Những góc nhìn Văn hoá

Phê phán lý tính thuần túy [kỳ 6]

LÔGÍC HỌC SIÊU NGHIỆM

A

PHÂN TÍCH PHÁP SIÊU NGHIỆM

Phân tích pháp này là sự tháo rời [phân tích] toàn bộ nhận thức tiên nghiệm của ta ra thành các yếu tố của nhận thức giác tính thuần túy. Vấn đề thiết yếu là các điểm
sau đây:

1. Các khái niệm [của giác tính] phải là các khái niệm thuần túy chứ không phải khái niệm thường nghiệm.

2. Chúng không thuộc về trực quan và cảm năng mà thuộc về Tư duy và Giác tính.

3. Chúng là các khái niệm cơ bản (Elementarbegriffe) và phải phân biệt với những khái niệm phái sinh (abgelei-tet) hay với những khái niệm kết hợp từ những khái niệm phái sinh.

4. Bảng danh mục các khái niệm ấy là hồn chỉnh, lấp đầy toàn bộ lãnh vực của giác tính thuần túy một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, sự hoàn chỉnh này của một môn khoa học không thể được thừa nhận một cách đáng tin cậy nếu chỉ dựa vào sự dự đoán về một tập hợp hỗn độn (Aggre-gate) [các khái niệm] đạt được chỉ từ nỗ lực thử nghiệm, trái lại chỉ có thể có thông qua Ý niệm về cái toàn bộ của các nhận thức thuần túy của giác tính và từ Ý niệm đó, thông qua sự phân chia chính xác các khái niệm được Ý niệm ấy tạo ra, tức là chỉ có thể có được thông qua mối liên kết của chúng trong một hệ thống. Giác tính thuần túy không chỉ tách biệt hẳn với mọi cái thường nghiệm mà còn tách biệt hoàn toàn với mọi cảm năng. Giác tính là một chỉnh thể (Einheit) bền vững, tự đầy đủ với chính nó và không được gia tăng thêm từ các bổ sung nào từ bên ngoài. Vì thế, tổng thể (Inbegriff) nhận thức của nó tạo nên một hệ thống được bao quát và xác định bởi một Ý niệm; và tính hoàn chỉnh lẫn tính rành mạch của hệ thống ấy đồng thời có thể mang lại hòn đá thử cho tính đúng đắn và tính chân thực của mọi bộ phận nhận thức thuộc về nó. Toàn bộ môn Lôgíc học siêu nghiệm được chia làm hai quyển: quyển I là Phân tích pháp các khái niệm (Analytik der Begriffe) và quyển hai là Phân tích pháp các nguyên tắc (Analytik der Grundsätze) của giác tính thuần túy.

PHÂN TÍCH PHÁP SIÊU NGHIỆM

QUYỂN I

PHÂN TÍCH PHÁP CÁC KHÁI NIỆM

Tôi hiểu “Phân tích pháp các khái niệm” không phải là sự phân tích bản thân các khái niệm, hay là - theo phương pháp thông thường trong các nghiên cứu triết học - tháo rời [phân tích] các khái niệm có sẵn về mặt nội dung để làm cho chúng trở thành minh bạch, trái lại đây là công việc phân tích còn ít được làm về bản thân quan năng giác tính, nhằm qua đó nghiên cứu khả thể của các khái niệm tiên nghiệm, bằng cách đi tìm chúng chỉ ở trong giác tính như là nơi khai sinh ra chúng và phân tích việc sử dụng thuần túy của giác tính nói chung, vì đây mới là công việc riêng biệt của một môn Triết học-Siêu nghiệm; còn các việc còn lại khác là nghiên cứu có tính lôgíc về những khái niệm trong triết học nói chung.

Vì vậy, chúng ta sẽ theo dõi các khái niệm thuần túy đến tận những mầm mống (Keimen)tố chất (Anlagen) đầu tiên của chúng trong giác tính con người, từ lúc chúng đã nằm sẵn trong tư thế chuẩn bị cho tới khi chúng phát triển nhân tiếp xúc với kinh nghiệm, và sau đó được chính giác tính giải phóng chúng ra khỏi những điều kiện thường nghiệm ràng buộc để chúng được trình bày [nơi đây] trong trạng thái hoàn toàn thuần túy.

PHÂN TÍCH PHÁP CÁC KHÁI NIỆM

CHƯƠNG I

VỀ MANH MỐI (LEITFADEN) ĐỂ PHÁT HIỆN TẤT CẢ CÁC KHÁI NIỆM THUẦN TÚY CỦA GIÁC TÍNH

Khi ta đưa một quan năng nhận thức vào hoạt động thì nhân các cơ hội sử dụng nó, những khái niệm khác nhau tự bộc lộ ra làm cho có thể nhận ra được quan năng này, và những khái niệm được tập hợp lại ít hay nhiều là tùy vào sự nghiên cứu về chúng được tiến hành trong một thời gian dài hoặc với sự tinh tường, sâu sắc được dành cho chúng. Công việc nghiên cứu này - được tiến hành theo phương pháp có tính khá cơ giới vừa nói - sẽ kết thúc ở chỗ nào là điều không bao giờ có thể xác định chắc chắn. Tuy nhiên, những khái niệm được người ta tìm ra một cách khá ngẫu nhiên này cũng không cho thấy là nằm trong một trật tự và một chỉnh thể có hệ thống nào, trái lại chỉ được sắp thành từng cặp dựa trên sự giống nhau giữa chúng và xếp thành từng chuỗi dựa theo độ lớn về nội dung từ đơn giản đến phức tạp hơn, và không có gì ở đây là có tính hệ thống cả, mặc dù chúng cũng đã được hình thành một cách có phương pháp bằng một kiểu nào đó.

[Trái lại], Triết học siêu nghiệm có thuận lợi nhưng đồng thời cũng có sự bó buộc là phải đi tìm các khái niệm của nó theo một nguyên tắc, vì các khái niệm này đều bắt nguồn từ giác tính, như là từ một chỉnh thể tuyệt đối, thuần túy và không bị pha tạp, và vì thế, bản thân chúng phải nối kết lại với nhau theo một khái niệm hay một Ý niệm [chung]. Một sự nối kết (Zusammenhang) như thế mang lại cho ta một quy luật, theo đó mỗi khái niệm thuần túy của giác tính có vị trí được xác định rõ, và tính hoàn chỉnh của tất cả các khái niệm ấy cũng có thể được xác định một cách tiên nghiệm, vì nếu không, tất cả [cả hai điều trên] sẽ bị phụ thuộc vào sự tùy tiện hoặc ngẫu nhiên.

TIẾT 1

VỀ VIỆC SỬ DỤNG GIÁC TÍNH NÓI CHUNG MỘT CÁCH LÔGÍC

Trước đây, giác tính đã được định nghĩa một cách đơn thuần tiêu cực (negativ): như một quan năng nhận thức phi cảm tính. Nhưng độc lập với cảm năng, ta không thể dự phần vào bất kỳ một trực quan nào. Vậy, giác tính không phải là quan năng của trực quan. Tuy nhiên, ngoài bằng trực quan ra, không còn phương cách nhận thức nào khác hơn là bằng những khái niệm. Cho nên nhận thức của mọi giác tính - ít nhất là của giác tính con người - là một nhận thức bằng những khái niệm, không có tính trực quan, mà là suy lý (diskursiv). Mọi trực quan - vì là cảm tính - nên dựa vào những sự kích động [những cảm xúc] (Affektionen), còn những khái niệm dựa vào những CHỨC NĂNG (FUNKTIONEN). Tôi hiểu CHỨC NĂNG là sự thống nhất [Einheit, nhất thể] của hành vi sắp xếp những biểu tượng khác nhau dưới một biểu tượng chung. Vậy, những khái niệm dựa trên tính tự khởi của tư duy cũng giống như những trực quan cảm tính dựa trên tính thụ nhận của những ấn tượng. Giác tính không thể sử dụng những khái niệm này cho việc gì khác hơn là dùng chúng để phán đốn. Vì lẽ không có biểu tượng nào, - ngoại trừ trực quan - quan hệ trực tiếp được với đối tượng, nên một khái niệm không bao giờ quan hệ trực tiếp với một đối tượng, trái lại chỉ quan hệ với bất kỳ một biểu tượng nào khácvề đối tượng (biểu tượng được quan hệ ấy có thể là trực quan hay bản thân đã là một khái niệm).

Vậy, PHÁN ĐOÁN (DAS URTEIL) là nhận thức gián tiếp [trung giới] về một đối tượng, do vậy, biểu tượng của một biểu tượng về đối tượng. Trong bất kỳ phán đoán nào cũng có một khái niệm có giá trị cho nhiều cái và trong cái Nhiều này bao gồm một biểu tượng được cho, biểu tượng sau cùng này có quan hệ trực tiếp với đối tượng. Chẳng hạn, trong phán đoán: “Mọi vật thể đều khả phân”, khái niệm về “khả phân” có thể quan hệ với nhiều khái niệm khác nhau, nhưng ở đây, nó quan hệ đặc thù với khái niệm về “vật thể”, quan hệ [sau cùng] này gắn liền với một hiện tượng [vật thể] nào đó đang xuất hiện ra cho ta. Vậy là những đối tượng này được hình dung một cách gián tiếpthông qua khái niệm về tính khả phân. Như thế, mọi phán đoán đều là những chức năng mang lại tính thống nhất cho những biểu tượng của ta, bởi thay vì một biểu tượng trực tiếp thì một biểu tượng cao hơn - bao hàm biểu tượng này lẫn nhiều biểu tượng khác - được sử dụng để mang lại nhận thức về đối tượng và qua đó, nhiều nhận thức có thể có được tập hợp lại thành MỘT nhận thức. Ta có thể quy mọi hành vi của giác tính vào những phán đoán, khiến cho giác tính nói chung có thể được hình dung như là một quan năng để phán đoán (ein Vermögen zu urteilen). Vì như đã nói, giác tính là quan năng để suy tưởng. Suy tưởng là nhận thức bằng những khái niệm. Nhưng những khái niệm - với tư cách là những vị ngữ [thuộc từ] (Prädikate) của những phán đoán khả hữu - quan hệ với một biểu tượng nào đó về một đối tượng chưa được xác định. Khái niệm về một vật thể biểu thị một cái gì đó, chẳng hạn kim loại, là cái có thể được nhận thức bằng khái niệm trên. Vậy khái niệm chỉ trở thành khái niệm là nhờ trong nó có chứa đựng các biểu tượng khác để thông qua các biểu tượng ấy, khái niệm có thể quan hệ được với những đối tượng. Vậy nó là vị ngữ cho một phán đoán khả hữu, chẳng hạn phán đoán: “Kim loại là một vật thể”.

Tóm lại, tất cả mọi chức năng của giác tính đều có thể được tìm ra,nếu người ta có thể trình bày hoàn chỉnh những chức năng mang lại tính thống nhất trong những phán đoán (die Funktionen der Einheit in den Urteilen). Điều này là hồn tồn có thể làm được như Tiết sau đây sẽ cho thấy.

TIẾT 2

MỤC § 9

VỀCÁC CHỨC NĂNG LÔGÍC CỦA GIÁC TÍNH TRONG NHỮNG PHÁN ĐOÁN

Nếu ta trừu tượng hóa [gạt bỏ] mọi nội dung của một phán đoán nói chung và chỉ lưu ý đến mô thức đơn thuần của giác tính (Verstandesform) ở trong đó, ta sẽ thấy chức năng của tư duy trong phán đoán có thể được quy về bốn đề mục (Titel); mỗi đề mục bao gồm ba trạng thái (Momente)* được hình dung rất thuận tiện trong bảng sau đây:

 

{*Moment: chữ rất khó dịch cho trọn nghĩa. Ở đây, chúng tôi tạm dịch là “trạng thái” hiểu như là “tình trạng” của giác tính trong phán đoán. Ở chỗ khác, có thể được dịch là “nhân tố”, “yếu tố”, “phương diện”. Chữ “Moment” có nguồn gốc từ  chữ “mômen” trong vật lý học. Trong triết học Hegel sau này, chữ này rất thường được dùng theo nghĩa “phương diện”, “bước” của tiến trình phát triển biện chứng. Trong trường hợp đó, một số tác giả đề nghị dịch là “thời quán”. (N.D).}

 

Vì sự phân chia này có vẻ khác trong một vài điểm - tuy không cốt yếu - với kỹ thuật quen thuộc của các nhà Lôgíc học, thiết tưởng các lưu ý sau đây không phải là không cần thiết để phòng tránh sự hiểu lầm.

