Non sông thẹn với nước nhà,
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu!
Việc dây thép, việc tàu, việc pháo
Việc luyện binh, việc giáo học đường.
Việc kỹ nghệ, việc nông thương,
Việc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xa.
Giữ các việc chẳng qua người nước,
Người chức bồi, người tước cu ly!
Thông ngôn, ký lục chi chi
Mãn đời lính tập, trọn vì quan sang!
Đây là đoạn trữ tình lâm ly bi thống phần cuối đoạn trích:
Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột,
Vạch trời kêu mà tuốt gươm ra,
Cùng xương, cùng thịt, cùng da,
Cùng hòn máu đỏ con nhà Lạc Long.
Thế mà chịu trong vòng trói buộc,
Bốn mươi năm nhơ nhuốc lầm than!
Thương ôi! Bách Việt giang san,
Văn minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa.
Hồn mê mộng tỉnh chưa, chưa tỉnh?
Anh em ta phải tính làm sao?(1)
Bài thơ này có 4 truyền bản:
Một là bản được Huỳnh Lý, Hoàng Ngọc Phách công bố lần đầu trong Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng, tập 2, NXB.Giáo dục, Hà Nội, 1959
Hai là bản được Đặng Thai Mai sưu tập đưa vào công trình nổi tiếng của ông: Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu TK.XX, In lần thứ nhất, NXB.Văn hóa, Hà Nội, 1961.
Ba là bản của Trường Viễn đông Bác cổ mà Đặng Thai Mai dùng làm bản khảo chứng trong công trình trên.
Bốn là bản được Vũ Văn Sạch công bố gần đây. Bản này được lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 – Hà Nội (Cục Lưu trữ Nhà nước), hồ sơ số 71836 phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ(2).
Về tên gọi, ngoài tên gọi quen thuộc Á Tế Á ca (Bài ca Châu Á)(3), bài thơ này còn có hai nhan đề nữa là:
- Đề tỉnh quốc dân ca (Bài ca thức tỉnh quốc dân)
- Nam hải bô thần ca (Bài ca của một bề tôi trốn tránh người biển Nam).
Trong đó nhan đề cuối cùng, theo Vũ Văn Sạch là tên chính thức của bài thơ này.
Ngay từ khi đưa Á Tế Á ca vào các tuyển tập, người ta đã không rõ tác giả của nó là ai. Người thì nói là Nguyễn Thiện Thuật, người bảo là Tăng Bạt Hổ, người thì khẳng định chắc nịch là Phan Bội Châu, và một số người còn nói đến những tác giả khác nữa. Cẩn trọng nhất thì đề là “Khuyết danh” và xếp vào mục “Thơ văn không lưu tên tác giả”. Điều này rất dễ hiểu vì đây là thơ văn yêu nước chống Pháp nên phải lưu hành bí mật và tác giả của nó phải giấu tên để tránh bị truy nã. Xin lần lượt xem một số trích đoạn dưới đây theo trình tự thời gian:
Có thể nói người đầu tiên đặt câu hỏi về tác giả bài Á tế Á ca là Nguyễn Hiến Lê. Trong Đông Kinh Nghĩa thục, xuất bản 1956, đoạn viết về vấn đề tác giả bài Á Tế Á ca, Nguyễn Hiến Lê viết: “Bài dưới đây (Á Tế Á) chưa biết rõ là của một giáo sư trong Nghĩa thục hay của cụ Sào Nam, chúng tôi cũng chép lại để tồn nghi”. Ông còn chú thích rõ hơn: “Người đọc cho tôi chép bài này có thể nhớ sai, nếu không thì giọng văn còn có chỗ non, chưa chắc là của cụ Sào Nam. Có thuyết bảo của cụ Nguyễn Thiện Thuật, lại có thuyết bảo là của cụ Nguyễn Thượng Hiền…” (4)
Thái Bạch trong Thơ văn quốc cấm thời Pháp thuộc, biên soạn năm 1960 đã đi đến khẳng định về tác giả bài Á Tế Á ca: “Theo thiển ý, tác giả bài này có lẽ là cụ Tăng Bạt Hổ, người Bình Định”(5).
Ở miền Bắc, Đặng Thai Mai trong Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu TK.XX xuất bản 1961 lại chưa dám khẳng định như thế, ông viết: “Tên tác giả bài thơ này hiện nay chưa biết là ai, có người nói là Nguyễn Thiện Thuật, lại có người nói của Tăng Bạt Hổ?”(tr.310)
Sau 1975 việc xác định tác giả bài thơ Á Tế Á ca vẫn bế tắc.
Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu TK.XX, Chương Thâu, Triêu Dương, Nguyễn Đình Chú biên soạn, NXB.Văn học Hà Nội, 1976 xếp Á Tế Á ca vào phần “Văn thơ không có tên tác giả”, đồng thời đưa ra nhiều dữ liệu hơn nữa về tác giả bài thơ: “có người nói là của Nguyễn Thiện Thuật, có người nói là của Nguyễn Thượng Hiền hoặc Dương Bá Trạc, có bản còn ký tên Sào Nam Tử, nhưng đều chưa có căn cứ đích xác”(tr.687).
Đến năm 1997 với việc Vũ Văn Sạch phát hiện ra bản Nam Hải bô thần ca (một tên gọi khác của Á Tế Á ca) ở Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 – Hà Nội (Cục Lưu trữ nhà nước, Hồ sơ 71836 phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ), thì vấn đề tác giả bài thơ dường như đã rõ ràng. Theo Vũ Văn Sạch tác giả bài thơ ấy chính là Phan Bội Châu, ông viết: “Có thể khẳng định bài ca trước đây được gọi là Á Tế Á ca hay Để tỉnh quốc dân ca chính là bài Nam Hải bô thần ca này, do Phan Bội Châu sáng tác vào năm 1906 tại Nhật Bản, rồi gửi về nước”(6).
Từ kết luận quan trọng này mà vấn đề tác giả bài Á Tế Á ca đã đặt ra âm ỉ hơn 50 chục năm nay đã có kết luận. Kết luận ấy có lẽ rất hợp lý nên được những công trình xuất bản sau đó về bài thơ này tin theo:
Chương Thâu trong công trình Đông Kinh Nghĩa Thục và Phong trào cải cách văn hóa đầu TK.XX (NXB.Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1997) đã đưa bài thơ này vào phần tuyển tác phẩm và đề tên tác giả đàng hoàng là Phan Bội Châu (tr.428).
Tổng tập văn học Việt Nam, tập 22, NXB.KHXH, Hà Nội, 1996, tr.175 do Chương Thâu biên soạn cũng chính thức đưa bài thơ này vào phần Thơ văn Phan Bội Châu.
2. Tăng Bạt Hổ chính là tác giả của bài Á Tế Á â
(1). Tại sao một bài thơ dài, nổi tiếng như vậy, thế mà trong Phan Bội Châu niên biểu cũng như trong những tác phẩm khác của mình, Phan Bội Châu không hề nhắc đến bài thơ này, dù chỉ một lần, trong khi ông nhắc đủ hết các tác phẩm khác như: Việt Nam vong quốc sử, Khuyến quốc dân tư trợ du học văn, Kính cáo toàn quốc phụ lão văn, Hải ngoại huyết thư…?
Thế nhưng có thật Phan Bội Châu là tác giả bài Á Tế Á ca không? Vấn đề không đơn giản, vẫn còn có nhiều điều đặt ra là:
(2).Lập luận mà Vũ Văn Sạch đưa ra về tác giả là Phan Bội Châu cũng chưa hoàn toàn thuyết phục. Về vấn đề này, ông viết: “Bài ca được viết và gửi từ Nhật Bản về Phủ thống sứ Bắc Kỳ vào năm 1906. Phủ thống sứ đã lưu trữ lại, rồi dịch toàn bộ bài này sang tiếng Pháp. Thống sứ Bắc Kỳ là Grosleau đã ghi nhận xét: “Đây là một bài ca phê phán chế độ bảo hộ đã được lưu truyền từ năm 1906, và lúc đó cho là của Phan Bội Châu””(7) Tôi cho rằng: bài thơ được gửi từ Nhật về Phủ thống sứ Bắc Kỳ năm 1906 thì chỉ có nghĩa là bài này được sáng tác từ 1906 trở về trước chứ không nhất định là sáng tác vào năm 1906. Thứ hai: vấn đề tác giả là Phan Bội Châu chỉ được nhận định một cách rất dè dặt “lúc đó cho là của Phan Bội Châu” chứ không có bằng cứ văn bản nào thật chắc chắn. Rõ ràng tài liệu tuyên truyền bí mật thì không dễ gì tìm được tác giả, hơn nữa vì thơ tuyên truyền của Phan Bội Châu quá nổi tiếng, nên người ta dễ gán những bài thơ tuyên truyền khác đều là của ông.
(3).Tên gọi Nam Hải bô thần ca 南海逋臣歌có nghĩa là “Bài ca của một bề tôi trốn tránh người biển Nam” (Bô: trốn tránh, có tội mà phải trồn đi)(8), điều ấy có nghĩa tác giả của nó không chỉ là người bôn tẩu xa quê mà còn là một người phạm tội mà phải trốn tránh
Đọc kỹ Á Tế Á ca thì thấy thân thế của tác giả dường như cũng được bộc lộ một phần ở cuối bài thơ: