Nhưng ông thực là một trong những nhà thơtiêu biểu của thời Vãn Trần,đểlại nhiều tác phẩm có đóng góp quan trọng vào sựphát triển của lịch sửvăn học thời kỳnày.
Nguyễn Phi Khanh đỗThái học sinh dưới triều Trần DuệTông, năm Long Khánh thứ2 (1374). Nhưng ông không được trọng dụng và bổlàm quan dưới triều nhà Trần. Có nhiều thuyết giải thích khác nhau vềviệc này. Có thuyết cho rằng vì ông xuất thân bình dân nên không được nhà Trần trọng dụng(?). Lại có thuyết cho rằng vì ông là con gia đình quan võ, nhưng giỏi văn học, chính trị, có nhiềuảnh hưởng trong nhân sĩ, nên nhà Trần nghi ngại không giao cho chức quan gì(?)... Nhìn chung các đoán định này đều thiếu thuyết phục và cho đến nay ta vẫn thực chưa biết vì sao ông không được trọng dụng dưới triều Trần. Sau này khi nhà Hồlên nắm quyền, ông mới được vời ra và trọng dụng. Ông làm quan dưới triều Hồtrải qua nhiều chức vụnhưHọc sĩViện Hàn lâm, Thông Chươngđại phu, Đại Lý tựkhanh kiêm Trung Thưthịlang, Tháitửtảtán Thiện đại phu, Tưnghiệp Quốc TửGiám... Năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta, cùng với cha con HồQuý Ly, ông bịbắt vềKim Lăng, Trung Quốc và mất ởbên đó.
Tác phẩm của ông cóNhịKhê tập, đã bịmất mát nhiều, nay chỉcòn 69 bài chép trongToàn Việt thi lụccủa Lê Quý Đôn. Tuy thế, ông vẫn là một trong những nhà thơcó nhiều tác phẩm còn lại nhất trong thời Trần.
Nguyễn Phi Khanh sinh trưởng trong thời kỳsuy thoái của triều Trần. Thơvăn của ông là tiếng nói, là tâm trạng tiêu biểu của người trí thức Việt Nam trong thời buổi đất nước loạn ly. Cảm hứng rõ nhất trong thơông là cảm hứng vềđạo lý của kẻsĩkhi đất nước bất an, thếcuộc điên đảo, tương lai u ám. Đọc lại lịch sửnước Việt thời kỳnày, ai cũng cảm thấy có một không khí thật nặng nề, utối. Triều đình sa sút, bạc nhược, yếu hèn, thiên tai, địch hoạliên miên, khiến không chỉđời sống của người dân bịcơcực, mà ngay cảmột bộphận quý tộc, quan lại, trí thức cũng không tránh khỏi hoàn cảnh buồn thảm. Người ta buồn thảm vềcông danh sựnghiệp mờmịt. Chu Văn An từng than thở: “Công danh đã đi vào giấc mộng hoang đường” (Làm thơởGiangĐình). Thất vọng vềcông danh bếtắc, Nguyễn Ức viết: “Đường công danh vạn dặm chưa tỏlối” (Đêm thu cùng bạn cũChu Hà kểchuyện đã qua)... Người ta buồn thảm vềđời sống nghèo túng, bất an, vô vọng... Tiếng than van vang lên trong thơvăn của nhiều thi sĩthời này nhưmột thứâm thanh, nhưmột thứâm nhạc của thời đại. Thơvăn chính là một loại âm nhạc của lòng người.
Muốn biết nước thịnh hay suy, thì phải nghe “lòng người” chứkhông phải nhìn màu cờsắc áo phô trương bên ngoài. Có thểnghe “lòng người” từnhiều phía, trong đó tiếng lòng cất lên hồn nhiên vô tưvà chân thực nhất thường là âm nhạc. Nghe âm nhạc mà biết được vận nước, biết được “thếđạo nhân tâm”. Nó cất lên từlòng người nên không gì cấm đoán được nó. Cổnhân dạy, nhạc không phải chỉlà âm nhạc, nó cũng là tiếng lòng của con người. Lòng người cảm ởngoại vật mà sinh ra thanh âm. Thanh âm tương ứng với nhau mà thành các cung bậc khác nhau. Đó cũng là cung bậc tình cảm. Thanh âm ấy thểhiện ra ởcảmúa hát, chuông trống, đàn địch, thơvăn... Âm của nhạc chia làm năm bậc, hay là năm âm chính:Cung, thương, giốc, chuỷ, vũ. Lòng người do cảm xúc ngoại cảnh mà thành âm nhạc, âm nhạc lại làm cho lòng người thay đổi. Ấy là cái tương tác của nhạc và người. Ngoại cảnh đau đớn thì lòng người thương xót, khi đó âm thanh nghe tiêu sái; ngoại cảnh tốt đẹp thì lòng người vui vẻ, khi đó âm thanh nghe êm đềm, hớn hở; ngoại cảnh đen tối thì lòng người giận dữ, âm thanh khi đó nghe dữdội, bất yên; ngoại cảnh trang nghiêm thì lòng người chính trực, khi đó âm thanh nghe trang trọng, hùng tráng; ngoại cảnh ấm áp, yên lành thì âm thanh nghe tha thiết, dịu dàng, êm ái... Lòng người cảmđiều thiện thì có thiện thanh, lòng người cảm điều ác thì có ác thanh. Thiện ác của nhạc là bởi lòng người sinh ra, rồi sau đó nó cảm lại lòng người, khiến cho lòng người đổi thay, có thiện có ác. Nhạc có tác dụng lớn nhưvậy nên người xưa chú ý dùng nhạc đểcải hoá lòng người, cải hoá xã hội, khiến cho đạt tới sựchí thiện, chí mĩ... Người xưa cho rằng nhạc phải có thanh âm hài hoà, tao nhã, đểdi dưỡng tính tình... Nhạc vì thế, đều liên quan đến chính trị. Nghe âm nhạc mà biết được lòng người, biết được không khí chính trịcủa chếđộ(cũng nhưxem văn học, nghệthuật vậy). Chính trịtốt đẹp thì nhạc hay, chính trịxấu xa thì nhạc dở. Âm nhạc thời thịnh thì vui vẻ, khoan hoà, tha thiết, âm nhạc thời loạn thì buồn bực, tức tối, oán giận, sầu bi... Âm nhạc có quan hệmật thiết đến việc giáo hoá,đến tình hình chính trị, nên người xưa rất trọng nhạc.
