Tuy nhiên, vấn đề về địa danh Kattigara mà Marinus và Ptolemy đưa ra từ thời cổ đại vẫn tồn tại nguyên vẹn và liên tục cho đến thời trung đại. Nhà thám hiểm vĩ đại, người đã tìm ra châu Mỹ là Amerigo Vespucci đã thực hiện chuyến đi năm 1499 đã viết: Ông hy vọng đến được vương quốc “Melaccha ở Ấn Độ”, thực tế thì đó là Malacca hoặc Melaka thuộc bán đảo Malay, bằng chuyến hải hành từ Tây Ban Nha, bơi về phía tây, qua Đại Tây Dương, vòng qua “Mũi Kattigara” đến Vịnh Lớn Sinus Magnus (Vespucci A. 1500 – 1944 - 1999).
Thomas Suarez cho rằng vị trí chiến lược của Kattigara đã được các nhà thám hiểm tiên phong Châu Âu xác định ở Đông Nam Á, chẳng hạn như Amerigo Vespucci, Christopher Columbus và Ferdinand Magellan. (Suarez, Thomas 1999: 92). Nhưng Vespucci đã thất bại trong việc tìm kiếm Mũi Kattigara trong chuyến thám hiểm năm 1499, khi ông bơi dọc theo bờ biển Venezuela Nam Mỹ, nhưng lại chưa bơi đến được tận cùng để giải quyết câu hỏi: có phải Sinus Magnus của Ptolemy vượt sang đến dải đất bên này không. Tương tự như vậy, Christopher Columbus cũng thất bại trong việc trả lời câu hỏi này khi ông bơi dọc theo chính bờ biển đó. Trong chuyến thám hiểm lần thứ tư và cũng là lần cuối cùng của mình vào năm 1502 - 1503, Columbus đã xây dựng kế hoạch đi dọc bờ biển Champa về phía nam vòng qua “Mũi Kattigara” và bơi qua eo biển ngăn cách nó với Tân Thế giới để tới Sinus Magnus phía Malacca. Đây chính là tuyến đường mà ông cho rằng Marco Polo đã trở về từ Trung Quốc qua Ấn Độ vào năm 1292. (Nunn, George E. 1992; Wallis, Helen 1992). Columbus cho rằng ông sẽ gặp đoàn thám hiểm của Vasco da Gama từ Bồ Đào Nha đi Malacca theo con đường Châu Phi, vòng qua Mũi Hảo vọng và đem theo ủy nhiệm thư của Quốc vương Ferdinand và Hoàng hậu Isabella của Tây Ban Nha giới thiệu với da Gama. (Millares A. Carlo (ed.) 1951; Serrano C. Seco (ed.) 1954-1955). Khi đến Cariay, ngày nay là Puerto Limon thuộc bờ biển Costa Rica, Columbus nghĩ rằng ông đã đến được các mỏ vàng Champa mà Marco Polo đã nói tới. Chính vì vậy từ Jamaica ông đã viết thư về cho Quốc vương và Hoàng hậu như sau: “Thần đã tới Cariay…Ở đây thần đã biết được về các mỏ vàng của người Champa mà thần tìm kiếm”. (Varela, Consuelo (ed) 1992). Một đoạn chú dẫn những tấm bản đồ do Bartolome Colon, tức là Bartholome Columbus, anh trai Christopherus Columbus và Alessandro Zorzi xây dựng năm 1504 cho thấy Christopherus Columbus đã ước tính khoảng cách giữa Bồ Đào Nha và cái gọi là “Mũi Kattigara” trội lên quá nhiều, tới 2250 đông, thay vì tính toán của Ptolemy là 1800, nên đã làm cho ông tin rằng khoảng cách về phía tây chỉ là 1350. Chính vì vậy các vùng đất Châu Mỹ mà ông phát hiện lại được ông gọi là Đông Ấn. Nội dung của chú giải này là như sau: “Theo Marinus xứ Tyre và Columbus, từ Mũi St. Vincent đến Kattigara là 2250, tức là 15 giờ; theo Ptolemy đến tận Kattigara là 1800, tức là 12 giờ”.
