Xứ Nghệ ngày nay

Vinh cần một hệ số mở

 

Tôi không biết là trong các lý luận xã hội học, đô thị học, kinh tế học, văn hóa học..v.v…có cái gọi là “hệ số mở”, hay “chỉ số mở” cho một đô thị hay không. Nhưng, tôi biết một cách chắc chắn rằng: từ cổ chí kim, từ đông sang tây không có một đất nước, một đô thị, một địa phương, hay thậm chí một gia đình nào khép kín mà phát triển được. Điều này có lẽ càng đúng hơn trong thời buổi hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế. Vậy thì nên lắm chứ một thứ “hệ số mở” để đo mức độ hội nhập của một đất nước, một đô thị hay một địa phương nào đó?

Nếu có hệ số đó thì chắc là nó phải được xác định bằng nhiều yếu tố, chỉ số phụ khác như: xuất nhập khẩu; khách du lịch; đầu tư nước ngoài; bưu chính viễn thông…Nhưng, chắc sẽ có một chỉ số rất quan trọng, đó là số lượng hay tỷ lệ người nhập cư từ nơi khác đến định cư tại địa phương đó. Lâu nay chúng ta cứ trở đi trở lại câu hỏi: có bao nhiêu phần trăm con em Nghệ An học hành thành đạt trở về xây dựng quê hương, mà hầu như không đặt ra câu hỏi: có bao nhiêu người ngoại tỉnh, ngoại quốc đến đây định cư, lập nghiệp? Chính vì vậy trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ muốn lạm bàn về vấn đề này, hy vọng qua đó thấy được đôi điều về “hệ số mở” của thành phố Vinh.  

