Từ Đông:Nguyễn công Trứ vàNguyễn Khuyến...
Xin bắt đầu bởi một số câu thơ của Nguyễn công Trứ vàNguyễn Khuyến...
Nói tới Nguyễn công Trứ, ta có thể nghĩ ngay tới:
Từ Đông:Nguyễn công Trứ vàNguyễn Khuyến...
Xin bắt đầu bởi một số câu thơ của Nguyễn công Trứ vàNguyễn Khuyến...
Nói tới Nguyễn công Trứ, ta có thể nghĩ ngay tới:
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.
Ông không sợ khó khăn :
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.
Một tinh thần trách nhiệm cao :
Đố kị sá chi con tạo,
Nợ tang bồng quyết trả cho xong.
Đã xông pha bút trận, thì gắng giỏi kiếm cung,
Cho rõ mặt tu mi nam tử.
Hay :
Trong lang miếu, ra tài lương đống,
Ngoài biên thùy rạch mũi can tương.
Làm sao cho bách thế lưu phương,
Trước là sĩ sau là khanh tướng.
Để tới lúc xong nhiệm vụ mới :
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.
Những câu thơ trên của Nguyễn công Trứ phản ảnh một quan niệm lạc quan về cuộc đời. Gần như vẹn tròn những khoảnh khắc «tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ» để rồi sau đó, an lạc với sứ mạng đã làm xong, thảnh thơi hưởng nhàn của tuổi già, ...
Anh hùng, kẻ sĩ, tung hoành, dọc ngang, vũ trụ, ... là ngôn ngữ của Nguyễn công Trứ, ngôn ngữ của hành động, đi tới cùng, không nãn chí hay chùn chân dù khó khăn, lận đận.
Ông là người lạc quan, một nhân cách mà các nhà tâm thần gọi là mẫu người A, người năng động, lúc nào cũng sẳn sàng giữa chiến trường và đương đầu với mọi khó khăn hay cản trở.
Trái ngược với Nguyễn công Trứ, trong chừng mực nào đó, Nguyễn Khuyến thể hiện một nhân sinh quan khác – Ở đây, tôi không phân tích những khác biệt giữa hai hoàn cảnh xã hội và lịch sữ của môi trường sống của hai tác giả Nguyễn công Trứ và Nguyễn Khuyến - . Tôi cũng không nêu lên cái nuối tiếc vì bất lực của Nguyễn Khuyến.
Ông cáo quan về ở nhà :
Ngần ấy năm nay vẫn ở nhà
Nghỉ ta, ta lại chỉ thương ta
Bóng hiên thêm ngán hơi nồng nhỉ
Ngọn gió không nhường tóc bạc a !
Thửa mạ rạch ròi chân xấu tốt
Đấu lương đo đắn tuổi non già
Khi buồn chén rượu say không biết
Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa
Ông hỏi phỗng đá, không dấn thân gánh vác chuyện đời, cũng có thể vì buồn chán, cũng có thể vì tuổi tác nhưng, trong tất cả mọi trường hợp, ông lui về với bè bạn, rượu thơ :
Thôi thôi đừng nghĩ chuyện đâu đâu,
Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác.
Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác,
Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác,
Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu,
Hạnh phúc của Nguyễn Khuyến thể hiện rõ nhất trong bài thơ Thu điếu :
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Rõ ràng với một bức tranh thủy mạc êm đềm, tác giả trầm tỉnh, không bận tâm cho thế sự ...
Hannah Arendt [Người Đức gốc Do Thái, sinh 14.10.1906 tại Lenden, Hanover,Đức; mất 4.12.1975 tại new York, Mỹ] không nhận mình là một nhà triết học dù bà dạy triết. Suốt đời bà đã bênh vực người Do thái, nghiên cứu về cuộc chiến diệt chủng của Đức quốc xã và khía cạnh tâm lý, triết lý của những người theo chính sách độc tài.
Ngoài ra bà là một nhà thông thái, nắm vững các nguồn triết lý Đức, dĩ nhiên rồi bà còn là học trò của các triết gia lớn như Martin Heidergger, Karl Jaspers và tinh tường cả những cội nguồn triết lý Hi Lạp và La Mã thời trước Thiên chúa.
Cuộc sống năng động hay cuộc sống trầm tư ?