Đời vua Trần DụTông (1341 – 1369), chính sựbắt đầu đổnát, gian thần lộng hành, Chu Văn An dângThất trảm sớđòi chém bảy tên nịnh thần, nhưng vua không nghe, bèn cáo quan trởvềquê, mởtrường dạy học. HồNguyên Trừng trong sáchNam Ông mộng lụcgọi ông là “Văn Trinh ngạnh trực” (Văn Trinh, con người cứng rắn và ngay thẳng). Lê Quý Đôn trongKiến văn tiểu lục – Tài phẩmviết: “Chu An dâng sớxin chém bọn nịnh thần, làm rung động cảtrong triều ngoài quận, rồi cáo quan trảmũáo vềnhà, không chịu tước lộc bó buộc, vua chúa phải tôn trọng, công khanh phải kính phục, đấy là bậc thanh cao nhất”. Thời Mạt Trần có cảmột “phong trào” can vua của kẻsĩthểhiện trong các bài phú. Mượn lối tảcảnh ngụtình, trình bày sựviệc đểthểhiện ý tưởng của mình, hàng loạt kẻsĩthời này đã sáng tác những bài phú nhằm bày tỏthái độphê phán đối với tình trạng đổđốn, nhiễu loạn của xã hội. Đó là khi giai cấp thống trịđi vào conđường xa hoa hưởng lạc, mâu thuẫn giữa thống trịvà bịtrịngày càng gay gắt. Triều đình nhà Trần nghiêng ngửa. Lớp trí thức “loạn diệc tiến” thời này tâm niệm phải "giúp vua được nhưNghiêu Thuấn" (trí quân ưNghiêu Thuấn chi quân), nên quyết dấn thân. Thơvăn của họnói lên cái khát vọng "phò nghiêng, đỡlệch". Xuất phát từviệc đềcao tưtưởng "đức trị",họđềra yêu cầu cấp thiết của việc "tu thân" đối với đấng "thiên tử". Nhà vua phải hàng ngày tu thân sửa đức mới mong cứu vãn xã hội. TrongThiên thu giám phú, Phạm Mại khuyên vua trau dồi đạo đức, giữvững lễnghĩa: "Đạo đức rộng ra phép tắc, lễnghĩa sánh chắc đá vàng". TrongQuan Chu nhạc phú,Nguyễn NhữBật khuyên vua nên dùng âm nhạc làm phương tiện đểsửa đức: "Tôn cái thếtrung hoà thời cổ, sửađồi phong, nịnh hót đời suy". TrongCần Chínhlâu phú, Nguyễn Pháp can vua không nên ăn chơi xa xỉ, mà phải chăm chỉviệc triều chính: “Thanh sắc lánh xa chẳng thiết,/ Bắn săn bỏdứt không chơi./ Cấm gấm vóc không cho là quý,/ Mặc giản đơn làm trước mọi người... Thức khuya dậy sớm,/ sửdụng hiền tài...” Họcho rằng trách nhiệm của người cầm bút phải dùng ngòi bút cứu vãn xã hội, dù có phải chịu hy sinh, mất mát, nhưtấm gương sửbút Đổng Hồnước Tấn đời Xuân Thu: “Khen điều gì không ngoài cái thiện / Truất điều gì không ngoài cái ác / Cầm thẳng bút màghi chép hết, / Dù mảy may chẳng dám đơn sai...” (Đổng Hồbút phú).Đó là âm nhạc thống thiết của văn chương, của lòng người thời đại này.
