CHÚ THÍCH CHO CHƯƠNG 11
1 Rằng phê phán Plato của Aristotle là rất thường xuyên, và ở nhiều chỗ quan trọng, không xứng đáng, đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử triết học thừa nhận. Nó là một trong vài điểm mà ngay cả những người hâm mộ Aristotle cũng thấy khó để bảo vệ ông, vì họ thường cũng là người hâm mộ Plato. Zeller, để trích chỉ một thí dụ, (so Aristotle and the Earlier Peripatetics, bản dịch tiếng Anh của Costelloe và Muirhead, 1897, II, 261, n.2), bình luận về sự phân phối đất trong Nhà nước Tốt nhất của Aristotle: ‘Có một kế hoạch tương tự ở Laws của Plato, 745c seqq.; tuy vậy, ở Politics 1265b24, Aristotle coi dàn xếp của Plato là rất đáng chê trách chỉ vì một khác biệt vặt’. G. Grote, Aristotle (Ch. XIV, cuối đoạn thứ hai) đưa ra một nhận xét tương tự. Căn cứ vào nhiều phê phán Plato gợi ý rõ là sự ghen tị tính độc đáo của Plato là một phần động cơ của ông, sự đảm bảo long trọng được ca ngợi nhiều của Aristotle (Nicomachean Ethics, I, 6, 1) rằng nhiệm vụ thiêng liêng ưu tiên cho chân lí buộc ông hi sinh cái thậm chí quý giá nhất với ông, ấy là, tình yêu của ông với Plato, với tôi nghe có vẻ hơi giả nhân giả nghĩa.
2 So T. Gomperz, Greek Thinkers (tôi trích từ lần xuất bản tiếng Đức, III, 298, tức là Book 7, Ch. 31, § 6). Xem đặc biệt Politics của Aristotle, 1313a. –
G. C. Field (trong Plato and His Contemporaries, 114 f.) bảo vệ Plato và Aristotle chống lại ‘sự chỉ trích .. rằng, với khả năng, và, ở trường hợp sau, thực tế về điều này’ (tức là sự xâm lấn của Macedon) ‘trước con mắt họ, họ chẳng .. nói gì về các diễn tiến mới này’. Song sự bảo vệ của Field (có lẽ hướng chống Gomperz) là không thành công, bất chấp các bình luận đanh thép của ông về những người đưa ra một chỉ trích như vậy. (Field nói: ‘phê phán này để lộ .. một sự thiếu hiểu biết lạ kì’). Tất nhiên, đúng, như Field cho ‘rằng một bá quyền giống như quyền bá chủ mà Macedon hành sử .. không phải là việc mới’; nhưng Macedon trong con mắt Plato chí ít là nửa-dã man và vì thế là một kẻ thù tự nhiên. Field cũng đúng khi nói rằng ‘sự phá huỷ nền độc lập bởi Macedon đã không phải là sự phá huỷ hoàn toàn; nhưng có phải Plato hay Aristotle đã thấy trước là nó không trở thành hoàn toàn? Tôi tin một sự bảo vệ như của Field có lẽ không thể thành công, đơn giản vì nó sẽ phải chứng minh quá nhiều; cụ thể là, tầm quan trọng của mối đe doạ Macedon có thể đã rõ đối với bất cứ nhà quan sát nào khi đó; song điều này, tất nhiên, bị thí dụ của Demosthenes bác bỏ. Câu hỏi là: vì sao Plato, giống Isocrates đã quan tâm một ít đến chủ nghĩa dân tộc liên-Hi Lạp cổ [pan-Hellenic] (so các ct. 48-50 ở ch. 8, Rep., 470, và Eight Letter, 353e, mà Field cho là ‘chắc chắn là thực’) và người đã e sợ một mối đe doạ ‘Phœnician và Oscan’ đối với Syracuse, vì sao ông lại phớt lờ mối đe doạ Macedon đối với Athens? Một câu trả lời có vẻ phù hợp cho câu hỏi tương ứng về Aristotle là: vì ông thuộc về phái ủng hộ Macedon. Một câu trả lời ở trường hợp của Plato do Zeller (op. cit., II, 41) gợi ý khi ông bảo vệ quyền của Aristotle đi ủng hộ Macedon: ‘Plato đã hài lòng về đặc tính quá quắt của lập trường chính trị hiện hành đến mức ông chủ trương các thay đổi cực kì sâu rộng’. (‘Môn đồ của Plato’, Zeller tiếp tục, ám chỉ đến Aristotle, ‘ít có thể tránh khỏi cùng sự kết án, vì ông đã có cái nhìn sâu và sắc sảo hơn vào con người và sự vật ..’ Nói cách khác, câu trả lời có thể là sự căm ghét của Plato đối với nền dân chủ Athen đã vượt quá chủ nghĩa dân tộc liên-Hi Lạp của ông nhiều đến mức, giống Isocrates, ông đã hân hoan mong đợi sự xâm lấn của Macedon.
3 Trích dẫn này và ba trích dẫn tiếp là từ Politics của Aristotle, 1254b-1255a; 1254a; 1255a; 1260a. – Xem cả: 1252a, f. (I, 2, 2-5); 1253b, ff. (I, 4, 386, và đặc biệt I, 5); 1313b (V, 11, 11). Ngoài ra: Metaphysics, 1075a, nơi người tự do và các nô lệ cũng đối lập nhau ‘bởi bản tính’. Song ta cũng thấy đoạn: ‘Một số nô lệ có tâm hồn của người tự do, và nô lệ khác có thể xác của họ’ (Politics, 1254b). So với Timaeus của Plato, 51e, được trích ở ct. 50 (2) ở ch. 8. - Về một sự làm nhẹ bớt tầm thường, và một ‘đánh giá có cân nhắc’ điển hình về Laws của Plato, xem Politics, 1260b: ‘Những người’ (đây là cách Aristotleanhơi điển hình để ám chỉ đến Plato) ‘sai là những người thậm chí cấm chúng ta chuyện trò với các nô lệ và bảo chỉ nên dùng cách nói ra lệnh; vì các nô lệ phải bị quở mắng’ (Plato đã nói, ở Laws, 777e, rằng họ không nên bị rầy la) ‘ngay cả nhiều hơn trẻ em’. Zeller, trong danh mục dài của mình về các đức hạnh cá nhân của Aristotle (op. cit., I, 44), nhắc đến ‘tính cao thượng về các nguyên tắc’ của ông và ‘lòng nhân từ’ của ông ‘đối với các nô lệ’. Tôi không thể cưỡng lại việc nhớ đến nguyên tắc có lẽ ít cao quý hơn song chắc chắn nhân từ hơn đã được Alcidamas và Lycophron đưa ra trước đó nhiều, ấy là, không nên có nô lệ nào cả. W. D. Ross (Aristotle, 2nd ed., 1930, pp. 241 ff.) bảo vệ thái độ của Aristotle đối với sự nô lệ bằng cách nói: ‘Ở nơi với ta ông có vẻ là phản động, ông đã có thể có vẻ là cách mạng đối với họ’, tức là với những người cùng thời ông. Để bảo vệ quan điểm này, Ross nhắc đến học thuyết của Aristotle về người Hy Lạp không nên nô dịch người Hy Lạp. Song thuyết này khó có thể là rất cách mạng vì Plato đã chủ trương nó, có lẽ nửa thế kỉ trước Aristotle. Và quan điểm của Aristotle quả thực là phản động, tốt nhất có thể thấy từ sự thực là ông đã hết lần này đến lần khác thấy cần bảo vệ chúng chống học thuyết rằng không người nào là nô lệ do bản tính, và hơn nữa từ lời chứng của chính ông về các xu hướng chống-sự nô lệ của nền dân chủ Athen.
Một trình này tuyệt vời về Politics của Aristotle có thể thấy ở phần đầu của Chương XIV cuốn Aristotle của G. Grote, mà tôi sẽ trích vài câu: ‘Sơ đồ .. do Aristotle kiến nghị về chính phủ, ở hai cuốn cuối của Politics, như tiêu biểu cho các ý tưởng riêng của ông về cái gì đó giống như sự tuyệt mĩ, rõ ràng dựa vào Republic của Plato: người mà ông khác ở chi tiết quan trọng về không thừa nhận cả sở hữu chung về tài sản và sở hữu chung về vợ con. Cả hai triết gia này thừa nhận một giai cấp tách biệt của dân cư, được giải thoát khỏi mọi công việc riêng cực nhọc và việc kiếm tiền, và tạo thành các công dân duy nhất của cộng đồng. Giai cấp nhỏ này thực tế là đô thị - là cộng đồng: dân cư còn lại không phải là một phần của cộng đồng, họ chỉ là các phần phụ đối với nó - quả thực không thể thiếu được, nhưng vẫn chỉ là phụ, theo cùng cách như các nô lệ hay gia súc’. Grote nhận ra Nhà nước Tốt nhất của Aristotle, nơi nó khác với Republic, đa phần là bản sao của Laws. Sự phụ thuộc của Aristotle vào Plato là nổi bật ngay cả ở nơi ông bày tỏ sự ngầm đồng ý của mình về chiến thắng của dân chủ; so đặc biệt, Politics, III, 15; 11-13; 1286b (một đoạn tương tự là IV, 13; 10; 1297b). Đoạn kết thúc bằng nói về nền dân chủ: ‘Không dạng khác nào của chính phủ tỏ ra còn khả dĩ nữa’; song kết quả này đạt được bởi một lí lẽ theo rất sát câu chuyện của Plato về sự suy sụp của nhà nước ở các Cuốn VIII-IX của Republic; và điều này bất chấp sự thực là Aristotle phê phán câu chuyện của Plato một cách nghiêm khắc (thí dụ trong V, 12; 1316a, f.).
4 Cách Aristotle sử dụng từ ‘banausic-tầm thường’ theo nghĩa của ‘nghề nghiệp’ hay ‘kiếm tiền’ được chứng tỏ rõ ràng ở Politics, VIII, 6, 3 ff. (1340b) và đặc biệt 15 f. Mỗi người có nghề, thí dụ một người thổi sáo, và tất nhiên mỗi thợ thủ công hay người lao động, là ‘tầm thường’, tức là, không phải là người tự do, không phải là một công dân, cho dù anh ta không phải là một nô lệ thật; địa vị của một người ‘tầm thường’ là địa vị của ‘nô lệ một phần hay hạn chế’ (Politics, I, 14; 13; 1260a/b). Từ ‘banausos’ xuất phát, tôi hiểu, từ một từ tiền-Hellenic cho ‘người cứu hoả’. Dùng như một thuộc ngữ nó có nghĩa là nguồn gốc hay đẳng cấp của một người ‘làm anh ta mất tư cách can đảm trong lĩnh vực’. (So Greenidge, do Adam trích ở bản in Republic của ông, ct. cho 495e30). Nó có thể được dịch là ‘đẳng cấp thấp’, ‘hèn hạ’, ‘đê hèn’, hay ở các ngữ cảnh nào đó là ‘kẻ mới phất’. Plato đã dùng từ này theo cùng nghĩa như Aristotle. Ở Laws (741e và 743d), từ ‘banausia’ được dùng để mô tả tình trạng sa đoạ của một người kiếm tiền bằng các phương tiện khác với sự chiếm hữu thừa kế ruộng đất. Xem cả Republic, 495e và 590c. Song nếu nhớ lại truyền thuyết rằng Socrates là một thợ xây; và tiểu sử của Xenophon (Mem. II, 7); và việc Antisthenes ca ngợi công việc nặng nhọc; và thái độ của các Cynic; thì có vẻ không chắc là Socrates đồng ý với định kiến quý tộc rằng kiếm tiền phải là hèn hạ. (Oxford English Dictionary đề nghị diễn tả ‘banausic’ như ‘máy móc thuần tuý, phù hợp với một thợ máy’, và trích Grote, Eth. Fragm., vi, 227 = Aristotle, 2nd ed., 1880, p. 545; song diễn tả này là quá hẹp, và đoạn của Grote không biện hộ cho diễn giải này, điều có thể lúc đầu dựa vào một sự hiểu lầm của Plutarch. Lí thú là trong vở Midsummer Night’s Dream của Shakespeare từ ‘máy móc thuần tuý’ đã được dùng chính xác theo nghĩa về những người ‘tầm thường’; và việc sử dụng này có thể gắn kĩ với một đoạn về Archimedes trong bản dịch của North của cuốn Life of Marcellus ).
Trong Mind, vol. 47, có một thảo luận lí thú giữa A. E. Taylor và F. M. Cornford, ở đó Taylor (pp. 197 ff.) bảo vệ quan điểm của mình rằng Plato, khi nói về ‘thần’ ở một đoạn nào đó của Timaeus, có thể đã nghĩ đến một ‘nông dân làm ruộng’ người ‘phục vụ’ bằng ‘lao động thể xác’; một quan điểm bị Cornford (pp. 329 ff.) phê phán, tôi nghĩ rất thuyết phục. Thái độ của Plato với mọi công việc ‘tầm thường’, và đặc biệt việc chân tay, có liên quan đến vấn đề này; và khi (p. 198, ct.) Taylor dùng lí lẽ rằng Plato so sánh các thần của ông ‘với những người chăn cừu hay chó-chăn cừu phụ trách một đàn cừu’ (Laws, 901e, 907a), thì ta có thể chỉ ra rằng các hoạt động của dân du cư và dân đi săn được Plato coi khá nhất quán là cao quý thậm chí siêu phàm; nhưng ‘nông dân làm ruộng’ ru rú ở nhà là tầm thường và sa đoạ. So ct. 32 ở ch. 4, và văn bản.
5 Hai đoạn tiếp theo là từ Politics (1337b, 4 và 5).
6 Bản in 1939 của Từ điển bỏ túi Pocket Oxford Dictionary vẫn nói: ‘tự do .. (về giáo dục) thích hợp cho một người quý phái, về văn học chung hơn là loại kĩ thuật’. Điều này cho thấy rất rõ sức mạnh dai dẳng của ảnh hưởng của Aristotle.
