Những góc nhìn Văn hoá

Giải thích của Yoshida Kenichi về “Khao khát yêu đương” của Mishima Yukio

Có một điều luôn tồn tại trong các tác phẩm của Mishima Yukio, như trong Lời tự thú của chiếc mặt nạ (1948) hay Cấm sắc hoàn thành vào năm Chiêu Hòa 26 (1953)*, mỗi tác phẩm đều mở ra vấn đề theo các cách khác nhau và được giải quyết hoàn toàn đến khi thực sự nắm được sự thật, thực sự biết được kết quả của vấn đề. Khao khát yêu đương là một tác phẩm đặc biệt, vấn đề đặt ra không được giải quyết, giống như một tác phẩm dở dang. Do vậy kết cục của tác phẩm mang tính ước lệ rất cao.  

Tác phẩm này mang phẩm cách của một tiểu thuyết buộc chúng ta phải suy nghĩ. Cho đến thế kỉ mười chín, tiểu thuyết được coi là hình thức biểu hiện cao nhất của tư tưởng con người. Thời điểm này liên tục xuất hiện những đại tác gia như Balzac hay Tolstoi, với thái độ sáng tác mang nặng tư tưởng của chủ nghĩa thực chứng đương thời đồng thời cũng phải thỏa mãn cả tính nghệ thuật trong văn chương nên trong các tác phẩm của họ, biểu hiện tư tưởng là quan trọng nhất, lấy tư tưởng làm vấn đề trung tâm xuyên suốt tác phẩm. Ngày nay, chúng ta tự gọi đó là tư tưởng Balzac hay Tolstoi nhưng không thể cho rằng cứ bắt họ cầm bút là họ có thể viết được một tác phẩm vĩ đại. Tuy tác phẩm của họ là kiệt tác nhưng không thể nghĩ rằng đó là tư tưởng thông thường, hàng ngày của họ. Cùng với việc viết một cuốn tiểu thuyết, nếu không nhìn ra sự phát triển từ đầu đến cuối của câu chuyện thì không chỉ Balzac hay Tolstoi mà bất cứ tác gia hiện đại nào, khi họ cầm bút viết nên một tác phẩm, hơn cả chủ trương ghi danh thành một chủ nghĩa nào đó hoặc tư tưởng nào đó thì rõ ràng cuộc sống hàng ngày chính là chất liệu quan trọng nhất. Thậm chí có nhiều chi tiết có thể gọi là “dư thừa”. Ý nghĩa này giống với cảm xúc khi dùng thủ pháp sử dụng từ ngữ gọi là “sự hỗn loạn của cây bút” mà đã có một thời rất thịnh hành trong các tác phẩm của các nhà văn Nhật Bản.

Ở tác phẩm này, cho dù Mishima sử dụng những nhân vật thuộc giai cấp nhàn rỗi, không có vai trò quá đặc biệt trong xã hội nhưng đối với ông đó không chỉ là một chất liệu quen thuộc mà cảm giác như ông hiểu được bí mật mang đầy tính tiểu thuyết trong cuộc sống của những con người như thế. Sử dụng nhiều chi tiết dư thừa nhưng ẩn trong những chi tiết dư thừa này là điều gì nhỉ, người đọc thử suy nghĩ như vậy cũng là một điểm làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Nếu không mang nhiều hứng thú với cuộc sống con người thì không thể miêu tả điều đó bằng từ ngữ chân thực đến thế. Tiểu thuyết chính là đặc sản của sự dư thừa bao gồm cả viết và đọc những sự dư thừa ấy, nằm trong sự đồng dạng với một sản phẩm xứng đáng về mặt văn hoá.

Trong thế giới của tiểu thuyết này, Mishima đã ngay lập tức thiết kế một sự dư thừa như thế. Và đó chính là sự tò mò vô hạn đối với sự rung động trong trái tim con người, là dã tính trẻ trung muốn nắm bắt sự rung động đó một cách sinh động nhất chỉ trong chốc lát. Để làm được điều này thì phải xây dựng nên một thế giới mang sự dư thừa chỉ cho phép sử dụngnhững thủ pháp dối gạt đấy ý đồ ở mức độ chấp nhận được.

