gia đã tăng hơn gấp đôi trong ba thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ mười chín, và sau đó lại tăng gấp đôi trong ba thập niên đầu của thế kỷ thứ hai mươi. Hệ thống thuế cũng đã trở nên “lũy tiến” hơn, sao cho những người giàu có hơn chịu gánh nặng thuế nặng hơn.
Trong lúc đó, hệ thống giáo dục, mà trước kia chủ yếu cho elite, được vận hành bởi các giáo phái, hay đòi hỏi người nghèo trả học phí, đã được biến thành dễ tiếp cận hơn cho nhân dân; Luật Giáo dục năm 1870 đã giao cho chính phủ cung ứng một cách có hệ thống sự giáo dục phổ quát lần đầu tiên. Giáo dục đã trở nên miễn phí năm 1891. Tuổi rời nhà trường (school-leaving age) được quy định ở tuổi mười một trong năm 1893. Năm 1899 nó được tăng lên mười hai, và các điều khoản đặc biệt cho con cái các gia đình neo đơn đã được đưa ra. Như một kết quả của những thay đổi này, tỷ lệ của trẻ mười tuổi nhập học, mà đã ở mức đáng thất vọng 40 phần trăm trong năm 1870, đã tăng lên 100 phần trăm năm 1900. Cuối cùng, Bộ Luật Giáo dục năm 1902 đã dẫn đến một sự mở rộng lớn về các nguồn lực cho các trường học và việc đưa vào các trường grammar school (trung học phổ thông), mà sau đó đã trở thành nền tảng của giáo dục trung học ở Anh.
Thực ra, thí dụ Anh, một minh họa về vòng thiện của các thể chế bao gồm, cung cấp một thí dụ về một “vòng thiện từ từ.” Những sự thay đổi chính trị một cách không thể nhầm lẫn đã hướng tới các thể chế chính trị bao gồm hơn và đã là kết quả của những đòi hỏi từ nhân dân được trao quyền. Nhưng chúng đã cũng từ từ từng bước một. Mỗi thập niên một bước nữa, đôi khi nhỏ hơn, đôi khi lớn hơn, đã được tiến hành hướng tới dân chủ. Đã có xung đột về mỗi bước, và kết quả của mỗi bước đã tùy thuộc ngẫu nhiên. Nhưng vòng thiện đã tạo ra các lực mà đã làm giảm tiền đánh cược dính líu đến việc bám lấy quyền lực. Nó cũng đã thúc đẩy pháp trị, làm cho khó hơn để sử dụng vũ lực chống lại những người đòi hỏi cái mà bản thân các elite đã đòi hỏi từ các vua Stuart. Đã trở nên ít có khả năng rằng sự xung đột này sẽ biến thành một cuộc cách mạng dốc toàn lực và có khả năng hơn rằng nó được giải quyết ủng hộ cho tính bao gồm lớn hơn. Có một đức hạnh tuyệt vời trong loại thay đổi từ từ này. Đối với elite nó ít đe dọa hơn sự lật đổ toàn bộ hệ thống. Mỗi bước là nhỏ, và có lý để nhượng bộ một đòi hỏi nhỏ, hơn là tạo ra một sự thử thách lớn. Điều này giải thích một phần làm sao Luật Ngô bị bãi bỏ mà không có xung đột nghiêm trọng hơn. Vào năm 1846 các địa chủ đã không còn có thể kiểm soát việc lập pháp trong Quốc hội. Đấy đã là một kết quả của Bộ Luật Cải cách thứ Nhất. Tuy vậy, nếu giả như trong năm 1832 sự mở rộng toàn bộ cử tri, việc cải cách các thành phố thối nát, và việc bãi bỏ Luật Ngô tất cả đã đều trên bàn nghị sự, thì các địa chủ đã đưa ra sự chống cự nhiều hơn nhiều. Sự thực rằng đầu tiên đã có những cải cách chính trị hạn chế và rằng sự bãi bỏ Luật Ngô chỉ nằm trên chương trình nghị sự muộn hơn, đã tháo ngòi nổ xung đột.
Sự thay đổi từ từ cũng đã chặn việc liều mạng lao vào các vùng lãnh thổ chưa được khám phá. Một sự lật đổ dữ dội hệ thống có nghĩa là cái gì đó hoàn toàn mới phải được xây dựng để thế chỗ cho cái bị thủ tiêu. Đấy đã là trường hợp của Cách mạng Pháp, khi thử nghiệm đầu tiên với dân chủ đã dẫn đến Khủng bố và sau đó quay lại nền quân chủ hai lần trước khi cuối cùng dẫn đến nền Cộng hòa Pháp Thứ Ba vào năm 1870. Nó đã là trường hợp của Cách mạng Nga, nơi các mong mỏi của nhiều người cho một hệ thống công bằng hơn hệ thống của Đế chế Nga, đã dẫn đến một chế độ độc tài độc đảng mà đã hung bạo, khát máu, và đồi bại hơn chế độ nó đã thay thế rất nhiều. Cải cách từ từ đã là khó trong các xã hội này chính xác bởi vì chúng thiếu chủ nghĩa đa nguyên và đã hết sức khai thác. Chính chủ nghĩa đa nguyên nổi lên từ Cách mạng Vinh quang, và pháp trị mà nó đưa vào, đã là cái làm cho sự thay đổi từ từ là khả thi, và đáng mong muốn, ở Anh.
Nhà bình luận Anh bảo thủ Edmund Burke, người kiên định chống Cách mạng Pháp, đã viết trong năm 1790, “Với sự thận trọng vô hạn rằng bất cứ ai nên liều mạng phá đổ một tòa lâu đài, mà đã đáp ứng cho các mục đích chung của xã hội theo bất cứ mức độ có thể chịu được nào từ bao đời nay, hay dựng lại nó lên mà không có các mô hình và các hình mẫu về tính hữu dụng đã được chứng minh trước mắt mình.” Burke đã sai về bức tranh lớn. Cách mạng Pháp đã thay thế tòa lâu đài thối nát và đã mở đường cho các thể chế bao gồm không chỉ ở Pháp, mà khắp phần lớn Tây Âu. Nhưng sự thận trọng của Burke đã không phải hoàn toàn không chính xác. Quá trình từ từ của cải cách chính trị Anh, mà đã bắt đầu trong năm 1688 và đã lấy được nhịp ba thập niên sau cái chết của Burke, đã có hiệu quả hơn bởi vì bản chất từ từ của nó đã làm cho nó hùng mạnh hơn, khó hơn để kháng cự, và cuối cùng lâu bền hơn.