Tôi thừa nhận là có vấn đề nghiêm trọng về giáo dục nghề nghiệp, về tính hẹp hòi. Song tôi không tin một sự giáo dục ‘văn học’ là thuốc cứu chữa; vì nó có thể tạo ra loại kì dị riêng về tính hẹp hòi, tính hợm mình kì lạ. Và ngày nay không ai được coi là có giáo dục nếu không quan tâm đến khoa học. Sự biện hộ thông thường, rằng một sự quan tâm đến điện học hay địa tầng học không cần thiết làm sáng tỏ hơn sự quan tâm đến công việc con người, chỉ để lộ một sự thiếu hiểu biết hoàn toàn về công việc con người. Vì khoa học không chỉ là một sưu tập các sự kiện về điện, v.v.; nó là một trong các hoạt động tinh thần quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Bất cứ ai không cố đạt một sự hiểu biết về hoạt động này tự cắt mình khỏi sự phát triển đáng chú ý nhất trong lịch sử về công việc con người. Cái gọi là các Khoa Văn của chúng ta, dựa vào lí thuyết rằng bằng các phương tiện giáo dục văn học và lịch sử chúng đưa sinh viên vào đời sống tinh thần con người, vì thế đã trở nên lỗi thời ở dạng hiện tại của chúng. Không thể có lịch sử về con người nào loại trừ một lịch sử về sự vật lộn và các thành tựu trí tuệ của con người; và không thể có lịch sử tư tưởng nào loại trừ lịch sử các tư tưởng khoa học. Song giáo dục văn học thậm chí có một khía cạnh hệ trọng hơn. Không chỉ nó thất bại giáo dục sinh viên, người thường trở thành thầy giáo, một sự hiểu biết về hoạt động tinh thần lớn nhất của chính thời đại mình, mà nó cũng thường thất bại giáo dục anh ta sự trung thực trí tuệ. Chỉ nếu sinh viên trải nghiệm việc dễ sai lầm đến thế nào, và khó ra sao để có được thậm chí sự tiến bộ nhỏ trong lĩnh vực tri thức, chỉ khi đó anh ta có được một cảm nhận về các tiêu chuẩn trung thực trí tuệ, sự tôn trọng chân lí, và sự coi thường quyền uy và tính tự phụ. Song ngày nay chẳng gì cần thiết hơn sự truyền bá các đức hạnh trí tuệ khiêm tốn này. ‘Năng lực trí tuệ’, T. H. Huxley viết trong A Liberal Education, ‘cái quan trọng nhất trong đời sống .. của bạn sẽ là năng lực về nhìn thấy sự vật như chúng là mà không để ý đến uy quyền… Nhưng ở trường học và học viện, bạn sẽ không biết nguồn nào của chân lí ngoài uy quyền’. Tôi thừa nhận là, đáng tiếc, điều này cũng đúng với nhiều cua về khoa học, mà một số giáo viên vẫn coi cứ như là một ‘đống kiến thức’, như câu nói cổ xưa. Song ý tưởng này, tôi hi vọng, một ngày nào đó sẽ mất đi; vì khoa học có thể được dạy như một phần hấp dẫn của lịch sử con người – như một sự tăng lên nhanh chóng của các giả thuyết táo bạo, được thí nghiệm và phê phán kiểm soát. Được dạy theo cách này, như một phần của lịch sử về ‘triết học tự nhiên’, và lịch sử về các vấn đề và tư tưởng, nó có thể trở thành cơ sở của một nền giáo dục Đại học tự do, một nền giáo dục mà mục tiêu, nơi nó không thể tạo ra các chuyên gia, sẽ tạo ra chí ít những người có thể phân biệt giữa một lang băm và một chuyên gia. Mục tiêu khiêm tốn và tự do này sẽ vượt xa bất cứ thứ gì mà các khoa Văn của chúng ta hiện nay đạt được.
7 Politics, VIII, 3, 2 (1337b): ‘Tôi phải lặp đi lặp lại, rằng nguyên lí hoạt động trước tiên là nhàn hạ’. Trước đó, ở VII, 15, 1 f. (1334a), ta đọc: ‘Vì mục đích của các cá nhân và nhà nước là như nhau .. chúng đều phải chứa các đức hạnh nhàn rỗi… Vì, “Không có sự nhàn hạ cho các nô lệ”, tục ngữ nói đúng’. So cả dẫn chiếu ở ct. 9 ở mục này, và Metaphysics, 1072b23.
Về ‘sự ca tụng và tôn trọng các giai cấp nhàn hạ’ của Aristotle, so thí dụ đoạn sau từ Politics, IV, (VII), 8, 4-5 (1293b/1294a): ‘Dòng dõi và giáo dục thường thường đi cùng với của cải… Người giàu đã có các lợi thế đó rồi mà sự mong muốn nó là sự cám dỗ đến tội ác, và vì thế họ được gọi là những người cao quý và hào hoa. Mà có vẻ là không thể rằng một nhà nước được cai trị tồi nếu các công dân giỏi nhất cai trị ..’ Aristotle, tuy vậy, không chỉ ca ngợi người giàu, mà, gống Plato, cả người phân biệt chủng tộc (so op. cit., III, 13, 2-3, 1283a): ‘Người bẩm sinh cao thượng là các công dân theo một nghĩa đúng hơn của từ so với người bẩm sinh hèn hạ... Những người có tổ tiên tốt hơn chắc là những người tốt hơn, vì tính cao thượng là tính trội của dòng giống’.
8 So Gomperz, Greek Thinkers. (German ed., vol. III, 263, i.e., book 6, ch. 27, § 7).
9 So Nicomachean Ethics, X, 7, 6. Cụm từ Aristotlian, ‘cuộc sống tốt đẹp’, có vẻ đã chộp lấy sự tưởng tượng của nhiều người hâm mộ hiện đại những người liên tưởng cụm từ này với cái gì đó giống một ‘cuộc sống tốt’ theo nghĩa Cơ đốc - một cuộc sống hiến dâng cho sự giúp đỡ, phụng sự, và truy tìm ‘các giá trị cao hơn’. Nhưng diễn giải này là kết quả của một sự lí tưởng hoá sai lầm về các ý định của Aristotle; Aristotle chỉ lo lắng riêng cho ‘cuộc sống tốt đẹp’ của các nhà quý phái phong kiến, và ‘cuộc sống tốt đẹp’ này ông đã không hình dung như cuộc sống của các hành động tốt, mà như một cuộc sống nhàn hạ tao nhã, sống với bạn bè thân hữu những người có vị thế tốt ngang vậy.
10 Tôi không nghĩ rằng thậm chí từ ‘sự thông tục hoá’ là quá mạnh, vì với bản thân Aristotle ‘chuyên nghiệp’ có nghĩa là ‘thông tục’, và vì ông chắc chắn đã biến triết học Platonic thành một nghề. Vả lại, ông đã làm mờ nó, như ngay Zeller thừa nhận giữa lời ca ngợi của mình (op. cit., I, 46): ‘Ông không thể gây cảm hứng cho chúng ta .. chút nào theo cùng cách như Plato. Tác phẩm của ông vô vị hơn, chuyên nghiệp hơn .. của Plato’.
11 Trong Timaeus (42a f., 90e f., và đặc biệt 91d f.; xem ct. 6 (7) ở ch. 3) Plato trình bày một lí thuyết chung về nguồn gốc của các loài qua thoái hoá, từ các Thần và người đầu tiên trở xuống. Đàn ông đầu tiên thoái hoá thành đàn bà, rồi thành các động vật cao hơn và thấp hơn và thành thực vật. Như Gomperz nói (Greek Thinkers, cuốn 5, ch. 19, § 3; German ed., vol. II, 482), nó là ‘một lí thuyết về sa sút theo nghĩa đen hay một lí thuyết về thoái hoá, trái với lí thuyết hiện đại về tiến hoá mà, vì nó giả sử một chuỗi đi lên, có thể được gọi là một lí thuyết đi lên’. Trình bày bí ẩn và có lẽ nửa-châm biếm của Plato về thuyết đi xuống này bằng sự tha hoá, sử dụng lí thuyết Orphic và Pythagorean về sự luân hồi của linh hồn. Tất cả điều này (và sự thực quan trọng là các thuyết tiến hoá đưa ra các dạng thấp hơn trước các dạng cao hơn đã là mốt thời thượng ít nhất từ thời Empedocles) phải nhớ khi ta nghe từ Aristotle rằng Speusippus, cùng với các nhà Pythagorean nào đó, đã tin vào thuyết tiến hoá theo đó kẻ giỏi và siêu phàm nhất, đứng hàng đầu, đã đến sau cùng theo thứ tự thời gian phát triển. Aristotle nói (Met., 1072b30) về ‘những người, cùng với các Pythagorean và Speusippus, cho rằng cái đẹp và cái thiện tối cao không hiện hữu lúc ban đầu’. Từ đoạn này có lẽ ta có thể kết luận rằng các nhà Pythagorean nào đó đã dùng huyền thoại luân hồi (có lẽ do ảnh hưởng của Xenophanes) như phương tiện của một ‘lí thuyết đi lên’. Phỏng đoán này được Aristotle ủng hộ, ông nói (Met., 1091a34): ‘Các nhà thần thoại học có vẻ đồng ý với một số nhà tư tưởng thời nay’ (một ám chỉ, tôi tin, đến Speusippus) ‘.. những người nói rằng cái thiện cũng như cái đẹp xuất hiện trong tự nhiên chỉ sau khi tự nhiên đã có tiến bộ nào đó’. Cũng có vẻ cứ như Speusippus đã dạy rằng thế giới trong tiến trình phát triển của nó sẽ trở thành cái Một Parmenidian – cái toàn bộ được tổ chức và hoàn toàn hài hoà. (So Met., 1092a14, nơi một nhà tư tưởng cho rằng cái hoàn hảo hơn luôn đến từ cái không hoàn hảo, được trích như nói rằng ‘bản thân cái Một vẫn chưa tồn tại’; so cả Met., 1091a11). Bản thân Aristotle bày tỏ một cách nhất quán, ở các chỗ được trích, sự phản đối của ông đối với các ‘thuyết đi lên’ này. Lí lẽ của ông rằng chính một người hoàn chỉnh tạo ra con người, và rằng cái hạt chưa đầy đủ là không có trước con người. Căn cứ vào thái độ này, Zeller khó có thể đúng khi gán cho Aristotle cái trên thực tế là lí thuyết Speusippian. (So Zeller, Aristotle, etc., vol. II, 28 f. Một diễn giải tương tự được H. F. Osborn, From the Greeks to Darwin, 1908, pp. 48-56, đề xuất). Có thể ta phải chấp nhận diễn giải của Gomperz, theo đó Aristotle dạy về tính bất diệt và bất biến của loài người và ít nhất của các động vật bậc cao hơn. Như thế các trật tự hình thái học của ông phải được diễn giải không theo thứ tự thời gian cũng không theo phả hệ. (So Greek Thinkers, cuốn 6, ch. 11, § 10, và đặc biệt ch. 13, § 6 f., và các ct. ở các trang này). Nhưng, tất nhiên, vẫn còn khả năng là Aristotle đã không nhất quán về điểm này, như ông đã thế ở nhiều điểm khác, và các lí lẽ của ông chống lại Speusippus là do ông muốn khẳng định sự độc lập của mình. Xem cả ct. 6 (7) ở ch. 3, và các ct. 2 và 4 ở ch. 4.
12 Động lực Đầu tiên của Aristotle, tức là, Thượng đế, là có trước trong thời gian (tuy ngài là vĩnh cửu) và có thuộc tính thiện. Về chứng cớ liên quan đến sự đồng nhất mục đích hình thức và cuối cùng được nhắc tới ở đoạn văn này, xem ct. 15 ở ch. này.
13 Về mục đích luận sinh học của Plato xem Timaeus, 73a-76e. Gomperz bình luận đúng (Greek Thinkers, cuốn 5, ch. 19, § 7; bản tiếng Đức, vol. II, 495 f.) rằng mục đích luận của Plato chỉ có thể hiểu được nếu ta nhớ lại rằng ‘các động vật là những người bị thoái hoá, và rằng sự cấu tạo của chúng vì thế biểu lộ các mục đích mà ban đầu chỉ là các mục đích của con người’.
14 Về phiên bản Plato của lí thuyết về các vị trí tự nhiên, xem Timaeus, 60b-63a, và đặc biệt 63b f. Aristotle chấp nhận lí thuyết với các thay đổi nhỏ và giống Plato giải thích tính ‘nhẹ’ và ‘nặng’ của thân thể bằng hướng ‘lên’ và ‘xuống’ của chuyển động tự nhiên đến các vị trí tự nhiên; so thí dụ Physics, 192b13; cả Metaphysics, 1065b10.
15 Aristotle không luôn luôn hoàn toàn rõ ràng và nhất quán trong các tuyên bố của ông về vấn đề này. Vì thế ông viết ở Metaphysics (1044a35): ‘Mục đích hình thức (của con người) là gì? Bản chất của anh ta. Mục tiêu cuối cùng? Mục đích của anh ta. Nhưng có lẽ hai thứ này là như nhau’. Ở các phần khác của cùng tác phẩm ông có vẻ chắc chắn hơn về sự đồng nhất giữa Hình thức và mục đích của sự thay đổi hay chuyển động. Vì thế chúng ta đọc (1069b/1070a): ‘Mọi thứ thay đổi .. là được biến đổi bởi cái gì đó thành cái gì đó. Cái làm cho nó biến đổi là động cơ trực tiếp; .. cái mà nó biến thành, là Hình thức’. Và muộn hơn (1070a, 9/10): ‘Có ba loại thực chất: thứ nhất, vật chất ..; thứ hai, bản tính mà nó chuyển động tới; và thứ ba, thực chất đặc biệt bao gồm hai thứ này’. Mà vì cái được gọi là ‘bản tính’ thường được Aristotle gọi là ‘Hình thức’, và vì ở đây nó được mô tả như một mục đích của chuyển động, ta có: Hình thức = mục đích.
16 Về học thuyết rằng chuyển động là sự thực hiện hay hiện thực hoá của các khả năng, xem thí dụ Metaphysics, Cuốn IX; hay 1065b17, nơi từ ‘có thể xây được’ được dùng để mô tả một khả năng xác định của một ngôi nhà triển vọng: ‘Khi cái ‘có thể xây được’ .. thực sự tồn tại, thì nó đang được xây dựng; và đây là quá trình xây dựng’. So cả Physics của Aristotle, 201b4 f.; xem thêm Gomperz, op. cit., cuốn 6, ch. 11, § 5.
17 So Metaphysics, 1049b5. Xem thêm Cuốn V, ch. IV, và đặc biệt 1015a12 f., Cuốn VII, ch. IV, đặc biệt 1029b15.
18 Về định nghĩa của linh hồn như Entelechy Đầu tiên, xem tài liệu tham khảo do Zeller đưa ra, op. cit., vol. II, p. 3, n. 1. Về ý nghĩa của Entelechy như mục đích hình thức, xem op. cit., vol. I, 379, n.2. Aristotle sử dụng từ này hoàn toàn không chính xác. (xem cả Met., 1035b15). So cả ct. 19 ở ch. 5, và văn bản.
19 Về trích dẫn này và trích dẫn tiếp xem Zeller, op. cit., I, 46.
20 So Politics, II, 8, 21 (1269a), với các tham khảo của nó đến các Huyền thoại khác nhau của Plato về Người sinh ra từ Đất (Rep., 414c; Pol., 271a; Tim., 22c; Laws, 677a).
21 So Hegel, Lectures on the Philosophy of History, do J. Sibree dịch, London 1914, Introduction, 23; xem cả Hegel-Selections của Loewenberg (The Modern Student’s Library), 366. – Toàn bộ Dẫn nhập [Introduction], đặc biệt trang này và các trang tiếp, cho thấy rõ sự phụ thuộc của Hegel vào Aristotle. Rằng Hegel biết việc đó được chứng tỏ bởi cách ông ám chỉ đến Aristotle ở p. 59 (lần in của Loewenberg, 412).
