I. Khái quát về đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (tộc ngưười). Theo thống kê của Uỷ ban Dân tộc năm 2003, số lượng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam có khoảng 11.500.000 người, chiếm khoảng 13,8% dân số, sống tập trung ở 3 khu vực chính là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc (gọi chung là Tây Bắc) có hơn ba chục dân tộc thiểu số sinh sống với khoảng hơn 7 triệu ngưười, đông nhất là các dân tộc Tày: 1.447.514, Thái: 1.328.725, Mưường: 1.137.515, Nùng: 856.412, Mông: 787.604, Dao: 620.538,...
Khu vực các tỉnh Tây Nguyên, vùng cao duyên hải miền Trung, Nam Trưường Sơn (gọi chung là Tây Nguyên) có hơn hai chục dân tộc thiểu số sinh sống với khoảng hơn hơn 2 triệu ngưười, đông nhất là các dân tộc Gia-rai: 317.557, Ê-đê: 270.348, Ba-na:174.456, Xơ-đăng: 127.148,...
Khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: 1.043.678 ngưười, Chăm: 20.000 người.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam sinh sống chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Cămpuchia (Việt Nam có 5.000 km đường biên giới đất liền). Về mặt xã hội, nhìn chung, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn lạc hậu, có dân tộc còn đang ở thời kì tiền phong kiến, thậm chí có dân tộc chưa thoát khỏi nếp sống, cách tổ chức xã hội của thời kì thị tộc, bộ lạc. Trình độ tổ chức sản xuất thấp kém, một số dân tộc vẫn còn giữ tập quán đốt phá rừng để canh tác theo lối du canh, du cư. Nói tóm lại, do nhiều nguyên nhân, các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn còn lạc hậu, đời sống dân sinh, trình độ dân trí thấp, thiếu đói, thất học, bệnh tật vẫn còn là nỗi lo ở một số nơi.
Về phưương diện văn hóa, tín ngưưỡng, tôn giáo, mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam có những nét văn hóa, phong tục tập quán riêng rất độc đáo góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đời sống văn hóa, tinh thần, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều có nhu cầu về đời sống tâm linh, tôn giáo. Trừ dân tộc Khơ-me đã theo Phật giáo Nam tông từ xa xưa, còn hầu hết các dân tộc thiểu số theo tín ngưưỡng đa thần, với quan niệm vạn vật hữu linh và thờ cúng ông bà tổ tiên và thần linh theo phong tục tập quán truyền thống.
Thời kì sau này, các tôn giáo nhưư Công giáo, đạo Tin Lành, Phật giáo, đạo Cao Đài,… cũng đã thâm nhập vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên. Việc truyền bá một số tôn giáo vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số thưường gắn với quá trình chiếm lĩnh và khai thác của các thế lực đế quốc, với các đợt di dân của ngưười Kinh ở vùng đồng bằng lên lập nghiệp.
II. Quá trình truyền bá các tôn giáo vào vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
1. Việc truyền bá Công giáo
Công giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỉ XVI (1533). Hơn thế kỉ sau, Công giáo bắt đầu truyền vào các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên. Năm 1876, Công giáo được truyền lên vùng Tây Bắc, trước hết là ở Lạng Sơn rồi sau đó mới mở rộng ra các vùng Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang,... Mặc dù Công giáo truyền lên các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc từ rất sớm, nhưng đem lại kết quả rất ít. Đến năm 1954, cả vùng Tây Bắc có chưa đầy một trăm người, chủ yếu là người Mông theo đạo Công giáo ở vùng Sapa - nơi nghỉ mát của các quan chức, tư sản người Pháp.
Năm 1848, Công giáo được truyền lên vùng Tây Nguyên, đầu tiên là Kon Tum, sau đó là đến Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng,... Việc truyền bá Công giáo lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đem lại kết quả khả quan hơn khu vực Tây Bắc. Năm 1977, Tây Nguyên đã có trên 100 ngàn giáo dân là đồng bào dân tộc thiểu số ở ba giáo phận Kon Tum, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt.
Việc truyền Công giáo vào vùng đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện vào năm 1679, nhưng chủ yếu trong người Việt, còn trong người Khơ-me và người Chăm hầu như không đem lại kết quả gì.