ĐọcĐại Việt sửký toàn thư, ta thấy nhan nhản những ghi chép vềmột thời kỳđược xem là khá hỗn loạn của đất nước: Năm 1369, Dương Nhật Lễlên ngôi, gây nhiều điều thảm khốc trong cung. Năm 1371 “người Chiêm Thành sang cướp... đốt trụi cung điện, đồthưcả. Trong nước từđấy sinh nhiều chuyện”. Năm 1373, giặc cướp đua nhau nổi dậy. Đại hạn, mất mùa liên miên. Sau đó thì: Vua DụTông lại “là ngườiương bướng, tựtheo ý mình, không nghe lời can...”. Vua NghệTông sau này tuy được một vài người ca tụng, nhưng cũng bịsửsách đương thời phê phán vì là người khiến “đạo tam cương rối loạn”. Trần PhếĐếthì là ông vua “ngu hèn,chẳng biết làm gì, uy quyền ngày một vềngười dưới. Xã tắc nghiên đổ, đến thân mình chẳng giữđược”. Rồi lại “đại hạn, đói to”. Rôì thì nước Minh nhòm ngó, sách nhiễu. Đếnđời Trần Thuận Tông, “vua chỉngồi giữngôi không, chính sựdo quyền thần làm cả, tai hoạđến thân mà không biết”. Đúng là, “nhà Trần từsau DuệTông hoang dâm phóng túng, thêm vào Chiêm Thành quấy phá, giặc cướp rất nhiều, giữa ban ngày cướp đoạt của người, pháp luật không thểngăn cấm nổi”[3].
Trong bối cảnh xã hội ấy, Nguyễn Phi Khanh bước vào cuộc đời với bao hoài bão và cũng với nhiều nỗi thửthách, gian nan. Vì lý do nào đó, có thểvì thân phận, có thểvì đốkỵ, dèm pha, có thểvì khí chất con người ngay thẳng liêm chính không chịu khuất phục các thếlực hắc ám lộng hành trong một triều đình thoái hoá, hay cũng có thểvì một lí do khách quan nào đó mà chúng ta chưa biết được, nên tuy đỗđạt cao, ông vẫn không được nhà Trần trọng dụng. Phải mãi sau này, khi nhà Hồlên, ông mới được giữmột sốchức quan, nhưđã nói. Đây có thểlà thời kỳtuy ngắn ngủi nhưng tươi sáng nhất của đời ông. Nhưng ngay cảkhi không được thi thốtài năng, hay cảkhi phần nào toại nguyên công danh, chúng ta vẫn thấy ông ôm một bầu tâm sựkhông mấy yên ả, thanh thản.
Cảm hứng trong thơNguyễn Phi Khanh là cảm hứng thếsự, cảm hứng đạo lý. Nó giúp cho thơông có “cá tính”, có nét riêng, và giúp ta có thểthấy được một sốgiá trịriêng mà lâu nay chúng ta chưa thật chú ý đến, làm cho thơông không chỉlà một sựgiải thích “chung chung”, mờnhạt, quen thuộc vềcon người,vềtâm hồn ông, vốn ít nhiều đã bịkhuất bóng bởi hai nhân vật nổi tiếng, một ởtrước ông là nhà thơ- tểtướng Trần Nguyên Đán, đồng thời cũng là bốvợông,và một ởđằng sau ông là thi hào Nguyễn Trãi, cũng là con trai ông. Đúng là “người ta đã không hiểu được tâm sựsâu kín của ông, thì dễthường cũng không hiểu được thơvăn sâu kín của ông, và nhưvậy là khó mà nhận chân được vẻđẹp sáng ngời trong văn chương của ông”[4]. Hay ngược lại là, người ta đã không hiểu được thơvăn sâu kín của ông, và nhưvậy là khó mà nhận chân được vẻđẹp sáng ngời trong văn chương của ông,thì dễthường cũng không hiểu được tâm sựsâu kín của ông.
Chúng ta thấy có ba cảm hứng, ba nét tâm trạng được thểhiện khá rõ trong thơNguyễn Phi Khanh, đó là tâm trạng của kẻsĩdù tài cao mà không được trọng dụng nhưng vẫn lạc quan tin tưởng; là niềm khao khát cống hiến tài trí cho triều đình, cho đất nước của người trí thức dù trong bất kểhoàn cảnh nào; và sựđồng cảm, sẻchia, yêu thương của người trí thức đối với đồng loại, đối với chúng dân, những người nghèo khổtrong thời buổi nhiễu nhương. Chúng đã làm nên nét riêng, làm nên giá trịcủa thơông. Những giá trịnày, những phẩm chất này có lẽcũng được tiếp nối, được nâng cao, được thăng hoa trong thơca của thi hào Nguyễn Trãi sau này. Và vì vậy, Nguyễn Phi Khanh chẳng những không bịkhuất lấp trước cái bóng sừng sững của Nguyễn Trãi, mà còn có vai trò quan trọng không phải chỉtrong việc tạo dựng nên nhân cách, tâm hồn Nguyễn Trãi, mà còn cảtrong việc bồi dưỡng nên những phẩm chất văn học của Nguyễn Trãi.
