Những góc nhìn Văn hoá
Phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam hiện nay [kỳ 5]
...
ChươngIII- DI ĐỘNG XÃ HỘI GIỮA CÁC TẦNG LỚP
Chương này tiếp tục áp dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu vào thực tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nhằm trả lời một phần câu hỏi then chốt thứ haiv ề phân tầng xã hội đặt ra ở Chương I: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” Đây là một trong hai câu hỏi thể hiện hai góc nhìn “tĩnh” và “động” về cấu trúc xã hội - Đó là nội dung về di động xã hội.
1. Di động xã hội trong cả nước và xu hướng biến đổi của nó
Ở Chương I đã trình bày về lý thuyết và phương pháp đo lường di động xã hội. Chương này sẽ tập trung nghiên cứu di động theo chiều dọc trong một thế hệ qua sự thay đổi nghề nghiệp của cá nhân, mà không phải giữa các thế hệ (bởi vì khảo sát VHLSS không thu thập thông tin về lịch sử nghề nghiệp các thế hệ). Do vậy, chương này không áp dụng nghiên cứu quy trình đạt được về địa vị KT-XH (Hình 1.1 và Hình 1.2) - tức là không trả lời được đầy đủ câu hỏi: “Tại sao?” Chương này sẽ áp dụng phương pháp và các công thức ở Mục 4 (Chương I) để đo lường sự di động theo chiều dọc trong một thế hệ giữa hai thời điểm xác định cụ thể. Đồng thời, chương này cũng sẽ kiểm chứng luận điểm I.B.4của Treiman được đề cập ở Mục 3 (Chương I): “Xã hội càng công nghiệp hóa, thì tỉ lệ di động tuần hoàn càng lớn.”
Sở dĩ có thể nghiên cứu di động theo chiều dọc trong một thế hệgiữa hai thời điểm xác định cụ thểlà do cách chọn mẫu lặp lại ở VHLSS - các cuộc khảo sát định kỳ 2 năm một lần. Ở bộ số liệu VH
Cùng với số địa bàn điều tra được chọn lặp lại theo cách luân phiên như trên, Tổng cục Thống kê cũng đã chọn tất cả các hộ gia đình trong địa bàn để khảo sát lặp lại. Như vậy, có nhiều hộ gia đình đã được khảo sát lặp lại trong cả 2 cuộc điều tra, số ít hơn được khảo sát lặp lại trong cả 3 cuộc điều tra (không hộ gia đình nào được khảo sát lặp lại tới lần thứ 4). Phần mẫu các hộ gia đình được khảo sát lặp lại gọi là Panel. Cụ thể là, phần mẫu các hộ gia đình được khảo sát lặp lại trong cả 2 cuộc điều tra từ 2002 đến VHLSS 2004 gọi là Panel 2002-2004. Tương tự như vậy, ta cóPanel 2004-2006, Panel 2006-2008, Panel 2010-2012, Panel 2012-2014. Do đó, việc xác định những cá nhân trong 9 tầng lớp xã hộiđể nghiên cứu về di động xã hội ở chương này sẽ được lựa chọn trong các phần mẫu đã khảo sát lặp lại 2 lần của các Panel:2002-2004, 2004-2006, 2006-2008, 2010-2012, 2012-2014. Những Panel này sẽ được sắp đặt liên tục kế tiếp nhau để nhằm tìm hiểu quá trình diễn ra di động xã hội và xu hướng biến đổi của nótrong 12năm vừa qua (2002~2014). Bởi vì nghiên cứu di động xã hội từ các Panel, cho nên kết quả nghiên cứu ở Chương III này không đại diện cho cả nước như ở Chương II. Do vậy, những phân tích trong chương này là có giới hạn và chưa thể hiện được nhiều luận điểm lý thuyết đề cập ở Chương I. Nhưng dù sao, lựa chọn số liệu từ các Panel là tối ưu nhất và có tính khả thi cao để thực hiện nghiên cứu di động xã hội ở Việt Nam trong thời gian này (2002~2014). Ta có 5 bảng số liệu thể hiện sự di động xã hội giữa các tầng lớp trong 5 Panel: 2002-2004, 2004-2006, 2006-2008, 2010-2012, 2012-2014 (từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.5).
Bảng 3. 1.Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2002-2004)
Bảng 3. 2.Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2004-2006)
Bảng 3. 3. Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2006-2008)
Bảng 3. 4.Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2010-2012)
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2012, 2014
Các tầng lớp xã hội trong 5 bảng ma trận (từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.5) được xác định dựa theo Hình 2.2 (Mục 3, Chương II)[i]. Các chỉ số cơ bản về di động xã hội của 5 bảng ma trận này được tổng hợp lại trong Bảng 3.9.
Trước hết, ta hãy phân tích các bảng di động đi ra (outflow mobility) và di động đi vào (inflow mobility). Đây là hai trong số những công cụ quan trọng khi nghiên cứu về di động xã hội. Theo bảng lý thuyết (Bảng 1.3, Chương I), di động đi ra chính là các hàng ni. (tỉ lệ % tính theo mỗi hàng = 100%), còn di động đi vào chính là các cột n.i (tỉ lệ % tính theo mỗi cột = 100%). Bảng di động đi ra cho thấy những cá nhân xuất phát từ các địa vị xã hội trước đây để họ chiếm giữ những địa vị xã hội nào ở hiện tại. Tức là bảng di động đi ra cho biết, từ các địa vị xã hội gốc trước đây đã có bao nhiêu cá nhân kế thừa địa vị gốc và bao nhiêu cá nhân còn lại di chuyển đến những địa vị xã hội mới (không kế thừa). Mặt khác, bảng di động đi vào xác định rõ nguồn gốc địa vị xã hội trước đây của những cá nhân gia nhập vào các địa vị xã hội hiện tại là từ đâu. Tức là, bảng di động đi vào cho biết hiện tại có bao nhiêu cá nhân được tuyển dụng kế thừa từ chính địa vị xã hội gốc trước đây và bao nhiêu cá nhân còn lại được tuyển dụng từ những địa vị xã hội khác (không kế thừa). Như vậy, tiêu điểm chính của bảng di động đi ra là mức độ kế thừa nghề nghiệp gốc trước đây, còn tiêu điểm chính của bảng di động đi vào là mức độ gia nhập nghề nghiệphiện tại từ các nghề nghiệp gốc trước đây như thế nào (Kerbo, 2000:336). Từ 5 bảng ma trận (Bảng 3.1~Bảng 3.5), ta có các bảng di động đi ra và di động đi vào được trình bày trong Bảng 3.6, Bảng 3.7 và Bảng 3.8.