Như George E. Nunn đã lưu ý, theo tính toán thì tấm bản đồ của Colon/Zorzi đã sử dụng kinh độ của Ptolemy từ Mũi St. Vincent về phía đông đến Kattigara, nhưng việc tính toán kinh độ của Marinus và Columbus lại được sử dụng cho khoảng không gian từ Mũi St. Vincent đến Kattigara theo hướng tây. Tấm bản đồ thế giới của Waldseemueller năm 1507 đã sử dụng cả hai tính toán kinh độ trên để thể hiện bờ biển phía đông Châu Á lên hai lần: một lần theo kinh độ của Ptolemy để thể hiện địa cầu như Martin Behaim đã làm vào năm 1492; và lại theo kinh độ của Columbus để thể hiện các phát hiện của ông và các nhà hàng hải Tây Ban Nha băng qua Đại Tây Dương. Các vùng bờ biển phía tây do người Tây Ban Nha phát hiện được Waldseemueller mô tả là “Incognita” - Vùng đất Chưa biết với một vùng biển phỏng đoán ở bên kia, làm cho vùng đất này rõ ràng là một lục địa tách riêng. Vị thế của Nam Mỹ với tư cách là một hòn đảo tách biệt hoặc là một phần của Châu Á, nhất là bán đảo Thượng Ấn (Đông Dương), nơi có địa điểm Kattigara vẫn chưa được xác định chắc chắn là ở đâu. Chính vì vậy mà Nunn đã viết: “Đó là một cách rất hợp lý để trình bày một vấn đề không giải quyết được” (Nunn, George E. 1927: 476-480), hoặc vấn đề Kattigara đã được giải quyết bằng cách đặt nó ở Nam Mỹ. (Nunn, George E. 1932: 12,13 – 49-51). Tương tự như vậy, trên bản đồ địa cầu Jagiellonian Globe, những khác biệt về thước đo khoảng cách kinh tuyến chạy về hướng đông và hướng tây đã tạo ra một Châu Mỹ lưỡng vị gồm cả hai nửa bán cầu đông và tây. Nếu Costa Rica/Panama là một phần của Ấn Độ, như Christopher Columbus khẳng định thì vùng đất choãi về hướng nam đến eo biển kia chính là Mũi Kattigara đã được tìm thấy, và đô thị Kattigara phải nằm trên bờ phía tây của nó, như đã được thể hiện trên bản đồ của Colon/Zorzi vào năm 1504. Và niềm tin của Columbus đã được thể hiện rõ trên tấm bản đồ thế giới của Giovanni Contarini xuất bản tại Venise năm 1506, trên đó có một hình xuáy trôn ốc gắn liền với Champa, được ghi là: “Cristophorus Columbus …bơi về phía tây, đã đến vùng đất có tên gọi Champa…có một kho vàng lớn”. Trên tấm bản đồ này ghi rõ bờ biển phía đông của Vịnh Lớn Sinus Magnus ở vị trí 8.1/20 Nam, và vùng đất Sancta Crucis thuộc Brazil ngày nay, do Pedro Alvares Cabral phát hiện vào tháng Tư năm 1500, được thể hiện thành một lục địa phương nam riêng biệt. (National Library of Australia 2010).