LÀM VỠ TAN CÁC TRUST
Các thể chế bao gồm ở Hoa Kỳ đã có gốc rễ của chúng trong các cuộc đấu tranh ở Virginia, Maryland, và Carolinas trong thời kỳ thuộc địa (trang 19-28). Các thể chế này đã được tăng cường bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ, với hệ thống các ràng buộc của nó và sự tách rời của các quyền lực. Nhưng Hiến pháp đã không đánh dấu sự chấm dứt sự phát triển các thể chế bao gồm. Hệt như ở Anh, các thể chế này đã được tăng cường bởi một quá trình phản hồi dương, dựa trên vòng thiện.
Vào giữa thế kỷ thứ mười chín, tất cả các đàn ông da trắng đã có thể bầu cử ở Hoa Kỳ, mặc dù các phụ nữ và những người da đen đã không. Các thể chế kinh tế đã trở nên bao gồm hơn – thí dụ, với sự thông qua của Bộ Luật Trang Ấp (Homestead Act) trong năm 1862 (trang 37), mà đã làm cho đất biên cương sẵn có cho các nhà định cư tiềm năng, hơn là phân bổ các vùng đất này cho các elite chính trị. Nhưng hệt như ở Anh, các thách thức đối với các thể chế bao gồm đã chẳng bao giờ hoàn toàn vắng mặt. Sự kết thúc của Nội Chiến Hoa Kỳ đã khởi xướng một đợt tăng tốc tăng trưởng kinh tế ở miền Bắc. Khi đường sắt, công nghiệp, và thương mại mở rộng, một vài người đã kiếm được số tiền lớn kếch xù. Được làm cho bạo dạn bởi thành công kinh tế của họ, những người này và các công ty của họ đã trở nên ngày càng vô lương tâm. Họ đã được gọi là các Robber Baron (Trùm Kẻ Cướp) bởi vì các tập quán kinh doanh cứng cỏi của họ đã nhắm đến củng cố các độc quyền và ngăn trở bất cứ đối thủ cạnh tranh tiềm năng nào tham gia vào thị trường hay tiến hành kinh doanh trên quan hệ bình đẳng. Một trong những kẻ khét tiếng nhất của những người này đã là Cornelius Vanderbilt, người đã nhận xét một cách nổi tiếng, “Tôi quan tâm gì đến Luật pháp? Tôi không có quyền lực ư?”
Một người khác đã là John D. Rockefeller, người đã khởi xướng Công ty Standard Oil năm 1870. Ông đã nhanh chóng loại trừ các đối thủ ở Cleveland và đã thử độc quyền hóa giao thông và và bán lẻ dầu và các sản phẩm dầu. Vào năm 1882 đông đã tạo ra một độc quyền đồ sộ – theo ngôn ngữ ngày đó, một trust. Vào năm 1890 Standard Oil đã kiểm soát 88 phần trăm dầu tinh chế chảy ở Hoa Kỳ, và Rockefeller đã trở thành tỷ phú đầu tiên trên thế giới trong năm 1916. Các tranh biếm họa đương thời vẽ Standard Oil như một con bạch tuộc quấn các vòi không chỉ quanh công nghiệp dầu mà cả Capitol Hill, tòa nhà Quốc hội, nữa.
Hầu như cũng khét tiếng thế đã là John Pierpont Morgan, người sáng lập tổ hợp độc quyền (conglomerate) ngân hàng J.P. Morgan, mà muộn hơn, sau nhiều cuộc sáp nhập trong hàng thập niên, cuối cùng đã trở thành JPMorgan Chase. Cùng với Andrew Carnegie, Morgan đã thành lập Công ty Thép Hoa Kỳ (U.S. Steel Company) năm 1901, công ty đầu tiên với giá trị thị trường hóa hơn 1 tỷ $ và đã là công ty thép lớn nhất thế giới, bỏ xa các công ty khác. Trong các năm 1890, các trust lớn đã bắt đầu nổi lên gần như ở mọi khu vực của nền kinh tế, và nhiều trong số chúng kiểm soát hơn 70 phần trăm thị trường trong khu vực của chúng. Các trust này gồm tên của nhiều gia đình, như Du Pont, Eastman Kodak, và International Harvester. Về mặt lịch sử, Hoa Kỳ, chí ít miền bắc và trung tây Hoa Kỳ, đã có các thị trường tương đối cạnh tranh và đã quân bình hơn các phần khác của đất nước, đặc biệt là Miền Nam. Nhưng trong thời kỳ này, sự cạnh tranh nhường đường cho độc quyền, và sự bất bình đẳng của cải tăng lên nhanh chóng.
Hệ thống chính trị đa nguyên của Hoa Kỳ đã trao quyền rồi cho một mảng rộng của xã hội mà đã có thể đứng lên chống lại những sự xâm phạm như vậy. Các nạn nhân của các tập quán của các Trùm Ăn Cướp, hay những người phản đối sự chế ngự vô lương tâm của ngành của họ, đã bắt đầu tổ chức để chống lại chúng. Họ đã lập ra phong trào Dân túy và rồi sau đó phong trào Tiến bộ.
Phong trào Dân túy đã nổi lên từ một khủng hoảng nông nghiệp kéo dài, mà đã làm khổ sở vùng Trung Tây từ cuối các năm 1860 trở đi. Nghiệp Đoàn Nông Dân (National Grange of the Order of Patrons of Husbandry), được biết đến như các Granger, đã được thành lập năm 1867 và đã bắt đầu huy động các nông dân chống lại các tập quán kinh doanh không công bằng và phân biệt. Trong năm 1873 và 1874, các Granger đã có được sự kiểm soát mười một cơ quan lập pháp bang miền trung tây, và sự bất mãn nông thôn đã lên đỉnh điểm trong sự hình thành Đảng Nhân Dân năm 1892, mà đã thu được 8,5 phần trăm phiếu bầu phổ thông trong bầu cử tổng thống năm 1892. Trong hai lần bầu cử tiếp theo, những người Dân Túy đã đứng vào hàng ngũ đằng sau hai phong trào Dân chủ không thành công bởi William Jennings Bryan, người đã biến nhiều vấn đề thành của chính ông. Sự phản đối ở cơ sở đối với sự mở rộng của các trust bây giờ đã được tổ chức để thử chống lại ảnh hưởng mà Rockefeller và các Trùm Kẻ Cướp khác sử dụng lên chính trị quốc gia.
