Những góc nhìn Văn hoá

Nguồn gốc người Việt, người Mường - Một giả thuyết khác

Vấn đề nguồn gốc người Việt, người Mường, rộng ra nguồn gốc dân tộc Việt Nam, là một câu hỏi cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Trong cuộc tìm kiếm lâu dài, từ huyền thoại đến khoa học, đã dần dần hình thành nên hai mô hình tìm kiếm. Một là giả thuyết tiến hóa - bản địa, tức cội nguồn của người Việt (và các cư dân khác sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay) là người bản địa do sự tiến hóa xã hội mà thành. Những sự giống nhau về văn hóa giữa những cư dân bản thổ của quốc gia này với/ của quốc gia khác chủ yếu do sự phát triển tương ứng trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội tương tự nhau. Hai là giả thuyết truyền bá - thiên di, coi người Việt là những hậu duệ xa xôi từ phía Bắc thiên di tới thành nhiều đợt do những biến động xã hội diễn ra nhiều lần trong lịch sử. Cơ sở văn hóa của thuyết thiên di cho rằng các phát minh lớn chỉ diễn ra một lần, ở một nơi nào đó vào một thời nào đó, về sau được truyền bá đi các nơi khác, qua một quá trình hỗn dung vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính áp đặt gắn liền với trao đổi hôn nhân, buôn bán làm ăn, chiến tranh.

Trong cuộc tìm Nguồn gốc người Việt - người Mường (Nxb Tri Thức, H., 2013) của mình, Tạ Đức theo giả thuyết thứ hai, truyền bá - thiên di. Anh bắt đầu từ chỗ phải bắt đầu là trả lời câu hỏi ai là chủ nhân của các nền văn hóa Phùng Nguyên (Đá mới) và văn hóa Đông Sơn (Đồng thau). Hay nói khác, văn hóa Phùng Nguyên, Đông Sơn bắt nguồn từ văn hóa nào trên lãnh thổ Việt Nam trước đó? Sau khi đã trình bày một cách khách quan các giả thuyết đã có trước đó của các học giả Việt Nam và nước ngoài về văn hóa Phùng Nguyên, Đông Sơn, Tạ Đức mới trình bày giả thuyết của mình. Văn hóa Phùng Nguyên theo anh, là của người Đản (Mân - Đản) từ Phúc Kiến - Quảng Đông di cư đến Việt Nam thời Đá mới. Đó chính là tổ tiên của người Mường hiện nay. Việc này đã tạo ra một tiền lệ cho các cuộc di cư về sau vào thời Đông Sơn, hoặc sau này trong đó có nhiều vua chúa Việt Nam có nguồn gốc Mân, Đản, như Lý, Trần, Hồ. Còn nguồn gốc của văn hóa Đông Sơn và nhà nước Văn Lang là do cuộc di cư đầu tiên của người Lạc Việt. Sau đó liên tiếp là các cuộc thiên di của người Ư Việt, Thục, Điền, Dạ Lang - những tộc người chung cội nguồn Lạc Việt - đã làm cho Văn Lang trở thành trung tâm của một liên minh Bách Việt. Có thể, mối liên hệ cội nguồn này khiến Văn Lang trở thành vùng đất mới mà cũ cho sự hội tụ của người Lạc việt, những người không chịu khuất phục, dám nổi dậy và dám ra đi tìm tự do, độc lập. Như vậy, giả thuyết về người Đông Sơn và văn hóa Đông Sơn gắn với các cuộc thiên di của người Bách Việt của Tạ Đức về cơ bản là phù hợp với các giả thuyết đã có trước đấy của nhiều học giả trong ngoài nước. Nhưng nhất quán hơn và, do đó, thuyết phục hơn.