Nếu hỏi rằng Mishima sử dụng thế giới dư thừa đó như thế nào trong tác phẩm này thì đó chính là ông đã vẽ lên quá trình tìm kiếm hạnh phúc một người phụ nữ luôn cầu mong được hạnh phúc. Để tự mình xác nhận hạnh phúc, cô sẵn sàng trả giá, kể cả đau khổ cũng chấp nhận. Bởi vậy, cô chăm sóc người chồng bị chết vì thương hàn với sự nhiệt tình gần giống như một kiểu hạnh phúc, sau khi chồng chết, cô trở thành nhân tình của bố chồng rồi yêu người làm vườn trong nhà của bố chồng, sau đó giết anh ta bằng cuốc. Vì vậy, hạnh phúc của cô có thể nói là một mệnh đề đầy tính nghịch lý. Nhưng hạnh phúc của một con người nếm trải có hay không có tính nghịch lý này được quyết định bởi điều kiện rằng con người ấy có thểchịu trách nhiệm với hay không. Bởi vậy cần thiết hơn cảchính là con người này có thực sự cảm nhận được hạnh phúc hay không?! Mishima lý giải sự việc chi phối vấn đề thuộc về bản chất đối với con người chính là cầu mong hạnh phúc. Trong lúc nhập viện chăm sóc người chồng bị bệnh truyền nhiễm, trong lúc vừa ngồi bên bàn cờ Gô cùng bố chồng vừa nhìn chằm chằm vào đường kẻ trên bàn cờ, trong lúc gào khóc muốn bỏ chạy khỏi cánh tay người thanh niên tấn công mình, dù trong bất cứ khoảnh khắc nào hạnh phúc của Etsuko cũng được cảm nhận một cách tuyệt đẹp bị đẩy lên đến mức độ nghịch lý hoàn toàn.

Chắc chắn vì điều này mà sự chuẩn bị cũng tương đối công phu. Bố chồng của Etsuko nguyên là một vị giám đốc đã nghỉ việc, vốn sinh ra trong một gia đình tá điền, cùng với sự thoả mãn khi làm công việc nhà nông trên mảnh đất mua được trong những năm còn trên đỉnh cao sự nghiệp. Trong cải cách ruộng đất, một phần đất phải bán đi, trở thành một ông già hơn sáu mươi tuổi phải nghiền ngẫm cú sốc tinh thần đó. Con trai trưởng là một trí thức không nghề nghiệp, không khả năng, kết hôn với người vợ có cùng suy nghĩ rằng: “Kết hôn là việc ngu ngốc nhất trên đời” rồi đem vợ về ăn nhờ ở đậu bố mình. Hai người này giống như một đoàn kịch Hy Lạp, cần mẫn với công việc giải thích diễn tiến của câu chuyện. Người chồng đã chết của Etsuko là thứ nam, người con trai út đang ở tận Siberia chưa về nhà nhưng vợ anh ta cũng dắt theo lũ con đến ở ngôi nhà của bố chồng mình. Trong căn nhà, chỉ người phụ nữ này có con, nhân vật trẻ con cũng chỉ có hai đứa trẻ. Ngoài ra còn có người thanh niên làm công mà Etsuko yêu, Saburo. Cô người hầu Miyo, người thiêu đốt trái tim ghen tuông của Etsuko bằng mối tình với Saburo. Toàn bộ những nhân vật này sống cùng nhau trong một nông trang tách biệt ở ngoại ô Osaka.