2. Việc truyền bá đạo Tin Lành
Đạo Tin Lành có mặt ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, do tổ chức Hội Liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo - The Christian and Missionary of Aliance - quen gọi là Hội Truyền giáo CMA, thuộc Tin Lành Bắc Mỹ truyền vào. Sau khi xây dựng được một số cơ sở ở vùng đồng bằng và lập tổ chức giáo hội (Hội Thánh Tin Lành Việt Nam), năm 1930, đạo Tin Lành mới bắt đầu tổ chức những hoạt động truyền giáo lên vùng Tây Nguyên. Về sau, các tổ chức Tin Lành khác như Hội Truyền giáo Cơ Đốc, Cơ Đốc Phục Lâm, Ngũ Tuần,... tiếp tục lên truyền giáo xây dựng cơ sở ở vùng này. Kết quả là theo thời gian lần lượt các dân tộc thiểu số ở đây đã theo đạo Tin Lành. Cụ thể: người Cơ-ho: 1931, người Bru (Vân Kiều): 1933, người Chăm: 1934, người Ê-đê: 1934, người Hrê:1937, người M'nông: 1940, người Pacô:1940, người Gia-rai: 1941, người Ba-na: 1941, người Kơ-tu: 1941, người Chơ-ro: 1952, người Rơ-glai: 1952, người Stiêng: 1953, người Xơ-đăng: 1959,... Đến năm 1954, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên có 6.000 tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số.
Những năm 1954-1975, Hội Truyền giáo CMA, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) và các tổ chức hệ phái Tin Lành khác đẩy mạnh việc truyền đạo lên vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của các tổ chức Tin Lành nước ngoài. Do đó, đến năm 1975, ở Tây Nguyên, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã có 61.500 tín đồ. Về mặt tổ chức, ở Tây Nguyên hình thành hai địa hạt riêng (Trung Thượng hạt và Nam Thượng hạt) độc lập tương đối với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam).
ở khu vực Tây Bắc, đạo Tin Lành cũng truyền lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ những năm 1940 nhưng chỉ có một số ít người rải rác ở Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn,... theo đạo. Sau năm 1954, hầu hết quần chúng bỏ đạo, trở về với tín ngưỡng cũ, chỉ còn một cơ sở Tin Lành trong đồng bào Dao ở Lạng Sơn. Đến năm 1958, cơ sở này trở thành chi hội chính thức của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) và tồn tại cho đến ngày nay với 1.533 tín đồ ở 9 xã của huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn.
III. Hiện trạng tôn giáo trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
1. ở Tây Nguyên, thời gian gần đây, nhất là từ đầu những năm 1990 trở đi đạo Tin Lành phục hồi và phát triển mới với tốc độ rất nhanh. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2004, số đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên là 393.546 người với hơn 1.000 điểm nhóm theo buôn (Đắc Lắc và Đắc Nông:130.000 tín đồ, Gia Lai: 70.946 tín đồ, Lâm Đồng: 68.500 tín đồ, Bình Phước: 45.150 tín đồ, Kon Tum: 8.950 tín đồ, các tỉnh duyên hải miền Trung: 70.000 tín đồ).
Thời gian sau này, dựa vào những kết quả đã đạt được trước đây, Công giáo cũng đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo, phát triển tín đồ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên . Đến năm 2004, theo thống kê tại ba giáo phận Công giáo ở Tây Nguyên có 256.910 tín đồ Công giáo là đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số 772.484 tín dồ (chiếm 36%). Cụ thể: Giáo phận Kon Tum: 123.672; Giáo phận Buôn Mê Thuột: 51.183; Giáo phận Đà Lạt: 82.055.
Ngoài ra, ở khu vực Tây Nguyên còn có 20.000 người dân tộc thiểu số theo đạo Phật và 1.000 người theo đạo Cao Đài.
2. Ở khu vực Tây Bắc, ngoài chi hội Tin Lành người Dao ở Bắc Sơn (Lạng Sơn) có trước năm 1954, từ giữa những năm 1980, đạo Tin Lành truyền bá vào đồng bào Mông dưới tên gọi Vàng Chứ, vào đồng bào Dao dưới tên gọi Thìn Hùng. Chỉ trong một thời gian ngắn, số người Mông, người Dao theo đạo Tin Lành ngày một đông. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2005 số người Mông người Dao theo đạo Tin Lành là hơn 100 ngàn người với 700 điểm nhóm (Điện Biên: 23.205, Cao Bằng: 14.342, Hà Giang: 12.556, Bắc Cạn: 12.019, Lai Châu: 11.307, Lào Cai: 9.370, Tuyên Quang: 6.020, Thái Nguyên: 4.528, Thanh Hóa: 4.011, Sơn La: 2.688, Yên Bái: 384).
