Những góc nhìn Văn hoá

Ngữ nghĩa và Tiêu chuẩn Kinh nghiệm Chủ nghĩa

1. Giới thiệu

Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa kinh nghiệm hiện đại là quan điểm cho rằng toàn bộ tri thức không phân tích đều dựa trên kinh nghiệm. Chúng tôi xin được gọi chủ đề này là nguyên lý của CNKN (Chủ nghĩa kinh nghiệm) [1]. CNKN LG (Chủ nghĩa Kinh nghiệm Logic) đương đại đã bổ sung [2] vào đó câu cách ngôn rằng một câu tạo nên một khẳng định có nghĩa về phương diện nhận thức, và vì vậy có thể nói rằng nó vừa chân lại vừa giả, chỉ khi nó vừa là (1) phân tích hoặc tự mâu thuẫn hoặc (2) tối thiểu về nguyên tắc nó có thể kiểm nghiệm được bằng kinh nghiệm.

Theo cái gọi là tiêu chuẩn kinh nghiệm chủ nghĩa này về ý nghĩa nhận thức, hoặc tiêu chuẩn về ý nghĩa nhận thức, nhiều hệ thống quan điểm của siêu hình học truyền thống và phần lớn tri thức luận là không có ý nghĩa nhận thức – tuy nhiên một số rất phong phú trong đó lại có thể có ý nghĩa phi-nhận thức bởi tác dụng thể hiện cảm xúc hoặc sự hứng khởi đạo đức của chúng. Tương tự như vậy, một số học thuyết lúc này lúc kia đã được hệ thống hoá trong khoa học kinh nghiệm chủ nghĩa hoặc các bộ môn ranh giới của nó đã quá tính toán trước đến nỗi không thể kiểm tra được bằng bất kỳ bằng chứng có thể hiểu được nào; vì vậy mà chúng bị đánh giá là giả - giả thiết, không khẳng định cái gì cả, và vì vậy mà nó không có bất kỳ năng lực giải thích hoặc tiên đoán nào. Nhận định này được áp dụng cho, chẳng hạn như các suy luận tân sinh lực thuyết về những mục đích tự thân hoặc các sinh lực, và cho “giả thiết mục đích tối hậu” do Lecomte du Nouy[3] đề xuất.

 
Tuy nhiên các hệ thống quan điểm có trước về nguyên lý của CNKN và về tiêu chuẩn ý nghĩa của CNKN lại không đưa ra được cái gì khác ngoài sự đặc trưng hoá chung chung và mơ hồ hơn của một quan điểm cơ sở, và vì vậy mà chúng cần phải được làm sáng tỏ và chứng minh bằng dẫn chứng. Và trong khi trong các giai đoạn phát triển sớm của nó CNKN LG ở một mức độ lớn đã phải bận tâm với một phê phán của các hệ thống quan điểm triết học và khoa học bằng các nguyên lý cơ bản đó mà trong những năm gần đây đã có một mối quan tâm ngày càng tăng đối với các nhiệm vụ tích cực của việc phân tích chi tiết logic và phương pháp luận của khoa học kinh nghiệm và nhiệm vụ làm cho rõ ràng và tái tuyên bố về các tư tưởng cơ bản của CNKN dưới ánh sáng của các hiểu biết đã đạt được. Trong bài viết này, tôi đề xuất một số vấn đề mà sự tìm kiếm này đã đưa ra và một số kết quả dường như đã đượckhẳng định để thảo luận. 
2. Tiêu chuẩn có thể kiểm nghiệm của nghĩa KNCN
 
Như quan điểm của chúng tôi đã chỉ rõ, tiêu chuẩn nghĩa KNCN đặt ra yêu cầu về tính chất có thể kiểm nghiệm KNCN đối với những câu có nghĩa về phương diện nhận thức là những câu vừa không có tính chất phân tích, vừa không có mâu thuẫn; chúng tôi xin được gọi chúng là các câu có nghĩa KNCN hoặc có ý nghĩa KNCN. Khái niệm có thể kiểm nghiệm là để làm cho chính xác khái niệm còn mơ hồ về việc dựa vào – hoặc đúng ra là có thể dựa vào kinh nghiệm, đã thực hiện một số thay đổi phản ánh một phân tích ngày càng tinh lọc về cấu trúc của tri thức KNCN. Trong lựa chọn này, chúng ta hãy xem xét những giai đoạn chủ yếu của sự phát triển đó.
 
Để tiện trình bày, trước hết chúng tôi giới thiệu ba khái niệm bổ trợ, đó là đặc trưng quan sát, vị ngữ quan sát, và câu quan sát. Một thuộc tính hoặc một mối quan hệ của các đối tượng vật chất sẽ được gọi là một đặc trưng quan sát khi trong những tình huống thích hợp sự có mặt hay vắng mặt của nó trong một trường hợp nhất định có thể được xác định thông qua quan sát trực tiếp. Vậy là các thuật ngữ ‘xanh”, “mềm”, “lỏng”, “dài hơn”, xác định các đặc trưng có thể quan sát, trong khi “lưỡng trị”, “phóng xạ”, “dây dẫn điện tốt hơn”, và “bộ lồng ruột” thì lại không. Các thuật ngữ xác định đặc trưng có thể quan sát được gọi là các vị ngữ quan sát. Cuối cùng bằng một câu quan sát, chúng ta sẽ hiểu bất cứ câu nào là câu – chính xác hoặc không chính xác – xác định một hoặc nhiều đối tượng được đặt tên riêng hơn, mà những đối tượng đó có hoặc không có một đặc trưng có thể quan sát riêng biệt nào đó. Những câu dưới đây chẳng hạn sẽ thoả mãn các điều kiện này: “Tháp Eiffel cao hơn những toà nhà khu vực lân cận nó”, “Chiếc kim của dụng cụ này không chỉ vào cái vạch số “3” trên chiếc cân”, và thậm chí “Con khủng long to nhất trong triển lãm của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên New York có một cái lưỡi xanh”; vì câu sau cùng xác định cho một đối tượng đặc biệt một đặc trưng – có một cái lưỡi xanh – nó thuộc về một loại của những hoàn cảnh thích hợp (chẳng hạn trong trường hợp con chó Chow của tôi) mà sự có mặt hay vắng mặt của nó có thể được xác định bằng quan sát trực tiếp. Khái niệm của chúng ta về câu quan sát là nhằm cung cấp một lý giải chính xác về cái ý tưởng mơ hồ của một câu xác định một cái gì đó “về nguyên tắc” có thể được xác định bằng quan sát trực tiếp, ngay cho dù có thể xảy ra trường hợp là tôi thực sự đã không thể quan sát, nhưng có lẽ những người đương thời với tôi thì có thể, và có thể quan sát bởi bất cứ ai đã từng sống hoặc sẽ sống. Bất cứ bằng chứng nào có thể được viện dẫn trong việc kiểm tra một giả thiết KNCN thì giờ đây đều có thể coi là được thể hiện trong các loại câu quan sát ấy [4].
 
Giờ đây chúng ta quay trở lại với những thay đổi trong quan niệm về tính chất có thể kiểm nghiệm, và vì vậy mà quay trở về với khái niệm ý nghĩa KNCN. Trong những ngày đầu của Trường phái Vienna, một câu được coi là có ý nghĩa KNCN khi ít nhất nó cũng có thể, về nguyên tắc, được chứng minh đầy đủ bằng chứng cớ có thể quan sát; tức là chứng cớ quan sát kia có thể được mô tả nếu thực sự chúng ta có được nó thì nó sẽ khẳng định một cách chắc chắn chân tính của câu [5]. Với sự trợ giúp của khái niệm câu quan sát, chúng ta có thể tuyên bố lại yêu cầu này như sau: Một câu S có ý nghĩa KNCN khi và chỉ khi nó có thể chỉ ra một tập hữu hạn các câu quan sát, O1, O2, ... On, như vậy nếu các câu này chân thì S nhất thiết cũng chân. Tuy nhiên, như đã nói, điều kiện này chỉ được thoả mãn khi S là một câu phân tích hoặc khi các câu quan sát đã cho là không thể so sánh được với các câu khác về phương diện logic. Bằng hệ thống quan niệm sau chúng ta sẽ bác bỏ những trường hợp này, đồng thời thể hiện tiêu chuẩn đã định một cách chính xác hơn.
 
(2.1) Yêu cầu tính minh xác hoàn toàn về nguyên tắc:
 
Một câu có ý nghĩa KNCN khi và chỉ khi nó không phải là câu phân tích và sinh ra từ một lớp hữu hạn câu quan sát nào đó nhất quán về phương diện logic [6]. Tuy nhiên tiêu chuẩn này có một số nhược điểm nghiêm trọng. Trước hết những câu được đề cập ở đây đã được nhiều tác giả chỉ ra:
 
(a) Yêu cầu tính minh xác bác bỏ toàn bộ các câu loại phổ quát và vì vậy mà cũng bác bỏ toàn bộ các phán đoán ngụ ý thể hiện các qui luật tổng quát; vì những phán đoán này không thể được minh xác bằng bất kỳ tập dữ liệu quan sát hữu hạn nào. Và vì các loại câu này tạo nên một phần tích hợp các lý thuyết khoa học, nên yêu cầu về tính minh xác phải được coi là quá hạn chế trong khía cạnh này. Tương tự như vậy, tiêu chuẩn ấy đã loại bỏ toàn bộ các câu chẳng hạn như “Vì bất kỳ chất nào cũng tồn tại một khả năng hoà tan nào đó”, là câu vừa chứa cả những định lượng chung chung, vừa chứa cả phép định lượng tồn tại (tức là những sự cố của thuật ngữ “toàn bộ” và “nào đó” hoặc “tương đương” những đương lượng của chúng); vì không câu nào trong loại câu này về phương diện logic có thể được diễn dịch từ bất cứ tập hợp câu quan sát hữu hạn nào.
 
