Những góc nhìn Văn hoá
Bàn về ý niệm “Sự thật” và “Thật sự” trong khoa học

Trong bài trước, tôi viết ý niệm “Sự thật” khác với ý niệm “Thật sự” biết rằng hai ý niệm này thường được xem như một.
Về tính khoa học, “Thật sự” (P: Réalité, A: Reality) là một nhánh của “bản thể học”. “Sự thật” (P: Vérité, A: Truth, Verity) là một nhánh của “lô-gích học” và “hiểu biết học”.
Như thế, cái “Thật sự” là cái “có” hay cái “không có” của một sự kiện, sự cố hay một sự vật nào đó.
Cái “Sự thật” là cái “đúng” hay cái “sai” của cái “có” hay cái “không có”.
Đó khác với vấn đề “ý nghĩa” riêng hay tập thể mà người cho là có hay không có, là đúng hoặc là sai.
Ví dụ : Giấc mơ “Thật sự” có. Sáng tôi thức dậy, tôi nói là tôi không có mơ. Tôi nói đúng sự thật cảm xúc của tôi nhưng sai về mặt khoa học. Nếu có một ý nghĩa tâm lý nào đó là một chương khác về khoa học phân tâm lý. Nhưng cái “có” thuộc về thuyết duy vật.
Do đó, mối tương quan giữa cái “Sự thật” và cái “Thật sự” là những gì con người nhận xét như là một “Sự thật” đúng hay sai tùy theo “cái đó” có hay không có.
Nói cách khác như thế nào.
Tôi có thể nói (nói là miệng tôi phát âm một chủ đề có nội dung) một chuyện mà tôi cho là có nhưng bên ngoài cái thật sự đó không được nhìn nhận như tôi quan niệm. Cái sự thật của tôi không giống cái sự thật của bạn, chứ không thể nói là không có. Do đó, triết học Tây phương chủ trương: cái “Thật sự” là một yếu tố chính hoặc một chuẩn nhất định của cái “Sự thật”.
Ví dụ 1. “Thật sự” là có dịch Covid-19. Nói “Sự thật” là nói cái điều đó “đúng là có”. Ví dụ 2 tiếp: “Sự thật” là đúng có vi-rút nhưng nói sai là uống nước nóng sẽ ngừa vi-rút (Nếu phân tích, tìm nguyên nhân, ra biện pháp, có đánh giá… là một nội dung khác).
Như vậy, quan hệ giữa cái “Thật sự” và cái “Sự thật” là như thế nào?
Có hai cách hiểu như sau để rọi sáng vấn đề “nói cái sự thật” và vấn đề “nói cái thật sự” thuộc về đạo đức mà không bàn ở đây giữa “có tự do nói ”và “có ai hoặc ở đâu có thể bảo đảm là biết hết chuyện để nói thật hết sự thật?” ngoài vấn đề tin tưởng.
1. Nhận xét phổ biến là “Sự thật” và “Thật sự” như nhau.
Nếu như thế, khi bạn nói sự thật thì mọi người sẽ đồng ý với cái “Sự thật” đó và với những gì cái “Thật sự” có (ngoài các chuyện hàng ngày). Như vậy là như vậy: đó là quan điểm nhất trí. Thực tế là không được như vậy.
Và không phải là vấn đề thiếu giáo dục hay không văn hóa. Và tránh trợt qua một vấn đề khác là nói sự thật là không nói láo. Và cũng không lẫn lộn ý kiến riêng với lô-gich học và với quyền tự do ý kiến.
Nhà triết học E. Kant (1724-1804) quan niệm như thế này.
Nếu chúng ta bàn được cái “Sự thật” và “Thật sự” cùng mức như nhau thì chúng ta bắt buộc phải cho cái “Thật sự” làm chuẩn tiền đề cho phép chúng ta đánh giá thế nào là cái “Sự thật” (tức là đúng hay sai).
Không phải như việc có “đồng ý”hay “không đồng ý”là vấn đề ý kiến.
Tiền đề ấy có nghĩa là có giả thuyết cho rằng “cái thật sự đã lập trước”.
Đây không kiểm chứng khoa học được ngoại trừ lấy một quan điểm tôn giáo “vì Chúa tạo thế trước khi tạo con người có kỹ năng suy nghĩ cái đúng và cái sai”.