*
Nhận xét vềthơNguyễn Phi Khanh, Nguyễn HuệChi viết: “Trong tâm trạng u uất của một người có tài mà không được thi thố, phải làm nghềdạy học nuôi thân, Nguyễn Phi Khanh đã viết nên những vần thơcảm thán nhẹnhàng mà tinh tế.Ởđây có chút gì nhưsựmặc cảm vềcái vô dụng của cuộc đời, nhưlà sựchán ngán thếtình bạc bẽo, tin vềniềm vui nhàn ẩn thanh cao của mình”[5]. Đinh Gia Khánh lại cho rằng, “Nguyễn Phi Khanh trong khi nói lên nỗi buồn của mình đối với hiện trạng của xã hội phong kiến vẫn không tỏra tuyệt vọng. Trái lại, ông đã nói lên ý chí phấn đấu đểcải thiện hoàn cảnh. Cái khí phách của tác giảtiêu biểu cho khí phách của tầng lớp trí thức yêu nước đương thời”[6].
Trong bài thơThôn cư(Ởtrong thôn), ông đã nói lên điều đó:
Thân ngoại phù danh phó trọc giao
Vạn sựvô doanh tâm tựkhả
(Cái danh hão ởngoài thân đã có chén rượu đục xoá bỏ
Muôn việc chẳng màng, lòng tựthanh thản)
Nhưng vẫn có những mối sầu nặng trĩu lòng ông trong những ngày ngã bệnh, nhưbày giãi của ông trongThu trung bệnh(Bịbệnh lúc mùa thu):
Vạn sựbội nhân tiêu tiệm vĩnh
Trữsầu khi ngoạsổtàn canh
(Muôn việc đều trái với ý người, đêm dài thêm mãi
Chất chứa mối sầu nằm trằn trọc đếm canh tàn)
Hình nhưsau rất nhiều ngày tháng lăn lộn chốn đô thành kiếm tìm công danh dưới triều Trần nhưng thất bại, ông đã quyết định trởvề. Trong bài thơDụng Trịnh sinh lưu biệt vận dĩbiệt chi(Dùng vần thơlưu biệtcủa Trịnh Sinh đểtừbiệt), ông viết:
Thân xá hảo tuần ôn thanh hậu
Thếđồcam tảlợi danh tiêu
Vân sơn tạc mộng tầm hương lý
Hồhải tưdu cách thịtriều
(Trong ngôi nhà của cha mẹhãy theo thời tiết ấm lạnh
Trên đường đời đành gỡbỏcái dàm danh lợi
Giấc mộng núi mây ngày trước tìm vềquê hương
Chuyến chơi hồhải này cách xa thịtriều)
Ông muốn tìm niềm vui nơi suối rừng đểquên lãng, mà ông cho đó nhưlà một điều quý giá nhất. Trong bàiDu Phật Tích sơn đối giang ngẫu tác(Chơi núi Phật Tích, đối diện dòng sông, ngẫu nhiên làm thơ), ông muốn học người xưa:
Phù thếbách niên chân nhất thuấn
Cổnhân phiến lạc trịthiên câm
(Cuộc đời trăm năm, thực chỉnhưánh chớp
Vui chơi một khắc, người xưa đánh giá nghìn vàng)
Cũng phảng phất một dáng vẻtiên phong đạo cốt nhàn tản chốn ẩn cư, tuy rằng hình nhưkhông hẳn đã thật phù hợp với tuổi tác của ông những năm tráng niên còn day dứt mộng công danh này, nhưng chỉvì bất đắc dĩmà làm một người ngao du nơi sông núi. Vậy nên cái tâm trạng trong bàiDu Côn Sơn (Chơi núiCôn Sơn) vừa nhưlà “tảthực” lại vừa nhưcó vẻbông đùa:
Bách niên phù thếnhân giai mộng
Bán nhật thâu nhàn ngã diệc tiên
(Cuộc phù thếtrăm năm, người người đều nhưmộng
Trộm cái nhàn nửa ngày, ta cũng là tiên)
Bởi vì đúng là thơNguyễn Phi Khanh trong thời kỳnày chủyếu là tâm trạng ưu sầu. Trong bàiThu nhật khiển hứng(Khiển hứng ngày thu), ông viết:
Thếthái nhậm tha hoàn phiến bạc
Nhàn sầu khuyến ngã tửu bôi không
(Thói đời mặc họnhưchiếc quạt lụa mỏng
Mối sầu vẩn vơgiục ta cạn chén)
Nhưng cũng đúng là thơông không thấy cái bất lực buông xuôi, mà vẫn có cái khảng khái, chí khí của con người có sức mạnh nội tâm đểchiến thắng hoàn cảnh. Trong bàiNgẫu tác(Ngẫu nhiên làm thơ), ông cho rằng mọi sựtrên đờiđều là do con người ta thểhiện, con người ta đều có thểtìm thấy sự“thoảthích” tuỳtheo bản thân mình:
Càn khôn hình trước giai ngô đạo
Phi dược cao thâm khảtoại nghi
(Vật hữu hình trong trời đất đều do ta biểu hiện
Chim bay trên trời cao, cá nhảy dưới vực sâu đều có thểthoảthích)
Vì thếmà trong những ngày nhàn ởchốn quê nhà, ông mới có thể“tan nỗi lo”, mới tìm được sự“thưthái”. Trong bàiGia viên lạc(Thú quê nhà), ông viết:
Tâm tòng nhàn xứhtiên ứu thất
Học đáo xung thời tứthểthư
trục vật lao nhân hưu ngộngã
An Nhân chí dĩtoại u cư
(Lòng hướng vềcái nhàn, ngàn nỗi lo tan hết
Học đến mức sung mãn, chân tay thưthái
Chạy theo vật dục, người đời nhọc nhằn, ta chớlầm nữa
Được ởchỗthanh u, chí An Nhân đã toại rồi)
Tâm trạng đó nói lên cái đạo lý làm người của Nguyễn Phi Khanh, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất vẫn giữvững chí khí, vẫn lạc quan chờđợi, tin tưởng vào một ngày mai thay đổi.