Thời gian gần đây, cùng với đạo Tin Lành, đạo Công giáo cũng tăng cường các hoạt động truyền giáo trong các vùng dân tộc thiểu số, đạt được những kết quả nhất định. Theo thống kê năm 2004 của Giáo hội Công giáo Việt Nam, ở khu vực Tây Bắc có 38.000 đồng bào dân tộc thiểu số là tín đồ đạo Công giáo nằm rải rác ở các giáo phận Hưng Hoá, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Phát Diệm, Thanh Hoá,…
3. Phật giáo Nam tông trong đồng bào Khơ-me ở Khu vực Tây Nam Bộ
Phật giáo Nam tông truyền vào người Khơ-me ở vùng đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỉ XIV. Đến thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết cư dân Khơ-me ở vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Phật giáo Nam tông và hầu như mỗi phum, sóc đều có một ngôi chùa thờ Phật. Năm 1965, ở Nam Bộ có trên 500 ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khơ-me.
Trong quá trình phát triển, Phật giáo Nam tông đã gắn bó chặt chẽ với dân tộc Khơ-me, tạo ra nét đặc trưng cơ bản và nổi bật của văn hóa người Khơ-me. Phật giáo Nam tông đã trở thành chỗ dựa tinh thần, tâm linh không thể thiếu đối với người Khơ-me. Không những thế, Phật giáo Nam tông còn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, giáo dục, trong quản lí cộng đồng phum, sóc, trong việc phát triển kinh tế-xã hội của người Khơ-me. Năm 1981, Phật giáo Nam tông Khơ-me tham gia tích cực trong việc thống nhất Phật giáo cả nước thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2005, Phật giáo Nam tông Khơ-me có 1.043.768 tín đồ với 8.490 sư và 433 chùa (Sóc Trăng: 342.697 tín đồ, 1.957 sư, 89 chùa, Trà Vinh: 282.000 tớn đồ, 3.557 sư, 141 chùa, Kiên Giang: 198.889 tín đồ, 1.186 sư, 72 chùa, An Giang: 88.038 tín đồ, 790 sư, 64 chùa, Bạc Liêu: 56.781 tín đồ, 366 sư, 22 chùa, Cà Mau: 28.222 tín đồ, 68 sư, 6 chùa, Cần Thơ: 33.909 tín đồ, 344 sư, 26 chùa, Vĩnh Long: 21.875 tín đồ, 220 sư, 13 chùa).
Thời gian gần đây, Công giáo, nhất là đạo Tin Lành cũng tiến hành hoạt động truyền giáo trong đồng bào Khơ-me, đã thu hút được 1.032 người theo đạo, chủ yếu là số đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, sống xen lẫn với người Kinh.
ở miền Tây Nam bộ, ngoài cộng đồng người Khơ-me theo Phật giáo Nam tông, còn có cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo với số lượng khoảng hơn 25.703 người (Hồi giáo chính thống, quen gọi là Chăm Islam), không kể khoảng hơn 39.228 người Chăm theo Hồi giáo ở khu vực duyên hải miền Trung (Hồi giáo không chính thống vì pha trộn chế độ mẫu hệ và đạo Bàlamôn, quen gọi là Chăm Ba-ni).
IV. Một số Vấn đề cần quan tâm
Việc một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên mới theo đạo Tin Lành, Công giáo trong thời gian vừa qua có một số vấn đề đặt ra cần quan tâm như sau:
Số người mới theo đạo Tin Lành, Công giáo chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, trong các đối tượng quần chúng, nhất là những ngưòi có hoàn cảnh riêng chẳng hạn như gặp khó khăn về đời sống kinh tế hoặc bất trắc trong cuộc sống. Đặc biệt, đạo Tin Lành thường phát triển nhanh trong những cộng đồng dân tộc đang khủng hoảng về niềm tin tôn giáo, còn nhiều lưu giữ những phong tục tập quán lạc hậu, nhất là những hủ tục trong ma chay, cưới xin,... cản trở sự tiến bộ xã hội.
Việc truyền bá Công giáo, nhất là đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện dưới nhiều hình thức. Trước hết là những hoạt động truyền giáo từ các tổ chức tôn giáo ở trong nước, đồng thời có sự hỗ trợ của các tổ chức tôn giáo quốc tế. Riêng đồng bào Mông, Dao ở miền núi phía Bắc lúc đầu tiếp thu đạo Tin Lành từ bên ngoài (Philippin, Hồng Kông, Thái Lan, Lào, Trung Quốc) vào qua các phương tiện như: đài phát thanh, băng cassette, Kinh Thánh - gọi là truyền giáo gián tiếp, sau đó mới được hỗ trợ từ các tổ chức tôn giáo trong nước.
