Những góc nhìn Văn hoá

Chủ nghĩa tư bản sản - tiêu1 (prosumer Capitalism) [kỳ 1]

Bài viết này sẽ phát triển thêm, dù mới sơ khởi và tạm thời, cho một phân tích về liên hệ giữa sản - tiêu (prosumption) và chủ nghĩa tư bản. Bước đi này là cần thiết bởi các biến đổi nhanh chóng trong bản chất của sản - tiêu,bởi mối quan hệ của nó với các thay đổi của hệ thống tư bản, cũng như bởi các bài viết và sách về những biến đổi này ngày một phong phú (Piketty 2014; Rifkin 2014;  Ritzer 2014).

Giống như các công trình đi trước nó (Ritzer và Jugenson 2010), nghiên cứu này động chạm đến sản - tiêu, cái đang mở rộng chưa từng có trên Internet, nó vượt lên những khái niệm nay đã lỗi thời của Web 2.0, đổng thời đang tạo nên một sự quan tâm lớn hơn đối với sản - tiêu, trong các bối cảnh truyền thống hơn. Nó cũng phản ảnh các thay đổi rõ rệt trong quan điểm của riêng tôi về sản - tiêu, đặc biệt là ý tưởng về tính “liền một dải” (continuum) của sản - tiêu (xem hình 1). Các cực của “dải” liên tục như thế liên quan đến quan niệm cần thiết về tiêu thụ như sản - tiêu với tư cách là sản xuất (p-a-p), và sản tiêu với tư cách là tiêu thụ (p-a-c). Sự quan tâm hơn được dành cho ba thể loại tư bản chủ nghĩa (nhà sản xuất, người tiêu thụ, và người sản - tiêu), cũng như đến một tổng thuật về CNTB sản xuất >  CNTB tiêu dùng >  CNTB sản - tiêu.

Cái mới trong phép phân tích này là một tổng thuật nữa liên quan đến bóc lột trong CNTB: CNTB sản xuất bóc lột đơn >CNTB tiêu thụ bóc lột kép >CNTB sản - tiêu bóc lột kép (đồng thời) có phối hợp (tương hỗ). Từ một góc nhìn chịu ảnh hưởng của Marx, CNTB sản - tiêu là một hệ thống có “ma lực” hơn nhiều so với các CNTB có trước nó, ít nhất đến mức làm cho các nhà tư bản trở nên liên quan.

Cũng là một cuộc thẩm định lại CNTB dưới ánh sáng của những đặc điểm quan trọng gần đây về hệ thống kinh tế này. Trong khi những người khác nhìn thấy sự tàn tạ, thậm chí băng hà của CNTB (Rifkin 2014), hoặc chuyển sự chú trọng sang sự bất công ngày càng tăng lên (Piketty 2014), phân tích này tiên liệu một tiếp nối của CNTB2, dù là dưới dạng của CNTB sản - tiêu. Phần kết luận sẽ đưa ra một triển vọng bi quan cho số phận của sản - tiêu trong chủ nghĩa tư bản đương đại (tương phản với quan điểm của Toffler [1980 ] và Rifkin  [2014], dù một số suy tưởng sẽ được nêu trên nền một kịch bản lạc quan hơn. Bài viết kết một cách bi quan với một số ví dụ về sự bành trướng và xâm nhập kiểu TBCN trong các ngành kinh doanh chi phối bởi người sản - tiêu (như Zopa thâm nhập vào ngành ngân hàng, Airbnb vào bán lẻ BĐS [ý nói cho thuê nhà] ngắn hạn, và Uber vào kinh doanh taxi).

 

Giải thích khái niệm sản - tiêu

Gần như không còn sự mơ hồ nào về sản xuất hay tiêu dùng3, nhưng sản - tiêu nghĩa là gì? Quá trình sản - tiêu liên quan tới mối tương quan giữa sản phẩm và tiêu thụ

Sản – tiêu với tư cách sản xuất (p – a – p)… Sản – tiêu cân bằng… Sản xuất với tư cách tiêu dùng (p-a-c) 

Hình 1 - giải liền mạch của Sản - tiêu (Prosumption Continuum)

 

tại những nơi khó mà, nếu không nói là không thể, dứt khoát tách quá trình sản xuất khỏi sự tiêu thụ.4 Rồi ta sẽ thấy, khó mà tránh không sử dụng các thuật ngữ sản xuấttiêu thụ, đặc biệt khi thuật ngữ sản - tiêu bản thân nó đã dính với một sự hỗn hợp của hai khái niệm trên. Tuy nhiên, như ta sẽ thấy ở phần sau của bài này, khi nói tới sản phẩm và tiêu thụ, ta sẽ xem chúng như những hình thái tột bậc, những giai đoạn, hay những thời điểm trong quá trình bao quát của sản - tiêu.

Khi tư duy về sản - tiêu, chúng ta cần đi xa hơn, phải dứt khoát bứt khỏi tư duy và sử dụng (riêng rẽ) các khái niệm sản xuất và tiêu thụ. Đó là vì sản xuất luôn có mặt trong các bối cảnh dính đến tiêu thụ (Marx, cùng một số tác gia khác, đã nhìn nhận điều này, nhưng không nhấn mạnh nó trong công trình của ông về CNTB thế kỷ 19), và ngược lại, tiêu thụ cũng luôn có mặt trong tất cả các bối cảnh có liên quan đến sản xuất. Điều này đặc biệt rõ trong công việc truyền thông5, trong các lĩnh vực khác (liên quan CNTT), trong vấn đề nhãn mác, thương hiệu (sẽ trình bày ở dưới). Nói cách khác, sản xuất và tiêu thụ luôn thuộc quá trình sản - tiêu, hay nói một cách khác nữa, sản - tiêu là sự lai ghép, luôn gắn với sự pha trộn sản xuất với tiêu thụ.

Không có cái gì là sản xuất đơn thuần (mà không gồm một mức độ nào đó của tiêu thụ). Không có cái gì là thuần túy tiêu thụ (mà không gồm một mức độ của sản xuất); hai quá trình này luôn đan xen vào nhau.

Đây chính là trường hợp bất kỳ cái nào, sản xuất hay tiêu thụ - tỏ ra lấn át trong bất kỳ bối cảnh nào và trong bất kỳ thời điểm nào của lịch sử. Ngay cả khi chưa có được khái niệm này, thì các nhà xã hội học, các nhà lý luận xã hội, và các học trò khác của giới thức giả hẳn đã luôn chú trọng sản - tiêu. Tốt hơn cả, nên coi sản xuất và tiêu dùng như trưởng hợp cá biệt của sản - tiêu, như là “ những hình thái lý tưởng” (của nó) (Weber 1903/1917/1949:90).Như những hình thái lý tưởng, sản xuất hay tiêu thụ thuần túy không tồn tại trong nền kinh tế của “thế giới thực”, nhưng chúng (khái niệm sản xuất hay tiêu thụ) có thể có ích trong giúp chúng ta phân tích nền kinh tế này. Tuy nhiên, ngay khi chấp thuận rằng các khái niệm sản xuất và tiêu thụ, do lý do trên (hữu ích), là rất quan trọng, chúng vẫn chỉ là các hình thái cực đoan của sản - tiêu mà thôi.

Xuất phát từ triển vọng của thảo luận này về sản - tiêu nói chung, và CNTB của người sản - tiêu nói riêng, sản xuất và tiêu dùng là cái mà Ulrich Beck (2001) gọi là những khái niệm “dở sống dở chết”. Theo lời Beck, nhà nước (nation-state) cũng là một khái niệm như thế (dở sống dở chết) trong thời đại toàn cầu hóa. Nghĩa là, nhà nước quốc gia vẫn tiếp tục lay lắt sống sót, như một khái niệm đương đại , mặc dù nó đã bị giảm tầm quan trọng và chịu tác độngphá hoại bởi quá trình toàn cầu (gồm cả khủng bố, các luồng ma túy) mà nó hiện không kiểm soát được, và trong một số trường hợp , lại còn ngày càng kiểm soát nó (nhà nước). Nhà nước (nation-state) là một thứ “con ma sống” làm hỗn loạn thêm xã hội và toàn cảnh các khái niệm. Các quan niệm về sản xuất và tiêu thụ là hữu ích một cách đáng ngờ ngay cả trong thời hoàng kim của CNTB của người sản xuất, cũng như (thời hoàng kim) của CNTB của người tiêu thụ, nhưng chúng rõ ràng là “sống dở chết dở” trong CNTB của người sản - tiêu.

Các khái niệm này luôn được dụng để làm mờ quá trình căn bản hơn - sản - tiêu, và vì thế, đã rõ ra là có vấn đề hơn trong CNTB của người sản - tiêu, một khi quá trình này (sản và tiêu gắn vào nhau) luôn là rõ rệt ở mọi lúc mọi thương xá.