*
Niềm khao khát cống hiến, những tâm sựcủa một người được trọng dụng đã làm nên những nét tươi sáng trong thơNguyễn Phi Khanh trong thời gian ngắn ngủi ông được làm quan dưới triều Hồ. Đúng là, “trong phần thơlàm sau khi làm quan với nhà Hồ, tâm tình Nguyễn Phi Khanh có phần khác trước. Đó là niềm vui của một người gẵn bó với triều đại mới, nhìn vào cảnh vật thấy rạng rỡhơn, vì tâm tưcủa mình đã giải thoát được nhiều nỗi buồn... Dĩnhiên phần thơnày không có mấy... Âm hưởng chung của thơông vẫn là âm hưởng ưu sầu”[7].
Tâm trạng hào hứng cống hiến, hăng hái phụng sựcho triều đình, cho chếđộcũng đã từng được ông thểhiện khi ông còn lận đận, “hàn vi”. Trong bài thơXuân hàn (Cái rét mùa xuân), ông đã từng mong được làm một cái ống bễđểthổi ngọn gió hoà tới khắp muôn dân:
An đắc thửthân nhưthác thược
Hoà phong hưbiến cửu châu tâm
(Mong sao thân này được nhưcái ống bễ
Thổi ngọn gió hoà tới khắp lòng người chín châu)
Vẫn biết trên con đường “hoạn lộ” luôn lắm chông gai, nhưng ông mong muốn phải biết vượt lên trên chống gai, hiểm hóc đểmà phụng sự, đểcống hiến. Trong bài thơHạTống, Lê, Đỗ, tam Ngựsử(Mừng ba vịquan NgựsửhọTống, Lê, Đỗ), trước đây ông từng hào hứng chúc mừng những người được triềuđình trọng dụng:
Dĩtương phong thái nghi triều trứ
Hảo bảtinh trung động tửthần
Lưu thủthanh danh quang vạn cổ
Thếgian kỳlộtổng yên trần
(Đã đem phong thái làm khuôn thước ởtriều đình
Hãy đem lòng trung khích động đến điện tía
Gắng lưu lại tiếng thơm sáng muôn thuở
Những con đường trên cuộc đời này thảy đều khói bụi)
Vẫn biết chốn miếu đường là mộtsân khấu chính trịmà ai can dựvào cũng chỉlà một “diễn viên”, nhưchính ông trước đây có lúc buông lời trào lộng trong bàiThành trung hữu cảm ký, trình đồng chí(Gửi trình các bạn đồng chí những cảm xúc khi ởtrong thành):
Triều trung chu tửđộng phânphân
Huyễn nhãn thuỳnăng các tựphân
(Trong triều áo đỏáo tía cửđộng rối loạn
Bởi mắt chẳng tinh, ai mà phân biệt được mình)
Nhưng nếu được nhà vua và triều đình tin dùng, chắc chắn ông vẫn nguyện vì vua vì nước vì dân không một chút từnan, nhưmong mỏi của ông bày tỏtrong bàiHạTrung thưthịlang(Mừng quan Trung thưthịlang):
Thánh thếthảng hoài di khí vật
Nguyện thi tài tảo đáo nông tang
(Đời trị, chúa có đoái trông đến vật bịvứt bỏcòn sót lại
Thì xin nguyện đem tài mọn này đến tận nơi thôn xóm)
Đó là cái lý tưởng của kẻsĩđối với đất nước, đối với triều đình, luôn khao khát cống hiến, khao khát phụng sự. Nhưng có lẽcảm hứng vềđiều này chỉđược ông thểhiện sâu sắc nhất khi đã làm quan cho nhà Hồ. Trong bài phú nổi tiếngDiệp mã nhi phú(Bài phú vềcon ngựa lá) ông đã không giấu giếm điều đó. “Theo lời chú trongQuần hiền phú tậpthì sau khi HồQuý Ly dựng thành Tây ĐôởThanh Hoá, có người dâng con bọlá hình giống con ngựa (con bọngựa?), triều đình cho là điềm tốt mới đặt tên nó là Con ngựa lá và ra đềcho các danh sĩđương thời làm phú chúc tụng việc này. Sốngười làm phú Con ngựa lá (Diệp mã nhi phú) chắc khá nhiều, song hiện nay chỉmới tìm được bài của Đoàn Xuân Lôi và bài của Nguyễn Phi Khanh”[8].