Các phong trào chính trị chầm chậm đã bắt đầu có một tác động lên thái độ chính trị và rồi lên lập pháp, đặc biệt liên quan đến vai trò của nhà nước trong điều tiết độc quyền. Luật quan trọng đầu tiên đã là Đạo Luật Thương mại giữa các bang năm 1887, mà đã tạo ra Ủy ban Thương mại Giữa các Bang và đã khởi xướng sự phát triển của quy chế điều tiết liên bang của Bộ Luật Sherman, mà vẫn là một phần chủ yếu của điều tiết chống trust của Hoa Kỳ, trở thành cơ sở cho các cuộc tấn công các trust của các Trùm Kẻ Cướp. Hành động chủ yếu chống lại các trust đã đến sau bầu cử các tổng thống cam kết với cải cách và với giới hạn quyền lực của các Trùm Kẻ Cướp: Theodore Roosevelt, 1901–1909; William Taft, 1909–1913; và Woodrow Wilson, 1913–1921.
Một lực lượng chính trị chủ chốt đứng đằng sau quy chế chống trust và bước đi để áp đặt quy chế liên bang về công nghiệp đã lại là phiếu bầu của nông dân. Các nỗ lực ban đầu bởi các bang riêng lẻ trong các năm 1870 để điều tiết đường sắt đã đến từ các tổ chức nông dân. Thực vậy, gần như tất cả năm mươi chín kiến nghị mà liên quan đến các trust được gửi cho Quốc hội trước khi ban hành Đạo luật Sherman đã đến từ các bang nông nghiệp và đã bắt nguồn từ các tổ chức như Liên hiệp Nông dân, Liên minh Nông dân, Hội Lợi ích Hỗ tương của Nông dân, và Các nhà Bảo trợ Chăn nuôi. Các nông dân đã tìm thấy một lợi ích tập thể trong chống lại các tập quán độc quyền của công nghiệp.
Từ tro tàn của những người Dân túy, những người đã suy sụp nghiêm trọng sau khi dùng ảnh hưởng của mình để ủng hộ những người [thuộc đảng] Dân chủ, đã đến những người Tiến bộ, một phong trào cải cách không đồng nhất quan tâm đến cùng nhiều vấn đề như thế. Phong trào Tiến bộ ban đầu đã quện lại xung quanh nhân vật Teddy Roosevelt, người đã là phó tổng thống của William McKinley và đã đảm đương chức tổng thống tiếp sau vụ ám sát McKinley năm 1901. Trước khi lên nắm chức tầm quốc gia, Roosevelt đã là một thống đốc không nhượng bộ của New York và đã làm việc siêng năng để loại bỏ tham nhũng chính trị và “guồng máy chính trị.” Trong thông điệp đầu tiên của ông cho Quốc hội, Roosevelt đã chuyển sự chú ý của mình đến các trust. Ông đã cho rằng sự thịnh vượng của Hoa Kỳ dựa trên nền kinh tế thị trường và tài khéo léo của các nhà kinh doanh, nhưng đồng thời,
có những cái xấu thực và trầm trọng … và một … sự tin chắc rộng rãi trong đầu của nhân dân Mỹ rằng các công ty lớn được biết đến như các trust theo một số đặc tính và xu hướng của chúng là có hại cho phúc lợi chung. Điều này xuất hiện không từ tinh thần ghen tỵ hay không độ lượng nào, cũng chẳng từ sự thiếu tự hào về các thành quả vĩ đại mà đã đặt đất nước này lên đầu các quốc gia chiến đấu giành ưu thế thương mại. Nó không dựa vào một sự thiếu đánh giá thông minh về sự tất yếu phải thỏa mãn các điều kiện đang thay đổi và đã thay đổi của thương mại với các phương pháp mới, nó cũng chẳng dựa vào sự không hiểu biết về sự thực rằng sự kết hợp vốn trong nỗ lực để đạt được các thứ lớn lao là cần thiết khi sự tiến bộ của thế giới đòi hỏi rằng các thứ lớn lao phải được làm. Nó dựa trên sự tin chắc chân thành rằng sự kết hợp và sự tập trung phải, không bị cấm, nhưng được giám sát và được kiểm soát bên trong các giới hạn hợp lý; và theo đánh giá của tôi sự tin chắc này là đúng.
Ông tiếp tục: “Cũng phải là mục đích của những người tìm kiếm sự cải thiện xã hội để giải thoát thế giới kinh doanh khỏi các tội ác xảo trá như để giải thoát toàn bộ nhà nước khỏi các tội ác vũ lực.” Kết luận của ông đã là
vì lợi ích của toàn bộ nhân dân, quốc gia cũng phải nắm lấy quyền lực giám sát và điều tiết tất cả các công ty tiến hành kinh doanh giữa các bang, mà không can thiệp vào quyền lực của các bang trong bản thân vấn đề này. Điều này đặc biệt đúng nơi công ty nhận được một phần của cải của nó từ sự tồn tại của yếu tố hay xu hướng độc quyền nào đó trong việc kinh doanh của nó.
Roosevelt đã kiến nghị Quốc hội thiết lập một cơ quan liên bang với quyền lực để điều tra các vụ của các công ty lớn và rằng, nếu cần thiết, một sự tu chính Hiến pháp có thể được sử dụng để tạo ra một cơ quan như vậy. Vào năm 1902 Roosevelt đã sử dụng Đạo luật Sherman để phá vỡ Công ty Chứng khoán Miền Bắc (Northern Securities Company), đụng chạm đến các lợi ích của J.P. Morgan, và sau đó các vụ tố tụng được đưa ra chống lại Du Pont, Công ty Thuốc lá Mỹ, và công ty Standard Oil. Roosevelt đã củng cố Đạo luật Thương mại giữa các Bang với Đạo luật Hepburn năm 1906, mà đã làm tăng quyền lực của Ủy Ban Thương mại giữa các Bang, đặc biệt cho phép nó thanh tra các tài khoản của đường sắt và mở rộng quyền hạn của nó sang các lĩnh vực mới. Người kế vị Roosevelt, William Taft, đã khởi tố các trust thậm chí còn siêng năng hơn, điểm cao của công việc này đã là phá vỡ Công ty Standard Oil trong năm 1911. Taft cũng đã đề xuất những cải cách quan trọng khác, như đưa ra thuế thu nhập liên bang, mà đã đến với sự phê chuẩn Tu chính [Hiến pháp] lần thứ Mười sáu trong năm 1913.
Thời cực thịnh của những cải cách Tiến bộ đến với việc bầu Woodrow Wilson năm 1912. Wilson đã lưu ý trong cuốn sách năm 1913 của ông, cuốn The New Freedom (Quyền tự do mới), “Nếu độc quyền tồn tại dai dẳng, độc quyền sẽ luôn luôn ở cương vị chỉ huy chính phủ. Tôi không kỳ vọng để thấy độc quyền tự kiềm chế. Nếu có những người ở đất nước này đủ lớn để sở hữu chính phủ Hoa Kỳ, họ sẽ sở hữu nó.”