Hai khiếm khuyết nữa của yêu cầu minh xác hình như không mấy được chú ý:
 
(a) Giả sử S là một câu thoả mãn tiêu chuẩn đã đề ra, trong khi N là một câu chẳng hạn như “Cái tuyệt đối thì hoàn hảo”, thì cái tiêu chuẩn kia không qui được ý nghĩa CNKN nào cho câu đó. Vậy thì sự đan xen S với N (tức là sự thể hiện đạt được bằng cách kết nối hai câu bằng từ “hoặc”) như vậy lại thoả mãn tiêu chuẩn đề ra; vì nếu S là một kết quả của một lớp hữu hạn các câu quan sát, thì bình thường S v N là một kết quả của cùng lớp đó. Nhưng rõ ràng là tiêu chuẩn KNCN của ý nghĩa không nhắm tới loại câu tán đồng đó. Vì vậy về phương diện này, yêu cầu sự minh xác hoàn toàn thì quá bao quát.
(a) Hãy để “P” là một vị ngữ quan sát. Vậy thì câu hoàn toàn tồn tại “(Ex)P(x)” (“Có ít nhất một sự vật có thuộc tính P”) là hoàn toàn minh xác, vì nó nảy sinh từ bất kỳ câu quan sát nào (xác định một đối tượng đặc thù nào đó có thuộc tính P. Nhưng sự từ chối nó bằng cách đặt ngang bằng với câu phổ quát “(x)~P(x)” (“Không có gì có thuộc tính P”) rõ ràng là không hoàn toàn minh xác, vì nó nảy sinh từ bình luận (a) ở trên. Vì vậy theo tiêu chuẩn (2.1), những phủ nhận bất kỳ câu có ý nghĩa nào có tính KNCN – và vì vậy mà là các câu có ý nghĩa về mặt nhận thức - đều là vô nghĩa về phương diện KNCN; và vì chúng vừa không phải là câu phân tích, vừa không phải là câu mâu thuẫn, chúng là vô nghĩa về phương diện nhận thức. Nhưng tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phân ranh giới lĩnh vực diễn ngôn có nghĩa, thì chúng ta sẽ phải kiên định rằng nếu một câu thuộc vào lĩnh vực đó thì phủ định là cần thiết. Đặt vấn đề rõ ràng hơn: Các câu đủ tiêu chuẩn là có nghĩa về mặt nhận thức chính xác là những câu về mặt nghĩa có thể nói là vừa chân vừa giả. Nhưng vậy thì sự tham gia vào (2.1) sẽ sinh ra một nan đề nghiêm trọng như đã chỉ rõ bằng kết quả vừa mới được đề cập: chúng ta cũng phải từ bỏ nguyên tắc logic cơ sở đó là khi một câu là chân hoặc giả thì việc phủ định nó là giả hoặc chân một cách riêng rẽ (và vì vậy mà có ý nghĩa về phương diện nhận thức); hoặc chúng ta phải phủ định theo cách gợi lại cái quan niệm trực giác về logic và toán học, đó là “(x) ~ P(x)” là tương đương về phương diện logic với phủ định “(Ex)P(x)”. Rõ ràng là tiêu chuẩn (2.1) là tiêu chuẩn không đủ dựa vào một số lý giải khác, không đảm bảo cho các cách đo lường mạnh mẽ như vậy để giữ nó lại; vì vậy nó phải bị từ bỏ [7].
 
Các xem xét ngoại suy nghiêm nhặt được áp dụng cho một tiêu chuẩn thay thế, là cái tạo thành tính chất có thể là giả về nguyên tắc bằng cách xác định đặc trưng của ý nghĩa KNCN. Chúng tôi xin công thức hoá tiêu chuẩn này như sau: Một câu có nghĩa KNCN khi và chỉ khi nó có khả năng, về nguyên tắc, bác bẻ hoàn toàn bởi một số hữu hạn các dữ liệu quan sát; hoặc chính xác hơn:
 
(2.2) Yêu cầu giả tính hoàn toàn về nguyên tắc:
 
Một câu có nghĩa CNKN khi và chỉ khi việc phủ nhận nó là không có tính phân tích và nảy sinh từ một lớp nhất quán logic hữu hạn nào đó của các câu quan sát [8].
 
Tiêu chuẩn này đủ cho một câu là có nghĩa CNKN khi việc phủ nhận nó thoả mãn yêu cầu về tính chân xác hoàn toàn; như mong muốn, vì vậy nó không đủ dựa trên những cơ sở tương tự như dưới đây:
 
(a) Nó bác bỏ các giả thiết tồn tại thuần tuý, chẳng hạn như “Có ít nhất một con tê giác”, và toàn bộ những câu mà việc công thức hoá nó gợi lại sự lượng hoá hỗn hợp – tức là câu tồn tại và câu phổ quát – vì không câu nào trong số các câu này có thể được giả hoá bằng một số hữu hạn các câu quan sát.
 
(a) Nếu một câu S hoàn toàn là giả khi N là một câu không giả thì sự liên kết chúng, S v N (tức là có thể diễn đạt được bằng cách kết nối hai câu bằng từ “và”) là hoàn toàn giả; vì nếu sự phủ nhận của S nảy sinh bởi một lớp câu quan sát nào đó thì sự phủ nhận của S v N, huống hồ lại nảy sinh bởi chính lớp đó. Vì vậy cái tiêu chuẩn ấy đem lại ý nghĩa cho nhiều câu mà một tiêu chuẩn KNCN thiếu nên bác bỏ, chẳng hạn như nói “Tất cả các con thiên nga đều trắng và cái tuyệt đối thì hoàn hảo”.
 
(a) Nếu “P” là một vị ngữ quan sát, thì việc khẳng định rằng toàn bộ các sự vật có thuộc tính P được định tính là có ý nghĩa, nhưng việc khước từ nó bằng cách đặt ngang bằng với một giả thiết tồn tại thuần tuý, bị loại bỏ (chẳng hạn (a)). Vì tiêu chuẩn (2.2) làm nảy sinh cùng một sự nan giải (2.1).
 
Vậy thì tóm lại, những diễn giải về tiêu chuẩn có thể kiểm nghiệm trong khuôn khổ của tính khác biệt hoàn toàn hoặc giả tính hoàn toàn là không đủ, vì chúng quá hạn chế trong một hướng và quá bao quát trong một hướng khác, và vì cả hai đều đòi hỏi những biến đổi sâu sắc về các nguyên tắc logic cơ bản.
 
Người ta đã cố gắng tránh những khó khăn này bằng cách giải thích tiêu chuẩn có thể kiểm nghiệm như là nhu cầu duy nhất về một tính xác thực có thể gián tiếp và mang tính bộ phận của các giả thiết kinh nghiệm chủ nghĩa bằng chứng cớ quan sát.
 
(2.3) Ayer đã gợi ý về một công thức là đặc trưng của các cố gắng này để xây dựng một tiêu chuẩn đủ toàn diện về tính xác thực. Thực ra, điều đó thể hiện rằng một câu S có một ý nghĩa kinh nghiệm khi từ S cùng chung với các giả thiết phụ trợ phù hợp có thể nhận được những câu quan sát không có nguồn gốc từ các giả thiết phù trợ.
 
Điều kiện này được gợi ý bởi một sự xem xét chặt chẽ cấu trúc logic của việc kiểm nghiệm khoa học; nhưng nó lại quá tự do khi nó có ở đó. Sự thực thì như Ayer đã chỉ ra trong lần xuất bản thứ hai cuốn sách của ông Ngôn ngữ, Chân lý và Logic [10] tiêu chuẩn của ông đã thừa nhận ý nghĩa kinh nghiệm đối với bất kỳ câu nào. Vì vậy, chẳng hạn như nếu S là câu “Cái tuyệt đối thì hoàn hảo” thì nó cũng đủ để được chọn làm một giả thiết phù trợ cho câu “Nếu cái tuyệt đối là hoàn hảo thì quả táo này đỏ” để tạo ra khả năng diễn dịch câu quan sát “Quả táo này thì đỏ”, là câu rõ ràng không xuất phát từ riêng giả thiết phụ trợ [11].
 
(2.4.) Để thoả mãn sự bác bỏ này, Ayer đã đề xuất một phiên bản sửa đổi của cái tiêu chuẩn kiểm nghiệm kia. Thực ra thì sự sửa đổi hạn chế các giả thiết đã được đề cập trong (2.3) vào các câu vừa mang tính phân tích hoặc có thể được chứng minh một cách độc lập là có thể kiểm nghiệm theo nghĩa của tiêu chuẩn sửa đổi [12].
 
Nhưng nó cũng chứng tỏ rằng tiêu chuẩn mới đó giống như cái giả tính hoàn toàn mang tính thủ tục kia lại đem ý nghĩa kinh nghiệm vào bất kỳ liên kết S N nào trong đó S thoả mãn tiêu chuẩn Ayer A trong khi N là một câu như “Cái tuyệt đối thì hoàn hảo”, là câu không đủ điều kiện theo tiêu chuẩn đó. Thực sự thì bất kỳ kết quả nào cũng có thể được diễn dịch từ S N bằng chính những giả thiết phụ trợ đó, và vì tiêu chuẩn mới của Ayer được công thức hoá cơ bản trong khuôn khổ của tính có thể diễn dịch của một loại kết quả nhất định từ câu đã cho, nó ủng hộ S N cũng với S. Church đã chỉ ra một khó khăn khác khi ông cho rằng nếu có ba câu quan sát bất kỳ mà không câu nào kế tiếp với câu khác thì nó kế tiếp theo bất kỳ câu S nào mà câu đó hoặc thể phủ định của nó có ý nghĩa kinh nghiệm theo tiêu chuẩn đã được sửa lại của Ayer.
 
3. Ngôn ngữ KNCN và tiêu chuẩn mới về ý nghĩa nhận thức
 
Tôi nghĩ sẽ là vô dụng khi tiếp tục tìm kiếm một tiêu chuẩn đầy đủ của tính có thể kiểm nghịêm trong khuôn khổ các mối quan hệ diễn dịch với các câu quan sát. Sự phát triển trong quá khứ của loại tìm kiếm này – mà chúng ta coi là các giai đoạn chủ yếu – dường như đảm bảo sự hy vọng rằng chừng nào chúng ta còn cố thiết lập một tiêu chuẩn có thể kiểm nghiệm cho những câu đơn trong ngôn ngữ tự nhiên theo khuôn khổ quan hệ logic với các câu quan sát thì kết quả cũng sẽ hạn chế, hoặc bao gồm hoặc cả hai. Đặc biệt có vẻ là tiêu chuẩn như vậy cho phép có được ý nghĩa KNCN theo cách (2.1) (b) hoặc (2.2) (b), cũng như đối với bất cứ phương án thay thế nào hoặc bất cứ sự liên kết nào của hai câu mà ít nhất một trong hai câu đó được định tính là có ý nghĩa KNCN; và tính chất đặc biệt này có những kết quả không đáng mong muốn vì các qui tắc ngữ pháp tự do của tiếng Anh hoặc của bất kỳ ngôn ngữ tự nhiên nào cũng đều nhất trí là các câu mà những biểu hiện nhất định (Cái tuyệt đối thì hoàn hảo” là minh hoạ của chúng tôi) là câu mà ngay cả bằng những tiêu chuẩn kinh nghiệm chủ nghĩa tự do nhất cũng không đưa ra bất cứ một khẳng định nào; và vậy là những câu này phải được phép là những thành phần của các phán đoán có ý nghĩa về phương diện KNCN.
 