Hơn 23 năm sau, trên bản đồ thế giới năm 1523 nhà địa cầu học Schoener đã thể hiện Kattigara hoặc bán đảo Thượng Ấn - Đông Dương, bao gồm cả Mexico và Nam Mỹ, còn cái tên Biển Đông của Ptolemy thì trở thành Thái Bình Dương. (Wieder F.C. (ed.) 1925). Schoener cũng đưa phát hiện vùng đất Tierra del Fuego của Ferdinand Magellan năm 1520 vào tấm bản đồ với tên gọi là vùng đất Hạ Australis-Brasilia. (Schilder G. 1976: 10). Cũng trong năm 1523 Maximillianus Transynvanus công bố các phát hiện của Magellan ở De Moluccisinsulis với lời chua rằng: Mặc dù các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã đi tới tận vị trí 120 Nam, nhưng họ vẫn không tìm ra được Kattigara. Cuộc đi vòng quanh thế giới đầu tiên do Antonio Pigafetta, De Moluccis Insulis, và Maximilianus Transylvanus thực hiện, với lời giới thiệu của Carlos Quirino, (Manila, Filipiniana Book Guild, 1969). Antonio Pigafetta ghi là khi đi qua Thái Bình Dương, Magellan chắc chắn đã biết tọa độ Kattigara do Ptolemy xác định, nhưng “đã tìm kiếm Mũi Kattigara” ở vùng xung quanh vị trí 120 Bắc của đường xích đạo. (Peillard L. 1984 : 128). Chuyến thám hiểm thất bại của Magellan trong cuộc tìm kiếm bán đảo Kattigara, tức là Thượng Ấn tại khu vực lân cận Moluccas, đã khiến cho Schoener đi đến kết luận rằng Châu Mỹ chính là bán đảo đó. Còn bản thân Magellan thì bị thổ dân Philippines giết chết. Trong Opusculum Gegraphicum, Schoener viết phụ thêm vào tấm bàn đồ đó như sau: Sau Ptolemy, nhiều vùng đất vượt qua vị trí 1800 về phía đông đã được Marco Polo và những người khác phát hiện, giờ đây Collombus và Amerigo Vespucci đã cập đến các bờ biển đó sau khi bơi từ Tây Ban Nha đến Đại Tây Dương, và đã đến thăm các khu vực đó khi nghĩ rằng phần thế giới đó là một hòn đảo gọi là America, phần thứ tư của địa cầu. Nhưng từ các chuyến thám hiểm gần đây nhất của Magellan trong năm 1519…họ đã nhận thấy rằng vùng đất đó trong thực tế là đại lục Thượng Ấn, một phần của Châu Á. (Schoener, J. 1961).
Trong bản đồ của ông năm 1533, Châu Mỹ vẫn được khẳng định là một vùng mở rộng của Đông Dương với ghi chú: Châu Mỹ, một phần của Thượng Ấn và của lục địa Châu Á. Kattigara vẫn là nơi mà Ptolemy đã xác định, tại tọa độ 8 1/20, tính từ đường xích đạo, ở bờ đông của Oceanus Orientalis, Biển Đông, mà giờ đây được xác định là bờ tây Châu Mỹ, thuộc Nam Mỹ. Cũng giống như năm 1515, trên tấm bản đồ này Brazil lại được tái khẳng định là lục địa Nam Cực, một phần của Terra Australis, mới được phát hiện nhưng chưa được biết một cách đầy đủ. Môn địa cầu học của nhà toán học và bản đồ học người Pháp, Oronce Fine được khởi nguồn từ Schoener. (Harrisse, Henry 1961). Trên tấm bản đồ thế giới của Fine năm 1531, công bố năm 1532 trong Novus Orbis Regionum ac Insularum, Brasielie Rego được thể hiện nằm ở phía đông Châu Phi và ở phía nam Java. Kattigara vẫn giữ nguyên vị trí như trên bản đồ của Fine tại bờ tây của Nam Mỹ như trên bản đồ của Schoener các năm 1523 và 1533, giống với các tấm bản đồ thế giới các năm 1540. Hệt như Schoener và Fine cho rằng Canada, Mexico và Peru tạo thành một lục địa nối liền với Châu Á, vì vậy mà Jean Alfonse, cũng là một nhà bản đồ học lại cho rằng vùng đất Kattigara cũng chính là Cathay và gồm toàn bộ các vùng Cực viễn Hằng Hà trải về phía đông, có cả Canada và thuộc châu Á. Tây Ban Nha mới (Mexico) và Peru cũng gắn liền với nó, vì vậy đối với Alfonse, Kattigara ôm chọn các vùng đất này. (Alphonse, Jean 1904 : 398, 401-2). Phù hợp với địa cầu học của Schoener, Fine, và Alphonse, nhóm Harleian đã đặt Kattigara ở bờ tây của Nam Mỹ và tách Mexico thành hai phần, một phần ở Bắc Mỹ và một phần ở Đông Á, là hàng xóm của Cathay và Mangi. (Coote C.H. 1898).
Các bản đồ thế giới được sản xuất từ những năm 1530 đến những năm 1560 tại Dieppe khi nước Pháp do các nhà thương mại và hàng hải Norman dẫn đầu mong muốn sớm có quan hệ thương mại với các vùng thế giới mới. Vì vậy các nhà bản đồ học phải nhanh chóng nhập cuộc. Họ dựa vào công trình của người đồng hương Oronce Fine, vốn chịu ảnh hưởng lớn của Schoener và Martin Waldseemueller. Đến lượt mình, hai người này cố gắng cập nhật hóa nguồn thông tin địa lý mới do các nhà thám hiểm Christopherus Columbus, Amerigo Vespucci, Pedro Alvares Cabral, Ferdinand Magellan và những người đương thời của họ vào khung địa cầu học kế thừa từ Claudius Ptolemy và Marco Polo, như đã được thể hiện thành khái niệm trong công trình của Martin Behaim năm 1492. Schoener và Fine bán sát vào tuyên bố của Columbus là ông đã đến Champa năm 1502 bằng cách bơi từ Tây Ban Nha về phía tây. Nam Mỹ được Waldseemueller xác định là Châu Mỹ năm 1507, và cũng được Schoener và Fine cho là Brazil, hoặc là một phần của Nam Cực, Terra Australis, cũng còn có nghĩa là một miền đất kéo dài thành Thượng Ấn – Bán đảo Kattigara – Đông Dương theo Behaim. Các bản đồ thế giới của Dieppe thể hiện giai đoạn tột cùng của địa cầu luận này với những lẫn lộn nghiêm trọng giữa Nam Cực với Brazil, Nam Mỹ lẫn với bán đảo Kattigara - Đông Dương. Điều đó khiến cho việc tìm kiếm Kattigara trong các thế kỷ XVI, XVII càng trở nên mờ mịt, và lắng dần xuống vào thế kỷ XVIII.
Giai đoạn 10 năm cuối thế kỷ XIX và 40 năm đầu thế kỷ XX, cùng với các hoạt động quân sự và khai thác thuộc địa tại Đông Á, người Anh, người Pháp, người Đức, người Hà Lan cùng một số cá nhân và tổ chức học thuật phương Tây khác cũng đã xúc tiến nhiều nghiên cứu lịch sử - văn hóa vùng đất này. Trong bối cảnh đó, vấn đề Kattigara và việc tìm kiếm địa danh Kattigara lại bắt đầu trở nên sôi động, nhưng quan điểm học thuật chi phối việc tìm kiếm của các nhà nghiên cứu phương Tây chủ yếu vẫn gắn liền với hai nền văn hóa lớn kẹp lấy Đông Dương, đó là Trung Quốc và Ấn Độ. Trước hết, khi đề cập đến vấn đề Kattigara họ liền gắn nó với cái gọi là con đường tơ lụa và những người sản xuất ra tơ lụa. Xuất phát điểm ấy đương nhiên đã xác định đường hướng tìm kiếm Kattigara gắn liền với đất nước Trung Quốc và/hoặc các vấn đề liên quan đến lịch sử - văn hóa Trung Quốc, trong trường hợp địa điểm đó có thể nằm ở Bắc Bộ Việt Nam. Nếu như địa điểm đó ở Nam Việt Nam thì đương nhiên người ta phải tìm các xuất phát điểm gắn liền với lịch sử văn hóa của cái gọi là các quốc gia Ấn Độ hóa, mà cụ thể là Phù Nam và Champa. Hai loại định kiến thực dân về phương diện lịch sử văn hóa một cách tự nhiên và vô thức ấy đã giành hết cơ hội cho một khả năng thứ ba, đó là tìm kiếm một Kattigara thuần túy bản địa, hay nói cách khác là thuần túy Việt, dù rằng khả năng này là hoàn toàn có thể.