Wilson đã làm việc để thông qua Đạo luật Clayton Chống Trust năm 1914, củng cố Đạo luật Sherman, và ông đã lập ra Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission), mà đã thi hành Đạo luật Clayton. Ngoài ra, dưới sự thúc đẩy của sự điều tra của Ủy ban Pujo, do nghị sĩ Louisiana là Arsene Pujo lãnh đạo, về “trust tiền tệ,” sự mở rộng độc quyền vào ngành tài chính, Wilson đã đề nghị tăng điều tiết khu vực tài chính. Trong năm 1913 ông đã thành lập Ban Thống đốc Hệ thống Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Board), mà sẽ điều tiết các hoạt động độc quyền trong khu vực tài chính.
Sự nổi lên của các Trùm Kẻ Cướp và các trust độc quyền của họ vào cuối thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi nhấn mạnh rằng, như chúng ta đã nhấn mạnh rồi ở chương 3, sự hiện diện của các thị trường bản thân nó không là một bảo đảm của các thể chế bao gồm. Các thị trường có thể bị chế ngự bởi vài hãng, đặt ra giá cắt cổ và chặn sự tham gia của các đối thủ hiệu quả hơn và các công nghệ mới. Các thị trường, để mặc cho chúng tự xoay xở, có thể ngừng là bao gồm, ngày càng trở nên bị thống trị bởi kẻ hùng mạnh về kinh tế và chính trị. Các thể chế kinh tế bao gồm đòi hỏi không chỉ các thị trường, mà đòi hỏi các thị trường bao gồm mà tạo ra sân chơi bằng phẳng và các cơ hội kinh tế cho đa số nhân dân. Độc quyền tràn lan, được ủng hộ bởi quyền lực chính trị của elite, mâu thuẫn với điều này. Nhưng phản ứng với các trust độc quyền cũng minh họa rằng khi các thể chế chính trị là bao gồm, chúng tạo ra một lực bù chống những sự chuyển động ra xa các thị trường bao gồm. Đấy là vòng thiện đang hoạt động. Các thể chế kinh tế bao gồm cung cấp các nền tảng mà trên đó các thể chế chính trị bao gồm có thể đơm hoa, trong khi các thể chế chính trị bao gồm hạn chế những sự đi trệch khỏi các thể chế kinh tế bao gồm. Phá tan trust ở Hoa Kỳ, ngược lại với cái chúng ta đã thấy ở Mexico (trang 38-40), minh họa khía cạnh này của vòng thiện. Trong khi không có cơ quan chính trị nào ở Mexico hạn chế độc quyền của Carlos Slim, các Đạo luật Sherman và Clayton đã được dùng lặp đi lặp lại ở Hoa Kỳ trong thế kỷ qua để hạn chế các trust, các độc quyền, và các cartel, và để bảo đảm rằng các thị trường vẫn là các thị trường bao gồm.
Kinh nghiệm Hoa Kỳ trong nửa đầu của thế kỷ thứ hai mươi cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí tự do trong trao quyền cho các mảng rộng của xã hội và như thế trong vòng thiện. Năm 1906 Roosevelt đã tạo ra từ muckraker (người cào phân, kẻ hay bới móc), dựa trên một nhân vật văn học, người với cái cào phân trong Pilgrim’s Progress (Tiến bộ của người Hành hương) của Bunyan, để mô tả cái ông coi như nghề báo xâm nhập. Từ này đã bám vào và tượng trưng hóa các nhà báo những người đã xâm nhập, nhưng cũng có kết quả, phơi bày những sự thái quá của các Trùm Kẻ Cướp cũng như sự thối nát trong hoạt động chính trị địa phương và liên bang. Có lẽ người hay bới móc nổi tiếng nhất đã là Ida Tarbell, mà cuốn sách năm 1904 của bà, cuốn History of the Standard Oil Company (Lịch sử của Công ty Standard Oil), đã đóng một vai trò then chốt trong làm thay đổi dư luận chống lại Rockefeller và các lợi ích kinh doanh của ông, lên đến đỉnh điểm trong phá vỡ Standard Oil năm 1911. Một muckraker chủ chốt khác đã là luật sư và tác giả Louis Brandeis, người muộn hơn đã được Tổng thống Wilson bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án Tối cao. Brandeis đã phác họa một loạt các vụ bê bối tài chính trong cuốn sách của mình, cuốn Other People’s Money and How Bankers Use It (Tiền của những Người khác và các Chủ Ngân hàng Sử dụng Nó Ra sao), và đã có ảnh hưởng lớn đến Ủy ban Pujo. Ông trùm báo chí William Randolph Hearst cũng đã đóng một vai trò nổi bật như người hay bới móc. Việc ông cho đăng từng kỳ trong tạp chí The Cosmopolitan của ông trong năm 1906 các bài báo của David Graham Phillips, được gọi là “Sự Làm Phản của Thượng viện – The Treason of the Senate,” đã khích động phong trào để đưa ra việc bầu trực tiếp Thượng viện, một cải cách Tiến bộ chủ chốt khác nữa mà đã xảy ra với sự ban hành Tu chính thứ Mười Bảy của Hiến pháp Hoa Kỳ trong năm 1913.
Các muckraker đã đóng một vai trò chủ yếu trong xui khiến các chính trị gia hành động chống lại các trust. Các Trùm Kẻ Cướp đã căm thù các muckraker, nhưng các thể chế chính trị của Hoa Kỳ đã làm cho là không thể đối với họ để tiệt trừ và bịt miệng những người hay bới móc. Các thể chế chính trị bao gồm cho phép một nền báo chí tự do phát đạt, và một nền báo chí tự do, đến lượt, lại làm cho có nhiều khả năng hơn rằng các đe dọa chống lại các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm sẽ được biết đến một cách rộng rãi và bị kháng cự. Ngược lại, quyền tự do [báo chí] như vậy là không thể dưới các thể chế chính trị khai thác, dưới chính thể chuyên chế, hay dưới chế độ độc tài, mà giúp các chế độ khai thác để ngăn ngừa trước hết sự hình thành của phe đối lập nghiêm túc. Thông tin mà báo chí tự do cung cấp đã rõ ràng là quyết định trong nửa đầu của thế kỷ thứ hai mươi ở Hoa Kỳ. Không có thông tin này, công chúng Hoa Kỳ đã không biết mức độ thật của quyền lực và sự lạm dụng của các Trùm Kẻ Cướp và đã không thể được huy động để chống lại các trust của họ.
