Những góc nhìn Văn hoá
Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã gây ra sự bất ổn chưa từng thấy đối với nền kinh tế toàn cầu, với việc các nước trên thế giới phải gồng sức chống lại tình trạng truyền nhiễm lan tràn, thực hiện các chính sách giãn cách xã hội trên diện rộng và cố gắng can thiệp tài chính từ rất sớm nhằm bình ổn thị trường.
Tuy việc tìm cách khống chế cuộc khủng hoảng y tế tức thời là điều có ý nghĩa sống còn và cần thiết để có thể ổn định kinh tế, nhưng các chuyên gia nay đã bắt đầu đánh giá bức tranh phục hồi khi đại dịch Covid-19 được khống chế và những quốc gia nào sẽ trở lại đà phát triển tốt nhất.
Theo đánh giá của “Chỉ số Khả năng Phục hồi Toàn cầu” do hãng bảo hiểm FM Global đưa ra, theo đó xếp hạng khả năng phục hồi của môi trường kinh doanh trên 130 quốc gia, dựa trên các yếu tố như ổn định chính trị, quản trị doanh nghiệp, mức độ rủi ro của môi trường, nguồn cung ứng và yếu tố minh bạch.
Kết hợp các bảng xếp hạng này với cách phản ứng ban đầu của mỗi quốc gia đối với đại dịch, có một đánh giá về các quốc gia có nhiều khả năng duy trì được sự ổn định và khả năng phục hồi trở lại nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay. Các chuyên gia sắp xếp năm quốc gia sau đây sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19:
Đan Mạch
Các gói hỗ trợ tài chính của chính phủ Đan Mạch đang được ca ngợi như một mô hình đáng học tập cho các nước khác trên thế giới
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng, Đan Mạch đạt điểm cao nhờ chủ động được chuỗi cung ứng, và có mức độ tham nhũng thấp. Nước này cũng đã hành động nhanh chóng khi ban hành các biện pháp giãn cách xã hội trước sự lây lan của virus.
Đan Mạch tuyên bố đóng cửa trường học và các doanh nghiệp tư nhân không thiết yếu vào ngày 11/3, và không cho công dân nước ngoài nhập cảnh kể từ 14/3. Đan Mạch có ít ca dương tính với Covid-19. Các động thái này đã cho thấy tính hiệu quả cao.
Văn hóa Đan Mạch, theo đó người dân có xu hướng tin tưởng vào chính quyền và sẵn sàng sát cánh vì một mục đích chung, cũng có tác động đến hiệu quả của các biện pháp chống dịch.
Từ 'samfundssind' (trong tiếng Đan Mạch có nghĩa là 'ý thức xã hội', hay 'bổn phận dân sự') là một từ mới trở nên thông dụng ở Đan Mạch, trên cả phương tiện truyền thông báo đài và mạng xã hội. Hầu hết mọi người đều cảm thấy về mặt đạo đức là mỗi người cần có trách nhiệm hy sinh những nhu cầu cá nhân vì sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Đan Mạch không tồn tại những thách thức.
Các biện pháp, như trả 90% tiền lương cho các nhân công làm việc theo giờ và 75% lương cho những người được hưởng lương tháng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đang được ca ngợi như một mô hình đáng học tập đối với các nước khác trên thế giới. Về cơ bản đây là hình thức "đóng băng" nền kinh tế cho tới khi bão tố lắng xuống.
Tuy nhiên, cái giá phải trả cho mô hình này không hề rẻ; các biện pháp đó được trông đợi là sẽ ngốn hết khoảng 13% tổng thu nhập quốc gia (GDP). Trên thực tế, nước này đã bàn về việc nới lỏng một số hạn chế trước lễ Phục sinh dựa trên kết quả kiềm chế dịch tính đến thời điểm đầu tháng Tư.
Singapore
Singapore đã kiểm soát để giữ được con số các ca nhiễm biện ở mức tương đối thấp và đạt được một trong những đường đồ thị diễn biến đại dịch phẳng nhất
Singapore đạt chỉ số xếp hạng cao do có nền kinh tế mạnh, rủi ro chính trị thấp, cơ sở hạ tầng tốt và mức độ tham nhũng thấp trong cuộc khảo sát, khiến nước này lên vị trí thứ 21 trong bảng khả năng phục hồi tổng thể.
Singapore cũng hành động nhanh chóng trong việc kiềm chế virus và đã đạt được một trong những đường đồ thị diễn biến đại dịch phẳng nhất. Singapore đã kiểm soát để giữ được con số các ca nhiễm biện ở mức tương đối thấp và đạt được một trong những đường đồ thị diễn biến đại dịch phẳng nhất.
