Những góc nhìn Văn hoá

Phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam hiện nay [kỳ IV]

...

Chương II - THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MÔ HÌNH PHÂN TẦNG XÃ HỘI

Chương I đã trình bày khái lược những vấn đề lý thuyết, phương pháp nghiên cứu phân tầng xã hội và di động xã hội. Chương này sẽ trình bày việc áp dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu vào thực tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Cụ thể hơn, Chương II nhằm trả lời một phần câu hỏi then chốt thứ nhất về phân tầng xã hội đặt ra ở Chương I: “Ai có được cái gì và tại sao lại như vậy?” Đây là một trong hai câu hỏi thể hiện hai góc nhìn “tĩnh” và “động” về cấu trúc xã hội.

1. Cơ sở số liệu

Trong quá trình hội nhập quốc tế, công trình nghiên cứu này áp dụng lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và cách đo lường về phân tầng xã hội của xã hội học hiện đại trên thế giới (Chương I). Để thực hiện điều này, tôi sẽ phân tích bổ sung và chỉnh sửa lại kết quả đã nghiên cứu trước đây của mình (Đỗ Thiên Kính, 2012) từ các bộ số liệu Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam: VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008. Đồng thời, cập nhật các bộ số liệu tiếp theo: VHLSS 2010, 2012, 2014. Đây là các bộ số liệu có quy mô chọn mẫu đại diện cho cả nước và hai khu vực nông thôn, đô thị (mẫu thu nhập và chi tiêu), do Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện (với cỡ mẫu tương ứng cho các năm 2002~2014 là 29.530 hộ, 9.189 hộ, 9.189 hộ, 9.189 hộ, 9.399 hộ, 9.399 hộ và 9.399 hộ). Phạm vi chọn mẫu VHLSS được phân bố đều ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước (trừ các hải đảo) và phân bố đồng đều theo các vùng địa lý -  kinh tế xã hội. Đồng thời, mẫu được chọn độc lập cho 2 khu vực thành thị và nông thôn. Do vậy, số liệu đảm bảo đại diện cho cả nước, 2 khu vực nông thôn, đô thị và 6 vùng KT - XH trong mỗi năm khảo sát. Công trình này sẽ nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô cả nước (có vài phân tích so sánh giữa nông thôn và đô thị) nhằm tìm hiểu khái quát thực trạng và xu hướng biến đổi mô hình phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (2002~2014). Các cuộc điều tra VHLSS là thích hợp cho việc nghiên cứu về phân tầng xã hội. Bởi vì các bộ số liệu này có thông tin về nghề nghiệp (bảng mã nghề cấp II) của những cá nhân dùng để “phân nhóm” và có những chỉ báo đo lường địa vị kinh tế cá nhân dùng để “phân tầng” (thu nhập trung bình của thành viên trong hộ, học vấn cá nhân). Đối tượng khảo sát trong VHLSS bao gồm những hộ gia đình và các thành viên trong hộ.

Đối với số liệu về địa vị xã hội (uy tín nghề nghiệp) không có trong các cuộc khảo sát VHLSS, công trình nghiên cứu này sử dụng kết quả một cuộc điều tra xã hội học về điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở Hà Nội và Bắc Ninh vào năm 2010 (Đỗ Thiên Kính, 2012:16,19-21, 35-36, 50-51). Trong cuộc điều tra này, có câu hỏi đo lường về điểm số uy tín nghề nghiệp do người trả lời đánh giá. Tuy nhiên, do điều kiện khảo sát hạn chế và nhằm bổ sung cho kết quả xử lý số liệu của VHLSS, điểm số uy tín nghề nghiệp trong cuộc khảo sát này được đo lường cho 9 nhóm nghề (chứ không phải là từng nghề nghiệp cụ thể như thông lệ quốc tế). Người trả lời được yêu cầu chấm điểm cho 9 nhóm nghề với thang điểm từ thấp nhất là 1 điểm đến cao nhất là 9 điểm, sao cho 9 nhóm nghề có số điểm khác nhau. Mục đích của việc chấm điểm uy tín nghề nghiệp này là để sắp xếp theo thứ bậc các tầng lớp xã hội. Đồng thời, công trình nghiên cứu này cũng tham khảo một cuộc điều tra tương tự khác về điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệpở vùng Đông Nam Bộ vào năm 2015 (Bùi Thế Cường, 2016:15-17).Hai nguồn số liệu nàyở Việt Nam (Bảng 2.1) là đáng tin cậy khi so sánh với nghiên cứu tương tự về điểm số uy tín nghề nghiệp trên thế giới (Bảng 2.2).

 

Bảng 2. 1. Điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh (2010) và Đông Nam Bộ (2015)

Hà Nội, Bắc Ninh

 

                                     Đông Nam Bộ

Nhóm nghề nghiệp

Điểm số

 

Nhóm nghề nghiệp

Điểm số

Thứ bậc

Chuyên môn cao

8,2

 

Người có chức vụ quản lý cao cấp, trung cấp khu vực Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, đoàn thể xã hội.

2,2

1

Lãnh đạo

7,5

 

Sĩ quan lực lượngvũ trang(côngan, quânđội).

3,2

2

Doanh nhân

7,1

 

Người có trình độ chuyên môn cao (chuyên viên kỹ thuật cao cấp trên đại học, bác sĩ, giảng viên đại học).

3,2

2

Công nhân

5,1

 

Người có chức vụ quản lý cấp thấp, chuyên viên, nhân viên khu vực Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, đoàn thể xã hội.

4,6

4

Buôn bán, dịch vụ

4,7

 

Chủ sở hữu hoặc người quản lý công ty hoặc tổ chức tư nhân khác (bệnh viện, trườnghọc,…).

4,9

5

Nhân viên

4,4

 

Người có trình độ chuyên môn trung bình (chuyên viên kỹ thuật đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo viên phổ thông).

5,5

6

Tiểu thủ công nghiệp

4,0

 

Ngườicó trình độ chuyên môn thấp (nhân viên dịch vụ, hành chính, y tá, nhà trẻ mẫu giáo).

7,4

7

Nông dân

2,1

 

Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh không chính thức (cửa hàng, cửa hiệu, kiot).

8,1

8

Lao động giản đơn

1,9

 

Nôngdân lớp trên (có nhiều ruộng, thuê

mướn lao động).

8,7

9

 

 

 

Côngnhân, thợ thủ công lành nghề.

9,0

10

 

 

 

Người làm dịch vụ, buôn bán, kinh doanh nhỏ.

9,1

11

 

 

 

Lao động chân tay giản đơn, công nhân, thợ không lành nghề.

11,2

12

 

 

 

Nông dân lao động (ít ruộng, tự làm, đi làm mướn).

11,4

13

Nguồn: Đỗ Thiên Kính, 2012:50; Bùi Thế Cường, 2016:16. Chú thích: cột “Điểm số” ở Hà Nội và Bắc Ninh từ thấp nhất đến cao nhất (1~9 điểm); cột “Thứ bậc” ở Đông Nam Bộ từ cao nhất đến thấp nhất (1~13)

 

Nhận xét về Bảng 2.1, tác giả Bùi Thế Cường viết: “Nghiên cứu của chúng tôi ở vùng Đông Nam Bộ năm 2015 cho kết quả tương tự với nghiên cứu của Đỗ Thiên Kính ở Hà Nội và Bắc Ninh năm 2010. Nó cho thấy ở hai vùng đất nước tương đối xa nhau về địal ý, song tương đối gần nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, người dân có quan niệm khá giống nhau về thứ bậc uytín các nghề nghiệp” (Bùi Thế Cường, 2016:17). Kết quả nghiên cứu điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở Việt Nam (Bảng 2.1) cũng tương tự với nghiên cứu về điểm số uy tín nghề nghiệp trên thế giới (Bảng 2.2).

 

Bảng 2. 2. Điểm số trung bình về uy tín nghề nghiệp ở 55 nước trên thế giới

Nghề nghiệp

55 nước

Nghề nghiệp

55 nước

Nghề nghiệp

55 nước

Chủ tịch trường cao đẳng

86

Giám mục

60

Thợ hàn chì

34

Thẩm phán tòa án tối cao

82

Nhạc sĩ cổ điển

56

Thợ nề

34

Bác sĩ

78

Người công tác xã hội

56

Nhân viên bán hàng

34

Giáo sư trường cao đẳng

78

Kế toán

55

Người đưa thư

33

Luật sư

73

Nhà báo

55

Lái xe tải

33

Kiến trúc sư

72

Y tá chính thức

54

Thợ cắt tóc

30

Nha sĩ

70

Thư ký

53

Công nhân nhà máy

29

Nhà sinh vật học

69

Diễn viên

52

Lái xe taxi

28

Nhà xã hội học

67

Huấn luyện viên điền kinh

50

Nhân viên trạm gas

25

Chủ ngân hàng

67

Người quản lý bất động sản

49

Người phục vụ quầy bar

23

Nhà tâm lý học

66

Vận động viên

48

Người hầu bàn nhà hàng

23

Phi công

66

Nông dân

47

Người gác cổng

21

Kỹ sư điện

65

Thợ điện

44

Người sống nhờ trợ giúp công cộng

16

Giáo viên trung học

64

Nhân viên cảnh sát

40

Người thu dọn rác

13

Dược sĩ

64

Nhạc sĩ nhạc Jazz

38

Người quét đường

13

Bác sĩ thú y

61

Thợ mộc

37

Người đánh giầy

12

Nguồn: Treiman, 1977 (trích lại từ Giddens, 2000:154). Chú thích: Cột điểm số trung bình từ thấp nhất (10 điểm) đến cao nhất (90 điểm).