CHỌN NGƯỜI VÀO TÒA ÁN
Franklin D. Roosevelt, ứng viên của Đảng Dân chủ và em con chú của Teddy Roosevelt, đã được bầu làm tổng thống năm 1932 giữa cuộc Đại Suy thoái. Ông đã lên nắm quyền với một sự ủy thác của nhân dân để thực hiện một tập các chính sách đầy tham vọng để chiến đấu với Đại Suy thoái. Vào thời điểm lễ nhậm chức của ông đầu năm 1933, một phần tư lực lượng lao động đã thất nhiệp, với nhiều người bị ném vào cảnh nghèo khổ. Sản xuất công nghiệp đã sụt hơn một nửa kể từ Suy thoái nổ ra năm 1929, và đầu tư đã sụp đổ. Các chính sách mà Roosevelt kiến nghị để chống lại tình trạng này đã được biết đến chung như New Deal (Chính sách Kinh tế Mới). Roosevelt đã có một chiến thắng vững chắc, với 57 phần trăm phiếu bầu phổ thông, Đảng Dân chủ đã có đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện, đủ để thông qua luật pháp New Deal. Tuy vậy, một số luật đã nêu ra các vấn đề hiến pháp và đã kết thúc ở Tòa án Tối cao, nơi sự ủy thác cử tri của Roosevelt đã rất ít có tác dụng.
Một trong các trụ cột chính của New Deal đã là Đạo luật Khôi phục Công nghiệp Quốc gia. Chương I đã tập trung vào khôi phục công nghiệp. Tổng thống Roosevelt và nhóm của ông đã tin rằng kiềm chế cạnh tranh công nghiệp, trao cho công nhân các quyền lớn hơn để thành lập các nghiệp đoàn, và điều tiết các tiêu chuẩn làm việc đã là cốt yếu đối với sự cố gắng phục hồi. Chương II đã thiết lập Public Works Administration (Cơ quan quản lý các Công trình Công cộng), mà các dự án hạ tầng cơ sở gồm các cột mốc như ga xe lửa Đường Thứ Ba Mươi ở Philadelphia, cầu Triborough, Đập Grand Coulee, và Đường Overseas nối Key West, Florida, với đất liền. Tổng thống Roosevelt đã ký dự luật thành luật ngày 16 tháng Sáu, 1933, và Đạo luật Khôi phục Công nghiệp Quốc gia đã được đưa vào hoạt động. Tuy vậy, ngay lập tức nó đã đối mặt với các thách thức ở các tòa án. Ngày 27 tháng Năm, 1935, Tòa án Tối cao đã nhất trí quyết định rằng Chương I của đạo luật đã vi hiến. Phán quyết của họ đã lưu ý một cách trang nghiêm, “Những điều kiện đặc biệt có thể cần đến những cách điều trị đặc biệt. Nhưng … các điều kiện đặc biệt không tạo ra hay mở rộng quyền lực thuộc hiến pháp.”
Trước khi quyết định của Tòa được ghi nhận, Roosevelt đã bước một bước tiếp theo của chương trình nghị sự của ông và đã ký Đạo luật Trợ cấp Xã hội (Social Security Act), mà đã đưa nhà nước phúc lợi hiện đại vào Hoa Kỳ: lương hưu khi về hưu, trợ cấp thất nghiệp, giúp đỡ các gia đình có con phụ thuộc, và một số chăm sóc sức khỏe và trợ cấp tàn tật. Ông cũng đã ký Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia (National Labor Relations Act), mà đã củng cố thêm các quyền của những người lao động để tổ chức các nghiệp đoàn, tham gia thương lượng tập thể, và tiến hành đình công chống lại những người sử dụng lao động của họ. Các biện pháp này cũng đã đối mặt với các thách thức ở Tòa án Tối cao. Khi những thứ này đang đi qua ngành tư pháp, Roosevelt đã được bầu lại trong năm 1936 với một sự ủy thác mạnh mẽ, nhận được 61 phần trăm phiếu bầu phổ thông.
Với sự yêu mến của nhân dân lên cao kỷ lục, Roosevelt đã không có ý định để cho Tòa án Tối cao làm trật bánh xe nhiều hơn trong chương trình nghị sự chính sách của ông. Ông đã trình bày các kế hoạch của ông tại một trong các Buổi nói chuyện với nhân dân (Fireside Chat) thường lệ của ông, mà đã được truyền thanh trực tiếp trên radio ngày 9 tháng Ba, 1937. Ông đã bắt đầu bằng cách chỉ ra rằng trong nhiệm kỳ đầu của ông, các chính sách rất cần đã chỉ vượt qua Tòa án Tối cao một chút ít. Ông tiếp tục:
Làm tôi nhớ lại buổi tối đó trong tháng Ba, bốn năm trước, khi tôi trình bày báo cáo radio đầu tiên của tôi cho bạn. Khi đó chúng ta đang ở giữa cuộc khủng hoảng lớn về ngân hàng. Không lâu sau đó, với sự ủy quyền của Quốc hội, chúng ta đã yêu cầu quốc gia giao toàn bộ số vàng của nó được tư nhân nắm giữ, dollar lấy dollar, cho chính phủ Hoa Kỳ. Sự phục hồi hôm nay chứng minh chính sách đã đúng thế nào. Nhưng khi, gần hai năm muộn hơn, trước Tòa án Tối cao tính hợp hiến của nó đã được xác nhận chỉ bởi năm-trên-bốn phiếu. Sự thay đổi của một phiếu đã có thể quăng tất cả công việc của quốc gia vĩ đại này vào sự hỗn loạn vô vọng. Quả vậy, bốn thẩm phán đã quyết định rằng quyền dưới một hợp đồng tư để khai thác một cân thịt đã thiêng liêng hơn các mục tiêu chính của Hiến pháp để thiết lập một quốc gia lâu dài.
Hiển nhiên, điều này không được để lại bị rủi ro. Roosevelt tiếp tục:
Thứ năm trước tôi đã mô tả hình thức Mỹ của chính phủ như một bộ tam mã được cung cấp bởi Hiến pháp cho nhân dân Mỹ sao cho ruộng của họ có thể được cày. Ba con ngựa, tất nhiên, là ba nhánh của chính phủ – Quốc hội, hành pháp, và các tòa án. Hai trong ba con ngựa, Quốc hội và hành pháp, đang đồng tâm kéo ngày nay; con thứ ba thì không.