 
1. Từ trong lịch sử
Ngay từ khi chưa trở thành lỵ sở của Nghệ An, Vinh, với Chợ Vĩnh đã được biết đến như một nơi đô hội, một nơi “đất lành chim đậu” cho người tứ phương, trong đó có cả người nước ngoài đến sinh cơ lập nghiệp. Ngày 12/7/1899, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập trung tâm đô thị Vinh cùng với các đô thị khác là Thanh Hoá, Huế, Hội An, Quy Nhơn, Phan Thiết. Sau đó một ngày đạo dụ này được Khâm sứ Trung Kỳ phê duyệt. Đây là văn bản chính thức đầu tiên của nhà nước gọi Vinh là đô thị, mà chính xác là trung tâm đô thị (centre urbain). Trong giai đoạn này một số cư dân từ Lam Thành Phù Thạch cũng kéo về Vinh sinh sống, trong đó có một số thương nhân Hoa kiều. Số Hoa kiều này chủ yếu cư trú dọc theo tuyến buôn bán từ Cửa Tiền xuống chợ Vĩnh, hình thành nên một dãy phố được dân ta gọi là “Phố Khách”. Vào năm cuối cùng của thế kỷ 19, Vinh được mô tả như một đô thị đã định hình. Năm 1901, sách “Tổng quát An Nam đã viết: “ Vinh cách Huế 400 cây số và cách Hà Nội 296 cây số, có 40 người Âu, 161 người Hoa, 12000 người Việt, là tỉnh lỵ Nghệ An. Cách đây hai năm Vinh đã trở thành một thành phố thực sự có những con đường rải đá thẳng xinh đẹp, những đường phố có nhiều hiệu buôn của người Trung Hoa và người Việt Nam và những hiệu làm nghề thủ công, như đồ sắt, đồ thêu, làm lọng, làm đồ mã, buôn gỗ nứa. Khu vực người Hoa kiều ở có nhiều nhà gác cao đẹp, sân xây bằng đá san sát đều nhau”[1].
Đến những năm cuối thập kỷ hai mươi của thế kỷ trước, dân số Vinh đã tăng lên gần hai vạn người. Trong số đó, có tới trên dưới 8000 là công nhân. Lực lượng công nhân này phần lớn xuất thân từ nông dân ở ngay khu vực Vinh và vùng lân cận. Bên cạnh đó có một số lượng không nhỏ người từ các tỉnh phía bắc vào làm công nhân ở Vinh. Trong một số nhà máy số công nhân phía bắc vào thường mặc áo xanh, khác với công nhân người Nghệ Tĩnh thường mặc áo nâu. Họ cũng cư trú tập trung ở vùng chợ Quán Lau ngày nay và được dân gian gọi là “Làng Bắc kỳ”. Nắm giữ các cơ sở kinh tế công nghiệp cũng như dịch vụ thương mại của Vinh lúc bấy giờ là một đội ngũ các nhà doanh nghiệp khá đông đảo, bao gồm người nước ngoài, Hoa Kiều và người Việt. Về văn hoá, có thể nói đây chính là thời kỳ Vinh bắt đầu diễn ra quá trình tiếp biến văn hoá mạnh mẽ và sâu sắc. Ngoài văn hoá truyền thống còn in đậm trong nếp sống và cách nghĩ cách làm của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân, trong giai đoạn này cư dân Vinh bắt đầu đối diện và đối thoại với những trào lưu văn hoá mới, trong đó cũng đã bắt đầu hình thành những mầm mống đầu tiên của văn hoá công nghiệp và văn hoá đô thị. Trên dưới một nửa số cư dân Vinh là công nhân, họ được tiếp xúc và bắt buộc phải ghép mình vào lối sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh việc bị bóc lột nặng nề và chế độ lao động hà khắc, chính họ cũng là những người đầu tiên ở xứ Nghệ tiếp xúc với máy móc, với kỹ nghệ và văn hoá lao động, văn hoá quản lý được coi là tiên tiến đương thời. Việc hình thành các phố thị sầm uất, với cung cách quản lý đô thị theo khuôn mẫu châu Âu cũng đã đặt cư dân Vinh vào khuôn khổ của đời sống đô thị, từ việc giao thông đến đóng thuế, xả rác, giữ gìn an ninh trật tự công cộng…Về giáo dục đây cũng là giai đoạn giao thời giữa lối học và thi cử cũ với cách thức giáo dục mới. Trường thi hương theo lối Nho học vào năm 1918 đã được thay thế bằng một hệ thống các trường học mới từ tiểu học đến trung học. Năm 1920, trường Quốc học Vinh (Collège de Vinh) ra đời, làm nhiệm vụ đào tạo học sinh trung học cho cả mấy tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình. Trong 25 năm đầu giáo viên chủ yếu ở đây là người Pháp, hiệu trưởng nhà trường cũng do 9 người Pháp kế tiếp nhau đảm nhiệm.nhiều năm trời trường Quốc Học Vinh cũng do những nhà giáo người Pháp quản lý, trong đó có Hyppolyte Lebreton (hiệu trưởng giai đoạn 1924 - 1929) một nhà xã hội học, văn hóa học, tác giả của công trình nghiên cứu nổi tiếng về xứ Nghệ - An Tĩnh cổ lục (Le vieux An – Tinh). Về văn hoá văn nghệ ngoài các hình thức diễn xướng dân ca và sinh hoạt văn hoá truyền thống, âm nhạc mới cũng đã du nhập và bắt đầu phát triển ở Vinh. Năm 1910, Hội âm nhạc Vinh đã ra đời, do Khâm sứ Trung kỳ, hay Công sứ Nghệ An là chủ tịch danh dự. Ở Vinh còn có hội Trí Tri thường tổ chức các sinh hoạt về văn chương nghệ thuật, thu hút khá đông đảo người tham gia. Ở Vinh cũng đã có một số tờ báo như Sao Mai, Thanh Nghệ Tĩnh… Để phục vụ cho giới cầm quyền và tầng lớp thượng lưu, trung lưu, hàng loạt các thiết chế văn hoá cũng đã ra đời. Năm 1930 ở đây đã có tới ba rạp chiếu bóng, trong đó có rạp An Nam xinê có 800 chỗ ngồi. Sân bóng đá, bóng chuyền, ten nít, bể bơi…được xây dựng. Các hiệu sách, hiệu ảnh, hiệu cắt tóc cũng mọc lên ngày càng nhiều. Bên cạnh đó có cả nhà thổ, được dân ta gọi là “nhà xéc”. Các hoạt động văn hoá thể thao cũng phát triển dần, trở thành hoạt động vui chơi giải trí không chỉ của tầng lớp thượng lưu mà cả của học sinh, trí thức và người lao động. Ở Vinh đã có những đội bóng đá nổi tiếng như Lam thành túc cầu đội, ANZAT, Pôlit, đặc biệt là đội ASNA. Màu vàng của đội bóng ASNA lừng lẫy một thời hãy còn lưu lại trong màu áo của SLNA ngày nay.
Như vậy, dưới thời thuộc Pháp, chính các nhà quản lý đô thị, các nhà doanh nghiệp, trí thức và đội ngũ lao động người nước ngoài hoặc từ các tỉnh khác đã góp phần quan trọng, thậm chí quyết định tạo nên sự thay đổi đột biến của Vinh. Biến Vinh từ một đô thị nông nghiệp của nền quân chủ trở thành một đô thị của công nghiệp, kỹ nghệ và thương mại.
 