 

Donald J.Treiman đã nghiên cứu so sánh về điểm số uy tín nghề nghiệp ở 60 nước trên thế giới. Kết luận quan trọng của ông trong nghiên cứu so sánh rằng, trên thực tế mọi người có sự đồng thuận rộng rãi về chỗ đứng tương đối của các vị trí nghề nghiệp trong một xã hội, cũng như trong phần lớn các nước công nghiệp (dẫn theo Kerbo, 2000:127). Cụ thể, kết quả nghiên cứu điểm số uy tín nghề nghiệp trên thế giới chứng tỏ rằng, bác sĩ, giáo sư trường cao đẳng, luật sư và nha sĩ được đánh giá và xếp hạng vào bậc cao nhất. Trong khi đó, người thu dọn rác và nhân viên trạm gas được xếp vào bậc cuối cùng. Những người ở giữa bao gồm y tá chính thức, lập trình computer, nhân viên bảo hiểm. Điều thú vị là, dãy xếp hạng đều tương tự giống nhau, bất kể người xếp hạng và họ ở nước nào. So sánh dãy xếp hạng địa vị giữa 55 nước chứng tỏ rằng có sự đồng thuận nói chung về một nghề có địa vị cao là như thế nào - Bảng 2.2 (Giddens, 2000:154): “Chúng tôi có thể kết luận rằng […] mọi người trong các xã hội công nghiệp có quan niệm cực kỳ tương tự nhau về các xếp hạng nghề nghiệp” (Kerbo, 2000:129). Mặc dù việc chấm điểm nghề nghiệp là theo ý kiến đánh giá chủ quan của mỗi người, nhưng kết quả đo lường điểm số uy tín nghề nghiệp cho toàn bộ cấu trúc nghề nghiệp thường là ổn định trong thời gian khá dài cho từng nước,kể cả so sánh giữa các nước khác nhau cũng thường giống nhau:

“90 nghề nghiệp ở Mỹ được xếp hạng theo điểm số, chúng được những người trả lời khác nhau tại Mỹ đánh giá vào năm 1963 và 1947. Điểm số của các nghề nghiệp nằm trong khoảng từ cao (96 điểm) đến thấp (33 điểm). Các điểm số này và thứ hạng tương đối của các nghề nghiệp khác nhau thay đổi rất ít từ năm 1963. Các nghề nghiệp được xếp hạng theo những cách rất giống như thế ở 60 nước công nghiệp cũng như nông nghiệp khác” (Persell, 1987: 205).

 

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp trên thế giới và Nhật Bản

Ở mỗi nước trên thế giới có khoảng vài trăm(thậm chí tới cả hàng nghìn) nghề nghiệp cụ thể khác nhau (tương đương với mã số cấp IV về nghề nghiệp của Tổng cục Thống kê Việt Nam) được các nhà xã hội học dựa vào đó để phân chia thành các nhóm nghề (nhóm xã hội). Trước tiên, người ta chọn ngẫu nhiên một mẫu dân cư và yêu cầu mọi người cho điểm đánh giá về vị thế nói chung của khoảng 80~90 nghề nghiệp cụ thể khác nhau. Thang điểm số đánh giá về vị thế nói chung để xếp hạng nghề nghiệp gồm có 5 bậc. Theo cách chấm điểm này, nghề nghiệp được đánh giá ở mức độ có uy tín cao nhất (bậc cao nhất) được ghi là 100 điểm, bậc nghề nghiệp ở mức độ có uy tín cao thứ hai là 75 điểm, bậc nghề nghiệp thứ ba là 50 điểm, bậc thứ tư là 25 điểm và nghề ở bậc thấp nhất là 0 điểm (Kosaka, 1994:196; Persell, 1987:204). Mặc dù việc chấm điểm uy tín nghề nghiệp là theo ý kiến đánh giá chủ quan của mỗi người, nhưng kết quả điều tra ở khoảng 60 nước công nghiệp và nông nghiệp trên thế giới đều cho thấy điểm số uy tín nghề nghiệp của từng nghề cụ thể thường là tương tự nhau giữa các nước khác nhau (Bảng 2.2).Tiếp theo, người ta nhóm gộp những người có nghề nghiệp tương tự gần nhau vào thành một nhóm[i]. Thông thường, từ vài trăm nghề cụ thể được nhóm gộp lại thành khoảng 10 nhóm nghề cơ bản thể hiện những đặc trưng cho khoảng 10 tầng lớp chủ yếu trong xã hội. Sau đó, tính điểm trung bình của mỗi nhóm nghề nghiệp bằng trung bình cộng các điểm số của từng nghề cụ thể trong nhóm nghề đó. Đồng thời, mỗi nhóm nghề nghiệp cũng sẽ có con số thống kê trung bình về thu nhập, học vấn . . . của nhóm nghề đó dùng để sắp xếp thứ bậc cao thấp. Cuối cùng, sắp xếp thứ bậc cao thấp giữa các nhóm nghề dựa trên điểm số uy tín nghề nghiệp và một số chỉ tiêu khách quan (thu nhập, học vấn . . . ) trung bình của các cá nhân thuộc nhóm nghề đó. Cả hai quá trình sắp xếp thứ bậc cao thấp theo điểm số uy tín nghề nghiệp và những chỉ tiêu khách quan (thu nhập, học vấn . . . ) thường là phù hợp tương ứng với nhau. Kết hợp cả hai cách sắp xếp này, ta sẽ có được những chỉ báo phản ánh địa vị KT-XH để phân chia thành các tầng lớp xã hội.

Ở Nhật Bản, các cuộc điều tra xã hội học về phân tầng xã hội và di động xã hội được thực hiện rất cụ thể và đầy đủ. Đại thể là, để xác định và đo lường các tầng lớp xã hội, phải thực hiện một cuộc điều tra chọn mẫu đại diện cấp quốc gia về Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp (Occupational Clasification and Prestige). Từ cuộc điều tra này làm cơ sở để phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp xã hội theo nghề nghiệp. Độc lập với cuộc điều tra này là cuộc điều tra khác về phân tầng xã hội và di động xã hội. Tuy nhiên, cuộc điều tra về Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp thường có kết quả ổn định khoảng vài chục năm (20 năm) trong một quốc gia. Kể cả giữa các nước công nghiệp và nông nghiệp khác nhau thì kết quả về điều tra Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp cũng tương tự nhau (Bảng 2.2). Do vậy, không cần thiết phải tiến hành 2 cuộc điều tra này đồng thời với nhau mỗi khi điều tra. Cụ thể hơn, ở Nhật Bản đã thực hiện điều tra về phân tầng xã hội và di động xã hội cứ 10 năm/lần (1955, 1965, 1975, 1985, 1995, 2005, 2015?). Nhưng họ chỉ thực hiện 2 cuộc điều tra về Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp vào năm 1975 và 1995. Bạn đọc có thể tìm hiểu cụ thể hơn về phương pháp thực hiện cuộc điều tra nàyở Nhật Bản trong tài liệu (Kosaka, 1994: 193-196) lưu giữ tại thư viện Viện Xã hội học và những tài liệu liên quan khác trên thế giới.

Cuộc điều tra Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp như các nước trên thế giới chưa có điều kiện khả thi ở Việt Nam hiện nay (do thiếu kiến thức về phương pháp luận, phương pháp và kỹ thuật phân tích số liệu…). Điều này đòi hỏi những người nghiên cứu xã hội học nước ta cần phải cố gắng nhiều để hội nhập với xã hội học quốc tế. Những trình bày trong công trình nghiên cứu này và kết quả áp dụng chúng vào Việt Nam là nỗ lực của bản thân tác giả trong điều kiện hạn chế hiện nay. Hy vọng rằng, thế hệ những người nghiên cứu xã hội học tương lai ở nước ta sẽ thực hiện tiếp tục công việc này để hội nhập với xã hội học quốc tế. Đây cũng là vấn đề đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về sau.

 

2.2. Phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp xã hội dựa vào nghề nghiệp và địa vị KT - XH ở Việt Nam

Mục này trình bày chi tiết hơn về sự áp dụng phương pháp nghiên cứu và cách đo lường phân tầng xã hội trên thế giới (Mục 2, Chương I)vào việc phân tích các bộ số liệu VHLSS ở Việt Nam. Đồng thời, nó cũng đã được áp dụng thích hợp vào cuộc điều tra xã hội học về đánh giá điểm số uy tín nghề nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh (2010) và Đông Nam Bộ (2015) đã dẫn trên đây (Mục 1, Chương II). Đối với thông tin về nghề nghiệp, Tổng cục Thống kê ban hành tài liệu “Danh mục nghề nghiệp Việt Nam” (Tổng cục Thống kê, 2008). Tài liệu này được soạn thảo dựa theo bảng phân loại chuẩn quốc tế về nghề nghiệp 2008 (ISCO 08). Do vậy, danh mục nghề nghiệp trong tài liệu có thể so sánh quốc tế. Hệ thống phân loại nghề trong tài liệu này được thiết kế theo hình tháp gồm 4 cấp: Cấp 1 (mã số nghề gồm 1 chữ số) có 10 trình độ tay nghề; cấp 2 (mã số nghề gồm 2 chữ số) có 48 lĩnh vực nghề được chia nhỏ từ 10 nhóm nghề cấp 1; tương tự cấp 3 (mã số nghề gồm 3 chữ số) có 147 nhóm nghề và cấp 4 (mã số nghề gồm 4 chữ số) có 506 nghề. Đó là 506 tên nghề nghiệp cụ thể trong thực tế xã hội. Nhưng, các cuộc khảo sát VHLSS chỉ ghi mã nghề tới mã số cấp II, mà không ghi mã nghề tới cấp IV để liệt kê từng nghề nghiệp cụ thể (thông lệ quốc tế là ghi tới mã số nghề cấp IV trong nghiên cứu thực nghiệm phân tầng xã hội). Bảng mã số cấp II về các lĩnh vực nghề là tương tự nhau ở những cuộc khảo sát VHLSS 2002-2004-2006-2008-2010-2012-2014 (Bảng 2.3). Do vậy, ta có thể nghiên cứu so sánh được về sự biến đổi của phân tầng xã hội từ năm 2002 đến 2014ở Việt Nam.

Từ các mã số cấp II (Bảng 2.3), tiếp theo là lựa chọn tất cả các cá nhân có mã nghề này (chứ không chỉ là chủ hộ đại diện cho gia đình) trong độ tuổi 15 trở lên[ii] và đã nghỉ học. Đây là lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội. Áp dụng sự “phân nhóm” dựa vào nghề nghiệp, ta nhóm gộp những người có nghề nghiệp tương tự gần nhau để tạo thành một nhóm nghề đặc trưng cho một tầng lớp xã hội nào đó. Sau quá trình nhóm gộp,phân chia và sắp xếp thứ bậc cao thấptheo một số chỉ tiêu về địa vị KT-XH (thu nhập, trị giá chỗ ở, học vấn, điểm số uy tín nghề nghiệp), ta được cấu trúc bao gồm 9 tầng lớp xã hội cơ bản trong cả nước (không kể lực lượng quân đội[iii]). Tuy nhiên, sự phân chia thành 9 tầng lớp xã hội như trình bày dưới đây không phải dựa trên vài trăm nghề cụ thể như thông lệ quốc tế, mà là dựa trên vài chục lĩnh vực nghề cấp II ở VHLSS.