Bởi thế, một khi chúng ta tiếp tục tư duy về các khái niệm dưới dạng “sản xuất” và “tiêu dùng”, chúng ta cần định nghĩa chúng là đóng vai trò phụ, so với khái niệm sản - tiêu. Không chỉ nghĩ như chúng ta vẫn thường nghĩ về các khái niệm sản xuất và tiêu thụ, chúng ta cần nghĩ - và lẽ ra phải luôn luôn nghĩ như thế - về khái niệm “sản - tiêu với tư cách sản xuất” (p-a-p) và “sản - tiêu như tiêu thụ (p-a-c)”. Chính các khái niệm này (chứ không phải sản xuất và tiêu thụ) đã ấn định hai đầu của giải liên tục của sản - tiêu (xem hình 1), làm nền móng cho thảo luận và phân tích này. Chính tại điểm giữa của giải liền (continuum) này mà p-a-p và p-a-c được chỉnh cho tương đối cân nhau; đồng thời, tồn tại một dạng “cân bằng” của sản - tiêu.  Nếu các nhà tư duy về xã hội học suy luận và hành động phù hợp với giải liên tục này, họ sẽ không lẫn lộn một cách cẩu thả như thế chủ yếu trong khái niệm sản xuất (như Marx 1867/1967), hoặc chủ yếu trong khái niệm tiêu dùng (như Baudrillard 1970/1998), hoặc gán ghép (một cách sai lầm) cho các xã hội, là xã hội (thuần túy) sản xuất, hoặc là xã hội thuần túy tiêu thụ (người dịch tô đậm).

Trên thực tế tất cả các quá trình kinh tế và các xã hội luôn gắn với một sự pha trộn của sản xuất và tiêu dùng. Trong ngữ nghĩa này, sản xuất “thuần túy” và tiêu dùng “thuần túy” là những tiềm năng lý thuyết, trong khi chúng lại là không thể xảy ra trên thực tiễn. Hơn thế nữa, chúng ta cần tư duy về những chênh lệch trong cấp độ và các hình thái của sản - tiêu.

Khi mô hình thể hiện trên hình 1 là ứng dụng được cho tất cả các hình thái xã hội và tất cả các thể chế, điểm hội tụ chính lại là nó (mô hình) là ứng dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là cho nền kinh tế tư bản đương đại, vì nó đang tồn tại trong thế giới phát triển. Trong ngữ cảnh như thế, chúng ta quan tâm tới sản - tiêu trong thể hữu hình (chẳng hạn như IKEA, McDonald’s, ATM), tới ưu thế của nó (sản - tiêu) trong thế giới kỹ thuật số (digital), chẳng hạn như trong Wikipedia, eBay (và tiện ích Stubhub của nó), Craigslist, Expedia, Facebook, viết blog, công dân làm ký giả, chính là sự quan trọng cốt yếu và vai trò chủ chốt của nó trên Internet, cũng như kết nối của nó với thế giới vật chất, đang có tác dụng nâng cao nó (sản - tiêu) từ chỗ là khái niệm mờ mịt, tiến lên thành một quan niệm kinh tế xác định trong thời đại chúng ta  (Ritzer, Dean, vàJurgenson 2012)6.

Nhìn chung, sản - tiêu chiếm vị trí trong kỹ thuật số, đặc biệt trên truyền thông (ngoài Facebook, còn có Twitter, Snapchat, Pinterest, Foursquare), trên các trang điện tử nằm về phía giữa của giải liền của sản - tiêu; và có ít những gì xảy ra ở đó (tại các mạng như Facebook) khiến ta có thể nhầm lẫn rằng (sản - tiêu) đang tiếp cận các đầu (cực điểm) p-a-p hayp-a-c. Tuy nhiên chúng ta có thể tìm được các hoạt động nằm gần với các cực (của giải liên tục này) trong thế giới vật chất. P-a-p(sản - tiêu với tư cách là sản xuất) là chuẩn mực hơn trong các nhà máy và cơ quan, trong khi p-a-c(sản - tiêu như tiêu thụ) chiếm ưu thế trên các phố buôn bán và trong các nhà hàng ăn nhanh (fast-food).

Một phân biệt rõ rệt có thể nhận thấy ở đây giữa vật chất và phi vật chất (đặc biệt là kỹ thuật số), nhưng điều quan trọng là cần nhận thức rằng không có một khác biệt rõ như thế trong thế giới “thực”. Một mặt, tất cả những dạng thức vật chất lại có vô số những khía cạnh phi vật thể. Chẳng hạn, có nhiều hàm ý trong chuyện đi làm, và đi làm về. Một dải rộng của ngữ nghĩa và cảm nhận được bao hàm trong cuộc đi mua hàng, chẳng hạn ở Wal - Mart (siêu thị có lực lượng tiếp tân chào mời khách - ND). Thêm vào đó, nhiều cảm tưởng và cảm xúc sẽ có được quanh các nghĩa vụ tại nơi làm việc, và các cuộc va chạm với đồng nghiệp và với các sản phẩm đặc biệt được ta mua, hay những giao thiệp với người thu ngân.

Mặt khác, điều này cũng cho thấy một dải rộng của những thực tiễn vật chất có liên quan đến các kinh nghiệm dùng kỹ thuật số của chúng ta, đặc biệt là (khi dùng) máy tính điện tử, máy tính bảng (tablet), điện thoại thông minh (smartphone) cần đến những kinh nghiệm này. Tồn tại thực tiễn (có tính) vật chất (như sự tăng [của một cổ phiếu] tại thị trường chứng khoán) cũng dẫn đến một truy cập vào một trang kỹ thuật số, rồi các hệ quả vật chất của một truy cập như thế (mua cổ phiếu, cổ phần). Sự thâm nhập lẫn nhau ngày một tăng lên của kỹ thuật số vào (thế giới) vật chất (và ngược lại) đã thành hiện thực nhờ vào công nghệ ĐTDĐ, như ĐT thông minh smartphone. Chẳng hạn, Foursquarelà một ứng dụng được dùng trong ĐT thông minh và máy tính bảng, cho phép người khác biết chúng ta hiện ở đâu (chẳng hạn trong một quán bar, hay trên phố buôn bán), và cung cấp cho họ những thông tin và cảm nhận về những địa điểm này. Ứng dụng này cũng giúp những người khác tìm đường tới những chỗ ấy, nếu muốn gặp chúng ta, hoặc chia sẻ những quan điểm của họ về những địa điểm này, hoặc báo là họ sẽ tới gặp ta tại một trong những địa điểm ấy. Khả năng mượn tiền của nhau qua Zopa, thuê nơi ở qua Airbnb, hoặc đề xuất cho quá giang trên xe mình qua mạng Uber được trở thành hiện thực nhờ các máy tính, nhờ Internet, và nhờ ĐT thông minh.

Tất cả những điều trên chỉ ra một sự thật là chúng ta cần phải tránh thái độ hai mặt (dualism) vật chất - số hóa (digital), hay nói khái quát hơn, vật chất - phi vật thể, trong tư duy về sản - tiêu tại bất cứ dạng nào của bối cảnh. Trên thực tế, sản - tiêu đã vượt lên tính hai mặt gây bởi sản xuất và tiêu thụ. Thật vật, tất cả những hai mặt ấy là (biểu hiện của) tính song đối đương đại đang cản trở chúng ta nhìn nhận chính xác hơn thế giới này cả về mặt xã hội lẫn về kinh tế. Jurgenson (2012)  đã phê phán một cách tinh tế xu hướng nghiêng về “tính hai mặt (gây bởi) kỹ thuật số” trong tư duy về thế giới số hóa trên Internet như một cách nghĩ hoàn toàn tách biệt khỏi một thế giới vật chất, thế giới không kết nối Mạng (offline). Một cách tương tự, chúng ta cần tránh “lấy Internet làm chủ đạo” (Internet-centrism) lan như bệnh dịch trong các phân tích về Internet. Mạng Internet cần được xếp vào chỗ của nó trong thế giới vật chất, và ở chiều nhìn ngược lại, cần tạo ra một “thực tại được phóng to” (augmented reality) (Jurgenson 2012).  Uber là một trong số những doanh nghiệp đã minh họa ý đồ “phóng to thực tại”, Một ví dụ khác là tiện ích “show hàng” (showrooming)  nhờ đó mà người ta có thể “lượn chợ trên mạng” trên ĐT thông minh, trong khi chính mình đang “đi chợ” thật, tại một siêu thị (Clifford 2012).

Quay lại với hình 1, p-a-p gắn với cái chúng ta thường nghĩ về người sản xuất (nhưng hiểu rằng ở đây công nhân làm cả sản xuất và tiêu thụ; như những người chắc chắn phải tiêu dùng những hàng hóa dịch vụ khác nhau của quy trình sản xuất). P - a - p là rõ rệt trong công trình của Marx và trong các ngữ nghĩa ban đầu liên quan tới quá trình sản - tiêu, theo quan niệm của đa số những học giả. Bởi thế sự ưu tiên của Marx (và của nhiều người khác) dành cho sản xuất, các công trình về p-a-p, và về sản - tiêu là phổ biến, có thiên hướng lệch sang chủ nghĩa sản xuất7 (productivism - quan điểm cho rằng không nên sản xuất hàng hóa bán được nhiều lợi nhuận [nền SX hàng hóa], mà nên sản xuất ra sản phẩm hữu ích- ND chú).

