Những góc nhìn Văn hoá

Tín ngưỡng dân gian và những lễ, hội của đồng bào Mông ở Nghệ An

Dân tộc nào cũng có tín ngưỡng dân gian của dân tộc mình. Tín ngưỡng dân gian của dân tộc Mông là thờ cúng tổ tiên và tin vào linh hồn của vạn vật. Người Mông rất quan tâm đến sự sinh sôi nảy nở của cây cỏ, hoa màu và con người và họ tin rằng mọi người trong nhà khỏe mạnh, làm ăn đạt nhiều kết quả, chăn nuôi phát triển là nhờ có ma nhà phù hộ; vì thế họ phải thờ cúng để nhớ ơn và một khi gặp điều không may thì cầu xin để được phù hộ che chở. Các quan niệm, lễ thức thờ cúng đơn giản, giữ nhiều nét cổ xưa. Người Mông ít quan tâm đến thể xác mà đặc biệt quan tâm tới linh hồn và quan tâm nhất là các lễ cúng ma.

Thờ cúng ma nhà (Xử ca)

Ma nhà có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình, phù trợ cho gia đình làm ăn phát đạt, giữ gìn cai quản không để cho tiền bạc, của cải mất mát. Nơi thờ xử ca là bức tường, phên ở gian giữa đối diện cửa chính. Lễ cúng xử ca  được tiến hành lúc 12 giờ đêm ngày 30 Tết.

Thờ cúng ma buồng (Đa trùng)

Ma buồng là ma chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và phát triển đàn gia súc. Khi đôi vợ chồng trẻ có con đầu lòng, người chồng được đặt tên mới thì tiến hành lập ma buồng. Trong gia đình có trẻ con mỗi năm cúng ma buồng 1 lần, khi có lứa lợn đẻ cũng cúng. Lễ cúng ma buồng được tiến hành vào ban đêm, đóng kín cửa không cho người ngoại tộc đến dự. Trước đây cúng xong kiêng quét nhà 3 ngày, trong 3 ngày ấy bà chủ nhà phải ngủ dưới đất, nếu không làm như thế thì ma buồng sẽ mất thiêng.

Thờ cúng ma bếp (Đa kho chù)

Ma bếp là ma bảo vệ mùa màng cho lúa, ngô, khoai, sắn tốt tươi; còn có quan niệm ma bếp đốt cháy ma ác. Lễ cúng ma bếp vào đêm 30 Tết, sau lễ cúng kiêng dùng miệng thổi lửa 3 ngày vì sợ thổi lửa trong 3 ngày ấy thì mùa màng năm đó bị gió cuốn đổ gãy; không được đổ nước xuống bếp sợ mưa to phá hoại mùa màng. Không được dẫm chân lên bếp, không được cáu kỉnh khi nhóm bếp...

Thờ cúng ma cột cái (Đa dê tà)

Ma cột cái là ma bảo vệ cho nhà cửa bền vững, bảo vệ cho hồn các thành viên trong nhà không đi lung tung, đồng bào quan niệm hồn của các thành viên trong nhà tập trung ở đó. Lễ cúng ma cột cái cũng vào đêm 30 Tết. Người Mông kiêng không dựa vào cột cái, không va chạm mạnh, không treo bất cứ vật gì vào cột cái nếu không ma cột cái bỏ đi và người trong nhà sẽ ốm đau bệnh tật.

Thờ cúng ma cửa (Xìa mềnh)

Người Mông coi ma cửa như người lính gác ngăn chặn không cho điều xấu vào nhà. Khi làm nhà mới xong gia đình nào cũng phải làm lễ lập ma cửa. Đêm 30 Tết hàng năm, sau khi cúng ma nhà là người ta làm lễ cúng ma cửa. Trong nhà có người ốm đau, gia súc bị dịch bệnh gia đình thắp hương cúng khấn xin ma cửa che chở.