 
2. Đến đô thị của…người Nghệ hôm nay.
Sau nhiều biến cố của lịch sử, cùng với thời gian Vinh đã phát triển và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, văn minh. Thế nhưng, về cái mà tôi tạm gọi là “hệ số mở”, thì rõ ràng Vinh có xu hướng thụt lùi. Sau Cách mạng tháng Tám, cùng với người Pháp, các doanh nghiệp nước ngoài cũng rời bỏ Vinh. Các biến cố tiếp theo như tiêu thổ kháng chiến, chiến tranh phá hoại, sự kiện năm 1979 cũng là những tác nhân làm cho số doanh nhân người Hoa, người Ấn…lần lượt “biến mất” khỏi Vinh.
Từ sau đổi mới, mặc dù kinh tế xã hội của Vinh đã khởi sắc và phát triển nhanh chóng, Vinh đã được nâng cấp, nâng tầm, nhưng xem ra “hệ số mở” của Vinh vẫn không được cải thiện, chí ít là về chỉ số người nước ngoài, tỉnh ngoài đến định cư ở đây. Số liệu điều tra dân số năm 2009, cho thấy dân số Nghệ An giảm. Các số liệu quản lý nhân hộ khẩu của Công an thành phố nhiều năm cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể giữa số người chuyển đi và chuyển đến. Đặc biệt, một thống kê được lọc từ dữ liệu quản lý nhân hộ khẩu của Công an Thành phố Vinh năm 2008 cho thấy số người nước ngoài thường trú ở Vinh hầu như không có, số người có nguồn gốc ngoài tỉnh cũng không nhiều. Xin xem thống kê sau đây:

   

Phường
 
 Thanh hoá
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng trị
Huế
Hà nội
Nam Định
Ninh Bình
Hà Nam
Hà Tây
 
 
Cộng
Lê Mao
           102
           976
            55
            22
            40
            30
            64
            23
            24
            23
 
1295
Hồng Sơn
            54
           266
            87
            21
            53
            19
            26
            11
              8
            16
 
561
Trung Đô
           125
        1,219
            47
            17
            23
            18
            41
              2
            15
            15
 
1522
Quang Trung
           118
           991
            52
            26
            61
            28
            41
            21
              8
            16
 
1362
Đội Cung
           147
           894
            54
            16
            44
            31
            36
            11
            10
            32
 
1275
Cửa Nam
           128
           666
            51
            27
            60
            22
            41
            16
              7
            31
 
1049
Trường Thi
           227
        2,562
            81
            31
            76
            32
            30
            23
            14
            21
 
3097
Bến Thủy
           200
        2,514
            62
            43
            75
            38
            24
            17
            13
            20
 
3006
Đông Vĩnh
           310
        1,273
            65
            44
            58
            20
            48
            26
            25
            31
 
1900
Hưng Dũng
           162
        1,072
            37
            29
            37
            20
            20
              6
            10
            13
 
1406
Hưng Bình
           140
        1,385
            43
            27
            48
            19
            32
            11
              7
            15
 
1727
Lê Lợi
           190
        1,526
            60
            19
            49
            25
            45
            35
            14
            39
 