Một nhóm người ở cách xa đô thị, sống ở một địa điểm không rõ là quê hay là phố nhưng Mishima đã xây dựng nơi đó thành địa điểm thực nghiệm cho nhân vật Etsuko. Nếu nhìn từ luận điểm này thì không hề giống với ý tưởng trong Phu nhân Musashino (1950) của Oka Shohei*. Tác phẩm của Okakhông hẳn là chối bỏ những mối quan hệ tồn tại trong đô thị mà dùng những mối tình nam nữ dựa trên toan tính vật chất, chỉ ở trong một tình huống như thế mới không ngăn cản cái nhìn thấu hiểu được suy nghĩ trong một mặt cắt của xã hội hiện đại. Nếu xuất hiện những học sinh là binh lính hồi hương thì cũng xuất hiện những doanh nhân mới nổi trong xã hội. So sánh với điều này, tác phẩm của Mishima xuất hiện những nhân vật có tính cách đầy bản năng, ý đồ của tác phẩm thậm chí còn bản năng hơn thế nữa.

Phép thử của Mishima trong tác phẩm này chính là sự thực nghiệm xoay quanh một sự kế tục đặc biệt. Etsuko mong cầu hạnh phúc. Điều đó cũng cho thấy cuộc sống hiện tại của cô rất mỏi mệt. Miêu tả điều đó hoàn toàn không đơn giản. Nếu không tinh tế, như thể thấy một cơn mưa đang rơi thì mô tả nó đang rơi thì hoàn toàn chẳng có tác dụng gì. (Chekhov * hiểu điều này hơn ai hết). Cuộc đời chán nản của một con người nhất định sẽ mang theo cả sự đối kháng, nếu không như thế thì cuộc đời con người ấy sẽ trở thành bất lực. Nếu văn chương miêu tả sự bất lực thì không phải là thứ có thể biểu hiện được một tư tưởng nào cao hơn. Ví dụ như, trong cuộc đời của một con người vừa hưởng thụ sự đầy đủ của cảm giác mình đang sống vừa kế tục sinh mệnh chỉ lặp đi lặp lại một cách vô hạn. Trong sự trả giá đương nhiên này, con người đó mất đi cảm giác đầy đủ của cuộc sống, thế mà vẫn cố gắng nhẫn nại để sống. Hoặc là niềm hi vọng về cuộc sống có ý nghĩa của mình được cái vỏ bề ngoài che đậy đi. Kết cục là vẫn bộc lộ nó ra ngoài một cách nhẫn nại. Vậy thì sự nhẫn nại đó rõ ràng là chán ngắt. Sức lực bị sự chịu đựng tiêu phí càng mạnh mẽ thì càng làm chúng ta có cảm giác chán chường hơn.

Cuộc sống của nhà Sugimoto ở làng Maiden xoay quanh Etsuko và luôn luôn kìm chế sự mong cầu hạnh phúc của cô, là sự trang trí để đánh thức ý thức đang sống một cách mạnh mẽ hơn nữa ở Etsuko. Valery* đã từng nói, nếu không có đối kháng thì một tác phẩm mang tính nghệ thuật cũng không sinh ra. Cuộc đời của một con người không có kháng cự thì cũng không thể nắm được thực cảm về cuộc sống của chính mình.Tự thân đang sống nhưng lại luôn truy tìm sự kháng cự với chính cuộc sống ấy, ý nghĩa chính là nằm ở đó. Tác giả của tác phẩm này đã lấy cuộc sống tiếp diễn một người phụ nữ đểtạo nên một điều kiện hoàn hảo cho tác phẩm của mình.Nhưng làm cho điều đó trở nên hoàn hảo chính là do tính cách mạnh mẽ của Etsuko đã khiến cô trở thành một sự tồn tại vô cùng đặc biệt. Nhân vật này cùng với hoàn cảnh sống tạo nên một thực cảm của sinh mệnh cực kì tươi mới. Sự đặc sắc đầycá tính này khiến chúng ta khó mà quên được.

Phạm Phương dịch

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114443777

Hôm nay

228

Hôm qua

2307

Tuần này

21590

Tháng này

218951

Tháng qua

112676

Tất cả

114443777