Việc truyền đạo và theo đạo Tin Lành, Công giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên đã gây ra những tác động tiêu cực về xã hội, như: đình trệ sản xuất, gây mất đoàn kết trong gia đình, họ hàng, làng bản, thậm chí gây rối trật tự an toàn xã hội. ở một số nơi, có sự lợi dụng tuyên truyền mê tín dị đoan để kiếm tiền. Đặc biệt ở một số nơi, các thế lực xấu đã lợi dụng việc truyền đạo và theo đạo, tuyên truyền gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là việc tuyên truyền tư tưởng dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa ly khai ở Tây Nguyên gắn với việc phục hồi hoạt động của tổ chức Fulro.
Đạo Công giáo, nhất là đạo Tin Lành khi truyền đạo đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đưa đến những lối sống mới khác biệt với phong tục tập quán truyền thống, đăc biệt là đạo Tin Lành luôn giữ thái độ cực đoan về đức tin nên đã phủ nhận một cách sạch trơn đối với tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó những nơi Công giáo, nhất là đạo Tin Lành truyền đến thường xẩy ra sự xung đột về văn hóa, hay nói đúng hơn là tạo ra những phản ứng của văn hóa tín ngưỡng tại chỗ đối với văn hóa, lối sống Tin Lành. ở một số nơi đã dẫn đến mâu thuẫn bất đồng giữa những người theo và những người không theo đạo mà chính quyền phải can thiệp giải quyết.
Thời kì đầu truyền đạo Tin Lành, Công giáo vào vùng đồng bào dân tộc thiếu số Tây Nguyên, Tây Bắc thường gây ra những tác động tiêu cực về xã hội. Nhưng càng về sau, những tác động tiêu cực giảm dần, trong khi những yếu tố tích cực xuất hiện và ngay càng thể hiện rõ nét, nhất là những yếu tố tích cực về đạo đức, lối sống, văn hóa như việc xoá bỏ những hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin, thực hiện hôn nhân một vợ một chồng, không uống rượu, không hút thuốc, tuân thủ pháp luật,...Nói tóm lại là một không gian văn hóa mới liên quan đến đạo Tin Lành, Công giáo được hình thành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc.
Đạo Tin Lành, Công giáo dù mới tăng nhanh trong thời gian gần đây, dù nhiều nơi đồng bào theo đạo bằng cảm tính, thậm chí bằng những khuyến khích vật chất, nhưng cùng với thời gian, đạo Tin Lành, Công giáo đã trở thành thực thể tồn tại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, những người theo đạo đã hình thành niềm tin, tình cảm tôn giáo, coi đó là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu được và họ luôn có nhu cầu sinh hoat tôn giáo bình thường.
V. Chính sách tôn giáo đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Như trên chúng tôi trình bầy, ở Việt Nam có ba khu vực đồng bầo dân tộc thiểu số theo tôn giáo là Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (Tây Bắc, Tây Nguyên gắn với đạo Tin Lành, Công giáo; Tây Nam Bộ gắn với Phật giáo Nam tông). Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ nhấn mạnh chính sách và việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành ở Tây Nguyên và Tây Bắc.
Trước khi trình bầy việc thực hiện chính sách cụ thể, chúng tôi xin nhấn mạnh một số điều mang tính nguyên tắc trong chính sách đối với tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
Một là, đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo tôn giáo, Nhà nước cùng một lúc phải thực hiện hai chính sách: Dân tộc và Tôn giáo;
Hai là, Nhà nước không phân biệt đối xử giữa những người theo tôn giáo và những người không theo theo tôn giáo, giữa những người dân tộc thiểu số theo tôn giáo và người Kinh theo tôn giáo.
Ba là, Nhà nước vừa tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người theo đạo, nhưng đồng thời Nhà nước phải có những biện pháp đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo gây rối trật tự xã hội và làm mất ổn định chính trị.