(1)  Những người Lãnh đạo các cấp và các ngành (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 11 đến số 17). Nhóm này bao gồm những người làm việc trong các ngành, các cấp có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ Trung ương tới cơ sở. Nhóm này đã từng thuộc về giai cấp công nhân theo quan niệm thời quan liêu, bao cấp trước đây. Bởi vì trước đây, giai cấp công nhân có thể được hiểu ngắn gọn trong cụm từ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước. Việc tách riêng thành nhóm lãnh đạo là phù hợp với cấu trúc phân tầng xã hội Việt Nam trong lịch sử và cũng phù hợp với cách phân loại phổ biến các tầng lớp trong xã hội công nghiệp (Hộp 1.1), bởi vì bất kỳ xã hội nào cũng phải có những người làm công việc lãnh đạo và quản lý đất nước.

(2)  Nhóm Doanh nhân (bao gồm các nhóm mã nghề số 18và số19). Các nước trên thế giới thường gộp nhóm doanh nhân vào nhóm lãnh đạo trên đây, bởi vì doanh nhân cũng là người lãnh đạo và quản lý chủ chốt trong đơn vị sản xuất và kinh doanh của họ. Nhưng ở Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhóm doanh nhân đang hình thành và phát triển. Do vậy, chúng tôi tách riêng thành một nhóm độc lập.

(3)  Những người Chuyên môn bậc cao (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 21 đến số 26). Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm ở trình độ cao (đại học trở lên) trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục, công nghệ thông tin và truyền thông và luật pháp, văn hóa, xã hội. Đây là nhóm người có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật cao, chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, tầng lớp Trí thức hiện nay xếp vào nhóm này và tầng lớp trong thời kỳ phong kiến ngày xưa cũng xếp vào nhóm này.

 

 

(4)  Những người Nhân viên (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 31đến số 44). Nhóm này chủ yếu là những người công chức nhà nước và bao gồm thêm những người làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang phát triển trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (trong thời kỳ quan liêu, bao cấp trước đây, nhóm này đã từng thuộc về giai cấp công nhân và được thể hiện trong cụm từ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước).

(5)  Những người Công nhân (thợ thuyền) (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 81đến số 83). Nhiệm vụ chính của họ là vận hành và giám sát các máy móc thiết bị trong khai thác mỏ, trong công nghiệp và xây dựng, trong xử lý sản phẩm và sản xuất; lái các phương tiện giao thông; lái và vận hành các máy móc, thiết bị và lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là những người thợ chuyên nghiệp, có kỹ năng, kỹ thuật trong các lĩnh vực và họ thường sử dụng máy móc trong hoạt động nghề nghiệp. Trong thời kỳ quan liêu, bao cấp trước đây, nhóm này thuộc về giai cấp công nhân, và hiện nay vẫn có thể xếp nhóm này vào giai cấp công nhân công nghiệp theo quan niệm (cách hiểu) phổ thông.

(6)  Tầng lớp Buôn bán - Dịch vụ (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 51đến số 54)[i]. Họ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực thương nghiệp, buôn bán và dịch vụ. Ở Việt Nam, tầng lớp Thương trong thời kỳ phong kiến ngày xưa - hiện nay gọi là Tiểu thương - cũng xếp vào nhóm này.

(7)  Những người Tiểu thủ công nghiệp(bao gồm các nhóm mã nghề từ số 71đến số 75). Họ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Ở Việt Nam, tầng lớp Công trong thời kỳ phong kiến ngày xưa cũng xếp vào nhóm này. Do vậy, nhóm này bao chứa trong mình nó tầng lớp xã hội truyền thống ngày xưa và thể hiện nhiều đặc trưng của xã hội truyền thống hơn là xã hội hiện đại.

(8)  Những người Lao động giản đơn - lao động tự do (bao gồm các nhóm mã nghề 91 và từ số 93 đến số 96)[ii]. Họ thường làm các công việc phổ thông, đơn giản và đơn điệu. Họ hoạt động rải rác trong nhiều ngành và nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp chế biến và giao thông vận tải.

(9)  Tầng lớp Nông dân (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 61 đến số 63 và số 92). Họ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Đây là nhóm có sự định hình ổn định và tồn tại lâu dài trong lịch sử phát triển của Việt Nam từ xưa đến nay. Do vậy, nhóm này hầu như trùng khớp hoàn toàn (trùng khớp về lĩnh vực/ngành kinh tế và quan trọng hơn là trùng khớp cả về sự phân loại dựa trên cơ sở nghề nghiệp để đặt tên là tầng lớp Nông dân) với giai cấp nông dân trong xã hội truyền thống ngày xưa và thời kỳ quan liêu, bao cấp. Nói cách khác, đây là tầng lớp thể hiện nhiều đặc trưng nhất của xã hội truyền thống so với các tầng lớp khác.

Mô hình 9 tầng lớp trên đây được tạo dựng dựa trên mô hình phổ biến về 5 giai cấp cơ bản trong xã hội công nghiệp (Hộp 1.1, Chương I). Về cơ bản, nó cũng phù hợp với mô hình ở Hộp 1.1, nhưng không có giai cấp tinh hoa/thượng lưu trên đỉnh và giai cấp hạ lưu/nghèo dưới đáy tháp phân tầng. Đây là hạn chế thứ nhất của công trình nghiên cứu, bởi vì hạn chế của phương pháp đo lường giai cấp dựa vào nghề nghiệp đã không phản ánh được hai tầng lớp đó. Trên thực tế, ở Việt Nam cũng có tầng lớp tinh hoa/thượng lưu, nhưng bất khả thitrong điều tra thực nghiệm đối với tầng lớp này. Đối với tầng lớp hạ lưu/nghèo có thể điều trathực nghiệm được, nhưng đã không thể hiện trong công trình nghiên cứu. Có thể một số thành viên tầng lớp nông dân sẽ rơi xuống tầng lớp hạ lưu/nghèo?

Lưu ý rằng, cần phân biệt sự khác nhau giữa nghề nghiệp (dùng để phân nhóm) và uy tín nghề nghiệp (dùng để phân tầng). Uy tín nghề nghiệp được thể hiện qua điểm số đánh giá về nghề nghiệp đó. Dựa vào điểm số uy tín nghề nghiệp để người ta sắp xếp thứ bậc giữa các tầng lớp trong xã hội. Cách sắp xếp này sẽ bổ sung cho cách sắp xếp khách quan - tức địa vị kinh tế(thu nhập,trị giá chỗ ở, học vấn) dựa theo 9 nhóm nghề nghiệp nêu trên. Kết hợp cả hai cách sắp xếp (địa vị kinh tế và uy tín nghề nghiệp) sẽ có được những chỉ báo phản ánh địa vị KT-XH của các tầng lớp trong xã hội. Mã số các lĩnh vực nghề nghiệp cấp II là thông tin cuối cùng về nghề nghiệp cá nhân. Do vậy, tác giả bị giới hạn trong khuôn khổ của bảng mã số này, mà không được chủ động phân nhóm và xếp hạng từ các nghề cụ thể ở mã số cấp IV như thông lệ quốc tế (sẽ chính xác hơn so với mã số cấp II). Đây cũng là giới hạn bắt buộc đối với những nghiên cứu phân tầng xã hội dựa vào bộ số liệu VHLSS. Nhưng dù sao, dựa vào mã số cấp II cũng sẽ tạo dựng được mô hình tổng thể và khái quát về phân tầng xã hội đại diện cho cả nước, phù hợp với chuẩn mực và phương pháp nghiên cứu trên thế giới. Hơn nữa, các nhóm mã nghề cấp II ở VHLSS 2002~2014 là tương tự nhau.Từ đây, ta có thể so sánh và kết nối các cuộc điều tra VHLSS với nhau để tìm hiểu xu hướng biến đổi mô hình phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (2002~2014). Do vậy, những phát hiện và kết luận về mô hình phân tầng xã hội có ý nghĩa ở mức độ khái quát trong phạm vi cả nước và hai khu vực nông thôn, đô thị ở Việt Nam, mà không đi sâu được vào mỗi tầng lớp xã hội cụ thể (trừ tầng lớp nông dân). Đó cũng là giới hạn khoa học thứ hai của công trình này. Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, cách phân chia dựa vào mã số cấp II về các lĩnh vực nghề nghiệp là tối ưu và có tính khả thi để thực hiện nghiên cứu.

Phương pháp sắp xếp thứ bậc cao thấp các tầng lớp xã hội theo địa vị KT-XH trình bày trên đây sẽ được thể hiện cụ thể hơn ở Mục 3 tiếp theo.

3. Địa vị kinh tế - xã hội cao thấp giữa các tầng lớp xã hội

Mục trên đã trình bày phương pháp phân nhóm các tầng lớp xã hội theo nghề nghiệp và trình bày trước về kết quả sắp xếp thứ bậc giữa chúng theo địa vị KT-XH. Ở mục này, tôi trình này chi tiết hơn về sắp xếp thứ bậc cao thấp theo địa vị KT - XH như thế nào. Địa vị KT - XH được thể hiện qua nhữngchỉ báo cơ bản, như thu nhập,trị giá chỗ ở của hộ gia đình, học vấn và uy tín nghề nghiệp (VHLSS 2014 có thêm chỉ báo đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam). Trong đó, thu nhập và trị giá nhà ở được đo lường bằng tiền. Học vấn được đo lường qua số năm đi học. Ba chỉ báo này có số liệu trong khảo sát VHLSS. Uy tín nghề nghiệp được đo lường qua điểm số trung bình của các tầng lớp xã hội do người dân đánh giá theo ý kiến chủ quan của họ (khảo sát ở Hà Nội và Bắc Ninh, năm 2010). Kết quả đo lường các chỉ báo này và đồ thị minh họa của nó được thể hiện ở Bảng 2.4 và Hình 2.1. Trong Bảng 2.4, những người lãnh đạo các cấp, các ngành được xếp đặt ở vị trí cao nhất,bởi vì đây là nhóm lãnh đạo toàn xã hội. Thứ bậc cao nhất này là phù hợp với mô hình phổ biến về 5 giai cấp cơ bản trong các xã hội công nghiệp (Hộp 1.1, Chương I) và cũng phù hợp với xã hội truyền thống Việt Nam trong lịch sử. Các tầng lớp xã hội còn lại được sắp xếp theo trật tự lớn nhỏ giữa các con số. Trong đó, tầng lớp nông dân và những người lao động giản đơn ở vị trí thấp nhất. Các cột con số trong Bảng 2.4 được sắp xếp thứ bậc cao thấp từ trên (lớn hơn) xuống dưới (thấp hơn). Bảng 2.4 thể hiện các tầng lớp ở trên có nhiều thứ (nguồn lực, nguồn lợi) hơn các tầng lớp ở dưới. Tức là thể hiện câu hỏi: “Ai có được cái gì?” Các năm trước đó (VHLSS 2008, 2006, 2004, 2002) cũng thể hiện thứ bậc cao thấp giữa các con số (không trình bày ở đây) tương tự như Bảng 2.4.