Từ nhận thức về vũ trụ, từ quan niệm "vạn vật hữu linh", họ chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên, họ tin có nhiều loại ma vì vậy họ thường cầu cúng mỗi khi trong nhà có người ốm đau, khi làm ăn có nhiều trục trặc, chăn nuôi không phát triển. Từ đó xuất hiện những người chuyên làm nghề thầy cúng, thầy mo. Tuy không phải là chuyên nghiệp nhưng người Mông xem thầy mo là người nối liền con người với thần linh, là người có khả năng lên đồng để giao tiếp với thần linh.

Vòng lắc (Chia nênh) dùng trong các lễ tâm linh của cụ Hạ Y Xồng, bản Lữ Thành, xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn

Đồ nghề của thầy mo chủ yếu là dụng cụ để khấn âm dương (Của nênh) được làm từ đầu nhọn của sừng trâu xẻ đôi ra làm 2 mảnh, một vòng lắc lớn (chia nênh) hoặc một đôi vòng lắc nhỏ (chư nênh lồng vào 2 ngón trỏ để lắc) hoặc một phèng la (Đrủa nênh) vừa đánh vừa hát và một mũ đỏ trùm kín đầu che kín mặt mỗi khi làm việc.

Người Mông ở Nghệ An trước đây ăn Tết theo thu hoạch mùa, thường là từ 25 tháng 11 đến 15 tháng 12 âm lịch (lịch Mông sớm hơn 2 tháng so với âm lịch). Ngày đầu xuân bà con đi thăm hỏi nhau trong bản, trong dòng họ; rủ nhau trai múa khèn, gái múa ô, cùng ném po po, đánh quay, cùng xem thi chọi gà, thi bắn nỏ. Đêm Giao thừa họ dán mảnh giấy bản lên các công cụ sản xuất, săn bắn tập trung vào một nơi để cúng trả ơn năm cũ, cầu mong năm mới có nhiều tốt lành may mắn. Ngoài những ngày hội xuân, ngày Tết ra thì trong bản làng còn có nhiều lễ mang đậm màu sắc dân tộc.

Nghi lễ của bản làng

Đa Dồng là nghi lễ của cộng đồng bản, tức là thần bản mệnh của bản làng. Lễ được tổ chức vào gần tối ngày 30 tháng 10 âm lịch (tức 30 tháng 12 lịch Mông), mọi thành viên trong bản phải có mặt, ai vắng thì người nhà phải mang theo một cái áo của họ. Chủ trì là trưởng bản hoặc trưởng họ. Trước đó trưởng bản phân công người đi tìm cây pò dà hoặc nua xi. Cây không gãy ngọn, không sâu và thẳng đem về chôn ở bãi đất đó chính là nơi Đa Dồng nhập vào. Lúc lễ trưởng bản đầu quấn khăn đen, tay ôm con gà trống đọc lời cầu mong Đa Dồng và các ma khác giúp cho dân bản có sức khoẻ tốt, gia súc nhiều, ngô lúa đầy kho... Lễ xong làm thịt lợn chia đều cho các gia đình, sau lễ kiêng 3 ngày không ai vào bản, trong bản không ai đi ra.