Bảng 3. 6.Di động đi ra từ nghề nghiệp trước đây đến các nghề nghiệp hiện tại
Đơn vị: %
Nghề nghiệp trước đây |
Nghề nghiệp hiện tại |
Tổng |
||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lãnh đạo |
Doanhnhân |
Chuyênmôn cao |
Nhân viên |
Công nhân |
B.bán-D.vụ |
TTCN |
L.động giản đơn |
Nông dân |
||
Lãnh đạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
63,8 |
4,8 |
0,0 |
14,4 |
0,0 |
1,3 |
0,0 |
5,5 |
10,2 |
100 |
Panel 2004-2006 |
61,9 |
0,0 |
1,0 |
13,2 |
0,0 |
4,2 |
2,4 |
3,8 |
13,5 |
100 |
Panel 2006-2008 |
66,5 |
0,0 |
0,9 |
7,9 |
0,0 |
1,3 |
0,0 |
3,5 |
20,0 |
100 |
Panel 2010-2012 |
42,7 |
0,0 |
15,3 |
22,0 |
0,0 |
3,6 |
3,1 |
0,0 |
13,3 |
100 |
Panel 2012-2014 |
63,6 |
2,4 |
5,7 |
13,6 |
0,0 |
0,0 |
2,6 |
0,0 |
12,1 |
100 |
Doanh nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
0,0 |
50,5 |
5,3 |
34,6 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
9,6 |
0,0 |
100 |
Panel 2004-2006 |
0,0 |
53,4 |
32,2 |
9,5 |
0,0 |
0,0 |
2,2 |
2,8 |
0,0 |
100 |
Panel 2006-2008 |
4,1 |
42,9 |
15,4 |
23,6 |
2,8 |
2,8 |
2,8 |
0,0 |
5,7 |
100 |
Panel 2010-2012 |
0,0 |
69,0 |
17,0 |
10,2 |
0,0 |
3,9 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
100 |
Panel 2012-2014 |
11,2 |
59,5 |
20,4 |
3,6 |
0,0 |
0,0 |
5,3 |
0,0 |
0,0 |
100 |
Chuyên môn cao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
1,3 |
5,8 |
59,5 |
26,6 |
0,0 |
0,0 |
3,2 |
1,9 |
1,7 |
100 |
Panel 2004-2006 |
2,9 |
3,8 |
62,2 |
23,9 |
0,0 |
1,6 |
0,0 |
1,5 |
4,0 |
100 |
Panel 2006-2008 |
1,0 |
3,8 |
75,2 |
17,6 |
0,7 |
0,3 |
0,6 |
0,5 |
0,3 |
100 |
Panel 2010-2012 |
1,0 |
4,2 |
71,2 |
16,7 |
0,6 |
3,0 |
2,5 |
0,4 |
0,5 |
100 |
Panel 2012-2014 |
0,8 |
2,3 |
74,4 |
17,3 |
0,0 |
2,8 |
1,6 |
0,5 |
0,4 |
100 |
Nhân viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
3,3 |
2,0 |
11,7 |
63,5 |
0,9 |
3,7 |
2,1 |
6,8 |
6,0 |
100 |
Panel 2004-2006 |
3,0 |
1,3 |
12,8 |
65,7 |
0,4 |
3,2 |
4,3 |
3,7 |
5,5 |
100 |
Panel 2006-2008 |
1,7 |
2,2 |
20,3 |
56,0 |
0,4 |
3,7 |
6,3 |
5,3 |
4,1 |
100 |
Panel 2010-2012 |
2,1 |
0,9 |
17,0 |
52,8 |
4,7 |
7,0 |
4,9 |
3,4 |
7,3 |
100 |
Panel 2012-2014 |
0,7 |
0,7 |
16,1 |
52,3 |
4,5 |
10,1 |
5,2 |
3,3 |
7,0 |
100 |
Công nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
0,0 |
0,0 |
0,9 |
5,8 |
46,5 |
2,9 |
8,5 |
24,7 |
10,7 |
100 |
Panel 2004-2006 |
0,0 |
0,3 |
0,0 |
3,4 |
53,9 |
1,0 |
11,3 |
22,0 |
8,1 |
100 |
Panel 2006-2008 |
0,4 |
0,0 |
0,0 |
2,5 |
53,8 |
5,1 |
15,2 |
14,8 |
8,1 |
100 |
Panel 2010-2012 |
0,0 |
0,0 |
0,5 |
3,4 |
64,7 |
5,1 |
10,5 |
5,4 |
10,5 |
100 |
Panel 2012-2014 |
0,0 |
0,9 |
0,8 |
3,1 |
58,9 |
6,0 |
14,6 |
10,2 |
5,6 |
100 |
Buôn bán, dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
1,3 |
0,4 |
2,2 |
6,8 |
1,6 |
34,3 |
5,5 |
33,9 |
13,9 |
100 |
Panel 2004-2006 |
0,4 |
0,4 |
0,4 |
3,7 |
1,4 |
45,3 |
8,2 |
30,5 |
9,8 |
100 |
Panel 2006-2008 |
0,0 |
0,0 |
1,3 |
3,2 |
1,8 |
41,6 |
2,5 |
39,1 |
10,6 |
100 |
Panel 2010-2012 |
0,0 |
0,5 |
0,9 |
3,0 |
2,0 |
71,1 |
3,8 |
10,2 |
8,5 |
100 |
Panel 2012-2014 |
0,1 |
0,1 |
0,5 |
1,9 |
2,3 |
66,7 |
6,1 |
12,5 |
9,9 |
100 |
Tiểu thủ công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
0,2 |
0,5 |
0,0 |
2,1 |
4,0 |
2,4 |
53,5 |
23,7 |
13,6 |
100 |
Panel 2004-2006 |
0,0 |
0,2 |
0,0 |
0,8 |
3,5 |
1,8 |
61,6 |
21,5 |
10,7 |
100 |
Panel 2006-2008 |
0,1 |
0,2 |
0,5 |
1,1 |
2,8 |
2,6 |
61,2 |
20,3 |
11,1 |
100 |
Panel 2010-2012 |
0,2 |
0,0 |
0,5 |
2,4 |
7,6 |
5,5 |
62,0 |
9,5 |
12,2 |
100 |
Panel 2012-2014 |
0,1 |
0,0 |
0,8 |
2,3 |
5,0 |
4,1 |
63,8 |
10,4 |
13,5 |
100 |
Lao động giản đơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
0,1 |
0,4 |
0,3 |
1,1 |
2,2 |
5,6 |
11,6 |
57,8 |
20,8 |
100 |
Panel 2004-2006 |
0,2 |
0,2 |
0,1 |
1,0 |
3,2 |
7,6 |
9,8 |
61,9 |
16,0 |
100 |
Panel 2006-2008 |
0,0 |
0,4 |
0,4 |
1,7 |
3,3 |
8,1 |
14,5 |
56,0 |
15,6 |
100 |
Panel 2010-2012 |
0,0 |
0,0 |
0,7 |
1,7 |
8,5 |
16,0 |
16,0 |
36,3 |
20,8 |
100 |
Panel 2012-2014 |
0,0 |
0,0 |
0,4 |
0,9 |
6,3 |
16,9 |
15,5 |
43,0 |
17,0 |
100 |
Nông dân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
0,4 |
0,1 |
0,1 |
0,6 |
0,3 |
0,9 |
3,3 |
9,2 |
85,2 |
100 |
Panel 2004-2006 |
0,4 |
0,0 |
0,0 |
0,5 |
0,4 |
1,1 |
3,0 |
7,9 |
86,6 |
100 |
Panel 2006-2008 |
0,3 |
0,0 |
0,0 |
0,4 |
0,4 |
0,9 |
3,6 |
7,6 |
86,8 |
100 |
Panel 2010-2012 |
0,3 |
0,1 |
0,0 |
0,6 |
1,0 |
2,1 |
3,8 |
4,2 |
87,9 |
100 |
Panel 2012-2014 |
0,2 |
0,0 |
0,2 |
0,4 |
1,1 |
2,8 |
3,9 |
4,4 |
87,0 |
100 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002~2014
Dù cho phân chia thành 9 tầng lớp xã hội (hay quy giản thành 3 giai tầng), ở bảng di động đi ra (Bảng 3.6, Bảng 3.8a) đều có các ô số liệu nằm trên đường chéo chính (in đậm) thể hiện từ các địa vị xã hội gốc trước đây đã có phần lớn cá nhân kế thừa địa vị gốc, và số ít hơn những cá nhân còn lại di chuyển đến những địa vị xã hội mới (không kế thừa).Mặt khác, ở bảng di động đi vào (Bảng 3.7, Bảng 3.8b) cũng đều có các ô số liệu nằm trên đường chéo chính (in đậm) thể hiện sự tuyển dụng từ nghề nghiệp gốc trước đây là lớn nhất, và số ít hơn những cá nhân còn lại được tuyển dụng từ những địa vị xã hội khác (không kế thừa). Như vậy, cả hai dòng di động đi ra và di động đi vào đều thể hiện sựkế thừa nghề nghiệp trước đây là chủ yếu. Trong đó, tầng lớp nông dân có tỉ lệ kế thừa nghề nghiệp lớn nhất. Điều này có nghĩa rằng, sự dịch chuyển ra khỏi nghề nông là rất khó khăn và chậm chạp trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam. Đồng thời, điều này cũng thể hiện nhân tố nguồn gốc xã hội có thể tác động bền vữngđếnđịa vị KT-XH hiện tại và góp phần kiểm chứng quá trình đạt được về địa vị KT-XH(Hình 1.1 và Hình 1.2): “Tóm lại, nguồn gốc giai cấp xã hội không thể không liên quan [đến sự đạt được về địa vị KT-XH - Đỗ Thiên Kính giải thích]! ” (Rothman, 2005:225). Từ đây sẽgợi mở cho ta trả lời câu hỏi tại sao: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” Đây cũng là vấn đề đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về sau.