Bảng 2. 4. Một số chỉ báo về địa vị kinh tế - xã hội của các tầng lớp ở Việt Nam (2010~2014)

(giá hiện hành)

Tầng lớp

xã hội

2010

2012

2014

Thu nhập

Trị giá chỗ ở

Số năm đi học

Điểm số nghề

Thu nhập

Trị giá chỗ ở

Số năm đi học

Thu nhập

Trị giá chỗ ở

Số năm đi học

Đảng viên (%)

Lãnh đạo

1.745

524

12,4

7,5

2.618

892

12,0

3.775

1.137

13,0

68,0

Doanh nhân

7.263

3.391

14,5

7,1

9.122

3.132

15,2

6.891

2.877

15,1

35,9

Chuyên môn cao

3.939

2.187

15,8

8,2

5.432

2.323

15,8

5.165

2.226

15,8

28,2

Nhân viên

2.827

1.027

11,9

4,4

3.163

1.073

12,1

3.680

1.288

12,7

24,1

Công nhân

1.977

760

9,1

5,1

2.539

791

9,1

3.129

862

9,3

1,6

B.bán-D.vụ

2.074

818

8,5

4,7

2.875

1.053

8,6

3.236

1.117

8,8

2,9

Tiểu thủ CN

1.442

447

8,5

4,0

2.147

636

8,6

2.522

687

8,8

1,9

L.động g.đơn

1.337

425

7,2

1,9

1.896

502

7,2

2.276

563

7,5

0,8

Nông dân

1.061

215

6,4

2,1

1.519

324

6,6

1.829

363

6,7

3,4

Trung bình

1.580

526

8,0

 

2.215

668

8,1

2.550

725

8,4

5,8

Ghi chú:Thu nhập (đ.v = 1000 đ/người/tháng). Trị giá chỗ ở chính của hộ gia đình (đ.v = 1.000.000 đ). Tỉ lệ đảng viên tính riêng cho mỗi tầng lớp xã hội (ví dụ, tầng lớp lãnh đạo có 68,0% là đảng viên, 32,0% không là đảng viên)

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2010~2014

Phân tích sâu hơn về chỉ báo đảng viên (là lực lượng lãnh đạo xã hội Việt Nam và thể hiện một phần chiều cạnh quyền lực trong lý thuyết phân tầng xã hội của M. Weber), ta có kết quả ở Bảng 2.5 (năm 2014). Sở dĩ chỉ báo “đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam” thể hiện một phần chiều cạnh quyền lực, bởi vì dựa vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013: Điều 4) quy định rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam [...]l à lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Bảng 2. 5. Địa vị kinh tế -  xã hội của đảng viên và người ngoài đảng (2014)

(giá hiện hành)

 

Đảng viên

2014

Thu nhập

Trị giá chỗ ở

Số năm đi học

Đảng viên

3.914

1.270

12,7

Không đảng viên

2.467

692

8,1

Trung bình

2.550

725

8,4

Ghi chú: Thu nhập (đ.v = 1000 đ/người/tháng). Trị giá chỗ ở chính của hộ gia đình (đ.v = 1.000.000 đ)

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2014

Trong Bảng 2.5, tỉ lệ đảng viên chiếm 5,8%, còn lại 94,2% người ngoài đảng (trên tổng mẫu 20.765 người thuộc các tầng lớp xã hội). Bảng này thể hiện đảng viên có nhiều thứ (thu nhập, trị giá chỗ ở, số năm đi học) hơn người ngoài đảng. Như vậy, những người có quyền lực sẽ được nhiều thứ hơn người khác. Kết quả này thể hiện một phần chiều cạnh quyền lực trong lý thuyết phân tầng xã hội của M. Weber và nó phù hợp với lý thuyết này. Đáng chú ý rằng, so sánh thu nhập, trị giá chỗ ở và số năm đi học của đảng viên ở Bảng 2.5 cũng tương tự (phù hợp lẫn nhau) với các số liệu của tầng lớp lãnh đạo ở Bảng 2.4.

Đường kết nối giữa các con số trong Bảng 2.4 của mỗi tầng lớp (năm 2014) sẽ cho ta đồ thị Hình 2.1. Mỗi đường kết nối sẽ cho ta hình ảnh về một tầng lớp xã hội. Các đường đồ thị này tương đối tách bạch với nhau. Tuy vậy, vẫn có một số đoạn thẳng cắt nhau làm cho đường đồ thị không tách bạch hoàn toàn với nhau. Điều này thể hiện cái gọi là sự không nhất quán về vị thế (status inconsistency) giữa các tầng lớp xã hội. Trong các xã hội công nghiệp có tình trạng không nhất quán về vị thế phổ biến hơn các xã hội trước đó. Sự không nhất quán về vị thế ở Hình 2.1 là minh họa cụ thể cho lý thuyết phân tầng xã hội (các thông số cơ bản) đã trình bày ở Mục 1 (Chương I). Từ số liệu ở Bảng 2.4, ta có thể vẽ được 3 đồ thị thể hiện các tầng lớp xã hội qua cho 3 năm 2010, 2012, 2014, nhưng chúng đều có hình dạng tương tự như nhau. Hình 2.1 là đồ thị của năm 2014 đại diện.

Hình 2. 1. Địa vị kinh tế - xã hội của các tầng lớp ở Việt Nam (2014)

Dựa trên mô hình phổ biến về 5 giai cấp cơ bản trong xã hội công nghiệp (Hộp 1.1, Chương I), ta có thể nhóm gộp 9 tầng lớp ở Bảng 2.4 và Hình 2.1 thành 3 tầng lớp xã hội lớn hơn (Hình 2.2)[i]. Đó là ba tầng lớp cao (1, 2), tầng lớp trung lưu (3, 4, 5, 6) và tầng lớp thấp (7, 8, 9). Tầng lớp trung lưu được chia ra trung lưu bậc trên (3) và trung lưu bậc dưới (4, 5, 6). Công trình nghiên cứu này sẽ sử dụng cách phân chia thành 9 tầng lớp, và/hoặc 3 tầng lớp thượng lưu, trung lưu, hạ lưu ở Hình 2.2. Trong Hình 2.2, tầng lớp cao chiếm hữu và kiểm soát nhiều loại nguồn lực và nguồn lợi của xã hội hơn cả, còn tầng lớp thấp có ít nguồn lực nhất. Hình 2.2 có dạng tổng thể tựa như hình ảnh “Kim tự tháp”, bởi vì tầng lớp nông dân dưới đáy chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tháp phân tầng. Điều này sẽ được lý giải và biểu hiện cụ thể hơn ở Mục 4 tiếp theo.

Hình 2. 2. Sơ đồ 3 tầng lớp xã hội (cao, trung lưu, thấp) ở Việt Nam

Tóm lại: Dựa vào tiêu chuẩn nghề nghiệp và địa vị KT-XH, ta đã phân chia và sắp xếp được thành 9 tầng lớp xã hội (Hình 2.2). Nếu so sánh trở lại với xã hội Việt Nam truyền thống trong lịch sử, thì trật tự/thứ bậc giữa các tầng lớp xã hội hiện nay đã có sự thay đổi. Tầng lớp thợ thủ công và tiểu thương (“con buôn”) trước kia được xếp ở vị trí cuối cùng trong xã hội (Vua-quan-địa chủ - Sĩ - Nông - Công - Thương), thì hiện nay hai tầng lớp này đã có vị trí cao hơn. Trong khi đó, tầng lớp nông dân chuyển xuống vị trí phía dưới trong bậc thang xã hội. Riêng tầng lớp Sĩ/trí thức (trung lưu bậc trên) vẫn giữ địa vị cao từ trong xã hội truyền thống ngày xưa cho đến hiện nay. Ấy thế mà, tư duy lý luận chủ quan thời bao cấp (và vẫn còn ảnh hưởng đến hiện nay) lại xếp tầng lớp trí thức ở vào vị trí cuối cùng trong xã hội: “Công - Nông - Binh - Trí sắp hàng tiến lên”.

4. Mô hình phân tầng xã hội có hình dạng “kim tự tháp” trong cả nướcvà hình “quả trám” ở khu vực đô thị

Sau khi trình bày thứ bậc cao thấp giữa các tầng lớp xã hội trên đây, mục này sẽ trình bày tiếp bảng số liệu tỉ lệ % thể hiện 9 tầng lớp xã hội qua các năm 2002~2014 như sau:

Bảng 2. 6. Tỉ lệ dân số các tầng lớp xã hội ở Việt Nam (2002~2014)[ii]

Tầng lớp xã hội

2002

2004

2006

2008

2010

2012

2014

Lãnh đạo

0,8

1,0

1,1

1,0

0,6

0,5

0,6

Doanh nhân

0,2

0,4

0,5

0,4

0,5

0,6

0,6

Chuyên môn cao

1,8

2,4

2,8

3,7

4,7

5,1

5,4

Nhân viên

4,0

4,6

4,6

4,5

5,2

5,1

5,1

Công nhân

2,2

2,4

2,7

3,1

5,3

5,9

5,8

Buôn bán, dịch vụ

2,8

3,2

3,7

4,6

12,9

13,4

13,6

Tiểu thủ công nghiệp

9,3

10,3

11,4

12,4

13,1

13,4

13,6

Lao động giản đơn

20,9

22,3

21,7

19,8

10,4

9,0

9,7

Nông dân

58,0

53,4

51,6

50,4

47,3

47,0

45,6

Tổng số (N)

70.453

21.579

21.474

21.280

20.721

20.947

20.765

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2002~2014

Trong Bảng 2.6, các nhóm thuộc tầng lớp trung lưu (chuyên môn bậc cao, nhân viên, công nhân và buôn bán–dịch vụ) thể hiện những đặc trưng của xã hội công nghiệp còn chiếm tỉ lệ ít (mặc dù tỉ lệ này đang tăng dần từ các năm 2002 đến 2014). Cụ thể, tỉ lệ các tầng lớp trung lưu tăng lên qua 7 cuộc khảo sát VHLSS từ năm 2002 đến 2014 như sau: 10,8% →12,6% →13,8% →15,9% → 28,1% → 29,5% → 29,9% (trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,6%). Trong bảng này có 3 tầng lớp (tiểu thủ công nghiệp, lao động giản đơn và nông dân) thể hiện như là tầng lớp của xã hội truyền thống ngày xưa (Nông - Công). Nói cách khác, đây là những tầng lớp thể hiện nhiều đặc trưng của xã hội truyền thống hơn là xã hội hiện đại, với tổng dân số của 3 tầng lớp này chiếm 88,2% (năm 2002) giảm xuống còn 68,9% (năm 2014). Trong đó, tỉ lệ tầng lớp lao động giản đơn và nông dân có xu hướng giảm, còn tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng lên. Riêng tỉ lệ tầng lớp nông dân có xu hướng giảm đi rõ rệt (nhưng còn chậm) qua 7 cuộc khảo sát VHLSS từ năm 2002 đến 2014 như sau: 58,0% → 53,4% → 51,6% → 50,4% → 47,3% → 47,0% → 45,6% (trung bình mỗi năm giảm được khoảng 1,0% nông dân – đây là tốc độ giảm chậm chạp). Sự giảm đi của tầng lớp nông dân là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tiến hành ở nước ta.

