Những góc nhìn Văn hoá
“Vạn lý trường thành” ở Đà Lạt: Đừng làm tổn thương lòng tự tôn và tinh thần dân tộc
Dư luận mấy ngày qua dậy sóng trước việc Đà Lạt cho xây “Vạn lý trường thành”, đặc biệt là nghi vấn trước việc Công ty CP Tập đoàn Liên Minh (Liên Minh Group, trụ sở tại Đà Lạt) đưa hàng trăm tượng lính Tần để lập mộ Tần Thủy Hoàng.
Tượng quân lính được chuyển về cất giữ tại một bãi đất trong Khu du lịch Quỷ Núi (huyện lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). nguồn ảnh Đức Thọ -tuoitre.vn
Chuyện xây tiểu “Vạn lý trường thành” ở “Thành phố ngàn hoa” thì đã diễn ra cách đây gần 20 năm.
Năm 2003, một “Vạn lý trường thành” thu nhỏ được xây dựng trên đồi Mộng Mơ nằm cách Đà Lạt 4km, đi ngả Phù Đổng Thiên Vương, gần thung lũng Tình Yêu.[1]
Năm 2011, báo chí và dư luận cũng đã từng dậy sóng về vụ “xâm lược văn hóa” lộ liễu này.[2]
Đi kèm với “Vạn lý trường thành” thu nhỏ ở Đà Lạt là một loạt sản phẩm phụ họa cho bản sắc văn hóa thời phong kiến xa lắc của Trung Hoa, như trang phục chốn hoàng cung nhà Tần, nhà Minh, nhà Thanh "núp bóng" để cho khách du lịch thuê.
Ở đầu cửa vào hai đầu tường thành còn khắc dòng chữ cổ vũ cho “niềm tự hào” của người Hán: "Bất đáo Trường thành phi hảo hán".
Đây là công trình mô phỏng “Vạn lý trường thành” duy nhất ở đồi Mộng Mơ và ở Việt Nam mà không có ở nơi nào khác trên thế giới. Nó được xây lên như thế nào, quý vị hãy xem một đoạn trả lời phỏng vấn báo chí hồi tháng 8/2011 của ông Trần Mến - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Du lịch Thành Ngọc, đơn vị chủ quản Đồi Mộng Mơ:
“Phóng viên:Thưa ông, sao lại xây khá nghiêm túc và kính cẩn phiên bản Vạn Lý Trường Thành ở TP Đà Lạt vốn là xứ sở du lịch nổi tiếng, đầy tự hào của người Việt Nam, nơi mà cả lịch sử xưa nay của nó hoàn toàn "vô nhiễm" trước Văn hóa Trung Hoa, và nếu có ảnh hưởng thì xứ này ảnh hưởng chút ít đô thị "Tây", không gian văn hóa Tây, vì người Pháp khai lập ra TP Đà Lạt ?
Ông Trần Mến: Tiện địa hình đồi dốc thì chúng tôi xây thôi.
Phóng viên:Nhưng đó là tâm điểm, công trình kiến trúc có linh hồn chủ đạo của Đồi Mộng Mơ?
Ông Trần Mến:Đó là cảm nhận của mọi người, tùy; chứ chúng tôi không nhằm thế. Chúng tôi không nghĩ ngợi "xa" vậy đâu. Cứ nghĩ tạo ra cái... đường đi lại thôi!
Phóng viên bám tiếp để phỏng vấn thêm nhưng vừa đi, ông Mến vừa nài nỉ đừng nêu lên báo chí: "Từ từ chúng tôi sẽ xem xét lại chuyện ở công trình ấy".[3]
Vâng, họ sẽ từ từ xem xét lại để rồi 9 năm sau, mọi thứ không những vẫn y nguyên mà còn phát triển rầm rộ. Và đấy là câu chuyện đang khiến dư luận phẫn nộ những ngày cuối tháng 8/2020 vừa qua.
Vấn đề ở đây không phải là chuyện “trả gấp” các tượng lính bị nghi là “tượng lính Trung Quốc” về Khu du lịch Đại Nam (tỉnh Bình Dương), như yêu cầu của tỉnh Lâm Đồng[4] đối với chủ sở hữu là Công ty CP Tập đoàn Liên Minhmà là phải xem xét toàn diện công trình kiến trúc này, làm cho rõ mục đích sâu xa của việc xây “Vạn lý trường thành” cùng các sản phẩm văn hóa mô phỏng ăn theo.
Và cách xử lý tốt nhất của chính quyền địa phương cũng như ngành văn hóa là hãy trả lại nguyên trạng hình hài tự nhiên của đồi Mộng Mơ như trước khi nó bị xâm thực bởi một công trình văn hóa lai căng đã và đang làm tổn hại lòng tự tôn và tinh thần dân tộc của hơn 90 triệu đồng bào nước Việt.
Nguồn tham khảo:
[1]. http://dulich24.com.vn/du-lich-thanh-pho-da-lat/van-ly-truong-thanh-o-da-lat-id-4530).
[2, 3]. https://nld.com.vn/dia-phuong/soc-voi-van-ly-truong-thanh-da-lat-20110816123220348.htm)
[4]. https://tuoitre.vn/tinh-lam-dong-yeu-cau-tra-tuong-nghi-linh-trung-quoc-ve-khu-du-lich-dai-nam-20200901102702547.htm
tin tức liên quan
Videos
Kí hiệu không gian rừng sim trong tác phẩm điện ảnh "Mắt biếc"
Một nước Nhật quá xa xôi!
Lenk
Nhân vật trẻ thơ trong sáng tác của Nam Cao
Đề cương Văn hóa Việt Nam và hành trình nhận thức, lý luận văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thống kê truy cập
114513675
2148
2313
21612
220548
121356
114513675