Gần đây, ông F. Frege (1848-1925) nói chỉ so sánh những gì giống nhau mới so sánh được. Nếu một “Thật sự” là như vậy mà nhiều bạn có nhiều “Sự thật” khác nhau về “cái đó” thì các “Thật sự” không giống nhau và các “Sự thật” không so sánh được với nhau. Do đó, không phải là một “Thật sự” mà nó là đa hình, có nhiều khía cạnh để nhìn nhận.
Anh không so sánh được một tô phở với tờ giấy bạc nhưng trong trí, anh đã so sánh “giá trị” tô phở tương đương với “giá trị” số tiền anh có trong tay. Nếu anh đói thì anh thay đổi giá trị đó. Cái mà anh so sánh với nhau được là “ngon” hay “không ngon” với giá tiền mà anh phải trả.
Tức là con người so sánh giá trị của sự thật để đánh giá giá trị của các thật sự của đời sống.
Do đó, triết học cổ xưa Hy Lập Protagoras có câu “Con người là kích thước của mọi việc”.
Nếu ai cũng tuyên bố “cái tôi nói là có thật và là đúng” thì sẽ đưa đến một nhận định chủ quan “cái gì cũng tương đối nên tôi làm theo ý tôi là đúng”. Đây gọi là cái thuyết “tương đổi chủ quan”.
2. Để thoát khỏi sự đối chiếu giữa cái “Sự thật” và cái “Thật sự” thì cần nhìn nó như biện chứng âm dương với nhau. Tức là xuất phát từ trí tuệ con người mà đã vượt qua cái suy nghỉ cổ điển của hai nhà triết học Pascal và Descartes cho rằng cái “Thật sự” là khách quan của người biết chuyện, và những “Sự thật” là chủ quan của con người không biết chuyện.
Quan hệ biện chứng âm dương không đối kháng là “đem” cái “Thật sự” ra chung với cái “Sự thật” đối kháng/thí nghiệm với “đời sống của con người”như một labo ngoài trời.
Khi đó, cái “tương đối khách quan” là gì?
1. Chấp nhận không có cái gì gọi là cái “Thật sự” tiền đề vĩnh viễn duy nhất và không có cái gì gọi là “Sự thật” tiền đề vĩnh viễn duy nhất mà từ hai điểm đó suy ra mọi việc như việc có và như việc đúng. Có thì có thể có, có thể đúng những không bao giờ đủ và đầy.
2. Do đó, chấp nhận mọi “Thật sự” được biết đều là “gần đúng” với những sự thật đã biết được (ông G. Bachelard- 1884-1962).
3. Và cùng lúc mọi “Sự thật” được biết đều “gần đúng” với những gì thật sự có mà chưa nhận ra (ông K. Popper-1902-1994).
4. Những cái hiểu biết “gần đúng” ấy là một cửa mở cho tinh thần sáng tạo. Ta không sợ.
5. Người tiến bộ không khư khư hoài nghi mà cũng không giáo điều. Tức là có mở mang, học hỏi thêm, biết lắng nghe.
Biện chứng Âm Dương là cái “Sự thật” và cái “Thật sự” như hai bàn tai chắp lại thành một - cái Thật - chứ không phải để một tay trên một tay dưới rồi lật qua lật lại không biết tay nào trên, tay nào dưới, tay nào trước, tay nào sau; cái sự thật trước hay trên cái thật sự?
tin tức liên quan
Videos
Phân tầng xã hội và di dộng xã hội ở Việt Nam hiện nay [kỳ cuối]
Bàn về “Học thật, thi thật, nhân tài thật” ( Kỳ 2)
Những âm thanh vang vọng núi rừng Tương Dương
Hội nghị Sơ kết cụm thi đua 6 tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2023
Chuyện về những người phụ nữ có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Mai
Thống kê truy cập
114559427

2127

2317

2745

226970

122920

114559427