Tất nhiên điều đã khẳng định trước không xuất hiện trong một ngôn ngữ nhân tạo mà ngữ pháp và từ vựng của nó quá chọn lọc đến nỗi làm cho khả năng hình thành bất cứ loại câu nào mà tiêu chuẩn ý nghĩa KNCN có ý định bác bỏ. Chúng ta sẽ gọi bất cứ loại ngôn ngữ nào như vậy là một ngôn ngữ KNCN. Phản ánh này gợi ý về một tiếp cận hoàn toàn khác với vấn đề của chúng ta: Đưa ra một đặc trưng hoá chung của loại ngôn ngữ có thể định lượng là KNCN và sau đó đặt vào dưới đây
 
(3.1.) Tiêu chuẩn có thể dịch được của ý nghĩa nhận thức: Một câu có ý nghĩa nhận thức khi và chỉ khi nó có thể được dịch thành một ngôn ngữ KNCN.
 
Quan niệm đó về ý nghĩa nhận thức trong khi có lẽ không được tuyên bố rõ ràng dường như ẩn dưới nhiều công trình của các nhà KNCN đã được thực hiện gần đây; chừng nào tôi có thể thấy nó có nguồn gốc trong tiểu luận của Carnap Testability and Meaning - Tính khả nghiệm và Ngữ nghĩa (đặc biệt là phần IV).
 
Khi bất cứ ngôn ngữ nào cũng như bất cứ ngôn ngữ KNCN nào có thể được đặc trưng hoá bằng cách chỉ ra ngữ vựng và các qui tắc của nó bằng cách xác định logic của nó; các qui tắc của nó bao gồm những qui tắc cú pháp theo đó các câu có thể được tạo thành bằng phương tiện của ngữ vựng đã cho. Vì vậy, thực ra thì tiêu chuẩn có thể dịch được đã được đề xuất để đặc trưng hoá các câu có ý nghĩa về phương diện nhận thức bằng ngữ vựng ở bên ngoài cái mà chúng có thể được cấu trúc, và bằng những nguyên tắc cú pháp thống trị cấu trúc của chúng. Những câu nào được chọn ra như là có ý nghĩa về phương diện nhận thức theo đó, sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn ngữ vựng và các qui tắc cấu trúc. Chúng ta sẽ xem xét một khả năng riêng biệt:
 
(3.2.) Chúng ta có thể định tính một ngôn ngữ L là KNCN khi nó thoả mãn các điều kiện sau:
 
(a) Ngữ vựng của L bao gồm:
 
(1) cụm từ thông dụng về phương diện logic được sử dụng trong việc tạo thành các câu; bao gồm đặc biệt là những cách thể hiện “không”, “và”, “hoặc”, nếu ... thì”, “tất cả”, “một số”,”lớp tòn bộ các sự vật chẳng hạn như...”, “... là một thành tố của lớp...”;
 
(2) Các vị ngữ quan sát bất kỳ. Những vị ngữ này phải được coi là tiếp tục ngữ vựng KNCN cơ bản của L;
 
(3) Bất kỳ sự thể hiện nào có thể phủ định bằng những câu qui chiếu vào (1) và (2) dưới đây
 
(b) Các qui tắc của việc cấu thành câu cho L là những câu đặt trong một hệ thống logic nào đó hiện nay chẳng hạn như Principia Mathematica. (Nguyên lý Toán học).
 
Vì toàn bộ các thuật ngữ được xác định có thể bị loại bỏ theo thiên hướng của từ gốc, nên những nguyên tắc này thực sự qui định rằng một ngôn ngữ L là một ngôn ngữ KNCN khi toàn bộ các câu của nó có thể thể hiện, với sự trợ giúp của các cụm từ logic thông thường trong khuôn khổ của các đặc trưng có thể quan sát của các đối tượng vật chất. Chúng ta hãy gọi bất cứ loại ngôn ngữ nào như vậy là ngôn ngữ sự vật theo nghĩa hẹp hơn. Như một sự lựa chọn, ngữ vựng KNCN cơ bản của một ngôn ngữ KNCN có thể được giải thích là bao gồm các thuật ngữ hiện tượng luận, mà mỗi thuật ngữ qui chiếu vào một khía cạnh nào đó của các hiện tượng tri giác hoặc cảm giác. Tuy nhiên cấu trúc của các ngôn ngữ hiện tượng thể hiện những khó khăn to lớn [14] và trong chủ nghĩa kinh nghiệm mới đây, người ta đã trước hết chú ý vào các tiềm năng của các ngôn ngữ mà ngữ vựng KNCN của chúng bao gồm các vị ngữ quan sát; vì vị ngữ quan sát thích nghi trực tiếp hơn với việc mô tả loại bằng chứng liên chủ thể đó được thể hiện rõ trong việc kiểm nghiệm các giả thiết khoa học.
 
Nếu chúng ta giải thích các ngôn ngữ KNCN theo nghĩa (3.2) thì tiêu chuẩn có thể dịch được (3.1) tránh được toàn bộ các thiếu sót được chỉ ra trong thảo luận của chúng tôi về các loại hình tiêu chuẩn có thể kiểm nghiệm trước đây.
 
(a) Đặc trưng hoá của chúng tôi về các ngôn ngữ KNCN đã đưa đến một điều khoản rõ ràng để lượng hoá phổ quát và lượng hoá tồn tại, tức là để sử dụng các thuật ngữ “toàn bộ” và “nào đó”; vì vậy nhìn chung không loại phán đoán lượng hoá nào bị loại trừ khỏi lĩnh vực diễn ngôn có ý nghĩa về phương diện nhận thức;
 
(b) Các câu chẳng hạn như “Cái tuyệt đối là hoàn hảo” không thể được tạo thành bằng một ngôn ngữ KNCN (xem (d) dưới đây); vì vậy không có cái hiểm hoạ là một sự liên kết hoặc thay thế hàm chứa một loại câu như một cấu phần có thể được định tính là có ý nghĩa về phương diện nhận thức;
 
(c) Trong một ngôn ngữ L với các qui tắc cú pháp thích hợp với Principia Mathematica, thì dạng phủ định của một câu luôn luôn vẫn là một câu của ngôn ngữ L. Vì vậy tiêu chuẩn về tính có thể dịch được không dẫn đến một kết quả đòi hỏi bởi cả (2.1) và (2.2), mà những thể phủ định của những câu có nghĩa bất kỳ đều là câu không có nghĩa;
 
(d) Mặc dù tính toàn diện của nó, nhưng tiêu chuẩn mới không qui ý nghĩa nhận thức vào toàn bộ các câu; vì vậy, chẳng hạn như các câu “Cái tuyệt đối thì hoàn hảo” và “Hư vô là không có bất cứ cái gì” đều có thể được dịch thành một ngôn ngữ KNCN, vì các thuật ngữ chủ yếu của chúng đều không có thể xác định bằng những thể hiện logic thuần tuý và bằng những thuật ngữ quan sát.
 
4. Vấn đề về các thuật ngữ xếp đặt và việc xây dựng lý thuyết
 
Nhưng tiêu chuẩn mới cũng vẫn rất hạn chế – khi ngẫu nhiên chúng cũng là các tiền bối của nó – trong một khía cạnh quan trọng cần phải xem xét. Nếu các ngôn ngữ KNCN được xác định phù hợp với (3.2) thì, như đã lưu ý ở trên, tiêu chuẩn tính có thể dịch được (3.1) cho phép đưa ý nghĩa nhận thức vào một câu chỉ khi các thuật ngữ KNCN cơ bản của nó được xác định rõ ràng bằng các vị ngữ quan sát. Nhưng như tôi sẽ đề cập ngay bây giờ, nhiều thuật ngữ thậm chí ngay cả của các khoa học tự nhiên cũng không thể xác định được như vậy; vì vậy tiêu chuẩn ấy sẽ buộc chúng ta phải bác bỏ, là trống rỗng không có ý nghĩa nhận thức, toàn bộ các giả thiết khoa học bao chứa chúng như các thuật ngữ - là một kết quả hoàn toàn không thể chấp nhận được.
 
Khái niệm nhiệt độ là một trường hợp như vậy. Trước hết, mặc dù mệnh đề “Đối tượng x có một nhiệt độ c độ bách phân”, hoặc tóm tắt “T(x) = c” có thể được xác định bằng câu sau: (D): T(x) = c khi và chỉ khi điều kiện sau được thoả mãn: Khi một nhiệt kế tiếp xúc với x thì chiếc kim của nó chỉ c độ trên.
 
Bỏ qua những chi tiết vụn vặt, có thể thừa nhận rằng biểu thức định nghĩa đưa ra ở đây được công thức hoá hoàn toàn bằng việc qui chiếu vào những cái có thể quan sát. Tuy nhiên vẫn còn một khía cạnh có rất nhiều khả năng đặt thành vấn đề: Trong Principia Mathematica và các hệ thống tương tự, tiền đề “nếu p thì q” được giải thích là đồng nghĩa với “không p hoặc q”; và dưới cái gọi là việc lý giải tư liệu của một phán đoán điều kiện loại “nếu p thì q” hoàn toàn là thật khi (dẫu không phải chỉ khi) câu đó đứng ở vị trí của “p” là giả. Vì vậy nếu ý nghĩa của “nếu ... thì” trong biểu thức định nghĩa (D) được hiểu theo nghĩa vật chất thì biểu thức đó là thật khi (dù không chỉ khi) x là một đối tượng không tiếp xúc với một chiếc nhiệt kế – không có vấn đề giá trị số nào chúng ta có thể cấp cho c. Và vì biểu thức được xác định trong cùng những hoàn cảnh tương tự nên định nghĩa (D) sẽ được định tính là sự xác định thật bất cứ giá trị nhiệt độ nào đối với bất kỳ đối tượng nào không tiếp xúc với nhiệt kế!. Các xem xét tương tự áp dụng cho những thuật ngữ như “được nạp điện”, “từ tính”, “trí thức”, “điện trở”, vv..., tóm lại là đối với tất cả các thuật ngữ sắp đặt, tức là các thuật ngữ thể hiện sự sắp đặt của một hoặc nhiều hơn một đối tượng để phản ứng lại theo một cách nhất định trong những môi trường riêng: tuy nhiên một định nghĩa về các thuật ngữ như vậy bằng các vị ngữ quan sát không thể được phản ánh bằng cách (D), một phương thức định nghĩa rõ ràng và tự nhiên thì điều này trước hết là có thể [15].
 