Nghi lễ của dòng họ

Lễ cúng Sầu Su là lễ của dòng họ. Đây là nghi lễ lớn nên tất cả những người nằm trong phả hệ 7 đời đều được loan báo về tập trung. Lễ này được tổ chức mỗi năm một lần vào ngày 27 hoặc 29 tháng 9 dương lịch (tuỳ từng dòng họ để lấy ngày). Trưởng họ chủ trì lễ, khi lễ ông đi vòng quanh khối người nhiều lần, vừa đi vừa cầu khẩn trời đất, cầu khẩn các loại ma phù hộ cho từng người trong cộng động dòng họ từ trẻ sơ sinh đến người quá cố theo từng thế hệ cho đến đời kị mới kết thúc. Trưởng họ cầm 2 suốt chỉ một trắng và một đỏ kéo giằng vòng quanh khối người như để nói: Tất cả anh em trong họ đều cùng một gốc sinh ra phải đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Cuối lễ ông thả con gà trống xuống giữa nền đất cho nó cất tiếng gáy. Trưởng họ niệm chú, dẫn đầu cả họ qua cổng về nhà trong những tiếng súng bắn chỉ thiên. Buổi tối cả họ tập trung tại nhà trưởng họ để ăn tiệc. Tiệc này chỉ được ăn đậu phụ luộc và canh, không ăn thịt và các loại rau. Ngày hôm sau cả bản đến vui chơi cùng dòng họ, ăn tiệc với đậu phụ, chơi chọi bò và các trò vui khác cho hết ngày.

Nếu họ nào hàng năm không làm lễ sầu su thì phải làm lễ thi su. Nếu họ nào đã làm lễ sầu su rồi thì 3 năm mới làm lễ thi su một lần. Mục đích và thời gian làm lễ sầu su, thi su đều giống nhau.

Nghi lễ của gia đình

Các gia đình người Mông ở Nghệ An còn có nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời, đến sức khỏe con người và vật nuôi, đến sản xuất như:

- Lễ đặt tên cho trẻ được 3 ngày tuổi, lễ mừng chẵn năm cho trẻ, lễ chọn bố mẹ nuôi khi đứa trẻ hay đau ốm, lễ đặt tên lần thứ hai cho người đàn ông khi sinh đứa con đầu lòng

- Các lần ua nênh (gọi hồn), huplì (gọi vía) khi trong nhà có người ốm đau lâu ngày không khỏi, mùa màng thất thu, chăn nuôi kém phát triển...

Lễ vật đơn giản trong lễ hội

- Các nghi lễ trong cưới xin, tang ma đặc biệt là các nghi lễ trong tang ma từ lúc chết cho đến khi mãn tang có rất nhiều nghi lễ với những quy định chặt chẽ, nghiêm khắc.

Từ lúc sinh ra đến tuổi về già, đến lúc từ giã cõi đời về với thế giới tổ tiên, người Mông được sống trong các làn điệu dân ca, dân nhạc. Mới 3 ngày tuổi, trong ngày lễ đặt tên, bé đã được nghe tiếng Đrủa nênh nhịp nhàng với tiếng đọc văn của ông mo lúc nhỏ lúc to, lúc như nói thầm vỗ về đứa trẻ, lúc lên bổng xuống trầm như hát ru cho trẻ nghe. Dù người Mông không có nhiều thời gian rỗi để ru bé trên võng, trên nôi nhưng trên lưng mẹ lúc mẹ làm việc ở nhà hay trên nương rẫy, trong tay ông bà khi bố mẹ đi vắng, bé vẫn được nghe những lời âu yếm ngọt ngào và những vuốt ve trìu mến nói lên tình yêu thương dành cho bé, nói lên hy vọng của người lớn với tương lai của bé sau này. Theo thời gian, bé lớn lên cùng với bạn bè, khi người lớn đi vắng các em cùng nhau chơi các trò chơi và hát những bài đồng dao có vần điệu vui vẻ. Đến tuổi thanh niên, với chiếc lá rừng trong tay, các nam nữ dùng lá để hát, để dò hỏi, để nhắn gửi tới nhau những suy nghĩ, những ước mơ của lòng mình. Ngày xuân, ngày Tết nhiều đôi nam nữ hát đối đáp để thử tài nhau qua tiếng cứ xia si xảnh, ngày cưới của bạn thì sau bữa ăn tối là tiếng hát nối dài qua đêm suốt sáng, từ những câu chúc mừng cô dâu, chú rể đến những bài ca trữ tình trao đổi giữa trai gái đôi bên...

