Vào ngày hội ngày hè, kỳ sưu thuế, vụ đê dịch, thì chiếc "trống cái" oai nghiêm hay thúc giục đã làm vang động cả làng xóm: khi ??? sách thì có bộ "trống cà rùng", long trọng và đường hoàng; Buồn tẻ như chiếc "trống cơm" "trống bản" thì dùng vào việc đưa đám, khi nào phải báo hiệu hay ra lệnh thì có chiếc trống khẩn, còn như hát chèo, hát tuồng, cúng bái, thì phải dùng tới mấy thứ trống một lúc cả "trống cái" "trống dế" lẫn "trống cơm"; Riêng về lối hát ả đào này: có một chiếc "trống chầu" thôi (cao 15 phân, mặt rộng 15 phân).Tuy ở người cầm trống, tiếng trống có khi nghiêm chỉnh, có khi cợt nhả(1)
Công dụng của tiếng trống chầu
Biết được công dụng chiếc cột của gian nhà gỗ, hiểu được tại sao cột lại phải là một cái vừa to, vừa lớn và nhận được những cái cột phải dựng thì không có nhẽ nào lại không biết dựng sự ích lợi của tiếng trống, vì sao tiếng trống lại phải là một thanh âm kêu và mạnh và những lúc nào phải điểm trống khi ta nghe âm nhạc bằng con mắt nhà kiến trúc, coi đoạn nhạc của lối hát Việt Nam này như là một gian nhà gỗ mà điệu phách là xà ngang mà tiếng trống với tiếng chát
(1)
Đọc tới đây, chắc các bạn đọc âm nhạc Âu - Tây thấy rằng tiếng trống của mình có một công dụng như những tiếng trầm (basses) trong âm nhạc Âu - Tây, chỉ khác là đằng này là một viên đá to và nặng dùng làm nền móng. Những tiếng bổng, chìm cùng một hiệp âm ??? trong một bản nhạc Âu-Tây đã xếp đặt lên nhau đã hòa hợp vào với nhau như gạch, đá, vôi cát của một bức tường - Âm nhạc Âu-Tây là chiếc nhà gạch, âm nhạc Đông-Phương là gian nhà gỗ.
Tiếng trống trong khúc nhạc giáo đầu
Biết được chiếc xà dài ngắn tới đâu thì việc dùng cột cho chắc nhà không còn là khó nữa; nên ở khúc nhạc giáo đầu này tôi đã chỉ biên những điệu phách thôi, vì công việc bào gọt chiếc cột sao cho tròn, cho ngay ngắn đặt cột sao thoáng cho cân đối nghĩa là công việc nắn nót tiếng trống sao cho xinh cho tròn, điểm trống thế nào cho tài tình là thuộc về phận sự của người cầm trống.
Người cầm trống
Là một thính giả, nên ngoài cái phận sự một nhạc công, người cầm trống còn có phận sự một người biết nghe nữa: nghĩa là ngoài việc điểm cho đủ tiếng trống, có sáng kiến lựa chọn xếp đặt tiếng trống với tiếng chát
(1) có tứ biết bài nào nên rậm tiếng bài nào nên thưa tiếng, bài nào phải đứng đắn, bài nào có thể bay bướm đùa rỡn được, người cầm trống còn phải biết chữ nào, tiếng hát nào, tiếng đàn nào nên thưởng nên khen nữa.
Có làm một nhạc công thì mới hiểu được rằng sự thông cảm của thính giả cần cho việc tấu nhạc là thế nào; cho nên thiết tưởng không còn có cách nào hoàn toàn, kín đáo, tỉ mỉ để tỏ rằng thính giả hiểu biết là giao cho thính giả một nhạc khí buộc thính giả vào một chức vụ.
Một chức vụ không dễ dãi, không vắn tắt, không a-dua như việc vỗ hai bàn tay vào nhau để khen. Một chức vụ mà phải thính tai (khen tiếng đàn tiếng hát) phải thông minh (trọn khổ trống, chấm câu văn) phải mất nhiều công phu (gọt tiếng trống) phải có bản năng (cảm thấy điệu) phải có óc sáng tác (đặt bài hát, xếp tiếng trống) thì mới làm được trọn và lẽ tất nhiên khi đã cầm được trống hẳn là có nhiều thú vị.