Có hai hướng chính trong đó một giải pháp giải quyết khó khăn có thể được tìm thấy. Một mặt có thể cho rằng định nghĩa về các thuật ngữ sắp xếp theo cách (D) là hoàn toàn đủ, miễn là cụm từ “nếu ... thì” trong biểu thức định nghĩa được giải thích theo nghĩa nó rõ ràng có khuynh hướng có, như là một sự ẩn ý, trong một (D) khác ngay cho dù x không thực sự tiếp xúc với một nhiệt kế, nhưng nếu có thì nó chiếc nhiệt kế đó sẽ chỉ nhiệt độ. Trong những câu như vậy cụm từ “nếu ... thì” ấy được coi là được dùng một cách giả mạo; và nó có một ý nghĩa rất mạnh ấy để hàm ý về một điều kiện giả là biểu thức định nghĩa (D) sẽ phải được giải thích. Gợi ý này đem đến cho chúng ta một câu trả lời về vấn đề xác định các thuật ngữ sắp xếp nếu nó không thuộc về cái sự kiện là không có một sự giải thích hoàn toàn thoả đáng về ý nghĩa chính xác của các điều kiện dữ kiện ngược hình như hiện thời đang có. Vì vậy cách thức để vượt ra khỏi khó khăn có một vị thế của một chương trình chứ không phải là của một giải pháp. Việc thiếu một lý thuyết đầy đủ về các điều kiện dữ kiện ngược thì hoàn toàn là tệ hại khi một lý thuyết như vậy cũng cần cho việc phân tích khái niệm qui luật phổ quát trong khoa học KNCN và của các ý tưởng có liên quan. Việc làm rõ một tập hợp vấn đề này giờ đây đã tạo ra một trong những ước nguyện khẩn cấp trong logic và phương pháp luận khoa học [16].
 
Một phương pháp thay thế để giải quyết các vấn đề xác định xuất hiện bởi các thuật ngữ sắp đặt được gợi ý và được Carnap phát triển một cách chi tiết. Xin được giới thiệu những thuật ngữ mới bao gồm một ngôn ngữ KNCN bằng cái gọi là những câu qui giản có đặc trưng định nghĩa bộ phận hoặc điều kiện [17]. Vì vậy, chẳng hạn như khái niệm nhiệt độ trong minh họa mới rồi của chúng tôi có thể được giới thiệu bởi câu qui giản sau (R): Nếu một nhiệt kế tiếp xúc với một đối tượng x thì T(x) = c khi và chỉ khi nhiệt kế chỉ c độ.
 
Trong điều kiện của nó, qui tắc này có thể được lý giải bằng ý nghĩa vật chất, đặc trưng cho ý nghĩa của “nhiệt độ”, tức là ý nghĩa của các phán đoán hình thức “T(x) = c”, chỉ mang tính bộ phận, cụ thể là liên quan đến những đối tượng tiếp xúc với chiếc nhiệt kế; đối với tất cả những đối tượng khác, đó đơn giản là để nghĩa của “T(x) = c” ở tình trạng không xác định. Việc định rõ ý nghĩa của “nhiệt độ” có thể dần dần được mở rộng đến trường hợp không bao gồm cả (R) (b) khi đặt vào các câu qui giản thêm nữa, mà việc đó phản ánh sự đo lường nhiệt độ bằng các phương tiện khác chứ không phải là những chiếc nhiệt kế.
 
Vậy là các câu qui giản cung cấp phương tiện cho việc công thức hoá một cách chính xác cái thường được coi là các định nghĩa thao tác [18]. Đồng thời, chúng chỉ ra rằng đó không phải là những định nghĩa theo nghĩa chặt chẽ của từ, mà là những chỉ định bộ phận của nghĩa.
 
Những xem xét ở trên đã gợi ý rằng trong việc đặc trưng hoá của chúng tôi (3.2) về các ngôn ngữ KNCN chúng tôi đã mở rộng việc cung cấp (3) bằng cách cho phép trong ngữ vựng của L có tất cả các thuật ngữ mà nghĩa của nó có thể được chỉ định trong khuôn khổ của ngữ vựng KNCN cơ bản bằng những định nghĩa hoặc các câu qui giản. Các ngôn ngữ thoả mãn tiêu chuẩn bao gồm hơn này sẽ được qui chiếu vào là các ngôn ngữ - sự vật theo nghĩa rộng hơn.
 
Nếu khái niệm ngôn ngữ KNCN được mở rộng theo cách này thì tiêu chuẩn (3.1) bao trùm – như nó sẽ – toàn bộ các phán đoán mà các thuật ngữ KNCN cấu tạo của chúng bao gồm “các cấu trúc KNCN”, tức là những thuật ngữ không ấn định các quan sát, mà có thể được giới thiệu bằng những câu qui giản trên cơ sở các vị ngữ quan sát. Tuy nhiên ngay cả trong phiên bản khái quát hoá này, tiêu chuẩn của chúng tôi về ý nghĩa nhận thức có thể không thừa nhận giá trị của các lý thuyết khoa học tiên tiến là các lý thuyết được công thức hoá trong khuôn khổ của những “cấu trúc lý thuyết” chẳng hạn như các thuật ngữ “nhiệt độ tuyệt đối”, “điện thế hấp dẫn”, “ trường điện từ” “hàm psi”, vv.... Có những lýdo để nghĩ rằng không phải các định nghĩa, cũng không phải các câu qui giản là đủ để giới thiệu những thuật ngữ này trên cơ sở của các vị ngữ quan sát. Vì vậy, chẳng hạn như nếu một hệ thống các câu qui giản cho khái niệm trường điện từ là có sẵn, thì đối với vấn đề quá đơn giản này – có khả năng mô tả bằng thuật ngữ đặc trưng có thể quan sát một số điều kiện cần và đủ cho sự hiện diện, trong bất kỳ khu vực nào của trường điện từ của bất kỳmô tả toán học nào dù phức tạp. Tuy nhiên thực ra thì những tiêu chuẩn như vậy ở mức độ tốt nhất chỉ có thể được ấn định cho một số loại trường đơn giản vừa đủ.
 
Giờ đây các lý thuyết loại tiên tiến cũng có thể được coi là các hệ thống diễn dịch – giả thiết trong đó toàn bộ các phán đoán là những kết quả logic của những giả định cơ bản. Các phán đoán cơ bản cũng như các phán đoán dẫn xuất trong một hệ thống như vậy được hệ thống hoá cả bằng các thuật ngữ của các cấu trúc lý thuyết không được xác định trong hệ thống và vì vậy mà đóng vai trò các phán đoán nguyên gốc hoặc trong khuôn khổ của những thể hiện được xác định bởi các phán đoán dẫn xuất. Vậy là trong cấu trúc logic của chúng những hệ thống như vậy tương đương với các hệ thống không được giải thích được tiên đề hoá trong toán học và logic. Chúng có được khả năng ứng dụng vào vấn đề chủ đề CNKN và vì vậy mà có được vị thế của các lý thuyết khoa học KNCN bằng giá trị của một giải thích KNCN. Vị thế đó được tác động bởi việc dịch một số câu lý thuyết – thường là câu dẫn xuất chứ không phải là các câu cơ sở sang một ngôn ngữ KNCN, có thể chứa cả các vị ngữ quan sát và các cấu trúc KNCN. Và vì các loại câu có ý nghĩa KNCN ấy là các kết quả logic của những giả thiết cơ sở của lý thuyết mà việc dịch tác động gián tiếp đến việc lý giải bộ phận các vị ngữ quan sát của cấu trúc trong khuôn khổ của cái mà chúng được hệ thống hoá [19].
 
Để tạo ra khả năng chuyển dịch sang một ngôn ngữ KNCN thì một tiêu chuẩn đầy đủ của ý nghĩa nhận thức, nhờ đó chúng ta mở rộng khái niệm ngôn ngữ KNCN sao cho bao gồm cả các ngôn ngữ sự vật theo nghĩa hẹp hơn và theo nghĩa rộng hơn cũng như toàn bộ các hệ thống lý thuyết thuộc loại vừa được qui chiếu [20]. Với hiểu biết này, (3.1) cuối cùng có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn chung cho ý nghĩa nhận thức.
 
5. Ngữ nghĩa của một phán đoán KNCN
 
Vậy là thực tế thì tiêu chuẩn ấy đã định tính một câu là có nghĩa nếu các cấu phần không logic của nó trực tiếp hoặc gián tiếp được chỉ định qui vào các quan sát. Nhưng nó lại không thực hiện bất cứ một tuyên bố nào về cái gì là “nghĩa” của một câu có nghĩa về phương diện nhận thức, và đặc biệt là nó cũng không hàm ý là nghĩa đó có thể được đặc trưng hoá một cách thấu đáo bằng tổng thể tính của các phép kiểm nghiệm khả thể sẽ thể hiện trong khuôn khổ của các hiện tượng có thể quan sát. Thực ra thì nội dung của một phán đoán với nghĩa KNCN nói chung là không thể thể hiện triệt để bằng bất kỳ lớp câu quan sát nào.
 
Trước hết hãy xem xét trong số các phán đoán thoả mãn tiêu chuẩn của chúng ta xem bất cứ giả thiết tồn tại thuần tuý nào hoặc bất cứ phán đoán nào liên quan đến việc lượng hoá hỗn hợp. Như đã chỉ ra trước đó, trong (2.2) (a) các phán đoán loại này không hề tiếp nối những câu quan sát; vì vậy nội dung của chúng không thể được thể hiện bằng một lớp các câu quan sát.
 