Tuy nhiên, vẫn theo Marx, người sản xuất, tức là giai cấp vô sản, cần tiêu dùng một lượng hàng hóa và dịch vụ để sản xuất, chẳng hạn, công nhân tiêu thụ nguyên liệu, công cụ và máy móc, dùng dịch vụ được những người khác cung cấp, cũng như tiêu dùng thời gian của chính họ (công nhân). Sẽ không có sản xuất mà không có tiêu thụ tại các nhà máy vì lợi nhuận, theo Marx. Thật vậy, sẽ an toàn hơn khitanói rằng không có bất cứ nền sản xuất nào không có tiêu thụ.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cần nhìn nhận tương tự, nếu không nói là với nỗ lực như thế, với p - a - c (sản - tiêu như tiêu dùng). (Nhân tiện, cần phải nói rõ rằng những người p - a - p và những người p - a - c thường thuộc về cùng một cộng đồng những người vừa sản xuất vừa tiêu thụ, và thường làm những việc này hầu như cùng một thời gian8). Tới một cấp độ được nhìn nhận, dù rằng ngấm ngầm, p - a- c lệ thuộc vào p - a - p, vì thiên hướng sản xuất luôn vượt trội. Cũng như những người p-a-p (người sản - tiêu như người sản xuất) cần phải tiêu thụ, những người p - a- c (người sản - tiêu như người tiêu thụ, hoặc “những người tiêu thụ tham gia sản xuất”/producing consumers) cần phải sản xuất (Dujarier 2014) hoăc làm việc(Rieder vàVoss 2010; Dunkel vàKleeman 2013). Điều này luôn xảy ra (ít nhất, những p - a - c cần sản xuất ra một số lượng những gì liên quan với cái đặc trưng cho tư cách của người tiêu thụ, với việc họ (những p - a - c) cần sản xuất những giá trị nào đó gắn việc (họ) là người tiêu thụ có nghĩa là gì, rồi việc họ tiêu thụ cái gì, tiêu thụ cái đó ở đâu, và quá trình mà họ tiêu thụ thứ đó có nghĩa gì.  Tuy nhiên, sản xuất gắn với sản - tiêu là đặc biệt quan trọng trong trường hợp sản - tiêu đương đại. Điều này đúng theo nhiều nghĩa và đúng tại nhiều nơi.

Những nơi (tiêu thụ) này rõ rệt nhất gồm một số lượng ngày càng tăng các nơi (thuộc thế giới) vật thể trong đó những p - a - c cần phải không chỉ có tiêu dùng, mà còn phải làm cho công việc trước đó được thực thi bởi những nhân công được trả lương. Trong phân loại các “công việc tiêu dùng”, nữ tác giả Dujariergọi công việc như thế là thứ việc “tự phục vụ” (self-service work). Những người sản - tiêu trong thân phận người tiêu thụ (p - a -c) nay còn phải làm lụng trong các bối cảnh như: nhà hàng ăn nhanh ([tự] phục vụ món ăn, [làm việc của] người phụ việc hầu bàn (bus persons - dọn bàn sau khi khách ăn xong); và trong trường hợp mua đồ không rời khỏi xe [drive-through window] tự thu gom rác, mang theo và bỏ rác vào thùng (Ritzer 2013); tại các ngân hàng (gửi/deposit tiền và rút tiền tại ATM, chứ không được các nhân viên ngân hàng làm này cho họ) (Ritzer 1995); tại các siêu thị (di chuyển trong các lối đi, kiểm giá hàng qua máy chụp cắt lớp ở khắp siêu thị, tự chất hàng lên các xe đẩy, và tự tính giá trên các lối ra như những nhân viên, khi bằng cách tự scan/chụp cắt lớp các món đồ họ vừa mua, và ngày càng nhiều hơn, hành động như những nhân viên đóng gói, đối với những món hàng vừa mua).; tại các kho hàng, ngày một nhiều khách hàng p-a-c tự tìm những gì họ cần vì ngày càng ít hơn những nhân viên ăn lương để giúp khách hàng; và đáng kể nhất, thú vị nhất là tại IKEA (buôn đồ gỗ, đồ gia dụng), ngoài những gì đã mô tả trên, những người sản  - tiêu phải tự ráp lấy hàng mình mua (chẳng hạn như tủ sách Billy).

Cả tiêu thụ và các bối cảnh tiêu thụ đều đòi hỏi những công việc phi vật thể (như xác định quá trình và các địa điểm theo cách thức nhất quán với những gì mà những người kiểm soát những hoạt động này mong muốn), nhưng thời cuộc đang đòi hỏi ngày một tân kỳ và lộng lẫy hơn “những thánh đường của tiêu thụ”, như các siêu trung tâm thương mại (megamall), các cuộc chơi trên du thuyền, các công viên giải trí, các khách sạn có sòng bạc (Ritzer 2010).Những công trình như thế được tạo nên để thu hút sự quan tâm của công chúng và được thiết kế theo ý những khách thường tới đó (Debord 1977).

Trong khi hầu hết nền tảng cho những định nghĩa như thế được cung cấp bởi chính những địa điểm ấy (quy mô lớn, nhiều sự hấp dẫn), những ai thường xuyên lui tới những điểm đó cần có những định nghĩa như thế trong tâm tưởng, và có được khả năng làm mới, và thậm chí nâng cấp cho các định nghĩa này trong thời gian thăm viếng (các địa điểm/trang điện tử ấy). Các thánh đường của tiêu thụ cần có những định nghĩa và tái định nghĩa như thế, để thu hút một số lượng lớn khách tham quan mà các thánh đường này đòi hỏi để thu được lợi nhuận, và điều quan trọng là giữ cho những khách này quay lại, không chỉ đôi lần, và còn kéo thêm những người khác tới thăm các địa điểm. Đây là một ví dụ cho một quy trình sản xuất chung (chi), có sự hợp tác rộng rãi (collaborative co-production), như dạng thức thứ hai của công việc tiêu thụ, theo Dujarier9.

Tầm quan trọng của công việc phi vật thể là rõ nét trong các sự kiện truyền thông, đặc biệt là trong các sự kiện lớn hôm nay. Các thành viên có tiềm năng của cử tọa (Smythe 1977, 1981; Bruns2008), đặc biệt là hiện tượng“fans” (Jenkins 2006), đã tham dự vào các công việc phi vật thể trước, trong và sau các sự kiện như thế. Vai trò của công việc phi vật thể của các thành viên thuộc cử tọa đã ngày càng được nhìn nhận bởi các nhà nghiên cứu truyền thông (Jenkins, Ford, vàGreen 2013). Trước đây, những ai nghiên cứu truyền thông có xu hướng nhìn nhận cử tọa như những người tiêu dùng thụ động những nội dung được sản xuất và truyền bá bởi truyền thông. Tuy nhiên, quan niệm này đã bị loại bỏ và thay thế bởi một quan niệm về cử tọa - theo thuật ngữ mà bài phân tích này đưa ra - tích cực sản xuất (minh định, làm sáng tỏ v.v...) nội dung trong khi họ tiêu thụ chúng. Quan điểm này cũng được áp dụng với thương hiệu. Những ý nghĩa trong thương hiệu không chỉ được sản xuất một cách đơn thuần bởi những người làm thị trường và những người làm quảng cáo, nhưng chúng (thương hiệu) còn tích cực được sản xuất bởi những người tiêu thụ các sản phẩm có thương hiệu (Arvidsson 2005).

Khi đang diễn đạt, rằng sản xuất và tiêu thụ, nhất là trong khuôn khổ các thuật ngữ đang dùng ở đây như p-a-p and p-a-c, đã chưa hề được phân biệt thực sự rõ ràng, chúng ta vẫn thuộc về một giai đoạn sớm của một cuộc cách mạng đang ngày càng làm mờ đi sự khác biệt hiện tồn tại giữa chúng (sản xuất và tiêu thụ). Cuộc cách mạng này được những biến đổi công nghiệp đem tới, mà một số trong những biến chuyển về công nghệ ấy là sự giáng thế, và sự đang trở nên phức tạp với tốc độ nhanh (của nó), và sự sử dụng các máy in 3 chiều (3-D) (Anderson 2012).Các máy in 3-D sẽ trở nên ngày một tiện dụng trong các nhà máy và trong các ngành kinh doanh khác (trong p-a-p). Chúng sẽ dẫn tới sự tạo nên các bối cảnh trong đó các máy in 3-D được thuê bởi nhiều người, sẽ trở thành các nhà máy làm việc bán thời gian (part - time). Tuy nhiên, chúng sẽ chỉ tạo tác động mang tính cách mạng cao nhất trong tay của những người p-a-c. Những người này sẽ ngày càng có điểu kiện sản xuất tại nhà nhiều sản phẩm hiện đang được sản xuất bởi những người khác dù hôm nay họ vẫn phải mua tại các địa điểm tiêu thụ. Một trong nhiều tiện ích, là máy in 3-D hứa hẹn biến nhà chúng ta thành một điểm tiêu thụ và một nhà máy gộp lại. Dĩ nhiên, trong quá trình sản xuất những thứ đó, những người p-a-c sẽ cần phải tiêu thụ những thứ khác, kể cả thời gian lao động của chính họ, điện, rồi các nguyên liệu như chất dẻo. Thêm vào đó, các p-a-c sẽ còn thành thạo hơn trong sản xuất các vật phẩm cho người khác dùng trên máy in 3-D của họ, và trong quá trình đó họ trưởng thành lên thành doanh nghiệp nhỏ, nghĩa là thành p-a-p hơn là p-a-c. Đã rõ ra rằng, những ai trở nên gắn bó sâu vào việc sử dụng công nghệ này không nên bị xem là p-a-c hay p-a-p, mà là những người sản - tiêu cân bằng.

Nhiều nội dung trong thảo luận trên là hòa hợp với lý thuyết của các nhà mác xít chủ trương tự trị, đặc biệt là với tư duy của họ về chủ đề “nhà máy toàn xã hội” (Tronti 1966; Lazzarato 1996; Gill vàPratt 2008).Dưới góc nhìn này, rất nhiều, nếu không nói là trong hâù hết các trường hợp, quá trình sản xuất đã không còn diễn ra tại các nhà máy truyền thống hoặc trong các công xưởng. Tới hôm nay nó diễn ra cả dưới dạng vật chất lẫn phi vật thể, trong một cộng đồng lớn hơn, rộng khắp, của những ai vừa sản xuất vừa tiêu thụ (những người sản -tiêu). Negri (1989/2005) mô tả hiện tượng này khác đi - như một nhà máy không có tường bao. Thay vì dựa vào những người lao động chân tay haythậm chíđầu óc, các nhà máy toàn xã hội đã bòn rút “tri thức chung” từ toàn thể dân cư. Đây là một phần của sự chuyển dịch từ lao động chân tay sang lao động đầy sáng tạo, phi vật thể trong các nước phát triển. Kết quả là, không gian của nền sản xuất được xem như đang tồn tại trong một lĩnh vực rộng lớn như thế, và hút các nguồn tài nguyên ấy (tri thức chung), tựa như không gian của tiêu thụ; sản xuất và tiêu thụ đã không còn được nhìn nhận như các thuật ngữbị tách thành hai (binary terms).

