Mỗi nhà vua khi chết thường có mỹ hiệu, miếu hiệu nhưng Kiệt và Trụ không nằm trong trường hợp này, đây là hai vương hiệu không do công đức để được ca ngợi, mà do búa rìu dư luận, do phẫn nộ của nhân dân đặt ra. Vậy thì hai thụy hiệu này hẳn là không đẹp, trái lại đấy là lời phỉ nhổ của thiên hạ đối với hai tên bạo chúa . Kiệt, Trụ có nghĩa thế nào? nhân dân ngụ ý gì ? Đây là chữ Hán, là tiếng Trung nhưng không thể căn cứ vào Từ Điển Trung Hoa mà hiểu được.
Kiệt tên là Lý Quý là ông vua dâm bạo lại thích chiến tranh, thường mang quân đi đánh phá các nước nhỏ buộc phải triều phục và dâng gái đẹp cho mình. Dân gian có bức họa miêu tả Kiệt thích vác kích và hai bên có kèm hai người con gái đẹp để nói lên hành vi tai ác của Kiệt. Muội Hỷ (có lẽ tên là Mỵ, Muội + hỷ =Mỷ= Mỵ, mỵ nương) là mỹ nữ nước Hữu Thi được dâng cho Kiệt để thoát nạn chiến tranh; về sau nước Manh Sơn cũng dâng cho Kiệt hai nàng tuyệt đẹp là Uyển và Viêm để tránh họa diệt vong. Để thỏa mãn cuồng vọng của mình, Kiệt đã gây không biết bao nhiêu đau khổ cho dân chúng đẩy họ vào chốn lầm than cùng cực vì vậy họ oán mà gọi Lý Quý là vua Kiệt. Vậy Kiệt là gì, sử sách Trung Hoa giải thích Kiệt là hung bạo, là tàn ác. Giải thích như vậy là khớp với hành vi của bạo chúa nhưng chưa lột hết nỗi phẫn nộ và sự khinh bỉ của nhân dân, họ không muốn nói chung chung, họ muốn nói rõ Lý Quý là ai trong mắt họ.
Theo Hán Điển, Kiệt tiếng Quảng Đông đọc là git6 gần như âm kịt tiếng Việt Nam, Khách Anh Tự Điển đọc là ket8 gần với âm cặc tiếng Việt Nam, cặc biến âm thành kịt.Một số người Quảng Nam thường nói con kịt để chỉ bộ phận sinh dục nam thay vì phải gọi tên tục của nó mỗi khi họ muốn chửi thề. Theo Đỗ Thành tiếng Triều Châu đọc Kiệt là kẹc.
Về bộ phận sinh dục nam và sinh dục nữ tiếng Việt Nam và tiếng Bách Việt cổ có khác nhau ở chỗ tiếng Việt Nam dùng để chỉ bộ phận nam thì tiếng Bách Việt dùng để chỉ bộ phận nữ và ngược lại:
Về sinh thực khí Nam, Đồng ngữ gọi là lon5, Nam Xương gọi là lon3 thì Việt Nam dùng l… để gọi sinh thực khí nữ .
Về sinh thực khí nữ Thủy ngữ gọi là pat7, Nam xương gọi là piet7 gần với âm c…chỉ sinh thực khí nam trong tiếng Việt Nam
(男生殖器
侗語:lɔn5;仫佬語:nɛ:ŋ4;黎語:naŋ2。
南昌:lɔn3。
女生殖器
水語:pat7;仫佬語:pɛ。
南昌:piɛt7.)(Trich Cống ngữ trung đích cổ Bách Việt ngữ từ liệt biểu, nguồn Wikipedia)
Như vậy âm kiệt rất gần với âm c… trong tiếng Việt Nam. Phải chăng dân chúng đã rủa Lý Quý là vua Kiệt tức là vua C…?
Trụ vương cũng không phải là tên hiệu của vua cuối cùng đời nhà Ân (Thương) .
Nhà Ân trước có tên là Thương sau chuyển đô về đất Ân nên đổi tên gọi. Tổ của “Trụ” là Tiết có công giúp vua Vũ nhà Hạ trị thủy nên được phong ở đất Thương, đến thời vua “Kiệt” vô đạo dân tình bất mãn, cháu 14 đời của Tiết là Thang nhân đó nổi lên đánh tan quân Hạ Kiệt ở trận Minh Điều lập nên nhà Thương vào khoảng năm 1600 TCN.
Tư Mã Thiên ghi trong Sữ Ký-Ân bản kỷ về Trụ “Con trưởng của Đế Ất là Khải, vì mẹ Khải địa vị thấp kém nên Khải không thể nối ngôi, con thứ là Tân, vì mẹ là chánh hậu nên được kế vị. Đế Ất băng, Tân được lập làm vua là Đế Tân, thiên hạ gọi là Trụ (hoại nghĩa hủy thiện nên gọi là Trụ) (帝乙长子曰微子启,启母贱,不得嗣。少子辛,辛母正后,辛为嗣。帝乙崩,子辛立,是为帝辛,天下谓之纣.(残义损善曰纣).
Vua Trụ còn tàn ác hơn cả vua Kiệt, vì say mê Đát/Đắc Kỷ, vua Trụ cho dựng Nhục lâm và Tửu trì làm trò vui cho Đát Kỷ, lập Sái bồn, Bào lạc để hành hạ nạn nhân cho đến chết để mua lấy tiếng cười của Đát Kỷ.