Roosevelt sau đó đã chỉ ra rằng Hiến pháp Hoa Kỳ đã thực sự không trao cho Tòa án Tối cao quyền để thách thức tính hợp hiến của luật pháp, nhưng nó đã nhận vai trò này cho mình trong năm 1803. Lúc đó, Thẩm phán Bushrod Washington đã quy định rằng Tòa án Tối cao phải “giả định ủng hộ cho tính hợp lệ [của một luật] cho đến khi sự vi phạm Hiến pháp của nó được chứng minh một cách không còn nghi ngờ gì nữa.” Roosevelt sau đó đã buộc tội:
Trong bốn năm qua quy tắc lành mạnh về trao cho các đạo luật
cần thiết, vô ích và hoàn toàn nguy hiểm của nguyên lý hiến pháp … mà không có tiền lệ hay sự biện minh.” Thượng viện đã bỏ phiếu 70 trên 20 để gửi nó lại cho ủy ban để soạn lại. Tất các các yếu tố “chọn người vào tòa án” đã bị tước hết. Roosevelt đã không có khả năng để loại bỏ các ràng buộc đặt lên quyền lực của ông bởi Tòa án Tối cao. Cho dù quyền lực của Roosevelt vẫn bị ràng buộc, đã có những thỏa hiệp, và các Đạo luật Trợ cấp Xã hội và Quan hệ Lao động Quốc gia cả hai đã được Tòa tuyên là hợp hiến.
Quan trọng hơn số phận của hai đạo luật này đã là bài học chung từ tình tiết này. Các thể chế chính trị bao gồm không chỉ ngăn chặn các sự trệch lớn khỏi các thể chế kinh tế bao gồm, mà chúng cũng cưỡng lại các mưu toan để làm xói mòn sự tiếp tục riêng của chính chúng. Đã là lợi ích trực tiếp của Hạ viện và Thượng viện Dân chủ để chọn người cho tòa án và bảo đảm rằng tất cả luật pháp New Deal sống sót. Nhưng theo cùng cách mà các elite Anh vào đầu thế kỷ thứ mười tám đã hiểu rằng đình chỉ pháp trị sẽ gây nguy hiểm cho các lợi ích mà họ đã giật được từ nền quân chủ, các hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ đã hiểu rằng nếu Tổng thống đã có thể làm xói mòn tính độc lập của ngành tư pháp, thì điều này sẽ làm xói mòn cân bằng quyền lực trong hệ thống mà đã bảo vệ họ khỏi Tổng thống và đã bảo đảm tính liên tục của các thể chế chính trị đa nguyên.
Có lẽ Roosevelt có thể đã quyết định tiếp theo rằng nhận được đa số lập pháp đã cần quá nhiều thỏa hiệp và thời gian và rằng thay vào đó ông đã có thể cai trị bằng sắc lệnh, hoàn toàn làm xói mòn chủ nghĩa đa nguyên và hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Quốc hội chắc chắn đã không thông qua điều này, nhưng khi đó Roosevelt đã có thể kêu gọi quốc gia, khẳng định rằng Quốc hội đang cản trở các biện pháp để chiến đấu với Suy thoái. Ông đã có thể sử dụng cảnh sát để đóng cửa Quốc hội. Nghe có vẻ cường điệu khó tin? Đấy chính xác là cái đã xảy ra ở Peru và Venezuela trong các năm 1990. Các Tổng thống Fujimori và Chávez đã kêu gọi sự ủy thác của dân chúng cho họ để đóng cửa các quốc hội không hợp tác và sau đó đã viết lại các Hiến pháp của họ để củng cố một cách mạnh mẽ quyền lực của Tổng thống. Sự lo sợ về độ dốc-trơn tuột này bởi những người chia sẻ quyền lực dưới các thể chế chính trị đa nguyên chính xác là cái đã chặn Walpole khỏi việc sửa các tòa án Anh trong các năm 1720, và nó là cái đã chặn Quốc hội Hoa Kỳ khỏi việc ủng hộ kế hoạch chọn người vào tòa án của Roosevelt. Roosevelt đã đụng độ với sức mạnh của các vòng thiện.
Nhưng logic này không luôn luôn diễn ra, đặc biệt trong các xã hội mà có thể có một vài đặc tính bao gồm nhưng là khai thác một cách rộng rãi. Chúng ta đã thấy rồi động học này ở Rome và Venice. Một minh họa khác nữa đến từ việc so sánh mưu toan thất bại của Roosevelt để chọn người vào Tòa án với các nỗ lực tương tự ở Argentina, nơi một cách cốt yếu cùng các cuộc đấu tranh đã xảy ra trong bối cảnh của các thể chế kinh tế và chính trị khai thác chiếm ưu thế.
Hiến pháp năm 1853 của Argentina đã tạo ra một Tòa án Tối cao với các nhiệm vụ tương tự như các trách nhiệm của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Một quyết định năm 1887 đã cho phép tòa án Argentine đảm nhiệm cùng vai trò như của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trong quyết định liệu các luật cụ thể có hợp hiến hay không. Về lý thuyết, Tòa án Tối cao đã có thể phát triển như một trong những yếu tố quan trọng của các thể chế chính trị bao gồm ở Argentina, nhưng phần còn lại của hệ thống chính trị và kinh tế đã vẫn hết sức khai thác, và đã không có sự trao quyền cho các mảng rộng của xã hội cũng đã chẳng có chủ nghĩa đa nguyên ở Argentina. Như ở Hoa Kỳ, vai trò hiến định của Tòa án Tối cao cũng có thể bị thách thức ở Argentina. Năm 1946 Juan Domingo Perón đã được bầu một cách dân chủ làm Tổng thống Argentina. Perón đã là một cựu đại tá và đầu tiên đã nổi bật toàn quốc sau một cuộc đảo chính quân sự năm 1943, mà đã chỉ định ông ta làm bộ trưởng lao động. Trong vị trí này, ông đã xây dựng liên minh chính trị với các nghiệp đoàn và phong trào lao động, mà sẽ là cốt yếu cho nỗ lực của ông để làm Tổng thống.