1.[ VỀ LƯỢNG ]: Các nhà Lôgíc học nói có lý rằng khi sử dụng các phán đoán trong những suy luận của lý tính (Ver-nunftschlüsse)*, người ta có thể xem các phán đoán cá biệt giống như các phán đoán phổ biến. Chính bởi vì các phán đoán cá biệt không có phạm vi (Umfang)** nào cả nên vị ngữ (Prädikat) của chúng không thể chỉ được áp dụng cho một số cái được chứa đựng trong khái niệm của chủ ngữ (Subjekt) và loại trừ các cái còn lại. Vị ngữ có giá trị cho toàn bộ khái niệm không có ngoại lệ như thể khái niệm ấy là một khái niệm phổ biến có một phạm vi mà vị ngữ có giá trị cho toàn bộ nội dung. Thế nhưng, nếu ta so sánh một phán đoán cá biệt với một phán đoán có giá trị phổ biến như một nhận thức về mặt lượng, ta thấy phán đoán cá biệt quan hệ với phán đoán phổ biến giống như một đơn vị quan hệ với cái vô tận; bản thân nó khác với phán đoán phổ biến môt cách cơ bản. Do đó, nếu tôi đánh giá một phán đoán cá biệt (judicum singulae) không chỉ về tính giá trị nội tại của nó mà về mặt lượng với tư cách là nhận thức nói chung trong sự so sánh với những nhận thức [về lượng] khác, phán đốn cá biệt là khác với các phán đoán phổ biến (judici communia), và do đó xứng đáng có một vị trí riêng trong bảng danh mục hoàn chỉnh về các trạng thái (Momente) của tư duy nói chung (mặc dù điều này không cần thiết nơi môn lôgíc học chỉ giới hạn trong việc sử dụng các phán đoán trong quan hệ giữa chúng với nhau).

{*Lưu ý: Giác tính là quan năng để phán đoán; lý tính là quan năng để suy luận (Vd: suy luận dưới dạng tam đoạn luận). Tuy nhiên suy luận thực chất là phán đoán về những phán đoán (kết luận trong suy luận là phán đoán về hai phán đoán (hai tiền đề) trước đó. (N.D).

**Umfang: phạm vi. Cũng có thể hiểu là “ngoại trương” hay “ngoại diên” (Extension). (N.D).}

 

2. [ VỀ CHẤT ]: Cũng thế, trong Lôgíc học siêu nghiệm, phán đoán bất định [vô tận] phải được phân biệt với phán đoán khẳng định, mặc dù trong môn Lôgíc phổ biến chúng được xếp chung một cách đúng đắn vào các phán đoán khẳng định và không tạo nên một bộ phận riêng. [Sở dĩ như vậy vì] Lôgíc học phổ biến trừu tượng hóa khỏi mọi nội dung của vị ngữ (dù là vị ngữ phủ định), và chỉ xét xem vị ngữ ấy được gán cho chủ ngữ hoặc đối lập lại với chủ ngữ mà thôi. Ngược lại, Lôgíc học siêu nghiệm xem xét cả giá trị hay nội dung của sự khẳng định lôgíc này - [kể cả] thông qua một vị ngữ phủ định đơn thuần -, và xét xem sự khẳng định này có mang lại bổ ích gì đối với toàn bộ nhận thức hay không. Giả thử tôi nói về linh hồn rằng: “nó không phải là khả diệt”, thì qua một phán đoán phủ định như thế, ít nhất tôi có thể tránh được một sai lầm. Nhưng nếu tôi nói: “Linh hồn bất-diệt”, thì xét về hình thức lôgíc, tôi thực sự khẳng định và đặt linh hồn vào trong phạm vi không giới hạn của những hữu thể bất-diệt. Nhưng vì trong toàn bộ phạm vi của những hữu thể có thể có, những hữu thể khả diệt chiếm một phần, phần kia là những hữu thể bất-diệt, vậy mệnh đề trên của tôi không nói lên được điều gì khác hơn là: linh hồn là một trong số lượng vô tận những sự vật vẫn còn lại nếu tôi gạt bỏ hết những hữu thể khả diệt đi. Nhưng qua đó, phạm vi vô tận của mọi hữu thể có thể có chỉ mới được giới hạn trong mức độ [những hữu thể] khả diệt được tách riêng ra, còn linh hồn vẫn bị đặt vào trong không gian [khu vực] còn lại của toàn bộ phạm vi. Nhưng không gian này - dù đã bị gạt bỏ một số - vẫn mãi mãi là vô tận và dù các bộ phận khác có tiếp tục được loại bỏ dần, thì khái niệm về linh hồn cũng không nhờ đó mà tăng tiến [sáng tỏ] hơn chút nào, và vẫn không được xác định một cách khẳng định. Vậy, xét về mặt phạm vi lôgíc, những phán đoán bất định [hay vô tận] này thực chất chỉ mới có tính giới hạn đối với nội dung của nhận thức* nói chung, và trong chừng mực đó, chúng không thể bị bỏ qua trong bảng danh mục siêu nghiệm về tất cả các trạng thái của tư duy trong các phán đoán, bởi vì chức năng của giác tính được sử dụng trong trường hợp này có thể có vai trò quan trọng trong lãnh vực nhận thức thuần túy tiên nghiệm của giác tính.

{*[Không phải thế này, không phải thế kia, chứ chưa khẳng định được nội dung của nhận thức]. (N.D).}

 

3. [ VỀ TƯƠNG QUAN ]: Mọi mối tương quan của tư duy trong các phán đoán là: a) của chủ ngữ với vị ngữ; b) của nguyên nhân với kết quả và c) của nhận thức bị phân chia và mọi bộ phận của việc phân chia với nhau. Trong loại tương quan thứ nhất, ta xem xét mối tương quan giữa hai khái niệm; trong loại thứ hai, giữa hai phán đoán; và trong loại thứ ba là nhiều phán đoán trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mệnh đề giả thiết (hypothetisch): “Nếu có sự công bằng hoàn toàn, kẻ ác ngoan cố phải bị trừng phạt” thực ra chỉ chứa đựng mối quan hệ của hai mệnh đề: “Có sự công bằng hoàn toàn” và “kẻ ác ngoan cố phải bị trừng phạt”. Hai mệnh đề này có đúng trong tự thân chúng [về nội dung] hay không là điều không được quyết định ở đây. Thông qua phán đoán này chỉ có hệ quả [nếu - thì] là được suy tưởng mà thôi. Còn phán đoán phân đôi (disjuntiv) lại chứa đựng mối quan hệ giữa hai hay nhiều mệnh đề trái ngược nhau, nhưng không phải là mối quan hệ về hệ quả mà chứa đựng mối quan hệ của sự đối lập lôgíc, trong chừng mực lãnh vực của mệnh đề này loại trừ lãnh vực của mệnh đề kia, nhưng đồng thời cũng bao hàm mối quan hệ của cộng đồng tương tác (Gemeinschaft), trong chừng mực mọi mệnh đề gộp chung lại sẽ lấp đầy lãnh vực của nhận thức thực sự; tức là, một mối quan hệ giữa các bộ phận thuộc tồn bộ lãnh vực của một nhận thức, vì lãnh vực của một bộ phận này là phần bổ sung cho lãnh vực của bộ phận khác đối với cả tổng thể (ganzer Inbegriff) nhận thức được phân chia, chẳng hạn trong phán đoán phân đôi sau đây: “Thế giới tồn tại hoặc là do một ngẫu nhiên mù quáng, hoặc là do sự tất yếu nội tại, hoặc là do một nguyên nhân từ bên ngoài”. Mỗi một mệnh đề trong các mệnh đề này nắm giữ một bộ phận của [tổng thể] lãnh vực nhận thức có thể có về sự tồn tại của thế giới nói chung, và tất cả các mệnh đề ấy gộp lại tạo nên toàn bộ lãnh vực. Lấy đi nhận thức của một trong các lãnh vực này có nghĩa là đặt nó vào trong một của các lãnh vực còn lại, và ngược lại, đặt nó vào trong một lãnh vực nghĩa là lấy nó ra khỏi các lãnh vực còn lại. Như vậy, trong một phán đoán phân đôi, có một cộng đồng tương tác nào đó của các nhận thức, thể hiện ở chỗ các nhận thức ấy vừa loại trừ lẫn nhau, nhưng qua đó vừa xác định nhận thức đúng đắn trong cái toàn bộ, theo nghĩa gộp chung chúng lại, chúng tạo nên nội dung toàn diện của một nhận thức duy nhất được cho. Đấy là những gì tôi cho rằng cần phải nêu vì có ảnh hưởng đến sau này.

 

4. [ VỀ TÌNH THÁI ]: Tình thái (die Modalität) của các phán đoán là một chức năng hoàn toàn đặc thù của các phán đoán, có đặc điểm dị biệt nơi nó là: tình thái không đóng góp gì cho nội dung của phán đoán cả (vì ngoài Lượng, Chất và Tương quan thì không còn gì khác tạo nên nội dung của một phán đoán), nhưng chỉ nói lên giá trị của hệ từ * trong mối quan hệ với tư duy nói chung. Các phán đoán nghi vấn (problematisch) là các phán đoán, nơi đó sự khẳng định hay phủ định được người ta giả định chỉ như là có thể có (khả năng tùy thích). Gọi là phán đoán xác định (assertorisch) vì được xem như là hiện thực (wirklich) (đúng thật/wahr). Còn phán đoán tất nhiên (apodiktisch) là vì trong đó người ta xem nó là phải có (tất yếu)(1).

{*Hệ từ (Copula): loại động từ nối chủ ngữ với vị ngữ, ở đây là các hệ từ: là, có thể là, phải là thể hiện ba hình thái: hiện thực, khả năng và tất yếu của phán đoán trong mối quan hệ với tư duy. (N.D).  

