Hạ tuần tháng Tư năm 1995, chị Điềm từ
Hạ tuần tháng Tư năm 1995, chị Điềm từ
Kôngtum và Plêi-Ku từng là tuổi thơ của chị Điềm từ 63 năm về trước khi cụ thân sinh của chị làm Quản đạo (coi như Tỉnh trưởng) thưở Tây Nguyên còn hoang sơ chưa thuần. Cũng là vận may. Sở Văn Hóa Thông Tin Gia Lai vừa sắm được xe con cho Giám đốc. Anh Vũ Ngọc Bình mới nhận xe vài ba ngày sẵn sàng cho chúng tôi sử dụng. Vậy là “nguyệt tận” tháng Tư bốn chị em “bò” lên Kôngtum.
Kôngtum thật nhiều khẩu hiệu lại lắm gập ghềnh. Tình trạng “nhà không số, phố không tên…” đang khá phổ biến. Chị Điềm nóng lòng muốn nhìn thấy Plêi-Kần ngay nhưng chưa hề biết Plêi-Kần ở đâu, xa hay gần. Từ thị xã bắc Tây Nguyên này đi theo đường nào thì đến! Trong trí nhớ, chị chỉ loáng thoáng nghe địa danh mới mẻ này một hai lần thuở trẻ thơ qua lời người lớn trong nhà. Tôi dẫn chị Điềm và anh chị Huấn, Thơ vào nhà người bà con cùng làng của tôi là Nguyễn Văn Huỳnh đang dạy học ở đây hy vọng hỏi được địa chỉ Plêi-Kần. Anh Huỳnh tuy là dân xứ Nghệ, nhưng lên Kôngtum sớm nên được coi là “thổ công”. Đến nơi, chưa biết mô tê chi, gặp bữa, vợ chồng anh Huỳnh và mấy thực khách hoan hỷ kéo chúng tôi vào chung chiếu. Tôi thì quen, nhưng ba bạn đồng hành thì lạ. Chẳng sao. Người Nghệ bao giờ cũng coi “lời chào cao hơn mâm cỗ” nên chị Điềm và vợ chồng Huấn – Thơ đều bỏ qua phút ngỡ ngàng. “Zvô”. Vậy là đầm ấm. Sau vài lần cầm đũa, tôi mới giới thiệu ba người bạn đồng hành của mình.Vừa nghe xong tên tuổi và nghề nghiệp của Viện sĩ điêu khắc gia nổi tiếng thế giới Điềm Phùng Thị, Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, Họa sĩ Anh Thơ thì cả nhà chẳng ai bảo ai dều ồ lên một tiếng hồ hởi bất ngờ. Bữa cơm trưa hân hoan hẳn lên và có vẻ cũng dè dặt hơn. Một lát sau bạn bè của anh chị Huỳnh lần lượt kéo đến. Thì ra khi chúng tôi đang dùng bữa, có ai đó đã báo tin cho Hội Văn Nghệ, Sở văn Hóa biết. Văn nghệ sĩ thân và sơ ở đây đều muốn đến thăm chị Điềm mà lâu nay đối với họ còn “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”. Tôi không lạ anh em Kôngtum nhưng hôm đó trở nên quan trọng. “Nhờ anh bọn em mới được diện kiến chị Thị”. (Đã có bạn nói nhỏ vào tai tôi câu đó). Tôi đính chính ngay tên cúng cơm của chị là Phùng Thị Cóc , quê ở làng Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. §iÒm lµ tªn chång. ChÞ lÊy tªn chång lµm tªn hä cña m×nh. Điềm Phùng Thị là xưng hô theo kiểu bên Tây.
Bạn bè đến mỗi lúc một đông. Nhà anh chị Huỳnh không kham nổi. Tất cả kéo nhau ra Trung tâm Văn hóa tỉnh. Chuyện trò, chụp ảnh lưu niệm, xin chữ ký chị Điềm rôm rả lắm. Một điều đáng tiếc là cả giới cầm bút, cầm đục, cầm cọ thổ địa đông đảo thế này mà không ai biết Plêi-Kần ở đâu. Thậm chí chưa một lần nghe nói về địa danh này. Chị Điềm thất vọng.