22 Hegel, op. cit., 23 (lần in của Loewenberg, 365).
23 So Caird, Hegel (Blackwood 1911), 26 f.
24 Các trích dẫn tiếp là từ chỗ được nhắc tới ở các ct. 21 và 22.
25 Về các nhận xét tiếp theo, xem Hegel’s Philosophical Propaedeutics, 2nd Year, Phenomenology of the Spirit. Transl. by W. T. Harris (lần in của Loewenberg, 68 ff.). Tôi trệch một chút khỏi bản dịch này. Các nhận xét của tôi ám chỉ đến các đoạn lí thú sau: § 23: ‘Sự thôi thúc của sự tự giác’ (‘tự giác’ trong tiếng Đức cũng có nghĩa tự khẳng định; so cuối ch. 16) ‘cốt ở điều này: để nhận ra “bản tính thật” .. của nó .. Nó vì thế là .. tích cực .. trong khẳng định mình theo bề ngoài ..’ § 24: ‘Sự tự giác trong văn hoá, hay chuyển động của nó, có ba giai đoạn: … (2) trong chừng mực nó liên quan đến cái tôi [ngã] khác ..: quan hệ giữa chủ và nô lệ (sự thống trị và sự quy phục)’. Hegel không nói đến bất cứ ‘quan hệ với cái tôi’ khác nào. – Chúng ta đọc thêm nữa: ‘(3) Quan hệ của Chủ và Nô lệ…§ 32: Để tự khẳng định là người tự do và để nhận được sự công nhận là như thế, sự tự giác phải tự biểu lộ với cái tôi khác… § 33: ..Với đòi hỏi có đi có lại về sự công nhận tạo ra .. quan hệ chủ và nô lệ gữa họ .. § 34: Vì ..mỗi người phải cố gắng để khẳng định và chứng minh mình .. người thích cuộc sống hơn tự do bước vào hoàn cảnh nô lệ, do đó chứng tỏ là anh ta không có năng lực’ (‘bản tính’ có lẽ là diễn đạt của Aristotle hay Plato) ‘. . vì tính độc lập của anh ta … § 35: .. Người phục vụ không có cái tôi và có cái tôi khác thay cho cái tôi của riêng mình… Ngược lại, chủ coi người hầu là hạ đẳng, và coi ý chí cá nhân của mình là được bảo tồn và cao thượng .. § 36: Ý chí riêng của người hầu .. bị xoá bỏ trong nỗi sợ chủ của anh ta ..’ v.v. Khó để không nhận ra một yếu tố cuồng loạn trong lí thuyết này về các quan hệ con người và sự quy giản chúng thành địa vị chủ và nô lệ. Tôi hầu như không nghi ngờ là phương pháp của Hegel về chôn các tư tưởng của ông dưới các đống từ, mà ta phải dọn đi nhằm hiểu được nghĩa của ông (như một so sánh giữa các trích dẫn khác nhau của tôi và bản gốc có thể cho thấy) là một trong các triệu chứng về sự cuồng loạn của ông; nó là một loại trốn tránh, một cách xa lánh ánh sáng ban ngày. Tôi không nghi ngờ rằng phương pháp này của ông có thể là một đối tượng tuyệt vời cho phân tâm học như các mơ ước rồ dại của ông về thống trị và quy phục. (Phải nói đến là phép biện chứng của Hegel – xem chương tiếp – đưa ông, ở cuối mục § 36 được trích ở đây, vượt quá quan hệ chủ-nô lệ ‘đến ý chí phổ quát, sự quá độ đến tự do tích cực’. Như sẽ thấy ở ch. 12 (đặc biệt các mục II và IV), các từ này chính là lối nói trại cho nhà nước toàn trị. Vì thế, địa vị chủ và nô lệ ‘được biến thành các cấu thành’ của chủ nghĩa toàn trị một cách rất thích hợp).
Với nhận xét của Hegel được trích ở đây (so § 35) rằng nô lệ là người thích cuộc sống hơn tự do, so nhận xét của Plato (Republic, 387a) rằng người tự do là những người sợ cảnh nô lệ hơn cái chết. Theo một nghĩa nào đó, điều này khá đúng; những người không sẵn sàng chiến đấu vì tự do của họ sẽ mất nó. Song lí thuyết mà cả Plato và Hegel ngụ ý, và rất được các tác giả muộn hơn ưa thích, rằng những người chịu thua một sức mạnh cao hơn, hay những người không chết đúng hơn chịu thua một kẻ cướp có vũ trang, do bản tính, là ‘các nô lệ bẩm sinh’, không xứng đáng được sống tốt hơn. Lí thuyết này, tôi quả quyết, chỉ có các kẻ thù hung dữ nhất của nền văn minh mới có thể theo đuổi.
26 Về một phê phán quan điểm của Wittgenstein rằng, trong khi khoa học khảo sát các vấn đề có thực, còn công việc của triết học là làm rõ ý nghĩa, xem các ct. 46 và đặc biệt 51 và 52 ở ch. này. (So thêm, H. Gomperz, The Meanings of Meaning, trong Philosophy of Science, vol. 8, 1941, đặc biệt p. 183).
Về toàn bộ vấn đề mà sự lạc đề này (xuống đến ct. 54 ở ch. này) dành cho, tức là vấn đề của bản chất luận phương pháp đối lại thuyết duy danh phương pháp, so các ct. 27-30 ở ch. 3, và văn bản; xem thêm đặc biệt ct. 38 ở ch. này.
27 Về sự phân biệt của Plato, hay đúng hơn của Parmenides, giữa tri thức và ý kiến (một sự phân biệt tiếp tục được các tác giả hiện đại hơn, thí dụ, Locke và Hobbes ưa chuộng ), xem các ct. 22 và 26 ở ch. 3, và văn bản; thêm, các ct. 19 ở ch. 5, và 25-27 ở ch. 8. Về sự phân biệt tương ứng của Aristotle, so thí dụ Metaphysics 1039b31 và Anal. Post., I, 33 (88b30 ff.); II, 19 (100b5).
Về sự phân biệt của Aristotle giữa tri thức chứng minh và trực giác, xem ch. cuối của Anal. Post. (II, 19, đặc biệt 100b 5-17; xem cả 72b 18-24, 75b31, 84a31, 90a6-91a11). Về mối quan hệ giữa tri thức chứng minh và ‘các mục đích’ của một sự vật ‘khác với bản tính cơ bản của nó’ và do đó cần đến một từ trung gian, xem op. cit. II, 8 (đặc biệt 93a25, 93b26). Về mối quan hệ tương tự giữa trực giác trí tuệ và ‘hình thức không thể chia được’ mà nó thấu hiểu - bản chất không thể chia được và bản tính riêng đồng nhất với mục đích của nó – xem op. cit., 72b24, 77a4, 85a1, 88b35. Xem cả op. cit. 90a31: ‘Để biết bản tính của một sự vật là biết lí do vì sao nó tồn tại’ (tức là mục đích của nó); và 93b21: ‘Có các bản tính cơ bản là các tiền đề trực tiếp, tức là cơ bản’.
Về sự thừa nhận của Aristotle rằng chúng ta phải dừng lại ở đâu đó trong sự hồi quy (thoái lui) của các chứng minh, và chấp nhận các nguyên lí nào đó mà không có chứng minh, xem thí dụ Metaphysics, 1006a7: ‘Là không thể để chứng minh mọi thứ, vì khi đó sẽ nảy sinh một hồi quy vô tận ..’ Xem cả Anal. Post., II, 3 (90b, 18-27).
Tôi có thể nói là phân tích của tôi về lí thuyết của Aristotle về định nghĩa hợp phần lớn với của Grote, song một phần không hợp với của Ross. Sự khác biệt rất lớn giữa các diễn giải của hai tác giả này có thể được biểu thị đúng bằng hai trích dẫn, đều lấy từ các chương dành cho phân tích Anal. Post., Cuốn II của Aristotle. ‘Ở cuốn thứ hai, Aristotle quay sang coi chứng minh như công cụ nhờ đó đi tới định nghĩa’. (Ross, Aristotle, 2nd ed., p. 49). Điều này có thể đối sánh với: ‘Định nghĩa không bao giờ có thể được chứng minh, vì nó chỉ tuyên bố bản chất của chủ thể ..; còn Chứng minh giả sử bản chất là đã biết ..’ (Grote, Aristotle, 2nd ed., 241; xem cả 240/241. So cả cuối của ct. 29 dưới đây).
28 So Metaphysics của Aristotle, 1031b7 và 1031b20. Xem cả 996b20: ‘Chúng ta có tri thức về một sự vật nếu chúng ta biết bản chất của nó’.
29 ‘Một định nghĩa là một tuyên bố mô tả bản chất của một sự vật (Aristotle, Topics, I, 5, 101b36; VII, 3, 153a, 153a15, etc. Xem cả Met., 1042a17) – ‘Định nghĩa .. tiết lộ bản tính cơ bản’. ( Anal. Post., II, 3., 91a1). – ‘Định nghĩa là .. một tuyên bố về bản tính của sự vật’ (93b28). – ‘Chỉ các sự vật có bản chất mà công thức của chúng là các định nghĩa’. (Met., 1030a5 f.) - ‘Bản chất, mà công thức của nó là một định nghĩa, cũng được gọi là thực chất của một sự vật’. (Met., 1017b21) – ‘Rõ ràng, khi đó, định nghĩa là một công thức của bản chất ..’ (Met., 1031a13).
Về các nguyên lí, tức các điểm xuất phát hay các tiền đề của các chứng minh, phải phân biệt hai loại. (1) Các nguyên lí logic (so Met., 996b25 ff.) và (2) các tiền đề mà từ đó chứng minh được tiến hành và đến lượt không thể được chứng minh nếu muốn tránh một hồi quy vô tận (so ct. 27 ở ch. này). Những cái sau là các định nghĩa: ‘Các tiền đề cơ bản của các chứng minh là các định nghĩa’ ( Anal. Post., II, 3., 90b23; so 89a17, 90a35; 90b23). Xem cả Ross, Aristotle, p. 45/46, bình luận về Anal. Post., I, 4., 20-74a4: ‘Ta được bảo, các tiền đề của khoa học’, Ross viết (p. 46), ‘per se [thực chất] hoặc theo nghĩa (a) hay nghĩa (b).’ Ở trang trước ta nghe thấy: một tiền đề tất yếu per se (hay tất yếu cơ bản) theo nghĩa (a) và (b) nếu nó dựa vào một định nghĩa.
30 ‘Nếu nó có một cái tên, thì sẽ có một công thức về ý nghĩa của nó’, Aristotle nói (Met., 1030a14; xem cả 1030b24); và ông giải thích rằng không phải mọi công thức về ý nghĩa của một cái tên là một định nghĩa; nhưng nếu tên là mội loài [species] của một giống [genus], thì công thức sẽ là một định nghĩa.
Quan trọng để lưu ý rằng trong cách sử dụng của tôi (tôi theo cách sử dụng hiện đại của từ) ‘định nghĩa’ luôn nói đến toàn bộ câu định nghĩa, trong khi Aristotle (và các người theo ông về vấn đề này, thí dụ Hobbes) đôi khi dùng từ như một từ đồng nghĩa cho ‘các từ định nghĩa’.
Các định nghĩa không phải là của các cái riêng, mà chỉ là của các cái chung (so Met., 1036a28) và chỉ của các bản chất, tức là của cái gì đó là loài của một giống (tức là một dấu hiệu phân biệt đặc trưng cuối cùng [last differentia]; so Met., 1038a19) và một dạng không thẻ chia được, xem cả Anal. Post., II, 13., 97b6 f.
31 Rằng luận bàn của Aristotle là không rất sáng sủa có thể thấy từ cuối của ct. 27 ở ch. này, và từ một so sánh nữa về hai diễn giải này. Sự tối nghĩa lớn nhất là ở luận bàn của Aristotle về cách trong đó, bằng quá trình quy nạp, chúng ta tiến đến các định nghĩa là các nguyên lí; so đặc biệt Anal. Post., II, 19, pp. 100a f.
32 Về học thuyết của Plato, xem các ct. 25-27 ở ch. 8, và văn bản.
Grote viết (Aristotle, 2nd ed., 260): ‘Aristotle đã thừa kế từ Plato học thuyết về một Lí trí hay Trí tuệ không thể sai, hoàn toàn được miễn trừ khỏi sai lầm’. Grote tiếp tục nhấn mạnh là, trái với Plato, Aristotle không coi khinh kinh nghiệm, mà đúng hơn gán cho Lí trí của ông (tức là trực giác trí tuệ) ‘một vị trí như trạm cuối và tương quan với quá trình Quy nạp’ (loc. cit., xem cả op. cit., p. 577). Điều này là vậy; nhưng kinh nghiệm quan sát hình như chỉ có chức năng bồi bổ và phát triển trực giác trí tuệ của chúng ta cho nhiệm vụ của nó, trực giác về bản chất chung; và, quả thực, không ai đã từng giải thích các định nghĩa, vượt quá sai lầm, có thể đạt được bằng quy nạp ra sao.
33 Quan điểm của Aristotle rốt cuộc cũng như của Plato ở chừng mực cả hai, cuối cùng, không có sự kêu gọi khả dĩ đến lí lẽ. Tất cả cái có thể làm là khẳng định một cách giáo điều về một định nghĩa nào đó rằng nó là một mô tả đúng về bản chất của nó; và nếu được hỏi vì sao mô tả này chứ không phải mô tả khác là một mô tả đúng, tất cả vẫn là một sự viện dẫn đến ‘trực giác về bản chất’.
Aristotle nói về quy nạp chí ít theo hai nghĩa – một nghĩa heuristic [tự phát hiện] hơn về phương pháp dẫn đến ‘trực cảm nguyên lí chung’ (so An. Pri., 67a22f., 27b25-33, Anal. Post., 71a7, 81a38-b5, 100b4 f.) và một nghĩa kinh nghiệm hơn (so An. Pri., 68b15-37, 69a16, Anal. Post., 78a35, 81b5 ff., Topics, 105a13, 156a4, 157a34).
Một trường hợp mâu thuẫn hiển nhiên, tuy vậy, có thể được giải quyết, là 77a4, nơi ta biết rằng một định nghĩa không là chung cũng chẳng là riêng. Tôi gợi ý rằng giải pháp không phải là một định nghĩa ‘không hoàn toàn là một phán xét chút nào’ (như G. R. G. Mure gợi ý trong bản dịch Oxford), mà rằng nó không đơn giản là chung mà là ‘xứng với-commensurate’, tức là chung và cần thiết. (So 73b26, 96b4, 97b25).
Về ‘lí lẽ’ của Anal. Post. được nói đến ở văn bản, xem 100b6 ff. Về sự hoà hợp thần bí của sự hiểu biết và cái được biết trong De Anima, xem đặc biệt 425b30 f., 430a20, 431a1; đoạn quyết định cho mục đích của chúng ta là 430b27 f.: ‘ Sự lĩnh hội trực giác về định nghĩa .. của bản chất là không bao giờ sai .. hệt như .. việc thấy một đối tượng nhìn không bao giờ có thể sai’. Về đoạn thần học của Metaphysics, xem đặc biệt 1072b20 (‘tiếp xúc’) và 1075a2. Xem cả các ct. 59 (2) ở ch. 10, 36 ở ch. 12, và các ct. 3, 4, 6, 29-32, và 58 ở ch. 24.
Về ‘toàn bộ khối sự thực’ nói tới ở đoạn văn tiếp, xem cuối Anal. Post.(100b15 f.).
Đáng để ý là các quan điểm của Hobbes (một nhà duy danh song không duy danh phương pháp) giống thế nào với bản chất luận phương pháp của Aristotle. Hobbes cũng tin rằng các định nghĩa là các tiền đề cơ bản của mọi tri thức (trái với ý kiến).
34 Tôi đã trình bày quan điểm này về phương pháp khoa học ở Logic of Scientific Discovery; xem thí dụ pp. 278 ff. và pp. 315 ff., về một bản dịch đầy đủ hơn từ Erkenntnis, vol. 5 (1934) nơi tôi nói: ‘Ta phải làm quen với việc diễn giải các khoa học như các hệ thống các giả thuyết (thay cho “khối tri thức”), tức là các dự đoán không thể được xác minh, nhưng ta dùng chúng chừng nào chúng được củng cố, và về nó ta không có quyền nói rằng chúng là “đúng” hay “ít nhiều chắc chắn” hay thậm chí “có khả năng”.’
35 Trích dẫn là từ chú thích của tôi trong Erkenntnis, vol. 3 (1933), bây giờ được dich lại ở Logic of Scientific Discovery, pp. 312 ff.; nó là một biến thể và khái quát hoá của một khẳng định về hình học do Einstein đưa ra ở Geometry and Experience.