Căn cứ tình hình thực tế đạo Tin Lành có sự khác nhau giữa các hệ phái, giữa các vùng miền, trong điều kiện thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo - một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí cao, Thủ tưướng Chính phủ ra Chỉ thị 01/CT-TTg, ngày 4 tháng 2 năm 2005 Về một số công tác đối với đạo Tin Lành. Chỉ thị của Thủ tưướng Chính phủ nêu rõ:
Đối với đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, chính quyền đẩy nhanh quá trình bình thường hóa bằng việc tiếp tục xem xét công nhận các chi hội (Hội Thánh cơ sở) thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) và tạo điều kiện thuận lợi để các chi hội này xây dựng nơi thờ tự, đào tạo và bố trí chức sắc hướng dẫn việc đạo cho các chi hội đã đưược công nhận theo quy định của pháp luật. Đối với những nơi chưưa đủ điều kiện để đưược công nhận lập Chi hội, nếu đồng bào theo đạo ở đó có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần tuý, cam kết chấp hành các quy định của pháp luật, không hoạt động cho bọn phản động Fulro, không dính líu đến "Tin Lành Đềga" (thực chất là tổ chức của bọn phản động Fulro) thì "chính quyền xã, phưường tạo điều kiện cho đồng bào thực hiện các sinh hoạt tôn giáo bình thường tại gia đình hoặc chấp thuận cho đồng bào đăng kí sinh hoạt đạo tại địa điểm thích hợp trong buôn, làng".
Đối với số đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc mới theo đạo Tin Lành cần căn cứ vào nhu cầu tín ngưưỡng để có chủ trưương thích hợp theo hưướng: "Đối với bộ phận đồng bào đã có thời gian theo đạo Tin Lành và có nhu cầu tín ngưưỡng thực sự, trưước mắt hưướng dẫn cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo tại gia đình, hoặc nơi nào có nhu cầu thì hướng dẫn cho đồng bào đăng kí sinh hoạt đạo ở địa điểm thích hợp tại bản, làng. Khi hội đủ các điều kiện thì tạo thuận lợi cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo bình thưường theo quy định của pháp luật".
Kiên quyết đấu tranh với những âm mưưu, thủ đoạn của các thế lực lợi dụng tôn giáo, lợi dụng đạo Tin Lành để kích động, lôi kéo đồng bào gây chia rẽ dân tộc, chống phá đất nưước. Cần thông báo công khai cho đồng bào biết rõ những hành vi vi phạm pháp luật của những ngưười đội lốt chức sắc đạo Tin Lành; đồng thời "nghiêm cấm và xử lí nghiêm đối với những ngưười ép buộc đồng bào bỏ đạo cũng như việc ép buộc đồng bào theo đạo".
Để thực hiện tốt những nội dung cụ thể như nói trên, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh các cấp, các ngành "tổ chức quán triệt sâu sắc và triển khai đầy đủ các chủ trưương của Đảng, pháp luật của Nhà nưước về tín ngưưỡng, tôn giáo và chính sách đối với đạo Tin Lành" để tạo ra sự thống nhất và đồng bộ trong việc thực hiện công tác đối với đạo Tin Lành.
Dựa vào những kết quả đạt được từ trước, sau hơn một năm thực hiện chỉ thị 01 của Thủ tướng, đến nay tình hình đạo Tin Lành ở hai khu vực như sau:
ở Tây Nguyên có 66 chi hội được công nhận, 711 điểm nhóm được đăng kí để sinh hoạt tôn giáo thường xuyên (chiếm 80% số ngưòi theo đạo Tin Lành), 69 mục sư, truyền đạo được phong chức, 25 chủng sinh đang học tại Viện Thánh Kinh TP Hồ Chí Minh, 154 chủng sinh đang học tại các lớp Thần học ở các tỉnh Tây Nguyên,...(Những cơ sở của các hệ phái Tin Lành khác ở Tây Nguyên cũng tiến hành việc đăng kí sinh hoạt tôn giáo cùng với việc các hệ phái được công nhận về tổ chức).
ở Tây Bắc, về căn bản, những người theo đạo Tin Lành đang duy trỳ sinh hoạt tôn giáo tại gia đình. Đồng thời một số tỉnh đã triển khai thí điểm việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tại 18 điểm nhóm theo bản (Lai Châu: 2, Lào Cai: 4, Bắc Cạn: 4, Yên Bái: 3, Thái Nguyên: 5). Sau khi rút kinh nghiệm việc đăng kí thí điểm, các địa phương sẽ mở rộng việc hướng dẫn đăng ký sinh hoạt tôn giáo theo điểm nhóm và tiến hành giải quyết các vấn đề khác theo quy định của pháp luật.
Những kết quả nói trên, dù là bước đầu, nhưng có ảnh hưởng tích cực trong đời sống tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Điều đó chứng tỏ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống, hứa hẹn sự chuyển biến quan trọng trong đời sống tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc nói riêng./.
……………………….
Tham luận của TS. Nguyễn Thanh Xuân - Ban Tôn giáo Chính phủ tại Hội thảo Quốc tế: Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á diễn ra vào tháng 9 năm 2006 tại Hà Nội - Việt Nam.
Nguồn: http://vnctongiao.vass.gov.vn