Và thứ hai, ngay chính những phán đoán loại hình phổ quát thuần tuý (chẳng hạn như “Tất cả mọi con hồng hạc đều màu hồng” tiếp nối các câu quan sát (chẳng hạn như “Vật đó màu hồng”) chỉ khi kết hợp với các câu quan sát phù hợp (chẳng hạn như “Vật đó là một con hồng hạc”).
 
Dấu hiệu cuối cùng này có thể được khái quát hoá: việc sử dụng các giả thuyết KNCN để dự báo các hiện tượng có thể quan sát, trong mọi trường hợp thực tiễn, đều đòi hỏi việc sử dụng các giả thiết KNCN phù trợ [21]. Vì vậy chẳng hạn như giả thiết rằng tác nhân của bệnh lao là trùng roi tự thân nó không gây ra hậu quả là khi nhìn vào một mẫu đờm dãi bệnh nhân lao bằng kính hiển vi, người ta sẽ thấy trùng roi: một số lượng lớn các giả thiết phụ trợ bao gồm cả lý thuyết về kính hiển vi phải được sử dụng như những tiền đề bổ sung trong việc diễn dịch tiên đoán đó.
 
Vậy thì cái hoàn toàn được coi là “nghĩa (nhận thức)” của một giả thuyết khoa học nhất định lại không được đặc trưng hoá một cách đầy đủ trong khuôn khổ chỉ riêng bằng chứng quan sát tiềm năng, nó cũng không thể đặc trưng cho cái giả thiết được tách riêng ra: để tìm hiểu “ý nghĩa” của một giả thiết trong một ngôn ngữ kinh nghiệm chủ nghĩa chúng ta cần phải biết không chỉ những câu quan sát nào mà nó đưa lại hoặc liên kết với các giả thiết phụ trợ, mà còn những câu khác, không phải câu quan sát, mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa gây ra bởi nó, những câu nào trong một ngôn ngữ nhất định sẽ khẳng định hoặc phủ định nó và đối với những giả thiết nào khác thì một câu nhất định sẽ là phủ định hoặc khẳng định. Nói cách khác, ý nghĩa nhận thức của một phán đoán trong một ngôn ngữ kinh nghiệm chủ nghĩa được phản ánh trong tổng thể tính của các mối quan hệ logic của nó với toàn bộ những phán đoán khác trong ngôn ngữ đó chứ không phải là với chỉ riêng những câu quan sát. Theo nghĩa đó, những phán đoán của khoa học kinh nghiệm có một dư nghĩa đối với và ở bên trên cái có thể thể hiện trong khuôn khổ của những câu quan sát phù hợp [22].
 
6. Vị thế Logic của Tiêu chuẩn Kinh nghiệm Chủ nghĩa
 
Loại câu hỏi nào thường được hỏi tự thân nó là tiêu chuẩn KNCN? Đơn giản đó không phải là một giả thiết KNCN; nhưng đó cũng không phải là một câu phân tích hoặc một câu mâu thuẫn tự thân; vì thế, có phải khi được xem xét bằng tiêu chuẩn riêng của nó thì nó không trống không về ý nghĩa KNCN? Trong trường hợp đó thì khẳng định nào về tính đúng đắn và tính giá trị có thể được thực hiện cho nó?
 
Người ta có thể nghĩ về việc lý giải tiêu chuẩn đó như một định nghĩa mà nó chỉ rõ cái mà các nhà KNCN đưa ra để tìm hiểu bằng một câu có nghĩa về phương diện nhận thức; vậy là người ta không hiểu nó là đặc trưng của một khẳng định và nó vừa không phải là chân, vừa không phải là giả. Nhưng quan niệm này sẽ đóng góp vào cái tiêu chuẩn đó một phép đo lường tính chất võ đoán không thể điều hoà với những vấn đề còn đang tranh cãi một cách nóng bỏng mà nó đã gây ra và lại càng không phải với sự kiện được minh họa lặp đi lặp lại trong bài viết này là những biến đổi trong nội dung riêng biệt của nó luôn luôn được quyết định bởi mục tiêu của việc làm cho tiêu chuẩn đó trở thành một chỉ số đầy đủ về ý nghĩa nhận thức. Và chính mục tiêu này đã minh hoạ cái đặc trưng tiêu chuẩn KNCN về nghĩa: Nó có khuynh hướng đưa đến tính trong sáng và phát triển rõ ràng ý tưởng của một câu đưa ra một khẳng định dễ hiểu [23]. Ý tưởng này, như đã được khẳng định, là mơ hồ và nó chính là nhiệm vụ của sự lý giải triết học để thay thế nó bằng một khái niệm chính xác hơn. Trong cách nhìn về độ chính xác khác nhau ấy tất nhiên chúng ta không thể khẳng định rằng cái khái niệm “mới”, explicatum cái được lý giải ấy hoàn toàn đồng nghĩa với khái niệm cũ, cái phải được lý giải, explicandum [24]. Vậy thì chúng ta sẽ phải phán quyết như thế nào về tính chất đầy đủ của một lý giải được đề xuất như đã thể hiện ở một tiêu chuẩn riêng nào đó về ý nghĩa nhận thức?
 
Trước hết có một lớp lớn các câu được thừa nhận một cách khá chung chung là tạo ra các khẳng định dễ hiểu, và một lớp lớn các câu khác ít nhiều phủ định. Chúng ta sẽ phải yêu cầu có một giải thích đầy đủ, một sự giải thích có tính đến những phạm vi sử dụng chung; vì vậy một sự giải thích, mà chúng tôi xin phép được nói là, khước từ ý nghĩa nhận thức đối với các mô tả những sự kiện quá khứ hoặc đối với các khái quát hoá thể hiện trong khuôn khổ những cái có thể quan sát phải bị phản đối là chưa đầy đủ. Như chúng ta đã thấy cái yêu cầu đầu tiên về tính chất đầy đủ ấy đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tiêu chuẩn ý nghĩa KNCN.  
 
Nhưng một sự lý giải đầy đủ về khái niệm phán đoán có ý nghĩa về phương diện nhận thức phải thoả mãn một yêu cầu khác, thậm chí quan trọng hơn: Cùng với việc giải thích những khái niệm bất kỳ khác chẳng hạn như những khái niệm về sự khẳng định và về xác xuất, nó phải cung cấp một khuôn khổ cho một lý giải lý thuyết tổng quát về cấu trúc và các cơ sở của tri thức khoa học. Như được hiểu ở đây, việc lý giải không chỉ là việc mô tả về những sử dụng các thuật ngữ được chấp nhận khi xem xét: nó phải vượt khỏi các hạn chế, những nhập nhằng và những tính chất không nhất quán của việc sử dụng chung và phải chỉ rõ chúng ta làm thế nào để lý giải tốt hơn các ý nghĩa của những thuật ngữ đó nếu chúng ta muốn đạt tới một lý thuyết nhất quán và toàn diện về tri thức. Loại xem xét này chịu sự tác động mạnh mẽ của việc nghiên cứu cấu trúc của các lý thuyết khoa học mới đây đã mở rộng thêm nhiều cho tiêu chuẩn ý nghĩa KNCN. Những mở rộng này được thiết kế để bao gồm cả lĩnh vực những loại ý nghĩa nhận thức khác nhau của các câu có thể xuất hiện trong các lý thuyết khoa học tiên tiến, hoặc những lý thuyết phải được thừa nhận một cách đơn giản vì mục đích của tính chất đơn giản và tính đồng dạng hệ thống [25], nhưng một nghiên cứu về cái mà thuật ngữ “khẳng định dễ hiểu” có nghĩa trong diễn ngôn mỗi ngày hầu như đều không thể rọi bất cứ một chút ánh sáng nào vào ý nghĩa nhận thức của nó hoặc sự vô nghĩa của nó.
 
Kết quả là cái tiêu chuẩn KNCN về nghĩa, giống như kết quả của bất cứ giải thích nào cũng đều thể hiện một đề xuất ngôn ngữ học mà tự thân nó không là chân cũng không là giả, nhưng đối với nó thì sự đầy đủ được yêu cầu ở hai khía cạnh: Trước hết theo nghĩa là sự giải thích đó cung cấp một phân tích chặt chẽ một cách hợp lý về nghĩa được chấp nhận thông thường của cái được giải thích – và yêu cầu này ẩn chứa một khẳng định KNCN; và thứ hai theo nghĩa: sự giải thích đó đạt được một “tái cấu trúc duy lý” về cái được giải thích, tức là nó cung cấp có lẽ cùng với những giải thích khác, một khung khái niệm cho phép một tái phán đoán chính xác và nhất quán và sự hệ thống hoá về phương diện lý thuyết của các ngữ cảnh trong đó cái được giải thích được sử dụng – và yêu cầu này ẩn ý ít nhất là một khẳng định về một đặc trưng logic.
 
Vì vậy mặc dù là một đề xuất hình thức, nhưng tiêu chuẩn KNCN về nghĩa không hề là một định nghĩa võ đoán; nó liên quan đến việc nhìn nhận lại để phát hiện xem có bất cứ vi phạm nào đối với các yêu cầu về tính đầy đủ, hoặc thậm chí có bất cứ vi phạm nào đối với cách thức thoả mãn những yêu cầu đó một cách đầy đủ hơn. Thực sự thì người ta hy vọng rằng ngay bây giờ một số vấn đề vẫn còn để ngỏ bắt gặp bất ngờ trong phân tích về ý nghĩa nhận thức cần phải được làm rõ, và cũng hy vọng rằng sau đó phiên bản cuối cùng của chúng ta về tiêu chuẩn ý nghĩa KNCN phải được thay thế bằng một phiên bản khác đầy đủ hơn.
___________________________________
Tác giả: Carl Gustav Hempel (1905-1997) sinh tại Oranienburg, Đức, sống và làm việc tại Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ; là một nhà triết học khoa học và là gương mặt chủ yếu của Chủ nghĩa Kinh nghiệm Logic thế kỷ XX, đặc biệt nổi tiếng nhờ sự phát triển mô hình diễn dịch quy luật logic chuẩn trong diễn giải khoa học.
 