Từ số liệu ở Bảng 2.6, ta có thể vẽ được 7 đồ thị thể hiện các tầng lớp xã hội cho 7 cuộc điều tra VHLSS (2002~2014), nhưng chúng đều có hình dạng tương tự như nhau. Hình 2.3 là đồ thị của 2 năm 2002, 2014 đại diện cho xu hướng biến đổi mô hình phân tầng xã hội trong cả nước từ năm 2002 đến 2014. Qua Hình 2.3 ta thấy, mô hình phân tầng xã hội trong thời gian qua (2002~2014) có hình dạng kim tự tháp với đa số nông dân ở dưới đáy. Mô hình này bao chứa trong nó nhiều tầng lớp của xã hội truyền thống (ví dụ, tiểu thủ công nghiệp và nông dân). Các tầng lớp đại diện cho xã hội công nghiệp còn nhỏ bé (chuyên môn bậc cao, nhân viên, công nhân và buôn bán - dịch vụ).

Hình 2. 3. Mô hình các tầng lớp xã hội ở Việt Nam (2002~2014)

Trên đây là mô hình phân tầng xã hội trong tổng thể cả nước. Khi phân tách thành hai khu vực nông thôn và đô thị, ta có 9 tầng lớp xã hội cho mỗi khu vực được thể qua Bảng 2.7 đại diện cho thời gian từ năm 2002 đến 2014.Hình 2. 3. Mô hình các tầng lớp xã hội ở Việt Nam (2002~2014)

Bảng 2. 7.Tỉ lệ dân số các tầng lớp xã hội ở khu vực nông thôn và đô thị(2002, 2014)

Tầng lớp xã hội

2002

2014

Nông thôn

Đô thị

Nông thôn

Đô thị

N

%

N

%

N

%

N

%

Lãnh đạo

377

0,7

167

1,1

83

0,6

41

0,7

Doanh nhân

58

0,1

103

0,7

21

0,1

94

1,7

Chuyên môn cao

398

0,7

846

5,7

285

1,9

808

14,3

Nhân viên

1.298

2,3

1.499

10,1

520

3,4

529

9,4

Công nhân

717

1,3

785

5,3

735

4,9

459

8,1

B.bán-D.vụ

902

1,6

1.067

7,2

1.408

9,3

1.361

24,0

Tiểu thủ CN

4.088

7,4

2.422

16,3

1.994

13,2

827

14,6

L.động giản đơn

9.297

16,7

5.328

35,9

1.354

9,0

647

11,4

Nông dân

38.490

69,2

2.610

17,6

8.703

57,6

895

15,8

Chung

55.626

100,0

14.827

100,0

15.103

100,0

5.662

100,0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002, 2014

Từ số liệu ở Bảng 2.7, ta vẽ được 2 cặp đồ thị ở Hình 2.4 thể hiện xu hướng biến đổi mô hình phân tầng xã hội từ nông thôn chuyển lên đô thị trong thời kỳ 12 năm (2002~2014).

 

Hình 2. 4. Mô hình các tầng lớp xã hội ở nông thôn và đô thị(2002, 2014)

Nhìn vào đồ thị ở Hình 2.4 ta thấy, mô hình các tầng lớp xã hội ở khu vực nông thôn vẫn có hình dạng kim tự tháp, còn ở đô thị là hình quả trám. Mô hình này thể hiện sự tương phản rõ rệt giữa hai khu vực nông thôn và đô thị ở Việt Nam. Nông thôn vẫn là xã hội truyền thống, còn đô thị đã biểu lộ hình dáng của xã hội hiện đại. Điều này cho thấy, tiến hành công nghiệp hóa mới thể hiện rõ ở khu vực đô thị. Như vậy, quá trình chuyển biến từ xã hội truyền thống sang xã hội công nghiệp (được thể hiện qua mô hình phát triển xã hội là chuyển từ mô hình khu vực nông thôn sang mô hình đô thị) ở Việt Nam còn rất dài mới đạt được mô hình cả nước có hình quả trám.

Tóm lại: Mục này trình bày mô hình kim tự tháp về phân tầng xã hộiở Việt Nam. Dựa trên thứ bậc cao thấp giữa các tầng lớp xã hội và tỉ lệ mỗi tầng lớp trong cấu trúc xã hội tổng thể, ta có thể mô phỏng hình dạng phân tầng xã hội ở Việt Nam như là hình ảnh “kim tự tháp” với tầng lớp nông dân chiếm tỉ lệ đông đảo nằm ở dưới đáy và có địa vị kinh tế - xã hội vào loại thấp nhất (so với các tầng lớp xã hội khác). Trong mô hình này, các tầng lớp xã hội truyền thống chiếm tỉ lệ lớn và là chủ yếu (ví dụ, tiểu thủ công nghiệp và nông dân), các tầng lớp của xã hội hiện đại (là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa) chiếm phần nhỏ bé (ví dụ, chuyên môn bậc cao và nhân viên). Các tầng lớp đại diện cho xã hội hiện đại có địa vị kinh tế - xã hội cao hơn và nằm ở nửa trên tháp phân tầng. Các tầng lớp của xã hội truyền thống có địa vị thấp hơn và nằm ở nửa dưới tháp. Trong đó, tầng lớp nông dân có địa vị kinh tế - xã hội vào loại thấp nhất (ở dưới đáy). Điều này đã thể hiện câu hỏi: “Ai có được cái gì?” (chưa trả lời được câu hỏi: Tại sao lại như vậy?). Đây là mô hình của xã hội chưa hiện đại, mà đang trong quá trình chuyển đổi sang xã hội công nghiệp –chính xác hơn là đang ở giai đoạn đầu của xã hội công nghiệp. Xu hướng vận động của mô hình “kim tự tháp” sẽ tiến tới hình dạng “quả trám” – như từ nông thôn chuyển lên đô thị (Hình 2.4). Sở dĩ như vậy, bởi vì khi trở thành một nước công nghiệp, thì các tầng lớp đặc trưng cho xã hội công nghiệp phải thể hiện rõ và chiếm tỉ lệ đông đảo, còn các tầng lớp của xã hội truyền thống (đặc biệt là nông dân) chỉ còn tỉ lệ nhỏ bé.Do đó, mô hình hệ thống phân tầng xã hội của một nước công nghiệp là phải có hình dạng “quả trám”. Trên thế giới, hệ thống phân tầng xã hội hình quả trám với các tầng lớp trung lưu ở giữa (middleclass) phình to ra và nông dân ở dưới đáy thu hẹp là dạng mô hình phổ biến ở các nước công nghiệp hiện đại: “Theo hầu hết những quan sát, giai cấp trung lưu hiện nay bao gồm phần lớn dân số nước Anh và hầu hết các nước đã công nghiệp hóa khác” (Giddens, 2001:293).

 

5. Tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội

Bức tranh tổng quan về bất bình đẳng nói chung ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới cho thấy khoảng cách giữa các nhóm hộ từ giàu đến nghèo ngày càng doãng ra và bất bình đẳng đang gia tăng. Cụ thể, qua 7 cuộc khảo sát định lượng VHLSS2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012,2014đã cho biếthệ số chênh lệch về thu nhập bình quân 1 người 1 tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất lần lượt tăng lên qua các năm tương ứng như sau:8,1 lần→ 8,3 lần→8,4 lần→8,9 lần→9,2lần→ 9,4lần→ 9,7lần(Tổng cục Thống kê,2016:19, 303).Kết quả nghiên cứu định tính của Ngân hàng Thế giới qua trải nghiệm thực tế trong cuộc sống của người dân cũng cho rằng bất bình đẳng đã gia tăng đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây: “Nghiên cứu về nhận thức cho thấy người dân Việt Nam, dù ở đô thị hay nông thôn, dù giàu hay nghèo đều cho rằng tình trạng bất bình đẳng đã gia tăng đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây” (Ngân hàng Thế giới, 2012:148). Nhận thức và đánh giá về bất bình đẳng xã hội đang gia tăng cũng thường xuất hiện qua báo chí và các nhà hoạch định chính sách, các học giả ở Việt Nam. Phân tích chuyên sâu các bộ số liệu VHLSS (2002~2012), tôi đã đưa ra nhận định khái quát rằng:

“Qua 20 năm đổi mới (1992~2012), bất bình đẳng trong phạm vi cả nước ngày càng tăng lên và ở mức cao nhất, tiếp đó là khu vực đô thị, cuối cùng là nông thôn. […] bất bình đẳng mức sống ở Việt Nam nói chung ít nhất đã thuộc loại mức độ bất bình đẳng vừa từ năm 2008 đến nay. […] Trong quá trình bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam (cũng như khu vực nông thôn) đã xuất hiện sự phân cực xã hội. Một cực là nhóm giàu có mức sống cao nhất, cực kia là các nhóm còn lại (trong đó nhóm nghèo là thấp nhất). Như vậy, ta có thể nhận định rằng sự bất bình đẳng hiện nay ở Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn nói riêng có xu hướng phân hóa thành hai cực. Đây là nhận định mới và tổng kết khái quát về xu hướng bất bình đẳng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Đỗ Thiên Kính, 2015a:18).

Vậy, khái niệm “phân cực” trong nhận định trên đây là gì? Theo cuốn sách “Từ điển xã hội học Oxford”, thì: “Phân cực là xu hướng tập trung vào hai cực đối lập. […] Nhưng dù sao, phát biểu một cách chặt chẽ, thuật ngữ phân cực nhằm nói đến sự phân rẽ và đối lập của hai nhóm bất bình đẳng nhau ở hai đầu mút của sự phân bố các nguồn lực” (Scott, J., 2009:570). Tức là sự phân bố các nguồn lực, nguồn lợi xã hội có xu hướng phân rẽ và tập trung vào hai cực đối lập (tương phản) bất bình đẳng nhau. Dựa vào khái niệm phân cực này, ta hãy tìm hiểu tình trạng bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội như thế nào?