36 Tất nhiên, không thể đánh giá liệu các lí thuyết, lí lẽ, và lập luận, hay quan sát và thí nghiệm, có tầm quan trọng lớn hơn cho khoa học; vì khoa học luôn là lí thuyết được kiểm nghiệm bởi quan sát và thí nghiệm. Nhưng chắc chắn là tất cả ‘các nhà thực chứng’ người thử chứng tỏ rằng khoa học là ‘tổng các quan sát của chúng ta’, hoặc rằng nó mang tính quan sát hơn lí thuyết, là hoàn toàn sai lầm. Vai trò của lí thuyết và lí lẽ trong khoa học hầu như không được đánh giá quá cao. - Về quan hệ giữa chứng minh và lí lẽ logic nói chung, xem ct. 47 ở ch. này.
37 So thí dụ Met., 1030a, 6 và 14 (xem ct. 30 ở ch. này).
38 Tôi muốn nhấn mạnh là ở đây tôi nói về thuyết duy danh đối lại bản chất luận theo cách phương pháp luận thuần tuý. Tôi không bàn đến bất cứ lập trường nào đến vấn đề siêu hình về các cái chung, tức là đến vấn đề siêu hình của thuyết duy danh đối lại bản chất luận (một từ tôi gợi ý dùng thay cho từ ‘thuyết duy thực’ truyền thống); và tôi chắc chắn không chủ trương một thuyết duy danh siêu hình, mặc dù tôi chủ trương một thuyết duy danh phương pháp. (Xem cả các ct. 27 và 30 ở ch. 3).
Sự đối lập giữa các định nghĩa duy danh và bản chất luận được đưa ra trong văn bản là một nỗ lực để tái lập sự phân biệt giữa các định nghĩa ‘bằng lời’ và ‘thực tế’. Sự nhấn mạnh chính của tôi, tuy vậy, là về vấn đề liệu định nghĩa được đọc từ phải sang trái hay từ trái sang phải; hoặc, nói cách khác, liệu nó thay một chuyện dài bằng một chuyện ngắn, hay thay một chuyện ngắn bằng một chuyện dài.
39 Luận điểm của tôi rằng trong khoa học chỉ các định nghĩa duy danh xuất hiện ( ở đây chỉ nói về các định nghĩa tường minh và không về các định nghĩa ẩn và đệ quy) cần được bảo vệ một chút. Nó chắc chắn không ngụ ý là các từ không được dùng một cách ít nhiều ‘trực giác’ trong khoa học; điều này là rõ nếu ta xét rằng mọi chuỗi định nghĩa phải bắt đầu bằng các từ không xác định, mà ý nghĩa của chúng có thể được minh hoạ song không được định nghĩa. Hơn nữa, có vẻ rõ là trong khoa học, đặc biệt toán học, ta thường dùng một từ, thí dụ ‘chiều’ hay ‘chân lí’, một cách trực giác, chỉ tiếp tục định nghĩa nó muộn hơn. Nhưng đây là một mô tả khá thô về tình hình. Một mô tả chính xác hơn có thể là thế này. Một số từ bất định được dùng một cách trực giác đôi khi có thể được thay bằng các từ được định nghĩa mà có thể thấy rằng chúng thực hiện các ý định mà các từ không xác định đã được dùng; tức là, đối với mỗi câu trong đó các từ không xác định xuất hiện (thí dụ có ý định như giải tích) có một câu tương ứng trong đó các từ mới được định nghĩa xuất hiện (cái suy ra từ định nghĩa).
Ta chắc chắn có thể nói rằng K. Menger đã định nghĩa ‘chiều’ một cách đệ quy hay Tarski đã định nghĩa ‘Chân lí’; nhưng cách này để biểu lộ vấn đề có thể dẫn đến hiểu lầm. Cái đã xảy ra là Menger đã cho một định nghĩa thuần duy danh của các lớp tập hợp điểm mà ông gắn cho cái nhãn ‘n-chiều’, bởi vì đã là có thể để thay thế khái niệm trực giác toán học ‘n-chiều’ bằng một khái niệm mới trong tất cả các ngữ cảnh quan trọng; và cũng có thể nói vậy về khái niệm ‘Chân lí’ của Tarski. Tarski cho một định nghĩa duy danh (hay đúng hơn một phương pháp về dự thảo các định nghĩa duy danh) mà ông gán cho cái nhãn ‘Chân lí’, vì một hệ thống các câu có thể được suy ra từ định nghĩa tương ứng với các câu này (giống như qui luật về trung gian bị loại) đã được nhiều nhà logic và triết gia sử dụng liên quan đến cái họ gọi là ‘Chân lí’.
40 Có thể chăng, ngôn ngữ của chúng ta sẽ chính xác giả như ta tránh các định nghĩa và rất chịu khó luôn dùng các từ định nghĩa thay cho các từ được định nghĩa. Vì có một nguồn không chính xác trong các phương pháp hiện hành về định nghĩa: Carnap đã phát triển (năm 1934) cái có vẻ là phương pháp đầu tiên về tránh mâu thuẫn trong một ngôn ngữ sử dụng các định nghĩa. So Logical Syntax of Language, 1937, § 22, p. 67. (Xem cả Hilbert-Bernays, Grundlagen d. Math., 1939, II, p. 295, n. 1). Carnap đã chứng tỏ là trong hầu hết trường hợp một ngôn ngữ thừa nhận các định nghĩa sẽ mâu thuẫn cho dù các định nghĩa thoả mãn các quy tắc chung để tạo ra các định nghĩa. Sự không quan trọng thực tiễn tương đối của sự mâu thuẫn này chỉ dựa vào sự thực rằng chúng ta luôn có thể loại các từ được định nghĩa, thay chúng bằng các từ định nghĩa.
41 Nhiều thí dụ về phương pháp đưa ra từ mới chỉ sau khi nhu cầu đã nảy sinh có thể thấy ở cuốn sách này. Cứ như tình hình này, đề cập đến các lập trường triết học, khó có thể tránh đưa ra các tên cho các lập trường này, vì mục đích ngắn gọn. Đây là lí do vì sao tôi dùng nhiều ‘chủ nghĩa - ism’ đến vậy. Nhưng trong nhiều trường hợp các tên này được đưa ra chỉ sau khi các lập trường được nói đến này đã được mô tả.
42 Trong một phê phán có hệ thống hơn về phương pháp bản chất luận, ba vấn đề có thể được phân biệt mà bản chất luận không thể trốn tránh hay giải đáp. (1) Vấn đề phân biệt rõ giữa một quy ước bằng lời thuần tuý và một định nghĩa bản chất luận mô tả ‘đúng’ một bản chất. (2) Vấn đề phân biệt các định nghĩa bản chất ‘đúng’ với định nghĩa bản chất ‘sai’. (3) Vấn đề tránh một hồi quy vô tận của các định nghĩa. – Tôi sẽ chỉ đề cập ngắn gọn đến vấn đề thứ hai và thứ ba của các vấn đề này. Vấn đề thứ ba được đề cập trong văn bản; về vấn đề thứ hai, xem các ct. 44 (1) và 54 ở ch. này.
43 Sự thực là một khẳng định là đúng đôi khi có thể giúp giải thích vì sao với ta nó có vẻ như hiển nhiên. Đấy là trường hợp ‘2+2 = 4’, hay câu ‘mặt trời phát ra ánh sáng và nhiệt’. Song điều ngược lại rõ ràng không phải vậy. Sự thực rằng một câu đối với một số hay thậm chí với mọi người có vẻ là ‘hiển nhiên’, tức là, một số hay tất cả tin chắc vào sự đúng đắn của nó và không thể hình dung về sự sai lầm của nó, không là lí do vì sao nó phải đúng. (Sự thực rằng ta không có khả năng hình dung về sự sai lầm của một tuyên bố trong nhiều trường hợp chỉ là một lí do để nghi ngờ rằng sức tưởng tượng của chúng ta là thiếu hay chưa phát triển). Một trong các sai lầm nghiêm trọng nhất nếu một triết học luôn đưa sự hiển nhiên ra như một lí lẽ để ủng hộ sự đúng đắn của một câu; thế mà hầu như mọi triết học duy tâm làm điều này. Nó chứng tỏ các triết học duy tâm thường là các hệ thống biện hộ cho các niềm tin giáo điều nào đó.
Lời bào chữa, rằng ta thường ở vị thế phải chấp nhận các câu vì không có lí do tốt hơn sự hiển nhiên của chúng, là không hợp lệ. Các nguyên lí logic và phương pháp khoa học (đặc biệt ‘nguyên lí quy nạp’ hay ‘qui luật đồng đều của tự nhiên’) thường được nói đến như các khẳng định ta phải chấp nhận, và không thể biện hộ chúng bằng bất cứ thứ gì trừ sự hiển nhiên. Cho dù giả như điều này có đúng, sẽ thẳng thắn hơn đi nói là chúng ta không thể biện hộ chúng, và cứ để thế. Song, thực ra, không cần đến ‘nguyên lí quy nạp’. (So The Logic of Scientific Discovery của tôi). Và trong chừng mực liên quan đến ‘các nguyên lí logic’, đã làm được nhiều việc trong các năm vừa qua và chúng cho thấy lí thuyết hiển nhiên là lỗi thời. (So đặc biệt Logic Syntax of Langue của Carnap và Introduction to Semantics của ông). Xem cả ct. 44 (2).
44 (1) Nếu áp dụng các cân nhắc này cho trực giác trí tuệ về các bản chất, thì có thể thấy là bản chất luận không có khả năng giải quyết vấn đề: Làm sao ta biết một định nghĩa được đề xuất và đúng về hình thức liệu cũng đúng hay không; và đặc biệt, ta quyết định thế nào giữa hai định nghĩa cạnh tranh nhau? Rõ ràng là đối với nhà duy danh phương pháp câu trả lời cho một câu hỏi loại này là tầm thường. Vì hãy giả sử rằng ai đó (cùng với Oxford Dictionary) kiên định rằng ‘Một puppy là một gã trẻ kiêu ngạo, đầu rỗng tuyếch, xấc láo’, và ông ta khăng khăng giữ định nghĩa này chống lại người nào đó bám vào định nghĩa trước của chúng ta [lưu ý puppy = chó con; gã trẻ xấc xược; ND]. Trong trường hợp này, nhà duy danh, nếu đủ kiên nhẫn, sẽ chỉ ra là ông không quan tâm đến một tranh cãi về các nhãn, vì sự lựa chọn chúng là tuỳ ý; và ông có thể gợi ý, nếu có bất cứ nguy hiểm nào về sự mơ hồ, ta có thể dễ dàng đưa ra hai nhãn khác nhau, thí dụ ‘puppy1’ và ‘puppy2’. Và nếu một bên thứ ba ủng hộ rằng ‘Một puppy là một con chó nâu’, thì nhà duy danh sẽ kiên nhẫn gợi ý đưa ra nhãn ‘puppy3’. Nhưng nếu các bên tranh cãi tiếp tục cãi lộn, hoặc bởi vì ai đó cứ khăng khăng rằng chỉ puppy của ông là có lí, hoặc bởi vì ông khăng khăng rằng puppy của mình, chí ít, phải được gắn nhãn ‘puppy1’, thì ngay cả nhà duy danh kiên nhẫn chỉ có thể nhún vai. (Để tránh hiểu lầm, phải nói rằng thuyết duy danh phương pháp không thảo luận vấn đề về sự tồn tại của những cái chung; do đó Hobbes không là một nhà duy danh phương pháp, mà tôi phải gọi là một nhà duy danh bản thể học).
Cùng vấn đề tầm thường này, tuy nhiên, gây ra các khó khăn không vượt qua được cho phương pháp bản chất luận. Ta đã giả sử rằng nhà bản chất luận khăng khăng, thí dụ ‘Một puppy là con chó nâu’ không phải là một định nghĩa đúng về bản chất của ‘puppiness’. Ông ta có thể bảo vệ quan điểm này thế nào? Chỉ bằng một sự cầu khẩn đến trực giác trí tuệ của ông về các bản chất. Nhưng sự thực này có hệ quả thực tiễn là nhà bản chất luận trở nên bơ vơ hoàn toàn, nếu định nghĩa của ông bị thách thức. Vì ông ta có thể phản ứng chỉ theo hai cách. Một là ngoan cố lặp lại rằng trực giác trí tuệ của ông là duy nhất đúng mà, tất nhiên, đối thủ của ông có thể phản lại theo cùng cách, như thế ta đi đến bế tắc thay cho tri thức cuối cùng và rõ ràng một cách tuyệt đối mà Aristotle đã hứa với chúng ta. Cách khác là thừa nhận rằng trực giác của đối thủ có thể cũng đúng như của ông, nhưng nó là về một bản chất khác, mà đáng tiếc ông đã biểu thị bằng cùng tên. Điều này có thể dẫn đến gợi ý là hai tên khác nhau phải được dùng cho hai bản chất khác nhau, thí dụ ‘puppy1’ và ‘puppy2’. Nhưng bước này có nghĩa là từ bỏ lập trường bản chất luận hoàn toàn. Vì nó có nghĩa rằng chúng ta bắt đầu bằng công thức định nghĩa và gắn cho nó nhãn nào đó, tức là ta tiến hành ‘từ phải sang trái’; và nó có nghĩa là ta sẽ phải gắn các nhãn này một cách tuỳ ý. Điều này có thể thấy bằng xét rằng cố gắng để khăng khăng rằng một puppy1, về bản chất, là một con chó con, còn chó nâu chỉ có thể là puppy2, rõ ràng sẽ dẫn đến cùng khó khăn đã đưa nhà bản chất luận đến tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại. Do đó, mỗi định nghĩa phải được coi như có thể chấp nhận được ngang nhau (miễn là đúng về hình thức); theo thuật ngữ Aristotlian, điều đó có nghĩa rằng một tiền đề cơ bản là đúng hệt như tiền đề khác (mâu thuẫn với nó) và rằng ‘là không thể để đưa ra một tuyên bố sai’. (Điều này có vẻ đã được Antisthenes chỉ ra; xem ct. 54 ở ch. này). Như thế đòi hỏi Aristotlian, rằng trực giác trí tuệ là một nguồn tri thức ngược với ý kiến, đúng một cách không nhầm lẫn và rành rành, và rằng nó cho ta các định nghĩa là các tiền đề cơ bản an toàn và cần thiết của mọi suy diễn khoa học, là không có cơ sở trong từng điểm của nó. Và một định nghĩa hoá ra chẳng là gì ngoài một câu nói cho chúng ta rằng từ được định nghĩa có cùng nghĩa như công thức định nghĩa, và rằng cái này có thể được thay bằng cái kia. Cách sử dụng duy danh cho phép ta cắt ngắn một câu chuyện dài và vì thế có lợi thế thực tiễn nào đó. Song cách sử dụng bản chất luận của nó có thể chỉ giúp ta thay một câu chuyện ngắn bằng một câu chuyện cũng có nghĩa thế song dài hơn nhiều. Việc sử dụng này chỉ khuyến khích chủ nghĩa ngôn từ.