Người dịch: Hà Hữu Nga
 
Nguồn:
Problems and Changes in the Empiricist Criterion of Meaning,Carl G. Hempel. Published in Revue International de Philosophie 41 (1950), pages 41-63
 
 
Ghi chú:
 
CNKN:                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              Chủ nghĩa Kinh nghiệm
CNKNLG:                                                                                                                                                                      Chủ nghĩa Kinh nghiệm Logic
KNCN:                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             Kinh nghiệm Chủ nghĩa
 
 
Chú thích:
 
[1] Thuật ngữ này được Benjamin sử dụng, A. C., Is empiricism self-refuting? (Journal of Philos., vol. 38, 1941), trong việc xem xét các cơ sở của CNKN. Để biết được cuộc thảo luận mới đây về các tư tưởng cơ bản của CNKN, xin xem Russell, B., Human Knowledge, Simon and Schuster, New York, 1948, Part Six.
 
[2] Trong một bài viết phấn khích của mình, Positivism, W. T. Stace thực tế đã cho rằng tiêu chuẩn có thể kiểm nghiệm của ý nghĩa về phương diện logic không phát sinh bởi nguyên lý của CNKN. (See Stace, W. T., Positivism (Mind, vol. 53, 1944), nhất là phần 11.) Đó chính xác là: Theo nguyên lý của CNKN, một câu chỉ thể hiện tri thức khi nó vừa là câu phân tích hoặc được chứng thực bằng một bằng chứng KNCN; câu phân tích đi xa hơn nữa và xác định cho lĩnh vực diễn ngôn có ý nghĩa về phương diện nhận thức với diễn ngôn tri thức tiềm năng; i. e. tức là nó chỉ cung cấp ý nghĩa cho các câu đối với nó – trừ khi chúng vừa là câu phân tích hoặc câu mâu thuẫn – một kiểm nghiệm bằng bằng chứng KNCN là có thể hiểu được.
 
[3] Cf. Lecomte du Nouy, Human Destiny, New York, London, Toronto, 1947, Ch. XVI.
 
[4] Các câu quan sát loại này thuộc vào cái mà Carnap gọi là ngôn ngữ sự vật (the thing-language) (cf., e. g., Carnap, R., Logical foundations of the unity of science, In: Internat. Encyclopedia of Unified Science, 1, 1; Univ. of Chicago Press, 1938, pp. 52-53). Cái điều mà chúng là đủ để công thức hoá các dữ liệu dùng làm cơ sở cho những kiểm nghiệm KNCN thì đặc biệt rõ ràng đối với các thao tác kiểm nghiệm liên chủ thể được sử dụng trong khoa học cũng như trong các lĩnh vực rộng lớn của việc khảo sát ở cấp độ tri giác thông thường. Trong các cuộc thảo luận về tri thức luận thì người ta thường cho rằng bằng chững tối hậu cho các niềm tin vè các vấn đề KNCN bao gồm cả những tri giác và cản giác mà sự mô tả chúng gợi lên một loại ngôn ngữ hiện tượng học. Các vấn đề đặc trưng gắn liền với cách tiếp cận hiện tượng học không thể được thảo luận ở đây; nhưng cần phải lưu ý rằng ở bất kỳ tỷ lệ nào thì toàn bộ việc xem xét có tính chất phê phán được trình bày trong bài viết này liên quan đến tiêu chuẩn có thể kiểm nghiệm thì đều có thể ứng dụng với những sửa đổi thích đáng về chi tiết (mutatis mutandis), đối với trường hợp một cơ sở hiện tượng luận cũng vậy.
 
[5] Về cơ bản thì bằng chứng cho phép có nghĩa là cần phải được hạn chế vào cái có thể được quan sát bới người nói và có lẽ cả những đồng loại của ông ta trong lúc sinh thời của ông ta nữa. Vì vậy tiêu chuẩn đó bác bỏ, là vô nghĩa về phương diện nhận thức, toàn bộ các phán đoán về tương lai xa hoặc quá khứ xa, như đã được chỉ ra bởi nhiều người, trong đó có Ayer, A. J., Language, Truth and Logic, Oxford Univ. Press, 1936; 2nd ed., Gollancz, London, 1946., Chapter 1; by Pap, A., Elements of Analytic Philosophy, The Macmillan Co., New York, 1949, Chapter 13, esp. pp. 333 ff.; and by Russell, B., Human Knowledge, Simon and Schuster, New York, 1948, pp. 445-447. Tuy nhiên khó khăn này được tránh đi nếu chúng ta cho phép bằng chứng bao gồm bất cứ tập hợp hữu hạn “các dữ liệu có thể quan sát nào về phương diện logic” mà mỗi loại dữ liệu đều được công thức hoá bằng một câu quan sát. Vì vậy, chẳng hạn như câu S1 (“Cái lưỡi của con khủng long lớn nhất ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên New York thì xanh hoặc đen” hoàn toàn có thể minh xác theo nghĩa của chúng ta; vì nó là một kết quả logic của câu S2, “Cái lưỡi của con khủng long lớn nhất ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên New York thì xanh”; và đây là một câu quan sát, như đã được chỉ ra ở trên.
 
Và nếu khái niệm tính có thể minh xác về nguyên tắc (verifiability in principle) và khái niệm chung rộng hơn tính chất có thể khẳng định về nguyên tắc (confirmability in principle), sẽ được xem xét dưới đây, được giải thích là thuộc về bằng chứng có thể về phương diện logic như được thể hiện bới các câu quan sát tì tương tự như vậy sẽ có trường hợp là lớp các phán đoán có thể minh xác hoặc chí ít là có thể khẳng định, về nguyên tắc bao gồm những khẳng định như trường hợp hành tinh Neptune và Lục địa Antarctic đều đã tồn tại trước khi chúng được phát hiện, và trường hợp vũ khí nguyên tử, nếu không được kiểm soát, có thể dẫn đến huỷ diệt hành tinh này. Các phản bác mà Russell (cf. Russell, B., Human Knowledge, Simon and Schuster, New York, 1948, pp. 445 and 447) đưa ra để chống lại tiêu chuẩn có thể minh xác bằng cách qui chiếu vào những ví dụ như vậy, vì vậy không áp dụng được nếu tiêu chuẩn đó được hiểu theo cách được gợi ý ở đây. Tình cờ các loại phán đoán mà Russell đã đề cập, không thực sự có thể minh xác bởi bất cứ con người nào thì đều đã được Schlick thừa nhận một cách công khai là có ý nghĩa về phương diện nhận thức (in Schlick, M., Meaning and Verification (Philos. Review, vol. 45,1936). (Also reprinted in Feigl and Sellars, Readings in Philosophical Analysis, New York, 1949), Part V). Ông cho rằng tính chất không thể minh xác của chúng thì “chỉ là KNCN”. Việc đặc trưng hoá tính minh xác với sự trợ giúp của khái niệm câu quan sát như đã gợi ý ở đây có thể được sử dụng làm một phán đoán nghiêm nhặt và rõ ràng hơn về quan niệm đó.
 
[6] Như vẫn thường được nhấn mạnh trong các văn liệu KNCN, thuật ngữ “tính minh xác” (verifiability) tất nhiên là để chỉ tính chất có thể hiểu được, hoặc khá hơn thì đó là khả năng logic của bằng chứng về loại có thể quan sát nếu thực sự gặp phải, sẽ tạo nên bằng chứng xác quyết cho một câu nhất định; điều đó không có nghĩa là khả năng kỹ thuật thực hiện các kiểm nghiệm cần thiết để đạt được những bằng chững như vậy và thậm chí cũng không hề có nghĩa là khả năng thực sự phát hiện được những hiện tượng có thể quan sát trực tiếp là cái tạo nên bằng chứng xác quyết cho câu đó – cái sẽ tương đương với sự tồn tại thực sự của bằng chứng như vậy, và vì vậy mà ẩn chứa chân tính của câu đã cho. Những dấu hiệu ngoại suy được áp dụng cho các thuật ngữ “giả tính” hoặc “tính có thể khẳng định”. Trong một số cuộc thảo luận mang tính phê phán gần đây về tiêu chuẩn tính có thể minh xác, vấn đề này đã bị lờ đi. Vì vậy, chính Russell (cf. Russell, B., Human Knowledge, Simon and Schuster, New York, 1948, p. 448) đã giải thích tính có thể minh xác là sự tồn tại thực sự của một tập hợp các sự cố minh xác một cách xác quyết. Quan niệm này chưa bao giờ được chủ trương bởi bất kỳ nhà KNCN LG nào chắn chắn là sẽ không đầy đủ vì theo nó thì tính chất có ý nghĩa kinh nghiệm của một câu không thể được xác định mà không có sự thu thập bằng chứng kinh nghiệm, và hơn nữa đủ để cho phép có một bằng chứng xác quyết của các câu được hỏi!. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên là sự lý giải lạ thường về tính chất có thể minh xác đã dẫn Russell tới kết luận: “Thực ra thì cái điều mà một định đề có tính minh xác thì tự thân nó lại không có tính minh xác” (l[oc]. c[it]). Thực sự thì trong sự giải thích KNCN về tính minh xác hoàn toàn thì bất cứ phán đoán nào khẳng định tính minh xác của câu S mà văn bản của nó được trích dẫn thì vừa là câu phân tích hoặc vừa mâu thuẫn; để quyết định liệu có tồn tại một lớp các câu quan sát phát sinh ra S hay không, tức là liệu những câu quan sát như vậy có thể được công thức hoá hay không, mà không có vấn đề liệu chúng chân hay giả - quyết định đó là một vấn đề thuần tuý logic và không hề đòi hỏi bất cứ thông tin thực nào.
 
Một sự hiểu lầm tương tự là trong bằng chứng về đoạn sau đây trong đó W.H. Werkmeister yêu cầu đặc trưng hoá một lối nhìn được các nhà KNCN LG chủ trương: “Một định đề được coi là chân khi về nguyên tắc nó có tính minh xác”; tức là khi chúng ta biết các điều kiện mà khi được hiện thực hoá thì nó sẽ là cho “sự minh xác” là có thể (cf. Ayer)." (cf. Werkmeister, W. H., The Basis and Structure of Knowledge, Harper, New York and London, 1948], p. 145). Cái đề tài được trích lại chưa bao giờ được chủ trương bởi bất cứ nhà logic thực chứng nào, kể cả Ayer, thì thực ra lại là rất ngớ ngẩn. Vì chúng ta có thể mô tả các điều kiện mà khi được thực hiện thì nó sẽ minh xác cho câu “Mặt ngoài của toà nhà Chrysler được sơn màu vàng sáng”; nhưng tương tựnhư vậy, chúng ta cũng có thể mô tả các điều kiện minh xác cho việc phủ định nó; vì vậy theo nguyên tắc được dẫn thì cả câu đó và câu phủ định đều được coi là chân. Tình cờ là đoạn được thảo luận lại không phù hợp với quan sát chính xác tuyệt hảo của Werkmeister, l. c., p. 40, là cái mà tính minh xác có khuynh hướng đặc trưng hoá cho ý nghĩa của một câu – nó chỉ ra rằng tính có thể minh xác có nghĩa là một tiêu chuẩn của ý nghĩa nhận thức chứ không phải là tiêu chuẩn của chân lý.
 
