Những góc nhìn Văn hoá

De Gaulle và Việt Nam ( 1945- 1969 ) (Kỳ 2)

Ngô Đình Diệm lên cầm quyền chính, gia huyền thoại và thc tại

Ngày 16 tháng 6, chưa ti 48 gi sau khi Mendès France được tấn phong thủ tướng, Ngô Đỉnh Diệm được Bảo Đại ủy thác thay thế hoàng thân Bu Lộc để thành lập chính phủ. Ngay sau khi ký Hiệp định Genève, Paris đã báo cho tân thủ tướng quốc gia liên kết Việt nam là Pháp chỉ công nhận nội các mi thành lập của Ngô Đình Diệm là chính phủ hp pháp.

Vậy mà sao chỉ chưa đầy một tháng sau khi được tấn phong, chỗ nào Diệm cũng bị coi là bù nhìn của Mỹ ? Hình ảnh sai lầm về Diệm  đã mọc rễ trong ký c của  nhiều người, nhất là nhng người theo De Gaulle, khi thấy sủng hộ và s hiện diện của Mỹ đi ngược lại vi ý định và quyền li chính trị của Pháp.

 Diệm không phải chui ra t cái mũ của một thuật sĩ. Năm 1950, sống lưu vong Mỹ, Diệm đã nhân cơ hội tiếp xúc vi gii ưu tú Mỹ, đặc biệt là vi các thượng nghị sĩ John Kennedy và Mike Mansfield, với giáo sư Wesley Fishel thuộc Đại học Michigan, với cựu giám đốc OSS William Donovan và nhất là với hồng y giáo chủ Francis Spellman. Cuộc đấu tranh của Ngô Đình Diệm để thành lập một " lc lượng th ba " chống cộng và chống thc dân lấy được cảm tình những người này. Là một người cương quyết đòi cho được độc lập quốc gia không một chút nhân nhượng, hệt như nhng người cộng sản đã bắt ông và giết anh ông, Ngô Đình Khôi, năm 1945. Ông đã tạo ra được một tiếng vang khi t chc hượng thư bộ Lại hồi còn trẻ, tháng 9-33, để phản đối s lộng quyền của viên khâm s Pháp đã ngăn cản mọi d định cải cách Ông cũng t chối s mi mọc của Bảo Đại khi còn chiến tranh Đông Dương vì thấy là không đủ t do vi các nhà cầm quyền Pháp. Ông là người không phải dễ để bị thao túng.
 Trong tập Hồi ký của mình Bảo Đại cũng không giấu là đã có mi Diệm lãnh đạo chính phủ : " Chúng tôi không còn trông cậy vào Pháp được na. Genève, người Mỹ là đồng minh độc nhất của chúng tôi...". Nhưng s lựa chọn Diệm cũng có lí do chính trị đối với trong nước : quá kh của Diệm và s hiện diện của em ông là Ngô Đình Nhu đng đầu Phong trào Thống nhất Quốc gia, cho phép hi vọng lôi kéo được một số người quốc gia có tiếng là triệt để.
  Pháp Ngô Đình Nhu được mọi người biết hơn Diệm vì theo học trường đại học Pháp điển ( École des Chartes ) và có kết nối bạn bè trong khoảng thập niên 1930 vi Jacques Bénet, bạn kháng chiến của François Miterrand và là đảng viên đảng Xã hội Pháp. Qua s trung gian của ông này, Nhu tiếp xúc vi nhiều lãnh tụ đảng Xã hội và hi vọng qua nhng người này, ông anh ln của mình, người mà Nhu cho là chính trc nhất, tượng trưng tinh thần quốc gia đích thc nhất, sẽ đạt được quyền hành
 Trong chiến tranh, Nhu tiếp tục trao đổi thư t vi Jacques Benet và có đàm phán nhiều lần vi nhng cộng s viên  của thủ tướng Joseph Laniel và tổng trưởng bộ Ngoại giao Georges Bidault tháng Ba 1954. Hai người này quyết định hội đàm riêng vi Ngô Đình Diệm qua s trung gian của Trần Chánh Thành và cả ba đều thoả thuận nhng điểm căn bản. Tuy vậy Laniel và Bidault vẫn còn ngần ng chưa nói vi Bảo Đại. Phải đi đến tháng 6-54 khi chính phủ của 2 ôg này có lẽ sắp bị lật đổ hai người này mi nói vi Bảo Đại là nên tấn phong Diệm làm thủ tướng. Bảo Đại chấp thuận ngay.
 Theo hồi ký của Alain Griotteray phụ tá chính trị đối nội Việt Nam thuộc  bộ Quồc gia liên kết, người đã gặp riêng nhiều lần Diệm : "quyền lc thật s ( Việt Nam ) hồi đó nằm trong tay  chính quyền Pháp. Hoàng đế ( sic ) không thể bổ nhiệm Diệm nếu chính phủ Pháp chống đối. Người Pháp cũng có thể dùng áp lc tài chính đối vi Bảo Đại ( theo Newsweek mỗi năm Bảo Đại nhận được của Pháp số lương là 500 ngàn đô la ).
 Nói tóm lại s chọn la Diệm là cả Pháp lẫn Việt, nhưng đó là một chọn la nhằm mục đích thoả mãn Hoa Kỳ. Cái tr trêu là De Gaulle và nhng người thuộc phái De Gaulle chỉ giữ ở Diệm hình ảnh một " con nộm "chống Pháp được Mỹ đặt ra.mà không biết là người tổng thống Nam -Việt Nam  chỉ tăng tốt độ một quá trình giải thc ( dân ) không thể tránh được trong khi vẫn dành một chỗ quá là quan trọng cho nhng quyền li kinh tế và văn hoá Pháp Nam -Việt Nam.
 