Trong đám tang tiếng khóc của các cô gái cũng đầy nhạc điệu, có lúc ta cảm giác như họ đang hát với giai điệu đau thương sầu khổ, rồi những bài cúng từ khấn ma (lài đa), gọi vía, gọi hồn đến các bài tiễn đưa hồn, dẫn đường cho hồn về với thế giới tổ tiên (khúa kê). Tất cả đều là những bài ca phản ánh thế giới tâm linh của người Mông.

Nghệ nhân múa khèn ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn. ảnh Hữu Vi

Khác với dân tộc khác, khác cả với người Mông ở các tỉnh phía Bắc, người Mông ở Nghệ An chỉ thấy múa lúc thổi khèn mà thổi khèn chỉ có ở nam giới. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước trong những đợt thực tế, điền dã chúng tôi đã chú ý khai thác, tìm tòi nhưng chưa thấy phụ nữ Mông múa. Trong các ngày hội xuân, ngày tết ở những nơi tập trung vui chơi cũng chỉ có các chàng trai thổi và múa khèn còn chị em chỉ hát cứ xia hoặc vừa ném po po vừa cứ xia mà thôi. Khi múa khèn được các cụ kể lại là cũng có nhiều động tác múa như: tờ chính, lùa chế, khai tá, rìn phô, sua đí, trì tề, xờ chề, chua pụa, xùa xầu...

 

Tóm lại, người Mông rất quan tâm đến đời sống tâm linh nên hàng năm có nhiều lễ, hội. Tuy vậy, mỗi lần làm lễ nhất là trong gia đình thường nhẹ nhàng về vật chất, đơn gian trong bày soạn nhưng vẫn đầy đủ, chặt chẽ về quy trình, về nội dung. Tuy thờ nhiều thần linh ma quỷ nhưng người Mông không lập đền thờ mà chỉ tổ chức lễ ở trong nhà mình là chủ yếu.

Dân tộc nào cũng có tín ngưỡng dân gian của dân tộc mình. Tín ngưỡng dân gian của dân tộc Mông là thờ cúng tổ tiên và tin vào linh hồn của vạn vật. Người Mông rất quan tâm đến sự sinh sôi nảy nở của cây cỏ, hoa màu và con người và họ tin rằng mọi người trong nhà khỏe mạnh, làm ăn đạt nhiều kết quả, chăn nuôi phát triển là nhờ có ma nhà phù hộ; vì thế họ phải thờ cúng để nhớ ơn và một khi gặp điều không may thì cầu xin để được phù hộ che chở. Các quan niệm, lễ thức thờ cúng đơn giản, giữ nhiều nét cổ xưa. Người Mông ít quan tâm đến thể xác mà đặc biệt quan tâm tới linh hồn và quan tâm nhất là các lễ cúng ma.

Thờ cúng ma nhà (Xử ca)

Ma nhà có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình, phù trợ cho gia đình làm ăn phát đạt, giữ gìn cai quản không để cho tiền bạc, của cải mất mát. Nơi thờ xử ca là bức tường, phên ở gian giữa đối diện cửa chính. Lễ cúng xử ca  được tiến hành lúc 12 giờ đêm ngày 30 Tết.

Thờ cúng ma buồng (Đa trùng)

Ma buồng là ma chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và phát triển đàn gia súc. Khi đôi vợ chồng trẻ có con đầu lòng, người chồng được đặt tên mới thì tiến hành lập ma buồng. Trong gia đình có trẻ con mỗi năm cúng ma buồng 1 lần, khi có lứa lợn đẻ cũng cúng. Lễ cúng ma buồng được tiến hành vào ban đêm, đóng kín cửa không cho người ngoại tộc đến dự. Trước đây cúng xong kiêng quét nhà 3 ngày, trong 3 ngày ấy bà chủ nhà phải ngủ dưới đất, nếu không làm như thế thì ma buồng sẽ mất thiêng.