Về phương án Kattigara nằm ở khu vực Bắc Bộ Việt Nam hoặc Nam Trung Quốc thì có thể coi tổng kết của McCrindle là một đại diện. Theo ông “trên tấm bản đồ thế giới năm 1489 của Henricus Martellus dựa trên công trình Địa lý của Ptolemy thì điểm tận cùng của Châu Á ở Đông Nam Á chính là Mũi Kattigara. Ptolemy hiểu Kattigara là cảng cực đông của các chuyến hải hành từ thế giới Hy La đến các vùng đất Viễn Đông, đó được coi là Mũi Kattigara, được gọi theo tên gọi của đô thị Kattigara mà Ptolemy cho là nằm bên Vịnh Lớn Sinus Magnus, “thực ra là Vịnh Thái Lan tại tọa độ 8.1/2 độ bắc của đường Xích đạo, choãi dài về phía Trung Quốc ở bên kia Vịnh” (McCrindle J.W. 1885 - 1974). Đối với người phương Tây thời gian đó, nói tới Đông Dương thì điều đó dường như đồng nghĩa với hai khả năng: Trung Hoa hoặc Ấn Độ. Với trường hợp đầu thì nhiều nhà Đông phương học người Châu Âu cho rằng Kattigara nằm ở Bắc Bộ, có thể là vùng cửa sông Cái (sông Hồng), hoặc xung quanh Hà Nội, thậm chí chính là Hà Nội. (Institute on the Far East Works 1915; Rawlinson, H. G. 1916). Một quan điểm khác, công nhận Kattigara nằm trên đất Việt Nam, nhưng không phải là ở vùng Đồng bằng Sông Hồng, mà là ở Đồng bằng Sông Cửu Long, cụ thể là ở Sài Gòn (Herrmann, Albert 1938: 123-8) hoặc Óc Eo. (Malleret L. 1951, 1962; Chakravarti Adhir K. 1972).
Điển hình cho trường hợp đầu là các nhà nghiên cứu tập trung xung quanh một tổ chức được gọi là Hakluyt Society, được thành lập năm 1846 tại London, Vương quốc Anh. Mục đích của Hội là tìm cách thúc đẩy tri thức và giáo dục thông qua việc công bố các hồ sơ, ghi chép, tác phẩm về các chuyến thám hiểm, các cuộc lữ hành xuyên lục địa và các tài liệu địa lý khác. Hội lấy tên họ của Rechard Hakluyt (1552-1616), một nhà sưu tập và chủ bút của các xuất bản phẩm về các chuyến hải hành, các cuộc thám hiểm, các chuyến phiêu lưu và các tư liệu khác liên quan đến lợi ích của người Anh tại hải ngoại dưới hình thức các xuất bản phẩm học thuật. Bên cạnh đó Hội còn tổ chức các cuộc gặp gỡ, hội thảo, hội nghị khoa học nhằm thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà nghiên cứu và công chúng. Vì mục đích phi lợi nhuận đó Hội đã công bố được nhiều bản dịch từ tiếng Hy Lạp, Latin, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp, Hà Lan, v.v…ra tiếng Anh. Bên cạnh đó, Hội Hakluyt cũng có những cộng tác viên đắc lực, đó là tổ chức Những người bạn Mỹ của Hội Hakluyt được thành lập năm 1996 tại Thư viện John Carter Brown Library tại Đại học Brown Hoa Kỳ. Đây cũng là một tổ chức phi lợi nhuận có mục đích tương tự như Hội Hakluyt London, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lịch sử Châu Mỹ. (Foster, William 1946; Bridges R. C. & P. E. H. Hair (eds) 1996).