“Cuộc vui xin hẹn ngày rày năm sau”. Tôi nói đùa với các bạn Kôngtum câu đó rồi xin phép đưa chị Điềm đến một vài Plêi của người Jrai gần Thị xã, giúp chị vợi bớt nổi buồn. Tại những Plêi này tôi mới biết chị Điềm đã khắc sâu vào trái tim mình tâm hồn phóng khoáng Tây Nguyên. Những bịch kẹo chị mua từ Sài Gòn được mở ra phân phát cho tất cả lủ trẻ mà chị gặp. Có những cháu nhỏ gầy yếu, rách rưới, bẩn thỉu, chị không nề hà, không dè dặt ngồi xuống hỏi han rồi bế lên vuốt ve âu yếm. Chị Điềm chơi với bọn trẻ con cả ngày không chán. Chao ôi! Tôi lên Kôngtum nhiều lần, thân quen nhiều gia đình Bahnar, Jrai, Xơđăng, Giẻtriêng … nhưng chưa bao giờ có được cử chỉ thân tình, chân tình đến thế.
“Chị sống với Kôngtum chừng ba bốn năm vào chặng 8 đến 11 tuổi. Ngoài giờ học cha chị thường dắt chị ra chơi với bạn cùng lứa ở các Plêi quanh thị xã. Hôm nào chị luẩn quẩn ở nhà, ông lại nhắc. Dần dần nhận ra một điều là cha chị rất vui mỗi khi chị có thêm bạn Jrai, Bahnar. “Trước lạ sau quen”. Người xưa thật chí lý. Chị nhập vào cộng đồng Jrai từ thuở nhỏ bởi người cha giàu lòng nhân ái, vị tha và rất quý trọng con người. Quả bứa, quả dom, quả lậy cầy mà người Tây Nguyên gọi là
Vậy là qua ánh mắt, qua cử chỉ và qua lời tâm sự đó, tôi biết chị Điềm đã có một thời sống giữa Tây Nguyên, thấm với Tây Nguyên để rồi mang tâm thức Tây Nguyên suốt cả cuộc đời. Tôi tự hỏi xưa nay được mấy người cha như thế hay phần nhiều (không muốn nói tất cả), khi đã xoay xở được chút chức, chút quyền thì quay lưng để tách con cái mình ra khỏi cộng đồng. Cho dù có người hôm qua chỉ là một tay sai vặt.
Trước năm 1980 khi còn ở Hà Nội, tôi đã được đọc, được nghe về Điềm Phùng Thị. Sau năm 1980 và nhất là từ ngày chị đưa tác phẩm điêu khắc của mình về trưng bày thường trực tại số 1 đường Phan Bội Châu, thành phố Huế, thì hội thảo, báo chí nói về chị, viết về chị rất nhiều. Không phải tất cả nhưng số đông đều tán tụng tài năng sáng tạo ra 7 mẫu “chữ cái” làm nên “ngôn ngữ” điêu khắc Điềm Phùng Thị xuất phát từ hình tượng của những chiếc răng người. Bởi chị vốn là một bác sĩ Nha khoa. Nhiều người nói, rồi nhiều người nói thêm. Nhiều người viết, rồi nhiều người viết thêm. Tuy có khác cung bậc nhưng tựu trung đều lấy 7 cái răng làm căn cứ cho sự tán dương của mình. Nghe mãi, đọc mãi tôi cũng tưởng là thế.
Sự thành đạt của một thành viên thuộc ngành nghệ thuật nào đó không chỉ được tạo bởi tư duy nghệ thuật mà còn đòi hỏi năng khiếu nghệ thuật cọng với vốn sống phong phú trên nền tảng tâm hồn nghệ sĩ vô tư, trong sáng, cao cả, thì người ta lại bám lấy “chủ nghĩa kinh viện”để gán cho nó lý do bản năng nghề nghiệp. Đơn giản và dễ dải vậy ư ? Một Nha sĩ trở thành nghệ sĩ chỉ nhờ bước qua 7 cái răng của nghề mình thì vô tình ca ngợi đó mà hạ thấp, tầm thường cũng đó. Hàng ngàn Bác sĩ Nha khoa mấy ai tìm đến những cái “răng khôn” để làm nên sự sinh thành của một phong cách nghệ thuật? Tôi nghi ngờ về 7 “chữ cái” làm nên ngôn ngữ điêu khắc Điềm Phùng Thị là từ hình tượng của 7 cái răng.
