Những góc nhìn Văn hoá

Cổ tích luỹ tích

I.Trong mỗi khoa học đều có những vấn đề nhỏ nhưng lại có thể mang ý nghĩa rất lớn. Trong nghiên cứu phônclo, một trong những vấn đề đó là vấn đề các truyện cổ tích lũy tích.
            Những truyện cổ tích nào được gọi là cổ tích lũy tích – về điều này đến nay vẫn còn tranh luận. A.Aarne không sử dụng thuật ngữ này[1]. N.P.Andreev khi dịch sang tiếng Nga cuốn sách chỉ dẫn của Aarne đã đưa vào một kiểu có tính tổng hợp (hỗn hợp) và gọi tên là “Những truyện cổ tích lũy tích (xâu chuỗi) các loại” (Andr. 2051 I). Ông chỉ đưa ra ba ví dụ, hơn nữa không có dẫn chứng từ các tuyển tập của Nga. Andreev không thấy có cổ tích lũy tích của Nga.

          Trong sách chỉ dẫn của S.Tomson (1928), các truyện cổ tích lũy tích đã được xem xét trong 200 mục (từ 2000 đến 2199, Culmulative Tales). Không phải tất cả các mục đều được lấp đầy, có 22 kiểu được dẫn ra. Những mục đó được giữ lại trong lần xuất bản cuối của cuốn sách chỉ dẫn này, ra mắt năm 1964. Ở đây gần như tất cả các mục được xem xét đã được lấp đầy (AT 2009 – 2075).
          Cuốn sách chỉ dẫn của Aarne – Tomson có ích như một sách tra cứu thực nghiệm về các kiểu truyện cổ tích đã có. Tuy nhiên, đồng thời nó rõ ràng cũng có hại, bởi nó tiêm nhiễm những quan niệm lầm lẫn và hoàn toàn sai về tính chất và thành phần các truyện cổ tích. Sai lầm cơ bản về logic vấp phải là: các đầu mục được xác định theo những dấu hiệu không loại trừ lẫn nhau, do đó tạo ra một bảng phân loại đan chéo nhau, mà những bảng phân loại như vậy trong khoa học là không thích dụng. Chẳng hạn như trong số các truyện cổ thần kỳ có sự phân loại những kiểu truyện như “cổ tích về đối thủ thần kỳ” và “cổ tích về trợ thủ thần kỳ”. Nhưng những truyện trong đó trợ thủ thần kỳ giúp đỡ trong cuộc chiến chống đối thủ thần kỳ thì thuộc nhóm nào? Sai lầm này xuyên suốt cuốn sách chỉ dẫn.
          Việc xuất hiện những đầu mục các truyện cổ tích lũy tích trong những lần xuất bản sau cùng đã bổ sung một nguyên tắc mới: những truyện cổ tích đó được phân chia không theo tính chất của các nhân vật chính, mà được phân chia và xác định dựa theo kết cấu của chúng.
          Tôi cho rằng, trong cơ sở của việc chia đề mục và phân loại truyện cổ tích cần phải đặt ra nguyên tắc xác định cổ tích theo cấu trúc của chúng. Trong cuốn sách “Hình thái học truyện cổ tích” đã thử phân chia loại truyện cổ tích thường được gọi là thần kỳ căn cứ theo những dấu hiệu về cấu trúc[2]. Cũng theo nguyên tắc đó có thể phân chia các truyện cổ tích lũy tích. Truyện cổ tích lũy tích, trong những bản in cuối bảng danh mục của Aarne –Tomson, đã được phân loại chính là theo tính chất cấu trúc của chúng. Ở đây con đường đúng đắn đã được phát hiện, nhưng nó mới chỉ được phát hiện. Thực tế vấn đề những truyện cổ tích nào được gọi là lũy tích vẫn còn chưa rõ ràng, và điều này giải thích tại sao phần lớn các truyện cổ tích lũy tích được đưa vào những mục khác. Ví dụ, nhiều truyện cổ tích lũy tích được để trong loại cổ tích về loài vật, và ngược lại: không phải tất cả các truyện cổ tích được đưa vào loại cổ tích lũy tích thực sự là phù hợp với loại truyện này.
          Lượng tư liệu đề cập đến các truyện cổ tích lũy tích khá lớn, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa được tất cả mọi người chấp nhận cho khái niệm này. Lịch sử nghiên cứu cổ tích lũy tích được trình bày rất tốt trong cuốn sách của M. Haavio[3]. Tuy nhiên, sự không thống nhất trong cách hiểu bản chất loại truyện cổ tích này cũng rất lớn, điều này có thể thấy rõ dù chỉ qua bài báo của A.Taylor[4]. Tác giả nói về các truyện cổ tích lũy tích, cho rằng chúng xuất hiện trên cơ sở những điều khủng khiếp thấy trong giấc mơ[5]. Và điều này được tác giả chứng minh với vốn kiến thức vô cùng uyên bác về tư liệu thực tiễn. Phê phán quan điểm này là không cần thiết.
          Trước khi bắt đầu nghiên cứu các truyện cổ tích lũy tích, cần phải đưa ra một định nghĩa, dù chỉ là sơ bộ, xem nó là cái gì. Tuy nhiên, tôi không muốn đưa ra những công thức trừu tượng, mà thử nêu ra đặc điểm của thể loại này trong khuôn khổ của một nền văn hóa dân tộc.
         Nếu như kinh nghiệm này thành công, nó có thể áp dụng để nghiên cứu sáng tác của các dân tộc khác, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu so sánh lịch sử toàn diện thể loại này và cho phép thúc đẩy giải quyết vấn đề phân loại và lập bảng danh mục một cách khoa học các truyện cổ tích.
         Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu của các truyện cổ tích này là ở việc lặp lại nhiều lần một số hành động hay yếu tố, trong khi chuỗi mắt xích được tạo ra theo cách thức đó còn chưa bị đứt đoạn hay chưa bị tháo tung ra theo trật tự ngược lại. Ví dụ đơn giản nhất có thể kể đến truyện cổ tích Nga “Cây củ cải” (ta có thể không cần dừng lại ở nội dung của nó). Truyện cổ tích này hoàn toàn phù hợp với tên gọi của Đức Kettenmarchen – cổ tích xâu chuỗi. Tuy nhiên nhìn chung tên gọi đó quá hẹp. Truyện cổ tích lũy tích được xây dựng không chỉ theo nguyên tắc xâu chuỗi, mà còn theo cả những hình thức hết sức đa dạng của sự kết hợp, chồng chất, tích lũy, thường kết thúc bằng một tai nạn vui vẻ nào đó. Trong tiếng Anh, chúng thuộc loại formula-tales và được mang tên cumulative, accumulative stories, liên quan với từ cumulare trong tiếng La-tinh nghĩa là tích lũy, chồng chất, và tăng tiến. Trong tiếng Đức, ngoài thuật ngữ Kettenmarchen còn có một thuật ngữ thành công hơn Haufungsmarchen – cổ tích chồng xếp hay Zahlmarchen – cổ tích liệt kê. Trong tiếng Pháp chúng được gọi là randounées (nghĩa đen là “xoay quanh một vị trí”). Không phải ở mọi ngôn ngữ đều có tên gọi chuyên biệt cho những truyện cổ tích đó. Những ví dụ đưa ra cho thấy rằng ở mọi nơi trong những cách diễn đạt khác nhau đều nói về một sự chồng chất nào đó. Toàn bộ sự quan tâm và toàn bộ nội dung của các truyện cổ tích đó nằm ở sự chồng chất dưới những hình thức đa dạng. Chúng không chứa những “sự kiện” thú vị, có nội dung nào của trật tự cốt truyện. Ngược lại, bản thân những sự kiện trở nên nhỏ nhặt (hay bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt), và sự nhỏ nhặt của các sự kiện đó đôi khi nằm trong mối tương phản hài hước với sự tăng tiến kinh khủng của những hậu quả và kết cục thảm hại bắt nguồn từ chúng (bắt đầu: quả trứng bị vỡ, kết thúc – cháy cả khu làng).
           Trước hết chúng tôi tập trung chú ý đến nguyên tắc kết cấu của những truyện cổ tích này. Tuy nhiên, cần phải chú ý cả đến hình thức ngôn từ của chúng, đồng thời đến hình thức và phong cách trình diễn. Nhìn chung có thể nhận ra hai loại truyện cổ tích lũy tích khác nhau. Một loại có thể gọi theo mẫu thuật ngữ tiếng Anh formula-tales là truyện công thức. Những truyện cổ tích này là công thức thuần túy, là sơ đồ thuần túy. Tất cả chúng được chia thành những mắt xích cú pháp có hình thức giống nhau được lặp đi lặp lại. Tất cả các câu nói đều rất ngắn và cùng loại. Các truyện cổ tích loại thứ hai cũng được tạo thành từ những mắt xích tự sự giống nhau, nhưng mỗi mắt xích đó có thể về cú pháp được hình thành khác nhau và tỉ mỉ nhiều ít khác nhau. Tên gọi “công thức” không thích hợp với chúng. Chúng được kể một cách bình thản, với phong cách của các truyện cổ tích thần kỳ hay các truyện văn xuôi khác. Khuôn mẫu của loại cổ tích lũy tích này có thể kể đến truyện “Đổi chác”. Nhân vật đổi con ngựa lấy con bò, đổi con bò lấy con heo, và v.v… cho đến khi đổi lấy cái kim mà anh ta đánh rơi mất, thành ra phải trở về nhà tay không (Andr. 1415, AT 1415). Những truyện cổ tích như thế có thể gọi là “sử thi” để phân biệt với loại truyện “công thức”.
          Cần nhắc thêm rằng các truyện công thức có thể có hình thức không chỉ bằng thơ, mà còn thành các bài hát. Những truyện như thế có thể gặp không chỉ trong các bộ sưu tầm truyện cổ tích, mà còn  trong các bộ sưu tầm bài hát dân gian. Ví dụ trong tuyển tập của Shein “Nga qua các bài hát, các nghi lễ, các phong tục…” (1898) có những bài hát mà kết cấu và cốt truyện dựa trên sự tích lũy. Chúng cần được xếp vào trong cuốn sách chỉ dẫn các truyện cổ tích lũy tích. Ở đây có thể chỉ ra rằng cả “Cây củ cải” cũng được ghi lại như một bài hát.
           Kết cấu của các truyện cổ tích lũy tích, nếu không phụ thuộc vào các hình thức biểu diễn, thì hết sức đơn giản. Chúng bao gồm ba phần: mở đầu, tích lũy và kết thúc. Mở đầu thường bắt nguồn từ một sự kiện không đáng kể nào đó, hoặc một tình huống hết sức bình thường trong cuộc sống: ông trồng cây củ cải, bà nướng bánh tròn, cô gái đi ra sông để giặt giẻ lau, quả trứng bị vỡ, người nông dân nhắm bắn con thỏ, v.v.. Sự mở đầu như thế không thể được gọi là nút của câu chuyện, bởi vì hành động phát triển không phải từ bên trong, mà từ bên ngoài, phần lớn hoàn toàn ngẫu nhiên và bất ngờ. Sự bất ngờ đó là một trong những hiệu quả nghệ thuật chủ yếu của loại truyện cổ tích như vậy. Sau đoạn mở đầu là một xâu chuỗi (sự tích lũy). Các phương thức gắn kết đoạn mở đầu với xâu chuỗi nhiều vô kể. Chúng tôi xin đưa ra vài ví dụ, nhưng tạm thời chưa muốn làm công việc hệ thống hóa nào cả. Trong truyện cổ tích về cây củ cải đã được nhắc tới (Andr. 1960 * D I), việc xâu chuỗi được tạo ra là do cây củ cải bám chắc xuống đất quá, không thể nào nhổ lên được, và người ta cứ phải gọi thêm những người trợ thủ mới, hết người này đến kẻ khác. Trong truyện cổ tích “Nhà của con ruồi” (Andr. *282), con ruồi xây nhà hay cư ngụ ở trong một ống tay áo bỏ đi hay trong một cái đầu lâu v.v.. Nhưng rồi lần lượt xuất hiện những con vật ngày một to hơn đến xin được vào nhà: ban đầu là con rận, con bọ chét, sau đến con muỗi, con ếch, con chuột, con thằn lằn, tiếp theo là thỏ, cáo và các con thú khác. Cuối cùng là con gấu, kẻ kết thúc mọi chuyện bằng việc ngồi lên trên ngôi nhà đó và đè bẹp tất cả.
          Trong trường hợp đầu (truyện “Cây củ cải”), việc tạo ra xâu chuỗi là có nguyên cớ và cần thiết. Trong trường hợp thứ hai (“Nhà của con ruồi”) không có một sự cần thiết hợp logic nào trong việc xuất hiện hết con vật mới này đến con vật mới khác. Theo nguyên tắc đó có thể phân biệt hai kiểu cổ tích loại này. Chiếm ưu thế là kiểu truyện thứ hai – nghệ thuật của những truyện cổ tích như vậy không đòi hỏi sự hợp lý nào cả. Tuy nhiên, để xác lập các kiểu truyện cổ tích lũy tích, sự khác biệt này không có ý nghĩa quan trọng, và chúng tôi cũng sẽ không quan trọng hóa nó.