Trong quyển Tình trạng sống của người thời hiện đại Condition de l'homme moderne, bản tiếng Anh xuất bản năm 1958, Hannah Arendt nghiên cứu về hai quan niệm sống này : vita activa (cuộc sống năng động) – bà nhấn mạnh và xem đây là phần chính của cuộc đời - trong khi các triết gia vẫn thường đề cao vita contemplativa (cuộc sống trầm tư) như chủ đích tối thượng.
Cuộc sống loài người vốn mõng manh. Nhiều người chạy trốn cái mõng manh đó để đi tìm cái vững chắc của sự thanh tịnh hay cái trật tự của sự an bày. Thế nên phần đông các triết gia từ thời Platon đến giờ đều đi tìm cơ sở lý thuyết và phương tiện thực tiển để không tham gia vào chính trị.
Triết lý Phật giáo cũng cho rằng đời sống là bể khổ (khổ vì đau đớn, bệnh tật, vì già, vì phải đối mặt với cái chết) trong khi«thiền» là thoát vòng trần tục, tiến tới chân không, trống vắng và trong sạch, không bận tâm tới những rối ren của vật chất hàng ngày.
Cứ thể như cuộc sống của hư vô – để dùng từ ngữ Phật giáo – là có giá trị hơn cuộc sống trần tục.
Để đi xa hơn, hướng đến cao hơn cuộc sống trần tục mà phần đông các triết gia «sáng tạo» ra cuộc sống của trầm tư và phân biệt Con người của trầm tư và con người của hành động như hai cõi khác nhau, đối lập hoàn toàn với nhau.
Một bên cực khổ, một bên an nhàn.
Hành động thì phải tiếp xúc với người khác, ở môi trường «công cộng». Còn suy tư thì tĩnh mịch, thuộc về tâm linh, thần thánh, một cuộc sống riêng, ở chốn chỉ có «ta với ta».
Trong chừng mực đó, Hannah Arendt đi ngược lại trào lưu.
Bà lật đổ truyền thống này và chủ trương năng động, là dấn thân làm việc với xã hội, là để lập nên một sự nghiệp, là để vết tích lại cho đời, cho thêm ý nghĩa vào cuộc sống, để đến khi khi ta nằm xuống vẫn còn «có danh gì với núi sông».
Ba chữ chính của cuộc sống năng động theo Hannah Arendt là công việc, tác phẫm (hay công trình) và hành động. Có một lực nội tâm ở mỗi một trong chúng ta bắt chúng ta làm việc, hoàn tất những dự án và để lại dấu tích. Ở đây, Arendt không khác Kẻ sĩ của Nguyễn công Trứ.
Năng động, sự nghiệp, dấn thân, vết tích ,... từ đó cái chết thành một loại triết lý của sự liên tục chứ không là một dấu chấm hết.
Thân phận của con người đối với bà không phải là để lạc vào quên lãng mà cái chính là để lại dấu tích, thành một loại «bất tử», không bất tử vì đạt đến hư không như một số triết lý khác mà bất tử vì hoàn thành xong công việc
Suy nghĩ, suy tư, trầm tư có thể giúp ta tránh được điều xấu, tệ nạn. Suy tư thành cần thiết cho hành động.
Để kết luận, Hannah Arendt nhắc lại thái độ triết lý của Socrate khi, đối diện với người dân Athène, nhắc họ phải suy nghĩ và tránh những hành động có tính máy móc thường ngày. Lúc nào cũng phải tự vấn và suy nghĩ về nền tảng luân lý của mỗi hành động.
Con người của hành động và con người của trầm tư hay suy nghĩ thành hai vế của một con người - hành động để thành người, để sống hạnh phúc dù là phải «chiến đấu», dù là phải qua khổ sở, ...
Cuộc sống trầm tư và cuộc sống năng động, theo Hannah Arendt không là hai cách sống đối lập nhau. Sống là sống năng động và trong hành động có suy tư.
----
Đông và Tây xa nhau nghìn dặm. Một người của thế kỷ XX, người kia sinh ra hai thế kỷ trước, nhưng Hannah Arendt và Nguyễn công Trứ có ngững quan điểm về hành động và suy tư rất gần nhau. Trong khi đó, nhân sinh quan của Nguyễn Khuyến, qua những câu thơ dẫn ở trên, quan niệm gần giống như những triết gia thuộc trường phái ròng trầm tư, ở ẩn.
Sách tham khảo:
Arendt H., Condition de l'homme moderne (bản dịch của Georges Fradier). NXB Calman-Lévy, 1961.
2169
2334
2854
229284
122920
114561741