Đại diện cho quan điểm Kattigara nằm ở Bắc Bộ là của Nam tước Fernand von Richthofen, cha đẻ của cụm từ “con đường tơ lụa”. Quan điểm này hầu như đã được tất cả các thành viên Hội Hakluyt nhất trí, và được cho là rất thuyết phục, vì mấy lý lẽ lỏng lẻo và không khỏi lầm lẫn sau: i) trong nhiều thế kỷ kể từ trước Công nguyên đến năm 263 Giao Chỉ thực sự là quận huyện của Trung Quốc; ii) Giao Chỉ là cảng duy nhất trong giai đoạn đó được đề cập đến trong biên niên sử Trung Quốc là có quan hệ ngoại thương, và đó cũng chính là Đông Kinh, Kẻ Chợ, hoặc Hà Nội sau này. Trong khi không có bất cứ báo cáo nào đề cập đến việc người nước ngoài đến Trung Quốc thì riêng Giao Chỉ lại có chuyến thăm của sứ bộ nổi tiếng của vua Đại Tần (La Mã) An Đôn, tức là Marcius Aurelius Antonius (161-180) đến Giao Chỉ vào năm 166; iii) tên gọi vùng đất Jinan (Nhật Nam) có thể chính là từ Sinae đã theo chân các đoàn lữ hành để đến được với các thư viện phương Tây. Richthofen cũng nhấn mạnh: Tác giả Biên niên sử Trung Quốc về chuyến viếng thăm của sứ bộ Đại Tần còn viết thêm: “Người của nước đó thường xuyên đến Phù Nam, Nhật Nam, và Giao Chỉ buôn bán”. Chúng ta đều biết Phù Nam là Champa hoặc Zabai. Riêng ở Nhật Nam, với bến cảng chính Giao Chỉ, chúng ta có thể đảm bảo rằng đó chính là “Kattigara, cảng thị Sinarum” (Yule H. 1882: 658-9).
H. 1882).
Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu được tại sao Ferra lại không đã động gì đến việc khai thác ngôn ngữ học lịch sử đối với địa danh Kattigara trong loạt bài viết của mình, bởi vì việc sử dụng cách tiếp cận ngôn ngữ đối với trường hợp Kattigara không phải dễ. Hơn nữa, nếu sử dụng phương pháp địa danh học thì khó mà tìm được Kattigara ở Quảng Châu, vì những từ này chẳng chút liên quan nào đến tiếng Hán cả. Trong thực tế, cho đến bây giờ không ai dám chắc Kattigara là loại ngôn ngữ nào, vì vậy cách xử lý tình huống có vẻ là một biện pháp dễ chấp nhận nhất đối với từng trường hợp cụ thể, trong đó việc lý giải bằng tiếng Sanskrit của giáo sư Chakravarti là một điển hình, cho dù nó có rất ít sức thuyết phục, bởi vì ông không đưa ra được bất cứ một sợi dây liên kết dù mong manh nào của mấy từ đó với bất kỳ mảnh ngôn ngữ nào còn sót lại ở Óc Eo liên quan đến các từ trên. Ấy là chưa kể việc người dân bản địa chắc gì đã sử dụng mấy từ ngoại lai ấy để gọi mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình.