           Những nguyên tắc theo đó xâu chuỗi được tăng lên rất đa dạng. Chẳng hạn trong truyện cổ tích “Con gà trống bị nghẹn” (Andr. *241 I; AT 2021A) chúng ta có một loạt sự sai bảo: gà trống sai gà mái ra sông lấy nước, con sông sai gà mái đến cây gia xin lá, cây gia sai gà mái đến cô gái xin chỉ, cô gái sai gà mái đến con bò xin sữa và cứ thế tiếp tục, tuy nhiên trong việc các nhân vật nào sai đi lấy các đồ vật gì chẳng có một logic nào cả: chẳng hạn tai sao con sông lại sai đi lấy lá cây gia… Logic ở đây không cần thiết, người ta không tìm kiếm, không đòi hỏi nó. Những truyện cổ tích khác được xây dựng trên hàng loạt thay thế hay đổi chác, hơn nữa sự đổi chác có thể diễn ra trong trật tự tăng tiến từ xấu đến tốt hay ngược lại, theo trật tự giảm sút từ tốt đến xấu. Chẳng hạn truyện cổ tích “Vịt đổi gà” kể chuyện con cáo đòi đền con gà bị mất của nó (mà thực ra là nó đã ăn mất) bằng con ngỗng, rồi đền con ngỗng lấy con gà tây và cứ thế đến việc đòi lấy con ngựa (Andr. 170, AT 170). Ngược lại, trong truyện cổ tích “Đổi chác” đã được nhắc đến ở trước, việc đổi chác đi từ tốt đến xấu. Việc đổi theo hướng có lợi hơn có thể xảy ra trong hiện thực hoặc người ta chỉ mơ ước về nó. Người nông dân khi nhắm bắn con thỏ mơ ước anh ta sẽ bán nó, lấy tiền bán thỏ mua một con heo con, sau đó mua con bò, sau đó là ngôi nhà, sau đó cưới vợ, v.v… Cuối cùng con thỏ chạy mất. (Andr. 1430 *A) Trong truyện cổ tích phương Tây, cô bán sữa cũng mơ ước tương tự khi đội bình sữa trên đầu đi bán. Bình sữa rơi xuống đất vỡ tan, và cùng với bình sữa mọi ước mơ của cô cũng vỡ tan (AT 1430).
          Hàng loạt truyện cổ tích lũy tích được xây dựng trên cơ sở xuất hiện lần lượt những người khách không mời mà tới hay những người bạn đồng hành nào đó. Trên cỗ xe trượt tuyết của anh nông dân hay chị nông dân, hết thỏ, cáo, đến chó sói, gấu xin đi nhờ. Cỗ xe gãy đổ. Tương tự: chó sói xin được để một chân lên xe, rồi chân thứ hai, chân thứ ba, chân thứ tư. Đến khi nó cuối cùng đặt đuôi lên xe thì cỗ xe gãy đổ (Andr. 258, AT 158). Trường hợp ngược lại: con dê quấy nhiễu chiếm nhà con thỏ, heo rừng, chó sói, bò rừng, gấu đều không đuổi được. Cuối cùng con muỗi, con ong, con nhím lại đuổi được (Andr. 212).
          Kiểu đặc biệt là những truyện cổ tích được xây dựng trên việc hình thành xâu chuỗi từ thân thể con người hay thân thể con vật. Những con sói đứng chồng lên lưng nhau để ăn thịt người thợ may ngồi trên cây. Người thợ may kêu lên: “Đứa ở dưới sẽ bị trừng phạt nhiều nhất!”. Con sói ở dưới sợ hãi bỏ chạy, cả lũ sói ngã xuống (Andr. 121, AT 121). Những người vùng Poshekhon muốn lấy nước từ dưới giếng. Trên giếng không có dây gàu, họ treo mình lên nhau. Người dưới cùng đã sắp múc được nước thì người trên cùng nặng quá. Anh ta trong giây lát buông hai tay để nhổ nước bọt, thế là tất cả ngã xuống nước (AT 1250).
          Cuối cùng, có thể tách ra một nhóm truyện cổ tích đặc biệt, trong đó tất cả những người mới lần lượt bị giết chết. Quả trứng bị vỡ. Ông già khóc, bà già kêu gào, nhập bọn với họ là mụ làm bánh thánh, ông từ ở nhà thờ, người trợ tế,  ông cha cố. Những người này không chỉ kêu gào, mà còn thể hiện nỗi tuyệt vọng của mình bằng những hành vi ngốc nghếch nào đó như xé kinh sách, đánh chuông, v.v.. Cuối cùng nhà thờ bị cháy, thậm chí cháy cả ngôi làng (Andr. 241 III).
         Cô gái hay sầu não đi ra sông giặt giẻ lau. Nhìn xuống nước, cô hình dung ra cảnh: “Nếu như mình sinh con trai, nó sẽ bị chết đuối”. Cô khóc, cùng khóc với cô lần lượt có bà hàng xóm, bà mẹ, ông bố, bà ngoại, v.v.. Vị hôn phu từ bỏ cô ta (Andr.1450, AT 1450).
         Trong số các truyện cổ tích lũy tích có thể tính thêm những truyện trong đó toàn bộ hành động dựa trên các kiểu đối thoại bất tận đầy hài hước. Có thể lấy ví dụ truyện “Tốt với xấu”. Đậu không được mùa– đó là xấu, đậu ít nhưng nhiều vỏ – đó là tốt và cứ thế, không có mối liên hệ đặc biệt nào giữa các mắt xích (Andr. 2014).
          Với một hệ thống kết cấu hoàn toàn rõ ràng, các truyện cổ tích lũy tích khác với các loại truyện khác ở cả phong cách, lẫn cách dùng từ, hình thức trình diễn. Tuy nhiên, cần phải nhắc rằng theo hình thức trình diễn, như đã chỉ ra, có hai kiểu truyện cổ tích loại này. Một kiểu được kể bằng văn xuôi một cách bình thản và chậm rãi, như mọi truyện cổ tích khác. Chúng có thể được gọi là cổ tích lũy tích chỉ là theo kết cấu của chúng. Đó là những truyện như “Đổi chác” đã được nhắc tới vốn thường được xếp vào những truyện cổ tích “truyện ngắn”, hay truyện “Đổi đá lấy vịt” mà trong các cuốn sách chỉ dẫn được xếp vào loại truyện về loài vật. Thuộc loại truyện cổ tích “sử thi” như thế có truyện về chàng trai bằng đất sét ăn mọi thứ trên đường đi, truyện về cô bán sữa mơ mộng, truyện về hàng loạt đổi chác từ xấu đến tốt hay từ tốt sang xấu được nhắc đến ở trên.
           Những truyện cổ tích khác có kỹ thuật tự sự tiêu biểu, đặc biệt của riêng chúng. Ở đây, tương ứng với sự chồng chất hay tăng tiến các sự kiện là sự chồng chất, lặp đi lặp lại những đơn vị cú pháp hoàn toàn giống nhau (chỉ khác ở chỗ chúng chỉ các chủ thể hay khách thể mỗi lúc mỗi mới), và những yếu tố cú pháp khác.
         Việc những mắt xích mới gắn kết thêm vào trong các truyện cổ tích này diễn ra theo hai cách: trong một số trường hợp, các mắt xích được liệt kê lần lượt theo thứ tự. Kiểu gắn kết thứ hai phức tạp hơn: mỗi lần mắt xích mới được nối vào thì tất cả những mắt xích trước đó được nhắc lại. Ví dụ  cho kiểu gắn kết này là truyện “Ngôi nhà của con ruồi”. Mỗi con vật đến nhà đều hỏi: “Nhà ơi, nhà ơi, ai sống ở trong đây?”. Kẻ trả lời kể tên tất cả những ai đã đến, nghĩa là ban đầu là một con, sau là hai, sau đến là ba và cứ như thế. Vẻ đẹp của những truyện cổ tích đó nằm ở chính trong sự lặp lại này. Toàn bộ ý nghĩa của chúng là ở sự trình diễn khéo léo, nghệ thuật. Chẳng hạn, trong trường hợp nói trên, mỗi con vật được xác định bằng một từ hay một số từ đích đáng nào đó, thường là có vần. Việc trình diễn chúng đòi hỏi tài nghệ rất cao. Khi trình diễn đôi khi chúng gần giống như các câu nói liến, đôi khi chúng được hát lên. Toàn bộ mối quan tâm đến chúng là mối quan tâm đến ngôn từ giàu sắc thái riêng như nó có. Sự chồng chất các từ chỉ thú vị khi cả bản thân các từ cũng thú vị. Bởi vậy, những truyện cổ tích như vậy hướng tới vần điệu, sự hòa hợp, sự trùng âm, và trong ý muốn như vậy, những người biểu diễn không từ chối những cách tạo từ mới táo bạo. Chẳng hạn con thỏ được gọi là “kẻ láu lỉnh trên núi” hay “kẻ mưu mẹo trên đồng”, con cáo được gọi là “kẻ nhảy vào mọi chuyện”, con chuột là “kẻ trong ngách chạy ra” và các tên khác. Tất cả những từ đó đều là những từ mới, được hình thành rất táo bạo, đặc sắc, khó có thể tìm thấy trong các từ điển song ngữ tiếng Nga với các tiếng nước ngoài.
         Sự độc đáo về từ ngữ như vậy trong các truyện cổ tích lũy tích làm chúng trở thành trò tiêu khiển của trẻ con vốn thích những từ ngữ, những câu nói liến mới mẻ, hóm hỉnh và độc đáo. Phần lớn các truyện cổ lũy tích phương Tây hoàn toàn có thể được gọi là thể loại truyện thiếu nhi.
         Truyện cổ tích lũy tích có thể dùng để gọi chỉ những truyện cổ tích mà toàn bộ kết cấu truyện được xây dựng dựa trên nguyên tắc tích lũy đã được mô tả. Bên cạnh đó, sự tích lũy có thể là một thành phần, một yếu tố trong truyện cổ tích thuộc bất kỳ hệ thống kết cấu nào khác. Ví dụ, yếu tố tích lũy có trong truyện cổ tích về nàng công chúa Không Cười (Andr. 559, AT 559), trong đó chàng mục đồng đã làm công chúa cười bằng cách dùng những phương thức ma thuật khiến cho các con vật và mọi người hết người này đến kẻ kia bị dính vào nhau, tạo nên hẳn một xâu chuỗi.
         Tôi sẽ không giải quyết vấn đề các truyện cổ tích lũy tích ở đây theo hướng lịch sử. Trước khi làm điều đó cần phải mô tả một cách khoa học các tư liệu không chỉ thuộc một dân tộc, mà trong khuôn khổ toàn thế giới. Cần phải nhấn mạnh rằng việc mô tả chính xác là bước đầu tiên của việc nghiên cứu lịch sử, và trong khi chưa thể mô tả một cách có hệ thống và khoa học thể loại này, thì không thể đặt ra vấn đề nghiên cứu nó về mặt lịch sử và tư tưởng. Ở đây tôi sẽ không đưa ra những phương thức và con đường nghiên cứu lịch sử các truyện cổ tích đó. Một nghiên cứu như vậy chỉ có thể là nghiên cứu liên cốt truyện và liên dân tộc. Việc nghiên cứu biệt lập các cốt truyện hay nhóm cốt truyện riêng lẻ không mang lại kết quả khả quan.
         Hiện nay, khi một bảng thống kê các truyện cổ tích lũy tích còn chưa được thực hiện, chúng thậm chí còn chưa được nhận thức như một loại truyện riêng biệt, thì các vấn đề liên quan đến cổ tích lũy tích chưa thể được giải quyết đầy đủ. Chúng tôi cảm nhận nguyên tắc tích lũy như một nguyên tắc cổ xưa. Người đọc có học thức hiện đại sự thực vui thích khi đọc hay khi nghe hàng loạt truyện cổ tích như vậy, thích thú chủ yếu với vẻ đẹp ngôn từ của chúng, nhưng những truyện cổ tích đó đã không còn phù hợp với những hình thức ý thức và sáng tạo nghệ thuật của chúng ta. Chúng là sản phẩm của những hình thức ý thức nào đó xa xưa hơn.  Chúng tôi thử sắp xếp các hiện tượng tự sự đó thành từng loại. Việc nghiên cứu chi tiết mang tính lịch sử, quốc tế các truyện cổ tích đó sẽ phải khám phá xem những loại nào có ở đây và những quá trình tư duy logic nào tương ứng với chúng. Tư duy nguyên thủy không biết đến thời gian và không gian như sản phẩm trừu tượng, cũng như nó nói chung không biết đến sự khái quát trừu tượng. Nó chỉ biết khoảng cách không gian thực tế và khoảng thời gian thực tế được đo bằng các hành động. Không gian cả trong cuộc sống lẫn trong tưởng tượng đều được khắc phục, được vượt qua không phải từ mắt xích đầu tiên thẳng đến mắt xích cuối cùng, mà thông qua những mắt xích cụ thể làm trung gian: những người khiếm thị đi theo cách như vậy: vừa đi vừa bám vào từ vật này đến vật khác. Sự xâu chuỗi không chỉ là thủ pháp nghệ thuật, mà còn là hình thức tư duy nói chung, được thể hiện không chỉ trong phônclo, mà còn cả trong các hiện tượng ngôn ngữ. Nhưng đồng thời, truyện cổ tích cho thấy nó đã phần nào vượt qua giai đoạn này.
 II
          Tôi chuyển sang liệt kê các kiểu truyện có trong văn học dân gian Nga.