Những chứng cứ để Tạ Đức xây dựng lên giả thuyết của mình thuộc về một liên ngành văn hóa - lịch sử rộng lớn, nhưng chủ yếu gồm khảo cổ học, ngôn ngữ học lịch sử và dân tộc học. Tác giả đã tập hợp được một khối tư liệu khổng lồ từ các di chỉ khảo cổ của các tộc người Việt thời tiền sử và sở sử từng sống trên lãnh thổ Trung Hoa ngày nay, sắp xếp chúng theo trật tự thời gian, rồi so sánh theo loại hình để tìm ra sự tương đồng, sự tiến triển hay thoái lùi, của nhiều hiện vật để từ đó lần theo dấu chân thiên di của họ từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, như trống đồng, rìu, dao găm cán hình người. Nguồn tư liệu thứ hai: từ tên gọi tộc người, tên gọi (đất) nước, tên gọi các con sóng lớn, các ngọn núi thiêng, bằng các phương pháp ngữ âm học lịch sử, Tạ Đức đã khôi phục lại được mối liên hệ của người Đông Sơn và các tộc người tiền thân của mình qua quá trình di cư và quá trình biến đổi ngữ âm và ngôn ngữ bị Hán - Việt hóa làm cho sai lệch đi và trở nên xa lạ với nhau. Ở đây, tác giả đã phát hiện ra nguyên tắc họ từ người, tức các từ có họ hàng với nhau cả về âm và nghĩa thì đều có gốc từ các từ chỉ người. Tạ Đức đã coi đó như một thứ gien ngôn ngữ và dùng nó để nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử tộc người. Ví dụ, tên gọi Giao Chỉ đến nay có nhiều cách giải thích khác nhau chủ yếu theo kiểu triết tự hay từ nguyên học dân gian. Thực ra, Giao Chỉ, theo Tạ Đức, là từ phiên âm của tên gọi tộc người có nghĩa là đất của người Giao. Từ này có họ hàng với các tên gọi Chrao, Brâu, Pu Lao, Bjao. Cụ thể hơn, Giao là phiên âm tên gọi Lao của người Lava - Lạc Việt. Chính từ tên tự gọi Lao đó, mà người Mường gọi người Việt Đáo/ Táo, người Thái gọi người Việt là Keo, người Hán gọi người Việt là Jiao/ Giao và tạo nên từ Giao Chỉ. Nguồn tư liệu thứ ba, so với hai nguồn đầu có vẻ yếu hơn, dù là nghiệp nghề chính của Tạ Đức, là dân tộc học. Tuy vậy, những so sánh biểu tượng học tộc người, phong tục tập quán, tín ngưỡng thờ phụng của Tạ Đức ở cuốn sách đã làm sáng tỏ thêm rất nhiều vấn đề tác giả trình bày.

Giảthuyết vềnguồn gốc người Việt - người Mường của TạĐức là một cái nhìn nhất quán, xuyên suốt qua một rừng các tưliệu, cứliệu, luận chứng, luận điểm. Một giảthuyết lịch sử, dĩnhiên, không thểquảquyết đúng một trăm phần trăm được, nên tốt nhất là nhìn vào hiệu quảsửdụngcủa nó. Giảthiết TạĐức giải quyết được nhiều vấn đềcòn tồn đọng ởdạng tranh cãi, hay bất lực trong huyền sửvà lịch sửViệt Nam. Nhưcác vấn đềbiên giới Văn Lang, tên gọi CổLoa, yếu tốphương Tây trên hoa văn trống đồng..., đặc biệt là giảthuyết vềngười Mường là do người tiền Việt Mường mới tách ra từkhoảng thếkỷVII, VIII. Đồng thời, nó cũng không phủnhận sạch trơn các giảthuyết khác, thậm chí thu nhận chúng vào hệthống của mình sau khi đã được giải thích lại. Trước đây, đọc những tìm vềnguồn gốc dân tộc của một sốngười gần đây đặc biệt là của học giảKim Định, người ta vừa tin lại vừa ngờ. TạĐức đã khiến chúng ta thấy cái gì đáng tin thì càng tin thêm và cái gì đáng ngờthì đủcăn cứngờhẳn và xóa bỏnó ra khỏi sựnghiên cứu. Bởi lẽ, người đọc hiểu rằng sựkhông/ chưa thuyết phục của các giảthuyết ấy là đã đẩy một yếu tốnào đó thành hệthống và chủnghĩa dân tộc là nguyên nhân (ga đi) và cũng là đích đến của những hành trình tìm kiếm ấy.