Có lẽ so với Chakravarti, Ferra và rất nhiều người khác nữa, cách tiếp cận của Bình Nguyên Lộc tỉnh táo và đúng đắn hơn nhiều, khi ông đi tìm Kattigara tại vùng Vịnh Hạ Long của Việt Nam bằng cách dựa vào sự phân tích chính cái địa danh ấy bằng tiếng Việt. Vốn là người khẳng định nguồn gốc Mã Lai của người Việt, theo công thức Việt = Mã Lai, ông cho rằng: “Bắc Việt chỉ mới mất những danh từ thuần Việt là Bông, Trái, Muỗng, Ghe vào đầu đời Thanh vì lưu vong nhà Minh tràn ngập vùng đó. Thế nên không ai biết Hòn Gay là cái gì. Có lẽ đó là cái đảo mà ngày xưa là Bến Ghe thương hồ, và nó ăn khớp phần nào với Kattigara của Ptolémée, chớ Kattigara không thể là Oc Eo như ông Melleret đã viết. Kathi có thể nào là Kẻ Thị chăng? Vâng, Kẻ Thị và Kẻ Chợ cũng thế thôi. Và Kathi Gara là Kẻ Thị Gay, tức thành phố ghe thuyền, tức thương cảng. Cũng nên biết rằng Ptolémée đến nơi đó** vào cuối thế kỷ thứ II SCN, thế nghĩa là ta bị Mã Viện chinh phục gần hai trăm năm rồi, và sự vay mượn danh từ Thị đã xảy ra rồi. Hoặc Kattihay Kathi là Cái Xị của Quảng Đông không chừng, vì dân cổ Tây Âu đã tràn sang đó để buôn bán vì bị trị trước và vì thạo thương mãi hơn ta. Dầu sao, không vì thế mà Kattigara lại nằm trong tỉnh Quảng Đông như có nhiều ông Tây đã nói, vì Gara không ăn vào với địa danh nào cả trừ với Gay ở Hòn Gay mà thôi. Kattigara cũng không thể là Óc Eo như ông Melleret đã viết vì ông R.A. Stein đối chiếu sự miêu tả cảnh vật của Ptolémée thì thấy nó không ăn khớp với vùng Óc Eotí nào cả”. (Bình Nguyên Lộc 1971 - 2007).
”. Thật đau cho Bình Nguyên Lộc, và cũng thật mừng vì gần nửa thế kỷ trước nước Việt lại có một Bình Nguyên Lộc uyên áo và thâm trầm đến mức nhận ra Việt = Mã Lai, cho dù đúng ra thì phải đảo lại là Mã Lai = Việt, vì đơn giản đối với tôi chí ít thì Việt cũng chắc chắn là tổ của một vài bộ phận Mã Lai-Đa đảo quan trọng, mà vùng đất tổ của họ chính vùng văn hóa biển Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long nơi có “Kẻ Thị Gay” của Bình Nguyên Lộc.
Tuy nhiên cũng tương tự với rất nhiều trường hợp khác, chúng ta có thể dễ dàng chỉ ra những mặt mạnh gắn liền với những bấp bênh trong lập luận của Bình Nguyên Lộc khi ông đọc Kattigara là Kẻ Thị Gay. Trước hết trong cụm từ này đọc Ka là Kẻ thì có thể chấp nhận về phương diện nghĩa, mặt dù trong thực tế thì Ka và Kẻ là hai từ Việt cổ về hình thức không khác nhau là mấy cho nên mới qua mặt cả những trí thức Việt uyên thâm như cụ Đào Duy Anh (1997: 31-34), nhưng lại có nội hàm rất khác nhau. Việc đọc Ti là Thị và lý giải vì “ta bị Mã Viện chinh phục gần hai trăm năm rồi” nên “sự vay mượn danh từ Thị đã xảy ra rồi” nghe thì rất thông minh và có lý, nhưng cái lý thông minh đó có gì hơi bất ổn, vì trong thực tế dường như chưa thấy có trường hợp nào người Việt quên mình là người Việt để đến nỗi phải cấy ghép một từ của kẻ ngoại vào