Ông ca tụng con ngựa lá xuất hiện nhưđiềm lành báo hiệu vận hội mới mởra cho đất nước, cho con người:
Phàm là vật trong trời đất, chẳng vật nào không nhảy múa trước xuân phong, đượm nhuần trong hoà khí;
Người ước mong thoảnỗi ước mong, kẻsinhsống vui niềm sinh sống;
Người khéo không trổhết khéo khôn, kẻtài kỳdốc nghềtài kỳ...
Ca tụng vật lạvật thiêng, cũng là ca tụng thời đại mới hứa hẹn bao điều sáng sủa, nhưng khác những bài phú khác, đây không phải chỉlà một bài văn mang cảm hứng ca tụng, ngợi ca triều đình, chếđộmà còn mang cảm hứng phê phán, cảm hứng vềđạo lý dùng người, đạo lý của bậc đếvương có điều cần chỉnh đốn trên tinh thần “khuyến bách phúng nhất” (khuyến khích trăm lời, châm trích một lời). Dù chỉlà “một lời châm trích” trong “trăm lời ngợi ca”, nhưng đó là cảmột bầu tâm huyết của tác giả. Nguyễn Phi Khanh muốn mượn hình ảnh con ngựa lá thiêng lạ, sang quý làm mê đắm cảbậc đếvương ấy đểđặt một vấn đềkhác, lớn lao hơn, rằng con vật lạđó là quý giá thật, nhưng làm sao quý giá được bằng con người, làm sao quý giá được bằng kẻsĩ? Bậc đếvương muốn trịnước yên dân, muốn cho đất nước cường thịnh thì phải biết quý trọng con người, nhất là kẻsĩ. Phải biết trọng người hiền tài, chăm lo cho con người nhưvốn quý của quốc gia, trên cái tinh thần cao quý mà sau này khi phục hưng đất nước, có nhà Nho đã tổng kết:“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Nếu nhà vua, hay rộng ra là giai cấp thống trị, biết nâng niu, quý trọng con người, biết chăm lo cho con người thì lòng dân sẽtin theo, đất nước sẽgiàu thịnh, xã hội sẽthái bình, nhược bằng quý vật hơn người thì hậu quảsẽchỉlà sựxa lìa chính giáo, chỉlàm tổn thất nhân tâm, lòng người lý tán, và đất nước thêm rối ren loạn lạc. Trong bài phú, ông tha thiết trình bày cái ý tưởng đó với HồQuý Ly:
Kính xem: tài năng thành trí, khó kẻluận bàn
Lại trộm nghĩ: Suy xét lòng trời, dõi tìm nhân sự
Ví bằng sinh sâu thiêng trên cây, sao bằng sản kẻsĩcao thượng, người kỳtài trong thiên hạ?
Ví bằng vịnh thơngựa lá, sao bằng đọc thơ” Hữu Bật”[9]trong thiên “Lỗtụng”, giải về“Đức ký”[10]ở“Lỗluận”?
Thếnên đối với vật thiêng lạcũng đã yêu thương; huống gì đối với loài xảo diệu còn hơn, và cực kỳthiêng lạ!
Xin hãy đổi lòng yêu vật thành lòng trọng người hiền, đem chí đãi vật làm chí đãi kẻsĩ;
Xem lá cây nhớthơ“Vực phốc”[11]trọng dụng con người, thơ“Thanh nga”[12] dạy nuôi tài sĩ;
...
Khiến cho chốn triều đình tượng vẽtìm được, vùng rừng rú rồng nằm phấn khí;
Được nhưthếthì phô trương điều lành, ngợi ca đức tốt há chẳng lớn lao rực rỡhay sao?
Tưtưởng cao đẹp ấy sau này được chính con trai ông là Nguyễn Trãi tiếp tục khẳng định lại trong sựnuối tiếc, xót xa cho một triều đại khá tươi sáng nhưng đoản mệnh, là triều Hồ, trong bài thơQuan hải(Đóng cửa biển), khi nói vềnhững cốgắng vô vọng của nhà Hồtrong việc xây dựng một đội quân đông đến “trăm vạn người”, trong việc xây thành đắp luỹhay chăng lưới sắt để“đóng cửa biển”, nhưng vì không được lòng dân nên vẫn thất bại thảm hại trước cuộc xâm lăng của giặc Minh:
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền,
Trầm giang thiết tỏa diệc đồnhiên.
Phúc chu thuỷtín dân do thuỷ,
Thịhiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Hoạphúc hữu môi phi nhất nhật,
Anh hùng di hận kỉthiên niên.
Kiền khôn kim cổvô cùngý,
Khước tại thương lang viễn thụyên.
(Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi,
Thêm ngầm dây sắt - uổng công thôi.
Lật thuyền, thấmthía: dân nhưnước,
Cậy hiểm mong manh: mệnh ởtrời.
Họa phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng đểhận, dễgì nguôi?