(2) Về một phê phán trực giác bản chất của Husserl, so J. Kraft, From Husserl to Heidegger (tiếng Đức, 1932). Xem cả ct. 18 ở ch. 24. Trong tất cả những người giữ các quan điểm có liên quan, có lẽ M. Weber có ảnh hưởng lớn nhất đến luận bàn các vấn đề xã hội học. Ông chủ trương một ‘phương pháp hiểu trực giác’ cho các khoa học xã hội; và ‘các mẫu lí tưởng’ của ông phần nhiều tương ứng với các bản chất của Aristotle và Husserl. Đáng lưu ý là Weber, bất chấp các xu hướng này, đã thấy tính không thể chấp nhận được của sự cầu viện đến hiển nhiên. ‘Sự thực là một diễn giải có độ hiển nhiên cao tự nó không chứng tỏ gì về tính hợp lệ kinh nghiệm của nó’ (Ges. Aufsaetze, 1922, p. 404); và ông nói khá đúng là sự hiểu biết trực giác ‘phải luôn được kiểm tra bằng các phương pháp bình thường’. (Loc. cit., tôi nhấn mạnh). Song nếu như thế, thì nó không là phương pháp đặc trưng của một khoa học ‘hành vi con người’ như ông nghĩ; nó cũng thuộc về toán học, vật lí học, v.v. Và hoá ra là những người tin rằng hiểu trực giác là một phương pháp cá biệt cho các khoa học về ‘hành vi con người’ giữ các quan điểm như vậy chủ yếu vì họ không thể tưởng tượng một nhà toán học hay vật lí học có thể rất quen với đối tượng của mình đến mức có thể ‘cảm nhận nó’, theo cách một nhà xã hội học ‘cảm nhận’ hành vi con người.
45 ‘Khoa học giả sử các định nghĩa của mọi thuật ngữ của nó ..’ (Ross, Aristotle, 44; so Anal. Post., I, 2); xem cả ct. 30 ở ch. này.
46 Các trích dẫn tiếp là từ R. H. S. Crossman, Plato To-Day 1937, pp. 71 f.
Một học thuyết rất giống được M. R. Cohen và E. Nagel trình bày trong cuốn An Introduction to Logic and Scientific Method (1936), p. 232: ‘Nhiều bàn cãi về bản tính thật của tài sản, tôn giáo, luật, .. sẽ tất nhiên biến mất nếu thay các từ này bằng các từ tương đương được định nghĩa chính xác’. (Xem cả các ct. 48 và 40 ở ch. này).
Các quan điểm về vấn đề này được trình bày bởi Wittgenstein ở Tractatus Logico-Philosophicus (1921/22) và bởi nhiều môn đồ của ông, là không rõ như của Cohen, Crossman, và Nagel. Wittgenstein là một nhà phản siêu hình. Ông viết ở lời nói đầu, ‘Cuốn sách đề cập đến các vấn đề triết học và chứng tỏ, tôi tin, rằng phương pháp trình bày các vấn đề này dựa vào một sự hiểu lầm về logic và về ngôn ngữ của chúng ta’. Ông cố gắng chứng tỏ rằng siêu hình học là ‘đơn giản vô nghĩa’ và cố vạch ra một ranh giới, trong ngôn ngữ của chúng ta, giữa có nghĩa và vô nghĩa: ‘Ranh giới có thể .. được vạch ra trong các ngôn ngữ và cái nằm ở bên kia ranh giới sẽ đơn giản là vô nghĩa. Theo sách của Wittgenstein, các định đề là có nghĩa. Chúng là đúng hay sai. Các định đề triết học không tồn tại; chúng chỉ trông giống các định đề, nhưng thực ra vô nghĩa. Ranh giới giữa có nghĩa và vô nghĩa trùng với ranh giới giữa khoa học tự nhiên và triết học: ‘Tổng số các định đề đúng là toàn bộ khoa học tự nhiên (hay Tổng số các khoa học tự nhiên). – Triết học không phải là một khoa học tự nhiên’. Nhiệm vụ thật của triết học, vì vậy, không phải là trình bày các định đề; nó, đúng hơn, để làm sáng tỏ các định đề: ‘Kết quả của triết học không phải là một số “các định đề triết học”, mà làm cho các định đề sáng tỏ’. Những người không thấy điều đó, và đề xuất các định đề triết học, bàn về cái vô nghĩa siêu hình.
(Phải nhớ, liên quan đến điều này, rằng một sự phân biệt rõ rệt giữa các tuyên bố có nghĩa, và các diễn đạt ngôn ngữ vô nghĩa trông giống các tuyên bố nhưng không có nghĩa, đầu tiên được Russel đưa ra trong cố gắng của ông để giải quyết các vấn đề gây ra bởi các nghịch lí mà ông đã khám phá ra. Russell phân chia các diễn đạt giống các mệnh đề thành ba phần, vì có thể phân biệt các mệnh đề có thể là đúng hay sai và vô nghĩa hay các tựa-mệnh đề vô nghĩa. Quan trọng để lưu ý rằng việc dùng này của từ ‘vô nghĩa’ hay ‘không có nghĩa’ một phần hợp với cách dùng bình thường, nhưng rõ nghĩa hơn, vì người ta thường gọi các mệnh đề thật là ‘vô nghĩa’, thí dụ, nếu chúng là ‘vô lí’, tức là tự mâu thuẫn hay hiển nhiên sai. Như thế một tuyên bố khẳng định về một vật thể vật lí nào đó rằng nó đồng thời ở hai chỗ khác nhau không phải là vô nghĩa mà là tuyên bố sai, hay là cái mâu thuẫn với việc sử dụng từ ‘vật thể’ trong vật lí học cổ điển; và tương tự, một tuyên bố khẳng định về một electron rằng nó có vị trí và moment chính xác là không vô nghĩa – như một số nhà vật lí đã khẳng định, và như một số nhà triết học đã lặp lại – mà nó đơn giản trái với vật lí học hiện đại).
Cái đã được nói đến đây có thể tóm tắt như sau. Wittgenstein tìm một đường ranh giới giữa có nghĩa và vô nghĩa, và thấy ranh giới này trùng với ranh giới giữa khoa học và siêu hình học, tức là giữa các câu có tính khoa học và các tựa-định đề triết học. (Rằng ông đã đồng nhất một cách sai lầm lĩnh vực các khoa học tự nhiên với lĩnh vực của các câu đúng không liên quan tới chúng ta ở đây; xem, tuy vậy, ct. 51 ở ch. này). Diễn giải này về mục tiêu của ông được củng cố khi ta đọc: ‘Triết học hạn chế .. lĩnh vực của khoa học tự nhiên’. (Tất cả các câu được trích đến đây là từ pp. 75 và 77).
Rốt cuộc đường ranh giới được vạch ra thế nào? ‘Khoa học’ được phân biệt ra sao với ‘siêu hình học’, và do đó ‘có nghĩa’ với ‘vô nghĩa’? Chính câu trả lời cho câu hỏi này xác lập sự giống nhau giữa lí thuyết của Wittgenstein và lí thuyết của Crossman và phần còn lại. Wittgenstein ngụ ý rằng các từ hay ‘các kí hiệu’ do các nhà khoa học dùng là có nghĩa, còn một nhà siêu hình học ‘không cho ý nghĩa nào cho các kí hiệu nào đó trong các định đề của ông’; đây là cái ông viết (pp. 187 và 189): ‘Phương pháp đúng của triết học là thế này. Đừng nói cái gì trừ cái có thể được nói, tức là các định đề của khoa học tự nhiên, tức là cái gì đó không liên quan gì với triết học: và rồi khi ai khác muốn nói cái gì đó siêu hình, luôn hãy chứng minh cho hắn rằng hắn đã không cho các kí hiệu nào đó trong các định đề của hắn ý nghĩa nào’. Trong thực tiễn, điều này hàm ý rằng chúng ta phải tiến hành bằng hỏi nhà siêu hình học: ‘Bằng từ này ông muốn nói cái gì? Bằng từ đó ông ý nói gì?’ Nói cách khác, chúng ta đòi ông ta cho một định nghĩa; và nếu không có, ta cho rằng từ là vô nghĩa.
Lí thuyết này, như sẽ cho thấy ở văn bản, bỏ qua các sự thực rằng (a)một nhà siêu hình học dí dỏm và vô lương tâm mỗi khi được hỏi, ‘Bằng từ này ông muốn nói gì?’, sẽ nhanh nhảu đề nghị một định nghĩa, như thế toàn bộ trò chơi hoá thành một thử thách tính kiên nhẫn; (b) nhà khoa học tự nhiên không ở vị thế logic tốt hơn nhà siêu hình học; và thậm chí, nếu so với nhà siêu hình học vô lương tâm, ở vị thế tồi hơn.
Có thể bình luận là Schlick, trong Erkenntnis, I, p. 8, nơi ông xử lí học thuyết của Wittgenstein, lưu ý đến khó khăn của một hồi quy vô tận; nhưng lời giải mà ông gợi ý (có vẻ theo hướng của các định nghĩa quy nạp hay ‘cấu tạo’, hay có lẽ của thao tác luận; so ct. 50 ở ch. này) không rõ cũng chẳng có khả năng giải quyết vấn đề ranh giới. Tôi nghĩ là các ý định nào đó trong các ý định của Wittenstein và Schlick trong đòi hỏi một triết học về ý nghĩa được thoả mãn bởi lí thuyết logic mà Tarski gọi là ‘Ngữ nghĩa học’. Nhưng tôi cũng tin rằng sự tương ứng giữa các ý định này và Ngữ nghĩa học không đi xa. Vì Ngữ nghĩa học đề xuất các định đề; nó không chỉ ‘làm rõ’ chúng. – Các bình luận này về Wittgenstein được tiếp tục ở các ct. 51-52 ở ch. này. (Xem cả các ct. 8 (2) và 32 ở ch. 24; và 10 và 25 ở ch. 25).
47 Quan trọng để phân biệt giữa một suy diễn logic nói chung, và một chứng minh nói riêng. Một chứng minh là một lập luận suy diễn theo đó chân lí của kết luận rốt cuộc được xác lập; đây là cách Aristotle dùng từ, đòi hỏi (thí dụ, trong Anal. Post., I, 4, pp. 73a, ff.) rằng chân lí ‘cần thiết’ của kết luận phải được xác lập; và đây là cách Carnap dùng từ này (xem đặc biệt Logical Syntax, § 10, p. 29, § 47, p. 171), chứng tỏ rằng các kết luận ‘có thể chứng minh được’ theo nghĩa này là đúng một cách giải tích. (Ở đây tôi sẽ không đi vào vấn đề về các từ ‘giải tích-analytic’ và ‘tổng hợp’).
Từ Aristotle, đã rõ là không phải mọi suy diễn logic đều là chứng minh; cũng có các suy diễn logic không phải là các chứng minh; thí dụ ta có thể suy ra các kết luận từ các tiền đề được thú nhận là sai, và các suy diễn như vậy không được gọi là các chứng minh. Các suy diễn không-chứng minh được Carnap gọi là các ‘suy dẫn- derivation’ (loc. cit.). Lí thú là tên cho các suy diễn không-chứng minh này đã không được đưa ra sớm hơn; nó cho thấy sự bận tâm với các chứng minh, một sự bận tâm nảy sinh từ định kiến Aristotlian rằng ‘khoa học’ hay ‘tri thức khoa học’ phải xác lập mọi tuyên bố của nó, tức là chấp nhận chúng như các tiền đề hiển nhiên, hoặc chứng minh chúng. Song vị thế là thế này. Ngoài logic và toán học thuần tuý chẳng có gì có thể được chứng minh. Các lí lẽ ở các khoa học khác (và thậm chí một số trong toán học, như I. Lakatos đã chứng tỏ) không phải là chứng minh mà chỉ là các suy dẫn.
Có thể nhận xét rằng có một sự tương tự sâu rộng giữa các vấn đề về suy dẫn ở một bên và định nghĩa ở bên kia, và giữa các vấn đề về chân lí của các câu và vấn đề về ý nghĩa của các từ.
Một suy dẫn bắt đầu với các tiền đề và dẫn đến một kết luận; một định nghĩa bắt đầu (nếu đọc từ phải sang trái) với các từ định nghĩa và dẫn đến từ được định nghĩa. Một suy dẫn cho chúng ta biết về chân lí của một kết luận, với điều kiện chúng ta được thông báo về chân lí của các tiền đề; một định nghĩa cho chúng ta biết về ý nghĩa của từ được định nghĩa, với điều kiện ta được thông báo về ý nghĩa của các từ định nghĩa. Như thế một suy dẫn dịch chuyển vấn đề về chân lí quay lại cho các tiền đề, mà không từng có khả năng giải quyết nó; và một định nghĩa chuyển vấn đề về ý nghĩa quay lạicho các từ định nghĩa, mà không từng có khả năng giải quyết nó.
48 Lí do vì sao các từ định nghĩa chắc là hơi ít rõ ràng và ít chính xác hơn các từ được định nghĩa là chúng thường trừu tượng và tổng quát hơn. Điều này không nhất thiết đúng nếu các phương pháp hiện đại nào đó về định nghĩa được sử dụng (‘định nghĩa bằng trừu tượng hoá’, một phương pháp của logic biểu tượng); nhưng chắc chắn đúng với tất cả các định nghĩa mà Crossman nghĩ đến, và đặc biệt với mọi định nghĩa Aristotlian (bởi loại-genus và dấu hiệu phân biệt đặc trưng- differentia).
Một số nhà thực chứng, đặc biệt dưới ảnh hưởng của Locke và Hume, cho rằng có thể định nghĩa các từ trừu tượng gống các từ của khoa học hay của chính trị học (xem văn bản cho ct. tiếp) dưới dạng các quan sát cá biệt, cụ thể hay thậm chí các cảm giác. Một phương pháp ‘quy nạp’ về định nghĩa được Carnap gọi là ‘cấu tạo’. Song có thể nói rằng không thể ‘cấu tạo’ ra cái chung dưới dạng các cái riêng. (Về việc này, so The Logic of Scientific Discovery của tôi, đặc biệt các tiết 14, pp. 64 ff., và 25, p. 93; và Testability and Meaning của Carnap, trong Philosophy of Science, vol. 3, 1936, pp. 419 ff., và vol. 4, pp. 1 ff.).
49 Các thí dụ là hệt như các thí dụ mà Cohen và Nagel, op. cit., 232 f., đề nghị cho định nghĩa. (So ct. 46 ở ch. này).
Có thể thêm ở đây một số nhận xét chung về tính vô dụng của các định nghĩa bản chất luận. (So cả cuối ct. 44 (1) ở ch. này).
(1) Nỗ lực để giải quyết một vấn đề thực sự bằng dẫn chiếu đến các định nghĩa thường có nghĩa là thay một vấn đề ngôn từ thuần tuý cho vấn đề thực sự. (Có một thí dụ xuất sắc về phương pháp này trong Physics của Aristotle, II, 6, đến cuối). Điều này có thể được chứng tỏ cho các thí dụ sau. (a) Có một vấn đề thực sự: Chúng ta có thể quay về cái cũi của chủ nghĩa bộ lạc? Và bằng cách nào? (b) Có một vấn đề đạo đức: Chúng ta phải quay về với cái cũi?
Nhà triết học về ý nghĩa, nếu đối mặt với (a) hay (b), sẽ nói: Hoàn toàn phụ thuộc vào bạn hiểu cái gì với các từ mơ hồ của mình; hãy nói cho tôi bạn định nghĩa ‘quay về’, ‘cái cũi’, ‘chủ nghĩa bộ lạc’ thế nào, và với sự giúp đỡ của các định nghĩa này tôi có thể có khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Chống lại điều này, tôi cho rằng nếu quyết định có thể được đưa ra với sự giúp đỡ của các định nghĩa, nếu nó được suy ra từ các định nghĩa, thì vấn đề được giải quyết như vậy chỉ là một vấn đề ngôn từ; vì nó được giải quyết độc lập với các sự thực hay với các quyết định đạo đức.
(2) Một triết gia bản chất luận về ý nghĩa thậm chí có thể làm tồi hơn, đặc biệt liên quan với vấn đề (b); ông ta có thể gợi ý, thí dụ, rằng nó phụ thuộc vào ‘bản chất’ hay ‘đặc tính cơ bản’ hay có lẽ vào ‘số phận’ của nền văn minh của chúng ta liệu chúng ta có phải quay về hay không. (Xem cả ct. 61 (2) ở ch. này).