          Việc liệt kê này không nhằm mục đích đạt đến sự đầy đủ chi tiết. Mục đích của bảng liệt kê dưới đây là biện giải cho những quan điểm lý thuyết đã được nêu ra và chứng minh cho khả năng phân loại tư liệu cổ tích theo kết cấu. Trong cuốn sách chỉ dẫn của Aarne, các cốt truyện được kể lại quấy quá. Tuy nhiên, cái chúng ta cần không phải là việc kể lại gần đúng như thế, mà là một xác định mang tính khoa học cho cốt truyện hay kiểu truyện nhờ vào việc nghiên cứu phân tích. Cần có sự phân biệt các yếu tố kết cấu. Mỗi kiểu sau khi được xác định có thể định hình như sau: Trước hết, xác định cái mở đầu (thắt nút), tức là chỗ bắt đầu xâu chuỗi. Việc xác định cái mở đầu luôn được trình bày trong một-hai câu (Ông trồng cây củ cải v.v..). Sau mở đầu là tích lũy. Sự tích lũy được chúng tôi cho vào trong các dấu lặp lại được mượn từ việc chép nốt nhạc (||: :||). Việc gắn kết các mắt xích, như đã nói, có thể theo hai cách: khi xuất hiện mắt xích mới thì tất cả các mắt xích cũ được nhắc lại (bởi người kể chuyện hay nhân vật của truyện cổ tích dưới hình thức kể lể hay khoác lác). Sơ đồ của sự tích lũy đó: a + (a + b) + (a + b + c)  v.v.. Trong trường hợp này, trước khi liệt kê các mắt xích sẽ có từ respective (tương ứng), ở đây có nghĩa là “sau khi tất cả các mắt xích trước đó được liệt kê” (mẫu: truyện “Con gà trống bị nghẹn”). Hình thức tích lũy thứ hai đơn giản hơn: các mắt xích lần lượt nối tiếp nhau không có sự lặp lại các mắt xích trước theo sơ đồ a + b + c +… (mẫu: truyện “Chàng trai bằng đất”). Đoạn mở nút cũng thường được đặt trong một-hai câu. Nếu như có những trường hợp hoàn toàn không có đoạn mở nút: mắt xích cuối cùng đồng thời làm kết truyện luôn.
         Giữa đoạn thắt nút với mở nút có sự tương hợp – hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Gà trống bị mắc nghẹn, sai gà mái đi lấy nước; kế tiếp là sự tích lũy. Đoạn mở nút – gà mái mang nước về và cứu được gà trống, hoặc gà mái bị chậm và gà trống đã tắt thở. Đôi khi xâu chuỗi không bị cắt đứt, mà được tháo ra từng mắt xích một theo trật tự ngược lại, đưa đến đoạn mở nút. Trong trường hợp như vậy sẽ ghi: dãy ngược lại. Đôi khi với cái kết thì xâu chuỗi vẫn chưa kết thúc. Tiếp theo là một truyện cổ tích khác (gắn kết máy móc), hay truyện cổ tích đó có đoạn nối thêm (gắn kết hữu cơ), phần lớn cũng là sự tích lũy. Những phần tự sự như vậy được biểu thị bằng các chữ số La Mã I, II, III, v.v…
         Để cho rõ ràng tôi xin nhắc lại, rằng theo phong cách có thể xác định hai kiểu: kiểu công thức và kiểu sử thi. Đối với mỗi nhóm cổ tích, kiểu công thức được chỉ ra trước, sau mới đến kiểu sử thi. Tôi xin giới thiệu các mẫu của bảng phân loại do tôi lập.
         I. Loại sai đi hay đuổi theo.
         Việc gửi đi là do một tai họa nào đó; kẻ bị nạn sai đi tìm sự cứu giúp. Kẻ đầu tiên gặp từ chối, bảo đến kẻ thứ hai, kẻ thứ hai bảo đến kẻ thứ ba v.v.. Việc đuổi theo là do kẻ được sai đi không trở về. Kẻ thứ hai được sai đi tìm cũng biết mất. Đến kẻ thứ ba được phái đi, và vân vân. Họ cùng trở về, kẻ nọ đuổi theo kẻ kia.
          Các truyện công thức
         1. “Cái chết của gà trống”. Gà trống bị nghẹn. ||: Nó sai gà mái đi lấy nước ngoài sông (resp. sông sai đến cây gia lấy lá, cây gia sai đến cô gái lấy chỉ, cô gái sai đến con bò lấy sữa, bò sai đến người cắt cỏ lấy cỏ khô, người cắt cỏ sai đến người thợ rèn lấy liềm, người thợ rèn sai vào làng lấy than. – Lấy được than, dãy ngược lại) :|| Gà mái bị muộn, gà trống chết nghẹn. (dị bản: gà mái cứu sống gà trống) (Andr. *241 I).
         2. “Không có dê cùng hạt dẻ”. Dê đực sai dê cái đi nhặt hạt dẻ. ||: Dê cái không trở về. Lũ sói được sai đi tìm dê cái. (resp. gấu được sai đi tìm sói, người được sai đi tìm gấu, cây gậy được sai đi tìm người, cứ thế cho đến cơn bão. – Dãy ngược lại: cơn bão đi đuổi nước, v.v..) :|| Và cuối cùng dê cái cùng hạt dẻ trở về (Andr.2015, AT 2015).
         Chúng tôi nhận thấy còn có dị bản giúp làm sáng rõ hơn phần này:
         2 a. “Lũ chuột không đến nhặt đậu”. Đậu bị đổ. Ông chủ gọi lũ chuột đến nhặt. ||: Lũ chuột không đến; lũ mèo được sai đi gọi chuột (resp. lũ chó sói được sai đi gọi mèo và tiếp tục. Dãy ngược lại) :|| Lũ chuột đến nhặt đậu.
          II. Loại bị ăn thịt (bị ăn hay thoát được)
         Có thể có 4 cách kết hợp: chuỗi phủ định cho kết cục khẳng định (nhiều lần thoát bị ăn thịt, nhưng cuối cùng thì bị ăn thịt); chuỗi khẳng định cho kết cục phủ định (việc ăn thịt lặp lại nhiều lần, nhưng cuối cùng mọi người đều thoát ra được); chuỗi khẳng định cho kết cục khẳng định (tất cả đều bị ăn thịt); chuỗi phủ định cho kết cục phủ định (tất cả đều không đem lại kết quả gì).
         Các truyện công thức
         3. “Cái bánh tròn”. Bà lão nướng bánh tròn, bánh bỏ trốn. ||: Bánh gặp thỏ (resp. sói, gấu, cáo v.v..) khoác lác, nhưng không bị ăn. :||  Cáo ăn mất bánh (Andr. *296, AT 2025).
         Các truyện sử thi
        4. “Chàng trai bằng đất”. Hai ông bà già không có con, nặn từ đất sét ra một cậu con trai. ||: Chàng trai ăn mất cuộn chỉ cùng ống suốt, sau đó ăn bà cụ cùng cái càng xe, ăn ông cụ cùng cái búa, ăn Katya cùng cái xô, ăn chị nông dân cùng cái cào :|| Con dê húc chàng trai, đất sét vỡ tan, tất cả chui ra ngoài (Andr.333 *B, AT 2028).
         5. “Phựt”. Ông già và bà già trước khi đi khỏi nhà cấm lũ trẻ đi vào nhà kho – ở đó có ông Phựt. ||: Ông Phựt ăn Vanya (sau đó là Manya, bà già, ông già) :|| Ông Phựt vỡ tung (Karn. 34)
        6. “Con sói ngu ngốc”. Sói đói bụng. ||: Nó gặp dê và định ăn thịt dê (sau đó là cừu, heo, ngựa). Mỗi con vật trị sói theo cách của mình :|| Sói đành ăn xác một con vật đã chết (Andr. 122, AT 122).
         Tư liệu của Nga rất nghèo nàn và không cho phép hình dung đầy đủ về loại truyện cổ tích còn gây nhiều do dự này. Những mắt xích riêng lẻ có thể hiện diện như những truyện cổ tích riêng biệt hay nằm trong thành phần những truyện cổ tích khác. Ngoài những yếu tố đã được đưa ra, trong một số trường hợp còn có kẻ cố vấn, kẻ sau mỗi lần sói thất bại lại khuyên nó đi tìm con vật khác. Cố vấn có thể là con cáo, kẻ giết chết sói bằng những lời khuyên của mình, hoặc cố vấn có thể là một vị thần: trong những trường hợp này, chó sói khốn khổ là do sự ngu ngốc của chính mình. Đôi khi đi trước hành động có lời tiên báo: chó sói vào ngày hôm đó sẽ hạnh phúc vì mặt trời chiếu lên mình nó, v.v… Trong những trường hợp này, mắt xích đầu tiên của xâu chuỗi là mẩu mỡ heo mà sói không thèm lấy, vì nó nghĩ có thể tìm được cái gì đó tốt hơn vì tin vào lời tiên báo của cáo. Đôi khi mắt xích cuối cùng là con người (người thợ may), kẻ giết chết sói. Trong những trường hợp đó, đôi khi tiếp sau là một truyện cổ tích mới, chính là truyện “Người ở trên cây”.
         7. “Bài hát của con sói”. Một người nông dân sống với vợ. ||: Hàng ngày, chó sói hát bài hát ca ngợi họ. Họ lần lượt cho sói tất cả cừu (sau đó là mèo, chó, ngựa, bò, chú bé, bà già, ông già) ||:  Người nông dân tự bước ra, chó sói ăn thịt anh ta (Andr. *162).
        Có thể đưa thêm vào đây một trường hợp gồm một số xâu chuỗi. Đó là “Những con vật dưới hố”. Ở dạng hoàn chỉnh, truyện cổ tích này bao gồm bốn chuỗi. Nó thuộc nhóm “bị ăn thịt” (một trong các chuỗi), bởi trong số những chuỗi còn lại thì hai chuỗi không thấy trong trong các nhóm khác, còn một chuỗi tuy có gặp trong các nhóm khác, nhưng chỉ mang tính chất nhập đề.
        8. “Những con vật dưới hố”.
          - Chiêu mộ. Heo bỏ nhà đi. ||: Sói nhập cùng (sau đó là thỏ, sóc, cáo, v.v..) :||
          - Rơi xuống hố. Lũ súc vật bị rơi xuống hố (tất cả cùng một lúc hoặc lần lượt từng con một).
          - Ăn thịt lẫn nhau.  ||: “Ai gầy hơn sẽ bị ăn thịt”. Thỏ bị ăn thịt (sau đó là sóc, heo, sói) :|| Cáo còn lại một mình.
         - Cáo thoát ra được. Cáo nhìn thấy tổ con chim sáo. ||: Cáo xin sáo cho ăn (sau đó cho uống, mua vui, kéo lên) :|| Sáo giúp cáo thoát khỏi hố (Andr. 20 A, AT 20 A).
         Thường gặp truyện cổ tích đó kết nối với những truyện cổ tích khác. Phần cuối cùng có thể hiện diện như một truyện cổ tích độc lập (Andr. 56 *C). Trong các cuốn sách chỉ dẫn, số 21 đưa ra kiểu truyện: các con vật ăn bộ lòng của mình. Đó không phải là một kiểu, mà chỉ là chi tiết có trong khuôn khổ của những kiểu khác nhau, trong đó có kiểu vừa nêu trên. Số 20 C dẫn ra: Lũ súc vật chạy trốn khỏi tận cùng thế giới hay khỏi chiến tranh. Đó cũng không phải là một kiểu, mà chỉ là một trong những nguyên cớ tập hợp lũ vật. Có cả những nguyên cớ khác: lũ súc vật đi cầu nguyện chúa; chúng bỏ đi vì người ta muốn giết chúng và chúng gặp nhau.
          III. Loại đổi chác
          Việc đổi chác có thể thực hiện hoặc theo hướng đi lên (từ xấu đến tốt), hoặc ngược lại đi xuống (từ tốt đến xấu); nó có thể xảy ra trong hiện thực, hoặc chỉ trong ước mơ.
          Các truyện sử thi
          9. “Đổi chác”. Người nông dân được thưởng một thỏi vàng (do công làm việc, hay công phục vụ) ||: Trên đường về nhà, anh ta đổi thỏi vàng lấy con ngựa (sau đó đổi con ngựa lấy con bò, đổi con bò lấy con cừu v.v.. cuối cùng là lấy cái kim :|| Anh ta đánh mất cái kim, trở về nhà tay không.
          Trong cuộc đối thoại của nhân vật với những người anh ta gặp, thỉnh thoảng anh ta kể về tất cả các đổi chác trước đó. Truyện đôi khi có thêm đoạn nhân vật khẳng định rằng vợ mình sẽ đón anh ta một cách vui vẻ. Anh ta thắng cuộc và trở thành giàu có.
         10. “Đổi gà lấy vịt, đổi vịt lấy ngỗng”. Con cáo (hay bà già) xin ngủ đêm, nhờ giữ hộ bó vỏ gai. ||: Buổi sáng, đòi đền cho bó vỏ gai bị mất (tuồng như bị mất) bằng sợi dây thắt lưng da (sau đó đòi đền sợi dây lưng bằng con gà, đền con gà bằng con vịt, rồi đến con ngỗng, gà tây, cừu, bò cái, bò đực, ngựa) :|| Cáo (bà già) cưỡi ngựa ra về (Andr. 170, AT 170).
         Thường tiếp theo sau là truyện “Lũ súc vật trên xe trượt” (Andr. 158, AT 158). Truyện cổ tích này kể chuyện về con cáo cũng như về bà già. Con cáo khéo léo hơn. Trong đêm nó ăn mất vật làm nguyên cớ cho những yêu cầu của nó, trong khi những yêu sách của bà già là không có cơ sở.
          11. “Lâu đài không khí”. Người nông dân nhắm bắn con thỏ ||: Anh ta mơ ước bán bộ lông thỏ (tiếp theo là mua heo, heo mẹ sinh bầy heo con, bán mua nhà; cưới vợ, đẻ con) :|| Bắn trượt con thỏ (Andr.1430 *A, AT 1430).
         Trường hợp nêu trên là công thức kiểu truyện của Nga. Điểm khởi đầu (thỏ, chim, bình sữa, bình mật, lúa, giỏ trứng v.v..), cũng như hoàn cảnh xảy ra sự việc (lúc đi săn, ở nhà, trên đường ra chợ) có thể  thay đổi. Công thức trừu tượng có thể có, nhưng nó chỉ có thể được đưa ra khi nghiên cứu chuyên biệt kiểu truyện này.