Bảng 3. 7. Di động đi vào nghề nghiệp hiện tại từ các nghề nghiệp trước đây
Đơn vị: %
Nghề nghiệp trước đây |
Nghề nghiệp hiện tại |
||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lãnh đạo |
Doanh nhân |
Chuyên môn cao |
Nhân viên |
Công nhân |
B.bán-D.vụ |
TTCN |
L.động giản đơn |
Nông dân |
|
Lãnh đạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
53,1 |
7,4 |
0,0 |
2,6 |
0,0 |
0,3 |
0,0 |
0,2 |
0,1 |
Panel 2004-2006 |
58,6 |
0,0 |
0,6 |
3,5 |
0,0 |
1,1 |
0,2 |
0,2 |
0,3 |
Panel 2006-2008 |
71,6 |
0,0 |
0,3 |
2,2 |
0,0 |
0,3 |
0,0 |
0,2 |
0,4 |
Panel 2010-2012 |
47,5 |
0,0 |
2,5 |
3,1 |
0,0 |
0,2 |
0,2 |
0,0 |
0,2 |
Panel 2012-2014 |
57,8 |
2,8 |
0,7 |
1,7 |
0,0 |
0,0 |
0,1 |
0,0 |
0,1 |
Doanh nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
0,0 |
21,5 |
0,7 |
1,7 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,1 |
0,0 |
Panel 2004-2006 |
0,0 |
47,3 |
6,9 |
0,9 |
0,0 |
0,0 |
0,1 |
0,1 |
0,0 |
Panel 2006-2008 |
1,4 |
31,5 |
1,7 |
2,1 |
0,4 |
0,2 |
0,1 |
0,0 |
0,0 |
Panel 2010-2012 |
0,0 |
48,6 |
1,7 |
0,9 |
0,0 |
0,1 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
Panel 2012-2014 |
8,1 |
54,4 |
1,9 |
0,4 |
0,0 |
0,0 |
0,2 |
0,0 |
0,0 |
Chuyên môn cao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
2,3 |
20,0 |
59,4 |
10,8 |
0,0 |
0,0 |
0,6 |
0,2 |
0,1 |
Panel 2004-2006 |
4,8 |
15,6 |
62,6 |
10,9 |
0,0 |
0,7 |
0,0 |
0,1 |
0,1 |
Panel 2006-2008 |
2,5 |
21,1 |
63,5 |
11,9 |
0,7 |
0,2 |
0,1 |
0,1 |
0,0 |
Panel 2010-2012 |
6,5 |
28,2 |
69,3 |
14,1 |
0,4 |
0,9 |
0,8 |
0,2 |
0,0 |
Panel 2012-2014 |
6,1 |
22,9 |
74,7 |
18,8 |
0,0 |
1,0 |
0,5 |
0,3 |
0,0 |
Nhân viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
14,4 |
15,8 |
27,6 |
61,0 |
1,9 |
5,2 |
0,9 |
1,3 |
0,4 |
Panel 2004-2006 |
10,8 |
12,2 |
28,6 |
66,4 |
0,6 |
3,3 |
1,6 |
0,7 |
0,4 |
Panel 2006-2008 |
7,4 |
20,0 |
28,1 |
62,1 |
0,6 |
3,7 |
2,1 |
1,1 |
0,3 |
Panel 2010-2012 |
17,0 |
7,1 |
20,1 |
54,2 |
3,8 |
2,6 |
1,9 |
1,9 |
0,7 |
Panel 2012-2014 |
5,3 |
6,8 |
16,0 |
56,3 |
3,9 |
3,6 |
1,8 |
1,6 |
0,7 |
Công nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
0,0 |
0,0 |
1,0 |
2,7 |
47,1 |
2,0 |
1,8 |
2,4 |
0,4 |
Panel 2004-2006 |
0,0 |
1,6 |
0,0 |
1,9 |
47,5 |
0,6 |
2,4 |
2,3 |
0,3 |
Panel 2006-2008 |
1,0 |
0,0 |
0,0 |
1,6 |
47,9 |
2,8 |
2,8 |
1,7 |
0,4 |
Panel 2010-2012 |
0,0 |
0,0 |
0,6 |
3,5 |
52,7 |
1,9 |
4,0 |
3,0 |
1,0 |
Panel 2012-2014 |
0,0 |
10,3 |
0,9 |
3,8 |
58,6 |
2,5 |
5,8 |
5,7 |
0,6 |
Buôn bán, dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
3,5 |
2,2 |
3,4 |
4,2 |
2,2 |
30,6 |
1,6 |
4,3 |
0,6 |
Panel 2004-2006 |
0,9 |
2,7 |
0,6 |
2,6 |
1,5 |
31,9 |
2,1 |
3,9 |
0,5 |
Panel 2006-2008 |
0,0 |
0,0 |
1,4 |
2,9 |
2,4 |
34,3 |
0,7 |
6,8 |
0,7 |
Panel 2010-2012 |
0,8 |
10,8 |
2,6 |
8,0 |
4,1 |
68,2 |
3,7 |
14,8 |
2,1 |
Panel 2012-2014 |
1,9 |
2,8 |
1,3 |
5,6 |
5,5 |
67,1 |
5,9 |
17,0 |
2,8 |
Tiểu thủ công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
1,4 |
7,7 |
0,0 |
4,1 |
16,8 |
6,9 |
48,5 |
9,6 |
2,0 |
Panel 2004-2006 |
0,0 |
4,9 |
0,0 |
2,0 |
13,9 |
4,6 |
58,8 |
10,2 |
2,1 |
Panel 2006-2008 |
1,6 |
5,8 |
1,8 |
3,2 |
12,2 |
6,9 |
55,0 |
11,4 |
2,4 |
Panel 2010-2012 |
4,1 |
0,0 |
1,5 |
6,6 |
16,3 |
5,5 |
62,2 |
14,3 |
3,1 |
Panel 2012-2014 |
2,4 |
0,0 |
2,2 |
6,9 |
11,9 |
4,0 |
61,3 |
13,9 |
3,7 |
Lao động giản đơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
2,9 |
15,8 |
3,2 |
5,1 |
21,8 |
37,6 |
25,1 |
55,4 |
7,3 |
Panel 2004-2006 |
4,8 |
10,7 |
0,8 |
5,3 |
27,3 |
42,0 |
19,8 |
62,4 |
6,6 |
Panel 2006-2008 |
0,0 |
19,4 |
2,8 |
9,2 |
26,9 |
40,1 |
24,2 |
58,7 |
6,4 |
Panel 2010-2012 |
0,0 |
0,8 |
1,6 |
3,5 |
13,7 |
12,0 |
12,1 |
40,9 |
4,0 |
Panel 2012-2014 |
0,0 |
0,0 |
0,7 |
1,8 |
10,4 |
11,6 |
10,4 |
39,8 |
3,2 |
Nông dân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
22,4 |
9,5 |
4,7 |
7,7 |
10,2 |
17,3 |
21,5 |
26,5 |
89,1 |
Panel 2004-2006 |
20,1 |
5,0 |
0,0 |
6,5 |
9,3 |
15,8 |
15,0 |
20,1 |
89,6 |
Panel 2006-2008 |
14,4 |
2,1 |
0,3 |
4,9 |
8,8 |
11,5 |
15,0 |
20,1 |
89,3 |
Panel 2010-2012 |
24,1 |
4,6 |
0,0 |
6,1 |
8,9 |
8,5 |
15,4 |
25,0 |
88,9 |
Panel 2012-2014 |
18,3 |
0,0 |
1,7 |
4,8 |
9,6 |
10,1 |
14,0 |
21,7 |
88,8 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002~2014 (tổng mỗi cột của mỗi Panel = 100%)
Khi xem xét quá trình biến đổi theo thời gian ở các Panel từ năm 2002 đến 2014, ta thấy xu hướng kế thừa địa vị xã hội như sau:
(1)Tầng lớp cao có tỉ lệ kế thừa địa vị gốc trước đây ngày càng nhiều hơn(Bảng 3.8a): từ 64,7% (Panel 2002-2004) tăng lên 68,1% (Panel 2012-2014). Cụ thể ở Bảng 3.6, tầng lớp doanh nhân có tỉ lệ kế thừa từ 50,5% (Panel 2002-2004) tăng lên 59,5% (Panel 2012-2014), và tầng lớp chuyên môn cao (dưới tầng lớp cao, thuộc trung lưu bậc trên) có tỉ lệ kế thừa từ 59,5% (Panel 2002-2004) tăng lên 74,4% (Panel 2012-2014).