Không lâu sau thắng lợi của Perón, những người ủng hộ ông trong Hạ Viện (Chamber of Deputies) đã kiến nghị luận tội bốn trong năm thành viên của Tòa án. Sự buộc tội nhắm chống Tòa án đã là nhiều. Một cớ buộc tội đã dính líu đến việc họ chấp nhận một cách vi hiến tính hợp pháp của hai chế độ quân sự năm 1930 và 1943 – đã là khá mỉa mai, vì Perón đã đóng một vai trò then chốt trong cuộc đảo chính sau. Các lý do khác đã tập trung vào luật pháp mà tòa án đã đánh đổ, hệt như tòa án Hoa Kỳ đã làm. Đặc biệt, ngay trước việc bầu Perón làm Tổng thống, Tòa đã đưa ra một quyết định rằng hội đồng quan hệ lao động quốc gia mới của Perón đã là vi hiến. Hệt như Roosevelt đã phê phán nặng nề Tòa án Tối cao trong chiến dịch bầu lại của ông năm 1936, Perón đã làm hệt thế trong chiến dịch của ông năm 1946. Chín tháng sau khi khởi động quá trình luận tội, Hạ viện đã kết tội ba thẩm phán, thẩm phán thứ tư đã từ chức rồi. Thượng viện đã chấp thuận đề nghị. Perón sau đó đã bổ nhiệm bốn thẩm phán mới. Việc làm xói mòn Tòa án rõ ràng đã có tác động giải thoát Perón khỏi các ràng buộc chính trị. Bây giờ ông đã có thể sử dụng quyền lực không bị kiềm chế, vẫn như các chế độ quân sự ở Argentina đã sử dụng trước và sau nhiệm kỳ tổng thống của ông. Các thẩm phán mới được bổ nhiệm của ông, chẳng hạn, đã phán quyết là hợp hiến sự kết tội Ricardo Balbín, lãnh tụ của đảng đối lập chính đối với Perón, Đảng Cấp Tiến, vì đã không tôn trọng Perón. Perón trên thực tế đã cai trị như một tên độc tài.
Vì Perón đã thành công chọn người cho Tòa án, đã trở thành chuẩn ở Argentina cho bất cứ Tổng thống mới nào để chọn các thẩm phán Tòa án Tối cao riêng của mình. Cho nên một thể chế chính trị mà đã có thể thực hiện một số ràng buộc lên quyền lực của nhánh hành pháp đã mất hết. Chế độ Perón đã bị loại khỏi quyền lực bởi một cuộc đảo chính khác trong năm 1955, và đã tiếp theo bởi một chuỗi dài của những sự chuyển tiếp giữa sự cai trị quân sự và dân sự. Cả các chế độ quân sự và dân sự mới đã chọn các thẩm phán riêng của mình. Nhưng chọn các thẩm phán Tòa án Tối cao ở Argentina đã không là một hoạt động được giới hạn cho những sự chuyển tiếp giữa sự cai trị quân sự và dân sự. Trong năm 1990 Argentina cuối cùng đã trải qua một sự chuyển tiếp giữa các chính phủ được bầu một cách dân chủ – một chính phủ dân chủ tiếp sau bởi chính phủ dân chủ khác. Thế nhưng, vào thời gian này các chính phủ dân chủ đã không ứng xử khác mấy với các chính phủ quân sự khi đến việc của Tòa án Tối cao. Tổng thống mới nhậm chức đã là Carlos Saúl Menem của Đảng Perónist. Các thẩm phán Tòa án Tối cao đương nhiệm đã được bổ nhiệm sau sự chuyển tiếp sang nền dân chủ năm 1983 bởi Tổng thống Đảng Cấp Tiến Raúl Alfonsín. Vì đấy là một sự chuyển tiếp dân chủ, đã chẳng có lý do gì cho Menem để bổ nhiệm tòa án riêng của mình. Nhưng trong thời gian dẫn đến bầu cử, Menem đã để lộ bản chất của ông rồi. Ông ta đã liên tục, mặc dù không thành công, thử khuyến khích (hay thậm chí đe dọa) các thành viên của tòa để họ từ chức. Ông đã chào một cách nổi tiếng cho Thẩm phán Carlos Fayt một chức đại sứ. Nhưng ông đã bị quở trách, và Fayt đã đáp lại bằng gửi cho ông một bản của cuốn sách Law and Ethics (Luật và Đạo đức học), với một ghi chú đề tặng “Cẩn thận tôi đã viết cuốn này”. Không nao núng, trong vòng ba tháng từ khi nhậm chức, Menem đã gửi một dự luật đến Hạ viện kiến nghi mở rộng Tòa án từ năm lên chín thành viên. Một lý lẽ hệt như Roosevelt đã dùng năm 1937: tòa đã làm việc quá sức. Luật đã nhanh chóng đi qua Thượng viện và Hạ viện, và việc này đã cho phép Menem bổ nhiệm bốn thẩm phán mới. Ông đã có đa số của mình.
Thắng lợi của Menem chống lại Tòa án Tối cao đã khởi động một loại động học độ dốc-trơn tuột mà chúng ta đã nhắc tới ở trước. Bước tiếp theo của ông đã là viết lại Hiến pháp loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ để ông có thể ứng cử Tổng thống lần nữa. Sau khi được bầu lại, Menem đã đề nghị viết lại Hiến pháp lần nữa, nhưng đã bị chặn không phải bởi các thể chế chính trị Argentina mà bởi các phe cánh bên trong Đảng Perónist của chính ông, những người đã chiến đấu chống lại sự thống trị cá nhân của ông.
Từ khi độc lập, Argentina đã chịu hầu hết các vấn đề thể chế mà đã gây tai họa cho Mỹ Latin. Nó đã bị sập bẫy trong một vòng luẩn quẩn, không phải một vòng thiện. Như một hệ quả, những sự phát triển tích cực, như các bước đầu tiên hướng tới việc tạo ra một Tòa án Tối cao độc lập, đã chẳng bao giờ có được vị trí chắc chắn. Với chủ nghĩa đa nguyên, không nhóm nào muốn hay dám lật đổ quyền lực của nhóm khác, vì sợ rằng quyền lực riêng của chính nó sau đó sẽ bị thách thức. Đồng thời, sự phân bổ rộng quyền lực làm cho một sự lật đổ như vậy là khó. Một Tòa án Tối cao có thể có quyền lực nếu nó nhận được sự ủng hộ đáng kể từ các mảng rộng của xã hội sẵn sàng đẩy lui các mưu toan để làm mất hiệu lực của tính độc lập của Tòa án. Điều đó đã đúng ở Hoa Kỳ, không phải ở Argentina. Các nhà lập pháp ở đó đã vui lòng để làm xói mòn Tòa án cho dù họ đã thấy trước rằng việc này đã có thể gây nguy hiểm cho vị trí của chính họ. Một lý do là, với các thể chế khai thác có nhiều để kiếm được từ việc lật đổ Tòa án Tối cao, và các lợi ích tiềm năng đó là đáng giá các rủi ro.