[7] Các luận lý được viện dẫn ở đây chống lại tiêu chuẩn tính minh xác cũng chứng tỏ tính không đầy đủ của một quan điểm gắn liền với nó, có nghĩa là hai câu cócùng một ý nghĩa nhận thức nếu bất kỳ các tập hợp câu quan sát nào minh xác cho một trong chúng cũng minh xác cho câu khác, và ngược lại. Vì vậy, chẳng hạn trong tiêu chuẩn này, hai qui luật tổng quát bất kỳ sẽ được ấn định cũng một ý nghĩa nhận thức, vì không có qui luật tổng quát nào được minh xác bởi bất kỳ tập hợp các câu quan sát nào. Cái quan điểm vừa được qui chiếu đó phải được phân biệt rõ ràng khỏi một lập trường mà Russell đã xem xét trong một thảo luận mang tính phê phán của ông về tiêu chuẩn ý nghĩa thực chứng. Đó là “cái lý thuyết cho rằng hai định đề mà các kết quả được minh xác của nó giống hệt nhau thì có cùng một ý nghĩa” (Russell, B., Human Knowledge, Simon and Schuster, New York, 1948, p. 448). Quan điểmnày thực sự không thể đứng vững được, vì cái mà các kết quả của một phán đoán thực sự được minh xác trong một khoảng thời gian nhất định thì rõ ràng là một vấn đề sự cố lịch sử là cái không thể được sử dụng để xác định tính đồng nhất của ý nghĩa nhận thức. Nhưng tôi không cho rằng bất kỳ nhà thực chứng logic nào cũng tán thành cái ‘lý thuyết” đó.
 
[8] ý tưởng sử dụng giả tính lý thuyết bởi bằng chứng quan sát là “tiêu chuẩn phân gianh giới”, một mặt chia tách khoa học kinh nghiệm khỏi toán học và logic, và mặt khác chia tách toán học khỏi siêu hình học là thích hợp với K. Popper (cf. POPPER, K., Logik der Forschung, Springer, Wien, 1935. [Sau đó được dịch ra tiếng Anh là The Logic of Scientific Discovery (revised) Harper Torchbook: 1965 in paperback.], section 1-7 and 19-24; also see Popper, K., The Open Society and its Enemies, 2 vols., Routledge, London, 1945, vol. 11, pp., 282-285). Phải chăng Popper sẽ tán thành cái tái phán đoán được đề xuất về tiêu chuẩn giải tính kia. Tôi không biết nữa.
 
[9] Ayer, A. J., Language, Truth and Logic, Oxford Univ. Press, 1936; 2nd ed., Gollancz, London, 1946., Ch. I. Trường hợp ngược lại với các yêu cầu về tính minh xác và về giả tính và tuân theo yêu cầu về tính chất có thể khẳng định bộ phận và tính không thể khẳng định rõ ràng là được Pap thể hiện trong PAP, A., Elements of Analytic Philosophy, The Macmillan Co., New York, 1949, Chapter 13.
 
[10] Ayer, A. J., Language, Truth and Logic, Oxford Univ. Press, 1936; 2nd ed., Gollancz, London, 1946, 2d ed., pp. 11-12.
 
[11] Theo Stace (cf. Stace, W. T., Positivism (Mind, vol. 53, 1944), p. 218), thì tiêu chuẩn về tính có thể kiểm tra gián tiếp và bộ phận mà ông gọi là nguyên tắc thực chứng tiên định (và vì vậy mà kéo theo về phương diện logic) một nguyên tắc khác, mà ông gọi là Nguyên lý về Các loại có thể Quan sát (the Principle of Observable Kinds): “Để cho có nghĩa, một câu phải khẳng định hoặc phủ định các sự kiện thuộc một loại hoặc một lớp như thế điều đó là có thể về phương diện logic để trực tiếp quan sát một số sự kiện là những ví dụ về lớp hoặc loại đó. Và nếu một câu có nội dung khẳng định hoặc phủ định các sự kiện thuộc một lớp hoặc một loại như cái mà nó không thể về phương diện logic trực tiếp quan sát một ví dụ bất kỳ của lớp hoặc loại đó thì câu ấy là không có ý nghĩa. “Tôi nghĩ rằng lập luận mà Stace đưa ra để chứng minh rằng nguyên lý này được phát sinh bởi yêu cầu về tính có thể kiểm tra là không mang tính xác quyết (chủ yếu là vì cái giả định ngầm và không chính xác cho rằng “về quan điểm biến đổi của sự diễn dịch” thì các tiền đề của một lập luận diễn dịch có giá trị phải là những điều kiện cần cho kết luận (l. c., p. 225)). Không nhấn thêm vào quan điểm này nữa, tôi muốn bổ sung một ghi chú về nguyên tắc các loại có thể quan sát tự thân. Giáo sư Stace không nói làm thế nào mà chúng ta xác định những “sự kiện” nào mà một câu nhất định khẳng định hoặc phủ định chúng, hoặc thực sự thì liệu nó có khẳng định hoặc phủ định bất kỳ một “sự kiện” nào không. Vì vậy ý nghĩa chính xác của nguyên tắc này vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên không có vấn đề là làm thế nào mà người ta có thể lựa chọn các tiêu chuẩn cho việc qui chiếu thực sự của các câu, điều đó có vẻ chắc chắn là: Nếu một câu thể hiện bất cứ sự kiện nào, chẳng hạn như f, thì nó thoả mãn yêu cầu nằm trong câu đầu tiên của nguyên tắc đó; vì chúng ta luôn luôn tạo ra một lớp chứa f cùng với sự kiện được thể hiện bởi một câu quan sát nào đó trong lựa chọn của chúng ta làm cho f trở thành thành viên của một lớp các sự kiện tối thiểu là một trong những cái có thể, về nguyên tắc, quan sát trực tiếp. Vì vậy phần đầu của nguyên tắc các loại có thể quan sát lại bào gồm tất cả, một cái gì đó giống như công thức hoá nguyên gốc của Ayer về tiêu chuẩn ý nghĩa KNCN.
 
[12] Hạn chế này được thể hiện dưới dạng hồi qui và không sa vào vòng luẩn quẩn. Để biết được tuyên bố đầy đủ về tiêu chuẩn của Ayer, xem Ayer, A. J., Language, Truth and Logic, Oxford Univ. Press, 1936; 2nd ed., Gollancz, London, 1946. [Subsequently in Dover paperback.] , 2d edition, p. 13.
 
[13] Church, A., Review of Ayer, A. J., Language, Truth and Logic, Oxford Univ. Press, 1936; 2nd ed., Gollancz, London, 1946. [Subsequently in Dover paperback.], 2nd. ed. (The Journal of Symb. Logic, vol. 14, 1941), pp. 52-53).
 
[14] Các đóng góp quan trọng vào cấn đề này đã được Carnap thực hiện trong Carnap, R., Der logische Aufbau der Welt, Berlin, 1928. [Sau đó được Rolf A. George dịch ra tiếng Anh là The Logical Structure of the World (Univ. of California Press: 1967); paperback in 1969.] và Goodman, N., dịch là The Structure of Appearance, Sau đó được Harvard University Press. xuất bản ngay [Harvard: 1951; in lần thứ hai, Bobbs-Merrill: 1966 in paperback].
 
[15] Khó khăn này trong việc định nghĩa các thuật ngữ sắp đặt trước hết được Carnap chỉ rõ và phân tích (in Carnap, R., Testability and meaning (Philos. of Science, vol. 3, 1936, and vol. 4, 1937); see esp. section 7).
 
[16] Khái niệm về sự liên quan chặt chẽ như C. I. Lewis giới thiệu có lẽ không hề có hiệu quả giải thích cho cái “nếu ... thì ....” mạnh như được hiểu trong trường hợp này, vì nó thuộc về mối quan hệ logic của sự kéo theo, trong khi khía niệm đang được xem xét nói chung lại thể hiện một mối quan hệ nonomological relationship, tức là một mối quan hệ dựa trên các qui luật kinh nghiệm. Để biết thêm các cuộc thảo luận gần đây về các vấn đề counterfactuals và các qui luật xem Langford, C. H., Review in The Journal of Symb. Logic, vol. 6 (1941), pp. 67-68.; Lewis, C. I., An Analysis of Knowledge and Valuation, Open Court Publ., La Salle, Ill., 1946, pp. 210-230; Chisholm, R. M., The contrary-to-fact conditional (Mind, vol. 55, 1946); Goodman, N., The problem of counterfactual conditionals (Journal of Philos., vol. 44, 1947); Reichenbach, H., Elements of Symbolic Logic, The Macmillan Co., New York, 1947, Chapter VIII; Hempel, C.G. and Oppenheim, P., Studies in the logic of explanation (Philos. of Science, vol. 15, 1948). [Sau đó được in lại trong Feigl, H., & Brodbeck, M., (eds.), Readings in the Philosophy of Science (Appleton-Century-Crofts, Inc.: 1953.] [p. 63:] , Part 111; Popper, K., A note on natural laws and so-called "contrary-to-fact conditionals" (Mind, vol. 58, 1949).
 
[17] Cf. Carnap, R., Testability and meaning (Philos. of Science, vol. 3, 1936, and vol. 4, 1937); một sự thể hiện cơ bản, ngắn gọn cái tư tưởng trung tâm có thể tìm thấy trong Carnap, R., Logical foundations of the unity of science, In: Internat. Encyclopedia of Unified Science, 1, 1; Univ. of Chicago Press, 1938, Part III. Định nghĩa bộ phận (R) được công thức hoá ở trên để thể hiện "T(x)= c" chỉ minh hoạ cho loại câu qui giản đơn giản nhất, cái gọi là câu qui giản song phương.
 