         12. “Bà già tham lam” (hay “Con cá vàng”). Người nông dân bắt được con cá vàng (hay chặt cây thần trong rừng), con cá (cây) xin được thả ra và hứa thực hiện mọi điều ước của người nông dân. ||: Bà vợ ông ta muốn có bánh mì (sau đó là ngôi  nhà, trở thành vợ của người quản gia, vợ ông chủ, vợ ông trung tá, vợ ông tướng, vợ vua, trở thành nữ thần hay nữ hoàng của biển :|| Lại quay trở về sống trong túp lều (hay biến thành súc vật) (Andr. 555, AT 555).
        Truyện cổ tích này là ví dụ đặc biệt về sự đồng hóa truyện cổ tích thần kỳ với cổ tích lũy tích. Một mặt, đó là một truyện cổ tích thần kỳ điển hình: thương tình tha cho con vật, có được trợ thủ thần kỳ, thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhờ sự giúp đỡ của con vật thần kỳ đó – đó là những yếu tố đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ; mặt khác, trong việc thay thế và tăng tiến những yếu tố giống nhau là toàn bộ ý nghĩa của truyện, xét từ quan điểm này nó có thể được xem là truyện cổ tích lũy tích.
          IV. Xin được vào nhà hay bị đuổi khỏi nhà (hay không cho vào nhà)
          Các truyện công thức
         13. “Ngôi nhà của ruồi”. Ruồi xây (hay tìm thấy) một ngôi nhà. ||: rận xin vào ở (resp. muỗi, chuột, thằn lằn, thỏ, cáo, gấu) :|| Gấu ngồi lên ngôi nhà, đè bẹp nó (Andr. *282).
         Các truyện sử thi
         14. “Ngôi nhà bị chiếm”. Dê (hay cáo) chiếm nhà của thỏ. Thỏ kêu than với chó. ||: Chó (sau đó là heo rừng, chó sói, bò rừng, gấu, sư tử) không thể đuổi được dê :|| Ong (gà trống, nhím) đuổi được (Andr. 212, AT 2015).
         Truyện này thường gặp như tiếp tục của truyện “Con dê bị đánh”, nhưng cũng có thể là một truyện cổ tích nguyên vẹn, đồng thời cũng có thể kết hợp với những truyện cổ tích khác.
         15. “Nơi trú đông của các con vật”
           - Chiêu tập. ||: Ông bà già muốn giết thịt gà trống (sau đó là ngỗng, cừu, heo, bò) :||  Lũ súc vật bỏ chạy.
           - Xây nhà. Bò đề nghị xây một ngôi nhà. ||: Gà trống (sau đó là ngỗng, cừu, heo) từ chối :|| Bò tự mình xây nhà.
           - Trú đông. Mùa đông tới, các con vật bị rét. ||: Heo (sau đó là cừu, ngỗng, gà trống) đến xin bò cho trú đông :||
          - Vị khách không mời mà tới. Chó sói muốn chiếm ngôi nhà. ||: Các con vật dọa sói – heo rít, cừu húc, v.v..|| Chó sói bỏ chạy (Andr. 130, AT 130).
          Về việc “chiêu tập” xin xem ở trên. Phần thứ tư không có sự tích lũy. Sự tích lũy có thể gặp ở những kết hợp khác (xem Andr. 210 A, AT 210). Trong một số dị bản (đặc biệt ở Tây Âu) chỉ có phần thứ hai hay phần thứ tư. Trong những trường hợp đó, thay cho phần thứ hai và thứ ba có môtíp khác: các con vật chiếm một ngôi nhà khác.
         Trong tất cả các trường hợp được nêu ra trên đây, các nhân vật chính là các con vật. Những truyện như vậy kể về con người rất hiếm. Chúng tôi chỉ gặp được một trường hợp. Nó khác với các truyện đã nêu ở sự hiện diện tâm lý phức tạp trong các mối quan hệ giữa người với người.
         16. “Đứa con gái bị trừng phạt”
          - Nhà tắm được chuẩn bị cho đứa con gái út. Cô bé bỏ đi hái quả rừng và không về. ||: Mẹ (sau đó là cha, các anh, các chị, chị dâu) gọi :|| Họ tự mình đi tắm.
          - Đến đêm cô bé mới về. ||: Cô xin bố (sau đó là mẹ, các anh, các chị) cho vào nhà, họ không cho vào :|| Cô bé bị chết rét (Karn. 109).
         V . Xin lên xe trượt tuyết
         (xe ngựa, thuyền)
          Các truyện sử thi
         17. “Cho tôi đi với”. Con cáo (người  nông dân) đánh cỗ xe trượt tuyết. ||: Thỏ (sau đó là cáo, chó sói, gấu) xin đi nhờ :|| Cỗ xe gãy đổ.
           17a. Con cáo (người nông dân) đánh xe trượt tuyết. ||:Chó sói xin được đặt một chân (sau đó là chân thứ hai, chân thứ ba, chân thứ tư, đuôi) :|| Cỗ xe gãy đổ (Andr. 158, AT 158 – phần thứ nhất). Ở Phương Tây, truyện này thường được đưa thêm vào trong truyện “Cái chết của gà trống” (AT 201).
         VI. Tậu được hay được thưởng
          18. “Mua bán có lời”. Người cháu xin bà đi buôn. ||: Anh ta mua con gà (resp. vịt, cừu, bò, ngựa. Mỗi con vật kêu những tiếng của mình) :|| (Karn.68).
         19. “Phần thưởng của pan (ông chủ)”. Ông già phục vụ cho pan. ||: Năm đầu tiên ông nhận được con gà (resp. năm thứ hai – gà trống, những năm tiếp theo là vịt, ngỗng, cừu, bê) : || (Shein 979 và các dị bản).
           VII. Những hành động không đúng lúc
          Các truyện sử thi
         20. “Chàng ngốc bị thịt”. Chàng ngốc giao du với mọi người. Không chịu nghe những lời khuyên của mẹ, mọi chuyện đều làm không đúng lúc. ||: Trong đám ma thì nói “Khiêng không khiêng nổi đâu” (sau đó trong đám cháy thì thổi sáo, gặp những người nông dân chở lúa thì chúc họ được lên trời, v.v..) : || Khắp nơi anh ta đều bị đánh (Andr. 1696, AT 1696). Nổi tiếng dưới hình thức một bài ca.
          VIII. Loại từ chối giúp đỡ
         Các truyện công thức
         21. “Chiến tranh của các loài nấm”. Nấm thông thánh đấu với nấm mỡ. Nấm mỡ từ chối. ||: Sau đó đến nấm gốc cây, nấm đỏ, nấm giết ruồi, … từ chối :|| Cuối cùng chỉ có nấm sữa đồng ý (Andr. *297, AT 297 B).
Nổi tiếng như một bài ca.
          IX. Dính vào nhau, đứng lên trên nhau
         Trong những truyện cổ tích này, chúng ta có một xâu chuỗi (cơ thể) con người hay con vật. Chuỗi đó tạo thành hoặc theo hàng ngang (dính vào nhau), hoặc theo chiều dọc (chồng lên nhau), hoặc xuống dưới (tụt xuống dưới, treo mình vào nhau)
          Các truyện công thức
          22. “Cây củ cải”. Ông trồng cây củ cải. ||: Không thể nhổ nó lên. Bà giúp ông (resp. cháu trai, cháu gái, chó, …) : || Củ cải được nhổ lên (Andr. 1960 *D I, AT 1960 D)
          Truyện này rất nổi tiếng, nhưng hiếm gặp trong các tuyển tập.
          Các truyện sử thi.
           23. “Chó sói và người thợ may” (“Người trên cây thông”). Lũ sói muốn bắt người ngồi trên cây thông. ||: Chúng đứng lên lưng nhau (đến 7 con) :|| Người kêu: “Con nào ở dưới cùng sẽ bị trừng phạt nặng nhất!” Lũ sói ngã cả xuống (Andr. 121, AT 121). Truyện này thường thấy hơn cả là sự nối tiếp truyện “Con sói ngu ngốc” (Andr. 122, At 122), nhưng cũng thấy nó đứng độc lập. Nó được phổ biến ở Ukraina và Belorus nhiều hơn ở Nga. Đáng chú ý là truyền thuyết của châu Phi: loài người muốn leo tới trời; họ chồng những chiếc cối gỗ lên nhau; còn thiếu đúng một chiếc cối nữa mới tới được trời; họ quyết định lấy cái cối ở dưới cùng – tất cả đổ ụp xuống. (L.Frobenius, Die Weltanschauung der Naturvolker, 1898). So sánh trường hợp này với trường hợp trước và các trường hợp khác có thể đưa đến một công thức khái quát cho kiểu này.
         Các trường hợp tụt xuống dưới không có trong tư liệu của Nga. Xem AT 1250. Công thức của tư liệu (không phải của Nga) có thể trình bày như sau: Muốn lấy nước. ||: Một người bám lấy thành giếng (người sau bám lấy chân anh ta và cứ thế…) : || Người trên cùng mệt quá, muốn nhổ nước bọt vào tay, tất cả đều rơi ngã xuống giếng.
         Trường hợp này chúng tôi ghi lại chỉ để so sánh.
          X. Chết vì những chuyện vớ vẩn
         Các truyện công thức
         24. “Quả trứng bị vỡ”. Gà mái đánh vỡ quả trứng. ||: Ông kể cho bà, bà khóc (resp. ông trợ tế xé sách, ông từ đánh chuông, v.v… : || Cha cố đốt nhà thờ (Andr. *241 III, AT 2022).
         Ở đây chỉ dẫn ra ba mắt xích tiêu biểu và cố định hơn cả. Trên thực tế, các mắt xích luôn nhiều hơn, nhưng chúng biến đổi rất nhiều. Tiêu biểu cho truyện này là sự lộn xộn dị thường: mọi người do tuyệt vọng làm hàng loạt những việc ngu ngốc. Mỗi nhân vật mới tới nghe lại toàn bộ câu chuyện từ đầu, rồi sau đó vì tuyệt vọng mà gây ra chuyện ngu ngốc nào đó.
         Trường hợp này là công thức của Nga. Trên bình diện thế giới, đoạn mở đầu có nhiều biến đổi.
         Các truyện sử thi
         25. “Cô gái hay sầu não”. Cô gái ra sông giặt giẻ lau. ||: “Nếu như mình sinh con trai – nó sẽ chết đuối”. Bà hàng xóm (sau đó là bà mẹ, ông bố, bà ngoại ) nhập cuộc, kêu gào : || Chàng rể từ bỏ vị hôn thê của mình (Andr. 1450, AT 1450).
         Tư liệu của Nga không đưa ra các trường hợp đủ rõ ràng. Tính chất xâu chuỗi đôi khi bị mất. Thường tiếp theo một truyện cổ tích khác: chàng rể (hay nhân vật khác) lên đường đi tìm xem ai ngốc hơn.
           XI. Hỏi, liệt kê, kể đi kể lại nhiều lần
           Loại này gồm những truyện, trong đó sự tích lũy được tạo nên chỉ bằng các đối thoại. Các cuộc đối thoại thực ra cũng có trong các truyện cổ tích khác, nhưng ở đó, ngoài đối thoại còn có hành động. Còn ở đây hai kẻ đứng và nói, và toàn bộ truyện cổ tích dựa trên những câu hỏi và câu trả lời, rồi lại hỏi lại v.v…
         Nhiều trường hợp được dẫn dưới đây không được xem là truyện cổ tích, mà là các câu nói bông đùa. Tuy nhiên, không thể không tính đến chúng, mặc dù chỉ có thể đưa chúng vào cùng với một số điều kiện bổ sung. Trong số các trường hợp được dẫn ra có những trường hợp có thể phân vào mục các loại truyện có tính logic: loại nguyên nhân (“do đâu”), loại mục đích (“đi đâu”, “để làm gì”), loại tương đối (“mà”). Loại cuối cùng không gặp trong tư liệu của Nga (AT 2035). Những truyện thuộc nhóm này chúng tôi không chia thành công thức và sử thi. Công thức sẽ được đưa ra dưới hình thức tự do hơn so với ở trên.
          26. “Do đâu”. Này cây phỉ tử, do đâu gà trống bới đất? v.v… (Andr. 241 II).
         27. “Đi đâu”. Nhựa thông mang đi đâu? Đi trét thuyền. – Thuyền mang đi đâu? Đi bắt cá. – Cá mang đi đâu? Cho lũ trẻ ăn. – Lũ trẻ mang đi đâu? Đi chăn cừu, v.v.. (Andr. *2015 II, AT 2016*).
         28. “Ở đâu”. Dê, mày ở đâu? Đi chăn ngựa. – Lũ ngựa ở đâu? Thằng Nikolka dắt đi. – Thằng Nikolka ở đâu? Nó chui vào cũi. – Cũi ở đâu? Nước cuốn đi rồi, v.v… (Andr. *2015 I, AT 2018).
          29. “Để làm gì”. Anh làm gì đấy? Tôi đào hố. – Hố để làm gì? Để tìm đồng xu. – Đồng xu để làm gì? Để mua cái kim, v.v… (Shein 273).
         30. “Mọi chuyện đều tốt đẹp”. Con dao nhíp bị người ta làm gãy. – Làm gãy như thế nào? – Họ dùng lột da con ngựa thọt, v.v… (Con ngựa chết, nhà cháy, người vợ chết v.v…). (Andr. *2014 I, AT 2040).
         31. “Tốt với xấu”. Đậu không được mùa (xấu). Tuy ít, nhưng lắm vỏ (tốt). Con heo xấu thói ăn hết tất cả (xấu). Tôi giết con heo làm món giăm-bông (tốt) và v.v… (Andr. 2014, AT 2014).