PHẢN HỒI DƯƠNG VÀ CÁC VÒNG THIỆN
Các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm không tự nổi lên. Chúng thường là kết quả của xung đột đáng kể giữa các elite cưỡng lại sự tăng trưởng kinh tế và thay đổi chính trị và những người muốn hạn chế quyền lực kinh tế và chính trị của các elite hiện tồn. Các thể chế bao gồm nổi lên trong các bước ngoặt, như trong Cách mạng Vinh quang ở Anh hay sự thành lập thuộc địa Jamestown ở Bắc Mỹ, khi một chuỗi nhân tố làm yếu sự nắm giữ quyền lực của các elite, làm cho các đối thủ của họ mạnh hơn, và tạo ra những khuyến khích cho việc hình thành của một xã hội đa nguyên. Kết quả của xung đột chính trị chẳng bao giờ là chắc chắn, và cho dù nhìn lại chúng ta thấy nhiều sự kiện lịch sử cứ như là không thể tránh khỏi, con đường của lịch sử là tùy thuộc ngẫu nhiên. Tuy nhiên, một khi đã ở trong vị trí, các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm có xu hướng tạo ra một vòng thiện, một quá trình phản hồi dương, làm cho có khả năng hơn rằng các thể chế này sẽ tồn tại dai dẳng và thậm chí mở rộng.
Vòng thiện hoạt động thông qua nhiều cơ chế. Đầu tiên, logic của các thể chế chính trị đa nguyên làm cho việc chiếm đoạt quyền lực bởi một kẻ độc tài, một phe phái bên trong chính phủ, hay thậm chí một Tổng thống có thiện chí là khó hơn nhiều, như Franklin Roosevelt đã phát hiện ra khi ông thử loại bỏ những sự kiểm soát lên quyền lực của ông được áp đặt bởi Tòa án Tối cao, và như Sir Robert Walpole đã phát hiện ra khi ông thử thực hiện một cách qua loa Đạo luật Đen. Trong cả hai trường hợp, sự tập trung thêm quyền lực vào tay một cá nhân hay một nhóm hẹp sẽ bắt đầu làm xói mòn các nền tảng của các thể chế chính trị đa nguyên, và biện pháp thật của chủ nghĩa đa nguyên chính xác là khả năng của nó để cưỡng lại các mưu toan như vậy. Chủ nghĩa đa nguyên cũng là nơi lưu giữ linh thiêng quan niệm về pháp trị, nguyên lý rằng các luật phải được áp dụng ngang bằng cho tất cả mọi người – cái gì đó là không thể một cách tự nhiên dưới một nền quân chủ chuyên chế. Nhưng pháp trị, đến lượt, lại ngụ ý rằng các luật không thể đơn giản được sử dụng bởi một nhóm để xâm phạm các quyền của người khác. Còn nhiều hơn, nguyên lý của pháp trị mở cánh cửa cho sự tham gia lớn hơn trong quá trình chính trị và tính bao gồm lớn hơn, khi nó đưa vào một cách mạnh mẽ ý tưởng rằng nhân dân phải bình đẳng không chỉ trước luật mà cả trong hệ thống chính trị. Đấy là một trong những nguyên lý mà đã làm cho rất khó đối với hệ thống chính trị Anh để cưỡng lại những lời kêu gọi mạnh mẽ cho dân chủ lớn hơn suốt thế kỷ thứ mười chín, mở đường cho sự mở rộng từ từ của quyền bầu cử cho tất cả những người trưởng thành.
Thứ hai, như chúng ta đã thấy nhiều lần trước đây, các thể chế chính trị bao gồm ủng hộ và được ủng hộ bởi các thể chế kinh tế bao gồm. Điều này tạo ra một cơ chế khác của vòng thiện. Các thể chế kinh tế bao gồm loại bỏ các mối quan hệ kinh tế khai thác quá xá nhất, như tình trạng nô lệ và chế độ nông nô, làm giảm tầm quan trọng của các độc quyền, và tạo ra một nền kinh tế năng động, mà tất cả chúng làm giảm các lợi ích kinh tế mà một người có thể đạt được, chí ít trong ngắn hạn, bằng chiếm đoạt quyền lực chính trị. Bởi vì các thể chế kinh tế đã trở nên đủ bao gồm ở Anh vào thế kỷ thứ mười tám, elite đã có ít để đạt được bằng bám lấy quyền lực và, thực ra, đã có nhiều để mất bằng sử dụng sự đàn áp rộng rãi chống lại những người đòi hỏi dân chủ lớn hơn. Khía cạnh này của vòng thiện làm cho sự tiến triển từ từ của dân chủ ở nước Anh thế kỷ thứ mười chín đã cả ít đe dọa giới elite và có khả năng hơn để thành công. Điều này tương phản với tình hình ở các chế độ chuyên chế như các đế chế Áo-Hungary hay Nga, nơi các thể chế kinh tế đã vẫn hết sức khai thác và, vì thế, nơi muộn hơn những lời kêu gọi cho sự bao gồm chính trị lớn hơn trong thế kỷ thứ mười chín đã đối mặt với sự đàn áp bởi vì giới elite đã có quá nhiều để mất vì sự chia sẻ quyền lực.
Cuối cùng, các thể chế chính trị bao gồm cho phép một nền báo chí tự do đơm hoa kết trái, và một nền báo chí tự do thường cung cấp thông tin về và động viên sự phản đối các mối đe dọa chống lại các thể chế bao gồm, như nó đã làm trong phần tư cuối của thế kỷ thứ mười chín và phần tư đầu của thế kỷ thứ hai mươi, khi sự thống trị kinh tế ngày càng gia tăng của các Trùm Kẻ Cướp đã đe dọa bản chất của các thể chế kinh tế bao gồm ở Hoa Kỳ.
Mặc dù kết quả của các xung đột luôn luôn-hiện diện tiếp tục là tùy thuộc ngẫu nhiên, thông qua các cơ chế này vòng thiện tạo ra một xu hướng hùng mạnh cho các thể chế bao gồm để tồn tại lâu dài, để cưỡng lại các thách thức, và để mở rộng như chúng đã làm ở cả Anh và Hoa Kỳ. Đáng tiếc, như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, các thể chế khai thác tạo ra các lực mạnh ngang thế theo hướng sự tồn tại dai dẳng của chúng – quá trình của vòng luẩn quẩn./.
Người dịch: Nguyễn Quang A
Nguồn: Why Nations Fail
THE ORIGINS OF POWER, PROSPERITY, AND POVERTY
Daron Acemoglu and Jemes A. Robinson
Crown Publishers ● New York