Khi đang đề xuấtở đây rằng chúng ta đang tiến vào ngày càng sâu kỷ nguyên của CNTB sản - tiêu, chúng ta cũng nhận thấy rằng, nghịch lý thay, CNTB luôn được đặc trưng bởi sản – tiêu. Tuy thế, vẫn có thể đưa ra một luận điểm quá khích hơn, rằng tất cả các hệ thống kinh tế (và hệ thống xã hội), và không chỉ có những hệ thống mang tính TBCN về bản chất, đều được xem như các hệ thống của sản - tiêu (Ritzer 2014). Không chỉ có những chế độ nào thuộc hệ TBCN là sản -tiêu, mà các dạng thức sớm nhất của loài người, với hệ thống kinh tế thuộc dạng thức nguyên thủy nhất, cũng vậy. Trên thực tế, sản - tiêu còn bộc lộ rõ rệt nhất trong các nền kinh tế nguyên thủy nơi con người sản xuất (săn bắn, hái lượm) những gì họ (và cả những giống vật khác) tiêu thụ. Cùng kỳ, các hành vi sản - tiêu nguyên thủy luôn gắn với sản xuất (chẳng hạn, tạo ra đống lửa, làm một món ăn, cảm thấy thỏa mãn, hoặc không thỏa mãn với một món ăn).

Nếu tất cả những hệ thống kinh tế, gồm tất cả những hệ thống TBCN, là các hệ thống sản - tiêu, thì điều gì khác trong bối cảnh hôm nay đang dẫn chúng ta tới chỗ hạ bệ, hoặc ít nhất, bổ sung vào các khái niệm) CNTB (của người) sản xuất và CNTB (của người) tiêu thụ một ý niệm về CNTB của người sản -tiêu? Hoặc hẳn là sự quan trọng hơn thuộc về vấn đề vì sao sự nhìn nhận về sản - tiêu về đại thể, và CNTB của người sản - tiêu nói riêng, lại gây chú ý nếu chúng ta đã luôn là người sản - tiêu? Có hai điểm then chốt cần được nói đến ở đây. Thứ nhất, khi người sản - tiêu luôn chiếm ưu thế, có một lô những biến đổi xã hội vừa xảy ra, tạo nên những dạng thức mới của sản - tiêu (như đã bàn ở trên, đặc biệt là trên Internet, ĐT thông minh, và với các máy in 3 - D), tạo nên một (mẫu) người sản - tiêu “mới”, và dành cho quá trình (biến đổi) này một tầm quan trọng lớn hơn. Thứ hai, vì ta quan tâm đến CNTB và đến cách thức bóc lột định dạng chủ nghĩa này(sẽ đề cập ở phần dưới), những triển vọng để người sản -tiêu khai thác trong khuôn khổ CNTB sản - tiêu đang tạo nên những lưu tâm và quan ngại lớn.

Một khi đã đưa ra các ý đồ nền tảng liên quan đến sản -tiêu, cũng như liên quan đến vật chất, số hóa, và các trang mạng tại đókỹthuật số phát triển, chúng ta chuyển sang thảo luận theo hướng đưa các phát triển của sản- tiêu vào bối cảnh lịch sử.

 

BIẾN ĐỔI VỀ BẢN CHẤT CỦA CNTB: SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG VÀ SẢN -TIÊU

Đối với Karl Marx (1867/1967)10, sản xuất và tiêu thụ, tối thiểu ở mức lý thuyết trừu tượng, có tầm quan trọng tương đương về kinh tế. Sản xuất và tiêu dùng luôn bao hàm lẫn nhau. Những gì được sản xuất ra phải được tiêu thụ nếu không, sớm hay muộn, nó sẽ không được chế tạo nữa. Cũng tương tự như vậy, không có tiêu thụ nếu không có sản xuất.  

Tuy nhiên, khi Marx mô tả và đưa ra lý luận về CNTB, ông nói về một hệ thống kinh tế rõ ràng bị chi phối bởi sản xuất (công nghiệp, chế tạo, lao động chân tay v.v.)… Thêm nữa, các bước tiến về kinh tế lớn thời ấy cũng xảy ra trong lĩnh vực sản xuất (chẳng hạn các nhà máy mới, với công nghệ của chúng). Sự hội tụ như thế vào sản xuất đâu phải là cố hữu trong CNTB, hay trong lý luận báo quát nền kinh tế thời đó của ông Marx. Nói đúng hơn, sự hội tụ vào chủ đề sản xuất là do thực tiễn của CNTB thế kỷ 19 gây nên.

Việc Marx nhấn mạnh sản xuất là rõ ràng trong nhiều phần của công trình của ông, đặc biệt là trong định nghĩa của ông về hai người chơi chính của hệ thống TBCN - các nhà tư bản và những người vô sản (proletariat). Đặc trưng của các nhà tư bản được nêu ở phần trên, đó là họ được sở hữu các phương tiện của nền sản xuất, và giai cấp vô sản thì đặc trưng bởi nhu cầu bán năng lực sản xuất của mình, bán lao động (như thời gian lao động) của mình để được kết nối với các phương tiện sản xuất. G/c vô sản cần kết nối (với các phương tiện sản xuất) này để tỏ ra hữu ích, và khi sử dụng (các phương tiện sản xuất) như thế, họ có thể kiếm được đồng lương cho phép mình và gia đình mình (đặc biệt là con cái - những ai sẽ thay họ làm công nhân) tồn tại được.

Sự tiêu thụ diễn ra trong buổi sớm của CNTB có tầm quan trọng thứ cấp và có tính hệ quả (derivative) cả nói chung, cũng như với Marx nói riêng. Chẳng hạn trong Tiểu luận phê bình kinh tế chính trị học (Grundrisse), ông cho rằng “sản xuất, vì thế quyết định hình thức của tiêu thụ…” (Marx được McLellan dẫn 1997:351).11 Điều này đúng không chỉ vì bản chất và vai trò của sán xuất trong CNTB thời đó, mà còn vì số lượng tương đối nhỏ và danh mục còn hạn chế của những thứ có thể tiêu dùng được và của hệ thống phát triển ở mức thấp của tiêu dùng đương thời (với Marx). Chẳng hạn, các cửa hàng, các mặt hàng, và các phương án vận chuyển lúc đó còn khá nguyên thủy. Hầu hết các cách tân lớn trong hệ thống tiêu dùng còn cách thời kỳ đó tới cả một thế kỷ (rồi mới xuất hiện) (Ritzer 2010).  Tuy thế, khi CNTB buổi đầu được thúc đẩy và ngự trị bới nền sản xuất, thì cái gì sản xuất ra rồi vẫn đòi hỏi phải được tiêu thụ đã, ít nhất là đa số chúng (tổng lượng sản phẩm)12 . Một chế độ TBCN, cũng như một xí nghiệp TBCN nói riêng, không có khả năng bán cho người  dùng những gì nó làm ra được, hay chí ít đa số trong chúng (tổng lượng sản phẩm), sẽ phải chịu thất bại. Nói theo thuật ngữ của những môn đồ của Marx, “các giá trị trao đổi” được sản xuất bởi chế độ tư bản sản xuất cần có “giá trị sử dụng” làm hài lòng người tiêu dùng và tạo được “cầu” về những hàng hóa đó. Sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng bởi chúng có ích cho họ.

Khi các sản phẩm phải bán được cho người tiêu dùng, các nhà tư bản của thời kỳ của Marx bị hút vào các xí nghiệp làm chức năng sản xuất hơn là những xí nghiệp làm chức năng bán những hàng này cho người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là các nhà tư bản (thời đó) đã bị cuốn hút vào giành sở hữu hay đầu tư vào các nhà máy hơn là giành sở hữu hay đầu tư vào các cửa hàng bán những gì mà nhà máy (và trang trại) sản xuất ra. Lợi nhuận lớn phải được kiếm từ khâu sản xuất. Việc lo khâu tiêu thụ những gì đã sản xuất ra được trao một cách rộng rãi cho những những chủ hiệu nhỏ, ít vốn liếng,  không có mấy ảnh hưởng, và quan trọng, là được trao cho những người tiêu dùng. Phải đến cuối thế kỷ 19, và nửa đầu TK 20, thì một số lượng lớn các nhà tư bản mới “chín” được đến quan điểm là lợi nhuận lớn cũng có thế kiếm được tại “vương quốc” tiêu thụ, nhờ quyền sở hữu hay đầu tư, chẳng hạn, vào các thương xá lớn, các siêu thị. Thêm vào đó, những nhà tư bản mới này, cùng với những ai vẫn tiếp tục ngự trị khâu sản xuất, bắt đầu nhận thấy tiêu thụ trong chế độ tư bản là quá ư quan trọng để có thể bỏ bê cho người tiêu dùng tự suy xét. Kết quả là tiếp thị thời hiện đại, xây dựng thương hiệu, tài trợ, và quảng cáo ló dạng, để cổ vũ và đẩy mạnh sự kiểm soát đối với những người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đã không có mầy biến đổi đã xảy ra khi Marx đang còn trong quá trình tạo ra lý thuyết của ông về CNTB13. Kết quả là Marx, cũng như đa số những ai theo ông buổi đầu (và cả nhiều những ai theo ông về sau) đã có một sự thiên lệch theo về sản xuất (Ritzer, Goodman, vàWiedenhoft 2001; Ritzer vàSlater 2001).Vì thế mà góc nhìn [một chiều - gaze] của Marx (cũng như của cả nhiều người không Marxist như Weblen 1914/196414) đã hầu như luôn luôn bị hút vào những vấn để chỉ liên quan đến sản xuất. Xuất phát từ bản chất của buổi ban đầu của CNTB, có thể chấp nhận việc Marx và một số nhà tư tưởng khác (kể cả Marxist và không Marxist) đã có một sự thiên lệch sang hướng sản xuất. Tuy nhiên, một đánh giá như thế, về phương diện định nghĩa, vẫn tỏ rahạn chế, vì tiêu thụ luôn hộ tống sản xuất. Hơn nữa, một khi CNTB buổi sớm chịu thống trị của sản xuất, không thể áp mộtđịnh kiếnrằng các dạng muộn hơn của CNTB rồi cũng chịu sự thống trị của sản xuất.