Luận c De Gaulle dưới s th thách của các s kiện
 
 Cần phải tr lại nguồn gốc của s tranh cãi ngay sau chiến tranh th Hai mi chấm dt để hiểu mối oán giận của tướng De Gaulle và những người theo ông đối vi người Mỹ. Trong khi oanh tạc Đông Dương trong khung cảnh của cuộc chiến tranh chống Nhật, Mỹ đã gi nhiều đội OSS hp tác vi nhng nhóm kháng chiến chống Nhật để làm nhng hoạt động hoạt động tình báo và khuynh đảo. Vì vậy mà năm 1945 OSS cung ng cho nhng người tranh đấu đòi độc lập Việt Minh khá nhiều vật liệu võ khí. Biết s quan trọng của tuyên truyền, đồng thi cũng biết là tổng thống Roosevelt có ý muốn tách Đông Dương  ra khỏi chính quyền Pháp để đặt dưới quyền giám hộ quốc tế, Hồ Chí Minh đã khéo biết khai thác s liên kết bề ngoài này vi Hoa Kỳ .Nhng trưởng nhóm OSS đi công tác cũng tin chắc như tổng thống của họ là chế độ thuộc địa không thể sống sót được sau khi chiến tranh kết liễu và người Pháp không thể c khăng khăng gi thuộc địa trong khi người Anh, người Mỹ đang tính bỏ nhng thuộc địa Á châu. Sau khi Roosevelt chết ngày 12-4-45, Truman mỗi ngày một bận tâm về mối nguy hiểm Liên Xô Á châu, nên đổi hướng, quyết định đng gia không thiên về bên nào Đông Dương.
 Quyết định đứng trung lập này của Truman ti quá chậm và quá thời hạn để xoá bỏ được cảm tưởng của nhng quân nhân và thường dân Pháp phải chịu đng một mình cuộc tấn công của Nhật 9-3, là đồng minh Mỹ đã phản bội mình, thiên về s thành công cướp chính quyền Hà Nội hơn là số phận của người Pháp. Ký c của nhng người Gaullistes hồi ấy là Hoa kỳ không nhng không làm dễ dàng cho sự người Pháp tr lại Đông Dương, mà còn trc tiếp góp phần tăng cường sc mạnh của kẻ địch mình là Việt Minh. Chiến tranh Đông Dương chỉ làm tăng s nghi ng của người Pháp đối vi người Mỹ.
 Bắt đầu t 1947-1948 và nhất là sau chiến thắng của Mao tháng 10-49, một vài hu trách chính trị và quân s Pháp mi quyết định phải nh Mỹ giúp đ về vật liệu và tài chính. Tháng Hai 1950, sau khi công nhận các Quốc gia liên kết Việt Nam, Cam Bốt và Lào, Mỹ mi chính thc quyết định giúp Pháp. Nhưng một khi đã để cho Mỹ vào cuộc, dù có muốn chỉ nh Mỹ giúp đ về vật chất, người Pháp đã m chốt cho một quá trình sẽ đưa đến s phó mặc Đông Dương dưới ảnh hưởng Mỹ.
 Sau Hiệp định Genève, Mỹ được thể chui vào lỗ hổng Đông Dương khiến Pháp bc tc đến cùng cc, nhất là nhng người thân De Gaulle. Để tránh cuộc khủng hoảng bang giao gia Pháp và Mỹ, Pierre Mendès France chính thc công nhận thế thượng phong của Mỹ Đông Nam Á
 Thỏa hiệp gia tướng Ely và Collins ngày 13-12-54 bắt Pháp cam kết là phải tha nhận s t chủ hoàn toàn của quân đội Quốc gia Việt Nam và đặt các cố vấn và huấn luyện viên quân s Pháp dưới quyền trưởng nhóm MAAG ( Military Assistance Advisory Group ) là tướng O ' Daniel. Nhng huấn luyện viên Pháp được mau chóng thay thế bằng nhng huấn luyện viên Mỹ.                                                
 Người dịch: Nguyên phong                                       
Còn nữa, kỳ sau đăng tiếp
 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114570192

Hôm nay

2228

Hôm qua

2367

Tuần này

22575

Tháng này

228716

Tháng qua

129483

Tất cả

114570192