(3) Bản chất luận và lí thuyết về định nghĩa đã dẫn đến một sự phát triển gây sửng sốt trong Đạo đức học. Sự phát triển về tăng trừu tượng hoá và mất tiếp xúc với cơ sở của mọi đạo đức học – các vấn đề đạo đức thực tiễn, phải được ta quyết định ở đây và bây giờ. Nó dẫn đầu tiên đến câu hỏi chung, ‘Cái gì tốt?’ hay ‘Cái Thiện là gì?’; tiếp đến ‘“Cái Thiện” có nghĩa là gì?’ và tiếp đến ‘câu hỏi “‘Cái Thiện’ có nghĩa là gì?” có thể được trả lời không?’ G. E. Moore, người nêu ra câu hỏi cuối trong Principia Ethica, chắc chắn đúng khi nhất quyết rằng ‘tốt’ theo nghĩa đạo đức không thể được định nghĩa dưới dạng ‘tự nhiên chủ nghĩa’. Vì, quả thực, nếu có thể, nó sẽ có nghĩa là cái gì đó như ‘đắng’ hay ‘ngọt’ hay ‘xanh’ hay ‘đỏ’; và nó sẽ hoàn toàn không thích đáng từ quan điểm đạo đức. Hệt như ta không cần đạt tới cái đắng, hay cái ngọt, v.v., sẽ không có lí do nào để có bất cứ quan tâm đạo đức nào đến một cái ‘tốt’ tự nhiên chủ nghĩa. Song dù cho Moore đã đúng về cái có lẽ được coi chính đáng là điểm chính của ông, có thể cho rằng một phân tích về tốt hay về bất cứ khái niệm hay bản chất, chẳng bằng cách nào có thể đóng góp cho bất cứ lí thuyết đạo đức nào liên quan đến cơ sở thoả đáng duy nhất của mọi đạo đức, vấn đề đạo đức trực tiếp phải được giải quyết ở đây và bây giờ. (So cả ct. 18 (1) ở ch. 5, đặc biệt về sự không thích đáng của các phán xử đạo đức).
50 Tôi nghĩ đến các phương pháp ‘cấu tạo’ (xem ct. 48 ở ch. này), ‘định nghĩa ngầm’, ‘định nghĩa bằng tương quan’, và ‘định nghĩa thao tác’. Các lí lẽ của ‘các nhà thao tác’ nhìn chung có vẻ khá đúng; song họ không thể bác bỏ sự thực rằng trong các định nghĩa, hay mô tả thao tác của mình, họ cần đến các từ chung phải được coi là không xác định; và đối với chúng, vấn đề lại áp vào.
Có thể thêm ở đây vài gợi ý hay ám chỉ về cách ta ‘dùng các từ của chúng ta’. Vì mục đích ngắn gọn, các ám chỉ này sẽ nhắc đến các chi tiết kĩ thuật nào đó mà không có giả thích; vì thế, ở dạng hiện tại, chúng có thể nhìn chung không hiểu được.
Về cái gọi là các định nghĩa ngầm, đặc biệt trong toán học, Carnap đã chứng tỏ (Symposion I, 1927, 355 ff.; so cả Abriss của ông) rằng chúng không ‘định nghĩa’ theo nghĩa thông thường của từ này; một hệ thống các định nghĩa ngầm không thể được coi như xác định một ‘mô hình’, mà nó định rõ toàn bộ một lớp ‘các mô hình’. Do đó, hệ thống các kí hiệu được xác định bởi một hệ thống các định nghĩa ngầm không thể được coi như một hệ thống các hằng số, mà chúng phải được coi là các biến số (với một dải xác định, và được kết lại với nhau bởi hệ thống theo cách nào đó). Tôi tin có một sự tương tự hạn chế giữa tình hình này và cách ta ‘dùng các từ của chúng ta’ trong khoa học. Sự tương tự có thể được mô tả theo cách này. Trong một ngành của toán học nơi ta thao tác với các kí hiệu xác định bởi định nghĩa ngầm, sự thực rằng các kí hiệu này không có ‘ý nghĩa xác định’ không ảnh hưởng đến việc ta thao tác với chúng, hay đến tính chính xác của các lí thuyết của chúng ta. Vì sao lại thế? Bởi vì ta không bắt các kí hiệu làm quá sức. Ta không gắn một ‘ý nghĩa’ cho chúng, vượt quá cái bóng của ý nghĩa được các định nghĩa ngầm của chúng ta đảm bảo. (Và nếu ta gắn cho chúng một ý nghĩa trực giác, thì chúng ta cẩn thận coi điều này như một công cụ phụ riêng, cái không được can thiệp vào lí thuyết). Theo cách này, ta thử, có thể nói như vậy, cứ ở bên trong ‘vùng bóng mờ của tính mơ hồ’ hay của tính nhập nhằng, và tránh đụng đến vấn đề về các giới hạn chính xác của vùng hay dải nửa tối này; và hoá ra là ta có thể đạt rất nhiều mà không thảo luận ý nghĩa của các kí hiệu này; vì chẳng có gì phụ thuộc vào ý nghĩa của chúng. Theo cách tương tự, tôi tin, ta có thể thao tác với các từ này mà ý nghĩa của chúng, ta đã học được ‘qua thao tác’. Ta dùng chúng, có thể nói như vậy, sao cho chẳng gì phụ thuộc vào ý nghĩa của chúng, hoặc càng ít càng tốt. ‘Các định nghĩa thao tác’ của chúng ta có lợi thế giúp chúng ta chuyển vấn đề sang một lĩnh vực trong đó chẳng gì hay ít phụ thuộc vào các từ. Nói dễ hiểu là nói theo cách các từ không phải là quan trọng.
51 Wittgenstein trong Tractatus (so ct. 46 ở ch. này nơi có các dẫn chiếu chéo thêm) dạy là triết học không thể đề xuất các định đề, và mọi định đề triết học thực ra là các tựa-định đề vô nghĩa. Gắn chặt với điều này là học thuyết của ông rằng nhiệm vụ thật của triết học không phải là đề xuất các câu mà để làm rõ chúng: ‘Đối tượng của triết học là làm sáng tỏ về mặt logic các tư tưởng. – Triết học không là một lí thuyết mà là một hoạt động. Một tác phẩm triết học về cơ bản là sự làm sáng tỏ’. (Op. cit., p. 77).
Câu hỏi nảy sinh liệu quan điểm này có hợp với mục tiêu cơ bản của Wittgenstein, phá huỷ siêu hình học bằng lật tẩy nó như cái vô nghĩa. Trong The Logic of Scientific Discovery của tôi (xem đặc biệt pp. 311 ff.), tôi đã thử chứng tỏ rằng phương pháp của Wittgenstein dẫn đến một giải pháp ngôn từ thuần tuý và, bất chấp tính triệt để bề ngoài của nó, nó phải dẫn đến không phải sự phá huỷ hay sự loại trừ hay thậm chí ranh giới rõ ràng của siêu hình học, mà dẫn đến sự xâm nhập của chúng vào lĩnh vực khoa học, đến sự lẫn lộn chúng với khoa học. Các lí do cho điều này là khá đơn giản.
(1) Hãy xét một trong các câu của Wittgenstein, thí dụ, ‘Triết học không là một lí thuyết mà là một hoạt động’. Chắc chắn, đây không phải là một câu thuộc về ‘toàn bộ khoa học tự nhiên (hay tổng số của các khoa học tự nhiên)’. Vì thế, theo Wittgenstein (xem ct. 46 ở ch. này), nó không thể thuộc về ‘tổng số các định đề đúng’. Mặt khác, nó cũng không là một định đề sai (vì giả như nó sai, phủ định của nó phải đúng, và thuộc về khoa học tự nhiên). Như thế ta đến kết quả là nó phải ‘không có ý nghĩa’ hay ‘vô nghĩa’; và cũng đúng thế cho hầu hết các định đề của Wittgenstein. Hệ quả này của học thuyết của ông được bản thân Wittgenstein nhận ra, vì ông viết (p. 189): ‘Các định đề của tôi để làm sáng tỏ theo cách này: người hiểu tôi cuối cùng nhận ra chúng là vô nghĩa ..’ Kết quả là quan trọng. Triết học riêng của Wittgenstein là vô nghĩa, và nó được thừa nhận thế. ‘Mặt khác’, như Wittgenstein nói ở Lời nói đầu, ‘sự đúng đắn của các tư tưởng truyền đạt ở đây đối với tôi có vẻ không thể bị công kích và rõ ràng. Vì thế, ý kiến của tôi là các vấn đề về cơ bản và rốt cuộc đã được giải quyết’. Điều này cho thấy ta có thể truyền đạt các tư tưởng đúng không thể bị tấn công và rõ ràng bằng con đường của các định đề được thừa nhận là vô nghĩa, và ‘cuối cùng’ ta có thể giải quyết các vấn đề bằng đề xuất cái vô nghĩa. (So cả ct. 8 (2,b) ở ch. 24).
Hãy xem điều này có nghĩa gì. Nó có nghĩa rằng tất cả cái vô nghĩa siêu hình học mà Bacon, Hume, Kant, và Russell đã chiến đấu chống lại hàng thế kỉ bây giờ có thể dịu xuống một cách thoải mái, và thậm chí thừa nhận thẳng thắn là nó vô nghĩa. (Heidegger làm vậy; so ct. 87 ở ch. 12). Vì bây giờ chúng ta có một loại vô nghĩa mới để tuỳ ý dùng, cái vô nghĩa truyền đạt các tư tưởng mà sự đúng đắn của chúng là không thể bị tấn công và rõ ràng; nói cách khác, cái vô nghĩa hết sức quan trọng.
Tôi không phủ nhận, các tư tưởng của Wittgenstein là không thể bị chỉ trích và rõ ràng. Vì làm sao có thể tấn công chúng? Hiển nhiên, bất cứ gì chống lại chúng phải có tính triết học và vì thế vô nghĩa. Và nó có thể bị gạt bỏ với tư cách như vậy. Ta đối mặt với loại lập trường tôi đã mô tả ở chỗ khác, liên quan đến Hegel (so ct. 33 ở ch. 12) như một chủ nghĩa giáo điều được tăng cường. ‘Tất cả cái bạn cần’, tôi viết trong Logik der Forschung (nay được dịch là The Logic of Scientific Discovery: xem p. 51), p. 21, ‘là xác định khái niệm “nghĩa” hay “ý nghĩa” một cách hẹp phù hợp, và có thể nói về mọi câu hỏi khó chịu là không thể tìm thấy bất cứ “nghĩa” hay “ý nghĩa” nào nơi chúng. Do thừa nhận riêng các vấn đề khoa học tự nhiên là “có nghĩa”, mọi tranh cãi về khái niệm ý nghĩa phải trở nên vô nghĩa. Một khi đã lên ngôi, giáo điều về ý nghĩa mãi mãi ở trên khả năng bị tấn công. Nó “không thể bị tấn công và rõ ràng”.’
(2) Song lí thuyết của Wittgenstein không chỉ mời gọi mọi loại vô nghĩa siêu hình làm ra vẻ là hết sức quan trọng; nó cũng làm mờ cái tôi đã gọi (op. cit., p.7) là vấn đề ranh giới. Ông làm điều này bởi vì ý tưởng ấu trĩ của ông là có cái gì đó ‘cơ bản’ hay ‘do bản tính’ khoa học và có cái gì đó ‘cơ bản’ hay ‘do bản tính’ siêu hình và nhiệm vụ của chúng ta là khám phá ra ranh giới ‘tự nhiên’ giữa hai cái này. ‘Chủ nghĩa thực chứng’, tôi lại có thể trích mình (op. cit., p. 8), ‘diễn giải vấn đề ranh giới theo cách tự nhiên chủ nghĩa; thay cho diễn giải vấn đề này như vấn đề phải được quyết định theo tính hữu dụng thực tiễn, nó hỏi về một sự khác biệt tồn tại “do tự nhiên”, có thể nói như vậy, giữa khoa học tự nhiên và siêu hình học’. Song rõ ràng nhiệm vụ triết học hay phương pháp luận chỉ có thể để gợi ý và nghĩ ra một ranh giới hữu dụng giữa hai cái này. Điều này khó có thể thực hiện bằng đặc trưng siêu hình học là ‘vô nghĩa’ hay ‘không có nghĩa’. Thứ nhất, bởi vì các từ này hợp cho việc xả sự căm phẫn cá nhân về các nhà siêu hình học và hệ thống siêu hình học hơn là cho một mô tả đặc trưng về một đường ranh giới. Thứ hai, bởi vì vấn đề chỉ được dịch chuyển, vì bây giờ ta phải hỏi: ‘ “Có ý nghĩa” và “vô nghĩa” có nghĩa là gì?’ Nếu ‘có nghĩa’ chỉ tương đương với ‘khoa học’ và ‘vô nghĩa’ với ‘không khoa học’, thì rõ ràng chẳng có tiến bộ nào. Vì các lí do như thế tôi đã gợi ý (op. cit., 8 ff., 21 f., 227) rằng nên loại bỏ hoàn toàn các từ gây xúc cảm ‘ý nghĩa’, ‘có nghĩa’, ‘vô nghĩa’, v.v., ra khỏi thảo luận phương pháp luận. (Đề nghị giải quyết vấn đề ranh giới bằng dùng tính có thể chứng minh là sai (falsifiability) hay tính có thể kiểm tra (testability), hay các mức độ của testability, như tiêu chuẩn về đặc tính kinh nghiệm của một hệ thống khoa học, tôi gợi ý là không có lợi thế nào đi dùng ‘có ý nghĩa’ như một tương đương gây xúc cảm của ‘có thể kiểm tra’) *Bất chấp sự từ chối dứt khoát của tôi về việc coi tính có thể chứng minh là sai hay tính có thể kiểm nghiệm (hay bất cứ thứ gì khác) như một ‘tiêu chuẩn về ý nghĩa’, tôi thấy các nhà triết học thường gán cho tôi đề xuất để chấp nhận cái này như một tiêu chuẩn của ý nghĩa hay của ‘sự có ý nghĩa’. (Xem, thí dụ, Philosophic Thought in France and in the United States, edited by M. Farber, 1950, p. 570).*
Nhưng dù ta có loại bỏ mọi dẫn chiếu đến ‘ý nghĩa’ hay ‘nghĩa’ khỏi các lí thuyết của Wittgenstein, lời giải của ông cho vấn đề ranh giới khoa học và siêu hình học vẫn rất đáng tiếc. Vì do ông đồng nhất ‘tổng số các định đề đúng’ với tổng số khoa học tự nhiên, ông loại trừ tất cả các giả thuyết không đúng khỏi ‘lĩnh vực khoa học tự nhiên’. Và vì ta chẳng bao giờ biết một giả thuyết liệu có đúng hay không, ta chẳng bao giờ biết nó thuộc về lĩnh vực khoa học tự nhiên hay không. Cùng kết quả đáng tiếc, ấy là, một ranh giới loại trừ mọi giả thuyết khỏi khoa học tự nhiên, và vì thế bao hàm chúng trong lĩnh vực siêu hình học, đạt được bởi ‘nguyên lí xác minh’ nổi tiếng của Wittgenstein, như tôi đã chỉ ra trong Erkenntnis, 3 (1933), p. 427. (Vì một giả thuyết, nói nghiêm ngặt, là không thể xác minh được, và nếu nói thoáng hơn, thì có thể nói rằng ngay cả một hệ thống siêu hình học như hệ thống của các nhà nguyên tử luận ban đầu đã được xác minh). Lần nữa, kết luận này được chính Wittgenstein rút ra mấy năm muộn hơn, theo Schlic (so The Logic of Scientific Discovery của tôi, n. 9 ở tiết 4), ông đã khẳng định năm 1931 rằng các lí thuyết khoa học ‘không phải là các định đề thực’, tức là không có nghĩa. Các lí thuyết, các giả thuyết, tức là, những cái quan trọng nhất trong mọi phát biểu khoa học, như thế bị vứt ra khỏi thánh đường khoa học tự nhiên, và vì thế đặt cùng mức với siêu hình học.