Nội dung trình bày trong mục này là bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội về tài sản chỗ ở (gồm nhà ở và đất ở). Tài sản chỗ ở là chỉ báo rất cơ bản thể hiện mức sống tổng hợp của dân cư. Các nhà lý luận mác-xít đã từng nhấn mạnh con người ta trước hết cần phải ăn, mặc, ở, sau đó mới đến hoạt động chính trị, khoa học và nghệ thuật. Sau khi lao động có nguồn thu nhập để trang trải những nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày, các hộ gia đình thường cố gắng để dành ra phần tích lũy cho việc tu tạo và xây dựng chỗ ở của mình. Như vậy, ta có thể coi trị giá tài sản chỗ ở như là tài khoản thu nhập “cộng dồn” sau nhiều năm lao động. Theo cách hiểu như thế, tài sản chỗ ở có ý nghĩa “gấp nhiều lần” so với chỉ báo thu nhập (hoặc chi tiêu) trong sự phản ánh mức sống của người dân. Cuộc sống của cư dân Việt Nam ngày trước thường mơ ước tới hình ảnh “nhà ngói, cây mít”, còn hiện nay thì vươn tới ước mơ cao hơn là “nhà lầu, xe hơi”. Vậy, sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hộiđược thể hiện qua các chỉ báo cụ thể về tài sản chỗ ở như thế nào? Ta hãy trả lời câu hỏi này dưới các góc độ bất bình đẳng về trị giá chỗ ở chính, kiểu loại ngôi nhà ở chính và có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác được trình bày dưới đây.

 

5.1.  Bất bình đẳng qua trị giá chỗ ở chính

Các tầng lớp xã hội trong Bảng 2.8 được phân chia dựa theo Hình 2.2. Trong bảng hỏi các cuộc điều tra VHLSS có câu hỏi thu thập số liệu về trị giá chỗ ở chính (đơn vị = 1000 đồng): “Nếu mua toàn bộ chỗ ở này bây giờ, theo ông/bà khoảng bao nhiêu tiền?” Kết quả xử lý số liệu câu hỏi nàyđược trình bày trong Bảng 2.8 và đồ thị Hình 2.5 tương ứng. Trị giá tiền trong Bảng 2.8 là giá hiện hành, không so sánh được các năm với nhau. Do vậy, tôi đã dựa trên trị giá tiền của chỗ ở để tính toán khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội nhằm so sánh các năm với nhau. Số liệu ở Bảng 2.8 được minh họa bằng đồ thị Hình 2.5 thể hiện khoảng cách chênh lệch trị giá chỗ ở chính giữa các tầng lớp xã hội được rõ ràng và trực quan hơn. Đối chiếu với khái niệm phân cực nêu trên, ta thấy Hình 2.5 (a) có hai cực phân biệt nhau rõ rệt. Một cực gồm tầng lớp doanh nhân và chuyên môn bậc cao có 2 đường đồ thị nổi lên cao nhất cách xa các tầng lớp phía dưới. Cực thứ hai bao gồm 7 tầng lớp còn lại (trong đó tầng lớp nông dân ở vị trí thấp nhất) với 7 đường đồ thị gần nhau hơn. Như vậy, ta thấy sự phân cực giữa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam. Khi quy giản từ 9 tầng lớp thành 3 tầng lớp (cao/thượng lưu, trung lưu, thấp/hạ lưu), ta thấy 3 đường đồ thị có xu hướng ngày càng loe ra ở Hình 2.5 (b), nhưng thể hiện sự loe ra với bắt đầu thu hẹp. Đồ thị loe ra ở Hình 2.5 (b) là rõ ràng hơn ở Hình 2.5 (a). Khi tìm hiểu đến chỉ báo có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khácthì sự loe ra của đồ thị sẽ còn rõ ràng hơn nữa (tiểu mục 5.3). Điều này thể hiện khoảng cách chênh lệch giữa 3 tầng lớp xã hội ngày càng tăng lên. Nói cách khác, tồn tại tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội với sự bắt đầu thu hẹp.

Bảng 2. 8.Trị giá chỗ ở chính và khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp xã hộ i(2002~2014)

Tầng lớp xã hội

2002

2004

2006

2008

2010

2012

2014

 

Trị giá chỗ ở chính (1000 đ/người – giá hiện hành)

Lãnh đạo

33.406

38.600

64.093

94.582

131.499

232.877

342.358

Doanh nhân

89.456

163.148

245.416

399.467

831.347

747.136

705.155

Chuyên môn cao

94.445

218.884

209.959

328.847

604.502

576.968

542.349

Nhân viên

56.709

88.558

114.802

171.008

260.698

281.310

309.791

Công nhân

48.155

62.921

83.719

105.326

189.399

188.658

214.916

Buôn bán, dịch vụ

53.344

82.541

84.793

164.829

208.452

270.539

299.835

Tiểu thủ công nghiệp

31.199

53.531

55.770

83.337

108.755

158.778

167.580

Lao động giản đơn

32.556

57.344

71.273

102.976

105.441

128.429

142.861

Nông dân

7.818

17.562

21.225

33.408

56.593

84.895

95.428

Chung (1000 đ/người)

21.219

42.187

51.041

80.978

135.687

169.674

184.751

 

Khoảng cách chênh lệch (nông dân = 1 lần)

Lãnh đạo

4,3

2,2

3,0

2,8

2,3

2,7

3,6

Doanh nhân

11,4

9,3

11,6

12,0

14,7

8,8

7,4

Chuyên môn cao

12,1

12,5

9,9

9,8

10,7

6,8

5,7

Nhân viên

7,3

5,0

5,4

5,1

4,6

3,3

3,2

Công nhân

6,2

3,6

3,9

3,2

3,3

2,2

2,3

Buôn bán, dịch vụ

6,8

4,7

4,0

4,9

3,7

3,2

3,1

Tiểu thủ công nghiệp

4,0

3,0

2,6

2,5

1,9

1,9

1,8

Lao động giản đơn

4,2

3,3

3,4

3,1

1,9

1,5

1,5

Nông dân

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

 

Trị giá chỗ ở chính (1000 đ/người – giá hiện hành)

Tầng lớp cao (thượng lưu)

46.315

73.134

117.181

184.149

444.308

517.196

520.331

Tầng lớp trung lưu

60.397

106.943

119.746

193.375

281.011

308.695

329.077

Tầng lớp thấp (hạ lưu)

16.137

32.214

38.671

57.570

73.405

104.795

116.345

 

Khoảng cách chênh lệch (hạ lưu = 1 lần)

Tầng lớp cao (thượng lưu)

2,9

2,3

3,0

3,2

6,1

4,9

4,5

Tầng lớp trung lưu

3,7

3,3

3,1

3,4

3,8

2,9

2,8

Tầng lớp thấp (hạ lưu)

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2002~2014


Hình 2. 5. Bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội qua trị giá chỗ ở chính (2002~2014)

Lưu ý ở Hình 2.5 (a) vào năm 2010, tầng lớp doanh nhân và chuyên môn bậc cao có 2 đường đồ thị vọt lên cao đột ngột. Sở dĩ như vậy, vì năm 2010 là đỉnh điểm của cơn sốt trong thị trường đất đai đã làm cho trị giá chỗ ở chính của 2 tầng lớp này tăng lên cao hơn. Tương tự như vậy, cơ sốt đất đai năm 2010 cũng được thể hiện ở Hình 2.5 (b). Riêng tầng lớp lãnh đạo ở Hình 2.5 (a) có trị giá chỗ ở không cao tương ứng so với địa vị xã hội của tầng lớp này. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về chỉ báo kiểu loại ngôi nhà ở chính và có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác thì lại không như vậy. Tức là, tầng lớp lãnh đạo sẽ thể hiện có nhiều tài sản về chỗ ở hơn tầng lớp trung lưu bậc dưới và hạ lưu. Chúng ta hãy tiếp tục xem xét hai chỉ báo này ở các mục tiếp theo sau đây.

5.2. Bất bình đẳng qua kiểu loại ngôi nhà ở chính

Bảng 2. 9.Các tầng lớp xã hội sống trong loại nhà ở nào (2014)

 

Tầng lớp xã hội

Tổng (%)

Biệt thự

Kiên cố khép kín

Kiên cố không khép kín

Bán kiên cố

Tạm và khác

Lãnh đạo

100

3,8

34,9

18,8

42,0

0,6

Doanh nhân

100

3,1

68,9

3,6

24,1

0,3

Chuyên môn cao

100

2,7

60,4

5,4

31,1

0,4

Nhân viên

100

0,8

36,3

13,4

48,0

1,6

Công nhân

100

0,5

25,5

14,0

56,4

3,6

Buôn bán, dịch vụ

100

1,0

35,5

11,7

48,2

3,7

Tiểu thủ công nghiệp

100

0,3

22,8

16,6

56,8

3,5

Lao động giản đơn

100

0,6

18,4

12,9

60,7

7,5

Nông dân

100

0,3

8,1

15,0

66,7

10,0

 

 

 

 

 

 

 

Tầng lớp cao (thượng lưu)

100

3,5

51,6

11,3

33,2

0,4

Tầng lớp trung lưu

100

1,2

38,2

11,3

46,6

2,7

Tầng lớp thấp (hạ lưu)

100

0,3

12,5

15,0

63,9

8,4

Chung

100

0,6

20,6

13,8

58,4

6,6

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2014

 

 
   

Hình 2. 6. Các tầng lớp xã hội sống trong loại nhà ở nào (2014)

Cùng với trị giá chỗ ở chính trình bày trên đây, trong bảng hỏi các cuộc điều tra VHLSS còn có câu hỏi: “Ngôi nhà chính hộ ông/bà đang ở thuộc loại nào?” Các phương án trả lời câu hỏi này được thể hiện trong Bảng 2.9. Đây là câu hỏi dành cho đơn vị hộ gia đình, còn các tầng lớp xã hội lại theo đơn vị cá nhân. Do vậy, sẽ có tình trạng hai cá nhân ở hai tầng lớp khác nhau (ví dụ, lãnh đạo và nông dân) cùng sống trong một ngôi nhà. Điều này dẫn đến mỗi kiểu loại nhà ở hầu như thể hiện đầy đủ tất cả các tầng lớp xã hội. Nhưng dù sao, quy luật thống kê số lớn trong toàn mẫu khảo sát vẫn thể hiện tình trạng nhà ở giữa các tầng lớp xã hội có sự phân hóa thành hai cực rõ rệt (Bảng 2.9). Ở cực thứ nhất, những tầng lớp trên đỉnh tháp phân tầng (lãnh đạo, doanh nhân, chuyên môn bậc cao) có tỉ lệ sinh sống trong những ngôi nhà biệt thự và kiên cố khép kín là lớn hơn những tầng lớp khác (xem những con số in đậm đối với 3 nhóm đỉnh). Mặt khác, ở cực thứ hai, những tầng lớp thuộc nửa dưới tháp phân tầng (tiểu thủ công nghiệp, lao động giản đơn, nông dân) có tỉ lệ sinh sống trong những ngôi nhà bán kiên cố và nhà tạm là lớn hơn những tầng lớp khác (xem những con số in đậm đối với 3 tầng lớp đáy). Quay trở lại tầng lớp lãnh đạo ở Hình 2.5 (a) có trị giá chỗ ở không cao tương ứng so với địa vị xã hội của họ, nhưng ở Bảng 2.9 đã thể hiện “đẳng cấp cao” tương ứng của tầng lớp này với tỉ lệ nhà biệt thự là cao nhất (3,8%).