(1)Giống như thể tư duy trong trường hợp thứ nhất là một chức năng của giác tính, trong trường hợp thứ hai là của năng lực phán đoán và trong trường hợp thứ ba là của lý tính. Một nhận xét chỉ được làm sáng tỏ hơn về sau này.}

 

Như thế, hai phán đoán mà tương quan giữa chúng tạo nên phán đoán giả thiết (hypothetisch) (nguyên nhân và kết quả) cũng như các phán đoán mà tương quan giữa chúng tạo nên sự phân đôi (disjunktiv) (các bộ phận của sự phân chia) đều chỉ có tính nghi vấn (problematisch) [về mặt hình thái]. Trong ví dụ trước đây, mệnh đề “có sự công bằng hoàn toàn” không được phát biểu một cách xác định (assertorisch) [về mặt tình thái như là hiện thực] mà chỉ được suy tưởng như một phán đoán khả năng nghĩa là người ta có thể giả định nó và chỉ có kết quả của nó mới có tính xác định (assertorisch). Do đó, các phán đoán như thế có thể là sai một cách rõ ràng, nhưng nếu hiểu như là có tính nghi vấn [về mặt tình thái] thì lại là các điều kiện để nhận thức cái đúng. Cũng thế, phán đoán: “Thế giới tồn tại nhờ sự ngẫu nhiên mù quáng” trong phán đoán phân đôi cũng chỉ có ý nghĩa nghi vấn, tức là người ta có thể tạm chấp nhận mệnh đề này trong một giây lát để tìm ra mệnh đề đúng (cũng giống như chỉ ra con đường sai trong số tất cả những con đường mà người ta có thể giả định). Vậy, mệnh đề nghi vấn [về tình thái] chỉ diễn đạt khả năng lôgíc (chứ không có tính khách quan), tức là một sự lựa chọn tự do cho phép một mệnh đề như thế là có giá trị, một sự tiếp nhận tùy thích mệnh đề ấy ở trong giác tính. Trong khi đó, mệnh đề xác định (assertorisch) nói về tính thực tại lôgíc hay là sự thật, chẳng hạn trong một suy luận giả thiết, tiền đề (das Ante-cedens) có hình thức nghi vấn trong chính đề (Major) nhưng lại có hình thái xác định trong thứ đề (Minor) và cho thấy mệnh đề ấy đã gắn liền với giác tính theo đúng các quy luật của giác tính. | [Sau cùng], mệnh đề tất nhiên (apodik-tisch) suy tưởng về mệnh đề xác định như là được quy định bởi bản thân các quy luật này của giác tính, do đó khẳng định một cách tiên nghiệm và bằng cách đó, diễn tả tính tất yếu lôgíc. Vì lẽ ở đây [trong tính hình thái của các phán đoán], tất cả đều gắn liền với giác tính theo cấp độ ngày càng tăng dần (gradweise), - khởi đầu người ta phán đoán về điều gì đó một cách nghi vấn [khả năng], rồi giả định nó như là đúng một cách xác định [hiện thực] và sau cùng khẳng định nó như là gắn liền không thể tách rời với giác tính, tức như là tất yếu (notwendig)tất nhiên (apodik-tisch) - cho nên người ta có thể gọi ba chức năng này của tình thái cũng là bấy nhiêu trạng thái (Momente) [có thể có] của tư duy nói chung.

 

TIẾT 3

MỤC § 10

VỀ CÁC KHÁI NIỆM THUẦN TÚY CỦA GIÁC TÍNH HAY VỀ CÁC PHẠM TRÙ

Như đã nói nhiều lần, môn Lôgíc học phổ biến trừu tượng hóa khỏi mọi nội dung của nhận thức và chờ đợi sẽ được mang lại các biểu tượng từ các nơi khác, bất kể nguồn gốc từ đâu, để biến các biểu tượng này thành các khái niệm bằng con đường phân tích. Ngược lại, môn Lôgíc học siêu nghiệm có trước mặt mình cái đa tạp của cảm năng tiên nghiệm do Cảm năng học siêu nghiệm mang lại để tạo nên một chất liệu cho các khái niệm thuần túy của giác tính, mà nếu không có chất liệu này, Lôgíc học siêu nghiệm sẽ không có nội dung nào cả, do đó sẽ hoàn toàn trống rỗng. Không gian và Thời gian chứa đựng cái đa tạp của trực quan tiên nghiệm, nhưng lại thuộc về các điều kiện của tính thụ nhận của tâm thức chúng ta, chỉ nhờ đó tâm thức mới có thể tiếp nhận được các biểu tượng về những đối tượng, và những điều kiện này, do đó, bao giờ cũng phải kích động (affizieren) đến khái niệm về đối tượng. Trong khi đó, chỉ riêng tính tự khởi của tư duy chúng ta là đòi hỏi rằng cái đa tạp này trước hết phải được trải nghiệm (durch-gegangen), tiếp thu và nối kết lại bằng một cách nào đó, để từ đó tạo ra một nhận thức. Hành vi này tôi gọi là SỰ TỔNG HỢP (SYNTHESIS).

Tôi hiểu SỰ TỔNG HỢP trong nghĩa khái quát nhất là hành vi nối kết những biểu tượng khác nhau lại và thấu hiểu (begreifen) [bằng khái niệm] sự đa tạp của chúng trong một nhận thức. Một sự tổng hợp như thế là thuần túy khi cái đa tạp không phải được mang lại một cách thường nghiệm mà là tiên nghiệm (như cái đa tạp trong Không gian và Thời gian). Các biểu tượng của ta phải được mang lại trước khi mọi sự phân tích (Analysis) về chúng được tiến hành và, về mặt nội dung, không khái niệm nào có thể ra đời bằng cách phân tích. Trong khi đó, chính sự TỔNG HỢP về cái đa tạp (dù được mang lại một cách thường nghiệm hay tiên nghiệm) mới là cái đầu tiên làm nảy sinh một nhận thức; nhận thức này tuy lúc đầu có thể còn thô và hỗn độn và do đó cần có sự phân tích, nhưng chỉ sự TỔNG HỢP mới là cái thực sự tập hợp các yếu tố thành các nhận thức và hợp nhất chúng lại thành một nội dung nhất định nào đó; cho nên sự TỔNG HỢP là cái đầu tiên ta phải lưu ý xem xét nếu ta muốn phán đoán [tìm hiểu] về nguồn gốc đầu tiên (den ersten Ursprung) của nhận thức chúng ta.

Sự tổng hợp nói chung - như ta sẽ thấy - là kết quả tác động (Wirkung) đơn thuần của năng lực tưởng tượng (Einbil-dungskraft), một chức năng mù quáng nhưng không thể thiếu được của tâm hồn (Seele), mà nếu không có nó, chắc hẳn ta sẽ không có được nhận thức nào cả, nhưng lại hiếm khi nào ta có ý thức về nó*. Tuy nhiên, chỉ riêng công việc đưa sự tổng hợp này thành những khái niệm (auf Begriffe brin-gen) lại là một chức năng thuộc về giác tính và qua đó giác tính mới giúp ta có được nhận thức theo đúng nghĩa đích thực là nhận thức.

{*Năng lực tưởng tượng hay trí tưởng tượng (Einbildungskraft): sẽ được Kant bàn sâu hơn về chức năng quan trọng của nó trong B151-152 và đặc biệt trong A15-A130 (ấn bản A: sự diễn dịch siêu nghiệm về các phạm trù). (N.D).}

 

Hình dung một cách khái quát, sự TỔNG HỢP THUẦN TÚY mang lại KHÁI NIỆM THUẦN TÚY CỦA GIÁC TÍNH. Tôi hiểu sự tổng hợp này là sự tổng hợp dựa trên cơ sở của sự THỐNG NHẤT [sự NHẤT THỂ] TỔNG HỢP TIÊN NGHIỆM: cho nên hành vi đếm của ta (càng dễ thấy hơn khi đếm các con số lớn) là một sự TỔNG HỢP DỰA THEO CÁC KHÁI NIỆM, vì sự tổng hợp này diễn ra dựa trên một cơ sở chung của [khái niệm thuần túy] về sự THỐNG NHẤT (ví dụ sự thống nhất của hệ thập phân). Tính thống nhất trong sự tổng hợp cái đa tạp trở thành tất yếu là nhờ vào khái niệm [thuần túy] này.

Những biểu tượng khác nhau được đưa vào trong một khái niệm bằng cách phân tích (đó là công việc được môn Lôgíc học phổ biến nghiên cứu). Còn nhiệm vụ của Lôgíc học siêu nghiệm không phải là đưa những biểu tượng mà là đưa sự tổng hợp thuần túy của những biểu tượng vào dưới các khái niệm [thuần túy]. Cái đầu tiên phải được mang lại cho ta nhằm có được nhận thức về mọi đối tượng một cách tiên nghiệm là cái đa tạp của trực quan thuần túy; sự tổng hợp cái đa tạp này bằng năng lực tưởng tượng là cái thứ hai, nhưng vẫn chưa mang lại nhận thức. Chính các khái niệm mang lại sự thống nhất cho sự tổng hợp thuần túy này và chúng chỉ tồn tại trong biểu tượng của sự thống nhất tổng hợp tất yếu này thôi mới làm nên cái thứ ba để có được nhận thức về một đối tượng, và các khái niệm [thuần túy] này đều là dựa trên giác tính [do giác tính mang lại].

Trên đây là danh mục tất cả các khái niệm thuần túy có tính nguyên thủy để làm công việc TỔNG HỢP mà giác tính chứa đựng trong nó một cách tiên nghiệm, và cũng vì thế, giác tính chỉ là một giác tính thuần túy bằng cách chỉ thông qua các khái niệm thuần túy này mới có thể hiểu (verstehen) một cái gì đó nơi cái đa tạp của trực quan, tức là, có thể suy tưởng một đối tượng của trực quan. Sự phân chia này được hình thành một cách có hệ thống từ một Nguyên tắc chung, đó là từ quan năng để phán đoán (quan năng để phán đốn cũng chính là quan năng để suy tưởng) [tức “giác tính” theo nghĩa rộng], chứ không phải ra đời một cách tùy hứng (rhapsodisdisch)* từ việc đi tìm các khái niệm thuần túy một cách cầu may: vì như thế, người ta không bao giờ biết chắc được số lượng đầy đủ của chúng, một khi chúng chỉ được suy ra bằng cách quy nạp; và không nhận ra rằng bằng cách này người ta không tài nào lý giải được tại sao các khái niệm này chứ không phải các khái niệm khác là thuộc về giác tính thuần túy. Trước đây, quả là một toan tính xứng đáng đối với một nhà tư tưởng sâu sắc như Aristoteles khi ông đi tìm các khái niệm nền tảng này. Nhưng vì không có một nguyên tắc [hướng dẫn] nên ông gom góp những gì ông bắt gặp, lúc đầu được mười khái niệm mà ông gọi là các Phạm trù (Prädikamente). Sau đó, ông tin rằng đã tìm thêm được năm cái khác nữa và bổ sung vào với tên gọi là các Hậu phạm trù (Postprädikamente). Thế nhưng bảng danh mục này của ông vẫn cứ còn thiếu. Ngoài ra, trong số đó lại thấy có mặt một số thể cách (Modi) của cảm năng thuần túy (như quando, ubi, situs cũng như prius, simul)** và thậm chí cả một khái niệm thường nghiệm (motus)*, tất cả chúng đều không thuộc về danh mục gốc của giác tính được, hoặc cả những khái niệm phái sinh (như actio, passio)* đều được ông tính vào các khái niệm nguyên thủy (Urbegriffe), trong khi một số khái niệm nguyên thủy thì lại hoàn toàn thiếu.

{Từ chữ “Rhapsodie”: bản nhạc cuồng hứng. (N.D).

**La tinh: quando: lúc xảy ra; ubi: nơi xảy ra; situs: tình trạng; prius: có trước; simul: đồng thời; motus: vận động; actio: tác động; passio: bị tác động. Mười phạm trù [Kategorien, do gốc Hy Lạp: Kategorein: phát biểu, mệnh đề trần thuật] của Aristoteles thật ra chỉ là mười cách phát biểu có thể có để trần thuật về một đối tượng; đó là: bản thể (bản chất của đối tượng, Vd: đó là một con người hay là một con ngựa?); 2. Lượng (độ lớn, Vd: vật ấy dài hai mét) 3. Chất (hay tính chất cấu tạo, Vd: con người ấy có học); 4. Tương quan (quan hệ với các đối tượng khác; Vd: nó lớn hơn hay nhỏ hơn sự vật kia); 5. Vị trí (lat: ubi) (nơi xuất hiện, Vd: ở chợ); 6. Thời gian (lat: quando) (nơi xảy ra, Vd: ngày hôm qua, năm trước); 7. Hoạt động (lat: actio): Vd: ăn, cháy; 8. Bị động (lat: passio) (Vd: bị ăn, bị cháy); 9. Tình trạng (lat: situs): Vd: nằm, ngồi, đứng; 10. Ăn mặc hay trang bị (lat: habitus, Vd: mang giày, có vũ trang). Vào thời Kinh viện (Scholastik), các phạm trù trên mới được xem là các “Prdikamente”, và có ý nghĩa quan trọng trong Lôgíc học và Bản thể học (Ontologie) vì các nhà kinh viện tin rằng có thể xác định đối tượng một cách hoàn chỉnh thông qua mười phạm trù trên đây. (Xem thêm: Chú giải dẫn nhập, mục 8.1, 8.2. (N.D).}

 

Đối với các khái niệm nguyên thủy này cần lưu ý thêm rằng: các phạm trù, với tư cách là các khái niệm gốc (Stammbegriffe) của giác tính thuần túy cũng có những khái niệm thuần túy nhưng phái sinh của chúng mà hệ thống hoàn chỉnh của Triết học-Siêu nghiệm không thể bỏ qua được, dù ở đây - trong khuôn khổ nghiên cứu phê phán - tôi có thể tạm vừa lòng với việc nhắc qua sự có mặt của chúng thôi.