Xưa, nay, trời đất vô cùng ý,
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt trời)
Con người ấy, khi bịlãng quên vẫn kiên gan chờđợi, khi được trọng dụng cũng rất cương trực, thẳng thắn. Cái đạo lý của Nguyễn Phi Khanh là cái đạo lý của kẻsĩvới khí tiết thanh cao, phẩmchất trong sạch. Đó là một nhân cách đáng trọng cảgiữa buổi nhiễu nhương hay trong thời thịnh trị.
*
Cùng với Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh được xem là một nhà thơgắn bó với nhân dân, cảm thông sâu sắc nhất với nỗi thống khổcủa nhân dân ởthời kỳVãn Trần. Do điều kiện sống, và do khí chất con người, ông đã từng sống, từng trải nghiệm qua cuộc sống của người dân trong hoàn cảnh đất nước loạn ly bởi thiên tai, địch hoạ, bởi triều đình phong kiến nhà Trần thời mạt kỳ. Nhất là, “từcảnh ngộmột người bịđặt ởngoài vòng chính sự, Nguyễn Phi Khanh có dịp quan sát một cách vô tưthời cuộc diễn biến xung quanh ông, ông chợt nhận ra muôn ngàn nỗi cực khổđang vò xé người dân Việt ởgiai đoạn cuối Trần”[13].
Trong bài Hồng Châu kiểm chính dĩdưvận tác thuật hoài thi, kiến phúc dùng kỳvận dĩtặng(Kiểm chính Hồng Châu dùng vần của tôi đểlàm bài thơThuật hoài, sau khi đọc tôi lại dùng vần ấy làm thơtặng anh), ông nói tới cái bất công của xã hội, cái khốn khổcủa người dân, cái tình cảnh “người ăn không hết kẻlần chẳng ra”, mà bản thân mình cũng đành bất lực:
Vạn tính ngao ngao đãi bộcầu
Thuỳgia kim ngọc á cao khâu
Nhân tình gian hiểmquân phương cốc
Thếlộphong đào ngã diệc châu
(Muôn họnhao nhác chờmiếng cơm manh áo
Nhà ai đó vàng ngọc sánh đầy gò cao
Anh là cái bánh xe lăn trong sựgian hiểm của tình người
Tôi nhưcon thuyền trong cơn sóng gió của đường đời)
Ông khao khát một nỗi cảm thông, chia sẻcủa triều đình đối với người dân. Trong bàiGiáp tí hạhạn, hữu sắc chưlộđảo vũ, vịđảo nhi tiên vũ(Mùa hạnăm Giáp tí (1384) hạn hán, vua có sắc cho các lộcầu mưa, chưa cầu trời đã mưa), trước cơn mưa hiếm hoi trong ngày hạn, ông bày giãi một tâm trạng nửa phần nhưlà hoan hỉcho dân, nửa phần nhưlà sựtrách móc đối với triều đình:
Viêm viêm cửu thổchính tiêu tầm
Nhất vũhoàng thiên phổtrạch thâm
Thỉnh tội quốc tương hành thịnh đảo
Sơhoà dân dĩthiếp hoan tâm
Ngoạlong tựthịnhân gian vật
Tiếu tương năng vi tuếhạn lâm
Tỉthịbộc uông hà dụng giả
Chí thành cảm triệu cổdo câm
(Rừng rực đất đai khắp nơi đang khô cháy
Một trần mưa trời gieo khắp ơn sâu
Nhà nước đang chuẩn bịlàm lễthỉnh tội cầu mưa
Trời đã đemkhí hoà, dân thấm nhuần niềm vui
Rồng nằm vốn là con vật của nhân gian
Tiếu tượng có thểhẹn mưa dầm trong tháng hạn
Chẳng cần phải mang cái thân gầy còm ra làm lễ
Xưa nay chỉcó lòng chí thành là cảm đến đất trời)
Có lẽtrong văn học thời kỳTrần - Hồ, không có bài thơnào bộc lộmột cách trực tiếp thái độthương cảm sâu sắc, xót xa đến gan ruột đối với nỗi khổcủa dân đen con đỏtrước cảnh hạn hán, mất mùa, đói khổcủa người dân, cũng nhưmột tinh thần phê phán gay gắt, quyết liệt đối với những kẻthống trịtàn bạo bóc lột người dân nhưtrong bài thơThôn cưcảm sựký trình Băng Hồtướng công
(Ởquê cảm xúc trước sựviệc gửi trình tướng công Băng Hồ) của Nguyễn Phi Khanh:
Đạo huềthiên lý xích nhưthiêu
Điền dã hưu ta ý bất liêu
Hậu thổsơn hà phương địch địch
Hoàng thiên vũlộchính thiều thiều
Lại tưvõng cổhồn đa kiệt
Dân mệnh cao chi bán dĩtiêu
(Ruộng nương nghìn dặm đỏnhưcháy
Đồng quê than van không biết trông cậy vàođâu
Non sông của Hậu Thổđang nứt nẻ
Mưa móc của Hoàng thiên hãy còn xa
Lưỡi tham quan lại vơvét hết kiệt
Mỡmàng của dân đã cạn mất nửa…)