Đối với nhiều nhà quan sát, CNTB hôm nay tiếp tục trở thành một hệ thống có vẻ được thống trị bởi sản xuất. Khi chúng ta tư duy về kinh tế TBCN, chúng ta vẫn có xu hướng nghĩ về những nhà máy, về những ai làm lụng trong đó, ai điều hành, ai sở hữu; rồi về qui trình SX trong đó; về các công nghệ được áp dụng trong quy trình SX; về các sản phẩm được chế tạo. Tuy nhiên, khi tất cả những yếu tố đó vẫn là quan trọng, chúng đã không còn là những thành tố quan trọng bậc nhất tại một số nước, chẳng hạn như tại Hoa Kỳ và một số nước phát triển.  Ấy vậy mà những người còn sót lại từ thời kỳ Cách mạng Công nghiệp hóa hoành tráng với tác phẩm của những học giả như Marx, là chúng ta, vẫn tiếp tục nghĩ rằng các nền kinh tế của cộng đồng các nước phát triển vẫn thống trị bới các thành tố trên.

Có biến thiên lớn trong địa vị đầy ưu thế của sản xuất trong suốt thời kỳ TBCN, và trong các dạng thức của chế độ TBCN. Chẳng hạn, ở Mỹ, đầu thế kỷ 20 CNTB được xác định bởi sản xuất ở mức nhiều hơn so với CNTB ở thế kỷ 21. Khi nền kinh tế ở Mỹ là được xác định bởi sản xuất ở mức thấp hơn nước này từng có trong quá khứ, kinh tế Trung Quốc từ sau cái chết của Mao và cuộc lên cầm quyền của Đặng Tiểu Bình từ cuối thập niên 1990, đã trở nên chịu sự thống soái của sản xuất (Vogel 2011).Điều này dự báo rằng hệ thống tư bản sản xuất của TQ sẽ vượt lên hệ thống sản xuất tư bản của Mỹ trong vài thập kỷ nữa. Ít nhất, ba hay bốn thập kỷ trước, CNTB ở Trung Quốc chẳng đáng bao nhiêu để ta có thể đề cập.

Trong suốt thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ II (Cohen 2003),Hoa Kỳ, từ chỗ là một nền KT TBCN thống trị bởi sản xuất - đã tích cực chuyển hướng sang một nền kinh tế dịch vụ hậu công nghiệp hóa (Bell 1973). Có nghĩa là ngày càng có nhiều người được thuê vào làm cho cho ngành cung cấp dịch vụ hơn là vào nền sản xuất hàng hóa. Điều này liên quan phần nào đến sự thăng tiến của tiêu thụ ở Mỹ bởi vì nền kinh tế dịch vụ đưa đến tiêu dùng các dịch vụ đó, cũng như tiêu dùng các hàng hóa được làm ra bởi khu vực sản xuất được cung cấp và hỗ trợ bởi các công nhân làm dịch vụ. Tiêu dùng mở đường cho loạt dịch vụ được cấp cho người tiêu thụ trong quá trình tiêu thụ hàng hóa. Như vậy sẽ có nhiều dịch vụ hơn được tiêu dùng đến tay người tiêu thụ và được sử dụng tùy ý, mà không cần phải có quá trình hàng hóa được chuyền từ tay này sang tay kia (mua - bán) nào diễn ra.

Khi sự chuyển hướng sang dịch vụ bản thân nó đã đạt tầm quan trọng lớn, cần phải nhấn mạng thêm là Hoa Kỳ quay lưng với nền kinh tế thống trị bởi sản xuất bước sang  một nền kinh tế thống trị bởi tiêu dùng (Galbraith 1958; Baudrillard 1970/1998).Tầm quan trọng của tiêu dùng tăng một cách nhanh chóng trong các thập kỷ sau CTTG II. Trên thực tế, các nguồn thường khẳng định rằng tiêu thụ đã đạt tới tỷ trọng ít nhất 70% nền kinh tế Mỹ ở đầu TK 21.

Khi hệ thống sản xuất của Trung Quốc đã thành đạt hơn, nó cũng tạo ra nhiều người quan tâm đến tiêu thụ, và lượng tiền cần thiết để chi cho ngành dịch vụ. Trong khi tiêu thụ ở Trung Quốc (đạt tỉ trọng 25%  nền kinh tế) một con số hiện chưa là bao nếu đem so với Mỹ, thì tiêu dùng (ở TQ) còn nhỏ xíu so với  lĩnh vực này  ở Mỹ, nó (tiêu dùng ở TQ) đang được trù liệu là sẽ tăng trưởng do nền sản xuất mở rộng và tạo ra lợi nhuận và tiền lương cao lên, và vì thế làm tăng số lượng người có thu nhập dư dả hơn giành cho chi tiêu. Cùng kỳ, hệ thống cần có để hỗ trợ tăng (cầu) tiêu thụ như các dịch vụ đủ loại, các trung tâm tiêu xài, thẻ tín dụng, mạng Internet, v.v...,  đã đang được mở rộng, và sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong những năm tới.

Điểm then chốt xuất phát từ triển vọng của thảo luận này (về sản - tiêu) là có khả năng không chỉ tư duy về CNTB của người sản xuất, mà còn về CNTB của người tiêu dùng. Tuy nhiên, những thuật ngữ này chỉ phục vụ việc mô tả sức đẩy tới của mỗi hệ thống; không cần phải nói (cũng biết rằng), có tiêu thụ trong CNTC của những người sản xuất, và có sản xuất trong CNTB của những người tiêu dùng.

Tất cả những gì nêu trên là mào đầu cho luận chứng căn bản được đưa ra dưới đây. Khi người sản xuất và người tiêu dùng đều sống khỏe, dù ở các mức sống khác nhau, trên toàn thế giới, một dạng mới của quá trình tiêu thụ (nghịch lý thay, dựa trên quá trình tiêu thụ đã rất cũ, nếu không nói là nguyên thủy [Toffler 1980]), đó là “chủ nghĩa tư bản của những người sản  tiêu”. Không được đa số những nhà nghiên cứu (CNTB), cũng như cả những ai từng dính dấp sâu đậm vào hệ thống này, biết đến, nhưng nó (CNTB sản - tiêu), đã nổi lên một cách thuyết phục như dạng thức rõ rệt của CNTB ở thế kỷ 21, chí ít là ở Mỹ và ở (các nước) phương Tây phát triển (Ritzer and Jurgenson 2010).Khi quá trình tiêu thụ luôn tồn tại và là thiết yếu đối với cả CNTB của những người sản xuất lẫn CNTB của những người tiêu thụ (Ritzer 2014), nó trở nên ngày càng quan trọng trong những năm gần đây, nhất là ở kỷ nguyên kỹ thuật số (Scholz 2012).

Ngoài sự tồn tại của CNTB sản - tiêu, điều nữa được đề cập ở đây là một tổng thuật mới: CNTB của những người sản xuất→CNTB của những người tiêu thụ→CNTB của những sản tiêu15. Tuy nhiên, trong khi ba dạng khác biệt của CNTB được nhận diện ở đây, điều quan trọng cần nhớ là mỗi hệ thống TBCN đều có các thành tố của tất cả các dạng TBCN khác, tất cả các hệ thống TBCN đều dính đến một tổ hợp nhất định của SX, tiêu thụ và sản - tiêu. CNTB của người sản xuất được thống trị bởi sản xuất (hay p-a-p), đồng thời chứa một mức độ thấp hơn các thành tố tiêu thụ và sản  - tiêu. CNTB của người tiêu thụ được thống trị bởi sản - tiêu (hoặcp-a-c), nhưng SX và sản - tiêu đã hiện diện rõ rệt, dù ở một mức thấp hơn (tiêu thụ). Và dĩ nhiên, CNTB của người sản - tiêu được xác nhận chỉ yếu bởi các dạng thức cân bằng của sản - tiêu, dù sản xuất và tiêu thụ đã lộ diện từ lâu.