Dođó, cho phép tôi gọi những khái niệm tuy cũng thuần túy nhưng chỉ là phái sinh này là các “Prädikabilien** của giác tính thuần túy (trái với “Prädikamente” là các phạm trù*). Nếu ta đã có các khái niệm nguyên thủy và cơ bản, thì những khái niệm phái sinh và thứ cấp (subaltern) sẽ được thêm vào một cách dễ dàng để phác họa trọn vẹn cây phả hệ (Stammbaum) của giác tính thuần túy. Nhưng vì ở đây tôi không bàn về tính hoàn chỉnh của hệ thống mà chỉ về các nguyên tắc để hình thành một hệ thống, nên tôi xin dành việc bổ sung này cho một công trình nghiên cứu khác. Vả lại, người ta có thể phần nào đạt được mục đích này nếu mở các sách giáo khoa về môn Bản thể học (Ontologie) sẽ thấy chẳng hạn phạm trù nhân quả có các khái niệm phái sinh (Prädikabi-lien) như “lực”, “tác động”, “bị tác động”; phạm trù cộng đồng tương tác có: “hiện diện”, “đề kháng”; các phạm trù về tình thái có: “sự ra đời”, “sự mất đi”, “sự biến đổi”, v.v… Các phạm trù kết hợp với các thể cách của cảm năng thuần túy hoặc kết hợp với nhau sẽ mang lại một số lượng lớn những khái niệm tiên nghiệm phái sinh. | Việc lưu ý và nếu có thể, việc kể hết chúng ra thành một danh mục hoàn chỉnh là một nỗ lực hữu ích và không phải không thú vị nhưng chưa cần thiết ở đây.

{*Xem chú thích** của N.D cho B107. (N.D). 

**“Prdikabilien” (La tinh: Praedicabilia; Hy lạp: Katgoroumena): các khái niệm phổ biến để phát biểu về sự vật. Vd: Khái niệm “người” khác với khái niệm “cây” về nội dung. Nhưng cả hai phát biểu về những đối tượng ấy cùng một phương cách như là “loài” (Gattung) bao gồm nhiều “giống” (Arten). Trong khi sự sắp xếp các khái niệm về mặt nội dung sẽ dẫn đến các Phạm trù (Prdika-mente) thuộc về môn Bản thể học, thì về phương cách phát biểu, có năm loại Prdikabilien (thuộc về môn Lôgíc học) (theo Porphyrius: Dẫn nhập vào học thuyết các phạm trù của Aristoteles): loài (Gattung/genus) (Vd: sinh vật); giống (Art/species) (Vd: người); đặc điểm về giống (differentia specifica) (Vd: có lý tính); thuộc tính tất yếu của giống (proprium) (Vd: biết cười); thuộc tính bất tất (accidens logicum): (Vd: đang cười). Vì tư duy trước hết quan tâm đến nội dung nên các phạm trù còn được gọi là các khái niệm phổ biến thứ nhất, sau đó mới phản tư về các phương cách phát biểu nên các Prdikabilien được gọi là các khái niệm phổ biến thứ nhì hay phản tư. Kant xem các Prdikabilien cũng là các khái niệm thuần túy của giác tính nhưng phái sinh, tức được rút ra từ các phạm trù (gốc): Vd: các khái niệm về “lực”, “tác động” và “bị tác động” là được rút ra từ phạm trù nguyên nhân; sự “biến đổi” là được rút ra từ phạm trù tình thái (xem B109 dưới đây). (N.D).}

 

Trong tác phẩm phê phán này, tôi cố tình tránh né việc đi vào các định nghĩa về các phạm trù dù tôi đang có chúng trong tay. Trong phần sau của quyển sách, tôi cũng sẽ chỉ phân tích các khái niệm này đến mức độ vừa đủ trong quan hệ với học thuyết về phương pháp mà tôi đang tiến hành*. [Tất nhiên], trong một hệ thống của lý tính thuần túy người ta có quyền đòi hỏi tôi đưa ra các định nghĩa cặn kẽ về các phạm trù, nhưng ở đây, chúng chỉ làm lạc mất điểm chính yếu của việc nghiên cứu vì sẽ gây ra sự nghi ngờ và các công kích; về những việc này, ta có thể dành cho một công cuộc nghiên cứu khác mà vẫn không ảnh hưởng gì đến mục đích cốt yếu hiện nay. Tuy nhiên, từ những gì ít ỏi được tôi trình bày ở đây cũng đã cho thấy rõ rằng việc mang lại một cuốn tự vị hoàn chỉnh với tất cả những sự giải thích cần thiết [về các phạm trù] không chỉ khả thi mà còn dễ dàng nữa. Các ô trống một khi đã có sẵn thì chỉ cần phải lấp đầy chúng, và một môn Định vị học (Topik) có hệ thống như cái chúng ta đang có thật khó có thể thiếu một vị trí nào vốn dành riêng cho mỗi một khái niệm, và đồng thời cũng dễ nhận ra vị trí nào còn bỏ trống.

{*Xem thêm lý do khiến Kant “tránh né việc định nghĩa các phạm trù”: A241 (tiếp theo B300) và A244-246 (tiếp theo B302). (N.D).}

 

MỤC § 11 *

Bảng phạm trù trên đây gợi ra một số vấn đề nghiên cứu quan trọng có thể có hậu quả lớn đối với hình thức khoa học của mọi nhận thức lý tính. Vì rằng bảng danh mục này, trong phần lý thuyết của triết học, là hết sức bổ ích, thậm chí là thiết yếu để phác họa hoàn chỉnh sơ đồ tồn bộ về một môn khoa học trong chừng mực khoa học ấy đặt nền tảng trên các khái niệm tiên nghiệm, cũng như để phân chia môn khoa học ấy - theo kiểu toán học - dựa theo các nguyên tắc nhất định, [ý nói môn Siêu hình học như một khoa học] tự nó đã cho thấy rõ rằng bảng phạm trù chứa đựng đầy đủ mọi khái niệm cơ bản của giác tính, và hơn thế, chứa đựng cả bản thân hình thức của một hệ thống các khái niệm ấy trong giác tính con người, do đó, mang lại sự hướng dẫn cho mọi nhân tố (Momente)** và cho cả trật tự [sắp xếp nội tại] của môn khoa học tư biện dự kiến như tôi đã thử làm trong một tác phẩm khác(1). Dưới đây chỉ là một vài nhận xét trong số đó.

{*Mục § 11 v § 12 sau đy l được Kant thm vo cho ấn bản B. (N.D).

**Momente: xem chú thích cho B95. (N.D).

(1)Tức trong quyển: “Các nguyên tắc Siêu hình học đầu tiên của khoa học tự nhiên”. (Metaphysische Anfangsgrnde der Naturwissenschaft) (1786). (Chú thích của tác giả).}

 

1. Nhận xét 1

Trước hết, bảng phạm trù bao gồm bốn loại (Klassen) khái niệm [thuần túy] của giác tính, được chia làm hai nhóm: nhóm thứ nhất hướng đến các đối tượng của trực quan (thuần túy lẫn thường nghiệm); nhóm thứ hai hướng đến sự tồn tại (Existenz) của các đối tượng này (hoặc trong quan hệ với nhau hoặc với giác tính).

Tôi tạm gọi hai loại trước [lượng và chất] là các phạm trù cótính toán học, hai loại sau [tương quan và hình thái] là các phạm trù cótính năng động (dynamisch) [hay động lực]. Như ta thấy, hai loại trước không có các cái đối ứng (Korrelate) mà chỉ có trong hai loại sau. Sự khác biệt này ắt phải có một nguyên do (Grund) [hay cơ sở] ở bên trong bản tính tự nhiên của giác tính.

 

2.   Nhận xét 2

Số lượng của các phạm trù trong mỗi loại lúc nào cũng bằng nhau, đó là ba phạm trù, một sự kiện cũng đòi hỏi ta phải suy ngẫm, vì thông thường mọi sự phân chia tiên nghiệm bằng các khái niệm đều phải là “Lưỡng phân” (Dichotomie) [chia hai, đối lập nhau]*. Thêm nữa, phạm trù thứ ba bao giờ cũng hình thành từ sự nối kết (Verbindung) của phạm trù thứ hai với phạm trù thứ nhất trong loại của nó.

{*Lưỡng phân (Dichotomie) (gốc Hy Lạp: dichotomos: chia đôi): quan hệ giữa hai khái niệm loại trừ nhau bao quát toàn bộ nội dung của một khái niệm lớn hơn; nghĩa là, mọi sự vật thuộc về một khái niệm lớn hơn phải thuộc về một trong hai khái niệm nhỏ hơn, Vd: trong sinh vật học, khái niệm “sinh vật” phân ra “sinh vật thuộc giống người”/”sinh vật không thuộc giống người” ®phép lưỡng phân (Direse), được Platon sử dụng trong đối thoại “Các nhà ngụy biện” (Sophistes) để phân chia khái niệm về “tri thức” ra làm hai: tư kiến đúng/tư kiến sai; “tư kiến đúng” lại chia làm hai: tư kiến đúng nhưng không có cơ sở/tư kiến đúng có cơ sở = tri thức. (N.D).}

 

Như thế, “Toàn thể” không gì khác hơn là “Đa thể” được xem như là “Nhất thể”; “Hạn định” không gì khác hơn là “Thực tại” được nối kết với “Phủ định”; “Cộng đồng tương tác” là “tính nhân quả” của một bản thể trong sự quy định qua lại và được quy định bởi các bản thể khác; sau cùng, Tính tất yếu không gì khác hơn là “sự Tồn Tại” (hiện thực, Existenz) được mang lại bởi bản thân “Khả năng”.

Tuy nhiên không vì thế mà người ta nghĩ rằng phạm trù thứ ba chỉ đơn thuần là một khái niệm phái sinh chứ không phải một khái niệm gốc của giác tính thuần túy. Bởi vì sự nối kết của phạm trù thứ nhất và phạm trù thứ hai để tạo ra phạm trù thứ ba đòi hỏi mộttác vụ (Aktus) đặc thùcủa giác tính không đồng nhất với tác vụ đã được thực hiện ở phạm trù thứ nhất và thứ hai. Thật thế, khái niệm về một con số (thuộc về phạm trù “toàn thể”) không phải lúc nào cũng có thể có được khi đã có các khái niệm về “đa thể” và “nhất thể” (chẳng hạn để có được biểu tượng về “cái vô tận”); hoặc từ chỗ tôi nối kết khái niệm về “một nguyên nhân” với khái niệm về một bản thể, khái niệm về ảnh hưởng [tác động] không đương nhiên được tôi hiểu ngay lập tức, nghĩa là không thể từ sự nối kết ấy mà hiểu được tại sao một bản thể có thể trở thành nguyên nhân của cái gì đấy trong bản thể khác. Vậy, rõ ràng rằng cần phải có một tác vụ đặc thù của giác tính trong việc hình thành phạm trù thứ ba; và cũng như thế trong các phạm trù còn lại.