Quan điểm gốc của Wittgenstein trong Tractatus chỉ có thể được giải thích bằng giả thiết rằng ông đã bỏ qua các khó khăn gắn với địa vị của một giả thuyết khoa học cái luôn vượt quá xa sự phát biểu đơn giản về sự kiện; ông đã bỏ qua vấn đề về tính phổ quát hay tính tổng quát. Về việc này, ông đi theo vết chân của các nhà thực chứng sớm hơn, nổi bật là Comte, người viết (so Early Essays on Social Philosophy của ông, ed. by H. D. Hutton, 1911, p. 223; xem F. A. von Hayek, Economica, VIII, 1941, p. 300): ‘Quan sát các sự kiện là cơ sở vững vàng duy nhất của tri thức con người … một định đề không thừa nhận là được rút ra từ một phát biểu đơn giản về sự kiện, đặc biệt hay tổng quát, không thể có bất cứ ý nghĩa thực và dễ hiểu nào’. Comte, mặc dù ông vẫn không biết tính nghiêm trọng của vấn đề được che giấu sau cụm từ ‘sự kiện chung’, chí ít đã nhắc đến vấn đề này, bằng chèn các từ ‘đặc biệt hay tổng quát’ vào. Nếu ta bỏ các từ này đi, thì đoạn này trở thành một trình bày rất rõ và súc tích về tiêu chuẩn cơ bản của Wittgenstein về nghĩa hay ý nghĩa, như được ông trình bày trong Tractatus (tất cả các định đề là các hàm chân lí của, và vì thế có thể quy về, các định đề nguyên tử, tức là các bức ảnh của các sự kiện nguyên tử), và như Schlick giải nghĩa năm 1931. – Tiêu chuẩn của Comte về ý nghĩa được J. S. Mill chấp nhận.
Tóm tắt. Lí luận phản-siêu hình về ý nghĩa ở Tractatus của Wittgenstein, không giúp chiến đấu với chủ nghĩa giáo điều siêu hình và triết học sấm truyền, mà tiêu biểu cho một chủ nghĩa giáo điều được tăng cường mở cửa cho kẻ thù, vô nghĩa siêu hình hết sức quan trọng, vứt bỏ, qua cùng cửa, bạn tốt nhất, tức là, giả thuyết khoa học.
52 Có vẻ chủ nghĩa phi duy lí theo nghĩa của một học thuyết hay tín điều không đề xuất các lí lẽ mạch lạc và có thể bàn cãi mà đúng hơn đề xuất các cách ngôn và các tuyên bố giáo điều phải ‘được hiểu’ hoặc để mặc kệ, nói chung sẽ có xu hướng trở thành tính chất của một giới bí truyền của người được khai tâm. Và, thực vậy, dự đoán này một phần được củng cố bởi một số tác phẩm từ trường phái Wittgenstein. (Tôi không muốn khái quát hoá; thí dụ, mọi thứ tôi thấy trong văn của F. Waismann được trình bày như một chuỗi của các lí lẽ duy lí và cực kì rõ ràng, và hoàn toàn thoát được thái độ ‘chấp nhận nó hoặc mặc kệ nó’).
Vài trong các tác phẩm bí truyền này có vẻ không có vấn đề nghiêm trọng; với tôi, chúng có vẻ là tinh vi vì sự tinh vi. Quan trọng là chúng đến từ một trường phái khởi đầu bằng vạch mặt triết học vì sự tinh vi cằn cỗi của các nỗ lực của nó để giải quyết các vấn đề-giả.
Tôi có thể kết thúc phê phán này bằng tuyên bố ngắn gọn rằng tôi không nghĩ rằng có mấy biện minh cho chiến đấu với siêu hình học nói chung, hoặc bất cứ cái gì xứng đáng sẽ sinh ra từ một cuộc chiến đấu như vậy. Cần giải quyết vấn đề ranh giới của khoa học khỏi siêu hình học. Song phải nhận ra là nhiều hệ thống siêu hình học đã dẫn đến các kết quả khoa học quan trọng. Tôi chỉ nhắc đến hệ thống của Democritus; và của Schopenhauer rất giống với của Freud. Và một số, thí dụ các hệ thống của Plato hay Malebranche hay Schopenhauer, là các cấu trúc đẹp về tư duy. Nhưng đồng thời, tôi tin là phải chiến đấu với các hệ thống siêu hình học có xu hướng làm chúng ta mê mẩn và lẫn lộn. Nhưng rõ ràng, chúng ta cũng phải làm thế thậm chí với các hệ thống phi-siêu hình học và phản-siêu hình học, nếu chúng biểu hiện xu hướng nguy hiểm này. Và tôi nghĩ ta không thể làm điều này ngay một lúc. Đúng hơn ta phải chịu khó phân tích các hệ thống chi tiết một chút; ta phải chứng tỏ rằng chúng ta hiểu cái tác giả muốn nói, nhưng cái ông ta muốn nói không đáng cố gắng để hiểu nó. (Đặc trưng của mọi hệ thống giáo điều này và đặc biệt các hệ thống bí truyền là những người ca ngợi chúng quả quyết về mọi nhà phê bình là ‘họ không hiểu’; song họ quên rằng hiểu phải dẫn đến sự đồng ý chỉ trong trường hợp của các câu với nội dung tầm thường. Trong tất cả các trường hợp khác, ta có thể hiểu và không đồng ý).
53 So Schopenhauer, Grundprobleme (4th ed., 1890, p. 147). Ông bình luận về ‘lí trí trực giác trí tuệ đưa ra các tuyên bố của nó từ tháp ba chân của nhà tiên tri -oracle’ (vì thế tôi dùng thuật ngữ ‘triết học sấm truyền- oracular phylosophy’); và ông tiếp tục: ‘Đây là nguồn gốc của phương pháp triết học bước lên sân khấu ngay sau Kant, phương pháp gây bối rối và lừa bịp người dân, lừa dối họ và ném bụi vào mắt họ - phương pháp ba hoa. Một ngày nào đó thời kì này sẽ được lịch sử triết học nhận ra như thời kì bất lương’. (Rồi đến đoạn được trích trong văn bản). Về thái độ phi duy lí về ‘chấp nhận nó hoặc mặc kệ nó’, so cả văn bản cho các ct. 39-40 ở ch. 24.
54 Lí thuyết của Plato về định nghĩa (so ct. 27 ở ch. 3 và ct. 23 ở ch. 5), mà muộn hơn Aristotle đã phát triển và hệ thống hoá, vấp phải sự phản đối chủ yếu (1) từ Antisthenes, (2) từ trường phái Isocrates, đặc biệt Theopompus.
(1) Simplicius, một trong các nguồn tốt nhất của ta về các vấn đề rất đáng ngờ này, giới thiệu Antisthenes (ad Arist. Categ., pp. 66b, 67b) như một đối thủ của lí thuyết Hình thức hay Ý niệm của Plato, và thực ra, của học thuyết về bản chất luận và trực giác trí tuệ nói chung. ‘Tôi có thể thấy một con ngựa, Plato’, người ta kể Antisthenes đã nói, ‘nhưng tôi không thể thấy tính ngựa của nó’. (Một lí lẽ rất giống được một nguồn muộn hơn, D. L., VI, 53, gán cho Diogenes nhà Cynic, và không có lí do vì sao ông lại không dùng nó). Tôi nghĩ ta có thể dựa vào Simplicius (người có vẻ đã có tiếp cận đến Theophrastus), vì rằng lời chứng của chính Aristotle trong Metaphysics (đặc biệt ở Met., 1043b24) hợp tốt với phản-bản chất luận này của Antisthenes.
Hai đoạn ở Metaphysics nơi Aristotle nhắc đến Antisthenes phản đối lí thuyết bản chất luận về định nghĩa đều rất lí thú. Ở đoạn thứ nhất (Met., 1024b32) ta nghe Antisthenes nêu ra điểm được thảo luận ở ct. 44 (1) ở ch. này; tức là, không có cách nào để phân biệt giữa một định nghĩa ‘đúng’ và một định nghĩa ‘sai’ (về ‘puppy’, chẳng hạn) cho nên hai định nghĩa rõ ràng mâu thuẫn nhau sẽ chỉ ám chỉ đến hai bản chất khác nhau, ‘puppy1’ và ‘puppy2’; như thế sẽ không có mâu thuẫn nào, và khó có thể nói về các câu sai. Aristotle viết về phê phán này, ‘Antisthenes đã chứng tỏ tính thô thiển của ông bằng yêu sách rằng chẳng gì có thể được mô tả trừ bằng công thức thích hợp của nó, mỗi công thức cho mỗi thứ; từ đó suy ra là không thể có mâu thuẫn; và hầu như không thể đưa ra một tuyên bố sai’. (Đoạn này thường được diễn giải như bao hàm lí thuyết khẳng định của Antisthenes, thay cho sự phê phán của ông với học thuyết định nghĩa. Nhưng diễn giải này bỏ qua ngữ cảnh của Aristotle. Toàn bộ đoạn bàn về khả năng của các định nghĩa sai, tức là chính xác về vấn đề gây ra các khó khăn được mô tả ở ct. 44 (1), căn cứ vào sự không thoả đáng của lí thuyết về trực giác trí tuệ. Và thật rõ từ văn bản của Aristotle rằng các khó khăn này cũng như thái độ của Antisthenes đối với chúng làm ông khó chịu). Đoạn thứ hai (Met., 1043b24) cũng thống nhất với phê phán các định nghĩa bản chất luận được trình bày ở chương này. Nó cho thấy Antisthenes tấn công các định nghĩa bản chất luận là vô dụng, là chỉ thay một chuyện dài cho một chuyện ngắn; và nó cho thấy thêm nữa rằng Antisthenes đã thừa nhận rất khôn ngoan rằng, mặc dù vô dụng để định nghĩa, có thể mô tả hay giải thích một sự vật bằng nhắc đến sự tương tự mà nó có với một sự vật đã được biết rồi, hay, nếu là hỗn hợp, bằng cách giải thích các thành phần của nó là gì. Aristotle viết, ‘Quả thực có cái gì trong khó khăn mà các nhà Antisthenian và những người vô học như vậy nêu ra. Họ nói rằng một sự vật là cái gì’ (hoặc ‘cái gì’ là một sự vật) ‘không thể được định nghĩa; vì cái gọi là định nghĩa, họ nói, chẳng là gì ngoài một công thức dài. Song họ thừa nhận là có thể giải thích, thí dụ, về bạc, nó là loại đồ vật thế nào; vì ta có thể nói nó giống thiếc’. Từ học thuyết này, Aristotle nói thêm, suy ra ‘rằng có thể cho một định nghĩa và một công thức về loại hỗn hợp của các thứ hay các chất liệu, bất luận chúng là các thứ cảm nhận được, hay các đối tượng của trực giác trí tuệ; nhưng không của các thành phần sơ đẳng của chúng ..’ (Tiếp theo, Aristotle lan man lạc sang thử kết nối lí lẽ này với học thuyết của ông rằng một công thức định nghĩa bao gồm hai phần, genus [loại] và differentia [nét khu biệt], chúng có liên quan, và được hợp nhất, giống vật chất và hình thức).
Tôi đã đề cập ở đây đến vấn đề này vì hình như là các kẻ thù của Antisthenes, thí dụ Aristotle (so Topics, I, 104b21), đã trích cái ông nói theo cách dẫn đến ấn tượng nó không phải là phê phán của Antisthenes với bản chất luận mà đúng hơn là học thuyết khẳng định của ông. Ấn tượng này có thể là do sự pha trộn nó với một học thuyết khác có lẽ của Antisthenes; tôi nghĩa đến học thuyết đơn giản là chúng ta phải nói mộc mạc, hệt như dùng mỗi từ theo một ý nghĩa, và theo cách này ta có thể tránh mọi khó khăn mà lí thuyết về định nghĩa đã thử giải quyết không thành công.
Tất cả vấn đề này, như đã nói ở trước, là rất không chắc chắn, do ta thiếu chứng cớ. Song tôi nghĩ Grote chắc đúng khi mô tả ‘tranh luận này giữa Antisthenes và Plato’ như ‘sự phản đối đầu tiên của Thuyết Duy danh chống lại một Thuyết Duy thực cực đoan’ (hay với thuật ngữ của chúng ta, một bản chất luận cực đoan). Luận điểm của Grote như vậy có thể được bảo vệ chống lại sự tấn công của Field (Plato and His Contemp., 167) rằng ‘hoàn toàn sai’ đi mô tả Antisthenes như một nhà duy danh, .
Để hỗ trợ cho diễn giải của tôi về Antisthenes, tôi có thể nhắc đến rằng chống lại lí thuyết kinh viện về định nghĩa, các lí lẽ rất giống đã được Descartes dùng (so The Philosophical Works, do Haldane và Ross dịch, 1911, vol. I, p. 317) và được Locke dùng ít rõ hơn (Essay, Book III, ch. III, § 11, đến ch. IV, § 6; cả ch. X, §§ 4 đến 11; xem đặc biệt ch. IV, § 5). Cả Descartes lẫn Locke, tuy vậy, vẫn là các nhà bản chất luận. Bản chất luận bị Hobbes (so ct. 33 ở trên) và Berkeley, người có thể được mô tả như một trong những người đầu tiên thấu hiểu một thuyết duy danh phương pháp luận, khá xa thuyết duy danh bản thể học của ông, tấn công; xem cả ct. 7 (2) ở ch. 25.
(2) Về các nhà phê bình lí thuyết Platonic-Aristotlian về định nghĩa khác, tôi chỉ kể đến Theopompus (được Epictetus trích, II, 17, 4-10; xem Grote, Plato, I, 324). Tôi nghĩ chắc tự Socrates không ủng hộ lí thuyết định nghĩa, trái với cách nhìn được chấp nhận nói chung; dường như ông đã chiến đấu với cái chỉ là giải pháp ngôn từ của các vấn đề đạo đức; và cái gọi là các định nghĩa thuật ngữ đạo đức của ông rất có thể, căn cứ vào các kết quả phủ định, là các nỗ lực để phá huỷ các định kiến câu nệ ngôn từ.