Cũng khó có bài thơnào trong thời kỳnày bày tỏlòng thương xót đối với nỗi thống khổcủa “đồng bào” nhưtrong bàiThù Đạo Khê thái học xuân hàn vận(Đáp lại bài thơ“Cái rét mùa xuân” của thái học Đạo Khê) của ông:
Liên cừvạn tính giai ngô dữ
Tỵốc thuỳgia diện diện hàn
(Xót thương trăm họlà đồng bào của ta
Dưới những mái nhà chen chúc mặt ai cũng rét buốt)
Nỗi đau đó ông không biết trông ai, nên đành phải kêu trời. Và khao khát được ghé vai để“phò nghiêng đỡlệch” càng cháy bỏng trong lòng ông. Trong bàiTrung thu cảm sự(Nhân tiết trung thu, cảm xúc trước sựviệc), ông viết:
Nguyện bằng thiên thượng thanh quang dạ
Biến chiếu nhân gian tật khổsầu
Trường sửquốc gia đa hạnhật
Ngũhồquy mộng đáo biên chu
(Xin nhờcái đêm trong sáng ởtrên trời kia
Soi thấu nỗi khổcủa thếgian này
Mãi mãi làm cho nước có những ngày thanh bình
Thì giấc mộng vềNăm Hồmới đếnđược chiếc thuyền con)
Nỗi đau buồn biễn thành uất ức, thành thái độphê phán quyết liệt đối với triều đình, với chếđộthối nát đương thời. Điều này thểhiện rõ trong bàiThu nhật hiểu khởi hữu cảm(Ngày thu sáng dậy cảm xúc):
Ô hô thếđạo nhưhà ngã
Tam phủdi biên phú Đại đông
(Than ôi thếsựnên sao đặng
Thơcũba lần đọcĐại đông)
Nhắc tới bài thơĐại đôngtrong phầnTiểu nhãcủaKinh thi, thơông “có ý nghĩa chỉtrích thời loạn, đểphê phán những cảnh lục đục trong triều khiến cho đất nước không ổn định, mọi ngườiđau khổnhưng khổnhất vẫn là dân đen, con đỏ”[14].Đó là những bài thơđược viết dưới thời Mạt Trần, viết vềtình cảnh của conngười dưới triều đại đang suy thoái trầm trọng.
*
Nguyễn Phi Khanh là một nhà thơtiêu biểu của thời kỳMạt Trần. Những bài thơcủa ông không phải chỉlà sựdiễn tảtâm trạng kẻsĩtrong buổi loạn ly một cách chung chung, mờnhạt. Thơông có thần tứriêng,có giá trịriêng, và từcái riêng ấy ông cất lên tiếng nói, tâm trạng tiêu biểu của người trí thức phong kiến đương thời trước thực tếxã hội, nhưmột giaiđiệu riêng trong dàn âm nhạc đày ai oán, não nề, căm phẫn, bi thương của lòng người đểtiễn đưa một triều đạithối nátđi vào vương quốc của bóng tối./.
______________
Chú thích:
[1] Theo Viện Văn học:Thơvăn Lý - Trần, T. III, NXB Khoa học xã hội, H. 1978, tr. 380.
[2] Theo Bùi Văn Nguyên: Lời giới thiệu. Thơvăn Nguyễn Phi Khanh, NXB Văn học, H. 1981, tr. 5.
[3] Quốc sửquán triều Lê:Đại Việt sửký toàn thư, T. II, NXB Khoa học xã hội, H. 1971,tr. 212.
[4] Bùi Văn Nguyên: Lời giới thiệu. Thơvăn Nguyễn Phi Khanh, NXB Văn học, H. 1981, tr. 23.
[5] Nguyễn HuệChi: Từđiển văn học(Bộmới), NXB Thếgiới, H. 2004,tr. 1176.
[6] Đinh Gia Khánh: Văn học Việt Nam, thếkỷX -nửa đầu thếkỷXVIII, T. I, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1978, tr. 175.
[7] Nguyễn HuệChi:Từđiển văn học(Bộmới), Sđd, tr. 1176.
[8] Theo Viện Văn học:Thơvăn Lý - Trần, T. III, Sđd, tr. 490.
[9] Hữu Bật, tên một bài thơởphầnLỗtụngtrong Kinh thi, nội dung khen vua Hy Công nước Lỗbiết dùng lễnghĩa hậu đãi bềtôi nên bềtôi hết lòng trung với vua.
[10] Đức ký, thiên Hiến vấn, phầnLỗluậntrong sách Luận ngữ, ý nói: không khen cái sức của con ngựa ký mà khen cái đức của nó.
[11] Vực phốc, tên một bài thơphầnĐại nhãtrong Kinh thi, nội dung nói việc Chu Văn Vương biết sửdụng người hiền tài, cho họđịa vịxứng với tài năng của họ, thì quốc gia phồn thịnh.
[12] Thanh nga, tên bài thơởphầnTiểu nhãtrong Kinh thi, nội dung ca ngợi người làm vua biết tổchức nền học vấn đểđào tạo nhân tài cho đất nước.
[13] Nguyễn HuệChi:Từđiển văn học(Bộmới), Sđd, tr. 1176.
[14] Bùi Văn Nguyên: Thơvăn Nguyễn Phi Khanh, Sđd, tr, 17.