 

3. Nhận xét 3

Đối với một phạm trù duy nhất là phạm trù “cộng đồng tương tác” (Gemeinschaft) nằm trong đề mục thứ ba của bảng phạm trù [thuộc loại các phạm trù Tương quan - Relation], sự trùng hợp của phạm trù này với hình thức tương ứng là phán đoán “phân đôi” (disjunktiv) trong bảng các chức năng lôgíc [của phán đoán] không dễ nhận ra như đối với các phạm trù còn lại.

Để nhận rõ sự trùng hợp này, ta cần lưu ý: trong mọi phán đoán phân đôi, lãnh vực của phán đốn (số lượng của tất cả những gì được chứa đựng trong phán đoán ấy) được hình dung như một tồn bộ được phân chia ra làm nhiều bộ phận (các khái niệm nằm trong phán đoán ấy), và bởi vì một bộ phận này không thể được chứa đựng trong một bộ phận kia, nên chúng đều phải được suy tưởng như là phối kết với nhau (koordiniert) chứ không phải lệ thuộc vào nhau (subordiniert), khiến chúng không quy định nhau theo kiểu một chiều (einseitig) như trong một chuỗi, mà là quy định lẫn nhau theo kiểu qua lại (wechselseitig) như trong một hỗn hợp (Aggregat) (nếu một bộ phận của sự phân chia được thiết định thì mọi bộ phận còn lại đều bị loại trừ và ngược lại)*.

{*Vd: phán đoán phân đôi: “Ngôi nhà này hoặc là một ngôi chùa hoặc là trường học, hoặc là nhà ở …” Tất cả tạo nên toàn bộ lãnh vực nhận thức về ngôi nhà, nhưng mỗi bộ phận quan hệ qua lại với nhau một cách không lệ thuộc. Nếu ngôi nhà ấy là một ngôi chùa thì loại trừ các khái niệm còn lại (trường học, nhà ở) và ngược lại. (N.D).}

 

Ta cũng cần suy tưởng một sự nối kết tương tự như vậy trong cái Toàn bộ của mọi sự vật, vì mỗi sự vật không lệ thuộc vào sự vật khác giống như kết quả lệ thuộc vào nguyên nhân cho sự tồn tại của nó, mà là ở bên nhau [phối kết] một cách đồng thời và hỗ tương qua lại như một nguyên nhân trong quan hệ với các nguyên nhân khác (chẳng hạn, trong một vật thể, các bộ phận của nó hút và đẩy lẫn nhau). | Đây là một kiểu nối kết hoàn toàn khác với kiểu nối kết thường gặp trong quan hệ của nguyên nhân với kết quả (như kiểu nguyên tắc với hệ luận), là kiểu trong đó kết quả không quy định trở lại đối với nguyên nhân một cách hỗ tương và vì thế, không cùng với nguyên nhân tạo nên một toàn bộ (cũng như Đấng sáng tạo vũ trụ [nguyên nhân] không cùng với thế giới [kết quả] hợp thành một Toàn bộ. Phương cách [xem xét] này của giác tính khi nó hình dung [toàn bộ] lãnh vực của một khái niệm được phân chia cũng chính là phương cách quan sát khi giác tính suy tưởng về một sự vật như là cái có thể phân chia được. | Cũng giống như các bộ phận của sự phân chia trong cái trước [khái niệm] vốn loại trừ nhau nhưng cùng được nối kết trong một lãnh vực chung [cái toàn bộ của khái niệm ấy], giác tính hình dung các bộ phận của cái sau [sự vật] như là mỗi bộ phận mà sự tồn tại (như là bản thể) là thuộc riêng về bộ phận ấy và loại trừ các bộ phận còn lại, nhưng vẫn như là được nối kết trong một cái Toàn bộ [sự vật].

 

MỤC § 12

Trong “Triết học siêu nghiệm của người xưa*lại có một chương chủ đạo nêu lên các khái niệm thuần túy của giác tính - dù không được tính vào danh mục các phạm trù - nhưng lại được họ xem là các khái niệm có giá trị tiên nghiệm cho mọi đối tượng.

{*Triết học siêu nghiệm của người xưa”: chỉ “triết học siêu nghiệm” (Trans-zendentale Philosophie) của thời Trung Cổ, thường gọi là triết học kinh viện (Scholastik) (từ “siêu nghiệm” hoàn toàn theo nghĩa khác với của Kant). Đây là môn Bản thể học về yếu tính, đề ra các “Siêu nghiệm tính” hay “Siêu nghiệm thể” (Transzendentalien) là các quy định nền tảng của Tồn Tại nói chung (das Sein), vượt lên cao hơn các quy định phạm trù của các tồn tại cụ thể (das Seiende). Trước khi các tồn tại cụ thể được chia ra theo các phạm trù cũng như theo các khái niệm về loài và giống, chúng đều được phú cho các “siêu nghiệm tính” này. Các “Siêu nghiệm tính” chính yếu là: “cái tồn tại như hữu thể cụ thể” (hữu thể tính, das Seiende, La tinh: ENS); cái Một (nhất tính, das Eine, UNUM); cái Đúng (chân tính, das Wahre, VERUM); cái thiện hay hoàn hảo (thiện tính, das Gute, BONUM). Các “siêu nghiệm tính” thứ cấp (subaltern) khác là: “vật tính” (Etwas, RES); “sự tính” (Bestimmtes, ALIQUID là quy định rõ hơn của nhất tính UNUM) và “mỹ tính” (cái đẹp, das Schưne, PULCHRUM, là sự thống nhất của VERUM và BONUM). Đặc tính chung của hữu thể là “đồng tính” với chính mình, nên các “siêu nghiệm tính” trên đều có thể chuyển đảo cho nhau được. Các khái niệm này bắt nguồn từ Bản thể học (Ontologie) của Platon và Aristoteles, được triển khai chủ yếu bởi THOMAS AQUINO (1225-74). Xem thêm: Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học Tây phương, Tập III, 266… NXB TP. HCM, 2000 và chi tiết hơn trong: G. Schulemann: Die Lehre von den Transzen-dentalien in der scholastischen Philosophie” (1929) (Học thuyết về các Siêu nghiệm thể trong triết học kinh viện). (N.D).}

 

Nhưng trong trường hợp đó chúng lại làm gia tăng số lượng các phạm trù, điều mà chúng không thể làm. Các khái niệm này được thể hiện trong mệnh đề nổi tiếng của các nhà kinh viện: “QUODLIBET ENS EST UNUM, VERUM, BONUM” (BẤT KỲ HỮU THỂ NÀO CŨNG LÀ NHẤT TÍNH, CHÂN TÍNH, THIỆN TÍNH) [tức là Một, là Đúng, là Hoàn hảo]. Mặc dù việc sử dụng nguyên tắc này hòng đi tới các hệ luận chỉ mang lại kết quả rất nghèo nàn (toàn là các mệnh đề lặp thừa*) khiến cho trong các thời gian về sau, hầu như chỉ vì lý do danh dự mà còn được người ta nhắc đến trong Siêu hình học; tuy nhiên, một tư tưởng đã được duy trì trong một thời gian lâu như thế - tuy có vẻ trống rỗng - bao giờ cũng đáng được nghiên cứu về nguồn gốc của nó cũng như ta có lý do chính đáng để phỏng đoán rằng tư tưởng ấy thực ra cũng đặt cơ sở trên một quy luật nào đó của giác tính, song đã bị diễn giải sai như vẫn thường xảy ra. 

{*Lặp thừa: tautologisch, còn được dịch là “trùng luận”, “trùng ngôn”: Vd: A=A. (N.D).}

 

Các thuộc tính “siêu nghiệm” về sự vật bị hiểu một cách sai lầm này thực ra không gì khác hơn là các yêu cầu và các tiêu chuẩn lôgíc của mọi nhận thức về sự vật nói chung và nền tảng thực sự của chúng chính là các phạm trù về Lượng, đó làNhất thể, Đa thể và Toàn thể. | Chỉ có điều, trong thực tế, các thuộc tính siêu nghiệm ấy đã sử dụng các phạm trù này - vốn phải được xem như là các điều kiện chất thể thuộc về khả thể của bản thân các sự vật và chỉ trong ý nghĩa hình thức như là thuộc về đòi hỏi lôgíc của mọi nhận thức mà thôi - và biến các tiêu chuẩn này của tư duy một cách thiếu thận trọng thành các thuộc tính của những vật-tự thân. [Thật vậy], trong bất kỳ nhận thức nào về một đối tượng, trước hết phải có tính NHẤT THỂ của khái niệm mà ta có thể gọi là Nhất thể về chất, trong chừng mực sự Nhất thể ấy chỉ được suy tưởng như là Nhất thể [sự Thống nhất] trong việc nối kết cái đa tạp của nhiều nhận thức lại với nhau [thành một], chẳng hạn như sự nhất thể [sự thống nhất] của chủ đề trong một vở kịch, một bài phát biểu, một câu chuyện kể. Thứ hai là phải có “CHÂN TÍNH” [sự đúng đắn, Wahrheit] xét về các hệ quả. Càng nhiều hệ quả đúng đắn được rút ra từ một khái niệm được cho, càng có nhiều dấu hiệu cho thấy tính thực tại khách quan của khái niệm ấy. Ta có thể gọi “chân tính” này là Đa thể về chất của các đặc điểm thuộc về một khái niệm như thuộc về một cơ sở chung (chứ các đặc điểm ấy không được suy tưởng như là một Lượng trong khái niệm ấy). Điều thứ ba sau cùng là sự hoàn hảo (Vollkommenheit) [THIỆN TÍNH] thể hiện ở chỗ cái Đa thể này quay trở về lại với cái Nhất thể của khái niệm, hoàn toàn trùng hợp với khái niệm này chứ không phải với khái niệm nào khác nên ta có thể gọi là sự hoàn chỉnh về chất (tính Toàn thể - Totalität). Vậy, từ đó rõ ràng là: các tiêu chuẩn lôgíc về khả thể của nhận thức nói chung này đã chuyển hóa ba phạm trù về Lượng - trong đó sự thống nhất để tạo ra một lượng (Quantum) phải được xem là hoàn toàn cùng loại (gleichar-tig) với nhau - thành Nguyên tắc nhằm nối kết các bộ phận nhận thức không cùng loại (ungleichartig) trong một ý thức thông qua Chất (Qualität) của một nhận thức. [tức là xem Chất của nhận thức như là Nguyên tắc cho sự nối kết ấy]. Như thế, tiêu chuẩn cho khả thể của một khái niệm (chứ không phải của đối tượng của khái niệm) chính là ĐỊNH NGHĨA về khái niệm ấy, trong đó tính nhất thể của khái niệm, tính đúng đắn [chân tính] của tất cả những gì có thể được rút ra từ khái niệm ấy và sau cùng, tính hoàn chỉnh [thiện tính] của tất cả những gì đã được rút ra, là những đòi hỏi phải có để tạo ra tồn bộ khái niệm. | Hay cũng thế, tiêu chuẩn [để thẩm tra] một giả thuyết là tính minh nhiên [có thể hiểu được] của cơ sở lý giải được giả định hay là tính nhất thể của nó (không cần các giả thuyết phụ trợ nào khác), rồi tính đúng đắn [chân tính] của các hệ luận được rút ra (sự trùng hợp giữa chúng với nhau và với kinh nghiệm), và sau cùng là tính hoàn chỉnh [thiện tính] của cơ sở lý giải đối với những gì đã được rút ra, tức là các hệ luận phải có quan hệ không hơn cũng không kém với những gì đã được nêu ra trong giả thuyết. Và sau cùng, bằng cách phân tích và hậu nghiệm, khôi phục trở lại và trùng hợp với những gì đã được suy tưởng bằng cách tổng hợp và tiên nghiệm ở trong giả thuyết.

