Cương Như Văn
24 Tháng 9 lúc 9:44 ·
XẾP HÀNG CHỜ…CHẾT.
Đúng là có hơn 500 tử tù đang xếp hàng chờ đến lượt chết, vì theo luật định từ ngày 1/7/2011 tử tù được chết bằng cách tiêm thuốc độc. Kiểu chết đó làm cho tử tù “sướng” ở chỗ không bị đau đớn và thân thể giữ được nguyên vẹn.
Chỉ có hơi phiền phức là ta chưa sản xuất được loại thuốc độc đó, nhập ngoại thì tốn đến 300 triệu đồng cho một lần …chết. Thêm vào đó EURO lại đang muốn Việt Nam ta không có án tử hình nên họ cũng khá dè dặt khi bán thuốc, trong lúc mỗi năm số án tử hình ở nước ta tăng khoảng 80 đến 100 vụ.
Hiện nay ta đang nghiên cứu sản xuất loại thuốc đó nhưng chưa thành công.
Đáng sợ nhất là sẽ có kẻ tìm cách nhập lậu thuốc độc giả về bán chui (giống như Công ty VN Pharma đã làm đối với thuốc chữa bện ung thư) Tiêm thứ thuốc độc đó vào thì tử tù không những không chết mà còn béo phây phây..
Cương Như Văn
20 Tháng 9 lúc 6:57 ·
TẠI SAO AI CŨNG THÍCH LÀ TIẾN SĨ ?.
Ngày xưa, nhiều người học cao đều phải dấu nhẹm cái bằng cấp nguy hiểm của mình. Mấy ông anh họ tôi học lớp đệ tam đệ tứ gì đấy (cấp trung học PT bây giờ) biết nói tiếng Pháp nhưng không bao giờ nói ra. Có bằng cấp cao càng bị nghi ngờ vì thuộc từng lớp trên, tức là gia đình phải giầu có mà đã giầu có thì chỉ có đi bóc lột người nghèo, vậy thì không làm cách mạng được. Cách mạng là chỉ có bần cố nông mới làm được. Một thời như thế kéo dài , tuyển chọn cán bộ bao giờ cũng nghiên cứu rất kĩ về lí lịch . Sau ta thường gọi đó là chủ nghĩa lý lịch. Từ khi chuyên sang nền kinh tế thị trường, chủ nghĩa lí lịch được nhanh chóng thay bằng CHỦ NGHĨA BẰNG CẤP.
Bây giờ khi tuyển chọn cán bộ, ai có bằng cấp cao hơn thì dễ thắng điểm hơn. Bởi thế mà người ta đua nhau kiếm cho được cái bằng , ít nhất là từ TIẾN SĨ trở lên. Trong xã hội ta hiện nay, có nhiều cách để kiếm bằng : Học thật đế có bằng thật, học giả và tiền thật để được cái bằng vớ vẩn, không học nhưng chi tiền thật để có cái bằng giả …
Một người chức to như ô. Xuân Anh thì cần gì phải gian lận về bằng cấp nhỉ. Khó hiểu thật.
Đốt lò lên đi . giấy thì dễ cháy nên Tiến sĩ giấy sẽ cháy trước tiên
Cương Như Văn
17 Tháng 9 lúc 15:28 ·
Lò nóng dữ dội mà củi khô vẫn không cháy.
Điều đó cũng không có gì lạ lắm. Có thể là vì khúc củi quá to, quá dài. To và dài đến mức nếu cứ cố nhét vào lò thì lò có thể bị nứt hoặc thậm chí bị vỡ . Trong trường hợp đó dân đốt lò có kinh nghiệm thường làm như sau : Chịu khó cưa củi thành những đoạn ngắn hơn, bé hơn rồi mới tống vào lò… Bảo đảm cháy hết 100%.
Cương Như Văn
17 Tháng 9 lúc 5:49 · Hà Nội ·
BỆNH LƯỜI.
Bệnh lười là bệnh tương đối phổ biến ở Việt Nam ta. “Một bộ phận không nhỏ” người Việt mắc bệnh này.
Một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên lười học, chỉ ham chơi, ham ăn diện.
Một bộ phận không nhỏ nông dân lười cày sâu cuốc bẫm, chỉ thích uống rượu suốt ngày.
Một bộ phận không nhỏ công nhân lười nâng cao năng suất làm việc, chỉ thích nghỉ ngơi.