Thờ cúng ma bếp (Đa kho chù)

Ma bếp là ma bảo vệ mùa màng cho lúa, ngô, khoai, sắn tốt tươi; còn có quan niệm ma bếp đốt cháy ma ác. Lễ cúng ma bếp vào đêm 30 Tết, sau lễ cúng kiêng dùng miệng thổi lửa 3 ngày vì sợ thổi lửa trong 3 ngày ấy thì mùa màng năm đó bị gió cuốn đổ gãy; không được đổ nước xuống bếp sợ mưa to phá hoại mùa màng. Không được dẫm chân lên bếp, không được cáu kỉnh khi nhóm bếp...

Thờ cúng ma cột cái (Đa dê tà)

Ma cột cái là ma bảo vệ cho nhà cửa bền vững, bảo vệ cho hồn các thành viên trong nhà không đi lung tung, đồng bào quan niệm hồn của các thành viên trong nhà tập trung ở đó. Lễ cúng ma cột cái cũng vào đêm 30 Tết. Người Mông kiêng không dựa vào cột cái, không va chạm mạnh, không treo bất cứ vật gì vào cột cái nếu không ma cột cái bỏ đi và người trong nhà sẽ ốm đau bệnh tật.

Thờ cúng ma cửa (Xìa mềnh)

Người Mông coi ma cửa như người lính gác ngăn chặn không cho điều xấu vào nhà. Khi làm nhà mới xong gia đình nào cũng phải làm lễ lập ma cửa. Đêm 30 Tết hàng năm, sau khi cúng ma nhà là người ta làm lễ cúng ma cửa. Trong nhà có người ốm đau, gia súc bị dịch bệnh gia đình thắp hương cúng khấn xin ma cửa che chở.

Từ nhận thức về vũ trụ, từ quan niệm "vạn vật hữu linh", họ chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên, họ tin có nhiều loại ma vì vậy họ thường cầu cúng mỗi khi trong nhà có người ốm đau, khi làm ăn có nhiều trục trặc, chăn nuôi không phát triển. Từ đó xuất hiện những người chuyên làm nghề thầy cúng, thầy mo. Tuy không phải là chuyên nghiệp nhưng người Mông xem thầy mo là người nối liền con người với thần linh, là người có khả năng lên đồng để giao tiếp với thần linh.

Description: 130

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vßng l¾c (Chia nªnh) dïng trong c¸c lÔ t©m linh cña cô bµ H¹ Y Xång, b¶n L÷ Thµnh - T©y S¬n - Kú S¬n

Đồ nghề của thầy mo chủ yếu là dụng cụ để khấn âm dương (Của nênh) được làm từ đầu nhọn của sừng trâu xẻ đôi ra làm 2 mảnh, một vòng lắc lớn (chia nênh) hoặc một đôi vòng lắc nhỏ (chư nênh lồng vào 2 ngón trỏ để lắc) hoặc một phèng la (Đrủa nênh) vừa đánh vừa hát và một mũ đỏ trùm kín đầu che kín mặt mỗi khi làm việc.

Người Mông ở Nghệ An trước đây ăn Tết theo thu hoạch mùa, thường là từ 25 tháng 11 đến 15 tháng 12 âm lịch (lịch Mông sớm hơn 2 tháng so với âm lịch). Ngày đầu xuân bà con đi thăm hỏi nhau trong bản, trong dòng họ; rủ nhau trai múa khèn, gái múa ô, cùng ném po po, đánh quay, cùng xem thi chọi gà, thi bắn nỏ. Đêm Giao thừa họ dán mảnh giấy bản lên các công cụ sản xuất, săn bắn tập trung vào một nơi để cúng trả ơn năm cũ, cầu mong năm mới có nhiều tốt lành may mắn. Ngoài những ngày hội xuân, ngày Tết ra thì trong bản làng còn có nhiều lễ mang đậm màu sắc dân tộc.