Khi quy giản từ 9 tầng lớp thành 3 tầng lớp cao (thượng lưu), tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp (hạ lưu), ta thấy sự phân cực cũng tương tự và rõ ràng hơn (đồ thị Hình 2.6 thể hiện cho 3 tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu trong Bảng 2.9). Cụ thể, đối với kiểu loại nhà ở biệt thự và nhà tạm, nhà khác đều có ít người sinh sống trong đó, nhưng cột đồ thị của tầng lớp cao (thượng lưu) vẫn nổi lên cao hơn ở loại nhà biệt thự. Ngược lại, cột đồ thị của tầng lớp thấp (hạ lưu) lại nổi lên cao hơn ở loại nhà tạm và nhà khác. Tiếp theo, đối với hai loại nhà kiên cố khép kín và bán kiên cố cũng thể hiện hình ảnh hai cột đồ thị tương phản nhau giữa hai tầng lớp thượng lưu và hạ lưu (Hình 2.6). Như vậy, mặc dù trị giá chỗ ở dễ gây ra sự hoài nghi về thu thập số liệu, còn kiểu loại ngôi nhà thì ai cũng nhìn thấy, nhưng cả hai Hình 2.5 (a) và Hình 2.6 đều thể hiện sự phân cực rõ ràng về chỗ ở chính. Cả hai hình này đều phù hợp với khái niệm phân cực nêu trên.

 

5.3.  Bất bình đẳng qua tài sản có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác

Ngoài nơi ở chính hiện tại, VHLSS có câu hỏi thu thập thông tin về nơi ở thứ hai trở lên, hoặc có mảnh đất ở khác nữa: “Ngoài chỗ đang ở, hộ ông/bà còn mảnh đất ở hoặc nhà ở khác không?” Phương án trả lời là Có, hoặc Không. Kết quả phân tích tỉ lệ % có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác của các tầng lớp xã hội được trình bày trong Bảng 2.10 và đồ thị Hình 2.7 tương ứng. Tỉ lệ % trong Bảng 2.10 hoàn toàn so sánh trực tiếp được các năm với nhau, do vậy không cần tính toán khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội như Bảng 2.8 nữa. Số liệu ở Bảng 2.10 được minh họa bằng đồ thị Hình 2.7 thể hiện tỉ lệ % có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác giữa các tầng lớp xã hội được rõ ràng và trực quan hơn. Đối chiếu với khái niệm phân cực nêu trên và so sánh với Hình 2.5 (a), Hình 2.6, ta thấy Hình 2.7 (a) cũng có hai cực phân biệt nhau rõ rệt. Một cực là tầng lớp doanh nhân có đường đồ thị nổi lên cao nhất và cách xa các tầng lớp phía dưới. Cực thứ hai bao gồm 8 tầng lớp còn lại với 8 đường đồ thị gần nhau hơn (trong đó tầng lớp nông dân vẫn ở vị trí thấp nhất, còn tầng lớp lãnh đạo và chuyên môn bậc cao vẫn ở trên cùng). Quay trở lại tầng lớp lãnh đạo ở Hình 2.5 (a) có trị giá chỗ ở không cao tương ứng so với địa vị xã hội của họ, nhưng ở Hình 2.7 (a) đã thể hiện “đẳng cấp cao” tương ứng của tầng lớp này (họ chỉ ở dưới tầng lớp doanh nhân và tương đương với tầng lớp chuyên môn bậc cao). Như vậy, ta thấy sự phân cực giữa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam. Khi quy giản từ 9 tầng lớp thành 3 tầng lớp cao (thượng lưu), tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp (hạ lưu), ta thấy 3 đường đồ thị có xu hướng ngày càng loe ra ở Hình 2.7 (b). Đồ thị loe ra ở Hình 2.7 (b), Hình 2.7 (a) và Hình 2.5 (b) đều tương tự như nhau. Điều này thể hiện tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội với sự bắt đầu thu hẹp.

Bảng 2. 10. Tỉ lệ các tầng lớp xã hội có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác (2002~2014)

Tầng lớp xã hội

2002

2004

2006

2008

2010

2012

2014

 

Đơn vị = %

Lãnh đạo

7,2

14,1

17,9

19,9

18,3

15,8

14,9

Doanh nhân

12,5

28,7

29,9

41,4

29,1

20,5

24,2

Chuyên môn cao

10,0

16,6

15,9

20,9

14,0

16,5

16,2

Nhân viên

6,8

14,8

14,0

18,1

13,5

10,1

13,5

Công nhân

7,2

13,1

11,7

12,8

9,5

11,8

8,9

Buôn bán, dịch vụ

7,5

14,2

10,6

15,1

12,5

10,6

13,3

Tiểu thủ công nghiệp

5,4

9,8

9,8

9,1

9,2

8,0

8,3

Lao động giản đơn

5,2

10,4

9,5

10,0

7,2

6,8

6,1

Nông dân

3,5

7,2

7,6

7,5

6,3

5,5

6,7

Chung

4,5

9,3

9,2

9,9

8,6

7,9

8,9

 

Đơn vị = %

Tầng lớp cao (thượng lưu)

8,4

18,2

21,4

26,2

23,2

18,4

19,5

Tầng lớp trung lưu

7,6

14,7

13,0

16,9

12,4

11,8

13,0

Tầng lớp thấp (hạ lưu)

4,1

8,3

8,4

8,3

6,9

6,1

6,9

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2002~2014

 

♣Hình 2. 7. Tỉ lệ các tầng lớp xã hội có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác (2002~2014)

Kết quả nghiên cứu bất bình đẳng về tài sản chỗ ở trình bày trên đây cũng được bổ sung bằng nghiên cứu trước đó từ phân tích số liệu VHLSS của tác giả cho thấy, hộ gia đình của tầng lớp lãnh đạo ở khu vực nông thôn có diện tích sử dụng các loại đất trồng trọt (đất trồng cây hàng năm, lâu năm và đất rừng) nhiều nhất. Còn hộ gia đình nông dân ngày càng sử dụng ít diện tích đất trồng trọt hơn so với tầng lớp lãnh đạo: “Tổng hợp lại diện tích các loại đất trồng trọt đặt cạnh nhau (Hình 2.8), có thể thấy xu hướng dịch chuyển (dòng dịch chuyển) diện tích các loại đất trồng trọt tập trung vào nhóm hộ lãnh đạo, quản lý là nhiều hơn so với nhóm hộ nông dân” (Đỗ Thiên Kính, 2015c:43).

Hình 2. 8.Diện tích đất trồng trọt do các hộ gia đình ở nông thôn quản lý và sử dụng

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2004, 2006, 2008, 2010

Tóm lại, qua trình bày cả ba chỉ báo về trị giá chỗ ở chính, kiểu loại ngôi nhà ở chính và có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác ta thấy, sự phân cực giữa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam. Một cực là tầng lớp cao (thượng lưu) có nguồn tài sản chỗ ở chính nhiều hơn cực kia - các tầng lớp còn lại. Điều này thể hiện các tầng lớp ở trên có nhiều thứ hơn (cụ thể là tài sản chỗ ở chính) so với các tầng lớp ở dưới. Tức là thể hiện câu hỏi: “Ai có được cái gì?” (chưa trả lời được câu hỏi: Tại sao lại như vậy?). Đồng thời với quá trình phân cực là tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội với sự bắt đầu thu hẹp. Tình trạng phân cực giữa các tầng lớp xã hội và bất bình đẳng tăng lên là biểu hiện trên bề mặt cuộc sống. Vậy, lý giải hiện trạng này như thế nào? Hoặc là, tại sao có sự phân cực trong mô hình phân tầng xã hội ở Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, ta hãy xem xét trong tiểu mục tiếp theo.

 

5.4. Tại sao có sự phân cực giữa các tầng lớp xã hội?

Chúng ta hãy đi tìm câu trả lời từ vấn đề là ở chỗ, do mô hình phân tầng xã hội có dạng “kim tự tháp” với tầng lớp trung lưu còn nhỏ bé, đã tạonên mô hình phân tầng xã hội hai cực trong thời kỳ đổi mới. Ta hãy tìm hiểu vấn đề này trên thế giới để soi tỏ cho trường hợp Việt Nam.

Nước Mỹ đã từng có một giai cấp trung lưu đông đảo. Nhưng, từ năm 1968 đến 1983, quy mô dân cư được phân loại là “giai cấp trung lưu” theo thu nhập bắt đầu co lại. Trong khi đó, những hộ gia đình kiếm được tiền ở mức cao và mức thấp lại tăng lên. Các hộ giàu và hộ nghèo đang thay thế vào khoảng trống rộng rãi của các hộ trung lưu trước đây bị co lại. Tức là, các hộ gia đình ở hai mức thu nhập cao nhất và thấp nhất tăng nhanh hơn các hộ gia đình trung lưu ở giữa. Tình trạng này dẫn tới sự phân cực về thu nhập đã tăng lên ở nước Mỹ trong thời kỳ này. Sở dĩ như vậy, bởi vì những biến đổi về kinh tế, chính trị và nhân khẩu đã góp phần vào sự thay đổi này (Persell, 1987:211).