Có một điều nhất thiết phải nhấn mạnh, ít nhất là ở dạng ngặc đơn, là nhiều dạng thức khác của CNTB, cũng như các tổng thuật, hoặc công trình phân tích tổng thể (Lyotard 1979/1984) đề cập các dạng thức đó (của CNTB) đã hiện diện. CNTB của những người sản - tiêu (và tổng thuật về [quá trình] từ CNTB sán xuất sang CNTB tiêu thụ, tới CNTB sản - tiêu) chỉ là một trong nhiều những phương án. Một ví dụ được biết đến nhiều, là (từ CNTB cạnh tranh sang) CNTB độc quyền (Baran vàSweezy 1966), trong khi những bổ sung gần đây tới danh mục các loại TBCN (và những tổng thuật ngụ ý chủng loại TBCN) là các khái niệm về (chuyển dịch từ CNTB dân tộc sang CNTB xuyên quốc gia (Sklair 2002). Tuy thế, còn nhiều kiểu CNTB khác, dĩ nhiên là được nói tới trong các tổng thuật về chúng, bao gồm “CNTB tài chính, CNTB đế quốc, CNTB [công nghệ] thông tin, CNTB công nghiệp hóa quá độ (hyperindustrial)… CNTB lên cơn (crisis capitalism)…” (Fuchs 2012a:711).Thời đại Internet sinh ra “CNTB google” (Fuchs 2012b). Người ta có thể lường trước những nhãn mác khác và những tổng thuật khác vì CNTB đang phát triển và còn thay hình đổi dạng trong tương lai.

Như vậy Fuchs (2012a:711) đã đúng khi ông đề xuất rằng sản - tiêu “chỉ là một trong nhiều xu thế của CNTB” và hiện nó (CNTB sản - tiêu) vẫn chưa đạt tới chất lượng của CNTB (nói chung) hôm nay. Nhưng một luận cứ của ông gây tranh cãi, đó là sản - tiêu chưa phải là phẩm chất chủ đạo của CNTB  nhưng nếu điều này (của Fuchs) có không đúng đi nữa, thì sản 0 tiêu đang trở thành một khía cạnh ngày càng quan trọng hơn của CNTB. Nhiều nhãn mác có thể đem gắn lên CNTB và nhiều tổng thuật có thể được viết về tính chất hay thay đổi của nó, nhưng một trong những tiện ích của nó là CNTB của người sản - tiêu, và một tổng thuật, ít nhất cho tới lúc này, đã chín muồi trong nó (CNTB) .

Thường Nga dịch

(còn nữa)

Bài đăng trên tạp chí Xã hội học hàng quý The Sociological Quarterly số ra tháng 5/2015

 

 

 

(*). Đại học Maryland

Một bản thảo của bài này đã được viết, ít nhất là một phần, trong một tháng làm việc tại Trung tâm nghiên cứu cấp cao, tại ĐH Ludwig-Maximilians-Universität, München, giữa 2013. Tôi muốn cảm ơn Trung tâm này và đối tác tiếp đón tôi, GS Ulrich Beck (người vừa từ trần 1/1/2015), đã cung cấp cho tôi ý tưởng mà mài giũa chúng đã đưa lại những tiến triển đáng kể trong công trình này. Bài báo này phát triển triên những ý đồ chứa đựng trong các bài viết của Ritzer vàJurgenson (2010) và những bài viết gần đây và sắp ra (Ritzer 2014, 2015).

 Schullenberger (2014) có một quan điểm trương tự, cho dù có sự hội tụ hạn hẹp hơn về tình nguyện viên (voluntariat) hay những ai làm việc vì lợi ích chung (chẳng hạn đóng góp cho các khóa học trực tuyến đại chúng mở, như Coursera) không cần được bù đắp, cho dù họ đang cống hiến cho một doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận.

Dù, như đã nói ở trên, chúng sẽ được định nghĩa lại ở đây trong bối cảnh của cuộc thảo luận tiếp theo của sản - tiêu, và đường liền sản - tiêu.

 Sản - tiêu có thể, vì thế, được xem như một quan niệm hậu hiện đại đang vượt lên khỏi xu thế hiện đại tạo ra tính có hai phân đoạn (binary)(de Saussure 1994).

 Truyền thông có một thời gian dài bị thống trị bởi quan điểm rằng sự tập trung vào công trình trên truyền thông sẽ là cần thiết cả cho sản phẩm của nội dung được truyền thông xây dựng, lẫn sự tiêu thụ, sự định nghĩa, và sự biểu đạt của nội dung ấy bởi những người tiêu thụ (khán giả).

Dù rằng nhiều người, kể cả Piketty (2014) sẽ không nhất trí.

  Hoàn toàn bất ngờ, là một hội nghị gần đây và dung lượng đã biên tập trên Internet và trên truyền thông xã hội về chủ đề này tiếp tục diễn ra với một sự thiên lệch theo hướng chủ nghĩa sản xuất và hội tụ hầu như tuyệt đối vào “lao động kỹ thuật số” (Scholz 2013).

 Tuy thế, sản xuất và tiêu thụ trong quá trình sản – tiêu có thể chia tách theo thời gian (và không gian). Chẳng hạn: những người làm nông trại có thể thu hoạch một phần mùa màng để sử dụng, nhưng cũng có thể tích trữ, hoặc bảo quản lạnh để dùng lâu dài về sau. Những người chủ quán hàng cũng có thể làm như vậy với nhiều thứ mà họ sản – tiêu.

Her third type is “organizational work” involving the production of practical responses to orga-nizational contradictions, such as compensating for badly organized work.

Dạng thức thứ ba của bà là “công tác tổ chức” dính líu đến sản xuất các đối phó thực tiễn đối với các mâu thuẫn về công tác tổ chức, như bồi thường do (hậu quả của) công tác tổ chức kém.

10 Chúng ta đã nói về công trình của Marx (và các nhà Marxist chủ trương tự trị) trong một số trường hợp, nhưng các ý tưởng của Marx, đặc biệt là những gì liên quan đến bóc lột, sẽ trở nên còn xuất sắc hơn trong phân tích tiếp nối. Trong một bài liên quan, Ritzer (2015)kết luận rằng người sản - tiêu có thể được phân tích bởi quan điểm của Marx và với nhiều ý tưởng của Marx (hàng hóa, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi). Có một kết luận có ý nghĩa quan trọng là thời gian lao động không được trả lương của người sản - tiêu có thể được nhìn nhận như hàng hóa, nó có thể được sử dụng thay cho lao động bị biến thành hàng hóa của người lao động được trả công, nhờ đó mà giảm được chi phí cho nhà tư bản và kết cục tăng được lợi nhuận cho họ (xem phần dưới).

11 Ông cũng nhận thấy sản xuất quyết định phân phối và trao đổi thương mại.

12 Marx có một cảm nhận phức tạp và biện chứng về sản xuất và tiêu thụ, cũng như về tương tác giữa chúng.

13 Trong số những biệt lệ có siêu thị dựng theo công trình kiến trúc mái vòm Paris (Parisian arcades)(Benjamin 1999), và các thương xá thời ban đầu (của xã hội tiêu thụ) của Pháp Parisian arcades (Benjamin 1999).

14 Điều này đúng mặc dù Veblen được biết đến hôm nay nhờ vào những tư duy của ông về tiêu thụ, đặc biệt là công trình của ông  về sự tiêu dùng hoang phí để phô trương.

 

SÁCH BÁO THAM KHẢO

Anderson, Chris. 2006. The Long Tail: Why the Future of Business Is Selling Less of More. New York: Hyperion.

Anderson, Chris. 2006. Cái đuôi dài: Vì sao tương lai của kinh doanh đằng nào cũng bị bán. New York: Hyperion.

2012. Makers: The New Industrial Revolution. New York: Crown Business.

2012. Những người làm hàng: Cuộc cách mạng công nghiệp hóa mới. New York: Crown Business.

Arvidsson, Adam. 2005. “Brands: A Critical Perspective.” Journal of Consumer Culture 5(2):235– 58.

Arvidsson, Adam. 2005. “Thương hiệu  dưới góc nhìn phê phán” Tạp chí văn hóa tiêu dùng 5(2):235– 58.

Baran, Paul and Paul Sweezy. 1966. Monopoly Capital: An Essay on the American Economic and Social Order. New York: Monthly Review Press.

Baran, Paul vàPaul Sweezy. 1966. Tư bản độc quyền: Một bài viết về trật tự kinh tế và xã hội của Hoa Kỳ. New York: Monthly Review Press.

Baudrillard, Jean. 1970/1998. The Consumer Society: Myths and Structures. London, England: Sage.

Baudrillard, Jean. 1970/1998. Xã hội tiêu thụ: Huyền thoại và cấu trúc. London, England: Sage.

Bauman, Zygmunt. 2000. Liquid Modernity. Cambridge, England: Polity Press.

Bauman, Zygmunt. 2000. Sự cách tân luân chuyển được. Cambridge, England: Polity Press.

 

Beck, Ulrich. 2001. “Interview with Ulrich Beck.” Journal of Consumer Culture 1:261–77.

Beck, Ulrich. 2001. “Phỏng vấn Ulrich Beck.” Tạp chí văn hóa tiêu dùng 1:261–77.

Bell, Daniel. 1973. The Coming of Post-Industrial Society: A Venture in Social Forecasting. New York: Basic Books.

Bell, Daniel. 1973. Xã hội hậu công nghiệp đang tới: Thử làm một dự báo về xã hội. New York: Basic Books.

Benjamin, Walter. 1999. The Arcades Project. Cambridge, MA: Belknap.

Benjamin, Walter. 1999. Dự án chợ kiến trúc mái vòm. Cambridge, MA: Belknap.

Bruns, Axel. 2008. Blogs, Wikipedia, Second Life and Beyond: From Production to Produsage. New York: Peter Lang.