(3) Tôi muốn nói thêm ở đây rằng bất chấp mọi phê phán của mình tôi sẵn sàng thừa nhận các công trạng của Aristotle. Ông là nhà nhà sáng lập ra logic, và xuống đến Principia Mathematica [Nguyên lí Toán học], có thể nói mọi logic đều là thảo tỉ mỉ và khái quát hoá của những cái Aristotlian ban đầu. (Một thời đại mới của logic quả thực đã bắt đầu, theo ý tôi, mặc dù không với cái gọi là các hệ thống ‘đa-trị’ hay ‘phi-Aristotlian’, mà đúng hơn với sự phân biệt rõ giữa ‘ngôn ngữ đối tượng’ và ‘siêu-ngôn ngữ’). Hơn nữa, Aristotle có công lớn là đã thử thuần hoá chủ nghĩa duy tâm bằng cách tiếp cận lẽ thường của mình mà ông khăng khăng rằng chỉ các sự vật riêng là ‘thật’ (và ‘hình thức’ và ‘vật chất’ chỉ là các khía cạnh của trừu tượng hoá). *Mà chính cách tiếp cận này chịu trách nhiệm về sự thực là Aristotle thậm chí không thử giải vấn đề về cái chung của Plato (xem các ct. 19 và 20 ở ch. 3, và văn bản), tức là vấn đề giải thích vì sao các sự vật nào đó lại giống nhau và cái khác lại không. Vì sao không có ngần ấy bản chất Aristotlian trong các sự vật như số các sự vật?*
55 Ảnh hưởng của chủ nghĩa Plato đặc biệt lên kinh Phúc Âm của St. John là rõ; và ảnh hưởng này ít rõ rệt hơn trong các kinh Phúc Âm sớm hơn, tuy tôi không khẳng định rằng không có. Tuy nhiên các kinh Phúc Âm bày tỏ một xu hướng chống-duy lí trí và chống-lên mặt triết lí rỏ ràng. Chúng tránh một sự viện dẫn đến suy đoán triết học, và chúng dứt khoát chống sự uyên bác và phép biện chứng, thí dụ, của các ‘học giả’; song sự uyên bác, ở thời kì này, có nghĩa là giải thích các kinh theo một nghĩa biện chứng và triết học, và đặc biệt theo nghĩa của các tân-Platonist.
56 Vấn đề về chủ nghĩa dân tộc và thay chủ nghĩa bộ lạc giáo xứ Do Thái bằng chủ nghĩa quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử ban đầu của đạo Cơ đốc; các tiếng vọng của các cuộc đấu tranh này có thể thấy trong Acts (đặc biệt 10, 15 ff., 11, 1-18; xem cả St. Matthew 3, 9, và các bút chiến chống lại các cấm kị thức ăn bộ lạc trong Acts 10, 10-15). Lí thú là vấn đề này xuất hiện cùng với vấn đề xã hội về giàu có và nghèo khổ, và về nô lệ; xem Galatians 3, 28; và đặc biệt Acts 5, 1-11, nơi sở hữu các tài sản tư được mô tả như một trọng tội.
Sự sót lại của các hình thức bị ngưng và hoá đá của chủ nghĩa bộ lạc Do Thái trong các Ghettos [khu Do Thái] của đông Âu, đến tận 1914 và thậm chí lâu hơn là rất lí thú (So cách mà các bộ lạc Scot đã cố bám vào cuộc sống bộ lạc của họ).
57 Trích dẫn là từ Toynbee, A Study of History, vol. VI, p. 202; đoạn đề cập đến động cơ khủng bố đạo Cơ đốc bởi các nhà cai trị La Mã, những người thường rất khoan dung về các vấn đề tôn giáo. ‘Yếu tố trong đạo Cơ đốc’, Toynbee viết, ‘không thể chịu nổi đối với Chính phủ Đế quốc là những người Cơ đốc từ chối chấp nhận yêu sách của Chính phủ rằng nó có quyền ép các thần dân của nó hành động ngược với lương tâm của họ … Như thế thay cho kiềm chế sự lan truyền của đạo Cơ đốc, tử vì đạo tỏ ra có tác dụng hiệu quả nhất của việc cải đạo ..’
58 Về Phản-Giáo phái Tân-Platonic của Julian với tôn ti Plato hoá của nó, và cuộc chiến đấu của ông chống ‘những người vô thần’, tức đạo Cơ đốc, so thí dụ Toynbee, op. cit., V, pp. 565 và 584; tôi có thể trích một đoạn từ J. Geffken (do Toynbee trích, loc. cit.): ‘Ở Jamblichus’ (một triết gia ngoại giáo, nhà thần bí số và người sáng lập trường phái Tân-Platonist Syrian, sống khoảng năm 300 sau công nguyên) ‘kinh nghiệm tôn giáo cá nhân .. bị loại trừ. Nó bị thay thế bởi một giáo phái thần bí với các lễ ban phước, bởi một sự chính xác rất tỉ mỉ trong thực hiện các dạng thờ phụng, bởi một lễ nghi gần giống ma thuật, và bởi một tăng đoàn … Các ý tưởng của Julian về tính cao quý của chức giáo sĩ tạo ra .. chính xác lập trường của Jamblichus, mà nhiệt huyết của ông cho các giáo sĩ, cho các hình thức thờ phụng chi tiết, và cho một học thuyết chính thống có hệ thống đã chuẩn bị cơ sở cho việc xây dựng một giáo phái ngoại giáo’. Trong các nguyên lí này của nhà Platonist Syrian và của Julian ta có thể nhận ra sự phát triển của một xu hướng chính cống Platonic (và có lẽ cả Do Thái muộn; so ct. 56 ở ch. này) để chống tôn giáo cách mạng của lương tâm cá nhân và nhân tính bằng làm ngưng mọi thay đổi và bằng đưa ra một học thuyết cứng nhắc được giữ thuần khiết bởi một đẳng cấp giáo sĩ triết học và bởi các cấm kị khắt khe. (So văn bàn cho các ct. 14 và 18-23 ở ch. 7; và ch. 8, đặc biệt văn bản cho ct. 34). Với việc Justinian truy tố những người phi-Cơ đốc và dị giáo và việc ông cấm triết học năm 529, gió đổi chiều; bây giờ chính đạo Cơ đốc chấp nhận các phương pháp toàn trị và kiểm soát lương tâm bằng vũ lực. Thời trung cổ đen tối bắt đầu.
59 Về cảnh báo của Toynbee chống lại một diễn giải về sự nổi lên của đạo Cơ đốc theo nghĩa của lời khuyên của Pareto (so các ct. 65 ở ch. 10 và 1 ở ch. 13) xem, thí dụ, A Study of History, V, 709.
60 Về học thuyết vô liêm sỉ của Cristias, Plato và Aristotle rằng tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, so các ct. 5 đến 18 (đặc biệt 15 đến 18) ở ch. 8. (Xem cả Topics,của Aristotle, I, 2, 101a30 ff.). Về các thí dụ muộn hơn (Polybius và Strabo) xem, thí dụ, Toynbee, op. cit., V, 646 f., 561. Toynbee trích Polybius (Historiae, V, 56): ‘Điểm trong đó hiến pháp La Mã trội hơn người khác rõ rệt nhất có thể thấy, theo tôi, ở việc đối xử với Tôn giáo của nó .. Những người La Mã đã tìm được cách rèn mối liên kết chính của trật tự xã hội của họ .. từ sự mê tín’, v.v. Và ông trích Strabo: ‘Không thể khiến .. một đám người hỗn tạp trả lời tiếng gọi của Lí trí Triết học…Khi đối xử với loại người như vậy, không thể làm mà không có mê tín’, v.v. Căn cứ vào loạt dài các nhà triết học Plato hoá này những người dạy rằng tôn giáo là ‘thuốc phiện của nhân dân’ tôi không hiểu làm sao sự đổ tội các động cơ tương tự cho Constantine có thể được mô tả như sai niên đại.
Có thể kể ra một đối thủ ghê gớm mà Toynbee nói là ông ta thiếu ý thức lịch sử: Lord Acton. Vì ông viết (so History of Freedom của ông, 1909, p. 30 f., tôi nhấn mạnh) về quan hệ của Constantine với người Cơ đốc: ‘Constantine, khi chấp nhận niềm tin của họ, không có ý từ bỏ mưu đồ chính sách của bậc tiền bối của mình cũng chẳng từ chối sự mê hoặc của uy quyền độc đoán, mà để củng cố ngai vàng của mình với sự hỗ trợ của một tôn giáo làm thế giới ngạc nhiên bởi sức kháng cự của nó..’
61 Tôi thán phục các thánh đường trung cổ nhiều như bất cứ ai, và tôi hoàn toàn sẵn sàng thừa nhận sự vĩ đại và tính vô song của sự khéo léo trung cổ. Song tôi tin rằng tính thẩm mĩ không bao giờ được dùng như một lí lẽ chống chủ nghĩa nhân văn.
Lời ca tụng Thời Trung cổ có vẻ bắt đầu với phong trào Lãng mạn ở Đức, và nó đã trở thành mốt thời thượng với sự phục sinh của phong trào Lãng mạn này mà đáng tiếc chúng ta đang chứng kiến hiện nay. Tất nhiên, nó là một phong trào phản-duy lí; nó sẽ được thảo luận từ một quan điểm khác ở chương 24.
Hai thái độ với Thời Trung cổ, chủ nghĩa duy lí và chủ nghĩa phi-duy lí, tương ứng với hai diễn giải về ‘lịch sử’ (so ch. 25).
(1) Diễn giải duy lí về lịch sử nhìn các thời kì nơi người ta thử xét công việc con người một cách duy lí với hi vọng. Nó thấy ở Thế hệ Vĩ đại và đặc biệt ở Socrates, ở đạo Cơ đốc ban đầu (đến Constantine), ở Thời Phục hưng và thời Khai sáng, và ở khoa học hiện đại, các thành phần của một phong trào thường bị gián đoạn, các nỗ lực của con người để tự giải phóng mình, để phá vỡ cái cũi của xã hội đóng, để tạo ra một xã hội mở. Nó ý thức rằng phong trào này không tiêu biểu cho một ‘qui luật tiến bộ’ hay cho bất cứ thứ gì thuộc loại đó, mà nó chỉ phụ thuộc vào chính chúng ta, và nó phải biến mất nếu ta không bảo vệ nó chống các địch thủ của nó cũng như chống sự lười biếng và biếng nhác. Diễn giải này thấy ở các thời kì can thiệp đen tối với uy quyền Plato hoá, các tôn ti của chúng về trật tự giáo sĩ và bộ lạc của các hiệp sĩ.
Một phát biểu cổ điển về diễn giải này được Lord Acton đưa ra (op. cit., p. 1; tôi nhấn mạnh). ‘Tự do’, ông viết ‘ngay sau tôn giáo, đã là động lực của việc thiện và lí do chung của tội ác, từ việc gieo hạt ở Athens, 2560 năm trước … Ở mỗi thời đại sự tiến bộ của nó đã bị bao vây bởi các kẻ thù tự nhiên của nó, bởi sự vô minh và mê tín, bởi ham muốn chinh phục và bởi sự thích thoải mái, bởi khao khát quyền lực của kẻ mạnh, và khao khát thức ăn của người nghèo. Trong các khoảng dài nó hoàn toàn bị ngưng .. Không có cản trở nào lại liên miên như vậy, hay lại khó khắc phục đến vậy, như sự bất trắc và lẫn lộn đụng đến bản chất của tự do thực sự. Nếu các lợi ích thù địch đã gây ra nhiều tổn hại, các ý tưởng sai còn gây ra nhiều hơn’.
Kì lạ một cảm giác mạnh ra sao về đen tối thịnh hành ở thời trung cổ. Khoa học và triết học của họ đều bị ám ảnh bởi cảm giác là chân lí được biết một thời, đã bị mất. Điều này tự bộc lộ ở niềm tin vào bí mật đã bị mất của đá quý của các triết gia cổ xưa và vào sự thông thái cổ xưa về chiêm tinh không ít hơn vào niềm tin rằng một ý tưởng không thể có giá trị nào nếu nó mới, và mỗi ý tưởng cần sự ủng hộ của uy quyền cổ xưa (Aristotle và Kinh thánh). Nhưng những người, cảm thấy chìa khoá bí mật đến sự thông thái đã bị mất, đã đúng. Vì chìa khoá này là niềm tin vào lí trí, và tự do. Nó là sự cạnh tranh tự do của tư duy, cái không thể tồn tại mà không có tự do tư tưởng.
(2) Diễn giải khác thống nhất với Toynbee khi thấy, ở người Hy Lạp cũng như ở chủ nghĩa duy lí hiện đại (từ thời Phục Hưng), một sự sai lạc khỏi con đường niềm tin. ‘Với con mắt của tác giả này’, Toynbee nói (A Study of History, vol. V, p. 6 f., ct.; tôi nhấn mạnh), ‘yếu tố chung của chủ nghĩa duy lí có thể thấy rõ trong Văn minh Cổ Hy Lạp và Phương Tây là không đặc biệt như để phân biệt cặp xã hội này với tất cả các đại diện khác của loài… Nếu ta coi yếu tố Cơ đốc của nền Văn minh Phương tây của chúng ta như bản chất của nó, thì sự trở lại với chủ nghĩa Hy Lạp cổ có thể được coi, không là một sự thực hiện các khả năng của dân Phương Tây theo đạo Cơ đốc, mà là một sự sai lệch khỏi con đường phù hợp của sự phát triển Phương Tây - thực ra, là một bước sai mà bây giờ có thể hay không có thể lấy lại’.
Ngược với Toynbee, tôi không hề nghi ngờ rằng có thể lấy lại bước này và quay lại với cái cũi, với sự đàn áp, mê tín, và bệnh dịch hạch của Thời Trung cổ. Song tôi tin là tốt hơn nhiều khi chúng ta không làm vậy. Và tôi cho rằng cái chúng ta nên làm sẽ được quyết định bởi chính chúng ta, qua các quyết định tự do, và không phải bởi bản chất luận lịch sử chủ nghĩa; cũng chẳng bởi ‘vấn đề về Đặc tính cơ bản của nền Văn minh Tây Phương có thể là gì’ như Toynbee tin (xem cả ct. 49 (2) ở ch. này).
(Các đoạn được trích từ Toynbee là các phần trả lời của ông cho bức thư của Dr. E. Bevan; và bức thư của Bevan, tức là bức đầu trong hai lá thư của ông mà Toynbee trích, đối với tôi có vẻ đại diện quả thực rất rõ ràng cho cái tôi gọi là diễn giải duy lí).
62 Xem H. Zinsser, Rats, Lice, and History (1937), pp. 80 và 83; tôi nhấn mạnh.
Về nhận xét của tôi trong văn bản, ở cuối của ch. này, rằng khoa học và đạo đức của Democritus vẫn còn sống với chúng ta, tôi có thể nói rằng một mối liên hệ lịch sử trực tiếp dẫn từ Democritus và Epicurus qua Lucretius không chỉ tới Gassendi mà rõ ràng tới cả Locke. ‘Các nguyên tử và hư vô’ là cụm từ đặc trưng mà sự hiện diện của nó luôn tiết lộ ảnh hưởng của truyền thống này; và thường thường, triết học tự nhiên về ‘các nguyên từ và trống rỗng’ đi cùng với triết lí đạo đức của một chủ nghĩa khoái lạc hay thuyết vị lợi vị tha. Về chủ nghĩa khoái lạc và thuyết vị lợi, tôi tin rằng quả thực cần thay nguyên lí của chúng: tối đa hoá vui thích! bằng một nguyên lí có lẽ phù hợp hơn với quan điểm ban đầu của Democritus và Epicurus, khiêm tốn hơn, và cấp bách hơn nhiều. Tôi muốn nói tới quy tắc: tối thiểu hoá khổ đau! tôi tin (so các ch. 9, 24, và 25) rằng không chỉ không thể mà còn rất nguy hiểm để thử tối đa hoá vui thích hay hạnh phúc của nhân dân, vì một mưu toan như vậy phải dẫn đến chủ nghĩa toàn trị. Nhưng có ít nghi ngờ rằng hầu hết các môn đồ của Democritus (xuống đến tận Bertrand Russell, người vẫn quan tâm đến các nguyên tử, hình học, và thuyết vị lợi) sẽ có ít tranh cãi với với sự tái-trình bày được gợi ý về nguyên lí khoái lạc của họ miễn là nó được hiểu như nó muốn nói, và không vì một tiêu chuẩn đạo đức.