[1] Antti Aarne, Verzeichnis der Marchentypen, Helsingfors, 1911 (FFC số 3).
[2] V.Propp, Hình thái học truyện cổ tích, Leningrad, 1928, bản in lần 2, Moskva, 1969.
[3] M.Haavio, Kettenmarchenstudien, Helsinki, 1929 (FFC số 88).
[4] A. Taylor, Formelmarchen, - Handworterbuch des deutschen Marchens, Berlin – Leipzig, 1934, s.v.
[5] Sách trên, tr.166, 325.
   Nguon:

Cổ tích luỹ tích

V.Ya.Propp
Email In
Người dịch: Trần Thị Phương Phương
I.Trong mỗi khoa học đều có những vấn đề nhỏ nhưng lại có thể mang ý nghĩa rất lớn. Trong nghiên cứu phônclo, một trong những vấn đề đó là vấn đề các truyện cổ tích lũy tích.
            Những truyện cổ tích nào được gọi là cổ tích lũy tích – về điều này đến nay vẫn còn tranh luận. A.Aarne không sử dụng thuật ngữ này[1]. N.P.Andreev khi dịch sang tiếng Nga cuốn sách chỉ dẫn của Aarne đã đưa vào một kiểu có tính tổng hợp (hỗn hợp) và gọi tên là “Những truyện cổ tích lũy tích (xâu chuỗi) các loại” (Andr. 2051 I). Ông chỉ đưa ra ba ví dụ, hơn nữa không có dẫn chứng từ các tuyển tập của Nga. Andreev không thấy có cổ tích lũy tích của Nga.
          Trong sách chỉ dẫn của S.Tomson (1928), các truyện cổ tích lũy tích đã được xem xét trong 200 mục (từ 2000 đến 2199, Culmulative Tales). Không phải tất cả các mục đều được lấp đầy, có 22 kiểu được dẫn ra. Những mục đó được giữ lại trong lần xuất bản cuối của cuốn sách chỉ dẫn này, ra mắt năm 1964. Ở đây gần như tất cả các mục được xem xét đã được lấp đầy (AT 2009 – 2075).
          Cuốn sách chỉ dẫn của Aarne – Tomson có ích như một sách tra cứu thực nghiệm về các kiểu truyện cổ tích đã có. Tuy nhiên, đồng thời nó rõ ràng cũng có hại, bởi nó tiêm nhiễm những quan niệm lầm lẫn và hoàn toàn sai về tính chất và thành phần các truyện cổ tích. Sai lầm cơ bản về logic vấp phải là: các đầu mục được xác định theo những dấu hiệu không loại trừ lẫn nhau, do đó tạo ra một bảng phân loại đan chéo nhau, mà những bảng phân loại như vậy trong khoa học là không thích dụng. Chẳng hạn như trong số các truyện cổ thần kỳ có sự phân loại những kiểu truyện như “cổ tích về đối thủ thần kỳ” và “cổ tích về trợ thủ thần kỳ”. Nhưng những truyện trong đó trợ thủ thần kỳ giúp đỡ trong cuộc chiến chống đối thủ thần kỳ thì thuộc nhóm nào? Sai lầm này xuyên suốt cuốn sách chỉ dẫn.
          Việc xuất hiện những đầu mục các truyện cổ tích lũy tích trong những lần xuất bản sau cùng đã bổ sung một nguyên tắc mới: những truyện cổ tích đó được phân chia không theo tính chất của các nhân vật chính, mà được phân chia và xác định dựa theo kết cấu của chúng.
          Tôi cho rằng, trong cơ sở của việc chia đề mục và phân loại truyện cổ tích cần phải đặt ra nguyên tắc xác định cổ tích theo cấu trúc của chúng. Trong cuốn sách “Hình thái học truyện cổ tích” đã thử phân chia loại truyện cổ tích thường được gọi là thần kỳ căn cứ theo những dấu hiệu về cấu trúc[2]. Cũng theo nguyên tắc đó có thể phân chia các truyện cổ tích lũy tích. Truyện cổ tích lũy tích, trong những bản in cuối bảng danh mục của Aarne –Tomson, đã được phân loại chính là theo tính chất cấu trúc của chúng. Ở đây con đường đúng đắn đã được phát hiện, nhưng nó mới chỉ được phát hiện. Thực tế vấn đề những truyện cổ tích nào được gọi là lũy tích vẫn còn chưa rõ ràng, và điều này giải thích tại sao phần lớn các truyện cổ tích lũy tích được đưa vào những mục khác. Ví dụ, nhiều truyện cổ tích lũy tích được để trong loại cổ tích về loài vật, và ngược lại: không phải tất cả các truyện cổ tích được đưa vào loại cổ tích lũy tích thực sự là phù hợp với loại truyện này.
          Lượng tư liệu đề cập đến các truyện cổ tích lũy tích khá lớn, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa được tất cả mọi người chấp nhận cho khái niệm này. Lịch sử nghiên cứu cổ tích lũy tích được trình bày rất tốt trong cuốn sách của M. Haavio[3]. Tuy nhiên, sự không thống nhất trong cách hiểu bản chất loại truyện cổ tích này cũng rất lớn, điều này có thể thấy rõ dù chỉ qua bài báo của A.Taylor[4]. Tác giả nói về các truyện cổ tích lũy tích, cho rằng chúng xuất hiện trên cơ sở những điều khủng khiếp thấy trong giấc mơ[5]. Và điều này được tác giả chứng minh với vốn kiến thức vô cùng uyên bác về tư liệu thực tiễn. Phê phán quan điểm này là không cần thiết.
          Trước khi bắt đầu nghiên cứu các truyện cổ tích lũy tích, cần phải đưa ra một định nghĩa, dù chỉ là sơ bộ, xem nó là cái gì. Tuy nhiên, tôi không muốn đưa ra những công thức trừu tượng, mà thử nêu ra đặc điểm của thể loại này trong khuôn khổ của một nền văn hóa dân tộc.
         Nếu như kinh nghiệm này thành công, nó có thể áp dụng để nghiên cứu sáng tác của các dân tộc khác, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu so sánh lịch sử toàn diện thể loại này và cho phép thúc đẩy giải quyết vấn đề phân loại và lập bảng danh mục một cách khoa học các truyện cổ tích.
         Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu của các truyện cổ tích này là ở việc lặp lại nhiều lần một số hành động hay yếu tố, trong khi chuỗi mắt xích được tạo ra theo cách thức đó còn chưa bị đứt đoạn hay chưa bị tháo tung ra theo trật tự ngược lại. Ví dụ đơn giản nhất có thể kể đến truyện cổ tích Nga “Cây củ cải” (ta có thể không cần dừng lại ở nội dung của nó). Truyện cổ tích này hoàn toàn phù hợp với tên gọi của Đức Kettenmarchen – cổ tích xâu chuỗi. Tuy nhiên nhìn chung tên gọi đó quá hẹp. Truyện cổ tích lũy tích được xây dựng không chỉ theo nguyên tắc xâu chuỗi, mà còn theo cả những hình thức hết sức đa dạng của sự kết hợp, chồng chất, tích lũy, thường kết thúc bằng một tai nạn vui vẻ nào đó. Trong tiếng Anh, chúng thuộc loại formula-tales và được mang tên cumulative, accumulative stories, liên quan với từ cumulare trong tiếng La-tinh nghĩa là tích lũy, chồng chất, và tăng tiến. Trong tiếng Đức, ngoài thuật ngữ Kettenmarchen còn có một thuật ngữ thành công hơn Haufungsmarchen – cổ tích chồng xếp hay Zahlmarchen – cổ tích liệt kê. Trong tiếng Pháp chúng được gọi là randounées (nghĩa đen là “xoay quanh một vị trí”). Không phải ở mọi ngôn ngữ đều có tên gọi chuyên biệt cho những truyện cổ tích đó. Những ví dụ đưa ra cho thấy rằng ở mọi nơi trong những cách diễn đạt khác nhau đều nói về một sự chồng chất nào đó. Toàn bộ sự quan tâm và toàn bộ nội dung của các truyện cổ tích đó nằm ở sự chồng chất dưới những hình thức đa dạng. Chúng không chứa những “sự kiện” thú vị, có nội dung nào của trật tự cốt truyện. Ngược lại, bản thân những sự kiện trở nên nhỏ nhặt (hay bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt), và sự nhỏ nhặt của các sự kiện đó đôi khi nằm trong mối tương phản hài hước với sự tăng tiến kinh khủng của những hậu quả và kết cục thảm hại bắt nguồn từ chúng (bắt đầu: quả trứng bị vỡ, kết thúc – cháy cả khu làng).
           Trước hết chúng tôi tập trung chú ý đến nguyên tắc kết cấu của những truyện cổ tích này. Tuy nhiên, cần phải chú ý cả đến hình thức ngôn từ của chúng, đồng thời đến hình thức và phong cách trình diễn. Nhìn chung có thể nhận ra hai loại truyện cổ tích lũy tích khác nhau. Một loại có thể gọi theo mẫu thuật ngữ tiếng Anh formula-tales là truyện công thức. Những truyện cổ tích này là công thức thuần túy, là sơ đồ thuần túy. Tất cả chúng được chia thành những mắt xích cú pháp có hình thức giống nhau được lặp đi lặp lại. Tất cả các câu nói đều rất ngắn và cùng loại. Các truyện cổ tích loại thứ hai cũng được tạo thành từ những mắt xích tự sự giống nhau, nhưng mỗi mắt xích đó có thể về cú pháp được hình thành khác nhau và tỉ mỉ nhiều ít khác nhau. Tên gọi “công thức” không thích hợp với chúng. Chúng được kể một cách bình thản, với phong cách của các truyện cổ tích thần kỳ hay các truyện văn xuôi khác. Khuôn mẫu của loại cổ tích lũy tích này có thể kể đến truyện “Đổi chác”. Nhân vật đổi con ngựa lấy con bò, đổi con bò lấy con heo, và v.v… cho đến khi đổi lấy cái kim mà anh ta đánh rơi mất, thành ra phải trở về nhà tay không (Andr. 1415, AT 1415). Những truyện cổ tích như thế có thể gọi là “sử thi” để phân biệt với loại truyện “công thức”.
          Cần nhắc thêm rằng các truyện công thức có thể có hình thức không chỉ bằng thơ, mà còn thành các bài hát. Những truyện như thế có thể gặp không chỉ trong các bộ sưu tầm truyện cổ tích, mà còn  trong các bộ sưu tầm bài hát dân gian. Ví dụ trong tuyển tập của Shein “Nga qua các bài hát, các nghi lễ, các phong tục…” (1898) có những bài hát mà kết cấu và cốt truyện dựa trên sự tích lũy. Chúng cần được xếp vào trong cuốn sách chỉ dẫn các truyện cổ tích lũy tích. Ở đây có thể chỉ ra rằng cả “Cây củ cải” cũng được ghi lại như một bài hát.
           Kết cấu của các truyện cổ tích lũy tích, nếu không phụ thuộc vào các hình thức biểu diễn, thì hết sức đơn giản. Chúng bao gồm ba phần: mở đầu, tích lũy và kết thúc. Mở đầu thường bắt nguồn từ một sự kiện không đáng kể nào đó, hoặc một tình huống hết sức bình thường trong cuộc sống: ông trồng cây củ cải, bà nướng bánh tròn, cô gái đi ra sông để giặt giẻ lau, quả trứng bị vỡ, người nông dân nhắm bắn con thỏ, v.v.. Sự mở đầu như thế không thể được gọi là nút của câu chuyện, bởi vì hành động phát triển không phải từ bên trong, mà từ bên ngoài, phần lớn hoàn toàn ngẫu nhiên và bất ngờ. Sự bất ngờ đó là một trong những hiệu quả nghệ thuật chủ yếu của loại truyện cổ tích như vậy. Sau đoạn mở đầu là một xâu chuỗi (sự tích lũy). Các phương thức gắn kết đoạn mở đầu với xâu chuỗi nhiều vô kể. Chúng tôi xin đưa ra vài ví dụ, nhưng tạm thời chưa muốn làm công việc hệ thống hóa nào cả. Trong truyện cổ tích về cây củ cải đã được nhắc tới (Andr. 1960 * D I), việc xâu chuỗi được tạo ra là do cây củ cải bám chắc xuống đất quá, không thể nào nhổ lên được, và người ta cứ phải gọi thêm những người trợ thủ mới, hết người này đến kẻ khác. Trong truyện cổ tích “Nhà của con ruồi” (Andr. *282), con ruồi xây nhà hay cư ngụ ở trong một ống tay áo bỏ đi hay trong một cái đầu lâu v.v.. Nhưng rồi lần lượt xuất hiện những con vật ngày một to hơn đến xin được vào nhà: ban đầu là con rận, con bọ chét, sau đến con muỗi, con ếch, con chuột, con thằn lằn, tiếp theo là thỏ, cáo và các con thú khác. Cuối cùng là con gấu, kẻ kết thúc mọi chuyện bằng việc ngồi lên trên ngôi nhà đó và đè bẹp tất cả.
          Trong trường hợp đầu (truyện “Cây củ cải”), việc tạo ra xâu chuỗi là có nguyên cớ và cần thiết. Trong trường hợp thứ hai (“Nhà của con ruồi”) không có một sự cần thiết hợp logic nào trong việc xuất hiện hết con vật mới này đến con vật mới khác. Theo nguyên tắc đó có thể phân biệt hai kiểu cổ tích loại này. Chiếm ưu thế là kiểu truyện thứ hai – nghệ thuật của những truyện cổ tích như vậy không đòi hỏi sự hợp lý nào cả. Tuy nhiên, để xác lập các kiểu truyện cổ tích lũy tích, sự khác biệt này không có ý nghĩa quan trọng, và chúng tôi cũng sẽ không quan trọng hóa nó.