Vậy tóm lại, thông qua các khái niệm về tính nhất thể [UNUM], tính chân lý [VERUM] và tính hồn hảo [BONUM] nói trên, bảng danh mục siêu nghiệm về các phạm trù không hề được bổ sung như thể nó còn có gì thiếu sót, trái lại, bằng cách hoàn toàn gạt bỏ mối quan hệ của các khái niệm này [thực chất là ba phạm trù về lượng] với các đối tượng [của kinh nghiệm], các khái niệm trên đã sử dụng ba phạm trù ấy chỉ như là các quy luật lôgíc phổ biến để mang lại sự trùng hợp của nhận thức với chính bản thân nó mà thôi.

 

CHÚ GIẢI DẪN NHẬP

8   PHÂN TÍCH PHÁP CÁC KHÁI NIỆM (B89-B169)

Ta đã biết qua nhiệm vụ của phần này và cũng biết đây là phần khô khan, hóc búa nhất của quyển sách. Vậy ta hãy đi từng bước. Trước hết cần phân biệt:

8.1  Khái niệm thường nghiệm và khái niệm thuần túy (Phạm trù)

8.1.1. Trực quan mang lại cho ta sự đa tạp của những cảm giác hỗn độn, chưa được cấu trúc hóa: chúng đến từ mắt thấy, tai nghe và nhiều ấn tượng giác quan trải rộng trong không gian và thời gian. Để những cảm giác đa tạp ấy trở thành một đối tượng khách quan, chẳng hạn con chó, cái bàn đúng cho những sự vật có các đặc điểm tương tự và cũng để trao đổi, truyền đạt được cho người khác, cần có một quy luật hay một quy tắc (Regel). Quy luật ấy chính là khái niệm thường nghiệm về con chó, cái bàn, trong đó những cảm giác được tập hợp thành một nhất thể và nhất thể ấy là một mô thức và cấu trúc được xác định. Khái niệm về con chó, cái bàn cho biết sự vật phải như thế nào mới được gọi là con chó, cái bàn chứ không phải con mèo, cái ghế hay quyển sách. Vậy, thông qua những khái niệm thường nghiệm, chất liệu của trực quan được đưa vào thể thống nhất và có một cấu trúc. Những khái niệm vừa làm công việc tổng hợp (nối kết) vừa làm công việc xác định.

 

8.1.2. Nhưng các quy luật để tổng hợp và xác định này lại không bắt nguồn từ những cảm giác. Cũng không phải bằng sự cộng dồn đơn giản các cảm giác ấy lại. Như Kant nói, chúng bắt nguồn từ tính tự khởi của giác tính, do giác tính tự “suy nghĩ ra” các quy luật để nhận biết những dữ kiện cảm tính và kiểm nghiệm xem điều nó “nghĩ ra” có đúng để lý giải dữ kiện cảm tính hay không, chẳng hạn đã sai lầm khi dùng khái niệm “con rắn” để chỉ những cảm giác thuộc về “dây thừng”. Vậy theo Kant, tư duy không chạy theo một thế giới đã được cấu trúc sẵn. Trái lại, không có tư duy (suy tưởng), ta chỉ có một cái gì đó rời rạc, bất định, một mớ những cảm giác hỗn độn chứ không phải tính thống nhất và xác định của một hiện thực. Theo nghĩa đó, nói một cách mạnh mẽ: không có tư duy cũng sẽ không có thế giới. Nhưng mặt khác, tư duy không quan hệ trực tiếp với hiện thực; nó là suy lý (diskursiv), được trung giới qua những khái niệm chứ không phải là trực quan: quan sát trực tiếp. Vì thế Kant gọi khái niệm là “biểu tượng của biểu tượng”.

 

8.1.3. Vì những khái niệm là những quy luật, chúng có tính phổ biến. Ngay khái niệm thường nghiệm về con chó, cái bàn cũng không biểu thị một cá thể như con chó vàng của tôi hay cái bàn trước mặt tôi mà chỉ bất kỳ con chó nào, cái bàn nào có những đặc điểm cơ bản chung bất kể thuộc giống nào hoặc bằng vật liệu gì. Thế nhưng, những khái niệm thường nghiệm, dù phổ biến đến mấy, cũng có nội dung phát xuất từ kinh nghiệm và sở dĩ có tính phổ biến là nhờ giác tính so sánh, phản tư, trừu tượng hóa...

 

8.1.4  Trái lại, theo Kant, các khái niệm thuần túy, xét cả về mặt nội dung, cũng chỉ bắt nguồn từ bản thân giác tính mà thôi. Vd: Những phán đoán riêng lẻ từ khái niệm con chó: nó chạy nhanh, vẫy đuôi, sủa... chưa đưa lại “nhận thức” gì đáng kể. Nhưng khi nói: Con chó mừng rỡ khi gặp chủ, cho nên nó vẫy đuôi... là nhờ có khái niệm thuần túy của giác tính về tính nhân quả. Theo Kant, chỉ nhờ các khái niệm thuần túy ấy mà tính thống nhất và xác định của dữ kiện cảm tính trở thành nhận thức đích thực. Những hiện tượng đã được ta suy tưởng thực sự. Và vì các khái niệm thuần túy ấy không được rút ra từ khái niệm nào cao hơn chúng nữa, nên Kant - mượn cách nói của Aristoteles - gọi chúng là các phạm trù (Kategorien).

Trước khi đi theo Kant để tìm ra các phạm trù, ta ghi nhận thêm vài nhận xét:

 

8.1.5  Kant cho rằng ông cùng chia sẻ ý đồ với Aristoteles khi đi tìm các phạm trù nhưng cách làm thì khác xa. Aristoteles (trong tác phẩm “Các phạm trù”, chương 4) nêu ra 10 phạm trù: bản chất/bản thể (ousia), lượng (poson), chất (poion), tương quan (prosti), ở đâu (pou), bao giờ (pote), tình trạng ra sao (keisthai), có những gì (echein), tác động (poiein) và bị tác động (paschein). Kant đánh giá cao thành tựu của Aristoteles nhưng cho rằng đó là cách làm kiểu “cầu may”, thiếu một nguyên tắc nhất quán vì lẫn vào trong ấy cả những yếu tố của cảm năng (Vd: ở đâu, bao giờ [không gian-thời gian]...), các khái niệm phái sinh (tác động, bị tác động...) và lại thiếu các khái niệm thực sự thuần túy khác (B107). Thật ra, ý đồ của Aristoteles rất giản dị: xuất phát từ một đối tượng cá biệt, Vd: Socrate, ông muốn biết ta có thể đưa ra các hình thức phát biểu nào có ý nghĩa: chẳng hạn, Socrate là người, sống ở Athen, cao bao nhiêu, có học và lớn tuổi hơn Platon... Vậy, với Aristoteles, các phạm trù là các chủng loại mệnh đề tối cao không phụ thuộc hay được dẫn xuất (rút ra) từ các mệnh đề khác (hay từ một nguyên tắc như Kant), trái lại, đạt được bằng con đường quy nạp từ sự khái quát hóa những hành vi ngôn ngữ hiện thực(1).

{(1)Chính vì hiểu phạm trù là khái niệm tối cao, nên Aristoteles xem không gian-thời gian (ở đâu? bao giờ?) là các phạm trù chứ chưa phân biệt giữa cảm năng và giác tính như Kant. Tuy nhiên, cũng như với Kant, khái niệm về phạm trù nơi Aristoteles không quan hệ trực tiếp đến thế giới khách quan mà là khái niệm phản tư (Reflexionsbegriff), diễn đạt một tính thống nhất mới mẻ bên cạnh những hình thức thống nhất (nhất thể hóa) khác như: thống nhất về số lượng về giống (Art) và loài (Gattung). (Tính thống nhất dựa theo phạm trù do Aristoteles đề ra được M. Heidegger xem là đã đặt “vấn đề tồn tại trên một cơ sở mới về nguyên tắc” (Sein und Zeit, 1927, §1)).}

 

Kant đi xa hơn và nằm trong xu hướng chung của triết học thế kỷ 17-18 là đi tìm và nghiên cứu các “khái niệm cơ bản” hay còn gọi là các “khái niệm gốc” (Stammbegriffe) của giác tính. Trước đó, LockeHume đã đi tìm các “ý niệm đơn giản” (simple ideas), tức các khái niệm cơ bản nhất, nhưng do lập trường duy nghiệm, họ không quy cho giác tính thuần túy. Ngược lại, Descartes và Leibniz lại tin rằng hệ thống các khái niệm thuần túy của giác tính là các “ý niệm đơn giản” (ideae simplices của Descartes) hay “các chữ cái của tư tưởng con người” (Leibniz) cho phép ta - từ quan điểm duy lý - có thể nhận thức được vật-tự thân. Phát kiến của Kant đứng bên ngoài hai xu hướng ấy.

Kant bác thuyết duy nghiệm, vì cho rằng các phạm trù có nguồn gốc từ giác tính, không dựa vào kinh nghiệm, thậm chí làm cho kinh nghiệm có thể có được: cái đa tạp của trực quan được thống nhất lại là nhờ phục tùng các phạm trù. Không có phạm trù tiên nghiệm, không thể có nhận thức khách quan. Đồng thời, cũng bác thuyết duy lý: Các phạm trù phải nhắm đến các dữ kiện cảm tính trong không gian và thời gian, nếu không, sẽ trống rỗng, không có gì để thống nhất và do đó, không thể có bất kỳ nhận thức nào bên ngoài các ranh giới của kinh nghiệm.

 

8.1.6  Phân tích pháp các khái niệm củng cố luận điểm của Cảm năng học siêu nghiệm trước đây: những đối tượng khách quan được nhận thức là nhờ các yếu tố tiên nghiệm của chủ thể nhận thức. Vì các phạm trù lẫn các mô thức của trực quan thuần túy không bắt nguồn từ kinh nghiệm mà từ chủ thể nên về nguyên tắc, con người không thể nhận thức được vật tự thân. Như đã nói, điều này dễ gây hiểu lầm và ta cần hiểu rõ Kant thực sự muốn nói gì. Kant không hề muốn nói rằng con người bị một màn “vô minh” che phủ nên không thể nhận thức được “thực tại đích thực” và vật tự thân là tặng phẩm dành riêng cho các bậc “kỳ nhân”. Ông chỉ muốn nói: mọi nhận thức con người đều có tính hiện tượng vì nhận thức phụ thuộc vào các yếu tố tiên nghiệm của chủ thể. Các yếu tố này không che đậy thực tại, tức không che đậy chân lý. Ngược lại, chính chúng làm cho chân lý có thể có được, tuy nhiên đó là chân lý về những đối tượng, sự việc xuất hiện ra cho con người chứ không phải nơi tự thân chúng. Kant không phủ nhận “vật tự thân” xét theo nghĩa bản thể học, thậm chí xem chúng là hiển nhiên, nếu không, làm gì có cái xuất hiện ra cho ta, được ông gọi là một cái X phiếm định (đối tượng siêu nghiệm). Nhưng mỗi khi xuất hiện, tức đi vào mối quan hệ nhận thức, chúng đều là hiện tượng và hiện tượng (Erscheinung) ở đây hoàn toàn không có nghĩa là ảo tượng, là bề ngoài giả tạo (Schein). (Xem: định nghĩa của Kant về “hiện tượng”, 6.2.2.2). Nhận thức là vô tận và có thể đi đến kỳ cùng nhưng bao giờ cũng chỉ trong lãnh vực của thế giới hiện tượng, hay nói chính xác hơn, của thế giới xuất hiện ra như là hiện tượng cho ta. Con người đã đành là hữu hạn, và dễ phạm sai lầm nhưng theo Kant, cũng được trang bị đủ những “công cụ” để nhận thức thế giới khách quan chứ không phải “bất khả tri”.

 

8.1.7. Các mô thức thuần túy của trực quan (không gian-thời gian) không đồng đẳng với những trực quan toán học và thường nghiệm, mà là điều kiện khả thể của chúng. Cũng thế, các khái niệm thuần túy của giác tính (phạm trù) không thể được lẫn lộn với những khái niệm thường nghiệm mà là tiền đề cho tính khách quan của những khái niệm thường nghiệm này. Để chứng minh điều cốt yếu này, Kant cũng phải đi hai bước như trong phần Cảm năng học bằng quá trình trừu tượng hóa, loại bỏ hết những yếu tố thường nghiệm trong giác tính để chỉ còn những yếu tố hoàn toàn thuần túy.