Nghi lễ của bản làng

Đa Dồng là nghi lễ của cộng đồng bản, tức là thần bản mệnh của bản làng. Lễ được tổ chức vào gần tối ngày 30 tháng 10 âm lịch (tức 30 tháng 12 lịch Mông), mọi thành viên trong bản phải có mặt, ai vắng thì người nhà phải mang theo một cái áo của họ. Chủ trì là trưởng bản hoặc trưởng họ. Trước đó trưởng bản phân công người đi tìm cây pò dà hoặc nua xi. Cây không gãy ngọn, không sâu và thẳng đem về chôn ở bãi đất đó chính là nơi Đa Dồng nhập vào. Lúc lễ trưởng bản đầu quấn khăn đen, tay ôm con gà trống đọc lời cầu mong Đa Dồng và các ma khác giúp cho dân bản có sức khoẻ tốt, gia súc nhiều, ngô lúa đầy kho... Lễ xong làm thịt lợn chia đều cho các gia đình, sau lễ kiêng 3 ngày không ai vào bản, trong bản không ai đi ra.

Nghi lễ của dòng họ

Lễ cúng Sầu Su là lễ của dòng họ. Đây là nghi lễ lớn nên tất cả những người nằm trong phả hệ 7 đời đều được loan báo về tập trung. Lễ này được tổ chức mỗi năm một lần vào ngày 27 hoặc 29 tháng 9 dương lịch (tuỳ từng dòng họ để lấy ngày). Trưởng họ chủ trì lễ, khi lễ ông đi vòng quanh khối người nhiều lần, vừa đi vừa cầu khẩn trời đất, cầu khẩn các loại ma phù hộ cho từng người trong cộng động dòng họ từ trẻ sơ sinh đến người quá cố theo từng thế hệ cho đến đời kị mới kết thúc. Trưởng họ cầm 2 suốt chỉ một trắng và một đỏ kéo giằng vòng quanh khối người như để nói: Tất cả anh em trong họ đều cùng một gốc sinh ra phải đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Cuối lễ ông thả con gà trống xuống giữa nền đất cho nó cất tiếng gáy. Trưởng họ niệm chú, dẫn đầu cả họ qua cổng về nhà trong những tiếng súng bắn chỉ thiên. Buổi tối cả họ tập trung tại nhà trưởng họ để ăn tiệc. Tiệc này chỉ được ăn đậu phụ luộc và canh, không ăn thịt và các loại rau. Ngày hôm sau cả bản đến vui chơi cùng dòng họ, ăn tiệc với đậu phụ, chơi chọi bò và các trò vui khác cho hết ngày.

Nếu họ nào hàng năm không làm lễ sầu su thì phải làm lễ thi su. Nếu họ nào đã làm lễ sầu su rồi thì 3 năm mới làm lễ thi su một lần. Mục đích và thời gian làm lễ sầu su, thi su đều giống nhau.

 

Nghi lễ của gia đình

Các gia đình người Mông ở Nghệ An còn có nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời, đến sức khỏe con người và vật nuôi, đến sản xuất như:

- Lễ đặt tên cho trẻ được 3 ngày tuổi, lễ mừng chẵn năm cho trẻ, lễ chọn bố mẹ nuôi khi đứa trẻ hay đau ốm, lễ đặt tên lần thứ hai cho người đàn ông khi sinh đứa con đầu lòng

- Các lần ua nênh (gọi hồn), huplì (gọi vía) khi trong nhà có người ốm đau lâu ngày không khỏi, mùa màng thất thu, chăn nuôi kém phát triển...

Description: 54

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LÔ vËt ®¬n gi¶n trong lÔ Hupl×

- Các nghi lễ trong cưới xin, tang ma đặc biệt là các nghi lễ trong tang ma từ lúc chết cho đến khi mãn tang có rất nhiều nghi lễ với những quy định chặt chẽ, nghiêm khắc.