Tiếng phách cuối cùng của khúc nhạc giáo đầu này đã gieo... Đào nương bắt đầu lên tiếng hát:
"Đàn ai một tiếng dương tranh ?
"Chưng thuở ngọc - ô chừng não nùng! chiều ai oán!..."
Đàn đáy
Một cây đàn đáy, bất cứ là đã sinh ra ở một xứ nào, thuộc về một loại nhạc khí nào, bao giờ cũng có một tính cách riêng do ở hình thù và bản chất của nó.
Như cây đàn đáy của ta đây vì thùng đàn bé, (hình chữ nhật một bề 30 phân, một bề 18 phân dày 9 phân) mặt hậu không có, dây bằng tơ nên thanh âm nghe không vang và không trong có vẻ dìu dịu, đùng đục.
Nghe tiếng đàn đáy ta có cảm giác đứng trong một cung điện âm u, hay trước một phong cảnh bị phủ dưới làn sương mù.
Lúc hòa nhạc thanh âm đàn đáy lại yếu, nên thường thường thấy lẫn vào với phách với giọng hát như, đã hiểu nghĩa đoàn thể, không cần ai biết tới, dù mình đã làm được việc. Chỉ thỉnh thoảng, khi trường hợp bắt buộc, mới chịu xuất đầu lộ diện mà vẫn nhũn nhặn khiêm tốn.
Nhờ những dịp đó ta mới thấy được rằng cây đàn đáy tuy chỉ có ba dây lên cách nhau bốn bậc (accordé en quarte) chỉ có mười hai phím mà có thể nẩy ra được bao nhiêu tiếng (3 octaves, ba cung tám bậc) có thể biến được sang bao nhiêu âm thể.
Đấy là những đức tính mà ta không thể tin rằng cây đàn đáy có thể có được nếu ta không biết cách "nhấn" của nhạc công Việt Nam trong lối âm nhạc này nghĩa là cái công dụng của cái cán đàn dài tới một thước hai (1m20) và cỗ phím cao chừng hai ba phân.
Khi đàn, người kép có phải chỉ "bấm" vào phím đàn không thôi đâu, ngón tay nhạc công có khi lại nhấn sâu xuống (vì phím cao) cho căng dây ra, cho tiếng lên; ví dụ: theo âm nhạc Tây, thì ở phím "do" có thể nhấn ra tiếng "do" dièse, "ré" hay rédièse; theo âm nhạc Tầu thì ở phím "công" có thể nhấn ra tiếng "liu" "ú" (cây đàn nguyệt cũng dùng cách nhấn này). Ngón tay nhạc công lại còn có thể nhấn cho trùng giây thấp tiếng xuống: ví dụ như ở phim "do" mà nhấn ra tiếng "si" hay si bémol; ở phím "công" mà nhấn ra tiếng "sê"; một lối nhấn riêng của cây đàn đáy, vì giây, mắc dài (cán dài) có đủ sức chun lại được.
Nhấn rồi mới gẩy, đang nhấn thì gẩy hay là gẩy rồi mới nhấn đấy là tất cả cái hoa tay cái bi thuật của nhạc công dùng để khiến cho một tiếng như riêng một mình nó cũng có đủ sức quyến rũ, một tiếng tầm thường trở nên một tiếng huyền ảo: một thứ tiếng mà hình như có ít nhiều tiếng rất mỏng bao phủ chung quanh.
Một tiếng chỉ bấm không thôi mà nẩy ra nó trơ trẽn bao nhiêu thì một tiếng nhấn ra nó có duyên bấy nhiêu.
Nhấn ra tiếng đàn đã trở nên mềm, dẻo như tiếng hát (nhất là tiếng hát Việt Nam); đã đi được đến chỗ hết sức tỉ mỉ của âm thanh và đã tả được những nỗi rất lắt léo của tâm hồn.