Bước 1: diễn dịch siêu hình học(thay vì khảo sát, bây giờ là diễn dịch theo nghĩa chứng minh, biện minh tính chính đáng. Diễn dịch (La tinh: deductio) nghĩa đen là “dẫn xuất” tức rút các phạm trù từ bản thân giác tính): đi tìm các phạm trù bằng con đường nào và chúng ở đâu, ra sao?

Bước 2: diễn dịch siêu nghiệm: chứng minh và lý giải: tại sao và làm thế nào các phạm trù - dù bắt nguồn từ tính tự khởi của giác tính, tức chủ quan - lại có thể quan hệ với đối tượng một cách thiết yếu, tức có giá trị khách quan?

Mục 8.2. sau đây sẽ tóm tắt phần Diễn dịch Siêu hình học. Mục 8.3 sẽ bàn về Diễn dịch siêu nghiệm.

 

8.2.   DIỄN DỊCH SIÊU HÌNH HỌC VỀ CÁC PHẠM TRÙ: dò theo “MANH MỐI” của các CHỨC NĂNG PHÁN ĐOÁN để tìm ra bảng phạm trù hoàn chỉnh: (B92-B116):

Kant không muốn tìm các phạm trù một cách “tùy hứng” như Aristoteles mà “có hệ thống từ một nguyên tắc chung” (B106). Ông tìm ra nguyên tắc ấy trong các hình thức phán đoán, tương ứng với các phạm trù. Môn Lôgíc cung cấp danh mục đầy đủ các hình thức phán đoán và Kant xem đó là manh mối (Leitfaden) để phát hiện các phạm trù. Kant trình bày hơi tối, nên chúng ta cố tóm lược thành 4 bước “diễn dịch” như sau:

8.2.1  Bước 1: xác định nhiệm vụ chuyên biệt của giác tính, đó là nối kết (hay còn gọi là tổng hợp hoặc nhất thể hóa) cái đa tạp trong các phán đoán thể hiện về mặt ngôn ngữ qua mệnh đề có chủ ngữ - vị ngữ, Vd: “mọi vật thể đều khả phân” (B93). Trong phán đoán ấy, các biểu tượng khác nhau (chủ ngữ: “vật thể” và vị ngữ “khả phân”) được nối kết lại. Vì giác tính làm công việc nối kết này nên nếu trước đây ta gọi nó là quan năng suy tưởng, nay có thể hình dung nó là “quan năng để phán đoán” (Vermögen zu urteilen) và mỗi khái niệm (thường nghiệm) đều có thể là chủ ngữ hay vị ngữ của những phán đoán khả hữu (B94) (1).

{(1)Khuôn khổ của chú giải dẫn nhập không cho phép lý giải và tìm hiểu cặn kẽ nội dung quan trọng của Chương 1 (Quyển 1, Phân tích pháp siêu nghiệm) này. Ở đây, chỉ xin lưu ý mấy thuật ngữ khó, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn:

- “Việc sử dụng giác tính một cách lôgíc” (logischer Gebrauch des Verstandes) (nhan đề của Tiết 1):

“Sử dụng giác tính một cách lôgíc” không phải là sử dụng giác tính trong môn Lôgíc học theo nghĩa tuân theo những quy tắc để có được suy luận đúng đắn, trái lại, được hiểu như là đối lập lại với “sử dụng hiện thực” (realer Gebrauch). “Sử dụng hiện thực” là việc sử dụng giác tính trong đó giác tính sản sinh ra những khái niệm về đối tượng và mối quan hệ giữa chúng từ bản thân những quy luật nội tại của giác tính, đó là cách sử dụng giác tính trong các bộ môn Siêu hình học cổ truyền bị Kant phê phán. Trái lại, “sử dụng lôgíc” là xét xem những khái niệm thuần túy (phạm trù) của giác tính làm thế nào để có thể áp dụng được vào những đối tượng thường nghiệm. Do đó, phân tích việc “sử dụng lôgíc” sẽ cung cấp chìa khóa để hiểu bản tính của những khái niệm này của giác tính và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của Lôgíc học siêu nghiệm. (tiếp trang sau).

8.2.2  Bước 2: Nếu các khái niệm thuần túy (phạm trù) “cấu tạo” nên kinh nghiệm, thì bản thân sự nối kết (phán đốn) cũng không cần dựa vào kinh nghiệm nhưng lại thiết yếu để hình thành kinh nghiệm. Ta tìm thấy sự nối kết ấy khi ta lược bỏ hết mọi nội dung của những khái niệm (thường nghiệm) để chỉ nhìn vào mô thức của sự nối kết khái niệm. Vì sự nối kết các khái niệm diễn ra trong phán đoán, nên mô thức của sự nối kết ấy chính là mô thức của sự phán đoán. Phán đoán được giác tính thực hiện, nên mô thức đơn thuần của phán đoán cũng là của chính giác tính thuần túy. Vậy, các khái niệm thuần túy của giác tính (phạm trù) mà ta đang tìm kiếm nhất thiết phải tương ứng với các mô thức của phán đoán. Thế là tuy chưa lên danh sách đầy đủ các phạm trù, nhưng ngay ở bước 2 này, Kant đã đạt được mục đích diễn dịch: biết rõ các phạm trù phải tìm ở đâu; nhờ dựa vào các hình thức phán đoán.

8.2.3  Bước 3: lên danh sách tất cả các hình thức phán đoán mà Lôgíc học hình thức cổ truyền đã chuẩn bị sẵn để từ đó suy ra bảng các phạm trù. Đây là việc khá dễ dàng. (xem 8.2.5).

8.2.4  Bước 4: lên danh mục các phạm trù tương ứng với bảng các hình thức phán đoán nói trên (1).

+ Để dễ dàng hình dung và so sánh, ta nhắc lại chúng ở đây bằng cách đối chiếu:

- “Mọi hành vi của giác tính” và “quan năng để phán đoán”

“Ta có thể quy mọi hành vi của giác tính vào các phán đoán, khiến cho giác tính nói chung có thể được hình dung như là một quan năng để phán đoán” (B94):

“Mọi hành vi của giác tính” (Alle Handlungen des Verstandes): là thuật ngữ phổ biến đương thời trong môn Lôgíc học, bao gồm bốn loại hành vi của giác tính (operationes intellectus/opérations de l’esprit trong Lôgíc học của Port Royal (Paris 1662), hệ thống hóa Lôgíc học của Aristoteles), nhờ đó giác tính (i) nhận thức khái niệm; (ii) so sánh, nối kết hoặc tách rời khái niệm trong phán đoán; (iii) hình thành chuỗi các phán đoán trong suy luận và (iv) hợp nhất các phán đoán dựa theo một phương pháp. Như vậy, “giác tính” trong “mọi hành vi” của nó phải được hiểu theo nghĩa rộng (giác tính nói chung: Verstand überhaupt), bao hàm cả “giác tính” được hiểu theo nghĩa hẹp (quan năng của khái niệm) lẫn “năng lực phán đoán” (Urteilskraft) (thâu gồm những đối tượng vào dưới các khái niệm) và “lý trí” (Vernunft) (suy luận). Trong cách hiểu ấy, khái niệm lẫn suy luận đều mặc nhiên được ẩn chứa trong phán đốn (“suy luận” thực chất là phán đoán về những phán đốn), vì thế, Kant bảo giác tính (theo nghĩa rộng) không gì khác hơn là “một quan năng để phán đoán” (ein Vermögen zu urteilen). Quan năng này, như đã nói trên, không nên lẫn lộn với “năng lực phán đoán” (Urteilskraft), tức năng lực thâu gồm những đối tượng cá biệt vào dưới các khái niệm (xem: B171 và “Phê phán năng lực phán đoán”, V, 179). “Năng lực phán đoán” chỉ là một phương diện trong các hành vi của giác tính xét theo nghĩa rộng là “quan năng để phán đoán”. Kant cho rằng mình đã nhận diện được “chức năng bao trùm tất cả” để đi đến định nghĩa giác tính theo nghĩa rộng. Do đó, sau khi bắt đầu với định nghĩa thông thường và hẹp về giác tính như là “quan năng của khái niệm” (B94), ông quy nó về lại vớichức năng nền tảng - làm nguồn gốc cho mọi chức năng khác, - đó là chức năng hình thành các phán đoán. Điều đó cắt nghĩa tại sao “tất cả mọi chức năng của giác tính [theo nghĩa rộng của “intellectus”] sẽ được tìm ra, nếu ta có thể trình bày hoàn chỉnh những chức năng tạo nên tính thống nhất trong các phán đoán” (cuối B94). (“Những chức năng tạo nên tính thống nhất” - “Funktionen der Einheit” có thể hiểu như là: “những chức năng mang tính thống nhất vào cho...”).

- “Mọi quan năng cơ bản của “tâm thức” con người” (hay của “ý thức nói chung”): Cần phân biệt “mọi hành vi của giác tính” với “mọi quan năng cơ bản của tâm thức con người nói chung”. Theo Kant, tâm thức (Gemüt) hay “ý thức nói chung” là khái niệm rộng, bao trùm, bao gồm ba quan năng cơ bản: quan năng nhận thức (trong đó “mọi hành vi của giác tính” chỉ là một bộ phận); tình cảm vui sướng và không vui sướng (xúc cảm thẩm mỹ) và quan năng ý chí. (Xem: Kant: Phê phán năng lực phán đoán; Lời nói đầu III). Việc phân chia và “xếp hạng” các quan năng bắt nguồn từ Descartes. (Xem: Descartes: Các suy niệm về đệ nhất triết học, suy niệm 3; 1641): ông phân biệt: a) Các ý niệm; b) Các phán đoán và c) Các hành vi của ý chí. Dựa theo Descartes, F. Brentano (xem: “Tâm lý học” II, Chương 6, §3) chia thành: a) Các biểu tượng; b) Các phán đoán và c) Các hành vi của ý chí (bao gồm xúc cảm, hành vi yêu, ghét...). Theo mô hình này, “ý thức” hay “tâm thức” có nhiều “lớp”: lớp dưới cùng là các biểu tượng (Vd: trái cây); lớp giữa là các phán đoán (Vd: trái cây chín hay chưa chín) và sau cùng là hành vi của ý chí (Vd: muốn ăn hay không). “Lớp” cao hơn lấy “lớp” thấp hơn làm tiền đề.

{(1)Thực ra, các bước đi để dẫn đến việc hình thành bảng danh mục các phạm trù (Tiết 3, B102-105) là khá phức tạp, được Kant diễn giải cô đọng, nhưng có thể phân ra thành bảy bước nhỏ:

 

BẢNG CÁC HÌNH THỨC PHÁN ĐOÁN (B95)                                         BẢNG CÁC PHẠM TRÙ (B106

                                                                                  VỀ LƯỢNG

                                                                            (phạm vi của nhận thức

                   Phổ biến                                                                                                        Nhất thể

(Vd: “Mọi người đều phải chết)                                                                                     

                  Đặc thù                                                                                                            Đa thể

(Vd: “Một số động vật là có xương sống”                                                                     

                 Cá biệt : (Vd: “Rằng: Từ là đấng anh hùng”) (Kiều)                                      Toàn thể : (Tại sao phán đoán “phổ biến” lại tương ứng phạm trù “nhất thể” còn phán đoán cá biệt lại tương ứng với phạm trù “toàn thể,Lẽ ra phải đảo ngược lại? Trong “Sơ luận” (Prolegomena, IV302), Kant giải thích: Từ quan điểm siêu nghiệm, người ta bắt đầu với một đối tượng cá biệt của trực quan (nhất thể), rồi tổng hợp thành đa thể và sau cùng thống nhất thành một toàn thể. Ngược lại, từ quan điểm lôgíc, hình thức lôgíc cơ bản là tồn bộ ngoại trương (Exten-sion) trong quan hệ của một khái niệm với khái niệm khác (Vd: mọi vật thể là khả phân) (tức phán đoán phổ biến), rồi sau đó mới đi đến phán đốn cá biệt. Sự khác nhau này cho thấy Lôgíc học siêu nghiệm quan tâm đến các hình thức của việc cấu tạo nên cái đa tạp trong trực quan, trong khi Lôgíc học phổ biến quan tâm đến các hình thức của việc lệ thuộc vào nhau giữa các khái niệm (Begriffssubordina-tion).