(2) Ngược lại, tầng lớp thấp có tỉ lệ kế thừa địa vị gốc trước đây ngày càng ít hơn (Bảng 3.8a): từ 95,4% (Panel 2002-2004) giảm xuống 91,4% (Panel 2012-2014). Trong đó (Bảng 3.6) tập trung vào tầng lớp lao động giản đơn thể hiện xu hướng kế thừa ngày càng giảm đi rõ ràng nhất từ 57,8% (Panel 2002-2004) xuống còn 43,0% (Panel 2012-2014). Trái lại, tầng lớp nông dân có xu hướng tỉ lệ kế thừa từ ngày càng tăng lên từ 85,2% (Panel 2002-2004) đến 87,0% (Panel 2012-2014).
(3) Kết luận rút ra từ hai điểm (1) và (2) ở trên là tầng lớp cao và tầng lớp nông dân có tỉ lệ kế thừa địa vị gốc trước đây ngày càng nhiều hơn. Điều này có nghĩa rằng, các tầng lớp ở phía trên và đáy tháp phân tầng đã thể hiện sự “kép kín” trong nội bộ tầng lớp ngày càng rõ hơn. Ta có thể giải thích sự “khép kín” này ở Việt Nam dựa trên kết quả đã nghiên cứu trên thế giới. Đó là giai cấpở đỉnh tháp phân tầng thường có sự “khép kín xã hội”cao hơn các giai cấp phía dưới để bảo vệ quyền lợi của họ và ngăn cản không giai cấp trung lưu cho xâm nhập vào giai cấp họ; còn giai cấp lao động ở dưới đáy cũng buộc phải chịu đựng sự “khép kín xã hội”và sự bất lợi của họ, không thể di động đi lên được (Bilton et al., 1993: 94-95).
Đối với xu hướng gia nhập nghề nghiệp hiện tại ở sơ đồ 3 giai tầng là như sau: Tầng lớp cao có tỉ lệ gia nhập nghề nghiệp hiện tại từ các nghề nghiệp gốc trước đâyngày càng nhiều hơn(Bảng 3.8b): từ 44,6% (Panel 2002-2004) tăng lên 62,1% (Panel 2012-2014). Ngược lại, tầng lớp thấp có tỉ lệ gia nhập nghề nghiệp hiện tại từ các nghề nghiệp gốc trước đây ngày càng ít hơn (Bảng 3.8b): từ 96,4% (Panel 2002-2004) giảm xuống 91,0% (Panel 2012-2014). Từ đây, ta có thể kết luận rằng, tầng lớp cao và tầng lớp thấp thể hiện hai xu hướng tuyển dụng từ nghề nghiệp gốc trước đây là trái chiều nhau. Đối với sơ đồ 9 tầng lớp xã hội (Bảng 3.7) cũng thể hiện hai xu hướng tuyển dụng từ nghề nghiệp gốc trước đây là trái chiều nhau giữa các tầng lớp ở phía trên và phía dưới tháp phân tầng.
Bảng 3. 8. Di động đi ra và di động đi vào của ba giai tầng xã hội
Đơn vị: %
|
(a) Di động đi ra |
Tổng |
|
(b) Di động đi vào |
||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tầng lớp cao |
Trung lưu |
Tầng lớp thấp |
Tầng lớp cao |
Trung lưu |
Tầng lớp thấp |
|||
Tầng lớp cao |
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
64,7 |
20,9 |
14,4 |
100 |
|
44,6 |
1,9 |
0,2 |
Panel 2004-2006 |
59,6 |
24,7 |
15,8 |
100 |
|
55,4 |
2,9 |
0,3 |
Panel 2006-2008 |
61,7 |
18,5 |
19,8 |
100 |
|
59,6 |
1,9 |
0,3 |
Panel 2010-2012 |
52,9 |
37,1 |
10,1 |
100 |
|
48,0 |
1,5 |
0,2 |
Panel 2012-2014 |
68,1 |
21,4 |
10,5 |
100 |
|
62,1 |
0,8 |
0,1 |
Trung lưu |
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
3,7 |
67,6 |
28,8 |
100 |
|
26,4 |
64,7 |
3,5 |
Panel 2004-2006 |
3,0 |
70,1 |
26,9 |
100 |
|
21,0 |
62,1 |
3,5 |
Panel 2006-2008 |
2,4 |
70,6 |
27,0 |
100 |
|
20,7 |
65,0 |
4,1 |
Panel 2010-2012 |
1,6 |
79,4 |
19,0 |
100 |
|
35,2 |
74,8 |
6,9 |
Panel 2012-2014 |
1,0 |
76,7 |
22,3 |
100 |
|
26,3 |
77,8 |
8,9 |
Tầng lớp thấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
Panel 2002-2004 |
0,5 |
4,2 |
95,4 |
100 |
|
28,9 |
33,4 |
96,4 |
Panel 2004-2006 |
0,4 |
5,0 |
94,5 |
100 |
|
23,6 |
35,0 |
96,3 |
Panel 2006-2008 |
0,3 |
5,3 |
94,3 |
100 |
|
19,7 |
33,1 |
95,6 |
Panel 2010-2012 |
0,3 |
8,9 |
90,8 |
100 |
|
16,8 |
23,7 |
93,0 |
Panel 2012-2014 |
0,2 |
8,4 |
91,4 |
100 |
|
11,6 |
21,4 |
91,0 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002~2014
Ghi chú: Tổng mỗi cột di động đi vào của mỗi Panel = 100%
Bảng 3. 9.Các chỉ số về di động xã hội qua khảo sát VH
Panel |
9 tầng lớp xã hội |
|
Quy giản về 3 giai tầng |
||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
02-04 |
04-06 |
06-08 |
10-12 |
12-14 |
Panel |
02-04 |
04-06 |
06-08 |
10-12 |
12-14 |
|
Tỉ lệ di động đi lên |
,152 |
,140 |
,153 |
,145 |
,135 |
|
,045 |
,051 |
,052 |
,071 |
,064 |
Tỉ lệ di động đi xuống |
,115 |
,111 |
,116 |
,118 |
,133 |
|
,034 |
,036 |
,040 |
,054 |
,066 |
Tỉ lệ di động thực tế |
,267 |
,251 |
,270 |
,262 |
,267 |
|
,079 |
,087 |
,091 |
,125 |
,130 |
Tỉ lệ di động cấu trúc |
,027 |
,021 |
,029 |
,019 |
,014 |
|
,009 |
,016 |
,011 |
,017 |
,004 |
Tỉ lệ di động tuần hoàn |
,240 |
,230 |
,240 |
,244 |
,254 |
|
,070 |
,071 |
,080 |
,108 |
,126 |
Chỉ số Yasuda tổng thể |
,417 |
,369 |
,380 |
,358 |
,361 |
|
,339 |
,324 |
,329 |
,278 |
,304 |
Chỉ số Yasuda (hệ số mở) cho mỗi tầng lớp xã hội: |
|||||||||||
Lãnh đạo |
,365 |
,385 |
,287 |
,528 |
,366 |
Thượng lưu |
,358
|
,411
|
,389
|
,477
|
,323
|
Doanh nhân |
,497 |
,468 |
,573 |
,312 |
,407 |
||||||
Chuyên môn cao |
,413 |
,382 |
,256 |
,301 |
,266 |
Trung lưu
|
,364
|
,341
|
,341
|
,284
|
,309
|
Nhân viên |
,381 |
,350 |
,396 |
,481 |
,459 |
||||||
Công nhân |
,540 |
,473 |
,475 |
,376 |
,435 |
||||||
Buôn bán, dịch vụ |
,677 |
,570 |
,610 |
,332 |
,379 |
||||||
Tiểu thủ công nghiệp |
,513 |
,431 |
,444 |
,434 |
,419 |
Hạ lưu |
,314
|
,298
|
,310
|
,261
|
,297
|
Lao động giản đơn |
,533 |
,482 |
,524 |
,654 |
,632 |
||||||
Nông dân |
,273 |
,231 |
,229 |
,225 |
,218 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002~2014
Tiếp theo, ta hãy phân tích ba chỉ số cơ bản về di động xã hội (di động thực tế, di động cấu trúcvà di động tuần hoàn). Thứ nhất, tính toán tỉ lệ di động thực tế bằng cách áp dụng công thức (2) ở Mục 4 (Chương I) cho tổng thể xã hội:
Tỉ lệ di động thực tế =
Kết quả tính toán tỉ lệ di động thực tế được thể hiện trong Bảng 3.9. Trong bảng này, dãy số in đậm về tỉ lệ di động thực tế cho tổng thể 9 tầng lớp (hoặc quy giản về 3 giai tầng) cho biết rằng có bao nhiêu phần trăm (%) những cá nhân đã di chuyển khỏi địa vị xã hội ban đầu của mình. Theo lý thuyết đo lường di động xã hội (Bảng 1.3), tỉ lệ di động thực tế bằng tổng số hai loại di động thành phần như sau (Bảng 3.9):