Dân Singapore tin tưởng vào chính phủ của mình, vốn tương đối minh bạch về mọi đường đi nước bước nhằm chống lại bệnh dịch này. Nguyên tắc chung là chính phủ đề ra quy định gì thì chúng tôi tuân thủ quy định đó. Nói vậy nhưng vẫn có những người phớt lờ nguyên tắc, và Singapore đã tịch thu hộ chiếu, thẻ lao động của những người vi phạm, theo tường thuật hôm 21/3 của kênh thời sự Channel News Asia.
Là một nước nhỏ, Singapore phụ thuộc vào sự phục hồi của phần còn lại của thế giới để có thể trở lại đà phát triển thành công nhất, nhưng người dân nơi đây thường tin vào sức mạnh tương lai của nước mình. "Là một người dân, giống như mọi nơi khác, tôi nghĩ rằng việc sống sót qua đại dịch này sẽ khiến tất cả chúng ta trở nên kiên cường hơn," ông Justin Fong nói.
Nhiều doanh nghiệp như công ty Konigle đã triển khai thực hiện các chính sách làm việc tại nhà một cách nhanh chóng, và chính phủ đã vận hành ứng dụng Trace Together để giúp theo dõi virus, một ứng dụng được nhiều người dân tải xuống dùng.
Hoa Kỳ
Thành phố New York hiện là tâm dịch ở Mỹ
Để khảo sát được các vùng địa lý rộng lớn của Hoa Kỳ, quốc gia này đã được thành các khu vực miền Tây, miền Trung và miền Đông, nhưng nói chung, Hoa Kỳ đều có xếp hạng tốt (lần lượt là 22, 9 và 11) cho môi trường kinh doanh rủi ro thấp và chuỗi cung ứng mạnh.
Việc làm sao để kiềm chế virus lây lan là thách thức ở các siêu đô thị như New York, và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức lịch sử, chủ yếu là do tác động của lệnh phong tỏa bắt buộc được áp dụng đối với hơn một nửa các tiểu bang.
Lệnh phong tỏa ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với những người làm việc trong ngành dịch vụ nhà hàng, ngành bán lẻ, cũng như các doanh nghiệp phải dựa vào lượng khách thực sự bước chân vào cửa hàng.
Nhưng chính phủ Hoa Kỳ cũng hành động nhanh chóng với việc thông qua các biện pháp kích thích để ổn định nền kinh tế, và áp dụng chính sách giãn cách xã hội ở nhiều nơi trong cả nước, điều tỏ ra đã có tác dụng làm giảm lây lan của virus, cho phép phục hồi kinh tế nhanh hơn.
Các tổ chức tài chính như Goldman Sachs và Morgan Stanley dự đoán là sẽ xảy ra một cuộc suy thoái và phục hồi hình chữ V, với những tác động tiêu cực tức thời lớn chưa từng thấy (chúng ta đã thấy đáy của chữ V khủng khiếp thế nào trong những ngày qua), nhưng sự phục hồi sẽ tương đối nhanh trong các quý cuối năm.
Các chuyên gia tư vấn như McKinsey thì có một cái nhìn thận trọng hơn, nhưng vẫn đưa ra quan điểm lạc quan về sự phục hồi dựa trên việc thực hiện thành công các biện pháp y tế công - như phong tỏa tại chỗ - và các chính sách can thiệp như gói kích thích 2000 tỷ đô la đã được công bố, mà có thể là sẽ còn có các biện pháp, chính sách khác nữa được đưa ra trong các bước tiếp theo.
Mỹ có vị trị rất quan trọng đối với nền kinh tế chung, chiếm gần một phần tư GDP thế giới. Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào đường đi nước bước của Mỹ.
Nói chung, so với các nước khác trên thế giới thì nền kinh tế Hoa Kỳ có vị trí tốt hơn để phục hồi sau những cú sốc lớn và những thay đổi dài hạn. Dân số trung bình trẻ hơn và dễ huy động hơn nhiều so với các phần còn lại của thế giới, các hạn chế đối với thị trường lao động thì thường là nhẹ nhàng hơn, cho nên nước Mỹ có thể dễ dàng tái phân bổ nhân lực.
Các biện pháp giãn cách xã hội ở một số thành phố của Mỹ như Seattle dường như đang giúp làm phẳng đường đồ thị diễn biến dịch
Để tăng cường hơn nữa sức mạnh phục hồi của Hoa Kỳ, chính quyền liên bang đã đề xuất chia cả nước thành các khu vực khác nhau, theo đó các vùng bị ảnh hưởng ít hơn bởi đại dịch sẽ được phép hoạt động làm ăn như lúc bình thường.
Sự thiếu hụt lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phổ quát tại Hoa Kỳ là điều bị chỉ trích về năng lực xử lý khủng hoảng của chính quyền, và là một vấn đề cần phải được xem xét đến khi cân nhắc tới khả năng phục hồi trong tương lai.
Rwanda
Rwanda đã có kinh nghiệm trong các cuộc khủng hoảng y tế tương tự, và đã quản lý ngăn chặn thành công Ebola ngoài biên giới đất nước vào năm 2019