giữa hai từ đặc sản Việt để gọi tên một địa danh đặc Việt như Hòn Gay (Gai) cả. Không những thế, nếu ai đã từng đến Hòn Gay, đã sống với kẻ Chã Hòn Gay, đã yêu kẻ Chã Hòn Gay thì mới thấy người Việt tự trọng đến mức nào. Kẻ Chã thà mù chữ chứ không bao giờ quên mình là Việt để đến nỗi chưa đầy 200 năm đã biến mình thành kẻ ngoại. Và không phải chỉ chưa đầy 200 năm, mà trong thực tế đã hơn 2000 năm qua kẻ Chã Hòn Gay nhất định không chịu bán mình mà vẫn nguyên vẹn là kẻ Chã Hòn Gay của nước Việt từ mấy nghìn năm trước. “Kẻ Thị Gay”, đúng là gay ngay cả với một kẻ tinh đời, một bộ óc trác việt và yêu nước Việt đến độ như Bình Nguyên Lộc khi không đọc ra một từ Việt nào khác nên đã phải ngậm đắng để cho từ 市Thị chen vào giữa hai từ đặc Việt: Kẻ - Gay, cho dù một lần nữa ông buộc phải đem cái tài trí siêu quần của mình ra để biện bác: “Hoặc Kattihay Kathi là Cái Xị của Quảng Đông không chừng, vì dân cổ Tây Âu đã tràn sang đó để buôn bán vì bị trị trước và vì thạo thương mãi hơn ta
Còn đại diện cho quan điểm Kattigara thuộc vùng Nam Bộ, sớm nhất phải kể đến ý kiến cho rằng Kattigara là cảng thị Banteaymeas, (nay là Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) không xa Óc Eo. (Caverhill, John 1767). Đến đầu thế kỷ XX, nhiều cuộc nghiên cứu Kattigara lại được tiếp tục khởi động, trong đó có quan điểm cho Kattigara là Sài Gòn xưa (Herrmann 1938); còn lại hầu hết thiên về di chỉ khảo cổ học Óc Eo (Malleret 1951, 1962; Chakravarti 1972). Đối với trường hợp Óc Eo, bên cạnh tài liệu khảo cổ học, các nhà nghiên cứu còn sử dụng tài liệu cổ ngôn ngữ để diễn giải lập luận của mình. Điển hình cho cách tiếp cận này là nghiên cứu của giáo sư người Ấn Độ Chakravarti. Ông cho rằng địa danh Kattigara có thể là các từ Sanskrit Kirti-nagara कीर्ति-नगर“Thành phố Lừng danh”, hoặc Kotti-nagaraकोटि-नगर“Thành phố Cường thịnh” (Chakravarti Adhir K. 1998). Tuy nhiên chúng tôi cho rằng việc suy diễn bằng cách biến đổi hẳn các từ mà không chứng minh được quy luật hoặc tính phổ biến của sự biến đổi như vậy có vẻ là một trò chơi ngôn ngữ có họ hàng rất gần gũi với một con dao hai lưỡi*. Cuối cùng cũng cần phải nhắc đến nghiên cứu mới toanh của Ferra, bằng cách bác bỏ hoàn toàn Ptolemy và sử dụng phương pháp xác định tọa độ của Marinus để chứng minh Kattigara là cảng cửa sông Châu Giang, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Chỉ có điều duy nhất làm người đọc băn khoăn là tác giả này hoàn toàn tin tưởng vào phép tính toán xác định tọa độ Hy La cổ đại của Marinus với thông tin về khoảng cách và hàng loạt địa danh liên quan không được xác minh chắc chắn, nhưng lại lờ tịt một cứ liệu không dễ bác bỏ là cái tên Kattigara mà không hề nói lý do, (Ferra M.J. 2010), chẳng khác nào một hai tiền bối của ông trong Hội Hakluyt đã làm khi cho rằng Kattigara là Hợp Phố, cũng thuộc Quảng Đông, Trung Quốc. (Yule,