Từ lúc sinh ra đến tuổi về già, đến lúc từ giã cõi đời về với thế giới tổ tiên, người Mông được sống trong các làn điệu dân ca, dân nhạc. Mới 3 ngày tuổi, trong ngày lễ đặt tên, bé đã được nghe tiếng Đrủa nênh nhịp nhàng với tiếng đọc văn của ông mo lúc nhỏ lúc to, lúc như nói thầm vỗ về đứa trẻ, lúc lên bổng xuống trầm như hát ru cho trẻ nghe. Dù người Mông không có nhiều thời gian rỗi để ru bé trên võng, trên nôi nhưng trên lưng mẹ lúc mẹ làm việc ở nhà hay trên nương rẫy, trong tay ông bà khi bố mẹ đi vắng, bé vẫn được nghe những lời âu yếm ngọt ngào và những vuốt ve trìu mến nói lên tình yêu thương dành cho bé, nói lên hy vọng của người lớn với tương lai của bé sau này. Theo thời gian, bé lớn lên cùng với bạn bè, khi người lớn đi vắng các em cùng nhau chơi các trò chơi và hát những bài đồng dao có vần điệu vui vẻ. Đến tuổi thanh niên, với chiếc lá rừng trong tay, các nam nữ dùng lá để hát, để dò hỏi, để nhắn gửi tới nhau những suy nghĩ, những ước mơ của lòng mình. Ngày xuân, ngày Tết nhiều đôi nam nữ hát đối đáp để thử tài nhau qua tiếng cứ xia si xảnh, ngày cưới của bạn thì sau bữa ăn tối là tiếng hát nối dài qua đêm suốt sáng, từ những câu chúc mừng cô dâu, chú rể đến những bài ca trữ tình trao đổi giữa trai gái đôi bên...

Trong đám tang tiếng khóc của các cô gái cũng đầy nhạc điệu, có lúc ta cảm giác như họ đang hát với giai điệu đau thương sầu khổ, rồi những bài cúng từ khấn ma (lài đa), gọi vía, gọi hồn đến các bài tiễn đưa hồn, dẫn đường cho hồn về với thế giới tổ tiên (khúa kê). Tất cả đều là những bài ca phản ánh thế giới tâm linh của người Mông.

Description: 29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

¤ng Mïa Chia Ch­, b¶n L÷  Thµnh - T©y S¬n - Kú S¬n móa khÌn c¸c bµi trong lÔ tang ma t­¬i

Khác với dân tộc khác, khác cả với người Mông ở các tỉnh phía Bắc, người Mông ở Nghệ An chỉ thấy múa lúc thổi khèn mà thổi khèn chỉ có ở nam giới. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước trong những đợt thực tế, điền dã chúng tôi đã chú ý khai thác, tìm tòi nhưng chưa thấy phụ nữ Mông múa. Trong các ngày hội xuân, ngày tết ở những nơi tập trung vui chơi cũng chỉ có các chàng trai thổi và múa khèn còn chị em chỉ hát cứ xia hoặc vừa ném po po vừa cứ xia mà thôi. Khi múa khèn được các cụ kể lại là cũng có nhiều động tác múa như: tờ chính, lùa chế, khai tá, rìn phô, sua đí, trì tề, xờ chề, chua pụa, xùa xầu...

Tóm lại, người Mông rất quan tâm đến đời sống tâm linh nên hàng năm có nhiều lễ, hội. Tuy vậy, mỗi lần làm lễ nhất là trong gia đình thường nhẹ nhàng về vật chất, đơn gian trong bày soạn nhưng vẫn đầy đủ, chặt chẽ về quy trình, về nội dung. Tuy thờ nhiều thần linh ma quỷ nhưng người Mông không lập đền thờ mà chỉ tổ chức lễ ở trong nhà mình là chủ yếu.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511015

Hôm nay

214

Hôm qua

2359

Tuần này

21389

Tháng này

217888

Tháng qua

121356

Tất cả

114511015