                                                                                                     

(i): nhắc lại sự khác nhau giữa Lôgíc học “phổ biến” và Lôgíc học siêu nghiệm, nhất là sự khác nhau giữa “phân tích” (Analysis) và “tổng hợp” (Synthesis): Lôgíc học phổ biến nghiên cứu các hình thức (hay mô thức) của “phân tích”, còn lôgíc học siêu nghiệm nghiên cứu các hình thức của “tổng hợp”; (ii): giải thích về “tổng hợp”; (iii): trí tưởng tượng là nguồn suối của sự “tổng hợp”, còn giác tính là nguồn suối của tính thống nhất của tổng hợp (Einheit der Synthesis); (iv): các khái niệm thuần túy của giác tính (các phạm trù) là “những biểu tượng phổ quát của tổng hợp thuần túy”; (v): nhắc lại nhiệm vụ riêng biệt của hai môn Lôgíc: Lôgíc học phổ biến giải quyết vấn đề cái đa tạp được đưa vào dưới các khái niệm như thế nào, bằng con đường “phân tích”; còn Lôgíc học siêu nghiệm giải quyết việc cái đa tạp được mang lại cho các khái niệm (thuần túy) như thế nào, bằng con đường “tổng hợp”; (vi): cùng chức năng sản sinh ra hình thức của các phán đốn (bằng phân tích) cũng sản sinh ra nội dung siêu nghiệm cho các khái niệm thuần túy của giác tính (bằng tổng hợp); và từ đó (vii): biện minh bảng danh mục các chức năng lôgíc của phán đoán là “manh mối” dẫn đến bảng danh mục các phạm trù hay các khái niệm thuần túy của giác tính.

 

 

Chú ý: Phạm trù “Tồn tại - không tồn tại” (hiện thực - không hiện thực) thuộc nhóm “Tình thái” (tương ứng với phán đoán “xác định”) rất quan trọng cho việc phê phán luận cứ bản thể học về sự tồn tại của Thượng đế sau này. Do đó, không được lẫn lộn phạm trù “Thực tại(Realität)là phạm trù thứ nhất thuộc nhóm “Chất” với phạm trù “Tồn tại” (Dasein) này vì phạm trù “Thực tại” không nói lên sự tồn tại có thực như một tình thái mà - theo nghĩa đen của từ này - chỉ là sự tương ứng với phán đoán khẳng định nói lên tính đúng sự thật của một sự việc hay của các thuộc tính “tích cực” của sự việc. (Vd: “Thượng đế là toàn năng”. “Toàn năng” là thuộc tính được khẳng định - La tinh: Realitas - trong khái niệm “Thượng đế”, còn Thượng đế có tồn tại thực hay không (Dasein, Existenz) lại là chuyện khác).

 

8.2.6  Trước khi kết thúc phần “diễn dịch siêu hình học” để bước sang phần “diễn dịch siêu nghiệm” về các phạm trù, ta dành vài dòng để tóm lược lại lịch sử phát triển của vấn đề “phạm trù”:

-Thuật ngữ “phạm trù” (Kategorien) bắt nguồn từ chữ Hy lạp “Kategorein” có nghĩa là “phát biểu”(1). Vì phát biểu bao giờ cũng là phát biểu một cách nào đó về “tồn tại”, nên các phạm trù nói lên các phương cách phát biểu khác nhau về các phương cách khác nhau của tồn tại. Đó cũng chính là ý nghĩa của từ La tinh “praedicamenta” (các phạm trù) liên quan với từ “praedicare” (“phát biểu”). Vậy, ngay ý nghĩa của thuật ngữ đã cho thấy phạm trù luôn gắn liền với “phán đốn” là nơi diễn ra việc phát biểu (thành các mệnh đề). Aristoteles, triết học kinh viện và cả Kant cũng xuất phát từ cách hiểu này.

-Trong phán đoán, ta gặp vô số những phương cách phát biểu lẫn phương cách tồn tại, Vd: con người, suy tưởng, đẹp, lớn, khả diệt, v.v… Để sắp xếp chúng lại, ta lần lượt quy những khái niệm này vào dưới những khái niệm khác. Từ đó, những khái niệm “thấp” có phạm vi (ngoại diên) hẹp nhưng nội dung (nội hàm) rộng được xem là những bộ phận của những khái niệm “cao” có phạm vi rộng nhưng nội dung hẹp. Chẳng hạn, “con người” là khái niệm “thấp” so với khái niệm “cao” là “sinh vật”. Cách làm này dẫn ta đến các khái niệm “cao” tối hậu, tức các khái niệm không phải là “bộ phận” hay “thấp” so với những khái niệm nào cao hơn nữa và vì thế được gọi là các khái niệm nguyên thủy (Urbegriffe) hay các khái niệm gốc (Stammbegriffe). Chúng tạo nên số lượng nguyên thủy của các phạm trù hay các “loài” tối cao (Gattungen). Tuy nhiên, chỉ có duy nhất (khái niệm) Tồn tại (Sein) là đứng cao hơn các phạm trù, bởi bản thân “tồn tại” không phải là một “loài” (Gattung) nhưng mọi phạm trù - với tư cách là các “phương cách tồn tại nguyên thủy” - đều có phần tham dự vào đó. Vì thế, triết học kinh viện xem các phương cách hay các quy định nguyên thủy (Modi) của bản thân “tồn tại” là các “siêu nghiệm thể” (Transzendentalien) (xem §12  B113-116): người ta gọi các phạm trù các “quy định riêng” vì chúng đặt cơ sở cho các trật tự khác nhau và nói lên “cái riêng” của mỗi trật tự, còn các “Siêu nghiệm thể” là các “quy định chung” vì chúng xuyên suốt và có chung cho mọi trật tự. Do đó, “tồn tại” và các “siêu nghiệm thể” còn được gọi là các “siêu-phạm trù”. Còn bản thân các phạm trù - cùng với mọi loài (Gattung) và giống (Arten) cho tới giống thấp nhất được bao hàm trong chúng - tạo nên một “vương quốc” của những khái niệm mang tính phạm trù (kategorial, prädikamental). Những cấp độ bên trong “vương quốc” này được gọi là những “cấp độ siêu hình học” nói lên mức độ thâm nhập vào bên trong sự vật, vượt qua những biểu hiện “vật lý” đơn thuần của chúng.

- Lịch sử triết học Tây phương không ngừng nỗ lực đi tìm một bảng phạm trù hoàn chỉnh. Như đã thấy, Aristoteles đề ra mười phạm trù; sau đó là một số “hậu-phạm trù” là các thuộc tính có chung trong tất cả hay trong một số các phạm trù. Bảng phạm trù này thống trị tồn bộ triết học kinh viện và tiếp tục có ảnh hưởng đến ngày nay.

Thomas Aquino (1225-74) tìm cách biện minh tính tất yếu nội tại của bảng phạm trù này. Sau đó G.W. Leibniz (1646-1716) thu gọn thành sáu phạm trù: bản thể, lượng, chất, tương quan, hành động và bị tác động. Kant tạo ra một bước ngoặt mới khi rút ra 12 phạm trù từ 12 phương cách phán đoán. Vì theo Kant, chúng không phải là các phạm trù của bản thân tồn tại mà chỉ là của giác tính, nên ông phải dùng “sự diễn dịch siêu nghiệm” (Chương II sau đây) để biện minh tính “giá trị khách quan” của chúng như là các điều kiện cho khả thể của kinh nghiệm, tuy nhiên chúng cũng chỉ có giá trị cho sự vật với tư cách là “hiện tượng” chứ không phải “vật-tự thân”.

{(1)Chúng tôi không rõ từ “phạm trù” (rất hay!) trong tiếng Việt được dịch ra vào lúc nào. Phải chăng là mượn cách dịch của Trung Quốc (hay Nhật
Bản?) với việc sử dụng hai chữ “phạm”, “trù” trong “Hồng phạm cửu trù” của Kinh Thư?}

 

- Sau Kant, Fichte xem sự diễn dịch này là không đầy đủ và nỗ lực rút các phạm trù ra từ “hành động nguyên thủy” của Tinh thần. “Khoa học Lôgíc” của Hegel là nỗ lực tồn diện theo hướng đó từ quan điểm biện chứng-tư biện và sau đó được cải tạo lại trong thuyết duy vật biện chứng. Ở thời hiện đại, đáng chú ý là nỗ lực của Ed.v.Hartmann (“Kategorien-lehre”/Học thuyết về các phạm trù, 1896) và nhất là của N. Hartmann (“Der Aufbau der realen Welt”/“Cấu tạo thế giới hiện thực”, 1940) khi cho thấy “bảng phạm trù” là không thể hoàn tất được do sự biến đổi của phạm trù trong những “tầng” (Schichten) khác nhau của thế giới. M. Heidegger gần với quan niệm này của N. Hartmann khi phân biệt các phạm trù của cái đơn thuần “tồn tại” (Vorhandenen) với các “phổ sinh” (Existentialien) của con người với tư cách là “Tại-thể/người” (Dasein) và nhấn mạnh đến cái sau nhiều hơn. (M. Heidegger: “Die Kategorien-und Bedeutungslehre des Duns Scotus”/Học thuyết về phạm trù và ý nghĩa của Dun Scotus, 1916; “Sein und Zeit”/Tồn tại và Thời gian, 1927 §9). Cuộc thảo luận hiện nay về vấn đề “phạm trù” đang xoay quanh khái niệm mới: “Qualia” (gốc La tinh: “qualis”: cái nào? có đặc tính gì?) do C.I. Lewis (1883-1964) đề xướng theo nghĩa là tính năng có thể lặp lại và có thể nhận thức lại của nội dung kinh nghiệm được mang lại một cách trực tiếp (Vd: tính trực tiếp của “màu đỏ”), trừu tượng hóa khỏi việc lý giải nó bằng khái niệm (chịu ảnh hưởng của Kant và thuyết thực dụng Mỹ). “Qualia” là “thuần túy chủ quan” (chẳng hạn cảm giác về nóng, lạnh, đói, khát, ngọt, mặn...) nhưng lại có tính liên-chủ thể và do đó cũng có tính phổ biến, là những nhân tố tạo nên tính chủ thể trong nhận thức. (Xem: mục từ: “Qualia” trong các từ điển triết học có giá trị và C.I. Lewis: Mind and the World-Order, New York 1929, đặc biệt các chương II&V; Marcel/Bisiach: Consciousness in Contemporary Science, Oxford 1988).

- Về ý nghĩa và “giá trị hiệu lực” của các phạm trù, triết học Tây phương chứng kiến sự xuất hiện của mọi dạng đối lập nhau giữa hai phái: “duy thực” (Realismus) theo hướng Platon (các phạm trù có giá trị tự thân) và “duy niệm” (Konzeptualismus) (các phạm trù là sản phẩm của đầu óc con người) gần gũi với thuyết duy tâm siêu nghiệm của Kant, (hoặc dạng “duy thực ôn hòa” của Aristoteles và triết học kinh viện).

(còn nữa)

Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441901

Hôm nay

2301

Hôm qua

2317

Tuần này

21805

Tháng này

217075

Tháng qua

112676

Tất cả

114441901