Bruns, Axel. 2008. Blog, Wikipedia,Cuộc đời thứ hai và sau đó: Từ sản xuất From Production to Produsage. New York: Peter Lang

Clifford, Stephanie. 2012. “Browsing while Browsing.” New York Times, March 10, pp. B1, B4. Cohen, Lizabeth. 2003. A Consumer’s Republic. New York: Knopf.

Clifford, Stephanie. 2012. “Lượn chợ.” New York Times, March 10, tr. B1, B4. Cohen, Lizabeth. 2003. Một nền cộng hòa tiêu thụ. New York: Knopf.

Cortese, Amy. 2014. “Loans That Avoid Banks? Maybe Not.” New York Times—Business, May 4, pp. 1, 7.

Cortese, Amy. 2014. “Những món cho vay né ngân hàng? Chưa chắc” New York Times—Business, Tháng 5, 4,tr. 1, 7.

de la Merced, Michael J. 2014. “Uber Attains Eye-Popping New Levels of Funding.” New York Times, June 7, pp. B1, B6.

de la Merced, Michael J. 2014. “Uber đạt mức tài trợ vốn kinh ngạc.” New York Times, Tháng 6, 7, pp. B1, B6.

de Saussure, Ferdinand. 1994. Course in General Linguistics. New York: McGraw-Hill. Debord, Guy. 1977. Society of the Spectacle. Detroit: Black and Red.

Hill. Debord, Guy. 1977. Xã hội của những cảnh tượng. Detroit: Black and Red.

Dujarier, Marie-Anne. 2014. “The Three Sociological Types of Consumer Work.” Journal of Consumer Culture published online, April 18, 2014.

Dujarier, Marie-Anne. 2014. “Ba hính thái xã hội học của công việc người tiêu thụ.” Tạp chí văn hóa tiêu dùng xuát bản trên mạng Internet, April 18, 2014.

Dunkel, Wolfgang and Frank Kleeman, eds. 2013. Customers at Work: New Perspectives on Interac-tive Serve Work. Houndmills, UK: Palgrave Macmillan.

Dunkel, Wolfgang và Frank Kleeman, chỉnh lý 2013. Khách hàng làm việc: Quan điểm mới về công việc dịch vụ tương tác. Houndmills, UK: Palgrave Macmillan.

Fuchs, Christian. 2012a. “Dallas Smythe Today—The Audience Commodity, the Digital Labour Debate, Marxist Political Economy and Critical Theory. Prolegomena to a Digital Labour Theory of Value.” tripleC 10(2):692–740.

Fuchs, Christian. 2012a. “Dallas Smythe của hôm nay—Danh mục hàng của cử tọa, cuộc tranh luận về lao động kỹ thuật số, Kinh tế chính trị học Marxist và Lý luận phê bình. Từ lời mở đầu đến Lý thuyết về giá trị lao động kỹ thuật số” tripleC 10(2):692–740.

2012b. “Google Capitalism.” tripleC 10(1):42–48.

 

Galbraith, John K. 1958. The Affluent Society. New York: Houghton Mifflin.

Galbraith, John K. 1958. Giai tầng sang trọng. New York: Houghton Mifflin.

Gill, Rosalind and Andy Pratt. 2008. “In the Social Factory: Immaterial Labour, Tính manh mún và văn hóa” Theory Culture and Society 25(1):1–30.

Gill, Rosalind và Andy Pratt. 2008. “Trong công xưởng toàn xã hội: Lao động phi vật thể, Precariousness and Cultural.” Theory Culture and Society 25(1):1–30.

Goffman, Erving. 1961. Encounters. Indianapolis, IN: Bobbs-Merrill.

Goffman, Erving. 1961. Đụng độ. Indianapolis, IN: Bobbs-Merrill.

Greenhouse, Steven. 2014. “Taxi Driver Solidarity.” New York Times, June 7, pp. B1, B6.

Greenhouse, Steven. 2014. “Tình đoàn kết của lái xe taxi” New York Times, June 7, pp. B1, B6.

Hardart, Marianne and Lorraine Diehl. 2002. The Automat: The History, Recipes and Allure of Horn and Hardart’s Masterpiece. New York: Clarkson Potter.

Hardart, Marianne và Lorraine Diehl. 2002. Quán ăn tự động:Lịch sử, Thực đơn và sự cám dỗ của Hãnglàm dịch vụ đồ ăn Horn and Hardart. New York: Clarkson Potter.

Harvey, David. 2007. A Brief History of Neoliberalism. New York: Oxford University Press. Jenkins,

Harvey, David. 2007. Lịch sử vắn tắt của CN tự do mới. New York: Oxford University Press. Jenkins,

Henry. 2006. Convergence Culture: Where Old and New Media Collide. New York: New

York University Press.

Henry. 2006. Hội tụ văn hóa: Nơi truyền thông cũ và mới đụng độ. New York: New

York University Press.

 

Jenkins, Henry, Sam Ford, and Joshua Green. 2013. Spreadable Media: Creating Value and Meaning in a Networked Culture. New York: New York University Press.

Jenkins, Henry, Sam Ford, và Joshua Green. 2013. Truyền thông lan truyền: Tạo giá trị và ý nghĩa trong nền văn hóa của văn hóa làm việc nhóm. New York: New York University Press

Jurgenson, Nathan. 2012. “When Atoms Meet Bits: Social Media, the Mobile Web and Augmented Revolution.” Future Internet 41:83–91.

Jurgenson, Nathan. 2012. “Khi nguyên tử gặp bit: Truyền thông xã hội, Trang mạng di động và cuộc cách mạng khuếch trương kỹ thuật số” Future Internet 41:83–91.

Kristal, Tali. 2013. “The Capitalist Machine: Computerization, Workers’ Power, and the Decline in Labor’s Share within U.S. Industries.” American Sociological Review 78:361-89.

Kristal, Tali. 2013. “Guồng máy TBCN: Máy tính hóa, Quyền lực công nhân, và sự suy giảm trong phân chia sức lao động trong các ngành công nghiệp Mỹ” American Sociological Review 78:361–89.

Kuchlich, J. 2005. “Precarious Playbor: Modders and the Digital Games Industry.” The Fibreculture Journal 5:25 (http://five.fibreculturejournal.org/fcj-025-precarious-playbour-modders-and-the-digital-games-industry/).

Kuchlich, J. 2005. “Tay chơi nhất thời: những người cải biên và công nghiệp trò chơi kỹ thuật số” Tạp chí tâm tính văn hóa 5:25 (http://five.fibreculturejournal.org/fcj-025-precarious-playbour-modders-and-the-digital-games-industry/).

Lazzarato, Maurizio. 1996. “Immaterial Labour.” Pp. 133–47 in Radical Thought in Italy: A Potential Politics, edited by M. Hardt and P. Virno. Minneapolis: University of MinnesotaPress.

Lazzarato, Maurizio. 1996. “Lao động phi vật thể” Pp. 133–47 in Tư duy cấp tiến ở Ý: Quan điểm chính trị có ưu thế, biên tập bởi M. Hardt and P. Virno. Minneapolis: University of MinnesotaPress.

Lyotard, Jean-Francois. 1979/1984. The Postmodern Condition: A Report on Knowledge. Minneapolis: University of Minnesota Press.

Lyotard, Jean-Francois. 1979/1984. Điều kiện của hậu hiện đại: Báo cáo về kiến thức. Minneapolis: University of Minnesota Press.

 

Manjoo, Farhad. 2014. “Grocery Deliveries in Sharing Economy.” New York Times, May 22, pp. B1, B6.

Manjoo, Farhad. 2014. “Phân phối tạp hóa trong kinh tế dùng chung.” New York Times, May 22, pp. B1, B6

Marx, Karl. 1867/1967. Capital: A Critique of Political Economy. Vol. 1. New York: International Publishers.

Marx, Karl. 1867/1967. Tư bản: Phê phán về kinh tế chính trị học. Vol. 1. New York: NXB Quốc tế.

McLellan, David, ed. 1977. Karl Marx: Selected Writings. Oxford, England: Oxford University Press.

McLellan, David, ed. 1977. Karl Marx: Tuyển tập. Oxford, England: Oxford University Press.

Negri, Antonio. 1989/2005. The Politics of Subversion: A Manifesto for the Twenty-First Century. Malden, MA: Polity Press.

Negri, Antonio. 1989/2005. Nền chính trị biến chất: Một tuyên ngôn cho thế kỷ 21. Malden, MA: Polity Press.

Piketty, Thomas. 2014. Capital in the Twenty-First Century. Translated by A. Goldhammer. Cam-bridge, MA: Belknap Press.

Piketty, Thomas. 2014. Tư bản trong thế kỷ 21. A. Goldhammer biên dịch. Cam-bridge, MA: Belknap Press.

Rey, P. J. 2012. “Alienation, Exploitation, and Social Media.” American Behavioral Scientist 56:399–420.

Rey, P. J. 2012. “Cách ly, bóc lột, và truyền thông xã hội.” Nhà nghiên cứu tâm lý học hành vi Hoa Kỳ 56:399–420.

Rieder, Kirsten and G. Gunter Voss. 2010. “The Working Customer: An Emerging New Type of Consumer.” Journal Psychologie des Alltagshandelns/Psychology of Everyday Activity 3(2):2–10.

Rieder, Kirsten và G. Gunter Voss. 2010. “Khách hàng làm lụng: Sự nổi lên một dạng mới của người tiêu dùng.” Tạp chí tâm lý học trong hoạt động hàng ngày  3(2):2–10.