Lên Kôngtum với chị Điềm lần ấy tôi củng cố thêm suy nghĩ của mình.
Khi dẫn chị vào Plêi-BrengWep thuộc xã Ia-Sia ở huyện Sa Thầy, tôi càng hiểu chị hơn. Dân Plêi này tin và thương tôi từ nhiều năm trước nên cũng rất trọng những người cùng đi với tôi. Chị Điềm lại sà vào lũ trẻ. Rồi qua một vài người già mà tuổi đời hơn chị Điềm ít nhiều chúng tôi được biết Plêi-Kần nay là Thị trấn Ngọc Hồi. Vậy mà bao nhiêu tao nhân mặc khách ở xứ này lại chưa hề nghe. Chị Điềm sung sướng quá nước mắt cứ dàn dụa ra. Plêi-Kần do quan Phùng Khắc Cần, thân phụ của chị lập nên, đến nay đã trên 70 năm. Khi nghe tôi nói người ngồi trước mặt các già và bà con là con gái quan Cần thì không khí trở nên huyên náo ồn ào cùng với sự chuyển dịch để xích lại gần chị hơn. Người nắm tay. Người xoa chân. Người ngồi im mắt đăm đăm đắm đuối nhìn chị Điềm. Tất cả dường như đều dành riêng cho chị sự trìu mến tận cùng của tấm lòng họ. Những phút dây như vậy quả là thiêng liêng hiếm có. Một vài người nói : “Giá như Cần còn ở với người Jrai cho đến ngày nay. Giá như trên đời này có nhiều cán bộ tốt như Cần… Chuyện xưa nhắc lại. Phùng Khắc Cần trong lòng người Jrai, Xơđăng, Bahnar đẹp biết nhường nào. Người ta hỏi chị quan Cần bây giờ ở đâu. Chị trả lời chết rồi. Sao lại chết ? Bị giết. Ai giết ? Chị không nói gì mà cứ lặng lẽ ngồi yên như pho tượng làm bằng “răng” để những giọt nước mắt lăn ướt trên khuôn mặt của một người con già nua đi tìm bóng dáng cha mình.
Plêi Kần (địa danh người sở tại tự gọi, giống như Buôn Ama Thuột – làng của cha thằng Thuột - ở Đắc Lắc) có nghĩa là làng ông Cần do Phùng Khắc Cần gom góp dân nghèo không đất đai, không nhà cửa khắp nơi lập nên, nằm trên đường ra cửa khẩu Bờ Y gần giao điểm ba biên giới Việt – Lào – Cămpuchia. Lòng nhân ái, vị tha và sứ mệnh tự quyết của ông dường như càng ngày càng sầm uất nơi đây cho dù lớp trẻ hiện thời chưa bao giờ được nghe, được biết công việc người xưa ngoài ơn hiện tại, công hiện tại.
Sự nuối tiếc vẫn nằm gọn trong tâm khảm người già.
Ngày thứ hai ở Kôngtum đã khép lại, chúng tôi trở về Plêi-Ku trong đêm. Trả xe cho anh Vũ Ngọc Bình và hôm sau thì bốn chị em thả bộ xem phố núi. Chị Điềm rủ tôi ghé vào chợ mua một đôi giày vải làm quà cho anh Bửu Điềm, chồng chị.
Trên bốn chục năm qua, hễ mỗi lần đi xa về, thế nào chị Điềm cũng mua cho anh Điềm (hai vợ chồng trùng tên khai sinh) chút quà làm vui. Tấm áo, đôi giày, gói kẹo, cái khăn… đã thành thông lệ. Chị đi xa về không có quà anh buồn ra mặt.
Anh Bửu Điềm vốn là một người Hoàng tộc, tốt nghiệp Dược khoa ở
Từ chợ ra đường Trần Hưng Đạo để đi vòng quanh Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai mà xa xưa vốn là dinh Quản đạo. Chị Điềm nói với chúng tôi rằng : ngày trước Plêi-Ku còn nhỏ, lèo tèo mấy dãy nhà nhưng cây cối thì um tùm sầm uất lắm. Tôi buột miệng xin thay mặt nhà thơ Bút Tre đã quá cố tặng chị hai câu :
“Sáu mươi năm trở lại Plây –
Ku thì có lớn mà cây không còn”.
