Riêng tôi, tôi thấy tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”của anh Tô Hoài là thần bút.
Đó là nhận định của nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn về những tác phẩm của đời văn Tô Hoài đương thời khi hai người cùng công tác tại Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Riêng tôi, tôi thấy tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”của anh Tô Hoài là thần bút.
Đó là nhận định của nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn về những tác phẩm của đời văn Tô Hoài đương thời khi hai người cùng công tác tại Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Như chiếc lá vàng cuối thu, với 96 tuổi đời, nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn –nguyên Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Hà Nội – đã có thời gian gắn bó lâu dài với nhà văn Tô Hoài. Hai ông biết nhau từ hơn 70 năm trước khi cả Tô Hoài và Bùi Hạnh Cẩn đều mới bước chân vào làng báo Hà Nội với những bài viết ngắn. Cho đếnĐại hội thành lập Hội Văn nghệ Hà Nội, Tô Hoài làChủ tịch Hội. Hai Phó Chủ tịch là nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim và nhạc sĩ Lương Ngọc Trác. Tổng thư ký là nhà thơNguyễn Xuân Sanh. Hai Phó Tổng thư ký là nhà vănNguyễn Bắc và nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn. Sau một thời gian lên nhận công tác Chánh Văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam, Bùi Hạnh Cẩn lại được điều động trở về làm Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Hà Nội. Từ đây, ông và Tô Hoài gắn bó với nhau, đi tiên phong trong nhiều hoạt động văn nghệ sôi động của Thủ đô như khởi sáng tờ Sáng tác Hà Nội (1971-1977; đến năm 1978 đổi tên gọi là báo Người Hà Nội cho đến ngày nay); ra báo Ngựa Gióng (1973-1992) và xây dựng tủ sách Ngựa Gióng cùng Nhà xuất bản Hà Nội và Nhà xuất bản Kim Đồng; lập tủ sách văn hóa Thủ đô, giới thiệu những vùng văn hóa của đất kinh kỳ...
Anh Tô Hoài là một người rất xứng đáng cả về ba mặt chân thiện mỹ– Nhà thơ Bùi Hạnh Cần bâng khuâng nhớ lại –Ngoài tài năng về văn chương chữ nghĩa, thì riêng tôi thấy trong hoạt động phong trào, anh Tô Hoài cũng có nhiều công lao.
Trước kia Hội Văn nghệ Hà Nội đã ra tập san Sáng tác Hà Nội, nay Thành ủy ủy nhiệm cho Tô Hoài và Bùi Hạnh Cẩn trong tình hình mới, sau khi đất nước thống nhất phải có tờ tập san mới. Anh Tô Hoài và tôi bàn với nhau, đổi tên tờ Sáng tác Hà Nội thành báo Người Hà Nội. Ý kiến đưa ra liền được Ban Chấp hành Hội ủng hộ ngay. Lúc bấy giờ quan điểm của chúng tôi là: Văn chương để nói gì?Nói về con người. Lịch sử nói gì? Nói về con người. Các tác phẩm văn học nghệ thuật kinh điển của thế giới cũng đều hướng về con người đấy thôi: Anna Carenina là nhân vật. Chiến tranh và Hòa bình cũng là nhân vật. Ngay cả Paven Cooc-sa-ghin cũng là nhân vật. Sông Đông êm đềm cũng thế.... Nhất là ca daocủa ta lại có câu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Chẳng thanh lịch thể cũng người Thủ đô”. Báo Người Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh như vậy và ý nghĩa tên gọi tờ báo cũng đơn giản như vậy.
Sau đó, anh Tô Hoài và tôi lại bàn bạc với nhau ra tờ báoNgựa Gióng. Anh Tô Hoài là cây bút viết cho thiếu nhi nổi tiếng nên tờ báo cũng nhận được sự ủng hộ của bạn đọc.
Dường như những đóng góp như vậy vẫn chưa đủ, anh và tôi lại bàn nhau nên lập một tủ sách nho nhỏ về văn hóa vùng. Anh Tô Hoài đồng ý là không nên in những cuốn sách khổ lớn, dày dặn quá, mà chỉ nên in những cuốn sách khổ nhỏ, độ trăm trang đổ xuống, giới thiệu về các làng nghề, các vùng văn vật Hà Nội. Cuốn sách đầu tiên Hội Văn nghệ Hà Nội liên kết với Thư viện Hà Nộiin mang tên“Kẻ Dộc Đông Ngàn làng Dục Tú”ra đời năm 1982. Tác giả là Bùi Hạnh Cẩn và Tô Hoài. Anh Tô Hoài viết những kỷ niệm của anh về nhà vănNguyễn Huy Tưởng, đúng vào dịp tưởng niệm tác giả “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” 70 tuổi.
Sau này khi nghỉ hưu, chúng tôi thường vẫn có những dịp gặp gỡ nhau một năm vài lần. Dăm năm gần đây, khi mắt tôi hơi kém, tôi và anh Tô Hoài thi thoảng liên lạc thăm hỏi sức khỏe nhau qua điện thoại và vẫn động viên nhau sáng tác. Anh Tô Hoài mất đi, nền văn học nước nhà trống vắng một tài năng lớn.Nhớ Tô Hoài, tôi nhớ đến thời gian cùng làm việc với anh, với một Ban Thường vụ Hội Văn nghệ Hà Nội đoàn kết làm việc hết lòng vì sự phát triển của nền văn nghệ Thủ đô. Đặc biệt, khi anh hỏi tôi về tác phẩm, tôi đã không ngần ngại mà nói rằng: Riêng tôi, tôi thấy tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” của anh là thần bút./.
Kiều Mai Sơn (ghi)
2154
2308
21057
229832
129483
114571308