Trong tiếng Hoa, Trụ và Đát kỷ không có nghĩa, chỉ được dùng duy nhất một lần để chỉ tên hai kẻ bạo ngược này mà thôi.
Đỗ Thành trong bài “Sở là Việt là Văn Lang” (An Việt Toàn Cầu-tháng 12) cho rằng Trụ tức là trư là heo, vua Trụ bị người đời chửi là “vua heo”, còn Đát Kỷ tức là Đĩ.
Đúng là Đát Kỷ đọc theo lối phiên thiết Đát+kỷ = đĩ, đó là tiếng Việt và chỉ có thể đọc theo tiếng Việt mới hiểu hết nỗi phẫn uất của nhân dân họ đã phỉ nhổ người đàn bà dâm loạn bạo ngược đó.
Gọi vua Trụ là vua heo cũng phù hợp với hành vi quái ác của Đế Tân, nhưng gọi như vậy vẫn còn bóng bảy chưa cực tả hết nỗi căm hờn của muôn dân, họ không còn giữ được vẻ thanh nhã lịch sự họ nguyền rủa, họ chửi tục.
Nếu muốn gọi vua Trụ (zhou) là vua heo thì đã có Trư (zhu1) rồi, không cần phải lập riêng chữ Trụ dầu cho hai âm này giông giống nhau. Vậy thì “Trụ” không thể dùng ngữ nghĩa để giải thích mà phải hiểu bằng ngữ âm, đây là tiếng phiên âm, tiếng Việt (Việt Nam).
Theo Hán Điển, [Khách ngữ bính âm tự vựng] đọc là cu4,giọng Đài Loan Tứ huyện đọc là cu5, giọng Ngọc An đọc là cu5, giọng Mai Huyện đọc là chu5.
Ở Việt Nam, giọng Bắc đọc Trụ thành “chụ” cùng với tiếng Khách Gia (tiếng Hẹ) có âm tương cận “ ụ”, như vậy có thể đây là tiếng rất tục mà nhân dân đã tận dụng để nguyền rủa ông vua cuối cùng của nhà Ân, nói theo ngôn ngữ bây giờ là “vua đéo”?
Nhân dân đã dùng tiếng Việt (Việt Nam) để phỉ nhổ hai kẻ hoang dâm bạo ngược (Đế Ất, Đế Tân cũng là cách gọi theo ngữ pháp tiếng Việt), vậy nhân dân đó là ai? Hạ và Thương là nước của ai? Ai đã cư trú trên địa bàn Trung Quốc trước người Hoa? Lịch sử còn quá nhiều nghi vấn!
Ghi chú:
Viết xong bài này tôi có gởi cho Đỗ Thành đọc và Đỗ Thành đã gởi lại cho tôi thông tin sau:
“Mới tìm được chữ "Trụ" của Trụ紂Vương王trong Kim Văn-Giáp Cốt Văn, Chữ̉ "Trụ" trong Kim Văn-Giáp Cốt văn nghĩa là "Đụ". Hãy xem hình gữi kèm, đây là bản Kim Văn người ta đào lên từ khu lăng mộ của nhà Thương. Hình chụp bả̉n Kim văn nầy đếm từ phải sang tráì có 18 hàng chữ (hàng dọc); hãy xem hàng thứ nhất:
___Chữ đầu tiên phía trên nơi góc phải là chữ "Trụ-Đụ" , vì chữ vẽ hình bên trái như chử Vương王, và hơi giống như là chữ chủ 主vì hình qúa mờ̀...và bên phải là hình 1 người dùng tay banh cái háng của 1 người khác ra! phần bên trái là giống chử Vương 王với các nét ngang ngắn hơn...nếu ta quây cho nó nằm xuống thì giống hình vẽ cái giường ngủ được đóng bằng cây I-I-I.
___Dưới chữ "Trụ" là chữ 王Vương, chữ Vương này trong hình ở phía dưới là chữ vương được cấu tạo bằng hình Ngọc Việt (戉)tượng trưng cho vương quyền …

Trụ (hình phóng to)
Còn đây là phần tra chữ “Trụ” Trong Thuyết Văn G̃iải tự:
· Trụ 紂 编号:8665 Ti Bộ-糸部, Trụ-紂. tiếng Bắc kinh hiện giờ đọc là "Chố"->zhou4. Mã馬Tù緧dã也( Mã Tù=ngựa đụ=ngựa đéo ->Tù ...đồng âm với "Tù- của tù trưởng" , "tù", hay "Chù", hay "Đụ"...đồng nghĩa với phát âm "Tiểu-緧" là "Đụ" bên tiếng Quảng Đông)馬緧也。Tùng从ti糸(viết theo bộ chử Tơ糸),Triểu 肘tỉnh 省Thanh 聲( đọc là "Triểu" của "Tỉnh " thanh = Tiều nghiã là đời Hán-Thuyết văn : đọc chữ Trụ phát âm là "Tiều" )。 除柳切từ liểu thiết = Tiểu. [đó là phần tôi dịch ra chữ Việt, còn nguyên văn trong Thuyết văn giả̃i tự là: 编号:8665 糸部 紂 zhou4 馬緧也。从糸,肘省聲。除柳切”.