Lời bàn của Nicolas Obaow muốn cho thêm dây thêm phím vào cây đàn piano, có phải là để đi tới chỗ mà cây đàn đáy của ta đã đến từ bao giờ rồi không? (sau này tôi sẽ bàn tới).
Điệu đàn đáy trong khúc nhạc giáo đầu
Những tiếng nhấn ra thuộc về phần sáng tác của nhạc công, và một nhạc công lại có một khúc nhấn riêng nên ở khúc nhạc giáo đầu tôi đã chỉ biên ra những tiếng chính để các bạn đủ nhận thấy sự liên lạc về mạch điệu của đàn với phách; bởi vì âm thanh, đàn và phách không có mật thiết gì với nhau cả (một đằng thì có cao có thấp, một đằng chỉ một mực: rục, phách, chát thôi).
Tuy rằng khác mạch nhưng, điệu đàn, lẽ tất nhiên, không thể không đồng một ý nghĩa như điệu phách được.
Ở "sòng đàn" mấy tiếng lấy đà (anacrouse) ở nhịp đầu; hai tiếng hòa với nhau nhắc đi nhắc lại ba bận ở nhịp thứ ba, tư, năm; những cung 4 bậc, 5 và 8 bậc (quarte quinte et octave) (thường thấy dùng trong những bản nhạc hùng dũng của nhà binh) đã khiến cho ta cảm thấy rõ ràng sự mạnh bạo, đột ngột cương quyết của sòng đàn.
Còn như ở khổ giữa, khổ siết và lá đầu, điệu đàn đã mang lại cho ý nghĩa của những khổ phách một vẻ ảm đạm rất nhẹ nhàng mà vẫn rắn rỏi.
Chắc các bạn có học âm nhạc Tây cũng nhận thấy rằng ở đoạn này điệu đàn đều lấy ở một hiệp âm vị thành cung (accord parfait mineur).
- Một hiệp âm sầu não, buồn rầu - nhưng cung (intervalle) vị thành tam cấp (tierce mineure) và tiếng đứng cách âm chính không đầy ba bậc đã dùng đến rất ít (nguyên nhân sự buồn, sầu của hiệp âm vị thành cung là do ở cung tam cấp và ở tiếng đứng cách tiếng chính không dầy ba bậc) nên khúc đàn này không buồn, sầu chỉ dịu hẳn đi để làm rõ rệt thêm sự đột ngột của sòng đàn thôi
(1).
(Thanh Nghị, số 17, ngày 16-6-1942)
Nguồn: Ca trù nhìn từ nhiều phía, Nguyễn Đức Mậu tuyển chọn, giới thiệu, Nxb Văn hóa thông tin, H. 2003
(*)Nguyễn Xuân Khoát, nhạc sĩ, tác giả của nhiều bai viết về ca trù.
(1) Có hai lối đánh chầu: một lối đứng đắn thưa thớt, ít tiếng, dễ nghe, lối này khó, được nhiều người hoan nghênh; một lối cợt nhả gọi là chầu "sực tức" hay "cải lương", rậm tiếng; đào nương dễ hát, nhiều người không ưa, thật ra lối này rậm tiếng quá thành ra cũng không còn có chủ mà thưởng thức câu hát nữa, nhưng nếu điều độ một chút và đi với một bài hát vui vẻ có ý châm biếm hài hước thì dùng đến cũng hợp.
(2) Ngồi cầm trống cũng có hai cách: một cách lấy tay bịt mặt trống, đã nhiều người bỏ vì dáng ngồi hơi bị câu thúc, một cách không bịt mặt trống, trông có vẻ chững chạc hơn.
(1) Ngoài tiếng trống lại còn có tiếng chát dùng để khen thưởng tiếng đàn tiếng hát, để điểm câu văn và để chen vào với tiếng trống, thay đổi khổ trống.
(1) Thay đổi tiếng trống với tiếng chát ta có thể tìm ra được từ một đến năm tiếng, hơn hai chục khổ trống, trong đó thường dùng và đã thành tên như : Song chầu, liên chầu, xuyên tâm, chính diện.v.v.
(1) Tư liệu này bị mất một vài đoạn. (N.b.s)