2002
Hà Huy Tập
           117
        2,041
           108
            37
            71
            21
            72
            29
            20
            18
 
2534
Hưng Phúc
            65
           735
            22
            26
            15
              8
            25
            15
              4
              5
 
920
Quán Bàu
           202
        1,373
            51
            17
            26
            19
            37
            39
            37
            48
 
1849
Vinh Tân
            27
           560
            47
            23
            29
              3
            22
            13
              3
            17
 
741
Hưng Hòa
            14
           118
              8
              6
              2
             -  
              2
              4
              1
              1
 
156
Nghi Phú
           103
           699
            31
            18
            19
              8
            22
              7
              9
            13
 
929
Hưng Lộc
           139
        1,639
            73
            42
            44
            16
            23
            18
              7
            16
 
2017
Hưng Đông
           134
           769
            15
              8
            21
            19
            27
            14
            19
            24
 
1050
Cộng
2.704
23.278
1.049
499
851
396
678
341
255
414
 
30.465
 
 
 
 
Qua thống kê này chúng ta nhận thấy:
- Tổng số người có nguồn gốc ngoại tỉnh ở Vinh có hơn 3 vạn người, chiếm trên dưới 10% dân số của Vinh.
- Trong tổng số người có nguồn gốc ngoại tỉnh thì người Hà Tĩnh có 23.278 người, chiếm chiếm 76,41%. Nhưng, người Hà tĩnh là ai? Họ thực chất cũng là người Nghệ!
- Số người có nguồn gốc từ 9 tỉnh, thành khác chỉ có 7187 người. Trong số này có trên một nửa được sinh ra ở Vinh, nghĩa là thế hệ ông bà, cha mẹ họ đã đến đây sinh cơ lập nghiệp từ thời thuộc Pháp, hoặc trong thời kỳ chống Mỹ.
- Ở Vinh cũng có trên dưới vài trăm hộ gia đình là Việt kiều từ Thái Lan về nước những năm 60 của thế kỷ trước. Họ cũng là những người gốc Nghệ.
 
Có thể khẳng định rằng vì những lý do trên đây những người có nguồn gốc ngoại tỉnh ở Vinh số lượng không nhiều, không những họ không thể tạo nên một tiểu văn hóa riêng (như những người nhập cư ở một số thành phố khác), có ảnh hưởng tích cực đến thành phố bản địa, mà ngược lại, họ đã bị “Nghệ hóa” rất nhiều. Hay nói một cách khác thành phố Vinh hiện nay là thành phố của người Nghệ! Sự thuần nhất, hay chính xác hơn sự đơn điệu này là một thiệt thòi, một điểm yếu, rất yếu của thành phố quê ta. Điều đáng suy nghĩ là tình trạng này của Vinh diễn ra trong bối cảnh nhiều thành phố khác đang “khốn khổ” vì phải đối phó với làn sóng người nhập cư đang dâng lên nhanh chóng. Nó cũng là một chỉ báo quan trọng về trình độ phát triển mọi mặt của Vinh.
 
Vậy nên, trong chiến lược phát triển của thành phố cần phải đặt vấn đề làm sao cho Vinh trở thành một đô thị mở, một nơi thực sự là “đất lành chim đậu” cho người tứ phương. Không lẽ gì một đô thị từng được tổ chức Định cư con người của Liên hiệp quốc bình chọn là một trong ba đô thị có tiềm năng phát triển nhất thế giới lại chỉ là đô thị của người Nghệ? Tuy nhiên, đây thực sự là vấn đề rất khó, cần phải có cách tiếp cận và những tư duy mới. Nêu lên vấn đề này, tôi hy vọng sẽ nhận được sự phản hồi từ nhiều phía để nhận diện và đánh giá đúng thực trạng, đồng thời quan trọng hơn, có giải pháp tích cực về cái gọi là “hệ số mở” cho Thành phố Vinh.
 
                                                                                
[1] Theo Lịch sử Thành phố vinh, tâp1, nxb NA, tr

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511032

Hôm nay

231

Hôm qua

2359

Tuần này

21406

Tháng này

217905

Tháng qua

121356

Tất cả

114511032