Tỉ lệ di động thực tế = Tỉ lệ di động đi lên + Tỉ lệ di động đi xuống
Tỉ lệ di động thực tế[ii] = Tỉ lệ di động cấu trúc + Tỉ lệ di động tuần hoàn
Quan sát dãy số in đậmở các cột quy giản về 3 giai tầng đã thể hiện tỉ lệ di động thực tế trong tổng thể có xu hướng ngày càng tăng lêntừ năm 2002 đến 2014: 0,079 → 0,087 → 0,091 → 0,125 → 0,130[iii]. Trung bình 12 năm, mỗi năm tỉ lệ di động thực tế tăng khoảng (0,130 - 0,079)/12 = 0,004 (khoảng 0,43%). Xu hướng tăng lên này chứng tỏ rằng cấu trúc xã hội đang vận động theo hướng đi lên, nhưng còn rất chậm chạp. Nhưng dù sao, điều này cũng là hợp quy luật trong quá trình công nghiệp hóa. So sánh với Nhật Bản (Bảng 3.11), qua sơ đồ 3 tầng lớp ta thấy tỉ lệ di động thực tế tăng lên trong thời kỳ 1955~1985: 0,358 → 0,496 → 0,506 → 0,497. Đối với 5 tầng lớp, tỉ lệ di động thực tế cũng có xu hướng tăng lên như vậy (Bảng 3.11). Trung bình 10 năm (1955-1965) công nghiệp hóa mạnh mẽ ở Nhật Bản, mỗi năm tỉ lệ di động thực tế (sơ đồ 3 tầng lớp) tăng khoảng (0,496 – 0,358)/10 = 0,014 (khoảng 1,38%). Đối với sơ đồ 5 tầng lớp, con số tương ứng cũng tăng tương tự như vậy (khoảng 1,36%). So sánh con số tăng lên về tỉ lệ di động thực tế giữa Việt Nam (khoảng 0,43%) và Nhật Bản (khoảng 1,38%), ta thấy Nhật Bản tăng gấp 3,2 lần (cùng trong thời kỳ công nghiệp hóa). Như vậy, ta có thể nhận xét rằng tỉ lệ di động thực tế ở Việt Nam có tăng lên nhưng còn rất chậm chạp[iv].
Khi phân tách di động thực tế thành hai loại, ta biết được có bao nhiêu tỉ lệ % di động đi lên và di động đi xuống (Bảng 3.9). So sánh giữa hai loại di động này, ta thấy tỉ lệ di động đi lên có cao hơn di động đi xuống nhưng không nhiều (Bảng 3.9) và còn chậm chạp. Điều này cũng phù hợp với tỉ lệ di động thực tế ở Việt Nam có tăng lên nhưng còn rất chậm chạp như đã phân tích ở trên. Hai loại di động này gợi mở cho ta trả lời câu hỏi: “Ai tiến lên phía trước?” Còn câu hỏi: “Tại sao lại như vậy?” sẽ dựa vào mô hình đạt được địa vị của di động xã hội (Hình 1.2) ở Mục 3 (Chương I). Câu hỏi này chưa được trả lời trong công trình nghiên cứu. Đây cũng là vấn đề đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về sau.
Thứ hai, từ sự phân chia thành di động cấu trúc “đi ra” và “đi vào” từng nhóm địa vị xã hội, ta có thể quy giản về đại thể rằng, tổng số di động cấu trúc trong toàn xã hội là sự khác nhau giữa phân bố tần suất được thể hiện qua những con số ở mép lề của cha và con trong Bảng1.3 và nó phản ánh sự biến đổi công nghiệp hoặc nghề nghiệp từ thế hệ cha sang thế hệ con. Nó thường được đo lường bởi phần trăm (%) khác nhau giữa hai mép lề trong bảng (Kosaka, 1994:56). Từ đây, tôi suy ra công thức tính toán tỉ lệ khác nhau giữa hai mép lề trong Bảng1.3 là = | ni.– n.i| / N (Kosaka, 1994:57). Áp dụng công thức này, ta cótỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.5 được trình bày trong Bảng 3.10. Tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề của tầng lớp nào đó càng lớn thì cấu trúc của tầng lớp ấy càng thay đổi nhiều (Bảng 3.10).
Bảng 3. 10. Tỉ lệ % khác nhau giữa hai mép lề trong các bảngma trận di động xã hội
Panel: |
02-04 |
04-06 |
06-08 |
10-12 |
12-14 |
(a) 9 tầng lớp xã hội |
|
|
|
|
|
Lãnh đạo |
0,16 |
0,06 |
0,08 |
0,07 |
0,05 |
Doanh nhân |
0,29 |
0,05 |
0,12 |
0,17 |
0,04 |
Chuyên môn cao |
0,00 |
0,01 |
0,48 |
0,11 |
0,02 |
Nhân viên |
0,17 |
0,04 |
0,42 |
0,13 |
0,33 |
Công nhân |
0,02 |
0,31 |
0,29 |
1,10 |
0,03 |
Buôn bán, dịch vụ |
0,32 |
1,18 |
0,75 |
0,51 |
0,09 |
Tiểu thủ công nghiệp |
0,87 |
0,49 |
1,30 |
0,03 |
0,54 |
Lao động giản đơn |
0,86 |
0,18 |
0,96 |
1,07 |
0,72 |
Nông dân |
2,65 |
1,87 |
1,48 |
0,60 |
0,95 |
(b) Quy giản về 3 giai tầng |
|
|
|
|
|
Thượng lưu |
0,45 |
0,11 |
0,05 |
0,11 |
0,10 |
Trung lưu |
0,47 |
1,44 |
1,10 |
1,59 |
0,41 |
Hạ lưu |
0,92 |
1,55 |
1,15 |
1,69 |
0,31 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002~2014
Trong mô hình 9 tầng lớp ở Bảng 3.10(a), các tầng lớp ở phía dưới tháp phân tầng có tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề thể hiện sự biến đổi cấu trúc nhiều hơn các tầng lớp ở phía trên. Đặc biệt, hàng số liệu tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề của tầng lớp nông dân thể hiện sự biến đổi cấu trúc là lớn nhất. Điều này đã thể hiện quá trình công nghiệp hóa có ảnh hưởng đến cấu trúc tầng lớp nông dân như thế nào (so với các tầng lớp khác). Như vậy, sự biến đổi của di động cấu trúc diễn ra chủ yếu ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng.[v] Đối với mô hình quy giản về 3 giai tầng ở Bảng 3.10(b), các số liệu thể hiện xu hướng biến đổi cấu trúc của 3 giai tầng còn rõ ràng hơn nữa. Cụ thể đối với 4 Panel từ năm 2002 đến 2012, giai tầng hạ lưu luôn có tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề thể hiện sự thay đổi cấu trúc là lớn nhất, tiếp theo là giai tầng trung lưu và cuối cùng là thượng lưu. Xu hướng này là nhất quán ở cả 4 Panel từ năm 2002 đến 2012. Nhưng đến Panel 2012-2014 đã thay đổi xu hướng qua tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề thể hiện sự biến đổi cấu trúc của giai tầng trung lưu là lớn nhất (0,41%) so với giai tầng hạ lưu (0,31%) và giai tầng thượng lưu (0,10%). Điều này thể hiện giai tầng trung đang hình thành và đã thể hiện sự biến đổi cấu trúc của giai tầng này bắt đầu lớn nhất. Nhưng dù sao, tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề thể hiện sự thay đổi cấu trúc của cả 3 giai tầng vẫn còn nhỏ bé.