Một bộ phận không nhỏ công nhân viên chức lười đến cơ qan đúng giờ , chỉ thích bù khú, bia bọt.
Một bộ phận không nhỏ những người lãnh đạo lười suy nghĩ đổi mới, chỉ thích tham nhũng càng nhiều càng tốt…
Thế thì làm sao dân giầu nước mạnh được ???
Cương Như Văn
16 Tháng 9 lúc 6:35 ·
Hai Cơn Bão Số 10.
Chỉ trong vòng 3 tháng , Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2017, Việt Nam ta đã phải hứng chịu hai cuộc bão lớn : Cơn bão điểm 10 đổ bộ vào kì thi Tốt nghiệp Trung học Quốc gia, và cơn bão số 10 đổ bộ vào lúc khai giảng năm học mới được 10 ngày.
Cơn bão số 10 là một thiên tai lớn , đã gây rất nhiều thiệt hại về người và của… Còn cơn bão điểm 10 không gây chết người, đổ nhà đổ cửa…Các cấp quản lí giáo dục thậm chí còn vui mừng cho rằng kì thi tốt nghiệp như vậy là đã thực hiện rất tốt . Thực ra tác hại lâu dài của các cơn bão điểm 10 là nguy hiểm vô cùng . Học sinh thấy rằng chẳng cần học gì nhiều vẫn được điểm 10 ngon ơ. .
Sang năm có thể dự đoán rằng nếu cứ kiểu này thì sẽ có cả cơn bão điểm 9. Rồi mà xem !!!
Cương Như Văn
12 Tháng 9 lúc 16:39 ·
Vừa qua Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã thăm Phần Lan và kí kết với Phần Lan nhiều văn kiện về Giáo dục . Nhiều người đang lo lắng liệu ta có định nhập khẩu Giáo dục Phần Lan vào nước ta hay không ?
Ông Nguyễn Xuân Vang, cục trưởng Cục Hợp tác Quốc Tế của Bộ GD&ĐT, đã phát biểu để trấn an :"Ta có thể tham khảo chương trình giáo dục của Phần Lan để chọn những gì phù hợp với Việt Nam để áp dụng đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ đang xây dựng. Trong quá trình xây dựng chương trình thì việc học hỏi những thành công và kể cả thất bại của các nước là cần thiết ".
Ông Vang hoàn toàn đúng nhưng tôi chỉ băn khoăn một điều: Bộ đã soạn xong chương trình tổng thể của Bậc Giáo dục Phổ thông, đã công bố vào tháng 4/2017 để lấy ý kiến, tháng 7/2017 đã công bố bản chỉnh sửa theo góp ý, và dự kiến tháng 9 này sẽ công bố luôn cả chương trình cụ thể của từng bộ môn, và sau đó tiến hành viết sách giáo khoa.
Điều tôi băn khoăn là sau khi đi Phần Lan về ta học được những điều rất tốt và thấy ta cũng cần làm cần sửa đổi cho giống họ thì sao ? Thì ta lại họp, lại thảo luận, lại tranh cãi nhau ...xem nên áp dụng thế nào ư ? Thế rồi ông Bộ trưởng lại còn sẽ đi tiếp sang Nhật, sang Hàn Quốc, sang Thái lan...nữa thì sao ?
Ôl. Nếu thế thì biết bao giờ cho xong....?
Cương Như Văn
11 Tháng 9 lúc 15:31 ·
Thành Phố Hồ Chí Minh đã dừng thí điểm tuyến xe buýt BRT số 1 vì sau thời gian thí điểm dự án không mang lại hiệu quả, ùn tắc giao thông không hề được cải thiện.
Thế là tiền vẫn mất mà tật vẫn mang.
Giá như trước đây trong cuộc thi chống ùn tắc của Hà Nội, tôi nộp bài thi với nội dung " không nên có BRT ở Hà nội" thì chắc chắn tôi sẽ ẵm giải thưởng mấy tỷ rồi. Tiếc thật ..,
Cương Như Văn
3 Tháng 9 ·
Nghe nói sân bay Long Thành sẽ giao cho ông anh Trung Quốc đấu thầu. Nếu thế thì lại có thêm một biểu tượng to đùng nữa về "thắm thiết tình hữu nghị Việt -Trung".
Tôi lạy Trời, lạy Phật, lạy Chủ tịch Nước, lạy Thủ Tướng...để xin các Ngài làm sao không phê duyệt cái chuyện đấu thầu này.