Chính phủ Rwandan có khả năng sẽ xử lý tình huống tốt hơn nhiều so với chính phủ ở nhiều nước khác. Do những cải thiện gần đây trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, Rwanda đã đạt được một số bước nhảy vọt cao nhất trong chỉ số xếp hạng trong những năm gần đây.
Nước này thăng 35 điểm, lên thứ hạng hiện tại với vị trí là quốc gia thứ 77 có nền kinh tế có sức bật tốt nhất thế giới (và xếp thứ tư ở châu Phi). Quan trọng nhất, nền kinh tế này có vẻ đặc biệt thuận lợi để thoát khỏi đại dịch Covid-19 khi Rwanda đã ngăn chặn thành công Ebola bên ngoài biên giới khi dịch này bùng phát ngay tại nước láng giềng là Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 2019.
Với sự kết hợp giữa hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ quát, dùng thiết bị bay tự động (drone) để cung cấp đồ dùng y tế, và kiểm tra thân nhiệt tại các cửa khẩu biên giới, Rwanda được trang bị tốt để duy trì sự ổn định trong suốt cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực.
Rwanda đã có kinh nghiệm trong các cuộc khủng hoảng y tế tương tự, và đã quản lý ngăn chặn thành công Ebola ngoài biên giới đất nước vào năm 2019. Rwanda là quốc gia đầu tiên ở Hạ Sahara, châu Phi, áp dụng phong tỏa hoàn toàn, và đã phân phối thực phẩm miễn phí đến tận cửa cho người dân ở những vùng quê xa xôi dễ bị tổn thương nhất.
Mặc dù du lịch dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì Rwanda là một điểm đến phổ biến cho nhiều hội nghị và triển lãm quốc tế, nhưng hy vọng rằng đất nước này sẽ có tương đối ít tổn thất vì virus, khiến cho họ có đà tốt để phục hồi nhanh chóng.
New Zealand
Việc New Zealand hành động quyết liệt, đóng cửa biên giới và phong tỏa đất nước khiến nơi đây trở nên an toàn để phục hồi kinh tế ổn định
Xếp thứ 12 trong số các nền kinh tế có sức bật tốt nhất, New Zealand đạt điểm đặc biệt cao trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và chuỗi cung ứng. Quốc gia này cũng đã điều chỉnh nhanh chóng để ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách đóng cửa biên giới với khách du lịch quốc tế vào ngày 19/3 và áp lệnh đóng cửa các hoạt động kinh doanh không thiết yếu vào ngày 25/3.
Là đảo quốc, New Zealand dễ dàng hơn trong việc kiểm soát biên giới, nguồn lây nhiễm virus chính. Vì vậy, việc đóng cửa biên giới hiệu quả có ý nghĩa quan trọng. So với các nước khác thì phản ứng ở New Zealand quyết liệt và dứt khoát.
Theo tường thuật của báo Guardian thì các biện pháp này đã đem lại kết quả xứng đáng, vì một số nhà dịch tễ học thấy rằng New Zealand có khả năng trở thành một trong số ít các quốc gia còn lại có thể coi là "bình thường", loại bỏ được tình trạng lây nhiễm bệnh nếu các biện cứng rắn vẫn được áp dụng thêm vài tuần nữa trong tháng Tư.
Với du lịch và xuất khẩu là hai ngành trọng yếu của nền kinh tế, New Zealand sẽ phải đối mặt với các thử thách kinh tế trong thời gian tới, nhưng điều này không nhất thiết là chuyện xấu.
Việc New Zealand hành động quyết liệt, đóng cửa biên giới và phong tỏa đất nước khiến nơi đây trở nên an toàn để phục hồi kinh tế ổn định. Nhìn chung, nước này có vị thế tốt để phục hồi ổn định, với mức nợ chính phủ thấp và khả năng áp dụng việc nới lỏng chính sách tiền tệ để giữ lãi suất thấp.
New Zealand có ít ràng buộc hơn trong việc phải làm giảm nhẹ tác động của việc đối phó với đại dịch và nâng khả năng phục hồi. Quan trọng nhất, New Zealand vẫn là một quốc gia có độ tin cậy tương đối cao. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để phục hồi sau cú sốc y tế và kinh tế lớn nhất trong nhiều thế hệ qua./.
tin tức liên quan
Videos
Phân tầng xã hội và di dộng xã hội ở Việt Nam hiện nay [kỳ cuối]
Bàn về “Học thật, thi thật, nhân tài thật” ( Kỳ 2)
Những âm thanh vang vọng núi rừng Tương Dương
Hội nghị Sơ kết cụm thi đua 6 tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2023
Chuyện về những người phụ nữ có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Mai
Thống kê truy cập
114559350

250

2317

2668

226893

122920

114559350