Thứ ba, về tính toán tỉ lệ di động tuần hoàn bằng cácháp dụng công thức (4) ở Mục 4 (Chương I) cho tổng thể xã hội:
Tỉ lệ di động tuần hoàn =
Kết quả tính toán tỉ lệ di động tuần hoàn được thể hiện trong Bảng 3.9. Trong Bảng 3.9, dãy số tỉ lệ di động tuần hoàn chung cho tổng thể 9 tầng lớp xã hội (hoặc quy giản về 3 giai tầng) đều thể hiện xu hướng tăng lên theo thời gian (2002~2014). Đặc biệt, khi quy giản về 3 giai tầng đã thể hiện tỉ lệ di động tuần hoàn chung cho tổng thể có xu hướng ngày càng tăng lêntừ năm 2002 đến 2014: 0,070 → 0,071 → 0,080 → 0,108 → 0,126. Xu hướng này chứng tỏ sự vận động của hệ thống phân tầng trong cả nước đang mở (tức không khép kín). Điều này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra ở Việt Nam và phù hợp với luận điểm I.B.4của Treiman được đề cập ở Mục 3 (Chương I): “Xã hội càng công nghiệp hóa, thì tỉ lệ di động tuần hoàn càng lớn.” So sánh với sơ đồ 3 tầng lớp ở Nhật Bản, ta cũng thấy tỉ lệ di động tuần hoàn tăng lên trong thời kỳ 1955~1985 (Bảng 3.11): 0,188 → 0,202 → 0,205 → 0,218. Đối với 5 tầng lớp, tỉ lệ di động tuần hoàn cũng có xu hướng tăng lên tương tự (Bảng 3.11). Như vậy, xu hướng tăng lên của tỉ lệ di động tuần hoàn ở Việt Nam và Nhật Bản đã kiểm chứng luận điểm I.B.4của Treiman là đúng[vi].
Thứ tư, ta hãy phân tích chỉ số Yasuda (vì có liên quan trực tiếp với di động tuần hoàn)bằng cácháp dụng công thức (6), (5) ở Mục 4 (Chương I) cho tổng thể (Y) và từng nhóm xã hội (yii):
Kết quả tính toán chỉ số Yasuda được thể hiện trong Bảng 3.9. Như nội dung lý thuyết về di động xã hội ở Mục 4 (Chương I) đã đề cập, chỉ số Yasuda có liên quan trực tiếp đến di động tuần hoàn (bởi vì chỉ số Yasuda dựa trên cơ sở tỉ lệ di động tuần hoàn và giá trị kỳ vọng theo lý thuyết).Tức là, khi tỉ lệ di động tuần hoàn có xu hướng tăng lên (thể hiệnsự vận động của hệ thống phân tầng đang mở), thì chỉ số Yasuda cũng thể hiện xu hướng tương tự như vậy. Ví dụ, tỉ lệ di động tuần hoàn ở Nhật Bản có xu hướng tăng lên (như so sánh đã trích dẫn ở trên) thì chỉ số Yasuda tổng thể cũng tăng lên tương tự trong thời kỳ 1955~1985 (đối với sơ đồ 5 tầng lớp): 0,507 → 0,575 → 0,589 → 0,619 (Bảng 3.11). Đối với sơ đồ 3 tầng lớp, chỉ số Yasuda tổng thể cũng có xu hướng tăng lên tương tự (Bảng 3.11). Cả hai chỉ số này đều thể hiện sự vận động của hệ thống phân tầng đang mở (tức không khép kín) trong xã hội công nghiệp. Còn ở Việt Nam,mặc dù tỉ lệ di động tuần hoàn có xu hướng tăng lên cũng giống với Nhật Bản (và ủng hộ luận điểm I.B.4của Treiman), nhưng đối với chỉ số Yasuda tổng thể thì không thể hiện xu hướng tăng lên tương tự và không phân tích được gì về nó. Điều này liệu có thể là do hạn chế của số liệu từ Panel, hay là nguyên nhân nào khác? Khi xem xét chỉ số Yasuda cho mỗi tầng lớp, ta thấy riêng tầng lớp nông dân Việt Nam có hệ số mở (chỉ số Yasuda) nhỏ nhất và chúng thể hiện xu hướng giảm dần theo thời gian từ năm 2002 đến 2014 như sau: 0,273 → 0,231 → 0,229 → 0,225 → 0,218 (Bảng 3.9). Điều này chứng tỏ rằng tầng lớp nông dân Việt Nam đang ở trong trạng thái khép kín nhiều hơn những tầng lớp xã hội khác. Tức là, sự di động ra khỏi tầng lớp nông dân là chậm nhất và ngày càng khó khăn. Nói cách khác, tỉ lệ giảm bớt tầng lớp nông dân ngày càng chậm dần. So sánh với sơ đồ 5 tầng lớp ở Nhật Bản, ta cũng thấy hệ số mở của tầng lớp nông dân là nhỏ nhất và chúng thể hiện xu hướng giảm dần trong thời kỳ 1955~1985 (Bảng 3.11): 0,250 → 0,234 → 0,213 → 0,162. Đối với sơ đồ 3 tầng lớp, hệ số mở của tầng lớp nông dân cũng thể hiện xu hướng như vậy (Bảng 3.11). Điều này cũng giống với Việt Nam và cho thấy rằng tầng lớp nông dân nói chung trên thế giới có sự khép kín nhiều hơn những tầng lớp xã hội khác. Như vậy, quá trình rút bớt lao động nông nghiệp ở Việt Nam để chuyển sang phi nông còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 3. 11. Các chỉ số về di động xã hội ở Nhật Bản
|
5 tầng lớp xã hội |
|
3 tầng lớp xã hội |
||||||
1955 |
1965 |
1975 |
1985 |
1955 |
1965 |
1975 |
1985 |
||
Tỉ lệ di động đi lên |
|
|
|
|
|
,268 |
,405 |
,408 |
,411 |
Tỉ lệ di động đi xuống |
|
|
|
|
|
,091 |
,091 |
,098 |
,086 |
Tỉ lệ di động thực tế |
,464 |
,600 |
,621 |
,634 |
|
,358 |
,496 |
,506 |
,497 |
Tỉ lệ di động cấu trúc |
,200 |
,321 |
,340 |
,334 |
|
,171 |
,294 |
,301 |
,279 |
Tỉ lệ di động tuần hoàn |
,264 |
,279 |
,281 |
,300 |
|
,188 |
,202 |
,205 |
,218 |
Chỉ số Yasuda tổng thể |
,507 |
,575 |
,589 |
,619 |
|
,400 |
,500 |
,516 |
,550 |
Chỉ số Yasuda (hệ số mở) cho mỗi tầng lớp xã hội: |
|||||||||
Cổ trắng có lương |
,587 |
,628 |
,605 |
,574 |
Cổ trắng |
,450 |
,487 |
,506 |
,475 |
Cổ trắng tự làm |
,658 |
,668 |
,725 |
,668 |
|
|
|
|
|
Cổ xanh có lương |
,600 |
,680 |
,652 |
,789 |
Cổ xanh |
,519 |
,686 |
,698 |
,723 |
Cổ xanh tự làm |
,670 |
,680 |
,700 |
,627 |
|
|
|
|
|
Nông dân |
,250 |
,234 |
,213 |
,162 |
Nông dân |
,256 |
,256 |
,243 |
,195 |
Tỉ lệ % nông dân |
40,4 |
19,9 |
15,2 |
7,5 |
|
|
|
|
|
Nguồn: Kosaka, 1994:47, 56, 58, 62 (số liệu 4 hàng trên cùng ở mô hình 3 tầng lớp xã hội do tác giả Đỗ Thiên Kính tính toán từ bảng ma trận di động trong nguồn tài liệu này: trang 56)
Về mối quan hệ giữa ba chỉ số cơ bản về di động xã hội (di động thực tế, di động cấu trúc, di động tuần hoàn) sẽ được đề cập trong Mục 2 tiếp theo nhằm trả lời một phần câu hỏi: “Tại sao?”