Chị Điềm đấm thình thịch vào lưng tôi và, cả bốn chị em cùng cười.
Hôm sau vợ chồng Nguyễn Trọng Huấn “đi mây về gió” trở lại Sài Gòn. Hai chị em tôi mướn một chiếc xe con chạy lòng vòng xuống xã Ayun, huyện An Khê thăm Họa sĩ Xu Man (tên thật là Siu Dơng) người Bahnar - bạn tôi rồi xuôi Quy Nhơn, ra Huế.
Một chuyến đi tình cờ vài “ngày đàng” không chuẩn bị trước nhưng tôi lại nhặt được “một sàng” chuyện. Đó là có người Hà Tĩnh đã chỉ bảo, trông coi công việc xây dựng Ứng Lăng (lăng vua Khải Định) suốt thập kỷ 20 của thế kỷ XX để đến năm 1993 hợp thành di sản văn hóa Thế giới. Cũng người Hà Tĩnh ấy lên làm Quản đạo xứ Kôngtum (bao gồm Gia Lai) lại lập nên Plêi-Kần đầu thập niên 30 cùng thế kỷ, ngày nay trở thành Thị trấn huyện Ngọc Hồi. Tôi nghĩ miên man về người Hà Tĩnh – nói cho đúng nguyên thổ là người xứ Nghệ đã làm nên Sa Đéc (Đồng Tháp), Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) từ thế kỷ XVIII, đã làm nên Tiền Hải (Thái Bình), Hoành Nha, Ninh Nhất (Giao Thủy - Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình), Yên Hưng (Quảng Ninh) thế kỷ XIX, đã làm nên Điện Biên Phủ sau đó ít lâu và đã làm nên Plêi-Kần nửa đầu thế kỷ XX. Ba thế kỷ là ba trăm năm, bốn người xứ Nghệ gồm Nguyễn Cư Trinh (hậu duệ của Trịnh Cam - Can Lộc được chúa Nguyễn ban quốc tính), Nguyễn Công Trứ, Ngụy Khắc Tuần, Phùng Khắc Cần đã xác lập, mở mang những vùng đất, vùng người đáng được coi là trọng địa của Tổ quốc. Trong số họ, người sau cùng chưa kịp về với ông bà tổ tiên thì vấp phải thảm họa của dân tộc nên đã qua đời.
Trên xe từ Gia Lai về Huế, tôi nói những điều đó với chị Điềm. Chị tự hào và hãnh diện ra mặt. Tôi rủ chị về thăm quê một lần cho biết ngày nay. Chị lắc đầu rồi khe khẻ nói : “Chị sợ lắm! Rùng rợn lắm! Dã man tàn bạo và vô ơn bội nghĩa lắm! Sau đêm cha chị bị bắn, chị cao chạy xa bay. Ra đến Hà Nội còn hốt hoảng, thảng thốt, may mà có quý nhân phò trợ chị mới sang được Paris, nếu không cũng đi ăn mày vất vưởng rồi chết dọc đường như số bạn bè cùng cảnh ngộ”.
Tôi chạnh lòng nhớ Trần Thị Xuân Hương, xã Quang Lộc, bạn học cấp II thuở nào.
Sau ngày đó tôi canh cánh một điều rằng không hẵn từ 7 cái răng nhà nghề Điềm Phùng Thị trở thành điêu khắc gia tài ba, Viện sĩ nghệ thuật châu Âu như người ta từng nói, mà có lẽ bởi một tâm hồn Tây Nguyên đã chín, một tấm lòng hiếu thảo đã hun đúc, một mối tình thủy chung đã trọn vẹn. Tây Nguyên qua tuổi thơ, người cha qua nung nấu, người chồng qua yêu thương đã làm nên phong cách Điềm Phùng Thị chăng? Với chị, Plêi-Kần chính là chân dung, ý tưởng, nỗi suy tư, hoài bảo và tấm lòng Phùng Khắc Cần vậy.
Chị lên Kôngtum lần ấy dường như để làm nên một dạng ngôn ngữ phản tỉnh và cũng để tìm lại những gì tưởng đã tàn phai.
276
2359
21451
217950
121356
114511077