           Những nguyên tắc theo đó xâu chuỗi được tăng lên rất đa dạng. Chẳng hạn trong truyện cổ tích “Con gà trống bị nghẹn” (Andr. *241 I; AT 2021A) chúng ta có một loạt sự sai bảo: gà trống sai gà mái ra sông lấy nước, con sông sai gà mái đến cây gia xin lá, cây gia sai gà mái đến cô gái xin chỉ, cô gái sai gà mái đến con bò xin sữa và cứ thế tiếp tục, tuy nhiên trong việc các nhân vật nào sai đi lấy các đồ vật gì chẳng có một logic nào cả: chẳng hạn tai sao con sông lại sai đi lấy lá cây gia… Logic ở đây không cần thiết, người ta không tìm kiếm, không đòi hỏi nó. Những truyện cổ tích khác được xây dựng trên hàng loạt thay thế hay đổi chác, hơn nữa sự đổi chác có thể diễn ra trong trật tự tăng tiến từ xấu đến tốt hay ngược lại, theo trật tự giảm sút từ tốt đến xấu. Chẳng hạn truyện cổ tích “Vịt đổi gà” kể chuyện con cáo đòi đền con gà bị mất của nó (mà thực ra là nó đã ăn mất) bằng con ngỗng, rồi đền con ngỗng lấy con gà tây và cứ thế đến việc đòi lấy con ngựa (Andr. 170, AT 170). Ngược lại, trong truyện cổ tích “Đổi chác” đã được nhắc đến ở trước, việc đổi chác đi từ tốt đến xấu. Việc đổi theo hướng có lợi hơn có thể xảy ra trong hiện thực hoặc người ta chỉ mơ ước về nó. Người nông dân khi nhắm bắn con thỏ mơ ước anh ta sẽ bán nó, lấy tiền bán thỏ mua một con heo con, sau đó mua con bò, sau đó là ngôi nhà, sau đó cưới vợ, v.v… Cuối cùng con thỏ chạy mất. (Andr. 1430 *A) Trong truyện cổ tích phương Tây, cô bán sữa cũng mơ ước tương tự khi đội bình sữa trên đầu đi bán. Bình sữa rơi xuống đất vỡ tan, và cùng với bình sữa mọi ước mơ của cô cũng vỡ tan (AT 1430).
          Hàng loạt truyện cổ tích lũy tích được xây dựng trên cơ sở xuất hiện lần lượt những người khách không mời mà tới hay những người bạn đồng hành nào đó. Trên cỗ xe trượt tuyết của anh nông dân hay chị nông dân, hết thỏ, cáo, đến chó sói, gấu xin đi nhờ. Cỗ xe gãy đổ. Tương tự: chó sói xin được để một chân lên xe, rồi chân thứ hai, chân thứ ba, chân thứ tư. Đến khi nó cuối cùng đặt đuôi lên xe thì cỗ xe gãy đổ (Andr. 258, AT 158). Trường hợp ngược lại: con dê quấy nhiễu chiếm nhà con thỏ, heo rừng, chó sói, bò rừng, gấu đều không đuổi được. Cuối cùng con muỗi, con ong, con nhím lại đuổi được (Andr. 212).
          Kiểu đặc biệt là những truyện cổ tích được xây dựng trên việc hình thành xâu chuỗi từ thân thể con người hay thân thể con vật. Những con sói đứng chồng lên lưng nhau để ăn thịt người thợ may ngồi trên cây. Người thợ may kêu lên: “Đứa ở dưới sẽ bị trừng phạt nhiều nhất!”. Con sói ở dưới sợ hãi bỏ chạy, cả lũ sói ngã xuống (Andr. 121, AT 121). Những người vùng Poshekhon muốn lấy nước từ dưới giếng. Trên giếng không có dây gàu, họ treo mình lên nhau. Người dưới cùng đã sắp múc được nước thì người trên cùng nặng quá. Anh ta trong giây lát buông hai tay để nhổ nước bọt, thế là tất cả ngã xuống nước (AT 1250).
          Cuối cùng, có thể tách ra một nhóm truyện cổ tích đặc biệt, trong đó tất cả những người mới lần lượt bị giết chết. Quả trứng bị vỡ. Ông già khóc, bà già kêu gào, nhập bọn với họ là mụ làm bánh thánh, ông từ ở nhà thờ, người trợ tế,  ông cha cố. Những người này không chỉ kêu gào, mà còn thể hiện nỗi tuyệt vọng của mình bằng những hành vi ngốc nghếch nào đó như xé kinh sách, đánh chuông, v.v.. Cuối cùng nhà thờ bị cháy, thậm chí cháy cả ngôi làng (Andr. 241 III).
         Cô gái hay sầu não đi ra sông giặt giẻ lau. Nhìn xuống nước, cô hình dung ra cảnh: “Nếu như mình sinh con trai, nó sẽ bị chết đuối”. Cô khóc, cùng khóc với cô lần lượt có bà hàng xóm, bà mẹ, ông bố, bà ngoại, v.v.. Vị hôn phu từ bỏ cô ta (Andr.1450, AT 1450).
         Trong số các truyện cổ tích lũy tích có thể tính thêm những truyện trong đó toàn bộ hành động dựa trên các kiểu đối thoại bất tận đầy hài hước. Có thể lấy ví dụ truyện “Tốt với xấu”. Đậu không được mùa– đó là xấu, đậu ít nhưng nhiều vỏ – đó là tốt và cứ thế, không có mối liên hệ đặc biệt nào giữa các mắt xích (Andr. 2014).
          Với một hệ thống kết cấu hoàn toàn rõ ràng, các truyện cổ tích lũy tích khác với các loại truyện khác ở cả phong cách, lẫn cách dùng từ, hình thức trình diễn. Tuy nhiên, cần phải nhắc rằng theo hình thức trình diễn, như đã chỉ ra, có hai kiểu truyện cổ tích loại này. Một kiểu được kể bằng văn xuôi một cách bình thản và chậm rãi, như mọi truyện cổ tích khác. Chúng có thể được gọi là cổ tích lũy tích chỉ là theo kết cấu của chúng. Đó là những truyện như “Đổi chác” đã được nhắc tới vốn thường được xếp vào những truyện cổ tích “truyện ngắn”, hay truyện “Đổi đá lấy vịt” mà trong các cuốn sách chỉ dẫn được xếp vào loại truyện về loài vật. Thuộc loại truyện cổ tích “sử thi” như thế có truyện về chàng trai bằng đất sét ăn mọi thứ trên đường đi, truyện về cô bán sữa mơ mộng, truyện về hàng loạt đổi chác từ xấu đến tốt hay từ tốt sang xấu được nhắc đến ở trên.
           Những truyện cổ tích khác có kỹ thuật tự sự tiêu biểu, đặc biệt của riêng chúng. Ở đây, tương ứng với sự chồng chất hay tăng tiến các sự kiện là sự chồng chất, lặp đi lặp lại những đơn vị cú pháp hoàn toàn giống nhau (chỉ khác ở chỗ chúng chỉ các chủ thể hay khách thể mỗi lúc mỗi mới), và những yếu tố cú pháp khác.
         Việc những mắt xích mới gắn kết thêm vào trong các truyện cổ tích này diễn ra theo hai cách: trong một số trường hợp, các mắt xích được liệt kê lần lượt theo thứ tự. Kiểu gắn kết thứ hai phức tạp hơn: mỗi lần mắt xích mới được nối vào thì tất cả những mắt xích trước đó được nhắc lại. Ví dụ  cho kiểu gắn kết này là truyện “Ngôi nhà của con ruồi”. Mỗi con vật đến nhà đều hỏi: “Nhà ơi, nhà ơi, ai sống ở trong đây?”. Kẻ trả lời kể tên tất cả những ai đã đến, nghĩa là ban đầu là một con, sau là hai, sau đến là ba và cứ như thế. Vẻ đẹp của những truyện cổ tích đó nằm ở chính trong sự lặp lại này. Toàn bộ ý nghĩa của chúng là ở sự trình diễn khéo léo, nghệ thuật. Chẳng hạn, trong trường hợp nói trên, mỗi con vật được xác định bằng một từ hay một số từ đích đáng nào đó, thường là có vần. Việc trình diễn chúng đòi hỏi tài nghệ rất cao. Khi trình diễn đôi khi chúng gần giống như các câu nói liến, đôi khi chúng được hát lên. Toàn bộ mối quan tâm đến chúng là mối quan tâm đến ngôn từ giàu sắc thái riêng như nó có. Sự chồng chất các từ chỉ thú vị khi cả bản thân các từ cũng thú vị. Bởi vậy, những truyện cổ tích như vậy hướng tới vần điệu, sự hòa hợp, sự trùng âm, và trong ý muốn như vậy, những người biểu diễn không từ chối những cách tạo từ mới táo bạo. Chẳng hạn con thỏ được gọi là “kẻ láu lỉnh trên núi” hay “kẻ mưu mẹo trên đồng”, con cáo được gọi là “kẻ nhảy vào mọi chuyện”, con chuột là “kẻ trong ngách chạy ra” và các tên khác. Tất cả những từ đó đều là những từ mới, được hình thành rất táo bạo, đặc sắc, khó có thể tìm thấy trong các từ điển song ngữ tiếng Nga với các tiếng nước ngoài.
         Sự độc đáo về từ ngữ như vậy trong các truyện cổ tích lũy tích làm chúng trở thành trò tiêu khiển của trẻ con vốn thích những từ ngữ, những câu nói liến mới mẻ, hóm hỉnh và độc đáo. Phần lớn các truyện cổ lũy tích phương Tây hoàn toàn có thể được gọi là thể loại truyện thiếu nhi.
         Truyện cổ tích lũy tích có thể dùng để gọi chỉ những truyện cổ tích mà toàn bộ kết cấu truyện được xây dựng dựa trên nguyên tắc tích lũy đã được mô tả. Bên cạnh đó, sự tích lũy có thể là một thành phần, một yếu tố trong truyện cổ tích thuộc bất kỳ hệ thống kết cấu nào khác. Ví dụ, yếu tố tích lũy có trong truyện cổ tích về nàng công chúa Không Cười (Andr. 559, AT 559), trong đó chàng mục đồng đã làm công chúa cười bằng cách dùng những phương thức ma thuật khiến cho các con vật và mọi người hết người này đến kẻ kia bị dính vào nhau, tạo nên hẳn một xâu chuỗi.
         Tôi sẽ không giải quyết vấn đề các truyện cổ tích lũy tích ở đây theo hướng lịch sử. Trước khi làm điều đó cần phải mô tả một cách khoa học các tư liệu không chỉ thuộc một dân tộc, mà trong khuôn khổ toàn thế giới. Cần phải nhấn mạnh rằng việc mô tả chính xác là bước đầu tiên của việc nghiên cứu lịch sử, và trong khi chưa thể mô tả một cách có hệ thống và khoa học thể loại này, thì không thể đặt ra vấn đề nghiên cứu nó về mặt lịch sử và tư tưởng. Ở đây tôi sẽ không đưa ra những phương thức và con đường nghiên cứu lịch sử các truyện cổ tích đó. Một nghiên cứu như vậy chỉ có thể là nghiên cứu liên cốt truyện và liên dân tộc. Việc nghiên cứu biệt lập các cốt truyện hay nhóm cốt truyện riêng lẻ không mang lại kết quả khả quan.
         Hiện nay, khi một bảng thống kê các truyện cổ tích lũy tích còn chưa được thực hiện, chúng thậm chí còn chưa được nhận thức như một loại truyện riêng biệt, thì các vấn đề liên quan đến cổ tích lũy tích chưa thể được giải quyết đầy đủ. Chúng tôi cảm nhận nguyên tắc tích lũy như một nguyên tắc cổ xưa. Người đọc có học thức hiện đại sự thực vui thích khi đọc hay khi nghe hàng loạt truyện cổ tích như vậy, thích thú chủ yếu với vẻ đẹp ngôn từ của chúng, nhưng những truyện cổ tích đó đã không còn phù hợp với những hình thức ý thức và sáng tạo nghệ thuật của chúng ta. Chúng là sản phẩm của những hình thức ý thức nào đó xa xưa hơn.  Chúng tôi thử sắp xếp các hiện tượng tự sự đó thành từng loại. Việc nghiên cứu chi tiết mang tính lịch sử, quốc tế các truyện cổ tích đó sẽ phải khám phá xem những loại nào có ở đây và những quá trình tư duy logic nào tương ứng với chúng. Tư duy nguyên thủy không biết đến thời gian và không gian như sản phẩm trừu tượng, cũng như nó nói chung không biết đến sự khái quát trừu tượng. Nó chỉ biết khoảng cách không gian thực tế và khoảng thời gian thực tế được đo bằng các hành động. Không gian cả trong cuộc sống lẫn trong tưởng tượng đều được khắc phục, được vượt qua không phải từ mắt xích đầu tiên thẳng đến mắt xích cuối cùng, mà thông qua những mắt xích cụ thể làm trung gian: những người khiếm thị đi theo cách như vậy: vừa đi vừa bám vào từ vật này đến vật khác. Sự xâu chuỗi không chỉ là thủ pháp nghệ thuật, mà còn là hình thức tư duy nói chung, được thể hiện không chỉ trong phônclo, mà còn cả trong các hiện tượng ngôn ngữ. Nhưng đồng thời, truyện cổ tích cho thấy nó đã phần nào vượt qua giai đoạn này.
 II
          Tôi chuyển sang liệt kê các kiểu truyện có trong văn học dân gian Nga.