2. Nguyên nhân của di động xã hội
Như đã trình bày ở Mục 4 (Chương I) về phương pháp đo lường di động xã hội, tỉ lệ di động thực tế được phân chia thành 2 phần (=) tỉ lệ di động cấu trúc (di động cưỡng bức) + tỉ lệ di động tuần hoàn (di động trao đổi). Người ta có thể tính toán được phần đóng góp của mỗi loại tỉ lệ di động chiếm bao nhiêu phần trăm. Đồng thời, nguyên nhân tạo nên 2 thành phần tỉ lệ di động này như sau: (a) Di động cấu trúc (di động cưỡng bức) là do nguyên nhân thuộc về cấu trúc (ví dụ, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế sẽ tất yếu kéo theo sự thay đổi về cấu trúc xã hội, hoặc là sự thay đổi về quy mô dân số trong mỗi tầng lớp cũng kéo theo cấu trúc xã hội thay đổi); (b) Di động tuần hoàn là do nguyên nhân không thuộc về cấu trúc. Bảng 3.9 thể hiện đầy đủ cả ba thành phần về tỉ lệ di động xã hội:
Tỉ lệ di động thực tế = Tỉ lệ di động cấu trúc + Tỉ lệ di động tuần hoàn
Trong Bảng 3.9, tỉ lệ di động cấu trúc được tính toán theo công thức (3) ở Mục 4 (Chương I) cho toàn thể xã hội:
Tỉ lệ di động cấu trúc =
Khi so sánh giữa 2 thành phần trong Bảng 3.9 ta thấy rằng tỉ lệ di động tuần hoàn luôn cao hơn tỉ lệ di động cấu trúc trong tất cả các Panel chung cả nước. Cụ thể, đối với 9 tầng lớp: 0,240 > 0,027; 0,230 > 0,021; 0,240 > 0,029; 0,244 > 0,019; 0,254 > 0,014 và đối với 3 giai tầng: 0,070 > 0,009; 0,071 > 0,016; 0,080 > 0,011; 0,108 > 0,017; 0,126 > 0,004. Như vậy, khi xem xét nguyên nhân gây ra sự di động xã hội giữa 9 tầng lớp (hoặc 3 giai tầng) ở Việt Nam cho thấy rằng nguyên nhân phi cấu trúc là chính, còn nguyên nhân thuộc về cấu trúc chiếm phần nhỏ. Trong khi đó, có lẽ xu hướng chung của các nước công nghiệp trên thế giới thì nguyên nhân lại thuộc về cấu trúc là chủ yếu? Ví dụ như ở Nhật Bản (Bảng 3.11), những năm đầu thời kỳ công nghiệp hóa (cho đến năm 1955) thì tỉ lệ di động tuần hoàn cao hơn tỉ lệ di động cấu trúc: 0,264 > 0,200. Những năm sau đó (1965~1985), xu hướng này đã đảo ngược. Tức là, tỉ lệ di động cấu trúc đã cao hơn tỉ lệ di động tuần hoàn: 0,321 > 0,279 (năm 1965), 0,340 > 0,281 (năm 1975) và 0,334 > 0,300 (năm 1985). Điều này có nghĩa là quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở Nhật Bản đã quyết định sự tác động của cơ cấu kinh tế đến sự biến đổi của cấu trúc xã hội. Tức là nguyên nhân tạo nên sự biến đổi của cấu trúc xã hội (cũng là gây ra sự di động xã hội) do những nhân tố thuộc về cấu trúc là chủ yếu. Sở dĩ như vậy, bởi vì sự thay đổi của cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa sẽ quy định chủ yếu sự biến đổi về cấu trúc xã hội (chẳng hạn như sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế sẽ làm xuất hiện các tầng lớp xã hội tương ứng). Chỉ khi nào nguyên nhân tạo nên sự di động xã hội thuộc về cấu trúc là chủ yếu (cụ thể là do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế) thì khi ấy sự thay đổi của cấu trúc xã hội mới là căn bản. Nhìn vào Việt Nam thì nước ta chưa đạt tới điều này. Thực trạng di động xã hội này đã phản ánh quá trình chuyển đổi của cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp không kém.
Đến đây ta đã tìm hiểu được nguyên nhân của di động xã hội dưới góc nhìn nguyên nhân thuộc về cấu trúc và phi cấu trúc. Còn dưới góc nhìn theo quy trình đạt được về địa vị KT-XH (Hình 1.1 và Hình 1.2) thì chưa được xem xét. Như vậy, ta đã trả lời được một phần câu hỏi: “Tại sao?”. Phần trả lời còn lạicũng là vấn đề đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về sau.
♣
Tóm lại: Kết quả nghiên cứu chương này cho thấy sự kế thừa nghề nghiệp gốc trước đây là chủ yếu. Cụ thể, tầng lớp cao và tầng lớp nông dân có tỉ lệ kế thừa địa vị gốc trước đây ngày càng nhiều hơn, đặc biệt tầng lớp nông dân có tỉ lệ kế thừa nghề nghiệp lớn nhất. Hai tầng lớp này thể hiện sự “kép kín” trong nội bộ tầng lớp ngày càng rõ hơn. Trong đó, tầng lớp nông dân Việt Nam đang ở trong trạng thái khép kín nhiều hơn những tầng lớp xã hội khác. Tức là, sự di động ra khỏi tầng lớp nông dân còn chậm chạp và quá trình rút bớt lao động nông nghiệp ở Việt Nam để chuyển sang phi nông còn gặp nhiều khó khăn. Dù sao, sự di động giữa các tầng lớp xã hội có tăng lên nhưng còn chậm chạp. Cụ thể hơn, sự di động xã hội diễn ra chủ yếu ở khu vực các tầng lớp xã hội truyền thống, mà không phải ở khu vực các tầng lớp xã hội hiện đại. Điều này có nghĩa rằng, sự hình thành các tầng lớp của xã hội hiện đại diễn ra còn chậm chạp. Thực trạng di động xã hội này đã phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp không kém. Mặc dù như vậy, kết qủa nghiên cứu cũngthể hiện tầng lớp trung lưu đang mở rộng do tầng lớp hạ lưu di động đi lên vàsự vận động của hệ thống phân tầng trong cả nước đang mở (tức không khép kín).
Đối với nguyên nhân gây ra sự di động xã hội giữa 9 tầng lớp (hoặc 3 giai tầng) ở Việt Nam cho thấy rằng nguyên nhân phi cấu trúc là chính, còn nguyên nhân thuộc về cấu trúc chiếm phần nhỏ. Trong khi đó, có lẽ xu hướng chung của các nước công nghiệp trên thế giới thì nguyên nhân lại thuộc về cấu trúc là chủ yếu. Chỉ khi nào nguyên nhân tạo nên sự di động xã hội thuộc về cấu trúc (tức là chủ yếu do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế) thì khi ấy sự thay đổi của cấu trúc xã hội mới là căn bản. Nhìn vào Việt Nam thì nước ta chưa đạt tới điều này. Như vậy, chương này đã trả lời được một phần câu hỏi then chốt thứ hai về phân tầng xã hội đặt ra ở Chương I: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?”
(còn nữa)
[i] Số liệu trong các Bảng 3.1, Bảng 3.2 và Bảng 3.3 có sự chênh lệch chút ít so với nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012) do mở rộng độ tuổi cá nhân và điều chỉnh lại sự phân nhóm nghề nghiệp trong phân tích số liệu (đã giải thích ở phần trước). Do vậy, các chỉ số về di động xã hội được tổng hợp trong Bảng 3.9 cũng có sự thay đổi chút ít so với nghiên cứu trước đây của tác giả.
[ii] Mục 3 (Chương I) đã cho biếtsự phân chia di động xã hội thành hai loại di động cấu trúc và di động tuần hoàn - Đây là cách phân chia gây ra nhiều tranh cãi hơn cả (Scott, J., 2009:477).
[iii] Nhưng ở sơ đồ 9 tầng lớp xã hội (Bảng 3.9) không thể hiện rõ xu hướng tăng lên, mà là ổn định ít thay đổi của tỉ lệ di động thực tế. Điều này liệu có thể là do hạn chế của số liệu từ Panel, hay là nguyên nhân nào khác?