Rifkin, Jeremy. 2014. The Zero Marginal Cost Society; The Internet of Things, the Collaborative Commons, and the Collapse of Capitalism. New York: Palgrave Macmillan.

Rifkin, Jeremy. 2014. Xã hội có chi phí biên tiến về không; Mạng vạn vật kết nối, những người chi dùng chung, và sự sụp đổ của CNTB. New York: Palgrave Macmillan.

Ritzer, George. 1983. “The McDonaldization of Society.” Journal of American Culture 6:100–7.

CollaborativeCommons, and the Collapse of Capitalism. New York: Palgrave Macmillan.

Ritzer, George. 1983. “McDonald hóa xã hộiTạp chí văn hóa Mỹ 6:100–7.

những người chi dùng chung, và sự sụp đổ của CNTB. New York: Palgrave Macmillan.

1993. The McDonaldization of Society. Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press.

1993. McDonald hóa xã hội. Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press.

1995. Expressing America: A Critique of the Global Credit Card Society. Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press.

1995. Nước Mỹ tốc hành: Một phê phán xã hội thẻ tín dụng quy mô toàn cầu. Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press.

1997. Postmodern Social Theory. New York: McGraw-Hill.

1997. Lý thuyết xã hội học về hậu hiện đại. New York: McGraw-Hill.

2010. Enchanting a Disenchanted World. 3d ed. Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press.

2010. Quyến rũ một thế giới bị mất hứng. chỉnh sửa lần thứ 3. Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press.

2012. “ ‘Hyperconsumption’ and ‘Hyperdebt’: A Hypercritical Analysis.” Pp. 60–80 in

A Debtor World; Interdisciplinary Perspectives on Debt, edited by Ralph Brubaker, Robert W.Lawless, and Charles J. Tabb. New York/Oxford, England: Oxford University Press.

2012. “ ‘Tiêu dùng thái quá và ‘nợ đìa’: Một phân tích phê phán cực kỳ gay gắt.” Pp. 60–80 trong Thế giới những con nợ: Quan điểm về nợ, hiệu đính bởi Ralph Brubaker, Robert W.Lawless, và Charles J. Tabb. New York/Oxford, England: Oxford University Press.

2013. The McDonaldization of Society. Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press.

2013. McDonald hóa xã hội. Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press.

2014. “Prosumption: Evolution, Revolution or Eternal Return of the Same?” Journal of Consumer Culture 30:3–24.

2014. “Sản - tiêu: Tiến hóa, Cách mạng hay sự quay lại muôn thuở của cái giống như cũ?” Tạp chí văn hóa tiêu dùng 30:3–24.

 2015. “The ‘New’ World of Prosumption: Evolution, ‘Return of the Same’, or Revolution?”

Sociological Forum 14:3-24.

 2015. “Thế giới mới của sản -tiêu: Tiến hóa, Sự quay lại của cái giống như trước, hay Cách mạng?” Diễn đàn xã hội học 14:3–24.

Ritzer, George, Paul Dean, and Nathan Jurgenson. 2012. “The Coming Age of the Prosumer.”

American Behavioral Scientist 56:379–98.

 

Ritzer, George, Paul Dean, và Nathan Jurgenson. 2012. “Kỷ nguyên đang tới của người sản -tiêu” tạp chí Nhà nghiên cứu tâm lý học hành vi Hoa Kỳ 56:379–98.

Ritzer, George, Douglas Goodman, and Wendy Wiedenhoft. 2001. “Theories of Consumption.” Pp. 410-27 in Handbook of Social Theory, edited by George Ritzer and Barry Smart. London, England: Sage.

Ritzer, George, Douglas Goodman, và Wendy Wiedenhoft. 2001. “Những luận thuyết về tiêu dùng.” Pp. 410–27 in Cẩm nang về lý luận xã hội học, edited by George Ritzer and Barry Smart. London, England: Sage.

Ritzer, George and Nathan Jurgenson. 2010. “Production, Consumption, Prosumption: The Nature of Capitalism in the Age of the Digital Prosumer.” Journal of Consumer Culture 10:13– 36.

Ritzer, George và Nathan Jurgenson. 2010. “Sản xuất, Tiêu dùng, Sản - tiêu: Bản chất của CNTB trong thời đại người sản - tiêu kỹ thuật số” Journal of Consumer Culture 10:13-36.

Ritzer, George and Don Slater. 2001. “Editorial.” Journal of Consumer Culture 1:5–8.

Ritzer, George và Don Slater. 2001. “Xã luận” Tạp chí văn hóa tiêu dùng 1:5–8.

Scholz, Trebor, ed. 2012. Digital Labor: The Internet as Playground and Factory. New York: Routledge.

Scholz, Trebor, ed. 2012. Lao động kỹ thuật số: Internet với tư cách là sân chơi và xưởng. New York: Routledge.

Schullenberger, Geoff. 2014. “The Rise of the Voluntariat.” Jacobin: A Magazine of Culture and Polemic. Retrieved May 29, 2014 (http://www.jacobinmag.com/2014/05/the-rise-of-the-voluntariat).

Schullenberger, Geoff. 2014. “Sự trỗi dậy của duy ý chí” Jacobin: A Magazine of Culture and Polemic. Retrieved May 29, 2014 (http://www.jacobinmag.com/2014/05/the-rise-of-the-voluntariat).

Schumpeter, Joseph Alois. 1976. Capitalism, Socialism and Democracy. 5th ed. London, England: Allen & Unwin.

Schumpeter, Joseph Alois. 1976. CNYB, CNXH và Dân chủ. 5th ed. London, England: Allen & Unwin.

 

Sklair, Leslie. 2002. Globalization: Capitalism and Its Alternatives. Oxford, England: Oxford Uni-versity Press.

Sklair, Leslie. 2002. Toàn cầu hóa: CNTB và những lựa chọn của nó. Oxford, England: Oxford Uni-versity Press.

Smythe, D. 1977. “Communications: The Blindspot of Western Marxism.” Canadian Journal of Political and Social Theory 1:120–7.

Smythe, D. 1977. “Thông tinh đại chúng: Điểm mù của CN Marx phương Tây” Canadian Journal of Political and Social Theory 1:120–7.

Smythe, D. W. 1981. “On the Audience Commodity and Its Work.” Pp. 253–79 in Media and Cul-tural Studies: Keyworks, edited by M. G. Durham and D. M. Kellner. New York: Blackwell.

Smythe, D. W. 1981. “Bàn về danh mục hàng của cử tọa và cách vận hành của nó.” Pp. 253–79 in Media and Cul-tural Studies: Keyworks, hiệu đính bởi M. G. Durham và D. M. Kellner. New York: Blackwell.

Sorkin, Andrew Ross. 2014. “How Uber Pulls in Billions, All via iPhone.” New York Times, June 10, pp. B1, B2.

Sorkin, Andrew Ross. 2014. “Làm sao Uber hút được hàng tủ, tất cả đều nhờ iPhone” New York Times, June 10, pp. B1, B2.

Streitfeld, David. 2014. “AIRBNB Listings Mostly Illegal, State Contends.” New York Times, October 16, pp. A1, B6.

Streitfeld, David. 2014. “Kê khai của AIRBNB, hầu như không hợp pháp, Nhà nước tuyên bố” New York Times, October 16, pp. A1, B6

Toffler, Alvin. 1980. The Third Wave. New York: William Morrow.

Toffler, Alvin. 1980. Làn sóng thứ ba. New York: William Morrow.

Tronti, Mario. 1966. Operai e Capitale (Workers and Capital). Turin, Italy: Einaudi. Veblen, Thorstein. 1899/1994. The Theory of the Leisure Class. New York: Penguin Books.

1914/1964. The Instinct of Workmanship and the State of the Industrial Arts. New York: Augustus M. Kelly.

Tronti, Mario. 1966. Giới công nhân và tư bản. Turin, Italy: Einaudi. Veblen, Thorstein. 1899/1994. Lý luận của giai cáp nhàn hạ. New York: Penguin Books.

1914/1964. The Instinct of Workmanship and the State of the Industrial Arts. New York: Augustus M. Kelly.

Vogel, Ezra. 2011. Deng Xiaoping and the Transformation of China. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Vogel, Ezra. 2011. Đặng Tiểu Bình và công cuộc biến đổi Trung Quỗc. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Watson, Matthew and Elizabeth Shove. 2008. “Product, Competence, Project and Practice: DIY and the Dynamics of Craft Consumption.” Journal of Consumer Culture 8(1):69–89.

Watson, Matthew and Elizabeth Shove. 2008. “Sản phẩm, Đẳng cấp, Dự án và thực tiễn: Tự tay làm lấy (DIY) và động lực của tiêu dùng  kiểu thủ công” Tạp chí văn hóa tiêu dùng 8(1):69-89.

Weber, Max. 1903/1917/1949. The Methodology of the Social Sciences. New York: Free Press. 1921/1968. Economy and Society. 3 vols. Totowa, NJ: Bedminster Press.

Weber, Max. 1903/1917/1949. Phương pháp lun của khoa học xã hội. New York: Free Press. 1921/1968. Economy and Society. 3 vols. Totowa, NJ: Bedminster Press.

Williams, Rosalind H. 1982. Dream Worlds: Mass Consumption in Late Nineteenth-Century France. Berkeley: University of California Press.

Williams, Rosalind H. 1982. Những thế giới mộng tưởng: Tiêu dùng của dân chúng cuối thế kỷ 19 ở Pháp. Berkeley: University of California Press.

 

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114443889

Hôm nay

2140

Hôm qua

2307

Tuần này

21702

Tháng này

219063

Tháng qua

112676

Tất cả

114443889