          Việc liệt kê này không nhằm mục đích đạt đến sự đầy đủ chi tiết. Mục đích của bảng liệt kê dưới đây là biện giải cho những quan điểm lý thuyết đã được nêu ra và chứng minh cho khả năng phân loại tư liệu cổ tích theo kết cấu. Trong cuốn sách chỉ dẫn của Aarne, các cốt truyện được kể lại quấy quá. Tuy nhiên, cái chúng ta cần không phải là việc kể lại gần đúng như thế, mà là một xác định mang tính khoa học cho cốt truyện hay kiểu truyện nhờ vào việc nghiên cứu phân tích. Cần có sự phân biệt các yếu tố kết cấu. Mỗi kiểu sau khi được xác định có thể định hình như sau: Trước hết, xác định cái mở đầu (thắt nút), tức là chỗ bắt đầu xâu chuỗi. Việc xác định cái mở đầu luôn được trình bày trong một-hai câu (Ông trồng cây củ cải v.v..). Sau mở đầu là tích lũy. Sự tích lũy được chúng tôi cho vào trong các dấu lặp lại được mượn từ việc chép nốt nhạc (||: :||). Việc gắn kết các mắt xích, như đã nói, có thể theo hai cách: khi xuất hiện mắt xích mới thì tất cả các mắt xích cũ được nhắc lại (bởi người kể chuyện hay nhân vật của truyện cổ tích dưới hình thức kể lể hay khoác lác). Sơ đồ của sự tích lũy đó: a + (a + b) + (a + b + c)  v.v.. Trong trường hợp này, trước khi liệt kê các mắt xích sẽ có từ respective (tương ứng), ở đây có nghĩa là “sau khi tất cả các mắt xích trước đó được liệt kê” (mẫu: truyện “Con gà trống bị nghẹn”). Hình thức tích lũy thứ hai đơn giản hơn: các mắt xích lần lượt nối tiếp nhau không có sự lặp lại các mắt xích trước theo sơ đồ a + b + c +… (mẫu: truyện “Chàng trai bằng đất”). Đoạn mở nút cũng thường được đặt trong một-hai câu. Nếu như có những trường hợp hoàn toàn không có đoạn mở nút: mắt xích cuối cùng đồng thời làm kết truyện luôn.
         Giữa đoạn thắt nút với mở nút có sự tương hợp – hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Gà trống bị mắc nghẹn, sai gà mái đi lấy nước; kế tiếp là sự tích lũy. Đoạn mở nút – gà mái mang nước về và cứu được gà trống, hoặc gà mái bị chậm và gà trống đã tắt thở. Đôi khi xâu chuỗi không bị cắt đứt, mà được tháo ra từng mắt xích một theo trật tự ngược lại, đưa đến đoạn mở nút. Trong trường hợp như vậy sẽ ghi: dãy ngược lại. Đôi khi với cái kết thì xâu chuỗi vẫn chưa kết thúc. Tiếp theo là một truyện cổ tích khác (gắn kết máy móc), hay truyện cổ tích đó có đoạn nối thêm (gắn kết hữu cơ), phần lớn cũng là sự tích lũy. Những phần tự sự như vậy được biểu thị bằng các chữ số La Mã I, II, III, v.v…
         Để cho rõ ràng tôi xin nhắc lại, rằng theo phong cách có thể xác định hai kiểu: kiểu công thức và kiểu sử thi. Đối với mỗi nhóm cổ tích, kiểu công thức được chỉ ra trước, sau mới đến kiểu sử thi. Tôi xin giới thiệu các mẫu của bảng phân loại do tôi lập.
         I. Loại sai đi hay đuổi theo.
         Việc gửi đi là do một tai họa nào đó; kẻ bị nạn sai đi tìm sự cứu giúp. Kẻ đầu tiên gặp từ chối, bảo đến kẻ thứ hai, kẻ thứ hai bảo đến kẻ thứ ba v.v.. Việc đuổi theo là do kẻ được sai đi không trở về. Kẻ thứ hai được sai đi tìm cũng biết mất. Đến kẻ thứ ba được phái đi, và vân vân. Họ cùng trở về, kẻ nọ đuổi theo kẻ kia.
          Các truyện công thức
         1. “Cái chết của gà trống”. Gà trống bị nghẹn. ||: Nó sai gà mái đi lấy nước ngoài sông (resp. sông sai đến cây gia lấy lá, cây gia sai đến cô gái lấy chỉ, cô gái sai đến con bò lấy sữa, bò sai đến người cắt cỏ lấy cỏ khô, người cắt cỏ sai đến người thợ rèn lấy liềm, người thợ rèn sai vào làng lấy than. – Lấy được than, dãy ngược lại) :|| Gà mái bị muộn, gà trống chết nghẹn. (dị bản: gà mái cứu sống gà trống) (Andr. *241 I).
         2. “Không có dê cùng hạt dẻ”. Dê đực sai dê cái đi nhặt hạt dẻ. ||: Dê cái không trở về. Lũ sói được sai đi tìm dê cái. (resp. gấu được sai đi tìm sói, người được sai đi tìm gấu, cây gậy được sai đi tìm người, cứ thế cho đến cơn bão. – Dãy ngược lại: cơn bão đi đuổi nước, v.v..) :|| Và cuối cùng dê cái cùng hạt dẻ trở về (Andr.2015, AT 2015).
         Chúng tôi nhận thấy còn có dị bản giúp làm sáng rõ hơn phần này:
         2 a. “Lũ chuột không đến nhặt đậu”. Đậu bị đổ. Ông chủ gọi lũ chuột đến nhặt. ||: Lũ chuột không đến; lũ mèo được sai đi gọi chuột (resp. lũ chó sói được sai đi gọi mèo và tiếp tục. Dãy ngược lại) :|| Lũ chuột đến nhặt đậu.
          II. Loại bị ăn thịt (bị ăn hay thoát được)
         Có thể có 4 cách kết hợp: chuỗi phủ định cho kết cục khẳng định (nhiều lần thoát bị ăn thịt, nhưng cuối cùng thì bị ăn thịt); chuỗi khẳng định cho kết cục phủ định (việc ăn thịt lặp lại nhiều lần, nhưng cuối cùng mọi người đều thoát ra được); chuỗi khẳng định cho kết cục khẳng định (tất cả đều bị ăn thịt); chuỗi phủ định cho kết cục phủ định (tất cả đều không đem lại kết quả gì).
         Các truyện công thức
         3. “Cái bánh tròn”. Bà lão nướng bánh tròn, bánh bỏ trốn. ||: Bánh gặp thỏ (resp. sói, gấu, cáo v.v..) khoác lác, nhưng không bị ăn. :||  Cáo ăn mất bánh (Andr. *296, AT 2025).
         Các truyện sử thi
        4. “Chàng trai bằng đất”. Hai ông bà già không có con, nặn từ đất sét ra một cậu con trai. ||: Chàng trai ăn mất cuộn chỉ cùng ống suốt, sau đó ăn bà cụ cùng cái càng xe, ăn ông cụ cùng cái búa, ăn Katya cùng cái xô, ăn chị nông dân cùng cái cào :|| Con dê húc chàng trai, đất sét vỡ tan, tất cả chui ra ngoài (Andr.333 *B, AT 2028).
         5. “Phựt”. Ông già và bà già trước khi đi khỏi nhà cấm lũ trẻ đi vào nhà kho – ở đó có ông Phựt. ||: Ông Phựt ăn Vanya (sau đó là Manya, bà già, ông già) :|| Ông Phựt vỡ tung (Karn. 34)
        6. “Con sói ngu ngốc”. Sói đói bụng. ||: Nó gặp dê và định ăn thịt dê (sau đó là cừu, heo, ngựa). Mỗi con vật trị sói theo cách của mình :|| Sói đành ăn xác một con vật đã chết (Andr. 122, AT 122).
         Tư liệu của Nga rất nghèo nàn và không cho phép hình dung đầy đủ về loại truyện cổ tích còn gây nhiều do dự này. Những mắt xích riêng lẻ có thể hiện diện như những truyện cổ tích riêng biệt hay nằm trong thành phần những truyện cổ tích khác. Ngoài những yếu tố đã được đưa ra, trong một số trường hợp còn có kẻ cố vấn, kẻ sau mỗi lần sói thất bại lại khuyên nó đi tìm con vật khác. Cố vấn có thể là con cáo, kẻ giết chết sói bằng những lời khuyên của mình, hoặc cố vấn có thể là một vị thần: trong những trường hợp này, chó sói khốn khổ là do sự ngu ngốc của chính mình. Đôi khi đi trước hành động có lời tiên báo: chó sói vào ngày hôm đó sẽ hạnh phúc vì mặt trời chiếu lên mình nó, v.v… Trong những trường hợp này, mắt xích đầu tiên của xâu chuỗi là mẩu mỡ heo mà sói không thèm lấy, vì nó nghĩ có thể tìm được cái gì đó tốt hơn vì tin vào lời tiên báo của cáo. Đôi khi mắt xích cuối cùng là con người (người thợ may), kẻ giết chết sói. Trong những trường hợp đó, đôi khi tiếp sau là một truyện cổ tích mới, chính là truyện “Người ở trên cây”.
         7. “Bài hát của con sói”. Một người nông dân sống với vợ. ||: Hàng ngày, chó sói hát bài hát ca ngợi họ. Họ lần lượt cho sói tất cả cừu (sau đó là mèo, chó, ngựa, bò, chú bé, bà già, ông già) ||:  Người nông dân tự bước ra, chó sói ăn thịt anh ta (Andr. *162).
        Có thể đưa thêm vào đây một trường hợp gồm một số xâu chuỗi. Đó là “Những con vật dưới hố”. Ở dạng hoàn chỉnh, truyện cổ tích này bao gồm bốn chuỗi. Nó thuộc nhóm “bị ăn thịt” (một trong các chuỗi), bởi trong số những chuỗi còn lại thì hai chuỗi không thấy trong trong các nhóm khác, còn một chuỗi tuy có gặp trong các nhóm khác, nhưng chỉ mang tính chất nhập đề.
        8. “Những con vật dưới hố”.
          - Chiêu mộ. Heo bỏ nhà đi. ||: Sói nhập cùng (sau đó là thỏ, sóc, cáo, v.v..) :||
          - Rơi xuống hố. Lũ súc vật bị rơi xuống hố (tất cả cùng một lúc hoặc lần lượt từng con một).
          - Ăn thịt lẫn nhau.  ||: “Ai gầy hơn sẽ bị ăn thịt”. Thỏ bị ăn thịt (sau đó là sóc, heo, sói) :|| Cáo còn lại một mình.
         - Cáo thoát ra được. Cáo nhìn thấy tổ con chim sáo. ||: Cáo xin sáo cho ăn (sau đó cho uống, mua vui, kéo lên) :|| Sáo giúp cáo thoát khỏi hố (Andr. 20 A, AT 20 A).
         Thường gặp truyện cổ tích đó kết nối với những truyện cổ tích khác. Phần cuối cùng có thể hiện diện như một truyện cổ tích độc lập (Andr. 56 *C). Trong các cuốn sách chỉ dẫn, số 21 đưa ra kiểu truyện: các con vật ăn bộ lòng của mình. Đó không phải là một kiểu, mà chỉ là chi tiết có trong khuôn khổ của những kiểu khác nhau, trong đó có kiểu vừa nêu trên. Số 20 C dẫn ra: Lũ súc vật chạy trốn khỏi tận cùng thế giới hay khỏi chiến tranh. Đó cũng không phải là một kiểu, mà chỉ là một trong những nguyên cớ tập hợp lũ vật. Có cả những nguyên cớ khác: lũ súc vật đi cầu nguyện chúa; chúng bỏ đi vì người ta muốn giết chúng và chúng gặp nhau.
          III. Loại đổi chác
          Việc đổi chác có thể thực hiện hoặc theo hướng đi lên (từ xấu đến tốt), hoặc ngược lại đi xuống (từ tốt đến xấu); nó có thể xảy ra trong hiện thực, hoặc chỉ trong ước mơ.
          Các truyện sử thi
          9. “Đổi chác”. Người nông dân được thưởng một thỏi vàng (do công làm việc, hay công phục vụ) ||: Trên đường về nhà, anh ta đổi thỏi vàng lấy con ngựa (sau đó đổi con ngựa lấy con bò, đổi con bò lấy con cừu v.v.. cuối cùng là lấy cái kim :|| Anh ta đánh mất cái kim, trở về nhà tay không.
          Trong cuộc đối thoại của nhân vật với những người anh ta gặp, thỉnh thoảng anh ta kể về tất cả các đổi chác trước đó. Truyện đôi khi có thêm đoạn nhân vật khẳng định rằng vợ mình sẽ đón anh ta một cách vui vẻ. Anh ta thắng cuộc và trở thành giàu có.
         10. “Đổi gà lấy vịt, đổi vịt lấy ngỗng”. Con cáo (hay bà già) xin ngủ đêm, nhờ giữ hộ bó vỏ gai. ||: Buổi sáng, đòi đền cho bó vỏ gai bị mất (tuồng như bị mất) bằng sợi dây thắt lưng da (sau đó đòi đền sợi dây lưng bằng con gà, đền con gà bằng con vịt, rồi đến con ngỗng, gà tây, cừu, bò cái, bò đực, ngựa) :|| Cáo (bà già) cưỡi ngựa ra về (Andr. 170, AT 170).
         Thường tiếp theo sau là truyện “Lũ súc vật trên xe trượt” (Andr. 158, AT 158). Truyện cổ tích này kể chuyện về con cáo cũng như về bà già. Con cáo khéo léo hơn. Trong đêm nó ăn mất vật làm nguyên cớ cho những yêu cầu của nó, trong khi những yêu sách của bà già là không có cơ sở.
          11. “Lâu đài không khí”. Người nông dân nhắm bắn con thỏ ||: Anh ta mơ ước bán bộ lông thỏ (tiếp theo là mua heo, heo mẹ sinh bầy heo con, bán mua nhà; cưới vợ, đẻ con) :|| Bắn trượt con thỏ (Andr.1430 *A, AT 1430).
         Trường hợp nêu trên là công thức kiểu truyện của Nga. Điểm khởi đầu (thỏ, chim, bình sữa, bình mật, lúa, giỏ trứng v.v..), cũng như hoàn cảnh xảy ra sự việc (lúc đi săn, ở nhà, trên đường ra chợ) có thể  thay đổi. Công thức trừu tượng có thể có, nhưng nó chỉ có thể được đưa ra khi nghiên cứu chuyên biệt kiểu truyện này.