[iv] Phân tích tiếp tục tỉ lệ di động thực tế “đi ra” = (ni.– nii)/N và “đi vào” = (n.i– nii)/N cho mỗi tầng lớp xã hội như bảng dưới đây:
Bảng: Tỉ lệ di động thực tế ở khảo sát VH
Panel |
02-04 |
04-06 |
06-08 |
10-12 |
12-14 |
|||||
9 tầng lớp xã hội |
,267 |
,251 |
,270 |
,262 |
,267 |
|||||
Mỗi tầng lớp xã hội: |
Ra |
Vào |
Ra |
Vào |
Ra |
Vào |
Ra |
Vào |
Ra |
Vào |
Lãnh đạo |
,003 |
,004 |
,004 |
,005 |
,004 |
,003 |
,004 |
,003 |
,002 |
,003 |
Doanh nhân |
,001 |
,004 |
,002 |
,002 |
,002 |
,003 |
,001 |
,003 |
,002 |
,002 |
Chuyên môn cao |
,007 |
,007 |
,007 |
,007 |
,006 |
,011 |
,011 |
,012 |
,012 |
,012 |
Nhân viên |
,015 |
,017 |
,014 |
,014 |
,019 |
,015 |
,023 |
,021 |
,023 |
,019 |
Công nhân |
,011 |
,011 |
,011 |
,014 |
,011 |
,014 |
,017 |
,028 |
,022 |
,023 |
Buôn bán, dịch vụ |
,017 |
,021 |
,015 |
,027 |
,021 |
,028 |
,036 |
,041 |
,044 |
,043 |
Tiểu thủ công nghiệp |
,039 |
,048 |
,040 |
,045 |
,044 |
,057 |
,048 |
,048 |
,047 |
,053 |
Lao động giản đơn |
,084 |
,093 |
,084 |
,082 |
,093 |
,084 |
,061 |
,050 |
,052 |
,059 |
Nông dân |
,089 |
,063 |
,074 |
,055 |
,070 |
,055 |
,061 |
,055 |
,063 |
,054 |
Quy giản về 3 giai tầng |
,079 |
,087 |
,091 |
,125 |
,130 |
|||||
Mỗi giai tầng xã hội: |
Ra |
Vào |
Ra |
Vào |
Ra |
Vào |
Ra |
Vào |
Ra |
Vào |
Thượng lưu |
,004 |
,008 |
,006 |
,007 |
,005 |
,006 |
,005 |
,006 |
,003 |
,004 |
Trung lưu |
,034 |
,039 |
,033 |
,048 |
,037 |
,048 |
,053 |
,069 |
,066 |
,062 |
Hạ lưu |
,041 |
,032 |
,048 |
,032 |
,049 |
,037 |
,067 |
,050 |
,061 |
,064 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS (2012~2014)
Ở bảng trên, ta thấy di động thực tế diễn ra chủ yếu ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng (nông dân, lao động giản đơn, tiểu thủ công nghiệp). Cả hai loại tỉ lệ di động thực tế đi ra và đi vào 3 tầng lớp này là cao nhất. Điều đó thể hiện sự di chuyển lẫn nhau giữa 3 tầng lớp này là chủ yếu, một số ít hơn di chuyển lên các tầng lớp trung lưu. Đến đây, đã trả lời cho câu hỏi: “Ai tiến lên phía trước?” Có thể quan sát trực tiếp điều này qua 5 bảng ma trận ở trên (từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.5).Trong 5 bảng này, khi xem xét những con số thể hiện sự di động xã hội nằm ngoài đường chéo chính, ta thấy tần suất của chúng thường phân bố và tập trung nhiều ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng. Như vậy, sự di động giữa 9 tầng lớp xã hội diễn ra chủ yếu ở khu vực các tầng lớp xã hội truyền thống, mà không phải ở khu vực các tầng lớp xã hội hiện đại. Điều này có nghĩa rằng, sự hình thành các tầng lớp của xã hội hiện đại diễn ra còn chậm chạp. Tức là, nó sẽ quy định quá trình chuyển biến từ hệ thống phân tầng xã hội có hình dạng “kim tự tháp” chuyển sang mô hình “quả trám” chậm chạp một cách tương ứng. Thực trạng di động xã hội này đã phản ánh quá trình chuyển đổi của cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp không kém.
Vẫn trong bảng trên, khi quy giản về 3 giai tầng cũng cho thấy tình trạng có phần tương tự như 9 tầng lớp xã hội, nhưng lại thể hiện một điều mới. Đó là tỉ lệ di động thực tế đi vào tầng lớp trung lưu là cao nhất (so với hướng đi vào tầng lớp thượng lưu và hạ lưu) trong tất cả các Panel (trừ Panel 12-14): 0,039; 0,048; 0,048; 0,069; 0,62. Điều này thể hiện tầng lớp trung lưu đang mở rộng do tầng lớp hạ lưu di động đi lên. Có thể quan sát trực tiếp điều này qua số liệu trung bình mỗi năm tầng lớp trung lưu tăng khoảng 1,6% do tầng lớp hạ lưu giảm trung bình 1,6% di động đi lên tầng lớp trung lưu (Bảng 2.6, Mục 4, Chương II), hoặc qua 5 bảng ma trận (từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.5 ở các ô số liệu quy giản về 3 giai tầng).
[v] Điều này cũng tương tự như di động thực tế và di động tuần hoàn diễn ra chủ yếu ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng. Như vậy, tất cả ba loại di động thực tế, di động cấu trúc và di động tuần hoàn đều tương tự như nhau. Tức là chúng đều diễn ra chủ yếu ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng.
[vi] Phân tích tiếp tục tỉ lệ di động tuần hoàncho mỗi tầng lớp xã hội = [min(ni. , n.i) – nii ]/Nnhư bảng dưới đây:
Bảng: Tỉ lệ di động tuần hoàn ở khảo sát VH
Panel |
9 tầng lớp xã hội |
|
Quy giản về 3 giai tầng |
||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
02-04 |
04-06 |
06-08 |
10-12 |
12-14 |
Panel |
02-04 |
04-06 |
06-08 |
10-12 |
12-14 |
|
Chung |
,240 |
,230 |
,240 |
,244 |
,254 |
Chung |
,070 |
,071 |
,080 |
,108 |
,126 |
Lãnh đạo |
,003 |
,004 |
,003 |
,003 |
,002 |
Thượng lưu |
,004
|
,006
|
,005
|
,005
|
,003
|
Doanh nhân |
,001 |
,002 |
,002 |
,001 |
,002 |
||||||
Chuyên môn cao |
,007 |
,007 |
,006 |
,011 |
,012 |
Trung lưu
|
,034
|
,033
|
,037
|
,053
|
,062
|
Nhân viên |
,015 |
,014 |
,015 |
,021 |
,019 |
||||||
Công nhân |
,011 |
,011 |
,011 |
,017 |
,022 |
||||||
Buôn bán, dịch vụ |
,017 |
,015 |
,021 |
,036 |
,043 |
||||||
Tiểu thủ công nghiệp |
,039 |
,040 |
,044 |
,048 |
,047 |
Hạ lưu |
,032
|
,032
|
,037
|
,050
|
,061
|
Lao động giản đơn |
,084 |
,082 |
,084 |
,050 |
,052 |
||||||
Nông dân |
,063 |
,055 |
,055 |
,055 |
,054 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS (2002~2014)
Ở bảng trên, ta thấy tỉ lệ di động tuần hoàn cũng thể hiện xu hướng tương tự như tỉ lệ di động thực tế và di động cấu trúc. Tức là, di động tuần hoàn diễn ra chủ yếu ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng (nông dân, lao động giản đơn, tiểu thủ công nghiệp - 3 hàng số liệu in đậm ở cuối bảng). Khi quy giản về 3 giai tầng, tỉ lệ di dộng tuần hoàn của tầng lớp trung lưu là cao nhất (so với tầng lớp thượng lưu và hạ lưu) trong tất cả các Panel. Điều này cũng thể hiện xu hướng tương tự như tỉ lệ di động thực tế. Đồng thời, tỉ lệ di động tuần hoàn của tầng lớp trung lưu có xu hướng tăng lên theo thời gian (2002~2014): 0,034 → 0,033 → 0,037 → 0,053 → 0,062. Tầng lớp hạ lưu cũng thể hiện xu hướng tương tự. Điều đó có nghĩa rằng, tầng lớp trung lưu và hạ lưu đang mở (tức không khép kín). Sự mở của hai tầng lớp này đã quy định sự mở của toàn xã hội.
tin tức liên quan
Videos
Tư tưởng Lão Trang và ảnh hưởng của nó trong văn hóa, văn học nghệ thuật
Kí hiệu không gian rừng sim trong tác phẩm điện ảnh "Mắt biếc"
Một nước Nhật quá xa xôi!
Lenk
Đề cương Văn hóa Việt Nam và hành trình nhận thức, lý luận văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thống kê truy cập
114513640
2113
2313
21577
220513
121356
114513640