Kể từ cuốn sách đầu tiên, Nguồn gốc và sự phát triển của Kiến trúc - Biểu Tượng và Ngôn ngữ Đông Sơn[1](Hội Dân tộc học - Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Nxb, Hà Nội, 1999), đến cuốn sách này Nguồn gốc người Việt, người Mườnglà 14 năm. Dành toàn bộ thời gian và tâm lực hơn một thập kỷ cho một cuốn sách là điều ở Việt Nam ta hiện nay không phải ai cũng làm được. Các cán bộ khoa học, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ cơ quan còn phải dạy học, viết báo, làm đề tài khoa học, để nuôi sống gia đình và bản thân, nên phải có tinh thần vượt khó lắm mới đến được với học thật/ thuật. Sản phẩm của họ, vì thế, cũng chỉ ở dạng tầm tầm. Ngày nay, khoa học nào cũng là liên khoa học, nên đòi hỏi người làm khoa học phải có kiến thức chuyên/ liên ngành. Điều này đỏi hỏi phải có đầu tư lớn, tức phải giàu. Tạ Đức may mắn từ lâu đã là một nhà nghiên cứu độc lập. Anh lại không phải kiếm ăn, hay ít nhất kiếm ăn bằng kinh phí khoa học hoặc bằng làm quan khoa học, mà có đủ tiền để ngồi nhà đọc tư liệu, hoặc đi khảo sát thực địa cả ở trong nước lẫn nước ngoài. Lại phải biết nhiều ngoại ngữ, thạo intenet. Thành công của Tạ Đức, ngoài sự cống hiến cho người đọc một công trình táo bạo chững trạc, còn đưa ra một mẫu hình nhà khoa học kiểu mới, nhà khoa học vượt giàu! Giàu mà làm khoa học thì phải chiến thắng được bản năng hưởng thụ. Giàu mà làm khoa học thì lòng yêu khoa học ấy ắt phải là “khoa học vị khoa học”. Một xã hội lành mạnh là một xã hội có nhiều người giàu, nhất là nhiều người giàu làm khoa học.

Tuy vậy, rốt ráo chứng minh giả thuyết của mình, Tạ Đức một mặt tạo ra được sự nhất quán trong lập luận, nhưng mặt khác lại vướng vào sự nhất thể hóa khô cứng. Những người đọc ủng hộ giả thuyết truyền bá - thiên di cũng có quyền đòi hỏi tác giả cho biết thêm vai trò của cư dân bản địa trước khi người Việt cổ di cư đến bởi lúc bấy giờ trên mảnh đất này không thể nào là mảnh đất trống. Họ có vai trò gì trong việc người Mán Việt làm nên văn hóa Phùng Nguyên? Và người Phùng Nguyên sau đó có vai trò gì trong việc người Lạc Việt làm nên văn hóa Đông Sơn, vì lúc này họ cũng đã trở thành người bản địa rồi? Hay đơn giản Phùng Nguyên, Đông Sơn chỉ là các nền văn hóa thuần túy thiên di? Sự nhị phân của phương pháp cấu trúc cần phải được giải cấu cho thuyết phục hơn, và hẳn là thực tế hơn.

 

[1]Hội Dân tộc học - Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á xb, Hà Nội, 1999.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512225

Hôm nay

2162

Hôm qua

2389

Tuần này

2162

Tháng này

219098

Tháng qua

121356

Tất cả

114512225