         12. “Bà già tham lam” (hay “Con cá vàng”). Người nông dân bắt được con cá vàng (hay chặt cây thần trong rừng), con cá (cây) xin được thả ra và hứa thực hiện mọi điều ước của người nông dân. ||: Bà vợ ông ta muốn có bánh mì (sau đó là ngôi  nhà, trở thành vợ của người quản gia, vợ ông chủ, vợ ông trung tá, vợ ông tướng, vợ vua, trở thành nữ thần hay nữ hoàng của biển :|| Lại quay trở về sống trong túp lều (hay biến thành súc vật) (Andr. 555, AT 555).
        Truyện cổ tích này là ví dụ đặc biệt về sự đồng hóa truyện cổ tích thần kỳ với cổ tích lũy tích. Một mặt, đó là một truyện cổ tích thần kỳ điển hình: thương tình tha cho con vật, có được trợ thủ thần kỳ, thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhờ sự giúp đỡ của con vật thần kỳ đó – đó là những yếu tố đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ; mặt khác, trong việc thay thế và tăng tiến những yếu tố giống nhau là toàn bộ ý nghĩa của truyện, xét từ quan điểm này nó có thể được xem là truyện cổ tích lũy tích.
          IV. Xin được vào nhà hay bị đuổi khỏi nhà (hay không cho vào nhà)
          Các truyện công thức
         13. “Ngôi nhà của ruồi”. Ruồi xây (hay tìm thấy) một ngôi nhà. ||: rận xin vào ở (resp. muỗi, chuột, thằn lằn, thỏ, cáo, gấu) :|| Gấu ngồi lên ngôi nhà, đè bẹp nó (Andr. *282).
         Các truyện sử thi
         14. “Ngôi nhà bị chiếm”. Dê (hay cáo) chiếm nhà của thỏ. Thỏ kêu than với chó. ||: Chó (sau đó là heo rừng, chó sói, bò rừng, gấu, sư tử) không thể đuổi được dê :|| Ong (gà trống, nhím) đuổi được (Andr. 212, AT 2015).
         Truyện này thường gặp như tiếp tục của truyện “Con dê bị đánh”, nhưng cũng có thể là một truyện cổ tích nguyên vẹn, đồng thời cũng có thể kết hợp với những truyện cổ tích khác.
         15. “Nơi trú đông của các con vật”
           - Chiêu tập. ||: Ông bà già muốn giết thịt gà trống (sau đó là ngỗng, cừu, heo, bò) :||  Lũ súc vật bỏ chạy.
           - Xây nhà. Bò đề nghị xây một ngôi nhà. ||: Gà trống (sau đó là ngỗng, cừu, heo) từ chối :|| Bò tự mình xây nhà.
           - Trú đông. Mùa đông tới, các con vật bị rét. ||: Heo (sau đó là cừu, ngỗng, gà trống) đến xin bò cho trú đông :||
          - Vị khách không mời mà tới. Chó sói muốn chiếm ngôi nhà. ||: Các con vật dọa sói – heo rít, cừu húc, v.v..|| Chó sói bỏ chạy (Andr. 130, AT 130).
          Về việc “chiêu tập” xin xem ở trên. Phần thứ tư không có sự tích lũy. Sự tích lũy có thể gặp ở những kết hợp khác (xem Andr. 210 A, AT 210). Trong một số dị bản (đặc biệt ở Tây Âu) chỉ có phần thứ hai hay phần thứ tư. Trong những trường hợp đó, thay cho phần thứ hai và thứ ba có môtíp khác: các con vật chiếm một ngôi nhà khác.
         Trong tất cả các trường hợp được nêu ra trên đây, các nhân vật chính là các con vật. Những truyện như vậy kể về con người rất hiếm. Chúng tôi chỉ gặp được một trường hợp. Nó khác với các truyện đã nêu ở sự hiện diện tâm lý phức tạp trong các mối quan hệ giữa người với người.
         16. “Đứa con gái bị trừng phạt”
          - Nhà tắm được chuẩn bị cho đứa con gái út. Cô bé bỏ đi hái quả rừng và không về. ||: Mẹ (sau đó là cha, các anh, các chị, chị dâu) gọi :|| Họ tự mình đi tắm.
          - Đến đêm cô bé mới về. ||: Cô xin bố (sau đó là mẹ, các anh, các chị) cho vào nhà, họ không cho vào :|| Cô bé bị chết rét (Karn. 109).
         V . Xin lên xe trượt tuyết
         (xe ngựa, thuyền)
          Các truyện sử thi
         17. “Cho tôi đi với”. Con cáo (người  nông dân) đánh cỗ xe trượt tuyết. ||: Thỏ (sau đó là cáo, chó sói, gấu) xin đi nhờ :|| Cỗ xe gãy đổ.
           17a. Con cáo (người nông dân) đánh xe trượt tuyết. ||:Chó sói xin được đặt một chân (sau đó là chân thứ hai, chân thứ ba, chân thứ tư, đuôi) :|| Cỗ xe gãy đổ (Andr. 158, AT 158 – phần thứ nhất). Ở Phương Tây, truyện này thường được đưa thêm vào trong truyện “Cái chết của gà trống” (AT 201).
         VI. Tậu được hay được thưởng
          18. “Mua bán có lời”. Người cháu xin bà đi buôn. ||: Anh ta mua con gà (resp. vịt, cừu, bò, ngựa. Mỗi con vật kêu những tiếng của mình) :|| (Karn.68).
         19. “Phần thưởng của pan (ông chủ)”. Ông già phục vụ cho pan. ||: Năm đầu tiên ông nhận được con gà (resp. năm thứ hai – gà trống, những năm tiếp theo là vịt, ngỗng, cừu, bê) : || (Shein 979 và các dị bản).
           VII. Những hành động không đúng lúc
          Các truyện sử thi
         20. “Chàng ngốc bị thịt”. Chàng ngốc giao du với mọi người. Không chịu nghe những lời khuyên của mẹ, mọi chuyện đều làm không đúng lúc. ||: Trong đám ma thì nói “Khiêng không khiêng nổi đâu” (sau đó trong đám cháy thì thổi sáo, gặp những người nông dân chở lúa thì chúc họ được lên trời, v.v..) : || Khắp nơi anh ta đều bị đánh (Andr. 1696, AT 1696). Nổi tiếng dưới hình thức một bài ca.
          VIII. Loại từ chối giúp đỡ
         Các truyện công thức
         21. “Chiến tranh của các loài nấm”. Nấm thông thánh đấu với nấm mỡ. Nấm mỡ từ chối. ||: Sau đó đến nấm gốc cây, nấm đỏ, nấm giết ruồi, … từ chối :|| Cuối cùng chỉ có nấm sữa đồng ý (Andr. *297, AT 297 B).
Nổi tiếng như một bài ca.
          IX. Dính vào nhau, đứng lên trên nhau
         Trong những truyện cổ tích này, chúng ta có một xâu chuỗi (cơ thể) con người hay con vật. Chuỗi đó tạo thành hoặc theo hàng ngang (dính vào nhau), hoặc theo chiều dọc (chồng lên nhau), hoặc xuống dưới (tụt xuống dưới, treo mình vào nhau)
          Các truyện công thức
          22. “Cây củ cải”. Ông trồng cây củ cải. ||: Không thể nhổ nó lên. Bà giúp ông (resp. cháu trai, cháu gái, chó, …) : || Củ cải được nhổ lên (Andr. 1960 *D I, AT 1960 D)
          Truyện này rất nổi tiếng, nhưng hiếm gặp trong các tuyển tập.
          Các truyện sử thi.
           23. “Chó sói và người thợ may” (“Người trên cây thông”). Lũ sói muốn bắt người ngồi trên cây thông. ||: Chúng đứng lên lưng nhau (đến 7 con) :|| Người kêu: “Con nào ở dưới cùng sẽ bị trừng phạt nặng nhất!” Lũ sói ngã cả xuống (Andr. 121, AT 121). Truyện này thường thấy hơn cả là sự nối tiếp truyện “Con sói ngu ngốc” (Andr. 122, At 122), nhưng cũng thấy nó đứng độc lập. Nó được phổ biến ở Ukraina và Belorus nhiều hơn ở Nga. Đáng chú ý là truyền thuyết của châu Phi: loài người muốn leo tới trời; họ chồng những chiếc cối gỗ lên nhau; còn thiếu đúng một chiếc cối nữa mới tới được trời; họ quyết định lấy cái cối ở dưới cùng – tất cả đổ ụp xuống. (L.Frobenius, Die Weltanschauung der Naturvolker, 1898). So sánh trường hợp này với trường hợp trước và các trường hợp khác có thể đưa đến một công thức khái quát cho kiểu này.
         Các trường hợp tụt xuống dưới không có trong tư liệu của Nga. Xem AT 1250. Công thức của tư liệu (không phải của Nga) có thể trình bày như sau: Muốn lấy nước. ||: Một người bám lấy thành giếng (người sau bám lấy chân anh ta và cứ thế…) : || Người trên cùng mệt quá, muốn nhổ nước bọt vào tay, tất cả đều rơi ngã xuống giếng.
         Trường hợp này chúng tôi ghi lại chỉ để so sánh.
          X. Chết vì những chuyện vớ vẩn
         Các truyện công thức
         24. “Quả trứng bị vỡ”. Gà mái đánh vỡ quả trứng. ||: Ông kể cho bà, bà khóc (resp. ông trợ tế xé sách, ông từ đánh chuông, v.v… : || Cha cố đốt nhà thờ (Andr. *241 III, AT 2022).
         Ở đây chỉ dẫn ra ba mắt xích tiêu biểu và cố định hơn cả. Trên thực tế, các mắt xích luôn nhiều hơn, nhưng chúng biến đổi rất nhiều. Tiêu biểu cho truyện này là sự lộn xộn dị thường: mọi người do tuyệt vọng làm hàng loạt những việc ngu ngốc. Mỗi nhân vật mới tới nghe lại toàn bộ câu chuyện từ đầu, rồi sau đó vì tuyệt vọng mà gây ra chuyện ngu ngốc nào đó.
         Trường hợp này là công thức của Nga. Trên bình diện thế giới, đoạn mở đầu có nhiều biến đổi.
         Các truyện sử thi
         25. “Cô gái hay sầu não”. Cô gái ra sông giặt giẻ lau. ||: “Nếu như mình sinh con trai – nó sẽ chết đuối”. Bà hàng xóm (sau đó là bà mẹ, ông bố, bà ngoại ) nhập cuộc, kêu gào : || Chàng rể từ bỏ vị hôn thê của mình (Andr. 1450, AT 1450).
         Tư liệu của Nga không đưa ra các trường hợp đủ rõ ràng. Tính chất xâu chuỗi đôi khi bị mất. Thường tiếp theo một truyện cổ tích khác: chàng rể (hay nhân vật khác) lên đường đi tìm xem ai ngốc hơn.
           XI. Hỏi, liệt kê, kể đi kể lại nhiều lần
           Loại này gồm những truyện, trong đó sự tích lũy được tạo nên chỉ bằng các đối thoại. Các cuộc đối thoại thực ra cũng có trong các truyện cổ tích khác, nhưng ở đó, ngoài đối thoại còn có hành động. Còn ở đây hai kẻ đứng và nói, và toàn bộ truyện cổ tích dựa trên những câu hỏi và câu trả lời, rồi lại hỏi lại v.v…
         Nhiều trường hợp được dẫn dưới đây không được xem là truyện cổ tích, mà là các câu nói bông đùa. Tuy nhiên, không thể không tính đến chúng, mặc dù chỉ có thể đưa chúng vào cùng với một số điều kiện bổ sung. Trong số các trường hợp được dẫn ra có những trường hợp có thể phân vào mục các loại truyện có tính logic: loại nguyên nhân (“do đâu”), loại mục đích (“đi đâu”, “để làm gì”), loại tương đối (“mà”). Loại cuối cùng không gặp trong tư liệu của Nga (AT 2035). Những truyện thuộc nhóm này chúng tôi không chia thành công thức và sử thi. Công thức sẽ được đưa ra dưới hình thức tự do hơn so với ở trên.
          26. “Do đâu”. Này cây phỉ tử, do đâu gà trống bới đất? v.v… (Andr. 241 II).
         27. “Đi đâu”. Nhựa thông mang đi đâu? Đi trét thuyền. – Thuyền mang đi đâu? Đi bắt cá. – Cá mang đi đâu? Cho lũ trẻ ăn. – Lũ trẻ mang đi đâu? Đi chăn cừu, v.v.. (Andr. *2015 II, AT 2016*).
         28. “Ở đâu”. Dê, mày ở đâu? Đi chăn ngựa. – Lũ ngựa ở đâu? Thằng Nikolka dắt đi. – Thằng Nikolka ở đâu? Nó chui vào cũi. – Cũi ở đâu? Nước cuốn đi rồi, v.v… (Andr. *2015 I, AT 2018).
          29. “Để làm gì”. Anh làm gì đấy? Tôi đào hố. – Hố để làm gì? Để tìm đồng xu. – Đồng xu để làm gì? Để mua cái kim, v.v… (Shein 273).
         30. “Mọi chuyện đều tốt đẹp”. Con dao nhíp bị người ta làm gãy. – Làm gãy như thế nào? – Họ dùng lột da con ngựa thọt, v.v… (Con ngựa chết, nhà cháy, người vợ chết v.v…). (Andr. *2014 I, AT 2040).
         31. “Tốt với xấu”. Đậu không được mùa (xấu). Tuy ít, nhưng lắm vỏ (tốt). Con heo xấu thói ăn hết tất cả (xấu). Tôi giết con heo làm món giăm-bông (tốt) và v.v… (Andr. 2014, AT 2014).



[1] Antti Aarne, Verzeichnis der Marchentypen, Helsingfors, 1911 (FFC số 3).
[2] V.Propp, Hình thái học truyện cổ tích, Leningrad, 1928, bản in lần 2, Moskva, 1969.
[3] M.Haavio, Kettenmarchenstudien, Helsinki, 1929 (FFC số 88).
[4] A. Taylor, Formelmarchen, - Handworterbuch des deutschen Marchens, Berlin – Leipzig, 1934, s.v.
[5] Sách trên, tr.166, 325.
 
 
 
Người dịch: Trần Thị Phương Phương
Nguon: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/
 
 
 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114566743

Hôm nay

2169

Hôm qua

2333

Tuần này

21436

Tháng này

225267

Tháng qua

129483

Tất cả

114566743