“Những xu hướng như trên rất có thể dẫn chúng ta đến xã hội hai cực. Trong đó, người nghèo và phụ nữ không phải da trắng sẽ tạo thành một giai cấp ở dưới, còn người giàu và nam giới da trắng sẽ thống trị từ trên xuống. Kết quả rất có thể là sự phân cực ngày càng tăng ở tất cả mọi khía cạnh của xã hội. Điều này được phản ánh trong mọi thứ từ các sản phẩm tiêu dùng, đến nhà ở, chăm sóc sức khỏe và xuất hiện sự khác biệt về văn hóa giai cấp. Chúng ta cũng có thể lường trước sự va chạm và xung đột giữa các nhóm xã hội. […]

Theo truyền thống, sự tồn tại một giai cấp trung lưu đông đảo đáp ứng như là cái giảm xóc về chính trị và kinh tế, và nhen nhóm nlêm hy vọng di động xã hội của con người và trách nhiệm của họ đối với trật tự xã hội, kinh tế và chính trị. Trái lại, các nước Mỹ La tinh có dân cư giai cấp trung lưu nhỏ bé lại nghiêng về đầu tư cho lực lượng cảnh sát để kiểm soát giai cấp bên dưới. Các chế độ độc tài quân phiệt nở rộ. Những người giàu sống trong lo lắng bị vây bọc xung quanh, trong những khu vực có tường bao quanh với dây thép gai, có chó gác và những người bảo vệ có vũ trang. Những người nghèo đấu tranh để nuôi con cái họ và ngày càng giận dữ với chế độ có ít hy vọng cải thiện tình trạng. Những điều kiện như thế là không thuận lợi cho một xã hội dân chủ rộng mở. Đó là điều có thể xảy ra những hậu quả giống như các hậu quả này đã khiến cho các nhà xã hội học quan tâm khi họ xem xét xu hướng dẫn tới một xã hội hai cực ở Mỹ” (Persell, 1987:214).

Như vậy, nước Mỹ từ cấu trúc xã hội có giai cấp trung lưu đông đảo chuyển sang trạng thái co lại đối với giai cấp này, còn các giai cấp ở hai đầu đỉnh và đáy tháp phân tầng phình to ra. Quá trình này đã dẫn đến xã hội hai cực trong thời kỳ 1968~1983. Còn ở Việt Nam thì ngược lại. Tức là, tầng lớp trung lưu ở nước ta nhỏ bé từ trước (giống với các nước Mỹ La tinh trên đây). Quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang làm cho tầng lớp trung lưu lớn dần lên, nhưng còn chậm chạp (xem lại Bảng 2.6). Cụ thể, tỉ lệ các tầng lớp trung lưu tăng lên qua 7 cuộc khảo sát VHLSS từ năm 2002 đến 2014 như sau: 10,8% →12,6% →13,8% →15,9% → 28,1% → 29,5% → 29,9% (trung bình mỗi năm tầng lớp trung lưu tăng khoảng 1,6% do tầng lớp thấp giảm trung bình 1,6% di động đi lên tầng lớp trung lưu). Do tầng lớp trung lưu còn nhỏ bé, cho nên mô hình phân tầng xã hội hai cực ở Việt Nam đã thể hiện trong thời kỳ đổi mới. Đến khi nào Việt Nam hoàn thành công nghiệp hóa và trở thành nước công nghiệp, thì cấu trúc xã hội sẽ có tầng lớp trung lưu đông đảo. Cũng đến lúc ấy, mô hình phân tầng hai cực hiện nay sẽ thay đổi và bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội sẽ giảm đi.

Còn hiện nay, mô hình phân tầng hai cực biểu hiện qua đánh giá tổng hợp về sự cải thiện cuộc sống nói chung của các tầng lớp xã hội ở hai đầu tháp phân tầng cũng thể hiện sự tương phản nhau (qua kết quả xử lý số liệu câu hỏi trong Bảng 2.11 từ VHLSS).

Bảng 2. 11. So với 5 năm trước, cuộc sống gia đình ông/bà có được cải thiện hơn không?

Đơn vị: %

Tầng lớp

xã hội

Tổng (%)

2012 (so với năm 2008)

2014 (so với năm 2010)

Hơn nhiều

Hơn ít

Như cũ

Giảm sút

Không biết

Hơn nhiều

Hơn ít

Như cũ

Giảm sút

Không biết

Lãnh đạo

100

48,8

45,9

3,1

2,2

0,0

31,1

62,7

4,7

1,5

0,0

Doanh nhân

100

44,3

49,0

5,4

1,3

0,0

41,0

46,6

11,6

1,0

0,0

Chuyên môn cao

100

36,9

55,5

4,7

2,4

0,5

37,5

54,9

6,0

1,6

0,0

Nhân viên

100

37,8

53,1

6,3

2,8

0,0

38,2

52,8

5,9

3,0

0,1

Công nhân

100

22,4

61,5

11,3

4,6

0,2

26,0

63,7

7,4

2,9

0,0

B.bán-D.vụ

100

29,1

53,2

12,2

5,4

0,1

27,2

58,1

10,0

4,6

0,1

Tiểu thủ CN

100

28,4

58,3

9,1

4,1

0,1

26,0

60,8

8,7

4,2

0,3

L.động g.đơn

100

24,3

55,8

12,6

7,1

0,3

20,6

61,4

12,2

5,4

0,5

Nông dân

100

28,3

57,4

9,5

4,8

0,1

27,3

58,5

9,2

4,6

0,3

Chung

100

28,8

56,6

9,7

4,7

0,2

27,6

58,8

9,1

4,2

0,3

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2012, 2014

Trong Bảng 2.11 ta thấy, các tầng lớp ở phía trên tháp phân tầng có tỉ lệ cuộc sống hộ gia đình được cải thiện nhiều hơn so với các tầng lớp ở phía dưới tháp. Trái lại, các tầng lớp ở phía dưới tháp lại có tỉ lệ cuộc sống hộ gia đình bị giảm sút là nhiều hơn so với các tầng lớp ở phía trên tháp. Các dãy số in đậm ở Bảng 2.11 thể hiện sự tương phản hai cực trong tháp phân tầng xã hội ở Việt Nam. Một cực có cuộc sống gia đình được cải thiện nhiều hơn, còn cực kia thì ngược lại và bị giảm sút cuộc sống gia đình nhiều hơn. Đây là quá trình diễn ra theo xu hướng trái chiều nhau (tương phản) ở hai phía trên và dưới tháp phân tầng.

Như vậy, tình trạng bất bình đẳng hai cực trình bày trên đây là sự bất bình đẳng bền vững thuộc về cấu trúc xã hội và là thuộc tínhcủa hệ thống phân tầng xã hội hình kim tự tháp ở Việt Nam.Đây là cách nhìn cơ bản, bởi vì đó là cách nhìn về bất bình đẳng từ trong cốt lõi bản chất thuộc về mô hình phân tầng xã hội.

(còn nữa)

 

 

 

 

 

 

 

 

 


[i] Sự phân chia thành 3 tầng lớp xã hội ở Hình 2.2 có khác chút ít so với phân chia thành 3 tầng lớp trong nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012).

[ii] Tỉ lệ các tầng lớp xã hội trong bảng này có sự chênh lệch chút ít so với nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012) do mở rộng độ tuổi trong phân tích số liệu (đã giải thích ở phần trước).


[i] Tầng lớp này được phân nhóm lại so với nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012). Cụ thể, nhóm mã nghề số 91 “Lao động giản đơn về bán hàng và làm dịch vụ” ở VHLSS 2002~2008 – nó từng được phân nhóm vào tầng lớp Buôn bán – Dịch vụtrong nghiên cứu trước đây, nay được phân nhóm trở lại vào tầng lớp Lao động giản đơn. Nó chính là mã nghề số 95 ở VHLSS 2010~2014. Do vậy, tỉ lệ hai tầng lớp Buôn bán – Dịch vụLao động giản đơn và số liệu về mức sống của họ trong nghiên cứu trước đây có sự chênh lệch chút ít so với nghiên cứu này.

[ii] Tầng lớp này được phân nhóm lại so với nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012) (như chú thích 15 ở trên).

 


[i] Hệ thống nghề nghiệp Việt Nam được Tổng cục Thống kê phân loại dựa trên hai khái niệm chính: loại công việc đã làm và tay nghề. Loại công việc là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm gắn liền với phương tiện để thực hiện nó. Loại công việc là cơ sở để phân loại nghề. Taynghề là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm mà một nghề đòi hỏi. Tay nghề được thể hiện trên 2 mặt: (a) Trình độ tay nghề: là sự kết hợp của mức độ phức tạp và phạm vi mà các nhiệm vụ và trách nhiệm phải giải quyết; (b) Đặc tính chuyên môn hóa: bao gồm lĩnh vực chuyên môn mà công việc đòi hỏi, các công cụ máy móc đã sử dụng, các nguyên liệu vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra (Tổng cục Thống kê, 2008). Dựa vào những khái niệm và tiêu chuẩn này, TCTK đã phân chia thành 48 lĩnh vực nghề nghiệp (mã số nghề cấp II, gồm 2 chữ số) được sử dụng trong các cuộc khảo sát VHLSS (Bảng 2.3).

[ii] Nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012) lựa chọn các cá nhân trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi để sắp xếp họ vào các tầng lớp xã hội. Do vậy, tỉ lệ các tầng lớp xã hội và số liệu về mức sống của họ trong nghiên cứu trước đây có sự chênh lệch chút ít so với nghiên cứu này.

[iii] Các mã số cấp II vềlực lượng quân đội là khác nhau trong những cuộc khảo sát VHLSS.


[i] Hệ thống nghề nghiệp Việt Nam được Tổng cục Thống kê phân loại dựa trên hai khái niệm chính: loại công việc đã làm và tay nghề. Loại công việc là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm gắn liền với phương tiện để thực hiện nó. Loại công việc là cơ sở để phân loại nghề. Taynghề là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm mà một nghề đòi hỏi. Tay nghề được thể hiện trên 2 mặt: (a) Trình độ tay nghề: là sự kết hợp của mức độ phức tạp và phạm vi mà các nhiệm vụ và trách nhiệm phải giải quyết; (b) Đặc tính chuyên môn hóa: bao gồm lĩnh vực chuyên môn mà công việc đòi hỏi, các công cụ máy móc đã sử dụng, các nguyên liệu vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra (Tổng cục Thống kê, 2008). Dựa vào những khái niệm và tiêu chuẩn này, TCTK đã phân chia thành 48 lĩnh vực nghề nghiệp (mã số nghề cấp II, gồm 2 chữ số) được sử dụng trong các cuộc khảo sát VHLSS (Bảng 2.3).

[ii] Nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012) lựa chọn các cá nhân trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi để sắp xếp họ vào các tầng lớp xã hội. Do vậy, tỉ lệ các tầng lớp xã hội và số liệu về mức sống của họ trong nghiên cứu trước đây có sự chênh lệch chút ít so với nghiên cứu này.

[iii] Các mã số cấp II vềlực lượng quân đội là khác nhau trong những cuộc khảo sát VHLSS.

 

 
 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114443873

Hôm nay

2124

Hôm qua

2307

Tuần này

21686

Tháng này

219047

Tháng qua

112676

Tất cả

114443873