[18] Về khái niệm định nghĩa thao tác, do Bridgman phát triển, xem Bridgman, P. W., The Logic of Modern Physics, The Macmillan Co., New York, 927, Bridgman, P. W., Operational analysis (Philos. of Science, vol. 5, 1938), and Feigl, H., Operationism and scientific method (Psychol. Review, vol. 52, 1945). (Also reprinted in Feigl and Sellars, Readings in Philosophical Analysis, New York, 1949.).
 
[19] Sự khác biệt giữa một hệ thống diễn dịch và một lý thuyết kinh nghiệm nảy sinh từ nó bằng một sự giải thích được Reichenbach soạn thảo một cách công phu trong các công trình nghiên cứu thấu suốt của ông về các mối quan hệ giữa hình học thuần tuý và hình học vật lý; xem chẳng hạn Reichenbach, H., Philosophic der Raum-Zeit-Lehre, Berlin, 1928. Phương pháp mà một hệ thống hình thức là nội dung kinh nghiệm nhất định được đặc trưng bởi Reichenbach là “định nghĩa điều phối” của các mẫu gốc trong lý thuyết bằng các khái niệm kinh nghiệm riêng. Tuy nhiên như đã được gợi ý trong thảo luận của chúng tôi về sự qui giản và lý giải về các cấu trúc lý thuyết, quá trình đặt câu hỏi có thể phải được giải thích là một lý giải bộ phận của các thuật ngữ không logic về hệ thống chứ không phải là một định nghĩa hoàn chỉnh về hệ thống trong khuôn khổ của các khái niệm của mộtngôn ngữ sự vật.
 
[20] Các hệ thống này ở đây không được đặc trưng đầy đủ và chính xác như mong muốn. Thực sự thì đặc trưng chính xác của một lý giải kinh nghiệm chủ nghĩa về các cấu trúc lý thuyết và về các lý thuyết trong đó chúng vận hành thực sự cần thiết phải tìm tòi thêm. Một số vấn đề xuất hiện trong mối quan hệ này – chẳng hạn liệu có hoặc theo nghĩa nào, thì các cấu trúc lý thuyết có thể được coi là thể hiện – rõ ràng cũng thuộc về mối quan tâm tri thức luận đáng kể. Một số gợi ý chẳng hạn để lý giải các cấu trúc lý thuyết có thể được phát hiện trong Carnap, R., Foundations of logic and mathematics. Internal. Encyclopedia of Unified Science, 1, 3; Univ. of Chicago Press, 1939, section 24. và trong Kaplan, A., Định nghĩa và việc xác định ý nghĩa (Journal of Philos., vol. 43, 1946); để biết một thảo luận tuyệt hảo về các khía cạnh tri thức luận của vấn đề, xem Feigl, H., "Các giả thuyết tồn tại ; duy thực chống lại các lý giải (realistic vs. interpretations), (Philos. of Science, vol. 17, 1950)..
 
[21] Quan điểm này được xem xét trong các tiêu chuẩn của Ayer về ý nghĩa nhận thức được thảo luận ở phần 2.
 
[22] Để biết cuộc thảo luận đầy đủ về các vấn đề liên quan ở đây, xem Feigl, H., "Existential hypotheses; realistic vs. interpretations," (Philos. of Science, vol. 17, 1950), và các bình luận về lập trường của Feigl được công bố cùng với bài viết này.
 
[23] Trong lời nói đầu cho lần xuất bản thứ hai cuốn sách này, Ayer đã giữ một lập trườngtương tự: hãy kiên trì rằng tiêu chuẩn có thể kiểm nghiệm là một định nghĩ, tuy nhiên không hoàn toàn võ đoán, vì một câu không thoả mãn tiêu chuẩn đó “sẽ không có khả năng được hiểu theo nghĩa trong đó cả các giả thiết khoa học hoặc các phán đoán tri giác thông thường đều được hiểu theo thói quen” (Ayer, A. J., Language, Truth and Logic, Oxford Univ. Press, 1936; 2nd ed., Gollancz, London, 1946., p. 16).
 
[24] Chẳng hạn đặc trưng hoá của Carnap về việc giải thích (explication) trong bài viết của ông Carnap, R., The two concepts of probability (Philos. and Phenom. Research, vol. 5, 1945), trong đó xem xét sơ bộ việc giải thích khái niệm xác xuất [Boardman's note: See Carnap's discussion of “explication” from his Logical Foundations of Probability (1950)]. Định nghĩa của Frege-Russell về số nguyên là các lớp của các lớp tương đương, và định nghĩa ngữ nghĩa về chân lý chẳng hạn Tarski, A., The semantic conception of truth and the foundations of semantics (Philos. and Phenom. Research, vol. 4, 1944) (Cũng được in lại trong Feigl và Sellars, Readings in Philosophical Analysis, New York, 1949.)—là những ví dụ xuất sắc về sự giải thích (explication). Để biết thêm về những thuộc tính khác nhau của việc phân tích logic xem Pap, A., Elements of Analytic Philosophy, The Macmillan Co., New York, 1949, Chapter 17.
 
[25] Vì vậy, chẳng hạn tiêu chuẩn của chúng tôi xác định là những phán đoán nhất định có ý nghĩa chứa đựng hàng ngàn phép định lượng phổ biến hoặc định lượng tồn tại – mặc dù những câu như vậy có thể không bao giờ xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày và có lẽ cũng không bao giờ có trong diễn ngôn khoa học. Vì thực ra thì từ một quan điểm hệ thống nó sẽ là võ đoán và không thể xác minh để giới hạn lớp các phán đoán có nghĩa vào những phán đoán chứa không nhiều hơn một số lượng nhất định các phép định lượng. Để biết rõ hơn về các thảo luận này, xin xem Carnap, R., Testability and meaning (Philos. of Science, vol. 3, 1936, and vol. 4, 1937), sections 17, 24, 25.
 
References
 
Ayer, A. J. 1936 & 1946. Language, Truth and Logic, Oxford Univ. Press; 2nd ed., Gollancz, London. [Subsequently in Dover paperback.]
 
Benjamin, A. C. 1941. Is empiricism self-refuting? (Journal of Philos., vol. 38.
 
Bridgman, P. W., The Logic of Modern Physics, The Macmillan Co., New York, 927.
 
Bridgman, P. W.1938. Operational analysis (Philos. of Science, vol. 5).
 
Carnap, R.1928, 1967 & 1969. Der logische Aufbau der Welt, Berlin, 1928. [Subsequently translated by Rolf A. George as The Logical Structure of the World (Univ. of California Press: 1967); paperback in 1969.]
 
  (6) Carnap, R..1936-1937. Testability and meaning (Philos. of Science, vol. 3, 1936, and vol. 4, 1937).
 
Carnap, R.1938. Logical foundations of the unity of science, In: Internat. Encyclopedia of Unified Science, 1, 1; Univ. of Chicago Press.
 
Carnap, R.1939. Foundations of logic and mathematics. Internal. Encyclopedia of Unified Science, 1, 3; Univ. of Chicago Press.
 
Carnap, R.1945. The two concepts of probability (Philos. and Phenom. Research, vol. 5.
 
Chisholm, R. M.1946. The contrary-to-fact conditional (Mind, vol. 55).
 
Church, A.1941. Review of (1), 2nd. ed. (The Journal of Symb. Logic, vol. 14). pp. 52-53).
 
Feigl, H.1949. Operationism and scientific method (Psychol. Review, vol. 52, 1945). (Also reprinted in Feigl and Sellars, Readings in Philosophical Analysis, New York.)
 
Feigl, H.1950. Existential hypotheses; realistic vs. interpretations, (Philos. of Science, vol. 17).
 
Goodman, N.1947. The problem of counterfactual conditionals (Journal of Philos., vol. 44).
 
Goodman, N.1951 & 1966. The Structure of Appearance, To be published soon, probably by Harvard University Press. [Harvard: 1951; second edition, Bobbs-Merrill: 1966 in paperback.]
 
Hempel, C. G., and Oppenheim, P.1948 & 1953. Studies in the logic of explanation (Philos. of Science, vol. 15, 1948). [Subsequently reprinted in Feigl, H., & Brodbeck, M., (eds.), Readings in the Philosophy of Science (Appleton-Century-Crofts, Inc.: 1953.] [p. 63:].
 
Kaplan, A.1946. Definition and specification of meaning (Philos., vol. 43).
 
Langford, C. H.1941. Review in The Journal of Symb. Logic, vol. 6, pp. 67-68.
 
Lecomte du Nouy 1947. Human Destiny, New York, London, Toronto.
 
Lewis, C. I.1946. An Analysis of Knowledge and Valuation, Open Court Publ., La Salle, Ill..
 
Pap, A.1949. Elements of Analytic Philosophy, The Macmillan Co., New York, 1949.
 
Popper, K.1935 & 1965. Logik der Forschung, Springer, Wien, 1935. {Subsequently translated as The Logic of Scientific Discovery (revised) Harper Torchbook: 1965 in paperback.]
 
Popper, K.1945. The Open Society and its Enemies, 2 vols., Routledge, London.
 
Popper, K.1949. A note on natural laws and so-called "contrary-to-fact conditionals" (Mind, vol. 58).
 
Reichenbach, H. 1928. Philosophic der Raum-Zeit-Lehre, Berlin.
 
Reichenbach, H.1947. Elements of Symbolic Logic, The Macmillan Co., New York.
 
Russell, B.1948. Human Knowledge, Simon and Schuster, New York.
 
Schlick, M.1936&1949. Meaning and Verification (Philos. Review, vol. 45,1936). (Also reprinted in Feigl and Sellars, Readings in Philosophical Analysis, New York, 1949).
 
Stace, W. T.1944. Positivism (Mind, vol. 53).
 
Tarski, A. 1944&1949. The semantic conception of truth and the foundations of semantics (Philos. and Phenom. Research, vol. 4, 1944) (Also reprinted in Feigl and Sellars, Readings in Philosophical Analysis, New York,1949)
 
Werkmeister, W. H. 1948. The Basis and Structure of Knowledge, Harper, New York and London.
 
Whitehead, A. N. and Russell, B. 1925-1927. Principia Mathematica, 3 vols., 2nd ed., Cambridge.
 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114567052

Hôm nay

2135

Hôm qua

2343

Tuần này

21745

Tháng này

225576

Tháng qua

129483

Tất cả

114567052